Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CON ĐƯỜNG đi lên CHỦ NGHĨA XÃ hội VÀ NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG NHÂN dân CÁCH MẠNG LÀO về THỜI KỲ QUÁ độ lên CNXH ở LÀO HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.82 KB, 12 trang )

1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ
HỘI VÀ NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VỀ
THỜI KỲ QUÁ ĐỘI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LÀO HIỆN NAY
=======================================

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận thiên tài
của cách mạng Việt Nam. Người là tấm gương sáng trong việc tiếp thu
và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn
nước ta; đồng thời, Người đã kế thừa, phát huy chủ nghĩa yêu nước,
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa nhân loại. Trong quá trình
giải quyết những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều những
vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc
và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. Trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để
lại cho Đảng ta, dân tộc ta nhiều tư tưởng hết sức quý báu. Trong toàn
bộ di sản tư tưởng của Người - tư tưởng về con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là sự thể hiện việc tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa
Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo vào điều kiện thực
tiễn Việt Nam. Tư tưởng đó, không chỉ có giá trị trong lịch sử, mà có giá
trị bền vững, đã, đang và sẽ là ngọn đuốc soi sáng cho cuộc đấu tranh
của nhân dân ta giành thắng lợi.
Ngày nay, trước sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước và những
biến động mau lẹ của tình hình thế giới, những vấn đề mới đặt ra trong
đời sống xã hội ngày càng nhiều, đòi hỏi phải việc nghiên cứu, bảo vệ,
vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ quan


2



trọng, cấp bách trong công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta.
Sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm
nhận ra xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Khi đến với chủ nghĩa Mác
- Lênin, Người đã rút ra kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” 1. Đó là
con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do Đảng tiên phong của
giai cấp công nhân lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc, phong kiến và tay
sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, tiến tới cách
mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Khi nói về
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước mà đại bộ phận là nông
dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Sự thật là cuộc cách mạng ở các nước
thuộc địa và nửa thuộc địa lúc đầu và trước hết là cuộc cách mạng của
nông dân. Cuộc cách mạng ấy không tách rời cuộc cách mạng phong
kiến. Sự liên minh giữa quần chúng đông đảo nông dân và giai cấp công
nhân làm cái nền tảng trên đó có thể thành lập một mặt trận dân tộc rộng
rãi và vững chắc. Cho nên cái cách ruộng đất là nhiệm vụ cơ bản của
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Những kinh nghiệm của chúng tôi
chứng tỏ rằng muốn đưa cuộc cách mạng dân chủ đến thắng lợi và mở ra
những giai đoạn nối tiếp nhau cho sự phát triển của một Nhà nước dân
tộc dân chủ, giai cấp công nhân và Đảng của nó phải lãnh đạo cuộc cách
mạng ấy”2.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập, trong Sách
lược vắn vắt và Chính cương vắn tắt do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn
1
2

Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG,H.1996, tập 12, tr. 510.
Sđd, tập 12, tr. 475.



3

thảo, Người đã khẳng định cách mạng Việt Nam phải đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Người về giải phóng dân tộc gắn bó với
tư tưởng về chủ nghĩa xã hội. Vì cách mạng giải phóng dân tộc muốn
thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, do Đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo, cho nên con đường phát triển tất yếu của cách
mạng giải phóng dân tộc sẽ là tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ một
người dân mất nước, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, mục tiêu trước mắt
của Người là giải phóng dân tộc; khi tiếp xúc với “Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin, Người đã tìm ra con đường giải
phóng cho dân tộc mình và dân tộc tất cả các nước thuộc địa. Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “Lúc đầu, chính là do chủ nghĩa yêu nước mà tôi tin theo
Lênin. Rồi, từng bước một, tôi đi đến kết luận: chỉ có chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sán mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và giai cấp
công nhân toàn thế giới”1. Người đưa ra hình ảnh so sánh nổi tiếng: chủ
nghĩa đế quốc như “con đỉa hai vòi”, do đó cách mạng giải phóng dân tộc
muốn thắng lợi phải thực hiện sự liên minh chiến đấu giữa vô sản ở thuộc
địa với vô sản ở chính quốc nhịp nhành như cánh của một con chim. Vì
bóc lột thuộc địa là một trong hai nguồn sống của chủ nghĩa tư bản, cho
nên đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, trước hết phải xoá bỏ hết các thuộc địa của
chúng. Do đó, cách mạng thuộc địa không chỉ trông chờ vào kết quả của
cách mạng vô sản ở chính quốc mà phải tiến hành song song với cách
mạng ở chính quốc, hơn nữa phải chủ động giành thắng lợi trước, và bằng
thắng lợi của mình để đóng góp vào sự nghiệp giải phóng vô sản toàn thế
giới.
1


Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H. 1996, tập 12, tr. 474.


4

Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải
phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trên
phạm vi toàn thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển
thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn
toàn”2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ
giữa giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng cho sự chuyển
biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Đây là tư tưởng lớn thể hiện tính quy luật của sự
phát triển cách mạng ở nước thuộc địa: chỉ có hoàn thành cách mạng giải
phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững những thành quả do cách
mạng giải phóng dân tộc đem lại.
Không chỉ khẳng định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam
là con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ ở nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên chủ nghĩa xã hội không “kinh
qua” chủ nghĩa tư bản như nước ta là một quá trình khó khăn, lâu dài,
gian khổ. Người đã khẳng định dứt khoát: sau khi hoàn thành cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân, nước ta nhất định tiến lên chủ nghĩa xã hội
“bằng cách phát triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã
hội, biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với
công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến” 1.
Người chỉ rõ: “Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một
nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải
kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”2.
Sđd. tập 12, tr. 304- 305.

Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, tập 9,tr. 588.
2
Sđd, tập 10, tr. 13.
2
1


5

Thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ, đất nước tam chi cắt hai miền:
miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc
bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Xuất phát từ đặc điểm nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đất nước tạm thời chia cắt, lại có chiến
tranh, Người đề ra chủ trương; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa
chống Mỹ cứu nước, vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, đây là
cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận của nhân loại,
Người không chỉ ngồi chờ các điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội có
đủ mới nghĩ đến việc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
mà phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể và đặc điểm văn hoá dân
tộc để khởi động cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ngay trong quá trình
cách mạng giải phóng dân tộc; nghĩa là vừa kháng chiến, vừa kiến quốc,
kiến quốc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là nét sáng tạo độc đáo
của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự
nghiệp khó khăn, gian khổ, lâu dài, phức tạp. Người không bao giờ nghĩ
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là việc đơn giản, dễ dàng. Người viết:
“Biến đổi một xã hội cũ thành một xã hội mới, không phải là một
chuyện dễ. Nhưng đó là những khó khăn trong sự trưởng thành. Toàn
Đảng, toàn dân đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục

được”1. Trả lời phỏng vấn của nhà báo IÔCÔ Matxuôca (Nhật bản), Hồ
Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn
cảnh một nước vốn là thuộc địa, một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị
chiến tranh tàn phá. Hoàn cảnh ấy, cố nhiên gây cho chúng tôi rất nhiều
1

Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, tập 10, tr. 13.


6

khó khăn. Song, những thắng lợi ban đầu trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội cho phép chúng tôi tin tưởng chắc chắn ở sự cần thiết và
khả năng của một nước như Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách
thắng lợi không phải qua con đường phát triển tư bản chủ nghĩa” 2. Đặc
biệt, Người thường xuyên nhắc nhở phải phòng tránh cách làm rập khuôn,
giáo điều; mà cần phải xuất phát từ thực tế để tìm con đường riêng phù hợp
với đặc điểm riêng của nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Hiện nay,
đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh
nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta không thể áp dụng
những kinh nghiệm đó một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc
điểm riêng của ta”1.
Trong khi khẳng định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam
là con đường xã hội chủ nghĩa; do vậy, trong quá trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở: “Muốn biết
ta tiến lên chủ nghĩa xã hội như thế nào thì trước hết phải biết chủ nghĩa
xã hội là gì”. Theo Người chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng,
bình đẳng, nhân dân, được sống trong tự do, hạnh phúc. Cho nên, khi
đinh nghĩa chủ nghĩa xã hội là gì, Người giải thích một cách dễ hiểu
rằng: “Chủ nghĩa xã hội là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng,

tự do”; “Chủ nghĩa xã hội là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm
no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng” 2. “Nói một cách tóm tắt,
mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động

Sđd, tập 11, tr. 312
Sđd, tập 8, tr. 49
2
Sđd, tập 10, tr. 317, 324
2
1


7

thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no
và sống một đời hạnh phúc”3.
Về bản chất, chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân lao động
làm chủ, “một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội
bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, ai làm
nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng” 4, “xã hội
chủ nghĩa là tất cả mọi người phải ra sức lao động xây dựng chủ nghĩa
xã hội; chủ nghĩa xã hội xây dựng được mọi người mới sung sướng ấm
no”5. Đó là những luận điểm cơ bản, sâu sắc, phản ánh những đặc trưng
bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là
đường lối gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, kết hợp
sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại nhằm đi tới mục tiêu cao cả là
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Điều kiện tiên quyết đảm bảo cho cuộc cách mạng thành công là cần
phải có một đảng cách mạng, Hồ Chí Minh viết: “Trước hết phải có Đảng

cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên
lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách
mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không
có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ
nam”1. Bằng những chiến lược lâu dài và những sách lược mềm dẻo của
Sđd, tập 10, tr. 17
Sđd, tập 9, tr. 23.
5
Sđd, tập 9, tr. 295.
1
Sđd, tập 2, tr. 268.
3
4


8

Đảng, qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể để đảm bảo cho thắng lợi cuối
cùng. Nắm chắc thời cơ, vận dụng tốt thế và lực để thắng lợi từng bước.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Về
mục đích trước mắt, Đảng lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh đạo toàn
dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, tranh lại thống nhất và độc
lập hoàn toàn; lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới xây dựng đoàn
kết để tiến đến chủ nghĩa xã hội”2. Phương pháp cách mạng mềm dẻo,
linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong từng giai đoạn
cụ thể, đó là kết quả của việc đánh giá đúng tình hình tương quan so sánh
lực lượng giữa và địch, cũng như biến động chung của tình hình chính trị
trên thế giới. Trong điều kiện biến đổi của tình hình thế giới cuối năm

1930, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu của đấu tranh cách mạng lúc
này là: “Đảng không nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, nghị
viện...)...chỉ nên đòi các quyền dân chủ, tự do tổ chức, tự do hội họp, tự do báo
chí và tự do ngôn luận, đòi ân xá toàn thể chính trị phạm, đấu tranh để Đảng
được hoạt động hợp pháp”1. Có thể nói rằng tính nguyên tắc trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sự khẳng định
vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng của giai cấp
công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động. Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là điều kiện mà chính là nội dung
của đường lối cách mạng đúng đắn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là nhân tố
quyết định thặng lợi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ;Chủ
tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của quần chúng nhân dân lao
2
1

Sđd, tập 6, tr. 174.
Sđd, tập 3, tr. 138


9

động.Hồ Chí Minh luôn căn dặn :Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh
lịch sử của mình nếu biết tập hợp đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong
mặt trận thống nhất chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước .Nguyên
tắc nhất quán trong tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh là lấy liên
minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân làm nền tảng,tập hợp
rộng rãi nhất mọi cá nhân yêu nước, vừa đoàn kết, vừa đấu tranh ,lấy lợi
ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm
nền tảng ,trên cơ sở đó đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích

tạp thể; lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Hồ Chí Minh yêu cầu xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân để phát huy sức mạnh của nhân dân .
Người nhấn mạnh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công,
thành công đại thành công”
Luận điểm nổi tiếng này của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tư
tưởng chỉ đạo xuyên suốt của cả quá trình cách mạng Việt Nam. Người
lập luận chỉ có đoàn kết mới tập hợp được sức mạnh riêng lẻ của từng
người tạo nên sức mạnh lớn lao của hàng trăm, hàng nghìn, hàng triệu,
hàng chục triệu người. Người ví công việc cách mạng như hòn đá to, hòn
đá nặng ,một người nhắc không được; nhưng biết đồng sức đồng lòng thì
nhất định sẽ thành công. Đoàn kết theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết
trong Đảng, đoàn kết toàn dân,đoàn kết các giai cấp,các dân tộc ,các tôn
giáo và đoàn kết quốc tế.Đoàn kết trên cơ sở lợi ích chung của Đảng và
của dân tộc. Nhất là đối với Đảng, Hồ Chí Minh nhấn mạnh mọi người
phải tôn trọng, xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi
của mắt mình, như giữ gìn một báu vật, nguồn tạo nên sức mạnh của
Đảng.


10

Đối với Lào tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội đang đặc điểm được Đảng nhân dân cách
mạng Lào vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới hiện nay nhằm phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,
để xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa . Tiến lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan, là sự
lựa chọn của Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản, của Đảng, của dân tộc, là
sự lựa chọn hợp quy luật và thực tiễn cách mạng Lào. Mặc cho chế độ xã

hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô có sụp đổ, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội có quanh co, phức tạp; song tính chất, nội dung của thời đại
không thay đổi. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội của Đảng đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang phải trải qua
những bước quanh co; song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ
nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”. Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm
xây dựng đất nước Lào theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Cay Sỏn Phôm Vi Hản”. Mặc dù phải
trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan, thử thách, nhưng tính ưu việt của
chế độ mới đã được khẳng định bằng thắng lợi của cuộc đấu tranh giành
chính quyền về tay nhân dân lao động, đánh đuổi hai tên đế quốc lớn ra
khỏi bờ cõi, thống nhất đất nước; cả nước bước vào công cuộc cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới. Thực tiễn trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, chúng ta còn vấp phải những sai lầm nhất định, nhưng điều
quan trọng là Đảng ta đã sớm nhận ra và có điều chỉnh bước đi cho phù


11

hợp. Công cuộc đổi mới do Đảng nhân dân cách mạng Lào khởi xướng và
lãnh đạo từ Đại hội IV (1986) là sự nghiệp cải biến cách mạng nhằm khơi
dậy, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển, đem lại sự
biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là sự khẳng
định quan điểm nhất quán của Đảng, của dân tộc ta trong việc lựa chọn và
thực hiện con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua các kỳ Đại hội
của Đảng đã từng bước cụ thể hoá đường lối đổi mới, trong đó có quan
niệm rõ hơn về sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư
bản chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng
định: : “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước Lào là sự phát triển

quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua
việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại
đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công
nghệ, để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.
Đây là sự nhận thức một cách đúng đắn và có bước phát triển mới; đồng
thời, cũng là sự khẳng định và cụ thể hoá con đường tiến lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta trong thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả
các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên trải qua một
thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức
kinh tế, xã hội có tính chất quá độ”. Với đổi mới tư duy, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Với đổi mới tư duy, đổi
mới nhận thức là nhằm nhận thức rõ hơn về con đường đi lên chủ nghĩa


12

xã hội, làm cho mục tiêu chủ nghĩa xã hội được thực hiện một cách có
kết quả hơn, đề ra những hình thức, bước đi thích hợp; tránh cách nghĩ,
cách làm giản đơn, siêu hình, giáo điều, duy ý chí. Trên cơ sở quan
niệm đúng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội,
kiên định mục tiêu lý tưởng, phấn đấu xây dựng xã hội mới vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tính đúng đắn, cách mạng, khoa học và sáng tạo của tư tưởng Hồ
Chí Minh đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn lịch sử, Trải qua những
biến động của tình hình chính trị trên thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh
càng chứng tỏ được giá trị và sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ chí
minh là tinh hoa của dân tộc Lào là niềm tự hào của mỗi chúng ta. Dưới

ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta càng vững tin vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới
do Đảng nhân dân cách mạng Lào ta khởi xướng và lãnh đạo.



×