Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
KHOA QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
---------***---------

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG
TY TNHH THỜI TRANG STAR

Giáo viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Thị Kim Duyên
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Hải

Chuyên ngành

: Quản lý năng lượng.

Lớp

: D7_QLNL 1

Khóa

: 2012-2017

Hà Nội 1 / 2017


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
Khoa Quản lý Năng lượng



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Kim Duyên
Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Văn Hải

Tên đề tài: Kiểm toán năng lượng tại công ty TNHH Thời Trang Star.
Tính chất đề tài:
.........................................................................................................………………
.........................................................................................................………………
.........................................................................................................………………
.........................................................................................................………………
NỘI DUNG VÀ NHẬN XÉT:
1. Tiến trình thực hiện đồ án:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…….…………………………………………………………………………………
2. Nội dung cơ sở của đồ án:
-

Cơ sở lý thuyết:

………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
- Các số liệu, tài liệu thực tế:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Hình thức của đồ án:
-

Hình thức trình bày:

………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
-


Kết cấu đồ án:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Những nhận xét khác:
………………………………………………………..………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
Khoa Quản lý Năng lượng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Kim Duyên
Họ và tên sinh viên

: Nguyễn Văn Hải.

Tên đề tài: Kiểm toán năng lượng tại công ty TNHH Thời Trang
Star.
Tính chất đề tài:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
I. NỘI DUNG VÀ NHẬN XÉT:
1. Tiến trình thực hiện đồ án:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Nội dung cơ sở của đồ án:
- Cơ sở lý thuyết:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

Các số liệu, tài liệu thực tế:
……………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3 Hình thức của đồ án:
- Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
- Kết cấu của đồ án:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Những nhận xét khác:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
…………………………….…………………………………………………………
Hà Nội, ngày tháng

năm 2017

GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

Khoa Quản lý năng lượng

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU THEO DÕI
QUÁ TRÌNH LÀM ĐỒ ÁN CỦA SINH VIÊN
Họ và tên

:

Nguyễn Văn Hải

Lớp


:

D7_QLNL1

Giáo viên hướng dẫn

:

Nguyễn Thị Kim Duyên

TT

Ngày
tháng

Xác nhận của giáo
viên hướng dẫn

Nội dung công việc

1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………
Ngày

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

tháng

năm 2017


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1
Sự cần thiết và lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 2
Mục đích và phạm vi thực hiện đề tài .................................................................................. 2
Nội dung thực hiện đề tài. ........................................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: .................................................................................................................................... 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG ................................................ 1
1.1. KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG. ..................................................... 1
1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG .......................................................... 1
1.2.1
Kiểm toán năng lượng sơ bộ ............................................................................. 3
1.2.1.1. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ ....................................... 4
1.2.1.2. Kết quả của quá trình kiểm toán năng lượng sơ bộ. .................................. 5
1.2.2
Kiểm toán năng lượng chi tiết: .......................................................................... 5
1.2.2.1. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết .................................... 5

1.2.2.2. Kết quả của quá trình kiểm toán năng lượng chi tiết ................................ 7
1.2.3. Phân tích kiểm toán .................................................................................................. 7
1.2.3.1. Xây dựng bảng cân bằng năng lượng ............................................................ 8
1.2.3.2. Đối với hệ thống điện: ....................................................................................... 8
1.2.3.3. Hệ thống điều hòa không khí .......................................................................... 8
1.2.3.4. Hệ thống chiếu sáng ........................................................................................... 9
1.2.3.5. Hệ thống lò hơi và phân phối hơi .................................................................10
1.2.3.6. Hệ thống khí nén ...............................................................................................10
1.2.3.7. Hệ thống các thiết bị, động cơ sản xuất ......................................................11
1.2.4 Lập báo cáo kiểm toán năng lượng .................................................................. 11
1.3. CÁC THIẾT BỊ PHỤC VỤ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG. ............................. 12
1.3.1 Máy đo và phân tích chất lượng điện năng ...................................................... 12
1.3.2 Nhiệt kế hồng ngoại. .............................................................................................. 13
1.3.3 Thiết bị đo độ sáng. ................................................................................................ 14
1.4 MỘT SỐ NÉT ĐẶC THÙ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH
DỆT MAY ................................................................................................................................. 15
1.4.1. Đặc thù năng lượng trong ngành dệt - may....................................................... 15
1.4.2. Phương thức KTNL cho nghành dệt may .......................................................... 16
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................................... 17
CHƯƠNG II .................................................................................................................................. 18
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR........ 18
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THỜI TRANG STAR ... 18
2.1.1 Quá trình hình và phát triển của công ty TNHH Thời Trang Star ............... 18
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận của công
ty TNHH Thời Trang Star ................................................................................................. 19
2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .........................................................................................19
2.1.2.2 chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ...................................................20
2.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG................................ 21
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.1. Mục tiêu ...................................................................................................................... 21
2.2.2. Xây dựng hệ thống mẫu phiếu khảo sát cho công ty TNHH Thời Trang
Star. .......................................................................................................................................... 21
2.2.3. Kế hoạch khảo sát, đo đạc hệ thống năng lượng ............................................. 21
2.3. SẢN PHẨM VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH THỜI
TRANG STAR ......................................................................................................................... 22
2.3.1. Các nguyên vật liệu đầu vào ................................................................................. 22
2.3.2. Các loại sản phẩm .................................................................................................... 22
2.3.3. quy trình công nghệ ............................................................................................... 26
2.4. HIỆN TRẠNG CUNG CẤP VÀ TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG. ....................... 27
2.4.1. Hệ thống cung cấp điện ......................................................................................... 27
2.4.2 Các dạng năng lượng tiêu thu ................................................................................ 29
2.4.3. Hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng điện của công ty TNHH Thời
Trang Star ............................................................................................................................... 30
2.4.3.1 Hệ thống máy may ............................................................................................33
2.4.3.2 Hệ thống máy nén khí......................................................................................34
2.4.3.3 Hệ thống chiếu sáng. ........................................................................................37
2.4.3.4. Hệ thống đièu hòa không khí. .......................................................................39
2.4.3.5 Hệ thống bơm – quạt thông gió. ....................................................................39
2.4.4. Hệ thống cung cấp và tiêu thụ nhiên liệu Dầu DO ........................................ 40
2.4.5 Thiết lập cân bằng năng lượng cho nhà máy ..................................................... 42
2.5. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG CỦA CÔNG TY . 43
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 45
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO CÔNG TY
TNHH THỜI TRANG STAR .................................................................................................. 46
3.1. RÀNG BUỘC VÈ TÀI CHÍNH – KỸ THUẬT…………………………..........46
3.1.1. Về tài chính............................................................................................................... 46
3.1.2. Các thông số về năng lượng ................................................................................. 47

3.1.3. Cơ sở đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng ....................................... 47
3.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ…………………………………………….… 48
3.2.1. Tổ chức quản lý năng lượng ............................................................................... 48
3.2.2. Lắp đặt các đồng hồ phụ tại các phân xưởng .................................................. 49
3. 2.3. Xây dựng chiến lược sử dụng năng lượng bền vững .................................... 50
3.2.4. Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001 ........ 51
3.2.5 Kết luận ........................................................................................................................ 53
3.3. Các giải pháp kỹ thuật……………………………………………………………...... 53
3.3.1. Giải pháp thay thế bóng đèn T5 28 W sang bóng đèn Ledtube 18 W ....... 53
3.3.2. Giải pháp cải tạo môi trường đặt máy nén khí dây chuyền 2 ....................... 56
3.3.3. Giải pháp bọc bảo ôn các vị trí các van mặt bích ............................................ 58
TỔNG KẾT CHƯƠNG III ........................................................................................................ 62
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...….64
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC HÌNH ẢNH.
Hình 1.1: Sơ đồ sử dụng năng lượng .............................................................................1
Hình 1.2: Sơ đồ quy trình kiểm toán năng lượng........................................................2
Hình 1.3: Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng......................................................3
Hình 2.1: Công ty TNHH thời trang Star ..................................................................18
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức nhân sự của công ty ..........................................................19
Hình 2.3: Nguyên liệu vải .........................................................................................22
Hình 2.4: Mẫu sản phẩm của công ty........................................................................23
Hình 2.5 Mẫu sản phẩm của công ty .........................................................................23
Hình 2.5 quy trình công nghệ của công ty TNHH Thời Trang Star. ........................26
Hình 2.6: Sơ đồ cấp điện tại Công ty TNHH thời trang Star ....................................27
Hình 2.7: ảnh tủ điện tổng cấp điện cho công ty......................................................28

Hình 2.8: Hệ thống máy may. ...................................................................................33
Hình 2.9: Hệ thống máy nén khí ...............................................................................34
Hinh 2. 10: Máy nén khí tại dây chuyền 1 và dây chuyền 2 .....................................34
Hình 2.11: khu vực đặt máy nén khí của dây chuyền 2 của công ty ........................35
Hình 2.12: Sơ đồ cung cấp khí nén cho công ty .......................................................35
Hình 2.13: Kết quả đo kiểm máy nén khí số 2 – 37 kW dây chuyền 2. ...................36
Hình 2.14: Hệ thống chiếu sáng ................................................................................37
Hình 2.15: Hệ thống điều hòa của công ty ................................................................39
Hình 2.16: Hệ thống thông gió. .................................................................................40
Hình 2.17: Lò hơi của công ty...................................................................................40
Hình 2.18: Sơ đồ cung cấp hơi dây chuyền 2. ..........................................................41
Hình 2.19: Sơ đồ cân bằng năng lượng cho công ty .................................................42
Hình 2.20: Đồ thị đánh giá thực trạng quản lý năng lượng ......................................43
Hình 3.1: Mô hình quản lý năng lượng đề xuất ........................................................49
Hình 3.2: Sơ đồ thực hiện xây dựng mô hình quản lý năng lượng theo ISO 50001 51
Hình 3.3: Hệ thống chiếu sáng nhà xưởng ................................................................54
Hình 3.4: Thay thế bóng đèn huỳnh quang bằng bóng đèn Led Tube ......................54
Hình 3.5: Tiêu chuẩn về chỉ số hoàn màu của bóng đèn ..........................................55
Hình 3.6: khu vực máy nén khí xưởng sản xuất 2 ....................................................56
Hình 3.7: Đo kiểm hệ thống ống dẫn của lò hơi. ......................................................59
Hình 3.8: Trước khi bọc bảo ôn và Sau khi bọc bảo ôn............................................60

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về Công ty TNHH thời trang Star …………………………..18
Bảng 2.2: kế hoạch, khảo sát đo đạc hệ thống năng lượng của công ty……………22
Bảng 2.3: thống kê Sản lượng sản phẩm năm 2014; 2015…………………………24

Bảng 2.4: Thông số máy biến áp của Fomeco……………………………………..28
Bảng 2.5: biểu giá điện cho công ty………………………………………………..29
Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ các dạng năng lượng của công ty TNHH Thời Trang
Star…………………………………………………………………………............29
Bảng 2.7: kết quả khảo sát sơ bộ thiết bị tiêu thụ điện…………………………….30
Bảng 2.8 : phân bố tiêu thụ năng lượng điện………………………………………31
Bảng 2.9: Thống kê tiêu thụ điện năng năm 2015 của công ty…………………….32
Bảng 2.10: danh sách bóng đèn của công ty TNHH Thời Trang Star……………..37
Bảng 2.11: kết quả đo kiểm hệ thống chiếu sáng công ty TNHH Thời Trang Star..39
Bảng 2.12: Hệ thống điều hòa không không khí…………………………………...39
Bảng 2.13: Thống kê sử dụng nhiên liệu dầu DO vào năm 2015………………….41
Bảng 2.15: Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý năng lượng……………………..43
Bảng 3.1: Bảng quy đổi các loại năng lượng………………………………………47
Bảng 3.2 Bảng ghi chép chỉ số công tơ điện……………………………………….49
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả giải pháp thay thế bóng đèn T5 28 W sang bóng đèn
Ledtube 18 W………………………………………………………………………56
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả giải pháp giải pháp cải tạo môi trường đặt máy nén khí
dây chuyền 2……………………………………………………………………….58
Bảng 3.5 : Tổng hợp kết quả giải pháp bọc bảo ôn các vị trí các van mặt bích……60

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC VIẾT TẮT.
STT

Ký hiệu

Ý nghĩa


1

QLNL

Quản lý năng lượng

2

TKNL

Tiết kiệm năng lượng

3

UBND

Ủy ban nhân dân

4

NPV

Giá trị hiện tại thuần

5

IRR

Tỷ suất triết khấu nội tại


6

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7

KCN

Khu công nghiệp

8

STH

Suất tiêu hao

9

QLNL

Quản lý năng lượng

10

TOE

Tấn dầu tương đương


11

TKHQNL

Tiết kiệm hiệu quả năng lượng

12

HQNL

Hiệu quả năng lượng

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi các Thầy giáo, cô giáo!
Đầu tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, Cô giáo
hướng dẫn của em là Thầy Nguyễn Đình Tuấn Phong và Cô Nguyễn Thị Kim
Duyên; cảm ơn Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn em trong suốt một chằng đường dài
từ thực tập quản lý, thực tập tốt nghiệp cho đến quá trình làm đồ án này. Tiếp đến, em
xin cảm ơn Cô chủ nhiệm Ngô Ánh Tuyết đã tạo điều kiện và liên hệ nơi thực tập giúp
em.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô trong Ban lãnh đạo nhà trường, các
tổ bộ môn và các Thầy Cô trong khoa Quản lý năng lượng đã tận tình truyền đạt và
chỉ bảo cho em những kiến thức nền tảng và chuyên môn quý giá để em thực hiện
đồ án này cũng như vững bước trên con đường đời sắp tới; cảm ơn khoa Quản Lý
Năng Lượng, trường Đại Học Điện Lực đã cho phép và tạo điều kiện để em thực tập

tốt nghiệp và bảo vệ đồ án.

Trường Đại Học Điện Lực
Khoa Quản Lý Năng Lượng
Lớp D7_Qlnl1
Nguyễn Văn Hải

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Sự cần thiết và lý do chọn đề tài.
Sử dụng năng lượng bền vững là xu hướng của thế kỷ 21. Sau khi đã bàn luận
chán chê về việc giảm khí thải, tiết kiệm nước, bảo vệ rừng… ở khắp nơi trên thế
giới, mọi người bỗng nhận ra, hình như nơi mình đang sống và làm việc cũng đang
ngốn không ít năng lượng. Vậy phải làm gì để mọi nơi trở nên “xanh” hơn? Tắt đèn?
Bớt quạt? Giảm máy lạnh?... Công việc đầu tiên và không thể thiếu là kiểm toán năng
lượng để vạch ra lộ trình “cải thiện tình hình” và hướng đến tương lai xanh.
Việc kiểm toán năng lượng xuất hiện từ năm 1970 sau khi xảy ra cuộc khủng
hoảng năng lượng. Những khó khăn về tài chính khi áp dụng các giải pháp cải tiến là
trở ngại lớn nhất khiến nhiều doanh nghiệp không mặn mà với công việc này. Gần
đây, việc kiểm toán năng lượng bắt đầu được quan tâm trở lại do áp lực cắt giảm chi
phí, xu hướng sử dụng năng lượng bền vững và các chương trình hỗ trợ của chính
phủ. Không chỉ doanh nghiệp mà cả người dân cũng hướng đến thiết kế nhà cửa để
sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Kiểm toán năng lượng giúp doanh nghiệp nắm rõ hiện trạng sử dụng năng lượng,
đánh giá hệ thống quản lý và tiêu thụ năng lượng, xác định những khu vực sử dụng
năng lượng chưa hợp lý; từ đó, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng và xây dựng
chương trình tiết kiệm năng lượng tổng thể cho doanh nghiệp và dự toán chi phí cho

tương lai; giảm chi phí vận hành thông qua thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng
lượng. Đồng thời,thể hiện doanh nghiệp tuân thủ theo pháp luật và tạo dựng hình ảnh
“doanh nghiệp xanh” thân thiện với môi trường.
Nhận thấy được tính cần thiết của KTNL đối với các đối với ngành công nghiệp
em xin chon đề tài “Kiểm toán năng lượng cho Công ty TNHH Thời Trang Star” làm
đề tài để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Mục đích và phạm vi thực hiện đề tài
Mục đích thực hiện đề tài là tìm hiểu về KTNL nói chung, cũng như trong ngành
công nghiệp sản xuất nói riêng; cụ thể việc sản xuất linh kiện dây truyền dịch tại
công ty TNHH Thời Trang Star. Qua đó thấy được những hạn chế và bất cập cần tháo
gỡ, đưa ra những giải pháp tiết kiệm năng lượng có tính khả thi, tổng kết, đánh giá
những thành tựu đã đạt được. Áp dụng đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng
cho Công ty TNHH Thời Trang Star.
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Phạm vi thực hiện đề tài:
Nghiên cứu về KTNL trong công nghiệp.
Tiến hành KTNL cho Công ty tại bộ phận sản xuất.
Nội dung thực hiện đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, đồ án tập trung vào những nội dung chính
sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài, giới thiệu về kiểm toán cũng như các bước
thực hiện kiểm toán cùng với đó là các thiết bị chính được sử dụng để thực hiện dự
án kiểm toán.
Chương 2: Giới thiệu Công ty TNHH Thời Trang Star, nêu lên quy mô đặc thù
công nghệ, giới thiệu về hoạt động sản suất và tiêu thụ năng lượng của công ty.
Chương 3: Đưa ra các đề suất, giải pháp tiết kiệm năng lượng và tính khả thi của
các giải pháp

Do thời gian tìm hiểu ngắn cũng như kiến thức còn hạn hẹp, nên đồ án của em
còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo và các bạn
để bài đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 2 tháng 1 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Hải

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
1.1.

KHÁI NIỆM KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG.

Kiểm toán năng lượng là hoạt động đo lường, phân tích, tính toán nhằm đánh giá thực
trạng hoạt động của hệ thống năng lượng của doanh nghiệp, từ đó xác định những
khu vực sử dụng năng lượng lãng phí hoặc chưa hiệu quả và tìm ra các cơ hội tiết
kiệm năng lượng từ đó đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Kiểm toán năng lượng giúp chúng ta xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng
lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các loại thiết bị khác nhau như: động
cơ, máy bơm, hệ thống thông gió, điều hoà không khí, hệ thống hơi, nhiệt, hệ thống sử
dụng dầu FO...
Trong quá trình sử dụng năng lượng một phần năng lượng không được đưa vào
sản xuất mà bị thất thoát ra ngoài. Năng lượng tổn thất có thể chia làm hai loại đó là
tổn thất không thể tránh được và tổn thất có thể tránh được. Kiểm toán năng lượng

nhằm tập trung vào những tổn thất có thể tránh được

a= b + c + d
Hình 1.1: Sơ đồ sử dụng năng lượng
1.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

Nhằm chuẩn hóa và giảm thiểu sai sót khi thực hiện công việc, nhóm triển khai
hoạt động kiểm toán năng lượng theo các bước sau:

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.2: Sơ đồ quy trình kiểm toán năng lượng.

Ngoài ra, theo thông tư 09/2012/TT-BCT Quy định về việc lập kế hoạch, báo cáo
thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thực hiện kiểm toán
năng lượng, phụ lục IV có đưa ra trình tự thủ tục chi tiết thực hiện kiểm toán năng
lượng như sau:

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Hình 1.3: Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng.

(Nguồn: Thông tư 09/2012/TT-BCT)
1.2.1. Kiểm toán năng lượng sơ bộ.
Kiểm toán năng lượng sơ bộ là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng
năng lượng của hệ thống. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng
để phân tích số lượng và mô hình sử dụng năng lượng, cũng như so sánh với các giá
trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự.
Kiểm toán năng lượng sơ bộ là kiểm toán đơn giản và dễ thực hiện, chi phí thực
hiện kiểm toán này là không lớn nhưng có thể đánh giá sơ bộ tiết kiệm và đưa ra các
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
cơ hội tiết kiệm năng lượng với chi phí thấp nhờ các biện pháp quản lý như thay đổi
thói quen vận hành và bảo dưỡng… Đồng thời kiểm toán năng lượng sơ bộ cũng là
cơ hội để lựa chọn thông tin cho các kiểm toán sau này.
1.2.1.1. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ.
Bước 1: Chuẩn bị
- Chuẩn bị “Bảng câu hỏi khảo sát, thu thập thông tin sử dụng năng lượng” phù hợp
với từng loại hình doanh nghiệp để đảm bảo thu thập đầy đủ các dữ liệu cần thiết,
như: thông tin doanh nghiệp, hiện trạng sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong quá
khứ và gửi tới doanh nghiệp.
- Xử lý “Bảng câu hỏi khảo sát, thu thập thông tin sử dụng năng lượng” phản hồi
từ doanh nghiệp.
 Kết quả thu được
- Xác định được quy mô của doanh nghiệp và tình hình hoạt động sản xuất.
- Các dạng nguyên vật liệu và sản phẩm của doanh nghiệp.

- Tình hình tiêu thụ nguyên liệu và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp.
- Các nguồn cung cấp năng lượng (điện, than, dầu,…) và chi phí tiêu thụ năng lượng.
- Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Bước 2: Khảo sát
- Phỏng vấn trực tiếp quản lý cấp cao, cán bộ, nhân viên từ các phòng ban khác (sản
xuất, phụ trợ, vận hành và bảo trì,…) nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng và quản lý.
- Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, các thiết bị tiêu thụ năng lượng của doanh
nghiệp.
 Kết quả thu được
- Sơ đồ mặt bằng và bố trí các hệ thống, thiết bị sử dụng năng lượng; các hệ thống đo
đếm năng lượng mà doanh nghiệp hiện có.
- Quy trình sản xuất, năng lượng đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất.
- Nhận dạng các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
Bước 3: Phân tích
- Là quá trình phân tích những lợi ích kinh tế cũng như các lợi ích kỹ thuật của
những giải pháp đề ra, để từ đó xác định phương hướng cải tạo hợp lý.
 Kết quả thu được
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Tổng hợp và đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng đơn giản, không cần chi phí
hoặc chi phí thấp có thể triển khai được ngay.
- Nhận diện các giải pháp cần được nghiên cứu sâu hơn.
- Kế hoạch cho kiểm toán chi tiết.
- Những yêu cầu để thiết lập một chương trình quản lý năng lượng.
1.2.1.2. Kết quả của quá trình kiểm toán năng lượng sơ bộ.

- Nắm được thông tin về các dạng năng lượng sử dụng và chi phí của các quá trình.
- Mô tả sơ bộ hệ thống lắp đặt và sử dụng năng lượng.
- Thiết kế, vận hành và bảo dưỡng những vị trí hoạt động chưa tốt.
- Các biện pháp tiết kiệm năng lượng có thể thực hiện được ngay (không mất chi phí
hoặc chi phí thấp).
- Mức độ quan trọng và chi phí tiết kiệm năng lượng với chi phí đầu tư có thể.
1.2.2. Kiểm toán năng lượng chi tiết.
Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn
thất thông qua quan sát và phân tích các thiết bị, các hệ thống và các đặc điểm vận
hành một cách chi tiết hơn, phân tích sâu hơn về mặt kỹ thuật, lợi ích kinh tế tài chính
và mức tiết kiệm của các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Khi phân tích bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm để xác định số lượng năng
lượng sử dụng và hiệu suất của các hệ thống khác nhau. Sử dụng các phương pháp
tính toán khoa học để phân tích hiệu suất và tính toán tiết kiệm năng lượng cũng như
chi phí thông qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ thống.
Chi phí và thời gian kiểm toán năng lượng chi tiết lớn hơn nhiều so với kiểm toán
năng lượng sơ bộ, những giải pháp tiết kiệm năng lượng đưa ra trong kiểm toán năng
lượng chi tiết sẽ đầy đủ và chính xác cao hơn.
1.2.2.1. Các bước thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết.
Bước 1: Chuẩn bị
Từ báo cáo kiểm toán năng lượng sơ bộ, ta cần chuẩn bị các dữ liệu chi tiết hơn:
- Hiện trạng hoạt động sản xuất thực tế của doanh nghiệp, chi tiết về tiêu thụ năng
lượng và chi phí năng lượng hàng tháng.
- Quy trình sản xuất và hệ thống năng lượng chính.
- Biểu đồ tiêu thụ, sản phẩm đầu ra.

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

5



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Các cơ hội tiết kiệm năng lượng đã xác định được. Đây là cơ hội cần tập trung
đánh giá chi tiết trong quá trình kiểm toán năng lượng chi tiết.
Chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kiểm toán chi tiết (nhân lực, thiết bị đo đếm,
bảng câu hỏi…).
 Kết quả thu được
Thu thập thông tin chi tiết về các dữ liệu trên, thông tin chi tiết cho bảng câu hỏi
được bổ sung thêm. Sau đó xác định nguồn lực và các loại thiết bị sử dụng trong quá
trình đo đạc.
Bước 2: Khảo sát
- Khảo sát từng công đoạn chính trong quy trình sản xuất, xác định các dạng
năng lượng chính và nhu cầu sử dụng năng lượng thực tế của từng quy trình.
- Tiến hành đo đạc chi tiết các thông số thể hiện tiêu thụ năng lượng (công suất
tiêu thụ, nhiệt độ, độ ẩm, mức tiêu thụ năng lượng,…) để hoàn thiện các dữ liệu của
bảng câu hỏi mới được bổ sung thêm.
 Kết quả thu được:
- Đánh giá quy trình sản xuất và tiêu thụ năng lượng: xác định được các loại năng
lượng được sử dụng ở đâu, công đoạn nào, thời gian nào. Đánh giá mức độ hợp lý/
tối ưu của việc sử dụng năng lượng, xác định các phân xưởng và quá trình tiêu thụ
nhiều năng lượng nhất. Đánh giá khả năng tận dụng các dòng năng lượng thải ra từ
một phân xưởng, quá trình cụ thể cho các phân xưởng, quá trình khác hoặc thay thế
bằng các nguồn năng lượng khác. Đánh giá mức độ hiệu quả của các thiết bị, hệ thống
tiêu thụ năng lượng (máy lạnh, lò hơi, các thiết bị điện,…).
- Đánh giá chi tiết hiện trạng quản lý: xác định việc theo dõi tiêu thụ năng lượng
đã được thực hiện hay chưa và các vấn đề cần được cải thiện. Cách thức vận hành
bảo trì đối với các hệ thống tiêu thụ năng lượng.
- Đánh giá chi tiết các cơ hội tiết kiệm năng lượng đã được nhận dạng từ việc đo
đạc chi tiết các thông số thể hiện tiêu thụ năng lượng để nhận diện những vị trí, thiết
bị lãng phí và sử dụng không hiệu quả. Đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng

cho đơn vị.
Bước 3: Phân tích
Trên cơ sở khảo sát, phân tích hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật của các giải pháp:

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Phân tích tính khả thi về kỹ thuật (công nghệ, năng lực, không gian,…) của các
giải pháp.
- Phân tích tính khả thi về kinh tế: yêu cầu đầu tư, mức độ tiết kiệm, thời gian thu
hồi vốn và các lợi ích khác của các giải pháp.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của giải pháp đến chất lượng sản phẩm và vấn đề
an toàn trong sản xuất.
1.2.2.2. Kết quả của quá trình kiểm toán năng lượng chi tiết.
Tổng hợp đề suất các giải pháp tiết kiệm năng lượng: nhóm giải pháp chi phí thấp,
nhóm giải pháp chi phí trung bình, nhóm giải pháp chi phí lớn. Ưu tiên các giải pháp
có chi phí thấp, lợi ích cao.
1.2.3. Phân tích kiểm toán.
Công việc tiếp theo sau khi thu thập được các số liệu, kiểm toán viên phải kiểm
tra, xem xét lại toàn bộ các khía cạnh liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng. Nếu
thiếu thông tin hay số liệu nào còn thiếu thì cần phải hỏi lại người quản lý, vận hành
hoặc kiểm tra trực tiếp thiết bị. Trong kiểm toán năng lượng chi tiết, các kiểm toán
viên xác định được các cơ hội tết kiệm năng lượng, đồng thời cần phải phân tích về
mặt kinh tế, kỹ thuật và tác động môi trường, chi phí thực hiện cũng như những lợi
ích tiềm năng của từng cơ hội tiết kiệm năng lượng.
Sau khi phân tích các cơ hội tiết kiệm năng lượng, với những cơ hội khả thi về mặt
kỹ thuật, kiểm toán viên sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên và hiệu quả kinh tế. Xét

đến hiệu quả kinh tế. Xét đến tính hiệu quả kinh tế, người ta thường quan tâm đến
thời gian hoàn vốn giản đơn của các cơ hội tiết kiệm năng lượng.
Các cơ hội tiết kiệm năng lượng khả thi về mặt kỹ thuật và tối ưu về mặt kinh
tế sẽ được lựa chọn để thực hiện và lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Báo cáo kiểm
toán năng lượng là tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi nhất và đưa
ra được cách thức, phương pháp hay kế hoạch thực hiện cũng như hiệu quả của từng
giải pháp sau khi thực hiện.
Quá trình phân tích kiểm toán cần thực hiện có hệ thống, kết hợp với một số tiêu
chuẩn năng lượng để có thể đánh giá, đưa ra những đánh giá và kết luận chính xác
nhất về các cơ hội tiết kiệm năng lượng.

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.3.1. Xây dựng bảng cân bằng năng lượng.
Là một yêu cầu quan trọng bởi vì nhờ đó để đánh giá được mức độ cải thiện sau
khi thực hiện các giải pháp, và chỉ có thể thuyết phục lãnh đạo đơn vị đồng ý tiếp tục
chương trình nếu có thể chỉ ra bao nhiêu nguyên nhiên liệu và tiền tiết kiệm được. Để
xây dựng bảng cân bằng năng lượng, cần thu thập các thông tin sau cho năng lượng
cung cấp và năng lượng tiêu thụ:
- Năng lượng tiêu thụ (ví dụ: kWh, tấn than tiêu thụ cho 1 tháng, …).
- Chi phí năng lượng (ví dụ: giá/kWh).
- Các đặc tính khác.
1.2.3.2. Đối với hệ thống điện.
Hệ số công suất thấp.
 Các nguyên nhân gây tổn thất
-


Hệ số công suất cos φ là tỷ số giữa công suất tác dụng và công suất biểu kiến.

Có 2 nguyên nhân gây nên hệ số công suất cos φ thấp đó là: do trong chế độ vận hành
có nhiều động cơ hoạt động không tải, do mạng lưới truyền tải tổn thất công suất phản
kháng lớn.
 Các cơ hội tiết kiệm
-

Để nâng cao hệ số công suất cho hệ thống người ta có thể lắp tụ bù để bù công

suất phản kháng cho trạm phân phối điện, cho các khu vực hoặc các thiết bị. Vừa có
tác dụng nâng cao hệ số cosφ vừa giúp đơn vị không bị phạt do làm ảnh hưởng đến
chất lượng điện năng của hệ thống.
1.2.3.3. Hệ thống điều hòa không khí.
 Các nguyên nhân gây tổn thất
- Hệ thống bảo dưỡng thiết bị: Một chế độ bảo dưỡng không hợp lý, sẽ dẫn tới các
vấn đề hư hỏng, mất hoặc cài đặt không đúng cảm biến nhiệt độ, kẹt cơ cấu điều khiển
các van đóng mở và van điều tiết lưu lượng, hệ thống phân phối nước và không khí
bị điều chỉnh cực kỳ sai lệch, tổn thất tác nhân lạnh từ các chillers, … Khi các vấn đề
này tác động đến hệ thống dẫn tới mất tiện nghi cho người sử dụng, một biện pháp
thường được áp dụng là lắp đặt thêm các máy điều hòa loại nguyên cụm để duy trì
điều kiện tiện nghi. Việc lắp đặt thêm này dẫn tới sử dụng năng lượng cao trong tòa
nhà và là nguyên nhân chính làm hệ thống điều hòa không khí kém hiệu quả.

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

8



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ không nhạy, được lắp đặt không khoa học dẫn tới
việc vận hành hệ thống kém hiệu quả.
- Thời gian hoạt động quá mức: người sử dụng không quan tâm đến việc tắt điều
hòa khi không sử dụng, một số máy do nhu cầu sử dụng mà làm việc quá tải.
- Không khí cung cấp và nhiệt độ: Khi hệ thống điều hòa không khí không thỏa mãn
được nhu cầu, điều đầu tiên người sử dụng sẽ chỉ nhiệt độ. Việc điều chỉnh không
hợp lý sẽ gây mất nhiều năng lượng tiêu thụ.
Các cơ hội tiết kiệm
- Chế độ bảo dưỡng hợp lý bao gồm: Thay gas định kỳ, vệ sinh thiết bị làm lạnh,
kiểm tra, thay mới kịp thời các thiết bị hư hỏng…
- Thiết kế lại hệ thống điều khiển có thể thiết kế hệ thống điều khiển bằng máy tính
có khả năng giám sát dễ dàng và điểu chỉnh nhiều hàm tương tác, trong khi vẫn duy
trì hoạt động hiệu quả về năng lượng.
- Có thể kiểm soát thời gian sử dụng của hệ thống điều hòa bằng cách tắt các thiết
bị khi không sử dụng, sử dụng role thời gian để điều khiển, sử dụng các hệ thống điều
khiển bằng điện tử.
- Nên sử dụng điều khiển từ xa với các cảm biến đặt trong phòng hoặc là sử dụng
cảm biến nhiệt đặt trên tường hơn là các cảm biến nhiệt trực tiếp để điều khiển hệ
thống.
1.2.3.4. Hệ thống chiếu sáng.
 Các nguyên nhân gây tổn thất
- Bóng đèn hiệu suất thấp: Sử dụng các bóng đèn kiểu cũ có công suất lớn như đèn
huỳnh quang T10, lắp đặt không đúng, quá trình bảo dưỡng và vận hành không hợp
lý.
- Thiết kế chiếu sáng không hợp lý: Thiết kế chiếu sáng có độ rọi lớn hơn độ rọi tiêu
chuẩn, có thể sử dụng chiếu sáng tự nhiên mà không thực hiện.
 Các cơ hội tiết kiệm
- Để nâng cao hiệu suất ta có thể thay thế bóng đèn có hiệu suất cao hơn, lắp đặt và
vận hành đúng, phải thường xuyên lau chùi bóng đèn, chóa đèn.

- Thiết kế lại hệ thống chiếu sáng khi hệ thống chiếu sáng không hợp lý.

SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.3.5. Hệ thống lò hơi và phân phối hơi.
 Các nguyên nhân gây tổn thất
- Tổn thất nhiệt do khói thải mang ra ngoài lò hơi q2: do hệ số không khí thừa cao
và nhiệt độ khói thải thoát ra ngoài cao.
- Tổn thất nhiệt do cháy không hết hoàn toàn về hóa học q3 và cơ học q4:
Do nhiên liệu cháy không hoàn toàn nên khói còn có các chất khí cháy không hoàn
toàn như: CO, H2, CH4,… Các yếu tố ảnh hưởng đến q3 là: nhiệt độ buồng lửa, hệ số
không khí thừa, phương thức pha trộn giữa không khí và nhiên liệu trong buồng lửa.
Nguyên nhân gây ra q4 là do kích thước hạt, tính kết dính của tro, chế độ cấp than, tốc
độ và các tổ chức cấp gió.
- Tổn thất nhiệt do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh và theo xỉ thải: chất lượng
lớp cách nhiệt tường lò không tốt sẽ gây thất thoát nhiệt, chất lượng năng lượng
(than,…) sử dụng không tốt ảnh hưởng tới lượng xỉ thải mang theo thất thoát nhiệt .
- Đối với hệ thống phân phối hơi thì thường có tổn thất do rò rỉ trên đường ống cung
cấp hơi.
 Các cơ hội tiết kiệm
- Điều chỉnh lượng không khí thừa bằng cách: điều chỉnh tốc độ quay của lá chắn
động ở đầu vào hoặc đầu ra các quạt hút khói, thổi gió sao cho giảm lượng oxy trong
khói thải đến mức chấp nhận được.
- Thu hồi nhiệt thải để gia nhiệt cho nước cấp hay không khí cấp vào lò.
- Điều chỉnh phân phối gió, điều chỉnh chế độ cấp nhiên liệu.
- Lắp bảo ôn cho lò, đường ống dẫn hơi tránh tổn thất nhiệt ra môi trường, xả đáy lò

hơi định kỳ, lựa chọn than hợp lý.
- Tận dụng nước ngưng thu về.
1.2.3.6. Hệ thống khí nén.
 Các nguyên nhân gây tổn thất
- Chạy non tải hoặc tải thay đổi nhiều làm cho hệ số công suất giảm.
- Công suất nén tăng do bộ lọc khí đầu vào máy nén bẩn, nhiệt độ vào cao làm tăng
công suất tiêu hao.
- Rò rỉ trên các đườn ống phân phối hơi, các van, cút nối.
 Các cơ hội tiết kiệm
- Lắp biến tần cho máy nén.
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
- Lắp đặt bộ lọc không khí ở cửa lấy gió ở bên ngoài gian máy, kiểm tra làm sạch
bộ lọc và thay thế khi cần thiết.
- Kiểm tra thường xuyên việc rò rỉ, thay thế, cải tạo tránh rò rỉ.
1.2.3.7. Hệ thống các thiết bị, động cơ sản xuất.
 Các nguyên nhân gây tổn thất
- Động cơ chạy non tải: do trong quá trình sản xuất bố trí thiết bị không hợp lý, lắp
đặt công suất lớn hơn nhiều so với công suất tải.
- Tải thay đổi thường xuyên: do quá trình và đặc tính của quy trình sản xuất.
 Các cơ hội tiết kiệm
- Thay thế động cơ hoặc lắp biến tần hoặc powerboss.
-

Để hạn chế sự thay đổi tải của động cơ ta có thể lắp biến tần cho động cơ.


- Nếu hệ thống thường xuyên non tải, tải không bao giờ đạt đến mức công suất của
thiết bị, ta có thể sử dụng phương án thay thế thiết bị với công suất nhỏ hơn.
1.2.4. Lập báo cáo kiểm toán năng lượng.
Bước tiếp theo trong quy trình kiểm toán năng lượng là lập báo cáo chi tiết kết quả
kiểm toán, đưa ra những gợi ý, kế hoạch thực hiện và duy trì các cơ hội tiết kiệm năng
lượng. mức độ chi tiết của báo cáo phụ thuộc vào từng loại kiểm toán năng lượng,
từng lĩnh vực và từng dạng năng lượng.
Theo thông tư 09-BCT-2012 Báo cáo kiểm toán năng lượng chi tiết bao gồm 7
chương. Được tóm tắt như sau:
Chương 1. Tóm tắt
- Tóm tắt các phát hiện tiềm năng tiết kiệm năng lượng, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên;
- Đề xuất lựa chọn các giải pháp ưu tiên đầu tư.
Chương 2. Giới thiệu
- Giới thiệu tóm tắt về cơ sở được kiểm toán;
- Tổ chức lực lượng kiểm toán;
- Tổng quan và phạm vi công việc;
- Nội dung của báo cáo kiểm toán năng lượng
Chương 3. Các hoạt động của công ty
- Lịch sử phát triển và hiện trạng
- Cơ cấu hoạt động và sản xuất
Chương 4. Mô tả các quá trình trong dây chuyền công nghệ
SVTH: Nguyễn Văn Hải_ Lớp D7QLNL1

11


×