Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận tiền lương trong khu vực công ở hàn quốc và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.33 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong khu vực công, tiền lương là số tiền mà các cơ quan, tổ chức của Nhà
nước trả cho người lao động theo cơ chế, chính sách của Nhà nước và được thể
hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định. Trong hoạt động
công vụ, tiền lương đóng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu
tố tiên quyết thu hút và giữ được người tài tham gia hoạt động trong khu vực
công, tránh hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư.
Tiền lương khu vực công hiện nay ở nước ta chưa phản ánh đúng giá trị sức lao
động. Điều đó góp phần làm cho các giá trị xã hội của người công chức bị giảm
sút, dễ bị tổn thương và là mảnh đất nảy sinh tình trạng quan liêu, tham nhũng
ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực thi công vụ. Trong khi ở một số quốc gia
khác thì việc cải cải tiền lương đã đạt được nhiều thành tựu. Do đó, em xin chọn
đề tài “Tiền lương khu vực công ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam” nhằm
tìm hiểu về cải cách tiền lương có hiệu quả ở Hàn Quốc và đưa ra một số bài
học cho Việt Nam.
Bài tiểu luận gồm 3 phần:
1: Cơ sở lý luận về tiền lương khu vực công
2: Thực trạng tiền lương khu vực công ở Hàn Quốc
3: Một số kiến nghị, bài học về tiền lương khu vực công ở Việt Nam từ kinh
nghiệm của Hàn Quốc.
Do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được
sự đóng góp của cô để bài viết được hoàn chỉnh và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô TS. Đỗ Thị Tươi đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thiện bài tiểu luận này!
1


1. Cơ sở lý luận về tiền
1.1.
Một số khái niệm


lương khu vực công

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để
thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công
việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Tiền lương khu vực công là số tiền Nhà nước trả cho cán bộ công nhân viên,
người lao động làm việc trong khu vực công căn cứ vào số lượng, chất lượng
lao động phù hợp với quy luật cung cầu trên thị trường lao động và khả năng
ngân sách quốc gia cũng như pháp luật.
Tiền lương tối thiểu khu vực công là số lượng tiền thấp nhất do Nhà nước trả
cho người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang
trong môi trường, điều kiện làm việc bình thường chưa qua đào tạo nghề.
Bảng lương khu vực công là bảng xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương (theo
từng chức danh nghề nghiệp) trong đó quy định các ngạch các bậc lương, hệ số
chức danh cho từng chức danh theo từng ngạch.
Phụ cấp lương trong khu vực công là khoản tiền bổ sung thêm tiền lương cấp
bậc, chức vụ, chức hàm khi điều kiện lao động với mức độ phức tạp công việc
và điều kiện sinh hoạt có yếu tố không ổn định.
Quản lý Nhà nước về tiền lương là quản lý vĩ mô của Nhà nước trong lĩnh vực
tiền lương tiền công được thực hiện bởi bộ máy Nhà nước với đặc trưng của tiền
lương tiền công.
1.2.

Bản chất của tiền lương khu vực công

Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao
động thông qua sự thỏa thuận giữa người có sức lao động và người sử dụng lao
động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó họ cần có một lượng nhất định các
2



vật phẩm tiêu dùng cho nhu cầu ăn, mặc, ở…và người sử dụng lao động phải
đáp ứng nhu cầu đó đúng với mức hao phí mà người lao động đã bỏ ra thông
qua tiền lương. Việc trả lương cho người lao động không chỉ căn cứ vào hợp
đồng mà căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động
mà họ nhận được sau một thời gian lao động mà họ bỏ ra.
1.3.

Vai trò của tiền lương khu vực công

Đảm bảo định hướng, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, kích thích người lao
động làm việc, góp phần tăng năng xuất lao động và hiệu quả làm việc.
Góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của khu vực công.
Thu hút, giữ chân người lao động trong khu vực công.
1.4.

Đặc điểm khu vực công ảnh hưởng đến tiền lương

Khu vực công thường là khu vực phi nông nghiệp, thông thường lao động làm
việc trong lĩnh vực này thường đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.
Hoạt động trong khu vực công mục tiêu chính là hoạt động quản lý nhà nước
không tạo ra lợi nhuận.
Quyền lực trong khu vực công thường mang tính áp đặt, cưỡng chế nhiều hơn
so với các khu vực khác.
Lãnh đạo trong mọi hoạt động trong khu vực này đều do Nhà nước quyết
định. Tiền lương khu vực này có tính cứng nhắc, thiếu linh hoạt.
2. Thực trạng tiền lương khu
2.1.
Khái quát về Hàn Quốc


vực công ở Hàn Quốc

3


Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á.
Phía Đông, phía Tây và phía Nam trông ra biển; phía Bắc giáp Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Triều Tiên. Hàn Quốc bao gồm 8 khu vực và 1 đặc khu tự trị Jeju.
Thủ đô là Seoul, có 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Busan, Daegu,
Incheon, Gwangju, Daejeon và Ulsan. Hàn Quốc là một thiên đường du lịch với
rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hàn Quốc là đất nước hiện đại với
những phong cảnh tuyệt đẹp.
Hàn Quốc hiện là một nước Dân chủ đầy đủ và theo chế độ cộng hòa tổng
thống bao gồm 16 đơn vị hành chính. Hàn Quốc là một nước phát triển có mức
sống cao, có nền kinh tế phát triển theo phân loại của Ngân hàng Thế giới và
IMF. Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên thế giới.
Việc làm trong nền công vụ Hàn Quốc được quản lý theo Luật Công vụ quốc
gia (sửa đổi mới nhất năm 2004), trong đó công chức, viên chức trong các
ngành giáo dục, cảnh sát, lực lượng quân đội, viên chức ngoại giao… có việc
làm vững chắc, ổn định suốt đời.
2.2.

Các chính sách tiền lương khu vực công ở Hàn Quốc

Trong quy định về cấp bậc, công chức Hàn Quốc được chia làm 9 cấp bậc, từ
cao nhất là 1 đến thấp nhất là 9. Theo số liệu thống kê của Bộ Hành chính và An
ninh, Hàn Quốc hiện có 978.725 công chức. Trong đó, có 3.848 trong ngành lập
pháp; 16.933 trong ngành tư pháp; 955.032 trong ngành hành pháp; 235 công
chức tòa án; 2.677 công chức trong Hội đồng bầu cử Quốc gia. Trong số công

chức thuộc ngành hành pháp, công chức Trung ương chiếm 64,2% (612.672
người), công chức địa phương chiếm 35,8% (342.360 người). Nền công vụ Hàn
Quốc đặc biệt nghiêm ngặt với các điều luật. Luật Công vụ Quốc gia (Điều 71,
Điều 72, Điều 74, Điều 58, Điều 60) quy định nhân viên tuân thủ giờ làm việc,
giữ bí mật tất cả các tài liệu liên quan đến công việc. [2]
4


Tiền lương công chức được xây dựng theo hệ thống bậc và dựa trên thâm niên
công tác. Ngoài lương, còn có 30 loại tiền thưởng. Tỷ lệ thưởng cho công chức
ngày càng tăng trong hệ thống chi trả chung. Lương công chức Hàn Quốc bằng
khoảng 84,4% lương của khu vực tư. Chính vì thế, sự cống hiến của công chức
được thừa nhận và trả công xứng đáng, bất kể công chức đó là nam hay nữ, trẻ
hay già hoặc ở cấp độ quản lý nào. Lương của mỗi nhân viên gồm thưởng ngân
sách, thưởng theo dịch vụ đặc biệt và tiền làm ngoài giờ. Tuy nhiên, đối với
công chức trên bậc 4 được áp dụng theo hệ thống lương thường niên. Nhân viên
làm việc trong lĩnh vực chính trị nhận lương cố định, trong khi công chức cấp
cao và công chức trên bậc 4 được trả lương theo hiệu suất công việc. Hiện nay,
Hàn Quốc đang áp dụng mô hình công vụ chức nghiệp đạt được nhiều chuyển
biến tích cực theo hướng "mở", linh hoạt và hiệu quả. Những thông tin và kinh
nghiệm trong việc tổ chức hệ thống công vụ chức nghiệp và những đổi mới
trong mô hình công vụ ở Hàn Quốc là những bài học cho các quốc gia đang áp
dụng mô hình này, trong đó có Việt Nam.
Lương công chức Hàn Quốc bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và phúc lợi.
Lương cơ bản là tiền lương thường xuyên được chi trả dựa trên cấp bậc và bậc
lương mà được phân loại theo mức độ trách nhiệm và mức độ khó khăn của
từng vị trí công tác cũng như thâm niên công tác. Lương cơ bản chiếm khoảng
một nửa số tiền lương hàng tháng của công chức, tùy thuộc vào cấp bậc của
công chức. Có mười hai bậc lương cơ bản phân loại theo danh mục công tác bao
gồm hành chính, an ninh, nghiên cứu, kỹ thuật, cảnh sát, cứu hoả, hiến pháp,

giáo viên trung học, giáo sư đại học, quân đội, lao động và lao động đặc biệt.
Ở Hàn Quốc, tiền lương tối thiểu được xác định và điều chỉnh định kỳ bởi Uỷ
ban tiền lương tối thiểu (MWC), một cơ quan tư vấn do Bộ Lao động thành lập.
Tiền lương trả cho công chức Hàn Quốc gồm lương cơ bản, trợ cấp và các
khoản phúc lợi. Công chức Hàn Quốc được chia thành 9 cấp bậc. Bậc cao nhất
5


là trợ lý Bộ trưởng và bậc thấp nhất, bậc 9 là công chức mới làm việc. Chính
phủ Hàn Quốc bảo đảm cho công chức mức lương bằng khoảng 90% mức trung
bình của doanh nghiệp. Lương cơ bản được xác định căn cứ vào khả năng chi
trả lương từ ngân sách chính phủ, chi phí sinh hoạt, mức lương tương ứng ở
những ngành, lĩnh vực khác nhau và căn cứ vào một số khía cạnh xã hội
nhưquan hệ giữa lao động và nhà quản lý, vai trò của chính phủ.
Ngày 27-6-2014 Hàn Quốc quyết định nâng mức lương tối thiểu cho người lao
động là 5580won/giờ (tương đương khoảng 5,4$/giờ) áp dụng từ năm 2015.
Mức lương tối thiểu ở Hàn Quốc biểu hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2. Mức lương tối thiểu của Hàn Quốc giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị: won/giờ

(Nguồn: Ukduhoc.com)
Theo như biểu đồ 2.2 ta thấy mức lương tối thiểu đã tăng dần qua các năm. Từ
4550won/giờ (năm 2013) đã tăng đến 6030won/giờ (năm 2016), tăng lên đến
1480won/giờ so với năm 2013. Điều này cho thấy Chính phủ không ngừng điều
chỉnh, tăng lương tối thiểu cho người lao động, khuyến khích, tạo điều kiện cho
đời sống của người lao động trong khu vực công được cải thiện hơn.
Phụ cấp là phần phụ thêm vào lương được chi trả theo vị trí và điều kiện sinh
hoạt của từng công chức. Có 30 loại phụ cấp khác nhau: tiền thưởng, phụ cấp
lương (phụ cấp chuyên cần hay hoàn thành xuất sắc công việc), phụ cấp hỗ trợ
gia đình (phụ cấp gia đình, trợ cấp giáo dục cho người phụ thuộc, phụ cấp nhà ở,

trợ cấp cho cha mẹ), phụ cấp cho nơi làm việc đặc biệt (ở hải đảo, vùng sâu,
vùng xa, ở nước ngoài), phụ cấp cho loại hình công việc đặc biệt (công việc khó
khăn, nguy hiểm, nhiệm vụ đặc biệt hoặc thay thế tạm thời cho một công chức
6


khác) và phụ cấp làm thêm (làm thêm giờ, làm việc đêm, làm việc trong kỳ
nghỉ, và quản lý tăng cường).
Phúc lợi được chi trả cho công chức bao gồm ba loại chính. Thứ nhất là phúc
lợi chung, bao gồm phúc lợi cho người phụ thuộc, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm y tế và trợ cấp tàn tật. Thứ hai là phúc lợi chi trả ngoài
công vụ, bao gồm trợ cấp ốm đau, nghỉ phép, phục vụ quân đội. Thứ ba là phúc
lợi khác như bồi hoàn chi phí học và các chương trình chăm sóc sức khỏe, chi
trả cho các bữa ăn.
Lương hàng năm của công chức cấp cao sẽ được tính dựa trên kết quả tổng
hợp ba loại lương: lương cơ bản, lương căn cứ vào hiệu suất công việc (lương
tăng thêm) và các loại phụ cấp, phúc lợi khác. Để có được sự linh hoạt trong
đánh giá hiệu suất công việc, hệ thống đánh giá được phân thành 4 loại: Xuất
sắc, Tốt, Bình thường, và Không đạt. Dựa trên cách phân loại này, lương tăng
thêm đối với Vụ trưởng/Cục trưởng và các cấp hơn trong Bộ (ở Hàn Quốc, Bộ
trưởng và Thứ trưởng được chỉ định theo hệ thống chính trị, do vậy bậc cao nhất
là bậc 1, tương ứng với trợ lý Bộ trưởng) được xác định bởi lương cơ bản nhân
với hệ số lương tăng thêm hoàn thành công việc.
2.3.
2.3.1.

Đánh giá chung về tiền lương khu vực công ở Hàn Quốc
Ưu điểm

Chính sách tiền lương đã qua nhiều lần sửa đổi và dự kiến sẽ vẫn còn tiếp tục

được điều chỉnh trong tương lai. Lương cơ bản được ở Hàn Quốc xác định căn
cứ vào khả năng chi trả lương từ ngân sách chính phủ, chi phí sinh hoạt, mức
lương tương ứng ở những ngành, lĩnh vực khác nhau và căn cứ vào một số khía
cạnh xã hội như quan hệ giữa lao động và nhà quản lý, vai trò của chính phủ.
Tiền lương tối thiểu được Nhà nước điều chỉnh tăng lên qua các năm đã góp
phần nâng cao đời sống cho người lao động ở khu vực công. Bên cạnh đó, còn
7


nhiều chế độ phúc lợi khác Chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhằm khuyến khích
tăng năng suất lao động, tăng sự cạnh tranh phấn đấu trong công chức. Mục tiêu
chính của kế hoạch trả lương cho công chức là để rút ngắn khoảng cách giữa
khu vực công và khu vực tư cũng như để tái tổ chức cơ cấu trả lương một cách
hợp lý. Điều này tạo nên một sự khích lệ đáng kể cho những công chức tài giỏi
và hạn chế tình trạng "sống lâu lên lão làng", "chảy máu chất xám" ở các quốc
gia còn mang nặng tính chất của nền hành chính công truyền thống.
Chế độ tiền lương ở Hàn Quốc đã đảm bảo cho các mục tiêu cơ bản: Trên 50%
tiền lương đảm bảo cuộc sống và dưới 50% tiền lương còn lại dùng để kích
thích người lao động. Với chính sách tiền lương hợp lý như trên, Chính phủ Hàn
Quốc đã rất thành công trong việc thu hút nhân lực, duy trì nhân lực giỏi, kích
thích động viên nhân lực, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
2.3.2.

Nhược điểm

Hệ thống lương chi trả căn cứ vào hiệu quả hoàn thành công việc đang vấp
phải khá nhiều chỉ trích từ chính những công chức hành chính Hàn Quốc.Những
công chức này cho rằng hệ thống lương mới này không được chuẩn bị kỹ trước
khi thực hiện. Đồng thời, rất nhiều công chức không hiểu được hết bản chất của
hệ thống này và thông thường họ không thích đánh giá công chức khác cũng

như bản thân bị đánh giá. Hệ thống xác định lương theo thâm niên công tác vẫn
còn ảnh hưởng rất lớn trong các cơ quan của Hàn Quốc, khiến cho rất khó để có
thể thay đổi quan niệm và hành vi trong ngắn hạn.
3.

Một số kiến nghị, bài học về tiền lương khu vực công ở Việt Nam từ bài
học kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Trong các thời kỳ phát triển đất nước, Việt Nam đã nhiều lần cải cách chính

sách tiền lương để phù hợp với xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Công đoàn viên
8


chức Việt Nam, mức lương cứng của cán bộ công chức viên chức hiện nay vẫn
khá thấp, phần lớn là hưởng lương ở mức cán sự và chuyên viên. Mức lương cơ
sở của công chức tuy đã chính thức được nâng lên 1.210.000 đồng (Theo Nghị
định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ
sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang) song vẫn là mức
thấp. Chính điều này đã tạo “đất sống” cho tham nhũng, tiêu cực ngày càng
nhức nhối… Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong cải cách tiền lương cho công
chức, bài viết khái quát một số gợi ý cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần thực hiện việc trả lương theo hiệu quả công việc chứ không phải
theo ngạch, bậc đơn thuần. Tiền lương phải bảo đảm tái sản xuất sức lao động.
Muốn vậy, tiền lương tối thiểu phải tương ứng chỉ số giá sinh hoạt từng thời kỳ
và phải tính đến sự phù hợp với từng ngành, nghề cũng như đặc thù riêng của
từng khu vực. Đồng thời, phải có sự so sánh với mức lương tối thiểu trong khu
vực doanh nghiệp.
Thứ hai, cần thay đổi cơ bản kết cấu tiền lương công chức, trong đó bao gồm
phần lương “cứng” theo thang, bậc lương quy định chung và bằng với mức

lương tối thiểu mà từng người đang được hưởng; và phần lương “mềm” thưởng
theo năng suất, hiệu quả công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ, được chi trả
từ nguồn kinh phí tăng lương do Chính phủ phân bổ cho mỗi đơn vị.
Thứ ba, cần tăng lương tối thiểu hàng năm theo giá cả của thị trường nhằm
nâng cao mức sống cho người lao động trong khu vực công. Trong điều kiện
kinh tế thị trường, phải có chính sách phân phối tiền lương khu vực công hợp lý
trong mối tương quan với mặt bằng tiền lương khu vực thị trường, đặc biệt phải
có chính sách thu hút và giữ nhân tài cho khu vực hành chính nhà nước. Bên
cạnh đó có thêm nhiều chích sách phúc lợi khác nhằm khuyến khích người lao
động hăng say làm viêc, tăng năng suất lao động và hiệu quả làm việc.
9


Thứ tư, Chính phủ cần điều chỉnh mức lương sao cho khoảng cách tiền lương
giữa khu vực công và khu vực tư được rút ngắn lại để thu hút người tài đến làm
việc trong khu vực công. Điều này sẽ giúp cho công chức có thể yên tâm làm
việc ở khu vực công, tránh tình trạng “chảy máu chất xám”, “đứng núi này trông
núi nọ”.
Thứ năm, nên kết hợp trả lương theo vị trí, chức danh công việc và trả lương
theo đánh giá kết quả thực hiện công việc. Cụ thể áp dụng phương pháp đánh
giá công việc của hình thức trả lương theo vị trí công việc để thiết kế và xây
dựng bảng lương nhằm xếp trả lương theo vị trí công việc đảm nhiệm. Kết hợp
hàng tháng đánh giá kết quả thực hiện công việc của mỗi công chức và trả lương
theo đánh giá kết quả thực hiện công việc đó. Điều này sẽ giúp cho người lao
động phấn đấu làm việc, đạt kết quả cao.
Thứ sáu, đổi mới cơ chế phân phối tiền lương và thu nhập khu vực hành chính
nhà nước theo hướng bảo đảm tiền lương là thu nhập chính của cán bộ, công
chức; trao quyền cho người đứng đầu đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức
trong việc tuyển dụng và trả lương theo vị trí công việc, tiêu chuẩn chức danh và
hiệu suất công tác; gắn việc trả lương với tinh giảm bộ máy, cải cách hành

chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời trả lương cho
công chức hợp lý sẽ góp phần thu hút được người tài vào bộ máy nhà nước, xây
dựng đội ngũ công chức liêm khiết, tận tụy, xứng đáng với sự tin cậy của nhân
dân.

10


KẾT LUẬN
Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở lý luận giữa
người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động phù
hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động và phù hợp với quan hệ tiền lương của
pháp luật lao động. Việc trả lương cho người lao động, nhất là cán bộ công chức
phải đảm bảo cho họ đủ sống bằng lương, toàn tâm toàn ý nâng cao trách nhiệm,
hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao. Mức lương tối thiểu không
phù hợp sẽ tạo ra các tác động vĩ mô bất lợi cho nền kinh tế. Vì lẽ đó, chính
sách đối với tiền lương tối thiểu trong khu vực công là một trong số các nội
dung được quan tâm hàng đầu tại hầu hết các quốc gia trong hệ thống chính
sách tiền lương. Từ kinh nghiệm của chính sách tiền lương trong việc tổ chức hệ
thống công vụ chức nghiệp và những đổi mới trong mô hình công vụ ở Hàn
Quốc là những bài học cho các quốc gia đang áp dụng mô hình này, trong đó có
Việt Nam
11


Trong phạm vi bài tiểu luận này em đã trình bày được các chính sách về tiền
lương khu vực công ở Hàn Quốc. Qua thực trạng đó đã nêu ra được ưu điểm,
nhược điểm của tiền lương khu vực công ở Hàn Quốc và đưa ra một số giải
pháp cho tiền lương khu vực công ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Hàn Quốc.
Bài tiểu luận của em chỉ dừng lại ở lý thuyết, em hi vọng trong thời gian tới bài

tiểu luận của em sẽ có ý nghĩa thực tiễn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS.TS Nguyễn Tiệp (2013), Giáo trình tiền lương tiền công, NXB Lao

2.

động - Xã hội, Hà Nội.
Trần Thiết (2016), “Chính sách tiền lương ở một số quốc gia”, Tạp chí Xây
dựng Đảng số 4/2016 ngày 31/03/2016 được lấy từ trang web:
/>
3.

mid=92&mzid=916&ID=2139
Nghị định số 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức

4.

lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
/>
5.
6.

iem_cua_he_thong_cong_vu_chuc_nghiep_Han_Quoc
/> />
12




×