Tải bản đầy đủ (.docx) (153 trang)

Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 153 trang )

Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

MỤC LỤC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

DANH SÁCH KÝ HIỆU VÀ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt

Ý nghĩa

MHQLNL

Mô hình quản lý năng lượng

EnMS

Mô hinnhf quản lý năng lượng

QLNL

Quản lý năng lượng

EM

Người quản lý năng lượng

MR



Đại diện lãnh đạo cao nhất

ET

Đội quản lý năng lượng

SEU

Khu vực sử dụng năng lượng quan
trọng

CPTKNL

Chi phí tiết kiệm năng lượng

EnPIs

Các chỉ số hiệu quả năng lượng

HTQLNL

Hệ thống quản lý năng lượng

EMM

Ma trận đánh giá thực trạng quản lý
năng lượng

CBCNV


Cán bộ công nhân viên

NQLNL

Người quản lý năng lượng

TKHQNL

Tiết kiệm hiệu quả năng lượng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

DANH MỤC HÌNH VẼ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng


LỜI NÓI ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Năng lượng là một trong những ngành cơ sở hạ tầng (điện-đường-trường-trạm),
điều kiện quan trọng cơ bản để phát triển kinh tế xã hội. Năng lượng càng có vai trò
quan trọng trong hoàn cảnh nước ta tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, mở rộng quy mô nền kinh tế và hội nhập, thu hút đầu tư, hầu hết các ngành
kinh tế đều sử dung sản phẩm cuả ngành này. Năng lượng là nền tảng để tiến hành
cơ khí hóa, nâng cao năng suất và hiện đại hóa nền kinh tế. Hiện nay các nguồn
năng lượng đặc biệt là hóa thạch như than, dầu, khí đốt, ….. càng trở nên cạn kiệt,
trong khi đó những nguồn năng lượng xanh và năng lượng tái tạo còn đòi hỏi nhiều
thời gian nghiên cứu thử nghiệm, chưa đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế.
Việc sử dụng các nguồn năng lượng đã thải vào môi trường một lượng khí thải
khổng lồ gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu
ngày càng rõ rệt. Chính vì vậy mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới
đã có những chính sách và những biện pháp cụ thể nhằm khai thác, sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả, giảm thiểu sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch,
khuyến khích phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng
mặt trời, địa nhiệt, gió,…. Tuy nhiên phần nhiều các giải pháp hiện tại tập trung
chủ yếu ở từng phần đơn lẻ như là động cơ, nồi hơi hoặc bơm. Những hệ thống có
hiệu suất thấp sẽ sử dụng gấp hai lượng năng lượng so với hệ thống đã được tối
ưu hóa và đó chính là nguyên nhân gây nên sự phát thải nhà kính tăng nhanh một
cách đáng kể. Điều này đã làm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và chính
các nhà sản xuất phải thiết lập một mô hình quản lý năng lượng một cách tối ưu
nhằm giảm thiểu thất thoát năng lượng trong quá trình sản xuất, giảm chi phí sản
xuất, bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường.
Trước nhu cầu của toàn xã hội trong phạm vi toàn cầu, sự ra đời của tiêu chuẩn
ISO 50001 với tên của tiêu chuẩn là “Mô hình quản lý năng lượng – Các yêu
cầu và hướng dẫn sử dụng” sẽ đem lại các biện pháp quản lý năng lượng tích hợp
trong chu trình quản lý và hiện thực hóa các biện pháp cải thiện hiệu suất một cách

liên tục.
Do đó để áp dụng hiệu quả tiêu chuẩn này cần có những nghiên cứu, đánh giá
cần thiết trong điều kiện áp dụng tại Việt Nam. Nhận thức được tính cần thiết của
mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001. Áp dụng những kiến thức
đã được học và trên thực tế em đã lựa chọn đề tài “Xây dựng mô hình quản lý
năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng”.
2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Mục đích thực hiện đề tài là tìm hiểu về các mô hình quản lý năng lượng trên thế
giới nói chung và đặc biệt là mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

50001 nói riêng. Qua đó đưa ra phương pháp xây dựng và áp dụng tại Nhà máy giấy
Bãi Bằng
Phạm vi thực hiện đề tài là:
- Nghiên cứu, tổng hợp các mô hình quản lý năng lượng trên thế giới.
- Tìm hiểu về phương pháp xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu
chuẩn ISO 50001.
- Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà
máy giấy Bãi Bằng
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhằm xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho
Nhà máy giấy Bãi Bằng, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đồ án bao
gồm tổng hợp tài liệu và so sánh về các mô hình quản lý năng lượng, thu thập, tính
toán và phân tích số liệu tiêu thụ năng lượng tại đơn vị. Các nguồn tài liệu chính là
tài liệu về mô hình quản lý năng lượng theo các tiêu chuẩn trên thế giới nói chung

và theo tiêu chuẩn ISO 50001 nói riêng.
4. KẾT CẤU ĐỒ ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo đề tài tập
trung vào nội dung chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng quản lý năng lượng tại Nhà máy giấy Bãi Bằng
Chương III: Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001
cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

LỜI CÁM ƠN
Sau một thời gian thu thập, nghiên cứu và phân tích tài liệu cũng như số liệu cần
thiết, để hoàn thành được đồ án này, em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến:
- Tập thể các Thầy Cô trong Khoa QLNL đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Đình Tuấn
Phong - Giảng viên trường Đại học Điện Lực đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực tập quản lý, thực tập tốt nghiệp và cuối cùng là thực hiện đồ án này.
- Toàn thể ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên thuộc Nhà máy giấy Bãi Bằng
đã tạo điều kiện thuận lợi để em có điều kiện thu thập các thông tin hữu ích, đảm
bảo tính hiện thực của đồ án.
Tuy nhiên do kiến thức còn hạn hẹp, kiến thức còn hạn chế, kinh nghiệm còn
non kém sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của
các quý Thầy Cô giáo, các cán bộ công nhân viên và các đọc giả.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 01 năm 2017
Sinh viên thực hiện


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG

1.1.1. Khái niệm
Mô hình quản lý năng lượng (MHQLNL) là một phần trong hệ thống quản lý
của một tổ chức, được sử dụng để thiết lập chính sách, mục tiêu năng lượng; quản
lý để đạt được mục tiêu đó, đảm bảo sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm và hiệu
quả.
Để xây dựng việc quản lý năng lượng một cách hiệu quả tại cơ sở, thường phải
theo lộ trình từ trên xuống. Có sáu khía cạnh chính đảm bảo thành công về mô hình
quản lý năng lượng bao gồm:
- Chính sách năng lượng: Việc quản lý năng lượng một cách hiệu quả chỉ có thể
được thực hiện khi đơn vị có một chính sách năng lượng hợp lý và rõ ràng.
- Cấu trúc tổ chức quản lý năng lượng: Cần phải có phân công rõ ràng nhiệm vụ
quản lý năng lượng và lồng ghép công tác này với các chức năng quản lý khác tại
cơ sở.
- Cơ chế thúc đẩy, đào tạo nguồn nhân lực: Được thể hiện thông qua các kênh
thông tin được sử dụng để thông báo với cán bộ, nhân viên của toàn cơ sở về vấn
đề năng lượng.
- Cơ chế đo lường, giám sát sử dụng năng lượng: Được thể hiện thông qua việc
giám sát và lưu trữu – hiển thị đặc tính năng lượng tại cơ sở.
- Hệ thống truyền thông/marketing về năng lượng: Được thể hiện thông qua việc
truyền bá và nhân rộng ý thức về quản lý năng lượng và các bài học thành công về
quản lý năng lượng hiệu quả trong nội bộ Nhà máy và giữa các cơ sở với bên ngoài.

- Đầu tư dành cho hoạt động/dự án về sử dụng năng lượng: được thể hiện thông
qua chính sách và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các dự án tiết kiệm
hiệu quả năng lượng tại cơ sở.
Để xác định hiện trạng quản lý năng lượng có thể sử dụng Bảng ma trận quản lý
năng lượng (Energy Management Matrix, EMM). Trong quá trình xây dựng
MHQLNL, ma trận quản lý năng lượng được sử dụng cho việc đánh giá thực trạng
quản lý năng lượng giúp cơ sở nhận dạng được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác
quản lý năng lượng qua đó xác định thứ tự ưu tiên cho hoạt động hướng tới nhu cầu
và mục tiêu lâu dài.
1.1.2 Vai trò của mô hình quản lý năng lượng
Mô hình quản lý năng lượng đóng vai trò quan trọng trong mô hình quản lý năng
lượng của tổ chức. Bởi năng lượng đóng vai trò huyết mạch cho các hoạt động tại
đơn vị nên hệ thống này luôn được nhiều quan tâm từ các nhà quản lý.
Vai trò của MHQLNL đối với mỗi đơn vị, tổ chức là:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

- Cho phép quản lý hệ thống tiêu thụ năng lượng nhằm tiết kiệm chi phí năng
lượng; Giảm cho phí vận hành và bảo dưỡng;
- Nâng cao nhận thức của người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả.
- Xây dựng được kế hoạch và mục tiêu sử dụng năng lượng;
- Xây dựng được quy trình kiểm soát việc sử dụng năng lượng tại đơn vị từ đó
giúp cải tiến liên tục hiệu quả năng lượng;
- Chuẩn bị hệ thống báo cáo năng lượng;
- Hỗ trợ các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường…
Ngày nay, các nước trên thế giới đã và đang triển khai xây dựng mô hình quản lý
năng lượng thông qua các tiêu chuẩn về mô hình quản lý năng lượng được xây dựng

riêng để phù hợp với quy mô và đặc điểm của từng quốc gia hoặc khu vực.
1.1.3 Các tiêu chuẩn mô hình quản lý năng lượng đang áp dụng hiện nay
Hiện nay, một số quốc gia và khu vực trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn về
MHQLNL. Các tiêu chuẩn mô hình quản lý năng lượng đang được áp dụng hiện
nay được tổng hợp trong bảng 1.1 dưới đây.
Bảng 1. 1: Danh mục các tiêu chuẩn quốc gia/khu vực về mô hình quản lý năng lượng

Số hiệu tiêu chuẩn MHQLNL

Quốc gia/Khu vực

ANSI/MSE 2000:2000

Năm ban hành

Mỹ

2000

DS 2403:2001

Đan Mạch

2001

SS 627750:2003

Thuỵ Điển

2003


Ailen

2005

Tây Ban Nha

2007

Hàn Quốc

2007

Trung Quốc

2009

EN 16001:2009

Liên minh châu Âu

2009

SANS 879:209

Nam Phi

2009

ISO 50001


Quốc tế

2010

I.S 393:2005
UNE 216301:2007
KSA 400:2007
GB/T 23331:2009

Năm 2000, Mỹ đã ban hành tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về mô hình quản lý
năng lượng. Từ năm 2001 đến năm 2009, tại châu Âu đã ra đời sáu tiêu chuẩn,
trong đó có năm tiêu chuẩn quốc gia của Đan Mạch, Thuỵ Điển, Hà Lan, Ailen, Tây
Ban Nha và một tiêu chuẩn khu vực chung cho Liên minh châu Âu (EN 16001). Tại
châu Á, từ sau năm 2007 đến nay đã có hai quốc gia là Hàn Quốc và Trung Quốc
công bố tiêu chuẩn quốc gia về MHQLNL. Nhật Bản đã có yêu cầu pháp lý đối với
các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm cần phải có người quản lý năng lượng và
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

kế hoạch quản lý năng lượng.
Đặc điểm chung của các MHQLNL tiên tiến trên thế giới đó là:
Thứ nhất: Đều có đặc điểm xây dựng giống với những nguyên tắc cơ bản của
ISO, trong đó công tác quản lý năng lượng là một quá trình được liên tục cải tiến
theo chu trình bao gồm: Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Khắc phục (P-D-C-A).
Mô hình này được lặp lại liên tục trong hoạt động quản lý của tổ chức, kết quả của
chu trình này sẽ là nền tảng cho chu trình tiếp theo. Các đơn vị áp dụng mô hình
PDCA sẽ dễ dàng đánh giá lại kết quả hành động nhằm tối ưu liên tục hệ thống tiêu

thụ năng lượng hiện tại và giảm thiểu chi phí năng lượng một cách nhanh chóng.
Mô hình quản lý năng lượng theo PDCA rất dễ dàng được lồng ghép vào cấu trúc
quản lý hiện tại của đơn vị nếu như đơn vị đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9001, môi trường 14001….
Thứ hai: Yêu cầu xây dựng một cơ cấu thống nhất về quản lý năng lượng tại cơ
sở:
- Có cam kết của lãnh đạo về chính sách năng lượng;
- Có người quản lý năng lượng;
- Có nhóm/ban quản lý năng lượng;
- Xây dựng hệ thống thủ tục chuẩn hoá về năng lượng;
Thứ ba: Yêu cầu liên tục cải tiến hiệu quả năng lượng.
Mỗi tiêu chuẩn trên đều có những đặc điểm khác biệt do được xây dựng riêng
cho một quốc gia hay khu vực, chưa có tính phổ biến và đồng bộ. Ví dụ như: tiêu
chuẩn MSE 2000 và EN 16000 là hai MHQLNL có những đặc trưng riêng chủ yếu
áp dụng cho khu vực nước Mỹ và Liên minh châu Âu với điều kiện về tiến bộ khoa
học kỹ thuật và những điều kiện riêng về đặc trưng tiêu thụ năng lượng của các
quốc gia thuộc hai khu vực nói trên.
Do yêu cầu của thị trường quốc tế và để chuẩn hóa mô hình quản lý năng lượng,
ngày 15/6/2010 – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành tiêu chuẩn ISO 50001 –
Mô hình quản lý năng lượng và hướng dẫn sử dụng. ISO 50001 là bộ tiêu chuẩn
quốc tế áp dụng chung cho nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đến nay,
ISO 50001 đã được nhìn nhận như một công cụ quản lý năng lượng hữu hiệu trong
rất nhiều nhà máy, tổ chức quốc tế. Chính vì vậy đó là lý do ISO 50001 sẽ là tiêu
chuẩn được lựa chọn để xây dựng mô hình quản lý năng lượng trong báo cáo này.
Mục đích của các tiêu chuẩn về mô hình quản lý năng lượng là đưa ra một khuôn
khổ hệ thống cho các đơn vị, tổ chức nhằm đạt hiệu quả năng lượng. Các tiêu chuẩn
quốc gia và khu vực được sử dụng song song tuỳ theo đặc điểm và nhu cầu của từng
đơn vị, tổ chức khác nhau. Hiện nay, ba tiêu chuẩn MHQLNL của Mỹ (MSE 2000),
châu Âu (EN 16001) và Quốc tế (ISO 50001) được sử dụng rộng rãi và phổ biến
nhất. Trong đó, tiêu chuẩn của Mỹ được ban hành đầu tiên vào năm 2000 và đã trở

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

thành cơ sở nền tảng đối với mô hình quản lý năng lượng ở các quốc gia khác. Đối
với tiêu chuẩn của châu Âu thì được xây dựng dựa trên sự thống nhất và đồng thuận
từ các tiêu chuẩn quốc gia trong liên minh khu vực. Và tiêu chuẩn ISO 50001 mới
được ban hành trong thời gian gần đây đã thu hút nhiều sự quan tâm ở phạm vi quốc
tế.
1.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001

1.2.1. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 50001
Ngày 15/6/2010 – Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành tiêu chuẩn ISO
50001 – Mô hình quản lý năng lượng. Theo điều (3.9) Thuật ngữ và định nghĩa nêu
rõ mô hình quản lý năng lượng mô hình quản lý năng lượng là tập hợp các yếu tố
liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để thiết lập chính sách năng lượng và các mục
tiêu năng lượng, các quá trình, thủ tục để đạt được các mục tiêu đó.
ISO 5001 chỉ rõ các yêu cầu cho mô hình quản lý năng lượng của một tổ chức để
triển khai và thực hiện chính sách năng lượng, thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu năng
lượng và các kế hoạch hành động, có tính đến các thông tin và yêu cầu pháp luật
liên quan tới việc sử dụng năng lượng trọng điểm.
Một mô hình quản lý năng lượng cho phép tổ chức đạt được các cam kết chính
sách của mình thực hiện hành động cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng và
chứng minh tính phù hợp của hệ thống với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này.
1.2.2. Mục đích, đối tượng áp dụng
1.2.2.1. Mục đích
Tiêu chuẩn này đưa ra mô hình về một mô hình quản lý năng lượng cùng các
hướng dẫn sử dụng nhằm giúp tổ chức lập kế hoạch và quản lý sử dụng năng lượng
một cách có hệ thống. Đồng thời được thiết kế để tập trung vào việc cải tiến hiệu

suất năng lượng, góp phần tăng cường hiệu quả năng lượng, giúp sử dụng năng
lượng một cách khôn ngoan. Sự thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn này mong muốn hướng
tới sự giảm phát thải khí nhà kính, chi phí năng lượng.
Mục đích của tiêu chuẩn này là cho phép các tổ chức xây dựng hệ thống và quy
trình cần thiết để cải tiến hiệu suất năng lượng.
1.2.2.2. Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001
ISO 50001 không đưa ra các yêu cầu về mức hiệu suất năng lượng cụ thể cần đạt
được ngoại trừ việc cam kết về chính sách năng lượng của một tổ chức và nghĩa vụ
phải tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác mà tổ chức áp dụng. Vì vậy, nó
có thể được dùng để áp dụng cho:
- Bất kì tổ chức nào, không phân biệt quy mô tổ chức, loại hình sản xuất, cũng
như các điều kiện về địa lí, văn hóa hay xã hội. Việc thực hiện thành công hay
không phụ thuộc vào cam kết của tất cả các cấp và chức năng trong tổ chức và đặc
biệt là lãnh đạo cao nhất.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

- Tất cả các loại năng lượng được sử dụng. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế này
trên toàn thế giới góp phần cho việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng có
sẵn, tăng tính cạnh tranh, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường
liên quan.
Tài liệu dựa trên yếu tố nền móng chung trong tất cả các tiêu chuẩn hệ thống
quản lý của ISO, đảm bảo tính phù hợp cao với ISO 9001 (quản lý chất lượng) và
ISO 14001 (quản lý môi trường). Tổ chức có thể chọn việc tích hợp ISO 50001 với
hệ thống quản lý khác như chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
và các hệ thống quản lý khác.
Tiêu chuẩn ISO 50001 có thể được sử dụng để chứng nhận, đăng ký và tự công
bố cho mô hình quản lý năng lượng của tổ chức.

1.2.3. Lợi ích khi áp dụng hệ thống
Tiêu chuẩn ISO 50001 đã thiết lập một hệ thống cho các nhà máy công nghiệp,
các cơ sở thương mại hoặc toàn bộ tổ chức để quản lý năng lượng. Đây là một tiêu
chuẩn quan trọng để mọi tổ chức, nhà máy xây dựng và áp dụng nhằm nâng cao
hiệu suất sử dụng năng lượng của mình. Việc áp dụng tiêu chuẩn này sẽ mang lại
các lợi ích sau:
- Giúp đánh giá mức tiêu thụ và sử dụng năng lượng hiện tại;
- Tìm ra các giải pháp cải tiến nhằm sử dụng một cách tốt hơn các thiết bị sử
dụng năng lượng hiện tại;
- Giúp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của máy móc, thiết bị do đó giảm
mức năng lượng sử dụng và giảm bớt được chi phí đáng kể;
- Giúp tránh các khoản tiền phạt theo các chế tài xử lý vi phạm trong việc sử
dụng năng lượng;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tiến quản lý năng lượng đối với các dự án
giảm phát thải khí nhà kính;
- Góp phần giúp nhà máy phát triển bền vững, nâng cao hình ảnh và uy tín đối
với khách hàng.
1.3. QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 50001

ISO 50001 quy định các yêu cầu đối với mô hình quản lý năng lượng (EnMS),
theo đó một tổ chức có thể xây dựng và thực hiện chính sách năng lượng, thiết lập
các mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch hành động có tính đến các yêu cầu pháp lý và
thông tin liên quan đến việc sử dụng năng lượng quan trọng.
Để xây dựng MHQLNL theo tiêu chuẩn ISO 50001 hợp lý và thực hiện được
các nội dung trên, tuỳ theo đặc điểm riêng của đơn vị mình, nhà máy cần phải triển
khai theo các bước như sau:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1



Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Hình 1. 1: Sơ đồ quá trình xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO
50001

Mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 gồm các bước cơ bản
theo chu trình tuần hoàn PDCA (Plan – Do – Check – Act). Vì thế nó đảm bảo tính
tương thích tối đa với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý phổ biến khác như ISO
14001:2004, ISO 9001:2008, ISO 22000:2005… Do đó, một tổ chức có thể áp dụng
tiêu chuẩn một cách riêng lẻ hoặc kết hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác.
Một mô hình quản lý năng lượng được xây dựng nên nhằm đạt được các điều
sau:
- Tập trung vào quản lý;
- Xác định và ưu tiên vào hộ sử dụng năng lượng nhiều nhất;
- Xác định và tập trung vào các cán bộ chủ chốt ở mọi cấp;
- Tập trung dữ liệu và các phương pháp số liệu;
- Cải tiến liên tục.
Tất cả vì một mục tiêu: Cải tiến hiệu suất năng lượng.
1.3.1. Thiết lập chính sách năng lượng
1.3.1.1. Cam kết của lãnh đạo cao nhất
Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành công bước đầu của quá trình xây
dựng hệ thống QLNL cho mỗi nhà máy.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Hệ thống quản lý cần có một thành viên là người quản lý cấp cao nhất của tổ
chức để lãnh đạo các hoạt động về quản lý năng lượng. Ngoài ra, cần có một thành

viên để vận hành mô hình quản lý năng lượng hàng ngày.
Lãnh đạo cao nhất (TM – top management) có trách nhiệm quan trọng trong việc
hỗ trợ xây dựng MHQLNL và đảm bảo cải tiến liên tục hoạt động của hệ thống.
Điều này được thể hiện thông qua các cam kết từ lãnh đạo cao nhất bao gồm:
- Đảm bảo cung cấp về nguồn lực xây dựng và duy trì có hiệu quả MHQLNL;
- Đảm bảo cung cấp thông tin về tầm quan trọng của quản lý năng lượng trong tổ
chức;
- Thực hiện và duy trì chính sách năng lượng, phạm vi và ranh giới MHQLNL;
- Đảm bảo tính phù hợp của MHQLNL trong tổ chức;
- Định kỳ xem xét hoạt động của MHQLNL.
1.3.1.2. Phạm vi và ranh giới mô hình quản lý năng lượng
Việc xác định phạm vi và ranh giới của MHQLNL cho phép tổ chức tập trung nỗ
lực và nguồn lực trong quá trình hình thành và hoạt động của hệ thống.
Trong đó, ranh giới là giới hạn về địa lý hoặc địa điểm và/hoặc giới hạn về mặt
tổ chức do tổ chức xác định dựa trên hai cơ sở chính sau:
- Đặc thù tiêu thụ năng lượng tại các khu vực, cơ sở:
Từ đặc thù tiêu thụ năng lượng tại đơn vị sẽ cho biết những khu vực nào tiêu thụ
và sử dụng năng lượng chính tại nhà máy cũng như tiềm năng tiết kiệm năng lượng
tại từng khu vực.
- Quy mô cũng như năng lực triển khai tại đơn vị (nguồn lực, tài chính, thời
gian):
Mỗi Nhà máy, tổ chức khác nhau thì quy mô khác nhau, năng lực khác nhau
nên việc lựa chọn ranh giới cũng khác nhau, có thể là toàn bộ nhà máy nếu có đủ
điều kiện trên hoặc tập trung vào khu vực trọng điểm nếu chưa có đủ các điều kiện
trên.
Từ ranh giới MHQLNL, phạm vi của MHQLNL được xác định là các dạng năng
lượng hoặc các hệ thống, thiết bị, quy trình có liên quan đến việc sử dụng và tiêu
thụ các dạng năng lượng của tổ chức.
1.3.1.3. Thiết lập cơ cấu tổ chức ban quản lý năng lượng
Tổ chức cần phải có đội ngũ quản lý năng lượng gồm đại diện lãnh đạo, người

quản lý năng lượng và đội ngũ quản lý năng lượng để thực hiện các trách nhiệm quy
định khi xây dựng mô hình quản lý năng lượng cho đơn vị mình. Nếu tổ chức chưa
có đội ngũ này thì lãnh đạo cao nhất bắt buộc phải tiến hành bổ nhiệm các vị trí
như sau:
a, Bổ nhiệm đại diện lãnh đạo (Management Representative – MR)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Lãnh đạo cao nhất phải chỉ định (các) đại diện lãnh đạo với kỹ năng và năng lực
thích hợp. Ngoài các trách nhiệm khác, có trách nhiệm và quyền hạn đối với việc:
- Đảm bảo mô hình quản lý năng lượng được thiết lập, áp dụng, duy trì và cải
tiến liên tục theo tiêu chuẩn này;
- Nhận biết (những) người được cấp lãnh đạo thích hợp giao quyền để làm việc
với đại diện lãnh đạo trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý năng lượng;
- Báo cáo lãnh đạo cao nhất về hiệu quả năng lượng và việc thực hiện mô hình
quản lý năng lượng;
- Báo cáo lãnh đạo cao nhất về hiệu quả năng lượng và việc thực hiện mô hình
quản lý năng lượng;
- Đảm bảo rằng việc hoạch định các hoạt động quản lý năng lượng được thiết kế
nhằm hỗ trợ chính sách năng lượng của tổ chức;
- Xác định và trao đổi thông tin về trách nhiệm và quyền hạn nhằm tạo thuận lợi
cho việc quản lý năng lượng có hiệu lực;
- Xác định tiêu chí và phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng cả việc vận hành
và kiểm soát mô hình quản lý năng lượng đều có hiệu lực;
- Thúc đẩy nhận thức bề chính sách và các mục tiêu năng lượng ở tất cả các cấp
của tổ chức.
b, Bổ nhiệm cán bộ quản lý năng lượng (Energy Management – EM)
Cán bộ quản lý năng lượng cần có năng lực, có kỹ năng về quản lý năng lượng.

Nhiệm vụ của cán bộ quản lý năng lượng như sau:
- Chủ trì soạn thảo chính sách quản lý năng lượng;
- Đạt cam kết của các bộ phận;
- Chủ trì việc lập kế hoạch, xác định mục tiêu, mục đích, đề xuất tổ chức;
- Phối hợp hoạt động của các bộ phận;
- Tổ chức khảo sát, kiểm toán và đánh giá mô hình quản lý năng lượng;
- Chuẩn bị các công cụ và thủ tục giám sát cho mô hình quản lý năng lượng;
- Xem xét, cải thiện hoạt động, báo cáo quản lý cấp cao;
- “Điều phối viên” trong Ban quản lý năng lượng.
c, Thành lập đội quản lý năng lượng (Energy Team – ET)
Đội quản lý năng lượng gồm đại diện các bộ phận liên quan đến việc sử dụng
năng lượng, có chức năng triển khai các hoạt động trong mô hình quản lý năng
lượng và là cầu nối trung gian giữa lãnh đạo và nhân viên trong tổ chức. Vai trò của
đội quản lý năng lượng:
- Đánh giá thực trạng quản lý năng lượng ở các bộ phận và toàn nhà máy;
- Chuẩn bị chính sách năng lượng;
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

- Xác định các hộ sử dụng năng lượng đáng kể (Significant Energy Use – SEU,
là các khu vực/trang thiết bị có ảnh hưởng nhiều đến tổng mức tiêu thụ năng lượng
trong nhà máy);
- Xây dựng các quy trình làm việc, các sổ tay hướng dẫn liên quan;
- Xây dựng các chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI – Energy Performance
Indicator);
- Chuẩn bị mục tiêu và kế hoạch năng lượng;
- Giám sát việc thực hiện hế hoạch năng lượng;
- Hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch năng lượng;

- Phê duyệt các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện kế hoạch;
- Xem xét kiểm tra thực hiện;
- Xem xét và điều chỉnh chính sách, mục tiêu và kế hoạch năng lượng;
- Phổ biến thông tin về quản lý năng lượng.
Trên cơ sở thiết lập cơ cấu ban quản lý năng lượng và xác định rõ vai trò, trách
nhiệm cụ thể của các thành viên nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động quản lý sau
này. Vì vậy, căn cứ vào quyết định bổ nhiệm, EM hoặc MR cần đưa ra danh mục
tổng hợp vai trò và trách nhiệm của đội ngũ quản lý năng lượng.
1.3.1.4. Thiết lập chính sách năng lượng
Chính sách năng lượng thể hiện tuyên bố cam kết của tổ chức trong việc đạt
được cải tiến hiệu quả năng lượng. Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách
năng lượng và đảm bảo chính sách này phải bao gồm tối thiểu các nội dụng sau:
- Phù hợp với tính chất và quy mô sử dụng và tiêu thụ năng lượng của tổ chức.
- Cam kết đối với cải tiến hiệu suất năng lượng liên tục thông qua việc xây dựng
và hoàn thành các mục tiêu và chỉ tiêu có liên quan.
- Cam kết cung cấp thông tin và nguồn lực cần thiết để hoàn thành mục tiêu và
chỉ tiêu năng lượng.
- Cam kết tuân thủ các quy định pháp lý và các quy định khác về hoạt động sử
dụng năng lượng.
- Hỗ trợ việc mua sắm các sản phẩm và dịch vụ sử dụng năng lượng hiệu quả
trong điều kiện kinh tế cho phép.
- Hỗ trợ việc sử dụng các thực hành thiết kế hiệu quả năng lượng trong các dự án
mới.
- Chính sách nên được truyền thông cho tất cả các cấp của tổ chức.
- Được định kỳ xem xét và cập nhật khi cần thiết.
Lãnh đạo cấp cao duyệt, bạn hành và đảm bảo truyền đạt chính sách trong tổ
chức.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1



Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

1.3.2. Hoạch định năng lượng
Hoạch định năng lượng là việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý năng lượng,
nhằm cụ thể hoá cam kết và chính sách năng lượng thành các mục tiêu, chỉ tiêu và
kế hoạch hành động. Hoạch định năng lượng phải nhất quán với chính sách năng
lượng và phải hướng tới các hoạt động cải tiến liên tục hiệu suất năng lượng.
Trình tự hoạch định năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 bao gồm các bước:

Hình 1. 2: Quy trình hoạch định năng lượng

Sơ đồ chỉ rõ các bước hoạch định năng lượng là:
Bước 1: Xem xét các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác
Bước 2: Xem xét năng lượng
Bước 3: Thiết lập đường cơ sở năng lượng
Bước 4: Nhận diện các chỉ số hiệu quả năng lượng
Bước 5: Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động
Cụ thể như sau:
1.3.2.1. Xem xét các yêu cầu pháp lý
Tổ chức phải nhận biết, thực hiện và có hình thức truy cập thích hợp với các yêu
cầu pháp luật và các yêu cầu khác có liên quan tới việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả
năng lượng của tổ chức.
Tổ chức phải xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này tới việc sử dụng, tiêu
thụ và hiệu quả năng lượng của tổ chức và phải đảm bảo rằng các yêu cầu pháp luật
và các yêu cầu khác này được xét đến trong việc thiết lập, thực hiện và duy trì mô
hình quản lý năng lượng. Do đó EM cần theo dõi các yêu cầu này qua việc xác định
đối tượng áp dụng, hạn báo cáo, người chịu trách nhiệm và thời gian xem xét lại.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1



Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

1.3.2.2. Xem xét năng lượng
Xem xét năng lượng nhằm xác định hiện trạng sử dụng năng lượng, nhận biết
được các nguồn năng lượng đang sử dụng, các khu vực tiêu thụ năng lượng đáng
kể, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới việc sử dụng năng lượng và tìm ra các cơ
hội cải tiến tiềm tàng. Cụ thể các bước như sau:
- Thu thập, phân tích và theo dõi việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng trên cơ sở
dữ liệu đo lường và dữ liệu khác như hóa đơn năng lượng. Số liệu thu thập cần
được trình bày cụ thể về mặt thời gian, đơn vị, lượng năng lượng tiêu thụ. Và người
chịu trách nhiệm thu thập và quản lý dữ liệu có thể là EM hoặc ET từ các phòng kỹ
thuật hoặc sản xuất.
- Nhận dạng các hộ sử dụng năng lượng lớn có thể là thiết bị, quy trình, hệ thống
hay khu vực sử dụng nhiều năng lượng hoặc có tiềm năng cải thiện hiệu quả năng
lượng lớn và thiết lập danh sách này theo thứ tự tiêu thụ năng lượng và các thông số
vận hành quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng của hộ tiêu thụ này.
1.3.2.3. Thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng
Việc thiết lập đường cơ sở năng lượng và các chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPI)
nhằm xây dựng cơ sở đánh giá hiệu quả cải tiến năng lượng của hệ thống. Theo điều
3.6 và 3.13 của tiêu chuẩn ISO 50001, định nghĩa về đường cơ sở năng lượng và chỉ
số hiệu quả năng lượng như sau:
- Đường cơ sở năng lượng được sử dụng làm cơ sở so sánh, xác định hiệu quả
năng lượng, làm chuẩn đối chiếu trước và sau khi thực hiện các hoạt động cải tiến.
Đường năng lượng cơ sở có thể được chuẩn hóa bằng cách sử dụng các biến số ảnh
hưởng đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng ví dụ như nhiệt độ ngày, sản
phẩm…
- Chỉ số hiệu quả năng lượng (EnPIs) là giá trị hoặc thước đo định lượng của
hiệu quả năng lượng, do tổ chức xác định dựa trên hiệu quả tốt nhất có thể đạt được.
Tổ chức phải thiết lập (các) đường cơ sở năng lượng sử dụng thông tin trong
xem xét năng lượng ban đầu có xét đến kỳ dữ liệu phù hợp tới việc sử dụng và tiêu

thụ năng lượng của tổ chức. Các thay đổi trong hiệu suất năng lượng phải được đo
lường, đối chiếu với (các) đường cơ sở năng lượng.
Để thiết lập đường cơ sở năng lượng và chỉ số hiệu quả năng lượng cần tiến
hành các bước như sau.
a, Xác định các biến số liên quan có ảnh hưởng đến việc sử dụng và tiêu thụ
năng lượng
Nhận dạng các biến số liên quan ảnh hưởng đến việc sử dụng năng lượng nhằm
xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng, ước tính việc sử
dụng năng lượng trong tương lai và xác định những người có tác động đến tiêu thụ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

năng lượng, phương pháp đo hiện tại nhằm xây dựng kế hoạch đo lường và đào tạo
cần thiết sau này. Các nhân tố tác động có thể là:
- Thời tiết;
- Kế hoạch vận hành (ngày, giờ, ngày lễ);
- Biến đầu vào, ví dụ nguyên vật liệu hoặc độ ẩm;
- Biến đầu ra, ví dụ lượng sản phẩm;
- Mùa nào trong năm, áp dụng cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhu cầu thay đổi theo
mùa;
- Yếu tố liên quan đến dây chuyền sản xuất, ví dụ số giờ/ca vận hành.
EM hoặc ET của phòng sản xuất, kỹ thuật cần xây dựng danh mục và bảng quản
lý, thu thập các biến số liên quan như đã nêu trên.
b, Thiết lập đường cơ sở năng lượng
Trên cơ sở xác định các biến số có ảnh hưởng đến việc sử dụng và tiêu thụ năng
lượng người quản lý năng lượng có trách nhiệm thiết lập đường cơ sở năng lượng
tại đơn vị mình. Tùy vào sự dao động của các biến số mà đưa ra phương thức xây
dựng như sau:

- Mô hình giản đơn là mô hình mà tại đó đường cơ sở năng lượng chỉ phản ánh
năng lượng tiêu thụ tại năm cơ sở trong trường hợp các biến số không thay đổi đáng
kể trong thời gian sử dụng và tiêu thụ năng lượng hoặc không có biến số ảnh hưởng.
Ví dụ số lượng nhân viên trong tòa nhà không đổi, sản lượng sản phẩm hàng năm
không đổi. Các bước tiến hành như sau:
+ Chọn kỳ cơ sở là năm/giai đoạn thể hiện đặc trưng tiêu thụ năng lượng của cơ
sở mang tính xu hướng, chu kỳ. Người ta thường chọn một năm gần nhất với thời
điểm hiện tại mà không có các biến động đáng kể như thời tiết, chiến tranh, thiên
tai…
+ Biểu diễn bằng biểu đồ dựa trên dữ liệu sử dụng và tiêu thụ năng lượng tại
năm cơ sở.
- Mô hình chuẩn hóa là mô hình mà tại đó đường cơ sở năng lượng phản ánh
mối liên hệ giữa năng lượng tiêu thụ và các biến liên quan như đã xác định ở nội
dung trên. Phương pháp được sử dụng trong trường hợp này là phương pháp hồi
quy. Đây là một công cụ cơ bản dùng để nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một
biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác
(được gọi là biến độc lập hay giải thích). Chi tiết các bước xây dựng đường cơ sở
năng lượng theo mô hình chuẩn hóa được trình bày tại phụ lục 1.
Trên cơ sở nhận dạng SEU và các biến ảnh hưởng cần lập kế hoạch đo lường và
đào tạo để triển khai trong quá trình thực hiện quản lý hệ thống.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Kế hoạch đo lường cần nêu rõ các SEU, vị trí đo, mục đích đo lường, tình trạng,
loại thiết bị sử dụng, đơn vị, giới hạn đo, khả năng kết nối, người chịu trách nhiệm
đo lường.
Đối với kế hoạch đào tạo do mỗi chức vụ có mức ảnh hưởng khác nhau đến tiêu

thụ năng lượng của từng SEU cần phải xác định nhu cầu đào tạo và kế hoạch đào
tạo cụ thể. Trong đó nhu cầu đào tạo cần chỉ rõ từng đối tượng cần đào tạo (tên,
chức vụ, phòng ban), mức ảnh hưởng đến tiêu thụ năng lượng và nhu cầu đào tạo.
Có hai hoạt động đào tạo là:
- Đào tạo nhận thức: là hoạt động đào tạo không thể thiế nhằm giúp toàn thể
nhân viên hiểu rõ về chính sách năng lượng, tầm quan trọng của mô hình quản lý
năng lượng, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của việc cải thiện hiệu suất
năng lượng, tác động tới hoạt động tiêu thụ năng lượng, mục tiêu, chỉ tiêu năng
lượng.
- Đào tạo năng lực: là hoạt động có tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao ý thức,
kỹ năng, kinh nghiệm đối với các nhân viên có ảnh hưởng quan trọng đến việc sử
dụng năng lượng bao gồm nhu cầu đào tạo vận hành, bảo dưỡng, quản lý.
Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo cần đưa ra một kế hoạch đào tạo cụ
thể về người phụ trách đào tạo, phương pháp, tài liệu sử dụng, ngày bắt đầu, kết
thúc.
c, Thiết lập chỉ số hiệu quả năng lượng
Việc cải thiện hiệu quả năng lượng được xác định bằng cách so sánh EnPIs hiện
tại so với giá trị ban đầu từ đường năng lượng cơ sở.
EnPIs có thể là một tham số đơn giản, tỷ lệ đơn giản hoặc một mô hình phức tạp
thông qua phân tích hồi quy. EnPI có thể bao gồm năng lượng tiêu thụ trung bình
trên một đơn vị sản xuất hoặc là mô hình đa biến.
Bảng 1. 2: Một số EnPI thường được sử dụng

Đại lượng đầu ra, đơn vị

Năng lượng đầu vào,
đơn vị

Đơn vị EnPI


Khối lượng: lb, ton

Nhiệt, Btu

Btu/lb, Btu/ton

Số sản phẩm: cái, chiếc…

Nhiệt, Btu

Btu/chiếc

Số lượng khách hàng: người, Nhiệt, Btu

Btu/người

hộ…
Khối lượng: lb, ton

Điện, kWh

kWh/lb, kWh/người

Số sản phẩm: cái, chiếc…

Điện, kWh

kWh/chiếc

Số lượng khách hàng: người


Điện, kWh

kWh/người

1.3.2.4. Nhận dạng các cơ hội cải tiến
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

Sau khi nhận dạng các SEU việc cần thiết là phải tiến hành nhận dạng các cơ hội
cải thiện hiệu quả năng lượng căn cứ từ thực trạng sử dụng và tiêu thụ năng lượng
tại đơn vị đặc biệt là các SEU. Đây là bước quan trọng trong nỗ lực xây dựng các
dự án tiết kiệm năng lượng một cách hiệu quả. Tổ chức phải nhận biết EnPIs phù
hợp để giám sát và đo lường hiệu quả năng lượng. Phương pháp để xác định và cập
nhật EnPIs phải được lưu hồ sơ và xem xét định kỳ.
Việc lựa chọn, ưu tiên các cơ hội tiết kiệm năng lượng đòi hỏi nhà quản lý
(EN/MR) phải xác định được các tiêu chí xếp hạng với mỗi cơ hội cải tiến (dự án
năng lượng). Mỗi nhà máy khác nhau có thể tự đưa ra các tiêu chí khác nhau. Nhìn
chung, các tiêu chí chính được hầu hết nhà máy quan tâm, chú trọng bao gồm:
Bảng 1. 3: Các tiêu chí đánh giá dự án năng lượng

Tiêu chí
Chi phí năng lượng
tiết kiệm hàng năm

Mức độ và mô tả
1


2

3

Từ 200 triệu tới Từ 500 triệu
Ít hơn 200 triệu 500 triệu
đến 2 tỷ
Nhỏ hơn 6
tháng

4
Trên 2 tỷ

Thời gian triển khai

Hơn 1 năm

Từ 6 đến 12
tháng

Thời gian hoàn vốn

Hơn 3 năm

Từ 6 đến 12
Từ 2 đến 3 năm tháng

Nhỏ hơn 6
tháng


Tác động đến môi
trường, sức khỏe và
an toàn

Tác động tiêu
cực gây ảnh
hưởng vượt
giới hạn cho
phép

Tác động tiêu
cực gây ảnh
hưởng trong
giới hạn cho
phép

Tác động
tích cực

Không ảnh
hưởng

Ngay lập tức

Các mô tả này mang tính tham khảo, tùy vào từng nhà máy mà đưa ra mức độ
cho từng tiêu chí.
- Chi phí năng lượng tiết kiệm hàng năm: đây là tiêu chí quan trọng và luôn
dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà máy. Chi phí năng lượng tiết kiệm
hàng năm được xác định dựa trên công thức:
CPNLTK = A*g

Trong đó:
CPNLTK: Chi phí năng lượng tiết kiệm hàng năm
A: Năng lượng tiết kiệm hàng năm
g: Giá năng lượng
- Thời gian hoàn vốn của dự án: là độ dài cần thiết để thu nhập từ dự án có thể
bù đắp hay khôi phục lại được chi phí đầu tư dự án. Thời gian hoàn vốn càng lâu,
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

dự án càng thể hiện khả năng hoàn vốn chậm. Thời gian hoàn vốn được tính theo
công thức:
+ Thời gian hoàn vốn không tính đến chiết khấu:

+ Thời gian hoàn vốn có tính đến chiết khấu:

- Thời gian triển khai dự án: là yếu tố thể hiện nỗ lực thực hiện dự án. Thời gian
triển khai dự án càng lâu đòi hỏi nhà máy bỏ ra nhiều nhân lực, vật lực để thực hiện
và ngược lại.
- Tác động đối với môi trường, sức khỏe và độ an toàn: cũng là tiêu chí cần phải
xét đến. Bởi nếu hoạt động tiết kiệm dù đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất mà gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe hay độ an toàn trong quá trình
hoạt động thì đều phải cân nhắc, xem xét thay thế bằng giải pháp khác. Tùy vào
mức độ ảnh hưởng mà xếp loại từ ảnh hưởng nghiêm trọng, có ảnh hưởng nhưng ở
mức cho phép, không ảnh hưởng đến cải thiện môi trường, sức khỏe hay độ an toàn.
1.3.2.5. Xây dựng mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 50001, tổ chức phải thiết lập, áp dụng và duy
trì các mục tiêu năng lượng dạng băn bản ở các bộ phận chức năng, các cấp hoặc cơ
sở thích hợp trong phạm vi tổ chức. Kết quả cần phải đạt được ở bước này là đưa ra

định lượng cụ thể cho mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng. Trong đó cần dựa trên cơ sở
thiết lập khuôn khổ thời gian thực hiện, tính đến những yêu cầu pháp lý và yêu cầu
khác, các SEU và các cơ hội để cải tiến hiệu quả năng lượng, như được xác định
trong bước xem xét năng lượng. Phân biệt giữa mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng như
sau:
- Mục tiêu năng lượng: là kết quả hay thành tựu quy định được lập ra để đáp ứng
chính sách năng lượng của tổ chức liên quan đến hiệu quả năng lượng được cải tiến.
- Chỉ tiêu năng lượng: là yêu cầu chi tiết và định lượng về hiệu quả năng lượng,
áp dụng cho tổ chức hoặc các bộ phận của tổ chức, xuất phát từ mục tiêu năng
lượng và cần được thiết lập và đáp ứng để đạt được mục tiêu này.
1.3.2.6. Xây dựng kế hoạch hành động
Theo tiêu chuẩn ISO 50001, tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì các mục
tiêu và chỉ tiêu năng lượng bằng văn bản tại các chức năng, các cấp, quá trình hoặc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

phương tiện liên quan trong tổ chức. Trình tự thời gian phải được thiết lập để đạt
được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng.
- Ấn định rõ trách nhiệm các đối tượng tham gia;
- Phương thức và khuôn khổ thời gian đạt được các chỉ tiêu riêng lẻ;
- Tuyên bố về phương pháp kiểm tra xác nhận cải tiến hiệu quả năng lượng;
- Tuyên bố về phương pháp kiểm tra, xác nhận kết quả.
Các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng phải nhất quán với chính sách năng lượng.
Chỉ tiêu phải nhất quán với mục tiêu. Kế hoạch hành động đưa ra nhằm cụ thể hóa
để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng.
1.3.3. Triển khai thực hiện và vận hành
Tổ chức phải sử dụng các kế hoạch hành động và kết quả đầu tư từ quá trình

hoạch định để thực hiện và điều hành. Đây là giai đoạn triển khai thực hiện các hoạt
động quản lý và điều hành dựa trên các kết quả đầu ra của hoạt động hoạch định
năng lượng, bao gồm:
- Thực hiện triển khai các hoạt động đào tạo, thiết kế và thực hiện chiến dịch
nâng cao nhận thức cho những người làm việc cho tổ chức hoặc nhân danh tổ chức
nhằm đảm bảo họ có đủ năng lực cần thiết để vận hành mô hình quản lý năng
lượng.
- Thực hiện truyền đạt và trao đổi thông tin trong nội bộ và với các bên liên quan
về mô hình quản lý năng lượng của tổ chức.
- Thiết lập hệ thống tài liệu nội bộ và kiểm soát tài liệu, hồ sơ liên quan tới
MHQLNL
- Tiến hành việc duy trì và điều hành mô hình quản lý năng lượng.
- Quá trình cải tiến, nâng cao thiết bị và công nghệ cần chú ý tới việc các cơ hội
cải tiến hiệu quả năng lượng khi thiết kế và mua sắm mới.
1.3.3.1. Triển khai đào tạo
Tổ chức phải đảm bảo bất kì nhân viên nào làm việc cho tổ chức hoặc thay mặt
tổ chức có liên quan đến việc sử dụng năng lượng đáng kể phải có đủ năng lực trên
cở sở giáo dục, đào tạo, kỹ năng hoặc kinh nghiệm thích hợp. Tổ chức phải nhận
biết các nhu cầu đào tạo cần thiết có liên quan đến việc kiểm soát sử dụng năng
lượng đáng kể và điều hành mô hình quản lý năng lượng. Tổ chức phải đào tạo hoặc
tiến hành các hành động khác để đáp ứng các nhu cầu này.
Tổ chức phải đảm bảo các cá nhân làm việc hoặc thay mặt tổ chức phải có nhận
thức về:
- Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách năng lượng, các thủ tục và với
các yêu cầu của mô hình quản lý năng lượng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng


- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của họ trong việc đạt được các yêu cầu của
mô hình quản lý năng lượng.
- Lợi ích của việc cải tiến hiệu suất năng lượng.
- Tác động thực tế hoặc tiềm ẩn với khía cạnh sử dụng và tiêu thụ năng lượng
trong các hoạt động của họ và cách thức đóng góp các hoạt động của họ trong việc
đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng, và các hậu quả tiềm ẩn của việc
không tuân thủ các thủ tục hay quy định.
1.3.3.2. Thực hiện việc truyền đạt và trao đổi thông tin
Việc thực hiện truyền đạt và trao đổi thông tin trong và ngoài nội bộ nhà máy là
một trong những yêu cầu mà tiêu chuẩn ISO 50001 đưa ra nhằm mục đích sau:
- Truyền thông trong nội bộ tổ chức nhằm đưa mô hình quản lý năng lượng vào
văn hóa của tổ chức. Đây là kênh thông tin hai chiều đảm bảo các nhân viên hiểu rõ
chính sách năng lượng, nhận thức năng lượng, tiến độ quản lý năng lượng, các ứng
dụng thành công của hệ thống, đồng thời tạo cho nhân viên các cơ hội để đóng góp
đưa ra ý tưởng về cải thiện hiệu quả năng lượng.
- Truyền thông bên ngoài nhà máy sẽ là cần thiết đáp ứng các yêu cầu về giấy
phép môi trường, mua bán khí thải…
- Để đảm bảo hiệu quả trao đổi thông tin, EM/ET cần xây dựng kế hoạch trao
đổi thông tin. Trong đó chỉ rõ đối tượng trao đổi, loại thông tin trao đổi, phương
thức và tần suất trao đổi.
1.3.3.3. Thiết lập hệ thống tài liệu nội bộ
Tổ chức phải thiết lập, thực hiện và duy trì thông tin, dạng bản giấy, điện tử hoặc
phương tiện truyền thông bất kỳ, để mô tả các yếu tố cốt lõi của mô hình quản lý
năng lượng và sự tương tác của các yếu tố này.
Hệ thống tài liệu quản lý năng lượng phải bao gồm:
- Phạm vi và ranh giới của mô hình quản lý năng lượng
- Chính sách năng lượng
- Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và các kế hoạch hành động
- Các tài liệu, gồm cả hồ sơ theo yêu cầu của tiêu chuẩn này
- Các tài liệu cần thiết khác do tổ chức xác định.

- Việc kiểm soát tài liệu cần đáp ứng các yêu cầu bao gồm:
- Được phê duyệt trước khi sử dụng
- Rà soát và cập nhật định kỳ
- Kiểm soát việc sửa đổi
- Phải hợp pháp và có thể xác minh được
- Phải dễ dàng định vị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


Xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 cho Nhà máy giấy Bãi Bằng

- Chỉ lưu hành các phiên bản mới nhất
1.3.3.4. Kiểm soát vận hành
Kiểm soát vận hành là hoạt động quan trọng của mô hình quản lý năng lượng.
Các hoạt động triển khai bao gồm hoạt động kiểm soát vận hành và bảo dưỡng hiệu
quả năng lượng. Trong đó cần tập trung ưu tiên áp dụng đối với các SEU đã được
xác định từ quá trình xem xét năng lượng.
Kiểm soát vận hành hiệu quả năng lượng cần đảm bảo tuân thủ quy trình, thông
số kỹ thuật theo tài liệu hướng dẫn vận hành của nhà chế tạo máy móc, tài liệu
hướng dẫn vận hành đối với các hệ thống, quy trình vận hành, có ghi chép vận hành
định kỳ thông qua việc thiết lập các thông số vận hành chính, có hoạt động đào tạo
năng lực và nâng cao nhận thức đối với những người có tác động lớn đến hoạt động
sử dụng năng lượng.
Kiểm soát bảo dưỡng hiệu quả năng lượng các thiết bị sử dụng năng lượng lớn
nhằm đảm bảo tính chính xác và sẵn sàng của thiết bị/hệ thống. Đây cũng chính là
một trong những giải pháp hiệu quả năng lượng thông qua hoạt động đào tạo việc
bảo dưỡng, nâng cao nhận thức về vai trò và tác động đến hiệu quả năng lượng,
đồng thời lập lịch bảo dưỡng theo kế hoạch.
1.3.3.5. Thiết kế và thu mua các dịch vụ, sản phẩm, thiết bị năng lượng và năng
lượng

Tổ chức phải xem xét các cơ hội cải tiến hiệu quả năng lượng và kiểm soát vận
hành trong thiết kế cơ sở vật chất, thiết bị, hệ thống và quá trình mới, được sửa đổi
và cải tạo có thể có tác động đáng kể tới hiệu quả năng lượng. Trong đó cần đánh
giá tiềm năng thiết kế để phát hiện các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Do đó phải thể
hiện rõ đối tượng thiết kế, các cơ hội hoặc công nghệ có thể sử dụng, người chịu
trách nhiệm thiết kế, lợi ích mong đợi.
Thu mua các dịch vụ, sản phẩm, thiết bị năng lượng và năng lượng có tác động
đáng kể tới hiệu suất sử dụng năng lượng. Vì vậy cần phải thông báo cho nhà cung
ứng rằng việc thu mua sẽ được đánh giá phần nào trên cơ sở hiệu quả năng lượng.
Tổ chức phải thiết lập và áp dụng các tiêu chí để đánh giá việc sử dụng, tiêu thụ và
hiệu suất năng lượng trong toàn bộ vòng đời hoạt động theo kế hoạch dự kiến khi
thu mua năng lượng sử dụng sản phẩm, thiết bị và dịch vụ dự kiến có tác động đáng
kể tới hiệu quả năng lượng của tổ chức.
1.3.4. So sánh kết quả thực hiện và lên kế hoạch
Đây là quá trình nhằm đánh giá kết quả và mức độ thực hiện các hoạt động quản
lý năng lượng, việc triển khai được thực hiện thông qua các hoạt động:
1.3.4.1. Kiểm tra kết quả thực hiện qua các đặc tính chủ chốt có ảnh hưởng tới
mô hình quản lý năng lượng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Cường_D7QLNL1


×