Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá diễn biến thời tiết và ảnh hưởng của nó tới sự sinh trưởng phát triển của Bò sữa tại Ba Vì năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.86 KB, 11 trang )

I - Giới thiệu và mục đích của báo cáo
1. Điều kiện tự nhiên của vùng
a) Vị trí địa lý
- Ba Vì là một huyện thuộc vùng bán sơn địa nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà
Nội. Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì của tỉnh Phú Thọ. Phía Nam giáp các huyện
Lương Sơn và Kỳ Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Phía Đông
Bắc giáp sông Hồng. Phía Đông Nam giáp thị xã Sơn Tây và một phần nhỏ của
huyện Thạch Thất.
- Diện tích trên 428 km2.
- Nằm ở toạ độ địa lý là 21°9'10" vĩ độ Bắc và 105°22'56" kinh độ Đông.

Bản đồ địa lý huyện Ba Vì (ảnh cắt từ Google Maps)
b) Khí hậu
- Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió
mùa.
- Có 2 mùa phân hoá rõ rệt:
+ mùa mưa: bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10.


+ mùa khô: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình vào mùa mưa khoảng 230C, trong khi đó ở mùa khô nhiệt độ
trung bình xấp xỉ 200C.
c) Thuỷ văn
- Ba Vì là nơi có mạng lưới thuỷ văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao
bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn có
nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước
lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh..
 Với vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thuỷ văn thuận lợi, huyện Ba Vì rất có điều kiện
để phát triển kinh tế xã hội như: Trao đổi hàng hoá, khoa học kỹ thuật, công nghệ và
vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa dạng như nông - lâm
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, du lịch.


d) Địa hình, đất đai
- Địa hình:
+ thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc
+ được chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven
sông Hồng.
• Vùng núi: Có diện tích là 19.932,11 ha chiếm 46,5% diện tích tự nhiên
của toàn huyện; có 5.694,80 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,5 % tổng
diện tích toàn vùng.
• Vùng đồi gò: Địa hình thấp dần từ 100 m xuống 20 - 25 m theo hướng
Tây Bắc, thuộc địa bàn của 13 xã với diện tích là 14.840,15 ha chiếm
34,66% diện tích toàn huyện bao gồm 7.510,17 ha đất nông nghiệp,
chiếm 50,6%; đất lâm nghiệp 1956,4 ha chiếm 13 % diện tích của
vùng.
• Vùng đồng bằng sông Hồng: Có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm
11 xã, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ đê sông Hồng đến tả
ngạn sông Tích. Diện tích của vùng là 8.032,11 ha chiếm 18,48% diện
tích tự nhiên toàn huyện gồm 3.634,59 ha đất nông nghiệp.
- Đất đai:
+ được chia làm 2 nhóm: nhóm đất vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi.
+ Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện.
+ Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện.
 Với điều kiện địa hình và đất đai trên, huyện Ba Vì hoàn toàn có khả năng phát triển
sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với các cây trồng sinh trưởng tốt trong môi
trường đất đồi núi như cây chè và gia súc như bò sữa.
2. Tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng
a) Trồng trọt


-


Những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp ở Ba Vì đã có những chuyển
biến tích cực. Áp dụng những biện pháp kĩ thuật tiên tiến, đưa thêm những mô hình
sản xuất mới để từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.
- Cây lúa được trồng ở các vùng bãi ven sông; cây công nghiệp và cây ăn quả được
trồng ở các vùng đồi núi. Toàn huyện hiện có 1.200 ha chè, cung cấp nguồn nguyên
liệu khá ổn định cho các nhà máy chế biến chè ở địa phương.
- Trong tổng số 13.395 ha đất lúa thì diện tích gieo sạ trong mấy vụ sản xuất gần đây
chiếm gần nửa (4.856ha)
- Quy hoạch 4 khu vành đai với diện tích hàng trăm ha chuyên trồng rau an toàn phù
hợp với định hướng chung của thành phố.
- Đối với những vùng đất trũng, canh tác lúa kém hiệu quả, Ba Vì đã chỉ đạo chuyển
đổi sang nuôi trồng thủy sản.
b) Chăn nuôi
- Hiện nay, Ba Vì đã quy hoạch xây dựng vùng nuôi thủy sản tại Vạn Thắng (diện
tích 90ha) và Cổ Đô 350ha, nâng diện tích nuôi trồng thuỷ ổn định 1.950ha với sản
lượng 7.140 tấn/năm, hiệu quả kinh tế đem lại cao gấp 5 lần trồng lúa.
- Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, đàn trâu duy trì ổn định 6.154 con, sản lượng
xuất chuồng 420 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ; đàn bò thịt 42.000 con, sản lượng
xuất chuồng tăng 5%, đặc biệt đàn bò sữa 6.043 con, tăng 47% với sản lượng sữa
đạt 19.333 tấn, tăng 68% so với cùng kỳ; đàn lợn 250.000 con, sản lượng 67.340
tấn, tăng 18%; đàn gia cầm 2,6 triệu con, tăng 18%, sản lượng xuất chuồng 12.112
tấn, tăng 9% so với cùng kỳ. Với tiềm năng lợi thế, Ba Vì luôn nằm trong tốp đầu
trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm của thành phố.
3. Đối tượng nghiên cứu: Bò sữa tại huyện Ba Vì
- Ba Vì có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công việc chăn nuôi bò sữa như
có diện tích đất đai , đồi núi thấp rộng lớn, lực lượng lao động dồi dào .Khí hậu
nhiệt đới ẩm , có điều kiện kiện môi trường sinh thái cung cấp nguồn cỏ ổn định
cho bò.
- Trong những năm qua ngành chăn nuôi bò sữa ở nước ta nói chung và ở huyện Ba
Vì nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ . Đây là một vùng trọng điểm ,

tập trung phát triển nuôi bò sữa với số lượng lớn.
- Huyện Ba Vì là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi , tiềm năng và thế mạnh về
thời tiết , khí hậu , thị trường , có bề dày lịch sử trong chăn nuôi Bò sữa.


Cánh đồng chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì (ảnh: Trịnh Văn Bộ)
4. Mục đích báo cáo
- Tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì.
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng tác động đến bò sữa ở huyện Ba Vì.
II - Diễn biến thời tiết và ảnh hưởng của nó tới sự sinh trưởng, phát triển của bò sữa
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chăn nuôi bò sữa . Ngoài các yếu tố di truyền thì các yếu
tố ngoại cảnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của bò sữa .
Năng suất sữa của bò không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất giống đơn thuần mà còn phụ thuộc rất
lớn vào môi trường mà con bò được nuôi dưỡng. Trong đó phải kể đến sự ảnh hưởng của các yêu
tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa và lượng bốc hơi, thời gian có nắng, độ ẩm không khí,v.v…
Nhiệt độ không khí từ 10-20oC, độ ẩm tương đối từ 55-65%, tốc độ gió trung bình từ 5-7km/h và
mức độ ánh sáng mặt trời trung bình được xem là điều kiện khí hậu, thời tiết lí tưởng cho sự sinh
trưởng và phát triển của bò sữa. Khi nhiệt độ không khí tăng cao hơn 27oC, hiệu quả sinh học
trong các hoạt động của bò sữa đều bị giảm xuống. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng
nhiệt đới như ở Việt Nam, thưởng thì nhiệt độ vượt quá 25oC và độ ẩm vượt mức 80% là tác
nhân gây bất lợi, tác động xấu đến khả năng sản xuất của bò sữa.

1. Nhiệt độ


Hình 1: Diễn biến nhiệt độ tối thấp (Tmin), tối cao (Tmax) và trung bình ngày (Tmean)
theo các tháng năm 2006 tại Ba Vì (thanh ba cho biết độ lệch chuẩn)





Nhận xét:
- Nhiệt độ tối thấp: thấp nhất là tháng XII (nhiệt độ trung bình tháng dưới 14oC), có
ngày nhiệt độ hạ xuống 8oC. Cao nhất là tháng VII (nhiệt độ trung bình tháng
khoảng 26oC).
- Nhiệt độ tối cao: thấp nhất là tháng II (sấp sỉ 21oC) và cao nhất là tháng VI (sấp sỉ
34oC).
- Nhiệt độ trung bình ngày: thấp nhất là tháng XII (17oC) và cao nhất là tháng VI
(29oC).
Ảnh hưởng:
- Nhiệt độ tối thấp, tối cao và trung bình ngày chênh lệch không quá nhiều, tạo điều
kiện cho đồng cỏ phát triển, cung cấp nguồn thức ăn cho bò sữa.
- Tuy nhiên, khi nhiệt độ cao, để thải nhiệt, làm mát cho cơ thể, bò có xu hướng tìm
bóng mát để nghỉ ngơi, do đó làm giảm lượng cỏ ăn vào. Ngoài ra, nhiệt độ cao
cũng làm giảm độ ngon miệng, chất lượng thức ăn cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới giảm
tốc độ tăng trưởng của bò và làm giảm cả nồng độ hoocmon trong máu.
- Khi vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, tình trạng thiếu cỏ xanh là không thể tránh
khỏi. Từ đó làm giảm tốc độ sinh trưởng và phát dục của bò, làm ảnh hưởng đến
sức sinh sản của bò . Đối với bò đực thì giảm chất lượng tinh dịch , động dục bất
thường đối với bò cái , chất lượng hợp tử giảm đồng thời tăng những trường hợp bất
thường khi sinh đẻ.


Bảng 1: Tần suất (% số ngày) xuất hiện các cấp nhiệt độ tối thấp năm 2006 tại Ba Vì
Cấp nhiệt
độ

I

II


III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

o

48

43

23

0


0

0

0

0

0

0

0

61

o

15-20 C

42

46

48

20

10


0

0

0

0

0

40

36

20-25 oC

<=15 C

10

11

29

73

84

20


16

52

73

100

60

3

o

0

0

0

7

6

77

84

48


27

0

0

0

o

0

0

0

0

0

3

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

25-30 C

30-35 C
o

>35 C



Nhận xét:
- Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối thấp:
+ Dưới 15oC xuất hiện 61% (tháng XII), 48% (tháng I), 43% (tháng II), 23% (tháng
III) trong tổng số các ngày của tháng đó.
+ Nhiệt độ từ 15-20oC xuất hiện nhiều nhất vào các tháng I, II, III với lần lượt là
42%, 46%, 48%.
+ Nhiệt độ từ 20-25oC xuất hiện ít nhất vào tháng XII (3%) và nhiều nhất vào tháng
10 (100%)
+ Nhiệt độ từ 25-30oC không xuất hiện vào 3 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm.
Bảng 2: Tần suất (% số ngày) xuất hiện các cấp nhiệt độ tối cao năm 2006 tại Ba Vì

Cấp nhiệt
độ
o

<=15 C

I

II

III


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

6

0

0

0

0

0


0

0

0

0

0

0

o

35

54

16

0

0

0

0

0


0

0

0

29

o

35

25

61

10

3

0

0

0

0

0


13

58

o

23

21

23

53

26

7

10

29

23

19

50

13


o

30-35 C

0

0

0

30

71

70

65

68

70

81

37

0

>35 oC


0

0

0

7

0

23

26

3

7

0

0

0

15-20 C
20-25 C
25-30 C




Nhận xét:
- Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao trên 35 oC nhiều nhất là vào tháng VI (23%) và
tháng VII (26%) và thấ nhất vào tháng VIII (3%). Không xuất hiện vào các tháng I,
II, III, V, X, XI, XII.
- Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao từ 30-35 oC nhiều nhất là vào tháng X (81%) và
thấp nhất vào tháng IV (30%). Không xuất hiện vào các tháng I, II, III, XII.
- Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao từ 25-30 oC nhiều nhất vào tháng IV (53%) và
thấp nhất vào tháng VI (7%).


Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao từ 20-25oC nhiều nhất vào tháng III (61%) và
thấp nhất là vào tháng V (3%).
- Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao từ 15-20 oC nhiều nhất là vào tháng II (54%) và
thấp nhất là vào tháng III (16%).
- Tần suất xuất hiện nhiệt độ tối cao dưới 15oC nhiều nhất là vào tháng I (6%).
2. Lượng bốc hơi
-

Hình 2: Diễn biến lượng bốc hơi theo tháng năm 2006 tại Ba Vì




Nhận xét:
- Nhìn chung, lượng bốc hơi theo tháng năm 2006 tại Ba Vì không ổn định, thất
thường.
- Lượng bốc hơi cao nhất tập trung vào tháng V (78,3mm), tháng VI (90mm) và thấp
nhất là tháng II (31,1mm), tháng III (39,4mm).
- Lượng bốc hơi giảm nhanh từ tháng I đến tháng II (giảm 25,5mm) , và giảm mạnh
từ tháng VI đến tháng VIII (giảm 42,8mm).

- Lượng bốc hơi tăng nhanh từ tháng III đến tháng VI (tăng 50,6mm), tăng chậm từ
tháng VIII đến tháng XI (tăng 24,9mm).Lượng bốc hơi thay đổi không ngừng gây
nên những thuận lợi và khó khăn trong chăn nuôi bò sữa ở đây.
Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Lượng bốc hơi thấp vào tháng II và tháng III dẫn tới độ ẩm không khí
cao nên đồng cỏ phát triển nhanh tạo nguồn thức ăn dồi dào, bò thích nghi được
môi trường và ăn với lượng thức ăn nhiều hơn nên cho năng suất sữa cao.


-

Khó khăn: Lượng bốc hơi cao vào tháng V và tháng VI dẫn tới độ ẩm không khí
thấp tạo một môi trường hết sức khắc nghiệt nguồn thức ăn kém hơn gây stress cho
bò, làm bò ăn ít thì cho năng suất sữa giảm.
3. Số giờ nắng/cường độ bức xạ

Hình 3: Diễn biến tổng giờ nắng và tổng xạ theo tháng năm 2006 tại Ba Vì




Nhận xét:
- Tổng giờ nắng và tổng xạ biến đổi liên tục và không ổn định:
+ Tổng giờ nắng đạt trị số lớn nhất từ tháng V đến tháng XI. Cao nhất là tháng IX
(173,5 giờ). Tổng giờ nắng đạt giảm dần vào tháng II (29,5) và tháng III (19,7).
+ Lượng tổng xạ lớn nhất tập trung từ tháng V đến tháng X, cao nhất là tháng VI
(14222 cal/cm2/tháng). Giảm dần từ tháng XII đến tháng III năm sau, thấp nhất là
tháng II (4972 cal/cm2/tháng).
Ảnh hưởng:
- Số giờ nắng và tổng xạ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sản xuất và chăn nuôi bò sữa

ở Ba Vì , số giờ nắng nhiều thời gian chiếu sáng lâu thì tổng xạ cao ,số giờ nắng
thấp tổng xạ thấp.
- Vào mùa hè và mùa đông năng suất sữa giảm 2,7-6,7%.
- Vào mùa xuân và mùa thu năng suất sữa giảm 5,6-7,4%.


Hình 4: Tần suất (% số ngày) xuất hiện các cấp tổng xạ (cal/cm2/ngày-1) theo tháng năm 2006
tại Ba Vì
Bảng 3: Tần suất (% số ngày) xuất hiện các cấp tổng xạ (cal/cm2/ngày-1) theo tháng năm 2006 tại
Ba Vì
Cấp tổng
xạ
<=200
200-300
300-400
400-500
>500



I
58
19
23
0
0

II
79
7

7
7
0

III
87
10
0
3
0

IV
30
20
30
10
10

V
0
26
23
6
45

VI
0
10
10
43

37

VII
0
39
10
10
42

VIII
0
48
16
16
19

IX
7
23
10
20
40

X
13
16
48
23
0


XI
20
20
30
30
0

Nhận xét:
- Cấp tổng xạ lớn hơn 500 cal/cm2/ngày-1 xuất hiện nhiều nhất vào tháng V (45%) và
ít nhất vào tháng IV (10%). Không xuất hiện vào tháng X đến tháng III năm sau.
- Cấp tổng xạ trong khoảng từ 400-500 (cal/cm2/ngày-1) xuất hiện nhiều nhất vào
tháng VI (43%) và ít nhất vào tháng III (3%). Không xuất hiện vào tháng I.
- Trong khoảng từ 300-400 tần suất xuất hiện tổng xạ nhiều nhất là tháng X (48%) và
ít nhất là tháng II (7%). Không xuất hiện vào tháng III.
- Trong khoảng từ 200-300 tần suất xuất hiện tổng xạ nhiều nhất là tháng VIII (48%)
và ít nhất vào tháng II (7%).
- Trong khoảng <=200 tần suất xuất hiện tổng xạ nhiều nhất là tháng III (87%) và ít
nhất là tháng IX (7%). Không xuất hiện vào tháng V đến tháng VIII.

XII
55
16
10
19
0




Từ đây ta thấy tần suất xuất hiện tổng xạ giữa các tháng là khác nhau và có sự

chênh lệch lớn giữa các tháng và các mùa trong năm .
4. Độ ẩm

Hình 5: Diễn biến độ ẩm không khí trung bình theo tháng năm 2006 tại Ba Vì
(thanh ba cho biết giá trị độ lệch chuẩn)
• Nhận xét:
- Độ ẩm trung bình biến động khá nhiều và liên tục vào các mùa:
+Ở thời kỳ khô hanh nhất tập trung vào tháng IX ẩm độ trung bình là 81%
+Ở thời kỳ ẩm ướt nhất là tháng II ẩm độ trung bình là 91%
+Các tháng có mùa nóng ẩm không khí trung bình biến động xung quanh 86%
• Ảnh hưởng:
- Nói chung độ ẩm trung bình giữa các tháng chênh lệch không nhiều. Đó là điều
kiện rất tốt cho đồng cỏ ở đây phát triển nhanh và thuận lợi cho chăn nuôi bò sữa.
Tuy nhiên điều kiện ẩm ướt là môi trường tốt cho virus, vi khuẩn gây hại sinh sôi
nảy nở. Do đó nên đề phòng xuất hiện các dịch bệnh cho bò bằng cách thường
xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn cho bò.
III – Kết luận
Nhìn chung, khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Ba Vì. Từ
những lợi thế về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, thủy văn,... phù hợp cho sự
sinh trưởng và phát triển của chăn nuôi bò sữa. Qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố
trên, ta có thể bước đầu định hướng chọn lọc được những giống bò cho năng suất sữa cao, khả
năng sinh trưởng, phát triển và sức chống chịu phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
của huyện Ba Vì.
IV – Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Khí tượng Nông Nghiệp (TS. Đoàn Văn Điếm – 2005)
2. Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội


3. Cổng thông tin điện tử huyện Ba Vì
4. Cồ Việt Mobile

5. Báo Hà Nội mới
6. Hạn chế của việc chăn nuôi bò sữa nhập nội ở Việt Nam . Chuyên đề giải pháp nhằm phát
triển chăn nuôi bò sữa ở Hà Tây. Nhà nước và doanh nghiệp cùng hỗ trợ nông dân nuôi bò sữa
V- Phiếu đánh giá mức độ tham gia của các thành viên trong nhóm:
STT

Họ và tên

MSV

Hoàn thành nhiệm vụ

1
2
3

Nguyễn Thị Kim Cúc
Bùi Thị Hảo
Ngô Thị Huyền

590007
582885
582224

A
A
B

Mức độ nhiệt
tình tham gia

A
A
A



×