Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về đạo đức cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.22 KB, 29 trang )

Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

LỚP: DH15DL1

GVHD: LÊ KINH NAM

TÊN: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO


VŨNG TÀU 2017

Mục Lục


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
3
CHƯƠNG II.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO

ĐỨC...............................................................................................................8
A. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.......................................8
B. Quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng.........................................9
1. Trung với nước hiếu với dân............................................................9
..........................................................................................................
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư............................................10
..........................................................................................................
3. Thương yêu con người......................................................................11
4. Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung........................................11
C. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới...............................................12
D. Một số lời dạy của Bác về đạo đức và lối sống…………………………12
CHƯƠNG III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN HIỆN NAY....................................16
1. Thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam hiên nay....................................16

2. Vân dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức sinh viên
3.

20
Liên hệ với bản thân………………………………………………………26
TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969). Bác là một nhà lãnh tụ vĩ đại của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
Trước khi mất bác đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn –


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

đó là tư tưởng về đạo đức cách mạng. Có thể nói rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức cách mạng được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Nền đạo đức đã được hình thành hàng ngàn năm suốt chiều dài lịch sử dân tộc và
kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông cũng như tinh hoa đạo đức của nhân loại
và dựa trên nền tảng tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức của dân tộc, và
những đạo đức của thời đại, và xuất những tư tưởng đạo đức mới, phù hợp với yêu
cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới và hướng tới việc xây dựng con
người mới có đủ đức, đủ tài phục vụ đất nước và đưa đất nước đi lên sánh vai với
các cường quốc trong khu vực.
Bản thân tôi là một công dân Việt Nam, là một con người trong thời đại mới,
là chủ nhân và là thế hệ trẻ tương lai của tổ quốc. Nên tôi đã và đang phải cố gắng
hơn nữa, tích cực trau dồi hơn nữa về kiến thức chuyên môn trong học tập cũng

như tích cực tham gia mọi phong trào hoạt động của đoàn trường và xã hội như:
cắm trại hè, phát động phong trào lượm rác bãi biển Vũng Tàu, khuyên góp giúp
đỡ trẻ em mồ côi trong tỉnh, thi đua chạy việt dã của tỉnh, hội thao bắn súng của
huyện…Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về
đạo đức làm nền tảng để xây dựng cho bản thân mình một lối sống đạo đức tốt,
xứng đáng là một công dân Việt Nam. Cũng như tất cả mọi người để xây dựng cho
bản thân mình một đạo đức tốt và lấy tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức làm nền
tảng cơ bản để sống và làm việc theo tấm gương của Bác.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

CHƯƠNG I:
NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH
* tư tưởng đạo đức hồ chí minh bắt nguồn từ 4 truyền thống:
1)

Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

Truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, Đạo đức truyền thống Việt
Nam được hình thành trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc.

Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng
nước và giữ nước, đây chính là truyền thống đạo đức quý báu nhất, nguồn gốc sức
mạnh xuyên suốt lịch sử dân tộc.
Thứ hai, đó là tinh thần nhân nghĩa, đề cao đạo lý làm người, khuyên con
người sống có tình, có nghĩa, nhân đức, thủy chung vẹn tròn chữ Trung, chữ
Hiếu.
Thứ ba, đó là hành vi ứng xử nhân ái trong gia đình và xã hội, truyền thống
đoàn kết, tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn khó khăn.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Thứ tư, là truyền thống cần cù, dũng cảm, sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu,
đồng thời ham học hỏi và luôn biết mở rộng cửa đón nhận tinh hoa văn hóa
nhân loại.
2)

Tư tưởng đạo đức phương đông và phương tây.
Tư tưởng đạo đức phương Đông, phương Tây Đạo Khổng Tử Đạo đức

Khổng Tử thấm vào tư tưởng, tình cảm Hồ Chí Minh không phải là giáo điều “tam
cương”, “ngũ thường” mà là tinh thần nhân nghĩa, đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức
tính khiêm tốn, ôn hòa, cách xử thế có tình có lý. Đạo Phật Phật giáo là duy tâm,
nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều hay trong đạo đức Phật giáo mà nó đã đi vào
tư duy, hành động, cách ứng xử của người Việt Nam như tư tưởng vị tha, từ bi, bác
ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân.
Chúa Giêsu Hồ Chí Minh đã gặp Giêsu khi đặt chân lên những mảnh đất
phương Tây. Có thể nói đây là miếng đất chịu ảnh hưởng lâu ngày tư tưởng nhân ái


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam


của Giêsu. Ăngghen đã nói đến 2 những nhân tố tích cực của đạo cơ đốc khi nó
mới ra đời. Nó là sự phản ứng lại chế độ tàn bạo đương thời đối với quần chúng bị
áp bức.
3)

Quan điểm tư tưởng của Mác, Ăngghen – Lê Nin về đạo đức.
Quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin về đạo đức. Theo quan điểm của

Mác–Lênin, đạo đức cách mạng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Đạo đức cách mạng là sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung.


Đó là sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng của giai cấp vô sản và
không ngừng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của cuộc cách mạng





đó.
Đó là thực hành chủ nghĩa tập thể, đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Là lao động trung thực và tận tâm vì chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Đạo đức cách mạng là đấu tranh không mệt mỏi cho tinh thần nhân đạo và
chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.

4)

Tài năng bẩm sinh và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.
Thực tiễn hoạt động của Hồ Chí Minh Ngoài nguồn gốc lý luận còn phải đề


cập cơ sở thực tiễn, tác động của thực tiễn đến sự hình thành phát triển tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh. Bởi chính trong hoạt động thực tiễn mà từng bước Hồ Chí
Minh tìm ra quy luật, khái quát nhận thức của mình thành lý luận.
Lý luận lại được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trải qua quá trình hoạt động
thực tiễn, tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh phát triển từ lòng yêu nước,
thương dân, tha thiết bảo vệ những giá trị truyền thống của dân tộc lớn lên thành tư
tưởng đạo đức cách mạng.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

CHƯƠNG II:
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐẠO ĐỨC
A: quan điểm về vai trò và sức mạnh đạo đức.
* đạo đức là cái gốc của người cách mạng.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và sức mạnh của người cách
mạng, người khẳng định đạo đức là nguồn gốc nuôi dưỡng và phát triển của con
người, là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàng thành dược nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người Việt: “Cũng như

sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây thì phải có gốc ,
không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo dược nhân dân” người quan niệm đạo đúc tạo ra sức mạnh, nhân tố
quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại,
điều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không
có nghĩa là tuyệt đối hóa mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà
không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành
nhiệm vụ cách mạng.
Như vậy tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đạo đức trong hành động, lấy hiệu
quả thục tế làm thước đo. Chính vì vậy Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài
năng, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Người có nói;
- “ phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất mà đo ý chí cách
mạng của mình. Hảy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức.
Lối làm việc không nhằm mục đích năng cao sản xuất”.
- “ Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người”.
- “ Đạo đức là động lực giúp con người vượt lên trong mọi hoàn cảnh. Có đạo đức
cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại cũng không lùi bước, chán
nãn...; khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ tinh thần khiêm tốn”.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

* Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở ý tưởng
sâu xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước
hết là ở những đạo đức tốt đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng

tấm gương sống và hành động của mình, chiến đấu cho ý tưởng đó trở thành hiện
thực.
Hồ Chí Minh cho rằng phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lục
lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược
thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn do những phhamr chất cao quý làm cho
chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch.

B: quan điểm về chuẩn mực đạo đức cách mạng
1: Trung với nước, hiếu với dân.
Trung, hiếu là phẩm chất quang trọng nhất, bao trùm nhất.
Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt
Nam và phương Đông, song đôi nội dung hạn hẹp: “ trung với vua, hiếu với cha
mẹ”. Hồ Chí Minh đã kế thừa, vận dụng đưa vào nội dung mới: trung với nước là
trung thành với sự nghiệp dụng nước và giữ nước. Nước là của dân, còn nhân dân
là chủ đất nước.
Trung với nước, hiếu với dân là suốt đời phấn đấu hi sinh vì độc lập tự do tổ
quốc, vì CNXH. Cán bộ đảng viên phải suốt đời phấn đấu cho Đảng. Với nhân dân
là đầy tớ trung thành của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm
của người về mối quan hệ và nhiệm vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

Hình ảnh: Hồ Chí Minh về trung thực, kính trong và lễ phép với nhân dân

2: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần là lao động cần cù siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao, tự

lực.
Kiệm là tiết kiệm thì giờ, sức lao động, tiền của chủa nhân dân, của đất nước
và bản thân.
Liêm là “ luôn tôn trọng và giữ gìn của công”, không phân phạm một đồng
xu, hạt thóc của nhà nước, nhân dân, trong sạch, không tham địa vị giàu sang.
Chính là không tà thẳng thắng, đứng đắn, đối với mình không được tự cao tự
đại, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sữa chữa cái dở.
Cần kiệm liêm chính rất cần thiết đối với cán bộ đảng viên, là thước đo của sự giàu
có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc.
Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, làm bất cứ
việc gì chỉ biết vì đảng, vì tổ quốc, vì nhân dân vì lợi ít cách mạng, chí công vô tư
là tính tốt có thể gồm 5 điều; nhân, nghĩa, chí, dũng, liêm.
Rèn luyện phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư là để vững vàng
vượt qua mội thữ thách.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

3: Thương yêu con người.
Tình yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất, người cách
mạn là ngòi giàu tình cảm yêu thương nhân dân, có tình yêu rộng lớn dành cho
người cùng khổ, người lao động bị áp bức, bốc lột, nghiêm khắc với mình, độ
lượng với người, là tình yêu bạn bè, đồng chí, chó thái độ tôn trọng mọi người.
4: Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.
Đó là tinh thần quốc tế vô sản, bốn phương vô sản điều là anh em, là sự tôn
trọng. Hiểu biết, thương yêu, tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân
dân lao động cả nước, là tinh thàn đoàn kết với tất cả những người tiến bộ trên thới
giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


C: Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: nói đi đôi với làm phải gắn
liền với nêu gương về đạo dức
xây đi đôi với chống: xây dựng đạo đức, đạo đức cách mạng trước hết phải
tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những đạo đức mới. Xây phải đi
đôi với chống, loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày.
phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: một nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng
trên cơ sở tụ giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
Đạo đức cách mạng đồi hỏi mỏi người tự giác rèn luyện thông qua hoạt động thực
tiển trong công việc.

D: Một số lời dạy của Bác về đạo đức và lối sống.
- “ Đối với mình - phải siêng năng, không được lười biếng, ai lười biếng không
làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hóa rat ham lam, nhất là đối
với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh”. (trích: Con đường giải phóng.
Tháng 12 năm 1940. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh)

- “ Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên
đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào
xuống vực sâu. Mấy năm kháng chiến, các cô, các chú đã học được nhiều đức
tính tốt. Về xuôi nhất là về thành thị, sẽ có nhiều người phức tạp, nhiều thứ
quyến rũ mình vào thói xấu”. (trích: Bài nói chuyện với bộ đội, công an và cán bộ
trước khi vào tiếp quản Thủ đô. Ngày 5 tháng 9 năm 1954.T.7, Tr.346)


- “ Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức
cách mạng. Có tài phải có đức, có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho
nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được
ai”. (trích: Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I. Ngày 12
tháng 6 năm 1956. T.8, Tr.184)

- “ Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công
trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là 2


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có”. ( trích: Nói chuyện tại lớp chỉnh
huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc Phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục.
Tháng 5 năm 1957. T.8, Tr.391)

- “ … Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời sống mới, nền tảng của Thi
đua ái quốc.
- Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời.
Thiếu một phương thì không thành đất.
Thiếu một đức thì không thành người.

- Cần với Kiệm, phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người.
Cần mà không Kiệm, “ thì làm chừng nào xào chừng ấy”. Cũng như một cái

thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không
lại hoàn không.
Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì
đã không tiến tức phải thoái. Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước,
không tiếp tục đổ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến
khi khô kiệt.

Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần
có ngành, lá, hóa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm,
nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

Tự mình phải Chính trước, mới giúp được người khác Chính. Mình không
Chính, mà muốn người khác Chính là vô lý”. ( trích: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Tháng 6 năm 1949. T.5)
-

“ Do chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra đòi hỏi hưởng thụ, đãi ngộ. Người ta ai
cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn
cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. ( trích: Nói chuyện
tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc Phòng và các lớp trung cấp của
các tổng cục. Tháng 5 năm 1957. T.8, Tr.391)
-


“… Kiên trì và nhẫn lại,
Không chịu lùi một phân, vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần”. (trích: Bốn tháng rồi. Nhật ký trong tù. Năm 19421943. T.3, Tr.387)

-

“ Trong cuộc đấu tranh to lớn, lâu dài, gay go, ít nhiều đảng viên, ít nhiều
nơi không tránh khỏi những khuyết điểm như: chủ quan, hẹp hòi, mạo hiểm,
hủ xóa, xa quần chúng, chủ nghĩa địa phương, không giữ kỷ luật, làm việc

-

luộm nhuộm, tự kiêu, tự mãn .v.v..” .
“ Dù đó là những chứng bệnh thành niên, nhưng từ nay, Đảng đòi hỏi các
đảng viên phải kiên quyết tẩy cho kỳ sạch những bệnh ấy. Vì nếu không trị
cho khỏi hết, thì nó có thể lây ra mà trở lên rất nguy hiểm cho Đảng”. ( trích:
Kiểm điểm công việc của Đảng. Tháng 1 năm 1949. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí
Minh)

-

“ Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình
ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ
không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi. Luôn luôn tự
kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để
phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.
Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình”. ( trích: Cần kiệm
liêm chính. Tháng 6 năm 1949. T.5 Tr.644)

-


“ Thang thuốc chữa bệnh quan lieu:
Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết.
Phải gần gũi dân, hiểu biết dân, học hỏi dân.
Phải thật thà thực hành phê bình và tự phê bình.
Phải làm kiểu mẫu: Cần, Kiệm, Liêm, Chính và Chí công vô tư”. ( trích:
Phải tẩy sạch bệnh quan lieu. Báo sự thật, số 140, ngày 2 tháng 9 năm 1950. T.6,
Tr.90)


Tưởng Hồ Chí Minh

-

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

“Dao có mài, mới sắc.
Vàng có thui, mới trong.
Nước có lọc, mới sạch.
Người có tự phê bình, mới tiến bộ”. ( trích: Tự phê bình. Báo nhân dân, số 9,
ngày 20 tháng 5 năm 1951. T.6, Tr.209)

-

“Phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan. Phải luôn luôn dùng cách thật
thà tự phê bình và thẳng thắn phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên. Phải
kiên quyết chống cái thói “ cả vú lấp miệng em”, ngăn cản quần chúng phê
bình”. ( trích: Nhiệm vụ của chi bộ ở các cơ quan. Báo nhân dân, số 176, từ ngày
6 đến ngày 10 tháng 4 năm 1954. T.7. Tr.269)



Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

CHƯƠNG III: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ
CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH
VIÊN HIỆN NAY
1: Thực trạng đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay.
- Sinh viên Việt Nam là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở
các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Họ là vốn quý, nguồn nhân lực chất
lượng cao của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành, bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân; đào tạo những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, có niềm
tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vươn lên góp phần thực hiện mục tiêu chung
cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Sinh viên Việt Nam hiện nay có những ưu điểm căn bản là nhiệt tình cách
mạng, có nhiều ước mơ, hoài bão cao đẹp, muốn làm những công việc ích nước lợi
dân. Họ là bộ phận có trình độ học vấn phổ thông, có vốn nhất định về chính trị,
đạo đức, văn hoá, sức khoẻ do được giáo dục dưới mái trường XHCN. Tuy nhiên,
họ còn ít được rèn luyện, thử thách trong cuộc sống, trong hoạt động cách mạng
nên các quan điểm, lập trường chính trị, các đức tính và các chuẩn mực đạo đức
mới chưa được củng cố, chưa được bền chặt, chưa được phát triển đầy đủ. Vì thế,
họ dễ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu của xã hội cũ, mặt trái của mô hình
kinh tế thị trường thời kỳ quá độ ở nước ta.
- Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có bước ngoặt lịch sử trong sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đó là sự chuyển đổi từ mô hình kinh tế hiện vật với hai thành
phần kinh tế (kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể) sang mô hình nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần và chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập



Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường. Sự
chuyển đổi đó đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức.
Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành
mạnh, phù hợp với nền kinh tế thị trường cũng có tình trạng, một số giá trị đạo đức
truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một. Nhiều
nơi trong xã hội, kể cả trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam, đã xuất
hiện những quan niệm và hành vi đạo đức ngoại lai, lối sống lai căng, kệch cỡm,
xa lạ, thiếu văn hoá; biểu hiện qua lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, coi trọng vật
chất và đồng tiền của một bộ phận thanh niên, học sinh, sinh viên, gây tổn hại
không nhỏ đến thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đến chất lượng đào tạo của các
trường đại học và cao đẳng. “Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh dự mà chà
đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thày trò, đồng chí, đồng nghiệp”. Vì vậy, cùng
với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường lành mạnh chúng ta cần
tăng cường giáo dục đạo đức mới, đồng thời phải có cách giáo dục đúng đắn để
phát huy được những ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của kinh
tế thị trường đến đạo đức của học sinh, sinh viên; từ đó, xây dựng đạo đức mới cho
sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng.
- Để nhìn nhận rỏ hơn về thực trạng đạo đức học sinh, sinh viên hiên nay, ta
cùng nhìn nhận một vài con số sau:
Những năm gần đây, ở nước ta có tới 55-60% số người phạm tội là thanh,
thiếu niên, trong đó không ít học sinh, sinh viên (HS,SV)
Kết quả gần đây của viện nghiêm cứu và phát triển GDVN cho thấy: càn học
lên cao thì số HS-SV vi phạm đạo đức càng tăng lên.



Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

Bảng 1:
Biểu hiên vi phạm
Tỉ lệ đi học không đúng giờ
Tỉ lệ quay cóp
Tỉ lệ nói dối cha mẹ
Tỉ lệ vi phạm luật giao thông

Tiểu học
20%
8%
22%
4%

THCS
21%
55%
50%
35%

Lớp 5
6%
0%
0%

Lớp 9

34%
3%
33%

THPT
58%
60%
64%
70%

CĐ-ĐH
85%
69%
83%
84%

Bảng 2:
Biểu hiện vi phạm đạo đức
Nói tục
Xả rác
Đánh bài

Lớp 10
43%
8%
59%

ĐH
68%
80%

41%

Năm 2007, khảo sát từ 30 trường ĐH, CĐ cho thấy: 51,4% SV cho rằng “Sống thử
trước hôn nhân” là hiện tượng phổ biến. Số liệu khác của ủy ban Dân số – Kế
hoạch hóa gia đình năm 2007 đã báo động: mỗi năm cả nước có hơn 1,5 triệu vụ
nạo phá thai, trong đó tuổi vị thành niên chiếm trên 35% (trong đó khoảng 20% là
HS, SV). Đại tá Phạm Đức Chấn – Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo
dục, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) báo động: Tính riêng năm 2007, số HS trong
4 trường giáo dưỡng là 3.897 em, so với năm 2000 chỉ có 2.223 em tăng 1.574
HS... Khảo sát vài năm gần đây ở 4 trường giáo dưỡng (dành cho trẻ vị thành niên
phạm pháp – thuộc Bộ Công an): Trong 3.448 em, có 145 em buôn bán, hút chích
ma túy; 12 em cướp giật; 54 em cưỡng đoạt tài sản; 124 em hiếp dâm; 124 em cố ý
gây thương tích; 765 em gây rối trật tự công cộng; 48 em lừa đảo; 69 em giết
người; 2.112 em trộm cắp; 40 em thuộc về các hành vi phạm tội khác...


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

Hình ảnh: một số tệ nạn của học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay
2: Vân dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong xây dựng đạo đức sinh viên
a. Nhận thức cơ bản.
Để tu dưỡng đạo đức cho bản thân, trước tiên mỗi người sinh viên cần nhận
thức đầy đủ và đúng đắn về các vấn đề sau: Thứ nhất, nhận thức đầy đủ về vai trò
của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho dân tộc một tài sản vô cùng quý giá, đó là hệ
thống tư tưởng của Người, đặc biệt là tư tưởng về đạo đức. Xã hội 8 đang có
những đổi thay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp con người tự giáo dục, rèn luyện mình,



Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

hướng mỗi người trở thành con người cách mạng vừa hồng vừa chuyên, góp phần
xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, nhận thức đầy đủ về vai trò và
nhiệm vụ của sinh viên Việt Nam với sự phát triển xã hội. Sinh viên là những trí
thức tương lai của đất nước, không ai hết mà chính họ sẽ là những người đóng vai
trò chủ chốt trong công cuộc CNH, HĐH đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của văn
minh trí tuệ, của sự phát triển KHKT, nên rất cần có những con người trẻ tuổi, có
trình độ và năng lực sáng tạo cao, có khả năng tiếp nhận cái mới rất nhanh và biết
thay đổi linh hoạt, thích nghi kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện
đại, đại diện cho một thế hệ tiên tiến mới. Nhiệm vụ của mỗi người sinh viên là nỗ
lực học tập, tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện bản thân, bằng những hoạt động cụ
thể góp phần xây dựng đất nước. Thứ ba, nắm vững nội dung tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh trong giai đoạn mới cùng với những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách
mạng.
b. Nội dung cụ thể.
Trên cơ sở những nhận thức cơ bản, mỗi người sinh viên sẽ vận dụng để tự rèn
luyện và tu dưỡng đạo đức ở từng nội dung cụ thể dựa trên các nguyên tắc xây
dựng đạo đức mới mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra.
b1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với
dân” cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn
mới; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất
nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu
nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm,
toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa



Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

xã hội. Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho
được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường quốc năm châu”.
Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần: Mỗi người sinh viên cần
nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha để chúng ta
có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay. Nâng
cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm
và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là
trung thành 9 vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, tự
do, thống nhất trọn vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào chuyền
thống dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính.
Trung với nước, hiếu với dân ngày nay luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền
làm chủ của nhân dân dưới ba hình thức: làm chủ đại diên, làm chủ trục tiếp và tự
quản cộng đồng; phải luôn kính già yêu trẻ, lễ độ với người lớn tuổi hơn mình, yêu
thương nhường thịn người nhỏ tuổi hơn. Biết giúp đở, chia sẻ và sống hòa đồng
với mọi người.
Trung với nước hiếu với dân là phải luôn có ý thức gìn giữ đoàn kết dân tộc,
đoàn kết trong lớp học, trong nhà trường, tập thể; kiên quyết đấu tranh không
khoang nhượng trước mọi mưu đồ trước thế lực thù địch, cơ hội chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân, chia rẽ đảng với nhân dân. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm
hại cho đất nước
b2: thực hiện đúng lời dậy: “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
“Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức truyeeng thống

quan hệ “đối với mình”, được chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa vận dụng và phát triển


Tưởng Hồ Chí Minh

GVHD: Th.s Lê Kinh Nam

phù hợp với yêu cầu của sụ nghiệp cách mạng trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo
đức cách mạng. Người là tấm gương mẩu mực về “cần, kiệm, liêm chính, chí công
vô tư”.
Hiểu rõ mối quan hệ gắn kết giữa “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”. “cần” mà
không “kiệm” thì như cái thùng không đáy làm bao nhiêu hết cần đấy; không
“kiệm” ắt sẽ không “liêm” vì cần tiền để xa sỉ nên sinh tham lam, bỏ rút của tập
thể, không “liêm” tức là làm việc tà bất “chính”.
Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phải kiên quyết chống lại
bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, nói không đi đôi với làm, nói nhìu làm ít, tư
lợi việc j có lợi cho mình thì “hăng hái”....; phải có thái độ rõ rệt lên án và đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trù mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi
xã hộ.
b3: yêu thương mọi người, phải đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
Dân tộc ta có truyền thống “lá lành đùm lá rách”, đó là truyền thống đạo đức
của cả dân tộc, mỗi người sinh viên cần phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Yêu
thương mỗi người là phải chia sẻ, giúp đỡ bạn bè mình cùng tiến bộ. Một người
giỏi giúp một người yếu được hai người giỏi, hai người giỏi giúp hai người nữa
được bốn người giỏi... cứ như vậy cả lớp điều giỏi, lớp nào cũng vậy thì cả trường
điều giỏi, trường nào cũng vậy thì mọi sinh viên điều giỏi. Sinh viên, thanh niên là
những người chủ tương lai của đất nước, nhất định đất nước ta sẻ giỏi, sẻ giàu
mạnh.
Yêu thương nhưng không phải bao che, giấu diếm, cố súy sai phạm cho nhau,

phải thẳng thắng góp ý, khéo léo phê bình cùng nhau rút kinh nghiệm, cùng nhau
tiền bộ hơn.


×