Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

tổng hợp các quy chuẩn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 130 trang )

Ký bởi: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Email:
Cơ quan: Văn phòng Chính phủ
Thời gian ký: 26.05.2016 14:48:18 +07:00

56

CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 04/2016/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2016

THÔNG TƯ
Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa
học và Công nghệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế;


Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi
trường: QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
chăn nuôi.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 6 năm 2016
Điều 3. Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Võ Tuấn Nhân


CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 62-MT:2016/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
National Technical Regulation on the effluent of livestock

HÀ NỘI - 2016

57



58

CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

Lời nói đầu
QCVN 62-MT:2016/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải chăn nuôi biên soạn, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ
Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29
tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.


CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

59

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
National Technical Regulation on the effluent of livestock
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong
nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Mọi tổ chức, cá
nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải
tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.
1.2.2. Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước
thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý
nước thải tập trung.

1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại
động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình.
Nước thải sinh hoạt của cơ sở chăn nuôi khi nhập vào hệ thống xử lý nước thải
chăn nuôi thì tính chung là nước thải chăn nuôi.
1.3.2. Nguồn tiếp nhận nước thải là: hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư,
khu công nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao,
đầm, phá; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải lớn hơn
hoặc bằng 5 mét khối trên ngày (m3/ngày)
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn
nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C × Kq × Kf
Trong đó:
- Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn
nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2;


60

CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu
lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao,
đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu
lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối
với thông số pH và tổng coliform.
Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà
máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
2.1.2. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
Bảng 1. Giá trị C để làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi
TT

Thông số

Đơn vị

1
2
3

pH
BOD5
COD

4
5
6

Tổng chất rắn lơ lửng
Tổng Nitơ (theo N)
Tổng Coliform

Giá trị C

A

B

mg/l
mg/l

6-9
40
100

5,5-9
100
300

mg/l
mg/l
MPN hoặc CFU/100 ml

50
50
3000

150
150
5000

Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn
nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn

nuôi khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực
tiếp nhận nước thải.
2.1.3. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq
2.1.3.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh,
mương được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)

Hệ số Kq

Q ≤ 50
50 < Q ≤ 200
200 < Q ≤ 500
Q > 500

0,9
1
1,1
1,2


CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

61

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận
nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí
tượng Thủy văn).

2.1.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao,
đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối (m3)

Hệ số Kq

V ≤ 10 x 106

0,6

10 x 106 < V ≤ 100 x 106

0,8

V > 100 x 10

6

1,0

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước
thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng
Thủy văn).
2.1.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy
của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương áp thì dụng giá trị hệ số Kq = 0,9; nguồn
tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị
hệ số Kq = 0,6.
2.1.3.4. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ,

đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển.
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy
sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước, đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng
giá trị hệ số Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn
thủy sinh, bãi tắm, thể thao dưới nước áp dụng giá trị hệ số Kq = 1,3.
2.1.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải (F)
Đơn vị tính: mét khối trên ngày (m3/ngày)

Hệ số Kf

5 ≤ F ≤ 50

1,3

50 < F ≤ 100

1,2

100< F ≤ 200

1,1

200< F ≤ 300

1,0


F > 300

0,9


62

CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo
cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi
trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc Giấy xác nhận hoàn thành công trình
bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số Kf
đang áp dụng, cơ sở chăn nuôi phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều
chỉnh hệ số Kf.
2.2. Quy định kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải
nhỏ hơn 5 mét khối trên ngày (m3/ngày)
2.2.1. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải nhỏ hơn 2 m3/ngày phải có hệ
thống thu gom và hệ thống lắng, ủ nước thải hợp vệ sinh.
2.2.2. Cơ sở chăn nuôi có tổng lượng nước thải từ 2 m3/ngày đến dưới 5 m3/ngày
phải có hệ thống thu gom và hệ thống xử lý chất thải đủ công suất như biogas (hệ thống
khí sinh học) hoặc đệm lót sinh học phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải
chăn nuôi thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:
TT

1


2

3

Thông số

Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn

Lấy mẫu

- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy
mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10:1992) - Chất lượng nước Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.

pH

- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác
định pH;
- SMEWW 2550 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và
nước thải - Xác định pH.

BOD5
(20oC)

- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) - Phần 1:
Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea;
- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) - Phần 2:
Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng;
- SMEWW 5210 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và

nước thải - Xác định BOD.


CÔNG BÁO/Số 349 + 350/Ngày 24-5-2016
TT

63

Thông số

Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn

COD

- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác
định nhu cầu oxy hóa học (COD);
- SMEWW 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước
thải - Xác định COD.

5

Tổng chất
rắn lơ lửng

- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác
định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
- SMEWW 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước
thải - Xác định chất rắn lơ lửng.

6


- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ
hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
Tổng nitơ N)
- SMEWW 4500-N.C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và
nước thải - Xác định nitơ.

7

- TCVN 6187-1:2009 Chất lượng nước - Phát hiện và đếm
escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 1: Phương pháp lọc
màng;
- TCVN 6187-2:1996 Chất lượng nước - Phát hiện và đếm
escherichia coli và vi khuẩn coliform. Phần 2: Phương pháp
nhiều ống (có xác suất cao nhất);
- TCVN 8775:2011 - Chất lượng nước - Xác định Coliform tổng
số - Kỹ thuật màng lọc;
- SMEWW 9222 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và
nước thải - Xác định coliform.

4

Tổng
Coliforms

3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu
chuẩn viện dẫn ở mục 3.1.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm

tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.2. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy
chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 39:2011/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO TƯỚI TIÊU
National technical regulation on Water Quality
for irrigated agriculture

HÀ NỘI - 2011


QCVN 39:2011/BTNMT

Lời nói đầu

QCVN 39:2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi
trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình
duyệt, ban hành theo Thông tư số 43/2011/TT-BTNMT
ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường.

2



QCVN 39 :2011/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC DÙNG CHO TƯỚI TIÊU
National technical regulation on Water Quality
for irrigated agriculture
1. QUY ĐỊNH CHUNG
Phạm vi áp dụng
Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng
nước dùng cho tưới tiêu.
Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng
nguồn nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước dùng cho
tưới tiêu được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước dùng cho
tưới tiêu

TT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới
hạn

1


pH

5,5-9

2

Ôxy hòa tan (DO)

3

Tổng chất rắn hòa tan

4

Tỷ số hấp phụ Natri (SAR)

5

Clorua (Cl - )

mg/l

350

6

Sun phát (SO 4 2- )

mg/l


600

7

Bo (B)

mg/l

3

8

Asen (As)

mg/l

0,05

9

Cadimi (Cd)

mg/l

0,01

10

Crom tổng số (Cr)


mg/l

0,1

≥2
mg/l

2000
9

3


QCVN 39:2011/BTNMT

11

Thủy ngân (Hg)

mg/l

0,001

12

Đồng (Cu)

mg/l

0,5


13

Chì (Pb)

mg/l

0,05

14

Kẽm (Zn)

mg/l

2,0

15

Fecal. Coli
(Chỉ quy định đối với nước
tưới rau và thực vật ăn tươi
sống)

số vi khuẩn/
100ml

200

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH

3.1. Lấy mẫu để xác định giá trị các thông số trong nước dùng
cho mục đích tưới tiêu thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1: 2006) - Chất lượng nướcLấy mẫu. Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật
lấy mẫu.
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước- Lấy
mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy
mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005) - Chất lượng nước Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số chất lượng nước
thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
- TCVN 6492-2011 (ISO 10523-2008) - Chất lượng nước – Xác
định pH.
- TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan Phương pháp Winkler.
- TCVN 7324-2004 (ISO 5813-1983). Chất lượng nước – Xác
định oxy hoà tan - Phương pháp iod.

4


QCVN 39 :2011/BTNMT

- TCVN 6196-1:1996 (ISO 9964-1993) - Chất lượng nước. Xác định
natri và kali. Phần 1: Xác định natri bằng trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6201:1995 (ISO 7980-1986) - Chất lượng nước. Xác định
canxi và magie. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6660:2000 (ISO 14911-1988) - Chất lượng nước - Xác định
Li+, Na+, NH4+, K+, Mn2+, Ca2+, Mg2+, Sr2+ và Ba2+ hòa tan bằng sắc ký ion.
Phương pháp dùng cho nước và nước thải.
- TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) - Chất lượng nước – Xác

định Clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat
(phương pháp MO).
- TCVN 7724:2007 (ISO 17825:2006), Chất lượng nước – Xác định
thủy ngân – Phương pháp dùng phổ huỳnh quang nguyên tử.
- TCVN 7877:2008 (ISO 5666:1999), Chất lượng nước – Xác định
thủy ngân.
- TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước – Xác
định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
- TCVN 6197–2011 (ISO 5961-1994) - Chất lượng nước – Xác
định cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6222-2008 (ISO 9174-1998) - Chất lượng nước – Xác
định crom tổng – Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.
- TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) - Chất lượng nước – Xác
định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).
- TCVN 6665:2011 (ISO 11885:2007)- Chất lượng nước – Xác
định nguyên tố chọn lọc bằng phổ phát xạ quang Plasma cặp cảm
ứng (ICP-OES).
- TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1:2000), Chất lượng nước – Phát
hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform – Phần 1: Phương pháp
màng lọc.
- TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308/2:1990), Chất lượng nước – Phát
hiện và đếm Escherichia coli và vi khuẩn coliform, vi khuẩn colifrom chịu
5


QCVN 39:2011/BTNMT

nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 2: Phương pháp nhiều ống (số có
xác suất cao nhất).

- Tỷ số hấp phụ Natri SAR được xác định theo công thức:
Na +
SAR =
Ca 2+ + Mg 2+
2
Các thông số quy định trong Quy chuẩn này chưa có tiêu chuẩn
quốc gia hướng dẫn phương pháp phân tích thì áp dụng các tiêu
chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế.
3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích có độ chính xác tương
đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.2.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Quy chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6773:2000 - Chất
lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho thủy lợi trong
Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng
ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25
tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường.
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn
này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

6


QCVN 01-MT : 2015/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN
National Technical Regulation on the effluent of natural rubber processing industry
Lời nói đầu
QCVN 01-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su

thiên nhiên biên soạn, sửa đổi QCVN 01:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công
nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng
3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN
National Technical Regulation on the effluent of natural rubber processing industry
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao
su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Mọi tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động xả nước thải sơ chế cao su thiên nhiên ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy
định tại quy chuẩn này.
1.2.2. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập
trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất
sử dụng các quy trình sản xuất, sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối,
cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.
1.3.2. Cơ sở mới là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất sau ngày quy chuẩn
này có hiệu lực thi hành, bao gồm cả các cơ sở đang trong quá trình xây dựng và đã được phê duyệt
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi
hành.
1.3.3. Cơ sở đang hoạt động là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất trước
ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử
dụng xác định.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi
xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
C max = C x K q x K f
R

R

R

R

R

Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả
ra nguồn tiếp nhận nước thải.
R

R

- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;
- K q là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông,
suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven
bờ;
R

R



- K f là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su
thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
R

R

2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép C

max

R

R

= C (không áp dụng hệ số K q và K f ) đối với thông số pH.
R

R

R

R

2.1.3. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà
máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị C max = C quy định tại cột B, Bảng 1.
R

R


2.2. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
Bảng 1: Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước
thải sơ chế cao su thiên nhiên
Thông số

TT

Đơn vị

Giá trị C
A

B

-

6-9

6-9

mg/l

30

50

Cơ sở mới

mg/l


75

200

Cơ sở đang hoạt động

mg/l

100

250

mg/l

50

100

1

pH

2

BOD 5 (20°C)

3

COD


4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

5

Tổng nitơ (Tổng
N)

Cơ sở mới

mg/l

40

60

Cơ sở đang hoạt động

mg/l

50

80

Amoni

Cơ sở mới

mg/l


10

40

mg/l

15

60

6

R

R

(NH 4 + tính theo N) Cơ sở đang hoạt động
R

RP

P

Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi
xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi
xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, áp dụng giá trị quy định cho cơ sở mới đối với tất cả các cơ sở sơ

chế cao su thiên nhiên.
2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải K q
R

2.3.1. Hệ số K q ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định
tại Bảng 2 dưới đây:
R

R

Bảng 2: Hệ số K q ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
R

R

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)
P

Hệ số K q
R

P

Q ≤ 50

0,9

50 < Q ≤ 200


1

200 < Q ≤ 500

1,1

Q > 500

1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô
kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn).
2.3.2. Hệ số K q ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại
Bảng 3 dưới đây:
R

R

Bảng 3: Hệ số K q ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
R

R

Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối (m3)
P

P

Hệ số K q

R


V ≤ 10 x 106

0,6

P

10 x 106 < V ≤ 100 x 106

0,8

V > 100 x 106

1,0

P

P

P

P

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất
trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn).
2.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe,
rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số K q = 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không
có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số K q = 0,6.

R

R

R

R

2.3.4. Hệ số K q đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và
nước lợ ven biển.
R

R

Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá
nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số K q = 1.
R

R

Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp
dụng giá trị hệ số K q = 1,3.
R

R

2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải K f
R

Hệ số lưu lượng nguồn thải K f được quy định tại Bảng 4 dưới đây:

R

R

Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải K f
R

Lưu lượng nguồn thải (F)

Hệ số K f

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)
P

R

P

F ≤ 50

1,2

50 < F ≤ 500

1,1

500 < F ≤ 5.000

1,0


F > 5.000

0,9

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động
môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, hoặc
Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số K f đang áp dụng, cơ sở sơ
chế cao su thiên nhiên phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số K f .
R

R

R

R

2.5. Sử dụng nước thải để tưới cây
Nước thải của các cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng các yêu
cầu sau:
- Giá trị tối đa cho phép các thông số pH, BOD 5 và COD đạt yêu cầu quy định tại cột B Bảng 1 (K q = 1;
K f = 1);
R

R

R

R


R

R

- Nước thải sau xử lý phải được thu gom lại trong hồ chứa dành riêng cho mục đích tưới cây. Hồ chứa
phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường;
- Phương án, kế hoạch tưới phải có văn bản thông báo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương
để phối hợp giám sát;
- Chỉ được phép tưới cây trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp phát sinh nước thải.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải của cơ sở sơ chế
cao su thiên nhiên thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:
TT
1

Thông số
Lấy mẫu

Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.


Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
2


- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH;

pH

- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BOD n ) - Phần 1: Phương pháp pha loãng
và cấy có bổ sung allylthiourea;
R

3

BOD 5 (20°C)
R

R

R

- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BOD n ) - Phần 2: Phương pháp dùng cho
mẫu không pha loãng;
R

R

- SMEWW 5210 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải Xác định BOD
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu
oxy hóa học (COD);

4


COD

5

- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất
Tổng chất rắn lơ rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
lửng (TSS)
- SMEWW 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác
định chất rắn lơ lửng

6

- SMEWW 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác
định COD

Tổng nitơ (N)

- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác
sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- SMEWW 4500-N.C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải Xác định nitơ
- TCVN 6179-2: 1996(ISO 7150-2: 1986) Chất lượng nước - Xác định
amoni. Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động

7

Amoni (NH 4 +)
R

RP


P

- TCVN 6179-1: 1996(ISO 7150-1: 1986) Chất lượng nước - Xác định
amoni. Phần 2: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay
- TCVN 5988 : 1995 (ISO 5664 : 1984) Chất lượng nước - Xác định
amoni. Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
- SMEWW 4500- NH 3 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải
- Xác định amoni
R

R

3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác
có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT
ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.


QCVN 01-MT : 2015/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN
National Technical Regulation on the effluent of natural rubber processing industry
Lời nói đầu
QCVN 01-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su

thiên nhiên biên soạn, sửa đổi QCVN 01:2008/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công
nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 11/2015/TT-BTNMT ngày 31 tháng
3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ CAO SU THIÊN NHIÊN
National Technical Regulation on the effluent of natural rubber processing industry
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao
su thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải sơ chế cao su thiên nhiên. Mọi tổ chức, cá nhân liên
quan đến hoạt động xả nước thải sơ chế cao su thiên nhiên ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy
định tại quy chuẩn này.
1.2.2. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập
trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên là nước thải công nghiệp xả ra từ nhà máy, cơ sở sản xuất
sử dụng các quy trình sản xuất, sơ chế mủ cao su thiên nhiên thành các sản phẩm như cao su khối,
cao su tờ, cao su crepe và latex cô đặc làm nguyên liệu để chế tạo sản phẩm cao su.
1.3.2. Cơ sở mới là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất sau ngày quy chuẩn
này có hiệu lực thi hành, bao gồm cả các cơ sở đang trong quá trình xây dựng và đã được phê duyệt
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường trước ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi
hành.
1.3.3. Cơ sở đang hoạt động là nhà máy, cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên hoạt động sản xuất trước
ngày quy chuẩn này có hiệu lực thi hành.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm
công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử
dụng xác định.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên
khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải
2.1.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi
xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
C max = C x K q x K f
R

R

R

R

R

Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi xả
ra nguồn tiếp nhận nước thải.
R

R

- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên quy định tại mục 2.2;
- K q là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông,
suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven
bờ;
R

R



- K f là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải sơ chế cao su
thiên nhiên khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
R

R

2.1.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép C

max

R

R

= C (không áp dụng hệ số K q và K f ) đối với thông số pH.
R

R

R

R

2.1.3. Nước thải sơ chế cao su thiên nhiên xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà
máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị C max = C quy định tại cột B, Bảng 1.
R

R


2.2. Giá trị C làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
Bảng 1: Giá trị C để làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước
thải sơ chế cao su thiên nhiên
Thông số

TT

Đơn vị

Giá trị C
A

B

-

6-9

6-9

mg/l

30

50

Cơ sở mới

mg/l


75

200

Cơ sở đang hoạt động

mg/l

100

250

mg/l

50

100

1

pH

2

BOD 5 (20°C)

3

COD


4

Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

5

Tổng nitơ (Tổng
N)

Cơ sở mới

mg/l

40

60

Cơ sở đang hoạt động

mg/l

50

80

Amoni

Cơ sở mới

mg/l


10

40

mg/l

15

60

6

R

R

(NH 4 + tính theo N) Cơ sở đang hoạt động
R

RP

P

Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi
xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải sơ chế cao su thiên nhiên khi
xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải được xác định tại khu vực tiếp nhận nước thải.
Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, áp dụng giá trị quy định cho cơ sở mới đối với tất cả các cơ sở sơ

chế cao su thiên nhiên.
2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải K q
R

2.3.1. Hệ số K q ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch; kênh, mương được quy định
tại Bảng 2 dưới đây:
R

R

Bảng 2: Hệ số K q ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
R

R

Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s)
P

Hệ số K q
R

P

Q ≤ 50

0,9

50 < Q ≤ 200


1

200 < Q ≤ 500

1,1

Q > 500

1,2

Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô
kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn).
2.3.2. Hệ số K q ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại
Bảng 3 dưới đây:
R

R

Bảng 3: Hệ số K q ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
R

R

Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối (m3)
P

P

Hệ số K q

R


V ≤ 10 x 106

0,6

P

10 x 106 < V ≤ 100 x 106

0,8

V > 100 x 106

1,0

P

P

P

P

V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất
trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thủy văn).
2.3.3. Khi nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe,
rạch, kênh, mương thì áp dụng giá trị hệ số K q = 0,9; nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm không
có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị hệ số K q = 0,6.

R

R

R

R

2.3.4. Hệ số K q đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ, đầm phá nước mặn và
nước lợ ven biển.
R

R

Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao và giải trí dưới nước, đầm phá
nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng giá trị hệ số K q = 1.
R

R

Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp
dụng giá trị hệ số K q = 1,3.
R

R

2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải K f
R

Hệ số lưu lượng nguồn thải K f được quy định tại Bảng 4 dưới đây:

R

R

Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải K f
R

Lưu lượng nguồn thải (F)

Hệ số K f

Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h)
P

R

P

F ≤ 50

1,2

50 < F ≤ 500

1,1

500 < F ≤ 5.000

1,0


F > 5.000

0,9

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất nêu trong Báo cáo đánh giá tác động
môi trường, Đề án bảo vệ môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường, hoặc
Giấy xác nhận việc hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt.
Khi lưu lượng nguồn thải F thay đổi, không còn phù hợp với giá trị hệ số K f đang áp dụng, cơ sở sơ
chế cao su thiên nhiên phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh hệ số K f .
R

R

R

R

2.5. Sử dụng nước thải để tưới cây
Nước thải của các cơ sở sơ chế cao su thiên nhiên được tái sử dụng để tưới cây khi đáp ứng các yêu
cầu sau:
- Giá trị tối đa cho phép các thông số pH, BOD 5 và COD đạt yêu cầu quy định tại cột B Bảng 1 (K q = 1;
K f = 1);
R

R

R

R


R

R

- Nước thải sau xử lý phải được thu gom lại trong hồ chứa dành riêng cho mục đích tưới cây. Hồ chứa
phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường;
- Phương án, kế hoạch tưới phải có văn bản thông báo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương
để phối hợp giám sát;
- Chỉ được phép tưới cây trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của doanh nghiệp phát sinh nước thải.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Phương pháp lấy mẫu và xác định giá trị các thông số trong nước thải của cơ sở sơ chế
cao su thiên nhiên thực hiện theo các tiêu chuẩn sau đây:
TT
1

Thông số
Lấy mẫu

Phương pháp phân tích, số hiệu tiêu chuẩn
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1:
Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.


Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
2


- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH;

pH

- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BOD n ) - Phần 1: Phương pháp pha loãng
và cấy có bổ sung allylthiourea;
R

3

BOD 5 (20°C)
R

R

R

- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước - Xác định nhu
cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BOD n ) - Phần 2: Phương pháp dùng cho
mẫu không pha loãng;
R

R

- SMEWW 5210 B - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải Xác định BOD
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu
oxy hóa học (COD);

4


COD

5

- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước - Xác định chất
Tổng chất rắn lơ rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh;
lửng (TSS)
- SMEWW 2540 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác
định chất rắn lơ lửng

6

- SMEWW 5220 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải - Xác
định COD

Tổng nitơ (N)

- TCVN 6638:2000 Chất lượng nước - Xác định nitơ - Vô cơ hóa xúc tác
sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
- SMEWW 4500-N.C - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải Xác định nitơ
- TCVN 6179-2: 1996(ISO 7150-2: 1986) Chất lượng nước - Xác định
amoni. Phần 2: Phương pháp trắc phổ tự động

7

Amoni (NH 4 +)
R

RP


P

- TCVN 6179-1: 1996(ISO 7150-1: 1986) Chất lượng nước - Xác định
amoni. Phần 2: Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay
- TCVN 5988 : 1995 (ISO 5664 : 1984) Chất lượng nước - Xác định
amoni. Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
- SMEWW 4500- NH 3 - Phương pháp chuẩn phân tích nước và nước thải
- Xác định amoni
R

R

3.2. Chấp nhận các phương pháp phân tích hướng dẫn trong các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế khác
có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.1.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT
ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích viện dẫn trong quy chuẩn này sửa đổi, bổ
sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn mới.


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN 08-MT:2015/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
National technical regulation on surface water quality

HÀ NỘI - 2015


QCVN 08-MT:2015/BTNMT

Lời nói đầu

QCVN 08-MT:2015/BTNMT do Tổ soạn thảo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, sửa đổi
QCVN 08:2008/BTNMT; Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa
học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt, ban hành
theo Thông tư số 65 /2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2


QCVN 08-MT:2015/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
National technical regulation on surface water quality

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất
lượng nước mặt.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng:
- Đánh giá và quản lý chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ
cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.
- Làm căn cứ để lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng nước theo các
mục đích sử dụng xác định.
- Đánh giá sự phù hợp của chất lượng nước mặt đối với quy hoạch
sử dụng nước đã được phê duyệt.
- Làm căn cứ để kiểm soát các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận, đảm
bảo nguồn nước mặt luôn phù hợp với mục đích sử dụng.
- Làm căn cứ để thực hiện các biện pháp cải thiện, phục hồi chất
lượng nước.
1.2. Giải thích từ ngữ
Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối,
kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm.
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định
tại Bảng 1.
Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
Giá trị giới hạn
TT

Thông số

1

pH

2

BOD5 (200C)


Đơn vị

mg/l

3

A

B

A1

A2

B1

B2

6-8,5

6-8,5

5,5-9

5,5-9

4

6


15

25


×