Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.41 KB, 13 trang )


Bộ Nông nghiệp và PTNT
Việt Nam

Chính phủ Australia
AusAID


BẢN BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Phát triển và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu
quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho các hộ nông dân
tại các tỉnh miền trung Việt (009/VIE05)


Tên hoạt động
Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia - Việt Nam (2006-2009)


Lĩnh vực: Chăn nuôi dê
MS3 - BÁO CÁO ĐỊNH KỲ 6 THÁNG LẦN THỨ 2
Ngày 08 tháng 02 năm 2007

PGS . TS. B.W. Norton: Trường Đại học Queensland, Australia
PGS.TS. Đinh Văn Bình: Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Việt Nam
























Mô hình phát triển hệ thống cây thức ăn cho chăn nuôi dê tại tỉnh Lâm Đồng
(Tháng 11 năm 2006)


0
Nội dung

1. Thông tin chung… 2
2. Tóm tắt Dự án 2
3.Tóm tắt việc thực hiện Dự án 3
4. Đặt vấn đề và bối cảnh của Dự án 4
5. Tiến độ hiện tại 7
5.1. Nét nổi bật trong hoạt động của Dự án 8

5.2. Lợi ích của các hộ dân. 10
5.3. Xây dựng năng lực 11
5.4. Tính công khai 11
5.5. Quản lý Dự án 11
6. Báo cáo các vấn đề liên quan 12
6.1. Môi trường 12
6.2. Các vấn đề về giới và xã hội 12
7. Vấn đề thực hiện và tính b
ền vững 12
7.1. Kết quả đạt được đề và trở ngại 12
7.2. Sự lựa chọn 13
7.3. Tính bền vững 13
8. Những bước quan trọng tiếp theo 13
9. Kết luận 14
10. Sự cam kêt giữa các bên 14


Phụ lục
Phụ lục 1a. Chương trình hội nghị lần đầu tiên của ban cố vấn Dự án Phát triển
chăn nuôi dê Việt Nam- Australia (VAGIP) (2006-2009)


CD phụ lục

1. CD phụ lục 1. Điều tra hệ thống chăn nuôi dê Việt Nam 2006-2007
2. CD phụ lục 2. Những đề xuất cho hoạt động của các hộ dân tham gia dự án CARD
3. CD phụ lục 3. Báo cáo về Hội thảo của ban cố vấn và diễn đàn của các nông dân tổ
chức tại Lâm Đồng
4. CD phụ lục 4. Trách nhiệm của trường Đại học Queensland với CARD (7-12/2006)
5. CD phụ l

ục 5. Trách nhiệm của Trung tâm NC Dê và Thỏ với CARD (7-12/2006)
6. CD phụ lục 6. Khung hoạt động của dự án (CARD 009 VIE05)
7. CD phụ lục 7. Phạm vi của dịch vụ mục lục 1 (CARD 009 VIE05)
8. CD phụ lục 8. Báo cáo tiến độ dự án CARD (7-12/2006)









1
1. Thông tin của dự án
Tên Dự án
Phát triển và ứng dụng kỹ thuật mới phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập
cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam
(009/VIE05)

Tên hoạt động:
Dự án cải thiện hệ thống chăn nuôi dê Australia - Việt
Nam (2006-2009)

Đơn vị phía Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây (GRRC), Viện
Chăn nuôI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cán bộ chủ trì Dự án phía
Việt Nam

PGS. TS. Đinh Văn Bình
Đơn vị phía Australia
Trường Đại học Queensland
Chuyên gia phía Australia
TS. Barry W. Norton
Bắt đầu
Ngày 01 tháng 4 năm 2006
Kết thúc
Ngày 31 tháng 3 năm 2009
Tổng kết
Ngày 31 tháng 3 năm 2009
Giai đoạn viết báo cáo
Ngày 01 tháng 7 đến 01 tháng 12 năm 2006
2. Tóm tắt dự án
Trong những năm gần đây, hệ thống phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam đã nhận được sự quan
tâm đặc biệt của Nhà nước thông qua việc thiết lập và ủng hộ cho các hoạt động cho Trung
tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây ở phía Bắc Việt Nam. Những hoạt động của Trung tâm
trong nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê thuộc các chương trình quốc gia và quốc tế đã
thực hiện thành công và mang lại hiệu qu
ả kinh tế cao trong các nông hộ chăn nuôi dê ở phía
Bắc và hiện tại hầu hết các địa phương và các tỉnh đều có mong muốn thúc đẩy hệ thống chăn
nuôi dê đã thành công ở phía Bắc đến các tỉnh miền Trung và phía nam Việt Nam nơi mà
nhiều các biện pháp kỹ thuật, tư vấn chuyên ngành và nguồn kinh phí cho việc áp dụng hệ
thống kỹ thuật mới phù hợp cho chăn nuôi dê còn nhiều hạn chế. Dự án đã đượ
c đề xuất thực
hiện trong thời gian 03 năm với mục tiêu là tìm ra được những hạn chế trong phát triển chăn
nuôi dê nhằm hoàn thiện kỹ thuật chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho những hộ nông dân được
lựa chọn tham gia dự án tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng; đào tạo và hướng
dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê cho các cán kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
các hộ nông dân có các hệ thống chă

n nuôi dê khác nhau, bằng việc áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật mới phù hợp (cải tiến chuồng trại, điều trị bệnh tật, cải thiện nguồn thức ăn
và chất lượng thức ăn, luân chuyển đực giống/đảo đực dê đực Bách Thảo có phẩm chất tốt).
Bằng cách tiếp cận các biện pháp kỹ thuật này sẽ giải quyết đượ
c những tồn tại trong chăn
nuôi dê, nâng cao năng suất chăn nuôi, từ đó thu nhập của người lao động dê sẽ được tăng lên
và đời sống của các hộ nông dân trong vùng sẽ được cải thiện. Những thông tin trình bày trong
báo cáo được thu thập lấy từ quá trình thực hiện dự án trong lĩnh vực chăn nuôi dê (Kết quả
Mục: 1.1, 1.2 và 1.3) và Tiến độ thực hiện trong bản báo cáo 06 tháng thường niên lần thứ 2
(tháng 7-12 năm 2006) (Kế
t quả Mục; 2.4), cả hai bản báo cáo này sẽ được đệ trình vào tháng
08 năm 2006 và tháng 01 năm 2007. Trong suốt giai đoạn thực hiện tất cả các hoạt động của
dự án được kiểm tra giám sát kỹ lưỡng, các hoạt động phát triển chăn nuôi dê bền vững được
lập kế hoạch định kỳ, một cuôc họp của ban quản lý, điều hành dự án được tổ chức và một
diễn
đàn thảo luận giữa các hộ chăn nuôi dê của dự án kết hợp thăm quan trực tiếp hộ nông

2
dân đang thực hiện dự án đã được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Trong các cuộc họp trên kế
hoạch thực hiện các hoạt động năm 2007 đã được đưa ra, trách nhiệm phía trường Đại Học
Qeensland, Australia và Trung tâm NC Dê Thỏ Sơn Tây đã được định rõ và các các chi phí
cho những hoạt động trên cũng được xác định

3. Tóm tắt việc thực hiện dự án

Theo những thông tin trình bày trong những hoạt động ban đầu của dự án CARD “Phát triển
và ứng dụng những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng
thu nhập cho các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam” (009/VIE05) trong khoảng
thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2006. Dự án đã lần đầu tiên đón TS. Norton từ
Australia tới Việt Nam, (19/4 đến 04/5/2006), khi được quyết định tên hoạt động là “Dự án

phát triển chă
n nuôi dê Việt Nam - Australia (2006-2009) ”, và tên hoạt động này sẽ được sử
dụng trong tất cả các báo cáo chính thức tới, phần đặt vấn đề và bối cảnh của dự án, mục tiêu
của dự án, phương pháp tiếp cận, biện pháp ứng dụng những phương pháp còn lại và theo
những báo cáo trình bày tiến độ thực hiện đến tháng 12 năm 2006. Trong giai đoạn này, những
kỹ thuật mới sẽ được giới thiệu t
ới 27 hộ dân thuộc các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm
Đồng như thiết kế và sửa lại chuồng và nền chuồng bằng bê tông và xây dựng hầm/hố thu gom
phân hàng ngày, tiêm phòng cho dê các bệnh truyền nhiễm như Tụ huyết trùng, Đậu dê, Viêm
ruọt hoại tử định kỳ và trong một số trường hợp còn điều trị bệnh nội ký sinh trùng bằng thuốc
Ivermectin, thiết lập diện tích trồng cây thức ăn cho dê (0.2 ha/hộ) bao g
ồm các giống cỏ, cây
họ đậu và các cây thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Nhìn chung ở mỗi nông hộ sau khi được
tập huấn và giúp đỡ đã có sự thay đổi tích cực và một số hộ đã thực hiện rất thành công. Kế
hoạch hoạt động đã được triển khai cho mỗi hộ nông dân đúng theo những thứ mà họ cần, và
sự thành công của kế hoạch này sẽ được kiểm đị
nh lại trong chuyến thăm dự án lần thứ 2 vào
tháng 03 năm 2007 của TS Bary Norton. Trong thời gian thực hiện các hoạt động của dự án,
hội thảo của các cố vấn dự án đã được tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng, cán bộ của dự án sẽ
được cung cấp trực tiếp những thông tin phản hồi lại từ các cán bộ sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn của các tỉnh và các vấ
n đề khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện. Một
diễn đàn nông dân cũng đã được tổ chức tại Đà Lạt, đây là cơ hội cho các cán bộ dự án có thể
diễn giải mục đích của dự án, và giải đáp những câu hỏi trực tiếp từ nông dân xung quanh việc
thực hiện các hoạt động cuả dự án. Những hội thảo tương tự sẽ đượ
c tổ chức vào năm 2007 và
2008. Trong hoạt động năm 2006, 30 hộ nông dân khác trong vùng không tham gia dự án cũng
đã được tiến hành điều tra về hiện trạng phát triển chăn nuôi dê, cùng với 27 hộ nông dân
được tham gia vào dự án làm cơ sở đưa ra so sánh giữa các hộ (30 hộ ngoài dự án) để đánh giá
mức độ ảnh hưởng tích cực của dự án.

4. Đặt vấn đề và bối cảnh của dự án
Ngành chăn nuôi dê
ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc hiện nay đang được phát triển
mở rộng bằng việc giới thiệu những kiến thức mới về điều trị bệnh tật, thức ăn, giới thiệu và
chọn lọc các giống dê địa phương (Cỏ, Bách Thảo) và các giống dê ngoại nhập (Boer, Sannen,
Jumnapari ) vào sản xuất. Sự thành công đầu tiên về những cải tiến k
ỹ thuật này tại Trung
tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, nơi mà hiện đang phát triển mở rộng chăn nuôi thâm
canh dê sữa – thịt. Trong khi thịt dê là loại thực phẩm không thường xuyên được sử dụng tại
thị trường Việt Nam, nhưng hiệu quả kinh tế đem lại cho các hộ nông dân chăn nuôi dê là cao,
do đó đã thu hút được rất nhiều những hộ nông dân khác muốn chuyển đổi sang chăn nuôi loại
gia súc nhai lại nh
ỏ này. Dê là loại gia súc phù hợp đối với những đối tượng nông dân nghèo
do đầu tư vốn ban đầu thấp, hiệu quả kinh tế lại cao. Những đề xuất của dự án đã được triển
khai và được tài trợ bởi Tổ chức AusAID, chương trình CARD đã đặc biệt nhằm vào đối

3
tượng là những hộ nông dân nghèo thuộc các tỉnh miền trung Việt Nam (Ninh Thuận, Bình
Thuận, Lâm Đồng) với những kỹ thuật mới được triển khai bởi Trung tâm Nghiên cứu Dê và
Thỏ Sơn Tây. Mục tiêu này được phản ánh trong tiêu đề của dự án “Phát triển và ứng dụng
những kỹ thuật mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi dê và tăng thu nhập cho
các hộ nông dân tại các tỉnh miền trung Việt Nam”. Đây là ch
ương trình bao gồm những hoạt
đông cơ bản như: Điều tra tình hình sản xuất và kinh tế nông hộ, kế hoạch chiến lược cho việc
nâng cao sức khoẻ và dinh dưỡng cho dê, đào tạo những nông dân then chốt và cán bộ sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chuyên ngành trong việc tiếp cận và sử dụng những kỹ
thuật mới này chuyển giao tới các nông hộ chăn nuôi. Việc khuyến cáo mở rộng những biện
pháp kỹ thuật mới này tới toàn thể nông hộ chăn nuôi dê sẽ được hoàn thành bằng các đợt học
tập, thăm quan mô hình, học hỏi kinh nghiệm cho người dân địa phương tới những hộ nông
dân đã tham gia thực hiện dự án.

Báo cáo dưới đây mô tả những kết quả của lần thứ hai thăm chính thức Việt Nam trong quá
trình tổ chức thực hiện, quản lý, cũng như nắm bắt
được tiến độ thực hiện dự án theo mốc thời
gian đã đặt ra trong mục tiêu hoàn thành các hoạt động và kế hoạch cho các hoạt động cho giai
đoạn 06 tháng tiếp theo.

Mục tiêu và kết quả của dự án: Dự án được đề xuất với 07 mục tiêu và được thực hiện trong
vòng 03 năm 2006-2009. Bao gồm:
1. Phân loại và đặc điểm sản xuất của những hộ nông dân then chốt
2.
Đào tạo và phổ biến tuyên truyền thông tin
3. Cung cấp kinh phí, kỹ thuật cho việc sửa chữa, cải tiến nâng cao chuồng trại và
chăm sóc sức khoẻ cho đàn dê
4. Nâng cao số lượng và chất lượng các loại thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho dê
5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo trong việc cải tạo nâng cao phẩm chất giống
6. Xác định hiệu quả kinh tế của việc tác
động những biện pháp kỹ thuật mới tới khả
năng sản xuất của dê.
7. Trợ giúp một số trang thiết bị cho việc hình thành cơ sở chế biến thịt dê cừu quy
mô nhỏ tại Trạm Nghiên cứu Dê-Cừu Ninh Hải, Ninh Thuận

Trong mỗi mục tiêu của dự án đều có hàng loạt các hoạt động gắn liền với những kết quả
mong đợi, những k
ế hoạch hoạt động này được trình bày ở bảng 10 (Khung chiến lược hoạt
động của dự án), tương tự ở Bảng 3.1 trong Đề cương cuối cùng được chấp thuận bởi dự án
CARD.
Ngoại trừ Nội dung 7, tất cả những mục tiêu trên hoặc một phần nội dung trên đều được thực
hiện trong giai đoạn 06 tháng đầu tiên này.

Các bước tiếp cận và phương pháp tiến hành

Nh
ững thông tin cung cấp dưới đây tương tự như được trình bày trong tài liệu dự án và được
chấp nhận là phù hợp với những mục tiêu đã vạch ra ở trên.

Tiếp cận chung: Dự án sẽ được triển khai tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng,
thuộc vùng duyên hải ven biển miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 334 km và
cách Hà Nội khoảng 1400 km. Người dân địa phương chủ yếu là người dân tộc Kinh, Chăm,
Êđê và là những người có thu nhập thấp nhất Việt Nam (45-65 USD/năm). Hệ thống canh tác
nông nghiệp truyền thống biến đổi từ trồng lúa ở vùng ven sông ngòi thuộc tỉnh Ninh Thuận,
đến hệ thống canh tác vùng cao chủ yếu là trồng sắn, trồng cây ăn quả, trồng rừng và chăn
nuôi. Số lượng đàn dê năm 2004 tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng khoảng
93930, 35275 và 9309 con. Phần lớn đàn dê được chă
m sóc và nuôi dưỡng bởi các lao động là

4
phụ nữ và trẻ em. Thu nhập từ chăn nuôi ước tính khoảng 22 đến 25 % tổng thu nhập hàng
năm từ sản xuất nông nghiệp trong vùng. Ba loại hệ thống nông nghiệp (vùng thấp lượng mưa
cao, vùng cao lượng mưa thấp và vùng cao lượng mưa cao) được lựa chọn là địa điểm thực
hiện dự án. Kế hoạch của dự án là sau đợt điều tra đầu tiên, 27 hộ nông dân (15 tại Ninh
Thu
ận, 09 tại Bình Thuận và 03 tại Lâm Đồng) được lựa chọn tham gia thực hiện các hoạt
động của dự án, bước tiếp sau là cung cấp những kỹ thuật mới phù hợp (chuồng trại, chăm sóc
sức khoẻ, dinh dưỡng, dê đực giống) như đã lập định. Những cán bộ và hộ nông dân then chốt
sẽ được đào tạo trong khoá đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơ
n Tây và
đội ngũ cán bộ này cùng kết hợp với các cán bộ thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn tỉnh và cán bộ của Trung Tâm NC Dê và Thỏ, Sơn Tây, Hà Tây được sử dụng như các
hưỡng dẫn viên hướng dẫn trực tiếp tại mỗi nông hộ thực hiện dự án trong việc áp dụng những
kỹ năng quản lý, biện pháp kỹ thuật này. Trong mỗi tỉnh, 02-03 hộ nông dân sẽ được lựa chọn
làm các h

ộ mô hình chăn nuôi dê và được sử dụng làm phương tiện để tham quan, đào tạo các
nông dân khác ngoài dự án có thể áp dụng những kỹ thuật chăn nuôi mới. Những hộ nông dân
được lựa chọn tham gia dự án là những hộ có kinh nghiệm trong chăn nuôi dê, có số lượng dê
từ 50-100 con và có đủ diện tích để trồng các loại cây thức ăn theo yêu cầu của dự án. Phương
pháp tiếp cận đồng bộ tất cả các biện pháp k
ỹ thuật mới được ưu tiên hơn là cách tiếp cận từng
mảng kỹ thuật riêng biệt khi chuyển giao kỹ thuật (ví dụ như chỉ điều trị bệnh tật cho dê hoặc
chỉ đảo đưc). Phương pháp tiếp cận trong phát triển chăn nuôi dê đã được áp dụng thành công
ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và mong muốn sẽ ứng dụng thành công trong hệ thống chăn
nuôi tương t
ự tại miền Trung Việt Nam. Một sáng kiến mới khá quan trọng cho dự án này là
ủng hộ cho việc xây dựng xưởng chế biến thịt dê tại trạm Nghiên cứu Dê Cừu Ninh Hải, Ninh
Thuận.
Những thiếu hụt về kiến thức và phương pháp chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất
của đội ngũ cán bộ Trung tâm và cán bộ địa phương sẽ được hoàn thiện thông qua chương
trình đào tạ
o toàn diện. Đầu tiên là tập huấn cho các cán bộ thuộc các sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn tại Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và liên kết họ với đội ngũ cán
bộ chuyên ngành của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Thứ hai là sử dụng những
cán bộ thuộc các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đào tạo cho các cán bộ huyện, các
hộ nông dân tham gia và người dân địa phương thông qua sự phổ biến các thông tin bằng các
tài liệu kỹ thuật, hộ
i thảo và các mô hình ứng dụng. Cách tiếp cận này sẽ xây dựng sự hiểu biết
hợp tác lẫn nhau giữa phía Australia, kỹ thuật viên của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn
Tây và nông dân để hoạt động như là đơn vị liên kết, nhóm đơn vị trung gian và thúc đẩy
nhiều hơn nữa cách tiếp cận tổng thể nhằm nâng cao sản xuất nông nghiệp và vật nuôi ở
những vùng nông thôn nghèo thuộc các tỉnh miền Trung Việt Nam. Sự
đóng góp của phía đối
tác Australia sẽ rộng hơn thông qua các hoạt động tham gia của TS. B. Norton trong tất cả các
vấn đề có liên quan đến sự phát triển và chuyển giao những biện pháp kỹ thuật mới, và sẽ

được bổ sung bằng chuyến thăm quan của 05 kỹ thuật viên chuyên ngành của Việt Nam tới
Australia để thăm quan mô hình chăn nuôi dê, các xưởng chế biến thịt, sữa, cũng như thăm
quan học tập các hệ thố
ng lưu giữ các giống cây thức ăn cho dê.
Những chương trình đào tạo sẽ có mục đích chính là chuẩn bị các nội dung kỹ thuật sẵn có để
truyền đạt tới các hộ nông dân trong và ngoài dự án liên quan thực tế tới mỗi hệ thống sản xuất
nông nghiệp. Những nội dung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phương pháp khuyến nông hiện đã
ứng dụng thành công bơỉ đội ngũ
cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây cho
các hộ nông dân chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Bắc sẽ được thay đổi cho phù hợp với điều kiện
thực tế tại các hộ chăn nuôi dê tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Trong năm thứ hai, các hộ
mô hình sẽ được sử dụng như lớp học thực nghiệm để đào tạo những hộ nông dân trong và
ngoài dự án, với phương châm là truy
ền bá thông tin về những biện pháp kỹ thuật mới càng
rộng càng tốt trong suốt quá trình thực hiện dự án.

5
Dự án sẽ phụ thuộc vào những khả năng tiếp theo của phương tiện truyền bá thong tin tới các
thôn bản, đặc biệt là một số huyện vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận. Sự
đánh giá các hộ nông dân tham gia dự án có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện đường xá, thời tiết
khí hậu, và thời gian thực hiện tất cả các hoạt động sẽ được lên k
ế hoạch để giảm bớt hạn chế
trên. Kế hoạch trợ giúp dê đực giống Bách Thảo để thay thế những con dê đực kém chất
lượng giống đang sử dụng. Với hệ thống phối giống liên tục thường xuyên đang tồn tại, một
khả năng có thể sảy ra là trong những năm đầu tiên một số lượng ít dê cái không chửa sẽ được
sử dụ
ng biện pháp thụ tinh nhân tạo. Một khả năng khác cũng có thể sảy ra là bệnh Lở mồm
long móng sảy ra có thể được ảnh hưởng kết quả của dự án. Tất cả những trở ngại nói trên (và
những vấn đề phát sinh khác) sẽ được đánh giá trong quá trình điều tra, chiến lược thực hiện
sẽ được sửa đổi để đáp ứng kịp thời để giả

m thiểu tối đa các rủi ro khi mà những bất thường
về tự nhiên: như bệnh tật, hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, bão có thể ảnh hưởng đến kết quả của dự
án. Có rất ít phướng thức sản xuất có thể thực hiện để loại trừ những thiên tai. Sự ủng hộ và
tham gia hoạt động của nông dân trong việc quản lý những con dê được chuyển giao trong
ch
ương trình thí nghiệm là cần thiết, và tất cả nông dân sẽ được hướng dẫn và được ủng hộ
của chính quyền địa phương (làng xã, huyện) và sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
trong việc thực hiện những tất cả các hoạt động chiến lược theo kế hoạch.

Phương pháp tiến hành. Thành phần chính của dự án này là sự xác định chính xác những cơ
sở vật chất sẵn có của các hộ
nông dân được lựa chọn tham gia dự án, từ những thông tin này
chiến lược quản lý và biện pháp kỹ thuật can thiệp vào sản xuất sẽ được phát triển bởi các cán
bộ dự án nhằm khắc phục những tồn tại để hoàn thiện hệ thông chăn nuôi dê. Do đó hoạt động
đầu tiên của dự án sẽ là tiến hành điều tra ở mỗi nông hộ về hệ thống chăn nuôi dê, nguồn
thông tin này sẽ sử dụng như là các số liệu cơ sở cho việc đo đạc sự thay đổi trong mỗi lĩnh
vực hoạt động. Nhóm cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ
Sơn Tây và Australia sẽ vạch ra những chiến lược phát triển cho mỗi nông hộ tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh của họ. Trong một số trường hợp, một chiến lược phát triển có thể áp dụ
ng cho tất
cả các hộ tham gia dự án (thay thế đực, cải tiến chuồng trại, cung cấp vacxin, thuốc và hướng
dẫn cách sử dụng), trong một số trường hợp khác, một chiến lược có thể chỉ được áp dụng cho
một hộ nông dân (nâng cao thức ăn và các loại thức ăn bổ sung). Điều này được nhận ra rằng,
kinh nghiệm truyền thống về nguồn thức ăn và các biện pháp
điều trị bệnh cần được đánh giá
và kết hợp theo những chiều hướng có
thể thực hiện được.

5. Tiến độ thực hiện
Tiến độ được triển khai trong giai đoạn từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2006 sẽ được trình bày

những việc hoạt động triển khai nổi bật (Mục: 5.1) theo công việc được hướng dẫn tại khung
hoạt động của dự án bao gồm những hạng mục kết quả được nghiệm thu theo kế hoạch thực
hiện. Kết quả thứ nhất, Mốc nghiệm thu kết quả 3
liên quan tới báo cáo này được trình bày ở
bảng các sự kiện, phụ lục 1 của mục lục 2, phạm vi hoạt động của dự án CARD 009/05 VIE
được liệt kê ở tham khảo khung hoạt động 3 (Kết quả 1.1, 1.2 và 1.3) và được đặt tiêu đề là
“Tình trạng chăn nuôi dê” liệt kê như trong khung chiến lược của dự án như: “Hiện trạng nông
hộ, tài chính và thu nhập, điều kiện xã hội của 27 hộ dân tham gia dự án và 30 hộ dân ngoài
vùng d
ự án, và số liệu về cơ cấu và thực tế chăn nuôi của những hộ dân nuôi dê trong các tỉnh
triển khai dự án”. Mốc nghiệm thu kết quả 4 là kết quả thứ 2 liên quan đến báo cáo này (Kết
quả trong khung hoạt động của dự án Mục 2.4, hoạt động 2.4.3) được mô tả như là “Thu thập
và đối chiếu các kết quả đạt được trong các hoạt động của dự án trong vòng 06 tháng” cho
việc hoàn thiệ
n báo cáo tiến độ 06 tháng giai đoạn này tương ứng với những danh mục hoạt
động theo Mục tiêu 1, 2, 3, 4, 5 và 6. Việc đệ trình và chấp nhận báo cáo hoàn chỉnh bao gồm
cả báo cáo về khảo sát tình hình chăn nuôi dê hiện tại và báo cáo tiếp nhận nguồn kinh phí là

6
66,442 A$, được chia làm 02 đợt vào tháng 08 năm 2006 (33,221 A$) và tháng 01 năm 2007
(33,221 A$) từ trường Đại học Queensland cho giai đoạn này.
Chứng minh cho việc hoàn thành những hoạt động này sẽ được trình bày chi tiết trong bản báo
cáo, các tài liệu đính kèm như các phụ lục, các đĩa CD tài liệu.

5.1 Những điểm thực hiện nổi bật
Nội dung 1. Phân loại và đặc điểm của các hộ nông dân mục tiêu
Đầu ra 1.1 (thu thập những thông tin chung về sự tồn tại của các hệ thống chăn nuôi dê, các
hoạt động 1.1.1 và 1.1.2) và đầu ra 1.2 (thu thập những thông tin chủ yếu từ những hộ nông
dân được chọn trong năm thứ nhất, các hoạt động 1.2.1 và 1.2.2) đã được báo cáo hoàn chỉnh
trong báo cáo trước, và hoạt động 1.2.3 (đối chiếu và tóm tắt số liệu đi

ều tra) đang được hoàn
thiện trong thời gian này. Một hoạt động khác không được liệt kê trong phần mục tiêu nhưng
có trong sự kiện 4 đó là thu thập thông tin của 30 hộ nông dân ngoài 27 hộ được chọn tham gia
vào hoạt động của dự án. Hoạt động điều tra thêm này đã làm cho thời gian triển khai kéo dài
hơn dự kiến và mới được hoàn thành vào tháng 12 năm 2006. Những hoạt động còn lại trong
mục tiêu 1 (Kết quả 1.3) sẽ được th
ực hiện trong năm thứ 03 và sẽ được báo cáo lại trong thời
gian sớm nhất khi có thể.

Kết quả 1.2, hoạt động 1.2.3. Đối chiếu và tóm tắt số liệu điều tra: Thu thập thông tin về
những hệ thống chăn nuôi dê đang được triển khai, và việc am hiểu tường tận những hệ thống
này chỉ có thể biết được khi so sánh lại khả năng sản xuất đã đạt được sau khi dự án kết thúc.
Cuộc điều tra ban đầu cung cấp cho chúng ta một sự nhận định trước mắt về 27 hộ dân tham
gia trong 07 huyện và 03 tỉnh thuộc miền Trung Việt Nam, s
ố liệu về 27 hộ dân này vẫn đang
tiếp tục thu thập với các nội dung theo dõi bao gồm tình hình bệnh tật, khả năng sinh sản, khối
lượng cơ thể ở các giai đoạn tuổi hiệu quả kinh tế của chăn nuôi dê trong vùng này. Cuộc điều
tra đã tuân theo những biện pháp kỹ thuât đã được đề xuất, tức là bao gồm cải tiến chuồng trại,
phòng và trị bệ
nh tật, cung cấp tốt hơn nguồn dinh dưỡng cho dê bằng cách trồng các loại cây
thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao tại các nông hộ. Đĩa CD phụ lục 1 trình bày các bảng và tóm
tắt ngắn gọn các số liệu thu thập được trong 27 hộ dân tham gia dự án và 30 hộ dân ngoại dự
án. Báo cáo này được trình bày như là một bằng chứng cho việc hoàn thành những công việc
trong Hạng mục 3 được liệt kê ở trên. Số liệu này sẽ được cô
đọng và tóm tắt lại trong năm
tới, kết hợp với những thông tin nắm bắt thêm trong “khả năng sản xuất của nông hộ” để tạo ra
bộ tài liệu toàn diện khi kết thúc dự án, nó sẽ bao gồm những kết quả cuối cùng của những cải
tiến kỹ thuật trong sản xuất và đời sống cho người dân trong vùng.

Nội dung . Đào tạo và truyền bá thông tin

Kết quả 2.1 (Đào tạo cho cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung tâm
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây), hoạt động 2.1.1 và 2.1.2 đã được báo cáo trong bản báo cáo
06 thường niên lần thứ nhất. Đầu ra 2.2 (chuẩn bị những hoạt động tham quan mô hình và nội
dung kiến thức cho những hộ tham gia dự án) sẽ được hoàn thành trong 06 tháng tiếp theo
trong thời gian tổ chức tập huấn cho các nông dân không tham gia trong dự án (Kết quả
2.7).
Kết quả 2.3 (Tập huấn cho các nông dân than gia dự án các biện pháp ứng dụng những tiến bộ
kỹ thuật mới), hoạt động 2.3.1 và 2.3.2 sẽ được hoàn thành trong thời gian này và nó sẽ được
tiến hành xong xong với các hoạt động thăm và đánh giá dự án. Đĩa CD phụ lục 2 trình bày
những nhận định và đề nghị cho hoạt động của mỗi nông hộ trong lần kiểm tra đầu tiên và
thảo luận với nông dân và cán bộ
dự án vào tháng 10 năm 2006. Hơn thế nữa tài liệu đã được
phát cho một số nông dân trong buổi diễn đàn nông dân tại Đà Lạt, Lâm Đồng và có cơ hội để
thảo luận sâu hơn với các cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

7
Kết quả 2.4 Trình bày những báo cáo thường niên 06 tháng và nhận định tiến độ của dự án
Hoạt động 2.4.1 (Hội thảo thường niên của các cộng tác viên về nhận định tiến độ của dự án
và kế hoạch trong năm, hoạt động 2.4.2 và 2.4.3) đã được hoàn thành trong giai đoạn này. Phụ
lục 1a và 1b trình bày những thành viên tham gia và các vấn đề thảo luận bằng tiếng Anh và
tiếng Việt về Hội thảo c
ủa ban cố vấn của dự án phát triển chăn unôi dê Việt Nam – Australia
(2006-2009) tổ chức tại Đà Lạt, Lâm Đồng vào ngày 25 tháng 10 ăm 2006. Cuộc Hội thảo này
được tổ chức vào buổi sáng và có mời một số quan chức của sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và phía đối tác Australia. Vào buổi
chiều, diễn đàn nông dân đã được tổ chức và tất cảc các hộ nông dân tham gia dự án đã được
mờ
i đến để thảo luận góp ý cho mục đích và kết quả của dự án. Đĩa CD phụ lục 3 báo cáo chi
tiết các cuộc họp này, bao gồm tất cả những ý kiến phản hồi về tiến độ thực hiện của dự án.
Trong ngày này, tất cả các thành viên của hội nghị đã được tham quan mô hình chăn nuôi dê

thành công của gia đình ông Lung tại xã Tà Loan, huyện Đức Trọng sau khi tiếp nhận những
biện pháp k
ỹ thuật mới từ dự án mang lại. Hoạt động 2.4.3 trong khung hoạt động của Dự án
được phác thảo trình bày trong báo cáo này.

Nội dung 3. Trợ cấp nguyên vật liệu cho việc sửa chữa, nâng cấp chuồng trại và chăm
sóc sức khoẻ cho đàn dê

Kết quả 3.1 Nâng cầp chuồng trại chăn nuôi dê cho các hộ tham gia dự án
Hoạt động 3.1.1 và 3.1.2 đã được hoàn thiện trong giai đoạn trước, nhận định của những hoạt
động này được trình bày ở đĩa CD phụ lục 2. Một số những sửa đổi chính đã được đề xuất để
nâng cấp chất lượng của chuồng trại chăn nuôi dê.

Kết quả 3.2 Điều trị bệnh tật và nâng cao sức khoẻ cho dê ở các hộ tham gia dự án
Hoạt động 3.2.1 và 3.2.2 đã được lên kế hoạch và hoàn thiện trong thời gian này. Tại tỉnh Bình
Thuận, ngoại trừ số vacxin cung cấp từ dự án, không có bất kỳ loại vaxcin nào được sử dụng
bởi các nông dân chăn nuôi để phòng bệnh cho dê và nguyên nhân này đang được điều tra là
tại sao chương trình vacine cho dê này đã không được triể
n khai. Ở những vùng khác thì dê có
được tiêm vacxin phòng bệnh Viêm ruột hoại tử, bệnh Đậu dê, nhưng không có vacxin Lở
mồm long móng. Vacxin Đậu dê được sản xuất tại Việt Nam và cũng chưa biết rõ được hiệu
quả phòng bệnh như thế nào. TS. Norton đã yêu cầu kết quả kiểm định chất lượng cho loại
vacxin này nhưng vẫn chưa có kết quả phản hồi lại. Trong khi đó, bệnh Đậu dê là một bệ
nh
sảy ra hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam hiện nay và có rất ít các thông tin về dịch tễ học và
điều trị loại bệnh này. Việc cần thiết hơn nữa là tiếp tục thu thập các thông tin về bệnh đậu để
tìm ra hướng điều trị đặc hiệu. Một điều quan trọng khác cũng được nhận ra là việc sử dụng
những chế phẩm củ
a Ivermectin để điều trị bệnh nội ký sinh trùng cho dê. Tuy nhiên người
dân đã không quan tâm nhiều đến phương pháp điều trị này vì lý do họ phải trả tiền thuốc, hậu

quả dẫn đến là đàn dê đã không được điều trị toàn đàn với Ivermentin, và đó là nguyên chính
nhân dẫn đến việc bệnh ký sinh trùng hiện nay vẫn là một căn bênh lan giải sảy ra ở dê. Một
vấn đề cấp bách là tất c
ả đàn dê cần được điều trị sớm, vì lý do đó dự án chi trả tất cả những
chi phí cho thuốc thú y đã được đề xuất. Ở khía cạnh này cần được quan tâm nghiên cứu nhiều
hơn nữa trong việc hạn chế các nguyên nhân làm tăng cường khả năng nhiễm bệnh do ý thức
của người chăn nuôi, từ đó mới nâng cao khả năng sản xuất của chăn nuôi dê.

Nội dung 4. Nâng cao số lượng và chất lượng thức ăn và các loại cây làm thức ăn cho dê
có giá trị dinh dưỡng cao

Kết quả 4.1 Cung cấp các giống cây thức ăn cho các hộ tham gia dự án để nâng cao nguồn

8
thức ăn cho dê

Hoạt động 4.1.1, 4.1.2, 4.1.3, 4.1.4 đã được hoàn thành với việc thiết lập các diện tich nhỏ (0.2
ha) trồng xen cây họ đậu/cỏ hoà thảo vào tháng 6/7 năm 2006 trước khi mùa mưa bắt đầu. Tuy
nhiên, như đã được đề cập trong các báo cáo, ở một số hộ gia đình một số giống đã được trồng
quá muộn vào mùa mưa lên cây không lên được do bị úng nước. Những hộ nằm trong diện
này đã được đề ngh
ị là trồng lại nhưng phải trồng xong trước mùa mưa và cần lựa chọn những
vùng đất trồng tốt hơn. TS. Ross Gutteridge sẽ sang thăm Việt Nam và sẽ giúp đỡ chi tiết về
việc thiết lập đồng cỏ ở một số vùng có địa hình khó khăn này và hy vọng là tất cả các hộ
tham gia dự án sẽ được thiết lập đồng cỏ cho dê thành công khi kết thúc mùa mưa tới (tháng
10 năm 2007).

Nội dung 5. Cung cấp dê đực giống Bách Thảo
Những hoạt động này sẽ được triển khai trong năm tới (2007) sau khi nguồn cung cấp dê Bách
Thảo được xác định rõ.


Nội dung 6. Xác định hiệu quả kinh tế của việc tác động những biện pháp kỹ thuật mới
tới khả năng sản xuất của dê.

Kết quả 6.1 Số liệu về hiệu quả kinh tế về khả năng sản xuất của dê
Hoạt động 6.1.1 đã được hoàn thành với sự thu thập số liệu về thu nhập và chi phí của mỗi
nông hộ tham gia vào dự án, việc phân tích số liệu này sẽ được thực hiện vào thời gian tới. Số
liệu này sẽ được sử dụng để so sánh với số liệu thu thậ
p sau khi các biện pháp kỹ thuật mới
được áp dụng.

5.2. Lợi ích của các nông hộ

Lợi ích của các nông hộ chăn nuôi dê ở các tỉnh miền Trung Việt Nam là rất rõ ràng. Dê của
họ được cung cấp vacxin, thuốc điều trị bệnh, do đó tỷ lệ chết đã giảm rõ rệt, tăng trọng nhanh
hơn, người dân có nhiều dê hơn để bán giống hay bán thịt. Việc cải tạo chuồng trại cho dê từ
đó đã làm trong sạch môi trường sống cho cả người và gia súc, và nguồn phân thu gom đượ
c
có thể sử dụng để bón cho cây trồng và đồng cỏ. Rất nhiều nông dân đã ngạc nhiên rằng họ đã
thu được rất nhiều phân từ sau khi cải tạo chuồng trại. Họ cũng được cung cấp những con dê
đực khoẻ mạnh để phối giống cho đàn dê cái. Người dân cũng nhận thấy việc cung cấp các
giống cỏ là hết sức cần thiết vì họ nhận ra rằ
ng dê của họ rất cần có các loại thức ăn có chất
lượng trong mùa khô. Trong năm tới, một số nông hộ tiêu biểu sẽ được chọn làm các mô hình,
từ đó những nông dân khác có thể học tập theo và áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới này
để nâng cao năng suất chăn nuôi dê của các hộ.

5.3. Nâng cao năng lực

Trọng điểm chính của dự án trong giai đoạn này là đào tạo cho các cán bộ dự án thuộc các sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng về cách
chăn nuôi dê và quản lý chăn nuôi, phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động điều tra, các lĩnh
vực chuyên môn sâu để hoạt động như là những nhà chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi dê.
14 cán bộ các sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham gia vào lớp
đào tạo tại Trung tâm
Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây đã có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các hộ tham gia
dự án, một số cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, một số quan chức địa phương,
một số cán bộ chủ tịch xã đã
tham gia vào suốt quá trình hoạt động của dự án từ khi phỏng vấn
đến khi áp dụng kỹ thuật mới, điều này có tác dụng trong việc tận dụng những kiến thức của

9
họ với hoạt động của dự án và các biện pháp kỹ thuật mới sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào mỗi
vùng khác nhau. Các hộ nông dân tham gia cũng đã được đào tạo khi triển khai áp dụng những
biện pháp kỹ thuật mới. Mỗi nông dân cũng đã được tăng cường lưu ý những kiến thức về
những thuận lợi và hạn chế trong quá trình chăn nuôi dê. Những lư
u ý này là khác nhau tuỳ
thuộc vào điều kiện ở mỗi vùng ví dụ như kỹ thuật thu cắt hạt cỏ giống, tăng cường vệ sinh
chuồng trại, lắc đều vacxin trước khi tiêm phòng đặc biệt là vacxin đậu dê.

5.4. Tính công khai của dự án

Điều tra nhằm mục đích nắm bắt được những kiến thức của địa phương và hoạt động của dự
án trong thời điểm hiện tại, tài liệu cho nông dân về quản lý đàn dê được biên soạn. Những
thông tin này vẫn chưa được biết là làm thế nào để được xuất bản, nhưng trong 06 tháng tới
việc ký kết sẽ được hình thành tại mỗi hộ nông dân mô tả ho
ạt động của dự án, tổ chức tham
quan các mô hình cho các hộ nông dân khác trong vùng, các lớp đào tạo và hội thảo sẽ được tổ
chức ở mỗi vùng từ tháng 04/ 05 năm 2007 để thúc đẩy những hộ nông dân được chọn làm mô
hình vì đã làm tốt việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới. Tính công khai sẽ tuân theo

một điều là chúng ta đã thiết lập được những nông hộ áp dụng thành công các biện pháp kỹ
thu
ật mới trong chăn nuôi dê. Khi lần đầu tiên giới thiệu những biện pháp kỹ thuật mới này
vào chăn nuôi dê tại Lâm Đồng, nơi mà hầu hết các ý kiến và các hoạt động trước đây cho
rằng môi trường ở đây không thích hợp cho chăn nuôi dê, tuy nhiên sau khi áp dụng những
biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất chăn nuôi dê ở các hộ gia đình tại đây đã đạt được thành
công và đem lại lợ
i nhuận khá cao cho người chăn nuôi

5.5. Quản lý dự án

TS. Nguyen Thi Mùi và TS.Dinh Van Bình đã có sự chỉ đạo quyết liệt và ủng hộ cho việc thực
hiện dự án này ở miền Trung Việt Nam. Các nhân viên kỹ thuật từ Trung tâm Nghiên cứu Dê
và Thỏ Sơn Tây đã góp phần tích cực trong việc điều tra và triển khai kế hoạch thực hiện tại
mỗi nông hộ. Trong mỗi lần thăm Việt Nam TS. Norton luôn được lên kế hoạch trùng khớp
với những kế hoạch và những tri
ển khai mới, và chỉ trong một năm thực hiện dự án đã có rất
nhiều mục tiêu đã được thực hiện. TS. Norton có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo toàn diện về
các kết quả và các quyết định thực hiện trong mỗi chuyến thăm và được thông qua tất cả các
cán bộ dự án. Điều đó có thể tránh được những vấn đề bàn cãi về các kế hoạch đã thực hiện.
Tuy nhiên sự giao thiệp giữa Việt Nam và Australia vẫn còn hạn chế

6. Các vấn đề khác có liên quan

6.1 Môi trường

Đã không có bất kỳ vấn đề trở ngại nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án ngay cả những
vấn đề có thể phát sinh trong thời điểm mùa mưa cũng đã được lường trước khi chọn lựa các
nông hộ tham gia dự án. Tuy nhiên một số giống cỏ được sử dụng trong việc thiết lập diện tích
đồng cỏ cho một số hộ nông dân đ

ã gặp phải như một số giống cỏ do trồng quá muộn nên bị
chết về ngập nước do mưa bão, những vấn đề này sẽ được rút kinh nghiệm trong đợt trồng mới
trong năm nay.

6.2 Vấn đề về giới và xã hội


10
Vấn đề về giới và xã hội đã không ảnh hưởng gì đến việc triển khai dự án theo kế hoạch. Có
hai nông dân đã được rút khỏi dự án, cả hai trong số họ đều mong muốn chuyển sang chăn
nuôi các loại gia súc khác.

7. Vấn đề thực hiện và tính bền vững

7.1 Những vấn đề và trở ngại

Trong quá trình thực hiện dự án theo kế hoạch năm thứ nhất đã không sảy ra bất kỳ vấn đề khó
khăn lớn nào, sự liên kết và hợp tác trong trong việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật như đề
xuất giữa dự án và các nông hộ vào thực tế sản xuất luôn đạt kết quả tốt. Điều đó phải kể đến
sự làm việc có tính tậ
p thể, sự giàng buộc và hợp tác giữa các cá nhân tham gia, kết quả đạt
được như vậy là do sự quản lý sát sao của TS. Mùi và các cán bộ đi triển khai, giám sát thực
hiện dự án. Như vậy có thể nhận định rằng sẽ không có vấn đề gì có thể phát sinh trong các
giai đoạn kế tiếp. Có một vấn đề nhỏ, đàn dê cái cũng lên được đưa ra trong vấn đề chọn lọc
như chọn lọ
c những con đực tốt để nâng cấp phẩm cấp giống của giống dê Bách Thảo trong
vùng này. Như đã nói ở trên rất nhiều các hộ gia đình không có dê đực giống trong cơ cấu đàn
dê của họ vì họ đã bán trong mùa trước. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phối giống
cho đàn dê của họ khi vào mùa sinh sản, hy vọng là họ sẽ mượn hoặ
c mua những con dê đực

khác. TS. Bình có kế hoạch là sẽ chọn lọc phân loại tìm ra những con dê đực có thành tích tốt
nhất sau đó đem đi phối giống cho tất cả đàn dê cho các hộ dân tham gia, trong thời gian triển
khai dự án. Nhưng vấn đề nảy sinh là làm thế nào để chọn lọc được những con dê đực có
thành tích sản xuất tốt, nếu chỉ đánh giá theo các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình và thể tr
ọng
thì chưa hoàn toàn chính xác, lý do là những con này có thể là những con sinh ra từ đơn thai
và được nuôi với chế độ dinh dưỡng tốt hơn, chứ chưa chắc chắn là những con có tiềm năng
sản xuất giống tốt thực sự. Trong khi chúng ta muốn chắc chắn rằng tất cả các hộ nông dân
tham gia dự án sẽ có dê đực để phối giống cho đàn dê cái của họ trong năm tới mà việc chọn
lọc nh
ững con dê đực tốt cần phải có thời gian. Một gợi ý có thể là giải pháp cho vấn đề này là
sử dụng tinh đông viên từ Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, tuy nhiên việc vận
chuyển, bảo quản tinh từ Trung tâm đến các tỉnh triển khai dự án là rất khó khăn. Vấn đề này
sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp hội đồng của dự án vào tháng 11 năm 2007

7.2. Sự lựa chọn

Kế hoạch của dự án cho phép có sự chon lựa khác nhau trong qúa trình thực hiện để có được
kết quả. Cho đến thời điểm này chúng tôi nhận thấy chưa có vấn đề gì cần thay đổi so với kế
hoạch ban đầu, và không có những quyết định nào được đưa ra về sự cần thiết phải có sự lựa
chọn khác cho các hoạt động của dự án.

7.3. Tính bền vững

Vì dự án mới được triển khai do đó chúng tôi nhận thấy rằng chưa có bất kỳ vấn đề nào xuất
hiện mà có thể ảnh hưởng đến tính bền vững lâu dài của dự án. Những vấn đề này sẽ được
thảo luận trong những báo cáo tiếp theo.

8. Những bước quan trọng tiếp theo



11
Kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của dự án đã được liệt kê trong khung hoạt động của dự án
(Mục 10), bao gồm nhận định về những thành công của dự án trong việc những tiến bộ kỹ
thuật mới đang được áp dụng, về việc tiêm phòng vacxin nhắc lại bệnh Đậu dê, điều trị ký
sinh trùng bằng Ivermectin, hướng dẫn cách điều trị bệ
nh, cải tiến chuồng trại, trồng cỏ và
cách sử dụng để nâng cao dinh dưỡng trong chăn nuôi dê ở mỗi nông hộ tham gia dự án. Các
mô hình nông hộ được lựa chọn để tổ chức tham quan nhằm nâng cao khả năng sản xuất của
chăn nuôi dê trong vùng, những đợt tập huấn này đều có sự tham gia của các cán bộ sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn với tư cách là những giảng viên hướng dẫn những kỹ thu
ật
mới này. Một số giống cỏ đã trồng không thành công ở một số nông hộ sẽ được xem xét lại kỹ
lưỡng được đánh giá lại sản lượng của từng loại hoặc sẽ quyết định cụ thể là sẽ trồng tiếp loại
cây nào, TS. Ross Gutterridge sẽ sang giúp dự án về vấn đề này. Một số tiến bộ kỹ thuật khác
cũng có thể đượ
c áp dụng ở các hộ mô hình như thái cỏ phơi khô hoặc ủ chua thức ăn, nuôi
giun, cung cấp một số dê đực giống mới và có khả năng sản xuất cao. Khi kiểm tra việc thực
hiện công việc của dự án tại các nông hộ nên củng cố thêm những việc đã làm được trong thời
gian trước và thu thập các số liệu về khối lượng cơ thể đàn dê, điều kiệ
n nuôi dưỡng và khả
năng sinh sản của chúng. Những hộ nông hộ khác mong muốn được áp dụng những tiến bộ
khoa học từ dự án đem đến thì họ phải tự bỏ vốn đầu tư, vì nguồn tài trợ của dự án chỉ giới
hạn trong vòng 27 hộ dân điều tra ban đầu.

9. Kết luận
Nhiều kết quả/thành tựu đạt được đã được làm trong 09 tháng đầu tiên triển khai dự án, trong
đó hoàn thành một lớp tập huấn cho cán bộ sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Trung
tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, hoàn thiện bộ câu hỏi điều tra và đã được sử dụng để
điều tra 57 hộ gia đình nuôi dê tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Lâm Đồng, nhận định

về những thứ thiếu h
ụt tại các nông hộ cần sự giúp đỡ, chiến lược can thiệp được đặt ra và áp
dụng cho mỗi nông hộ trước mùa mưa. Thành công của việc áp dụng những chiến lược này sẽ
được đánh giá trong chuyến thăm dự án vào tháng 3 năm 2007, và những đề nghị khác đã làm
để xem xét những thiếu sót đã nhận ra trong hệ thống.



12

×