Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Luật hành chính Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.43 KB, 8 trang )

Câu 1. Phân biệt QLNN với QLHCNN. Đặc điểm của QLHCNN.
 Phân biệt QLNN với QLHCNN
Tiêu chí
Quản lý nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước
Rộng hơn: QLNN = chỉ đạo hoạt Hẹp hơn: QLHCNN = hoạt động chỉ
Khái niệm
động: lập pháp,hành pháp, tư pháp đạo của PL: hành pháp
Đảm bảo sự chấp hành luật, pháp
Chức năng
Đối nội, đối ngoại
lệnh, nghị quyết của cơ quan
- NN và các CQNN
- Cơ quan HCNN
Chủ thể
- Các tổ chức XH, cá nhân được
- Cán bộ NN có thẩm quyền
trao quyền lực NN, nhân danh NN
Đảm bảo hđ chấp hành, điều hành
Khách thể Trật tự QLNN được XĐ bởi QPPL
trên cơ sở PL để chỉ đạo thực hiện PL
Đối tượng Toàn bộ ND, cá nhân sống trong QHXH phát sinh trong hđ của CQNN
CQHCNN, đối tượng k có quyền NN
quản lý
và ngoài lãnh thổ VN
Công cụ
Pháp luật
Luật HC
Phạm vi Mọi lĩnh vực của đời sống XH
Lĩnh vực HCNN
Phục vụ ND, duy trì sự ổn định và Tổ chức, quản lý, điều hành các quá


Mục tiêu
phát triển của toàn XH
trình xã hội của nhà nước
 Đặc điểm của QLHCNN
- QLHCNN là hđ vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành.
- Hoạt động QLHCNN là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo.
- Tính không vụ lợi: lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích hoạt động.
QLHCNN không phải vì lợi ích thù lao, không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi
nhuận. Cán bộ hành chính phải bảo đảm "cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư".
- Tính chuyên môn hoá và nghề nghiệp cao: là nghiệp vụ của nền hành chính văn minh,
hiện đại. QLNN khác với hoạt động chính trị ở chổ: trình độ kiến thức chuyên môn và
kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu.
- QLHCNN là hđ có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiên
mục tiêu. Công tác QLHCNN là hoạt động có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải
có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm.
- QLHCNN là hđ mang tính quyền lực NN: ban hành VBQLHC trong chỉ đạo, giải
quyết công việc của QLHCNN, thể hiện ở các dạng mệnh lệnh chỉ đạo, quyền lực NN
thể hiện trong việc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết để
thực hiện ý chí NN.
- Hoạt động QLHCNN được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy HCNN.
Câu 2. Phương pháp và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính VN
 Phương pháp điều chỉnh
2
P điều chỉnh của 1 ngành luật là cách thức mà NN SD để t/đ đến các QHXH bằng PL.
P2 điều chỉnh của LHC là P2 mệnh lệnh đơn phương, phương pháp đó có đặc điểm sau:
P2 mệnh lệnh đơn phương thể hiện sự không bình đẳng giữa bên tham gia QLHCNN.
• Thứ nhất: chủ thể quản lý có quyền nhân danh NN áp đặt ý chí lên đối tượng quản lý,
sự áp đặt này tùy thuộc vào những trường hợp, hoàn cảnh khác nhau mà có những
hình thức biểu hiện khác nhau:
- Một bên có quyền giao mệnh lệnh cụ thể hoặc quyết định bắt buộc đối với bên kia và

kiểm tra mệnh lệnh. Phía bên kia có nghĩa vụ thực hiện các quyết định, mệnh lệnh của
các cơ quan có thẩm quyền.





-

-

-


-

Một bên đưa ra yêu cầu, kiến nghị. Bên kia có thẩm quyền xem xét, giải quyết hoặc
không giải quyết yêu cầu, kiến nghị đó.
Cả 2 bên đều có những quyền hạn nhất định nhưng bên này quyết định vấn đề gì phải
được bên kia cho phép, phê chuẩn.
Thứ 2: chủ thể QLNN trong 1 số trường hợp có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế
để buộc đối tượng quản lý phải phục tùng mệnh lệnh của mình.
Các biện pháp quản lý không sử dụng tùy tiện, nội dung P 2 và giới hạn cưỡng chế phải
được PL quy định.
Thứ 3: sự không bình đẳng giữa các bên tham gia QLHCNN còn thể hiện trong tính
chất đơn phương, bắt buộc của các quyết định QLHC.
 Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những QHXH xác định các đặc tính cơ
bản giống nhau và do những quy phạm thuộc ngành luật đó điều chỉnh.
Mỗi một ngành luật có 1 đối tượng điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh là tiêu chi cơ bản

để phân biệt giữa các ngành luật.
Đối tượng điều chỉnh của LHC là QHXH chủ yếu và cơ bản hình thành trong lĩnh vực
HCNN gồm những vấn đề sau:
+ Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các
quan hệ công tác của các CQNN.
+ Các hđ quản lý: KT, VHXH, ANQP, TTXH trên từng địa phương, từng ngành.
+ Trực tiếp phục vụ vật chât và tinh thần của ND => mục tiêu hàng đầu của QLHC.
+ Hoạt động KT, giám sát với việc thực hiện PL của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Căn cứ vào phạm vi và đối tượng điều chỉnh của LHCVN có thể chia QHXH thành 2
nhóm lớn:
• Nhóm 1. Những QHXH phát sinh trong quá trình hđ của CQNN
Trong nội bộ của cơ quan:
+ Các cơ quan XD, kiện toàn bộ máy tổ chức.
+ Các cơ quan XD nhân sự, tuyển dụng cán bộ, đào tạo và phân bổ cán bộ.
+ Trang bị CSVC – KT để phục vụ hoạt động của cơ quan.
+ Thanh tra, kiểm tra, đánh giá nội bộ, công tác thi đua khen thưởng, xử phạt trong
nội bộ.
Chính sách đối ngoại: những QHQL hình thành và phát sinh trong quá trình các
CQHCNN thực hiện hđ chấp hành, điều hành và quản lý trên mọi lĩnh vực của đời
sống XH.
QH giữa CQHCNN cấp trên cấp - dưới theo hệ thống dọc.
+ Quan hệ dọc
QH CQHCNN thẩm quyền chuyên môn cấp trên - cấp dưới.
QH giữa CQHCNN với các đơn vị, cơ sở trực thuộc.
Giữa CQHCNN thẩm quyền chuyên môn cùng cấp với thẩm
quyền chung hoặc CQHCNN trực thuộc nó.
+ QH ngang
QH giữa CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.
QH giữa CQHCNN ở địa phương với đơn vị, cơ sở trực thuộc
TW đóng tại địa phương đó.

Nhóm 2: Các QHXH hình thành giữa các CQHCNN với các đối tượng không có
thẩm quyền HCNN.
Quan hệ CQHCNN với các đơn vị KT thuộc thành phần KT ngoài quốc doanh.
Quan hệ CQHCNN với các tổ chức XH, đoàn thể, quần chúng.


-

-

-

Quan hệ CQHCNN với công dân VN, người nước ngoài, người không có quốc tịch
đang làm ăn, cư trú tại VN.
Câu 3. Quan hệ giữa LHC với một số ngành luật ( dân sự, hình sự, hiến pháp).
 LHC với luật Hiến pháp
Luật hiến pháp là ngành luật có ĐTĐC là những QHXH cơ bản nhất, quan trọng
nhất như chính sách cơ bản của nhà nước trong lĩnh vực đối nội đối ngoại. Đối tượng
điều chỉnh của luật hiến pháp rộng hơn LHCVN.
LHC giúp cụ thể hóa, chi tiết hóa các QPPL để điều chỉnh những QHXH phát
sinh trong hđ chấp hành, điều hành của NN. Các VĐ quyền công dân, tổ chức bộ máy
NN được quy định cơ bản trong hiến pháp thể hiện rõ tính ưu việt trong các QPPLHC.
 LHC với luật Hình sự
Cả 2 đều có chế định pháp lý quy định hành vi VPPL và các hình thức xử lý đối
với người VP, trong đó 1 bên nhân danh NN sử dụng quyền lực NN.
Luật hình sự quy định hành vi nào là tội phạm, hình phạt nào áp dụng cho hành
vi phạm tội, điều kiện, thủ tục áp dụng để xác định các yếu tố cấu thành: khách quan,
khách thể, chủ quan, chủ thể.
Luật hình chính quy định về các hành vi VPHC, các vấn đề liên quan đến xử lý
đối đối tượng VPHC. Khác nhau của 2 luật này là ở tính chất, mức độ của hành vi VP.

 LHC với luật Dân sự
ĐTĐC của luật dân sự là các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ, và các
quan hệ nhân thân phi tài sản khác. Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là các chủ
thể bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ
Đối tượng điều chỉnh của LHC là các QHXH phát sinh trong lĩnh vực chấp hành
điều hành. LHC quy định thẩm quyền CQNN trong quản lý nhà vắng chủ, trưng mua
tài sản.
Mối quan hệ giữa 2 ngành luật là các CQQL HCNN có thể trực tiếp điều chỉnh
quan hệ tài sản thông qua việc ban hành quyết định chuyển giao tài sản giữa các cơ
quan, tổ chức đó.
Câu 4. Cơ quan hành chính nhà nước
1.Khái niệm
CQHCNN là một bộ phận cấu thành của bộ máy NN được thành lập theo Hiến pháp
và PL để thực hiện quyền lực NN, có chức năng QLHCNN trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống XH.
2.Các tiêu chí để xác định hiệu ứng pháp lý của CQHCNN
Cơ quan đó thuộc cấp nào: TW hay địa phương.
Chức năng cơ bản của cơ quan đó : hành pháp, lập pháp, tư pháp.
CQ đó đc lập trên cơ sở bởi CQ nào, báo cáo chịu trách nhiệm trước CQ nào?
Cơ quan đó có quyền đình chỉ hay bãi bỏ văn bản đc ban hành của cơ quan nào
CQ đó đc ban hành VBPL với tên gọi ntn? Hiệu lực pháp lý của chúng về thời gian,
không gian, đối tượng thi hành.
Cơ quan mang biểu tương như thế nào.
Nguồn tài chính cho hoạt động của nó.
Cơ quan đó có là pháp nhân công quyền hay không.

3. Phân loại cơ quan HCNN


-


-

-

 Căn cứ vào tiêu chí pháp lý để thành lập
Cơ quan hiến định: là cơ quan được thành lập do hiến pháp quy định: CP, bộ, cơ quan
ngang bộ.
Cơ quan luật định: là cơ quan được thành lập do PL và các VB dưới luật quy định: sở,
phòng, ban.
 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ hoạt động
Cơ quan HCNN cấp TW: CP, bộ, cơ quan ngang bộ, các CQQL trên phạm vi cả
nước, các VBPL do cơ quan này ban hành có hiệu lực trên phạm vi cà nước, có tính
chất bắt buộc thi hành với mọi cơ quan cấp dưới các tổ chức XH với mọi công dân.
Cơ quan HCNN ở địa phương; UBND các cấp, sở, phòng ban thành lập trên 1
phạm vi lãnh thổ nhất định, các VBPL ban hành chỉ có hiệu lực phạm vi nhất định.
 Căn cứ vào tính chất phạm vi thẩm quyền
CQHCNN có thẩm quyền chung: CP, UBND các cấp giải quyết mọi lĩnh vực khác
nhau của đời sống XH.
CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn: sở ban ngành, bộ hđ trên 1 ngành, 1 lĩnh vực
nhất định.
 Căn cứ vào cách thức tổ chức và giải quyết công việc
Các CQHCNN tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo: giải quyết những
công việc và quy định những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cần có sự bàn
bạc, đóng góp của nhiều thành viên.
Các CQHCNN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo 1 người: là những
người thay mặt cơ quan ra những quyết định nhằm thực hiện những nhiệm vụ, công
việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Câu 5. Cơ quan HCNN ở địa phương (khái niệm, nguyên tắc hoạt động)
Khái niệm: CQHCNN ở địa phương là những CQHCNN thay mặt chính quyền ở

địa phương.
Nguyên tắc hoạt động: CQHCNN ở địa phương được tổ chức và hoạt động theo
nguyên tắc song trùng trực thuộc: phụ thuộc theo chiều dọc và phụ thuộc theo chiều
ngang. Cụ thể:
+ UBND các cấp vừa phụ thuộc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền
chung ở cấp trên vừa phụ thuộc vào HĐND cùng cấp.
+ Các sở, phòng ban: vừa phụ thuộc vào cơ quan hành chính nhà nước có thẩm
quyền chuyên môn cấp trên vừa phụ thuộc vào UBND cùng cấp.
 Ủy ban nhân dân
- UBND do HÐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HÐND, nó là CQHCNN ở địa
phương có chức năng và nhiệm vụ chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan
nhà nước cấp trên và nghị quyết của HÐND cùng cấp.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2012 và
Luật tổ chức HÐND và UBND năm 2003.
- UBND là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung. Nhiệm kỳ của UBND
theo nhiệm kỳ của HĐND cùng cấp.


b. Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương
- Các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn ở địa phương là các sở, phòng, ban được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, hoạt động theo chế độ thủ
trưởng một người, đứng đầu giám đốc sở, phòng, ban.
- Là cơ quan giúp việc cho UBND, quản lý nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của
mình. Người đứng đầu các cơ quan này do Chủ tịch UBND quyết định bổ nhiệm, bãi
nhiệm, miễn nhiệm.
- Việc thành lập hay bãi bỏ những cơ quan này do UBND quyết định sau khi tham
khảo ý kiến của cơ quan chủ quản chuyên môn cấp trên.
Câu 6. Các hình thức xử lý vi phạm hành chính
Theo luật xử lý VPHC năm 2012 gồm 2 hình thức xử lý: phạt chính, phạt bổ sung
 Hình thức phạt chính

- Phạt cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân, tổ chức VPHC không nghiêm trọng, có tình
tiết giảm nhẹ; đối với mọi hành vi VPHC hoặc người chưa thành niên từ đủ 14 – dưới
16 tuổi. Hình thức cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
- Phạt tiền: áp dụng phổ biến với nhiều loại VPHC, là hình thức xử phạt chính, đã và
đang đem lại hiệu quả trong đấu tranh phòng chống VPHC, gồm các mức phạt tiền:
+ Mức tiền xử phạt VPHC từ 50.000 – 1 tỷ đối với cá nhân.
+ Từ 100.000 – 2 tỷ đối với tổ chức.
+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực nào thì áp dụng mức phạt tiền theo quy định
của luật đó.
 Phạt bổ sung
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề: áp dụng đối với cá nhân, tổ
chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Lúc này, cá nhân và tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép.
Thời hạn thi hành từ 1-24 tháng kể từ khi có quyết định.
- Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC:
+ Tước bỏ quyền sở hữu của người VP, chuyển quyền sở hữu sang CQHCNN.
+ Một người thực hiện nhiều hành vi VP thì thẩm quyền xử phạt là:
• Nếu hình thức, mức xử phạt quy định từng hành vi thuộc thẩm quyền người xử phạt
thì thuộc thẩm quyền xử phạt của người đó.
• Hình thức, mức xử phạt vượt thẩm quyền thì chuyển lên cấp trên có thẩm quyền.
• Hình vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì

-

quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền nơi sảy ra vi phạm.
 Trục xuất
Buộc người nước ngoài VPHC ở VN phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHCNVN,
Chính phủ quy định chi tiết việc áp dụng hình thức xử phạt trục xuất này.



-

-

-

-

-

-

-

Câu 7. Dấu hiệu nhận biết vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là một dạng của VPPL nên có đầy đủ dấu hiệu của VPPL
Dấu hiệu pháp định: VPHC là hành vi trái PL, VP các quy định của PL về QLNN, gây
ra tác hại ở mức thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm. Dấu hiệu và đặc điểm
VPHC được quy định cụ thể trong các luật và văn bản đươi luật.
Dấu hiệu vật chất: VPHC là hành vi được thực hiện khách quan, đã hành động hoặc
không hành động, là việc thực (đã sảy ra) không còn tồn tại trong ý thức hoặc dự định.
Dấu hiệu tinh thần: là hành vi có lỗi, được thực hiện cố ý hoặc vô ý.
Dấu hiệu chủ thể: hành vi VPHC là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện.
Câu 8. Quyền cơ bản của công dân trong khiếu nại, tố cáo (yêu cầu, kiến nghị,
khiếu nại, tố cáo. Lấy ví dụ)
Yêu cầu: là sự đòi hỏi của công dân đối với CQNN hoặc tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền QLNN đáp ừng nhu cầu của công dân theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: một công dân bị mất trộm tài sản, họ yêu cầu cơ quan chức năng can thiệp và
giải quyết vụ việc.
Kiến nghị: là quyền được sử dụng trong hoạt động mang tính tổ chức của công dân

nhằm hoàn thiện QLHCNN.
Ví dụ: người dân sống ven đường quốc lộ 37 viết đơn kiến nghị lên CQNN có thẩm
quyền về việc đoạn đường đó hỏng, xuống cấp, phương tiện đi lại khó khăn gây nguy
hiểm cho người tham gia giao thông, nhằm đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.
Khiếu nại (Điều 2 luật Khiếu nại năm 2011): là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc
CBCC đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính của CQNN, của người có thẩm quyền hoặc quyết định
kỷ luật CBCC khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính đó là trái PL, xâm phạm
đến quyền lợi và ích hợp pháp của mình.
Ví dụ: Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm ra quyết định thu hồi 100m 2 đất của ông
Nam làm đường giao thông nhưng ông Nam không đồng ý với quyết định đó nên ông
Nam gửi đơn khiếu nại về quyết định thu hồi đến Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm.
Tố cáo (Điều 2 luật Tố cáo năm 2011): là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về hành vi VPPL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: người dân tố cáo với Chủ tịch UBND huyện về việc Chủ tịch UBND xã bán đất
trái phép.
Câu 9. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết khiếu nại
 Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
CT.UBND xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu đối với QĐHC, HVHC của mình và người có trách nhiệm do mình
trực tiếp quản lý.
CT.UBND huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với QĐHC, HVHC của
mình; giải quyết khiếu nại lần 2 đối với QĐHC, HVHC của CT.UBND xã, thủ trưởng
cơ quan thuộc UBND cấp huyện.


-


-

-

-

-

-

-

-

-

Thủ trưởng cơ quan thuộc sở hoặc các cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu với QĐHC, HVHC của mình, CBCC do mình trực tiếp quản lý.
Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc UBND tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối
với QĐHC, HVHC của mình, giải quyết khiếu nại lần 2 đối với QĐHC, HVHC của
thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương.
CT.UBND tỉnh: giải quyết khiếu nại lần 1 đối với QĐHC, HVHC của mình; giải
quyết khiếu nại lần 2 của CT.UBND huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương; giải
quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc
phạm vi mình quản lý.
Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
đối với QĐHC, HVHC của mình, CBCC do mình trực tiếp quản lý.
Bộ trưởng: giải quyết khiếu nại lần 1 đối với QĐHC, HVHC của mình; giải quyết
khiếu nại lần 2 đối với QĐHC, HVHC của Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, cơ quan
ngang Bộ; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan,

đơn vị thuộc Bộ.
Tổng thanh tra chính phủ: giúp thủ trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc với Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan chính phủ, UBND tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại, thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại; kiến nghị thủ trưởng hoặc người có thẩm quyền áp
dụng các biên pháp cần thiết xem xét trách nhiệm xử lý đối với những người có hành
vi VP, gây thiệt hại đến lợi ích của NN, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Thủ trướng CP: lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại của Bộ, cơ quan ngang Bộ; xử
lý các kiến nghị của Tổng thanh tra chính phủ; chỉ đạo xử lý tranh chấp thẩm quyền
giải quyết khiếu nại của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp.
 Thủ tục giải quyết khiếu nại
1. Khởi sướng vụ việc:
Là giai đoạn đầu của thủ tục, là nêu ra vụ việc để giải quyết thuộc thẩm quyền của cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền. Khi công dân đề xuất và phát hiện vụ việc thì cơ quan
có thẩm quyền phải khởi xướng vụ việc để giải quyết. Vì vậy, hành vi gửi đơn khiếu
nại là căn cứ để khởi xướng vụ việc và làm xuất hiện các quan hệ thủ tục.
Thực hiện các hành vi sau: gọi người có liên quan đến để thu thập chứng cứ và lập hồ
sơ, quyết định xem có điều kiện và căn cứ để thu thập chứng cứ để đình chỉ hoặc
chấm dứt hay không.
2. Tiếp dân
Nếu người khiếu nại đến trình bày bằng miệng thì cán bộ ghi chép đầy đủ nội dung sự
việc, có chữ kí của người khiếu nại. Cơ quan tiếp nhận khiếu nại phải thụ lý giải quyết
chậm nhất là 10 ngày.
3. Xem xét và ra quyết định vụ việc
Là giai đoạn trọng tâm của thủ tục giải quyết khiếu nại, điều tra thủ tục hành chính
nhằm thu thập chứng cứ, đánh giá sự việc.
Trong quá trình điều tra, CQNN thực hiện thủ tục yêu cầu các đương sự cung cấp
thông tin, cử người nghiên cứu thông tin, nếu cầ có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế


-


-

-

-

-

để đảm bảo thực hiện thủ tục. Những người tham gia thủ tục khác có quyền tìm hiểu
hồ sơ vụ việc, đưa ra các chứng cứ tài liệu khiếu nại.
Kết thúc giai đoạn điều tra: căn cứ vào thời hạn ra quyết định, trình tự công bố quyết
định được quy định trong PL, các quyết định này phải tuân theo một trình tự nhất
định.
4. Thi hành quyết định
Là giai đoạn kết thúc của thủ tục giải quyết khiếu nại, các chủ thể tham gia quan hệ
phải tuân thủ yêu cầu của PL. Sau khi ra quyết định giải quyết khiếu nại phải gửi cho
người khiếu nại, người bị khiếu nại…
Câu 10. Chủ thể và thẩm quyền giải quyết VPHC
 Chủ thể giải quyết VPHC
Người đứng đầu CQHCNN có thẩm quyền chung, bao gồm: chủ tịch UBND cấp xã,
huyện, tỉnh.
Cán bộ có thẩm quyền (thuộc các CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn, CQNN
được giao quyền xử lý): CAND, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, cán bộ hải quan,
cán bộ kiểm lâm, cục trưởng cục thếu, nhân viên thếu, cục trưởng cục quản lý thị
trường, thanh tra chuyên ngành, giám đốc cảng vụ, thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Ngoài ra: người đứng đầu cơ quan ngoại giao, chủ tịch HĐ cạnh tranh, thủ trưởng cơ
quan quản lý cạnh tranh, UB chứng khoán
 Thẩm quyền giải quyết VPHC
UBND các cấp có thẩm quyền xử phạt các VPHC trong các lĩnh vực quản lý HCNN ở

địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt VPHC được xử phạt vi phạm thuộc lĩnh vực hay ngành
mình quản lý.
Trường hợp VPHC thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do
cơ quan thụ lý đầu tiên giải quyết.
Thẩm quyền xử phạt các chủ thể được quy định tại pháp lệnh xử lý VPHC là thẩm
quyền áp dụng đối với một hành vi VPHC.
Một người thực hiện nhiều hành vi VPHc thì thẩm quyền được xác định theo nguyên
tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm
quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt
quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có
thẩm quyền xử phạt.
+ Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác
nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền xử phạt nơi
sảy ra vi phạm.



×