Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 32 trang )

SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các môn học của chương trình trung học cơ sở thì Hóa học là môn
học được học sinh tiếp cận muộn hơn so với các môn học khác, phải tới lớp 8
học sinh mới được học môn hóa học. Trong khi đó các môn học như Toán và
Tiếng Việt đã có từ bậc tiểu học, được học sinh được làm quen từ trước nên việc
học tập sẽ có phần thuận lợi hơn, nội dung kiến thức được dàn trải đều trong
suốt cả cấp học. Đối với môn Hóa học, do được tiếp cận muộn nên việc nghiên
cứu, học tập của học sinh không được thuận lợi bằng các môn học khác. Để học
sinh làm quen với cách học bộ môn hóa học, giáo viên cần phải sử dụng đến các
phương tiện trực quan đặc trưng của bộ môn hóa học - đó là hệ thống các thí
nghiệm hóa học.
Các thí nghiệm hóa học chính là điểm thuận lợi để giáo viên có thể kết nối
bản chất của sự vật, hiện tượng với kiến thức lí thuyết trong chương trình một
cách hiệu quả mà không hề khô khan. Bằng cách tiến hành các thí nghiệm trực
quan hoặc cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, giáo viên giúp học sinh tìm
ra bản chất của sự vật, hiện tượng bằng cách quan sát trực tiếp. Nhờ đó, học sinh
sẽ dễ hiểu bài, nhớ kiến thức, từ đó vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế
cuộc sống.
Qua thực tế giảng dạy môn Hóa học chương trình trung học cơ sở, bản
thân tôi nhận thấy hệ thống thí nghiệm mà bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tuy
có làm rõ trọng tâm bài học nhưng chưa thực sự hấp dẫn để kích thích được
hứng thú của người học.
Hưởng ứng cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy
học sinh làm trung tâm, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn học
sinh khám phá kiến thức. Tuy nhiên, hệ thống thí nghiệm nếu như xây dựng rập
khuôn theo sách giáo khoa có thể chưa tạo được điểm nhấn, chưa có sức thu hút
học sinh dù tiến hành nhiều thí nghiệm. Vì vậy, tôi nhận thấy cần phải nghiên


cứu, thay thế một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm
sinh động, hấp dẫn, kích thích tính tò mò, sáng tạo, khám phá kiến thức của học
sinh mà vẫn đảm bảo nội dung bài học.
Trên cơ sở Sáng kiến kinh nghiệm của bản thân từ năm học 2015-2016
cùng với sự nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo trong quá trình dạy học nhằm giúp
học sinh học tập bộ môn hóa học hứng thú hơn, tăng khả năng vận dụng kiến
thức vào cuộc sống, nâng cao chất lượng dạy học hóa học; tôi đề xuất đề tài:
“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm ở
chương trình hóa học Trung học cơ sở”. Mong rằng đề tài sẽ giúp học sinh học
tập bộ môn Hóa học một cách hứng thú, thêm yêu mến môn học này hơn.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

1


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a) Mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài là xây dựng kĩ năng thực hành thí nghiệm, tạo hứng
thú học tập và hình thành cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề một cách
khoa học, sáng tạo, đưa hóa học và thực tế cuộc sống lại gần nhau hơn, góp phần
nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học môn Hóa học trong trường Trung học
cơ sở.
b) Nhiệm vụ:
Giáo viên lựa chọn, thay thế, thêm bớt các thí nghiệm trong mỗi bài dạy
sau đó tổ chức cho học sinh tiến hành theo từng nhóm nhỏ (nếu có nhiều thí
nghiệm thể hiện tính chất của chất thì nên cho học sinh làm liên tiếp, ghi hiện

tượng quan sát vào bảng sau đó nêu các tính chất của chất rồi viết các phương
trình hóa học để tiết kiệm thời gian).
Giáo viên tạo điểm nhấn khi thực hiện các thí nghiệm bằng cách thay thế
một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm vui, hấp dẫn,
tương đương mà vẫn đảm bảo về mặt nội dung kiến thức. Những thí nghiệm
thay thế phải tạo được sự hứng thú vượt trội so với thí nghiệm ban đầu.
Để học sinh có thể nhớ tốt kiến thức, giáo viên nên để cho các em tự mình
chuẩn bị dụng cụ, hóa chất gần gũi với cuộc sống (như giáo viên đã định hướng
trong đề tài); sau đó là hãy để các em tự là thí nghiệm theo nhóm vì chỉ có tự
làm thí nghiệm học sinh mới nâng cao được kĩ năng tiến hành thí nghiệm, tăng
cường khả năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, phát hiện ra những quy luật bản
chất và từ đó học sinh sẽ tìm thấy vấn đề cần giải quyết. Để tạo động lực khám
phá kiến thức, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở, giúp học sinh tự
mình chiếm lĩnh tri thức Có như vậy, các em mới dần làm quen được phương
pháp làm việc một cách khoa học, rèn luyện tính cẩn thận, tư duy suy luận logic
và quan trọng hơn là biết phối hợp với các thành viên trong nhóm để giải quyết
nhiệm vụ học tập, tăng cường tình đoàn kết.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là một số bài dạy có sử dụng thí
nghiệm trong chương trình hóa học Trung học cơ sở.
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Khuôn khổ nghiên cứu: Các bài dạy có sử dụng thí nghiệm hóa học trong
chương trình Trung học cơ sở.
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 8,9 trường THCS Dur Kmăn.
Thời gian: Năm học 2015 - 2016

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

2



SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Qua việc nghiên cứu các tài
liệu bồi dưỡng giáo viên; tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng;
sách giáo khoa, sách giáo viên ; một số thiết kế bài dạy và tài liệu khác có liên
quan (phương pháp giảng dạy bộ môn hóa học) … đã giúp tôi định hướng được
cách thức, phương pháp tối ưu trong giảng dạy bộ môn Hóa học. Đặc biệt, một
nguồn tài liệu vô cùng phong phú, đa dạng về thể loại và hình thức – đó là mạng
Internet. Qua việc tìm hiểu các thí nghiệm ở trang điện tử này, tôi đã thu thập
được rất nhiều thí nghiệm vui, hấp dẫn (pháo hoa, làm sữa chua…).
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra: giáo viên điều tra về việc học bộ môn hóa học
như: niềm yêu thích bộ môn, được làm thí nghiệm, thích làm thí nghiệm hóa
học, kết quả học tập bộ môn hóa học, đã hiểu biết/ ứng dụng thực tế kiến thức
hóa học vào thực tế cuộc sống.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: qua soạn giáo án và giảng
dạy trong thực tế, dự giờ, rút kinh nghiệm từ các tiết dạy của đồng nghiệp cũng
như thái độ học tập, kết quả học tập của học sinh, từ đó tổng kết kinh nghiệm
giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: thường xuyên trò
chuyện với học sinh để biết được tâm tư nguyện vọng về cách thức học tập của
các em, về những phương pháp giáo viên giảng dạy có tạo chuyển biến gì về
kiến thức, nhận thức, hành động của các em…
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Giáo viên yêu cầu học sinh tự
làm thí nghiệm dựa vào các hóa chất, dụng cụ mà giáo viên/ tự bản thân các em
chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên. Kết hợp với thí nghiệm mà giáo viên đưa

vào là hệ thông câu hỏi gợi mở kiến thức. Giáo viên đo lường hiệu quả của thí
nghiệm đó mang lại có khác gì so với thí nghiệm như trong sách giáo khoa yêu
cầu tiến hành hay không. Từ đó, giáo viên rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
c) Phương pháp thống kê toán học: với mục đích đầu tiên là khảo sát định
lượng về sự yêu thích bộ môn hóa học trong hệ thống các môn học ở cấp Trung
học cơ sở; thứ hai là tính toán tỉ lệ phần trăm chất lượng học bộ môn hóa học
của học sinh; thứ ba là xem xét mức độ vận dụng kiến thức bài học vào thực tế
cuộc sống.

PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Theo nghị quyết 29 NQ/TW Trung ương 8 khóa XI: Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực,
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

3


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Giáo viên khai thác thiết bị dạy học (trong đó
có công nghệ thông tin) tăng cường thí nghiệm, thực hành trực quan (kênh chữ,
kênh hình) để nâng cao hiệu quả dạy học và gắn bài giảng sát với thực tế của
cuộc sống. Đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được áp dụng, triển
khai và mang lại kết quả hết sức khả quan: Phương pháp dạy học nhóm, phương
pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp bàn tay

nặn bột…
Trường tôi công tác là 1 trong 12 trường trên cả nước thí điểm mô hình
Trường học mới. Sự khác biệt của mô hình Trường học mới so với mô hình giáo
dục đại trà chủ yếu nằm ở 2 điểm quan trọng: Thay đổi cách thức tiếp cận tài
liệu của học sinh và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục của
giáo viên. Qua gần 3 năm dạy học theo mô hình này đã chứng minh việc đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực mang lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Trong đó, học sinh đóng vai trò trung tâm của hoạt động dạy học còn giáo viên
là người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập.
Do đó, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên gần
như quyết định hoàn toàn đến năng lực, phẩm chất của học sinh. Nếu giáo viên
biết vận dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp cũng như phương tiện dạy
học thì kết quả dạy học sẽ từng bước được nâng cao.
Qua việc nghiên cứu, áp dụng, khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy đối với
môn đặc thù như Hóa học, nếu giáo viên khai thác được lợi thế của bộ môn (thí
nghiệm, thực hành) sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực: tạo hứng thú, rèn luyện
khả năng quan sát, tính cẩn thận, kĩ năng làm thí nghiệm, tư duy khoa học, gắn
kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống.
Đề tài mà bản thân tôi muốn đề xuất phần nào cũng đã đáp ứng được yêu
cầu trên. Trước mắt là giúp học sinh nắm được nội dung trọng tâm của bài học,
tạo hứng thú học tập. Sau nữa là tạo cho học sinh tâm thế chủ động khám phá
kiến thức mới. Đồng thời, hình thành tư duy khoa học, năng lực giải quyết vấn
đề, các kĩ năng làm việc nhóm, góp phần hình thành phẩm chất và tăng khả năng
vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống cho các em học sinh.
a. Vai trò quan trọng của thí nghiệm trong dạy học hóa học
Thí nghiệm có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu khoa học và quan
trọng đặc biệt trong dạy học hóa học
Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận
thức của con người về thế giới. Thí nghiệm là một phần của hiện thực khách
quan được thực hiện hoặc tái tạo lại trong những điều kiện đặc biệt, trong đó con

người có thể chủ động điều khiển các yếu tố tác động vào quá trình xảy ra để
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

4


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

phục vụ cho các muc đích nhất định. Thí nghiệm giúp con người gạt bỏ những
cái phụ, không bản chất để tìm ra cái bản chất của sự vật hiện tượng. Thí nghiệm
giúp con người phát hiện ra các quy luật còn ẩn náu trong thế giới tự nhiên. Mặt
khác, nó còn giúp con người kiểm chứng, làm sáng tỏ những giả thuyết khoa
học. Đúng như Ăng ghen đã nói: “Trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, cũng
như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, từ những hình thái hiện
thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lí luận về tự nhiên,
chúng ta không thể cấu tạo nên mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà
phải từ những sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức
chứng minh những mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.
Thí nghiệm là nền tảng của việc dạy học hóa học. Nó giúp học sinh chuyển
từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Khi làm thí nghiệm, học
sinh sẽ làm quen với các chất hóa học và trưc tiếp nắm bắt các tính chất lí, hóa
của chúng. Từ đó các em hiểu được các quá trình hóa học, nắm vững các khái
niệm, định luật của hóa học. Nếu không có thí nghiệm thì:
+ Giáo viên sẽ tốn nhiều thời gian để giảng giải nhưng vẫn không rõ và
không hết ý vì không phải mọi thứ đều có thể diễn đạt trọn vẹn bằng lời. Lời nói
thì trừu tượng còn các thí nghiệm thì cụ thể.
+ Học sinh tiếp thu kiến thức thiếu chính xác và vững chắc. Các em sẽ khó
hiểu bài vì không có những biểu tượng rõ ràng, cụ thể về các chất, các hiện
tượng hóa học. Ví dụ: Phản ứng tạo kết tủa đồng (II) hiđroxit dạng keo, màu

xanh. Nếu không có thí nghiệm thì học sinh không thể hình dung được dạng keo
như thế nào. Màu xanh thì có nhiều màu xanh khác nhau.
+ Học sinh sẽ chóng quên khi không hiểu bài, không có ấn tượng sâu sắc
về các hình ảnh cụ thể...
Thí nghiệm là cầu nối giữa lí thuyết và thực tế. Nhiều thí nghiệm rất gần
gũi với đời sống, với các quy trình công nghệ. Vì vậy, thí nghiệm giúp học sinh
vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống.
Thí nghiệm giúp học sinh rèn luyên các kĩ năng thực hành (các thao tác và
cách thức tiến hành thí nghiệm), hình thành những đức tính của người lao động
mới: cẩn thận, khoa học, kỉ luật.
Thí nghiệm giúp học sinh phát triển tư duy, hình thành thế giới quan duy
vật biện chứng. Khi tự tay làm thí nghiệm hoặc được tận mắt nhìn thấy những
hiện tượng hóa học xảy ra, học sinh sẽ tin tưởng vào kiến thức đã học và cũng
thêm tin tưởng vào chính bản thân mình.
Khi làm thí nghiệm rất dễ gây húng thú học tập. Học sinh không thể yêu
thích bộ môn và không thể say mê khoa học với những bài giảng lí thuyết khô
khan. Thí nghiệm cùng với những hiện tượng thí nghiệm kì lạ, hấp dẫn chính là
thuận lợi riêng của bộ môn hóa học so với các bộ môn khoa học khác. Nếu giáo
viên biết tận dụng, phát triển một cách sáng tạo, linh hoạt trong quá trình dạy
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

5


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

học thì kết quả của hoạt động dạy học hóa học trong trường phổ thông chắc chắn
sẽ được nâng cao.
b. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống thí nghiệm trong chương trình

hóa học Trung học cơ sở
Muốn các thí nghiệm đi vào các bài dạy hóa học ở chương trình trung học
cơ sở một cách hiệu quả thì phải xây dựng hệ thống thí nghiệm theo các nguyên
tắc sau:
Thí nghiệm phải gắn với nội dung bài dạy, tốt nhất là chọn được các thí
nghiệm giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức cốt lõi, trọng tâm.
Thí nghiệm phải trực quan, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục
Thí nghiệm phải hấp dẫn, kích thích hứng thú với người dạy và người học
Thí nghiệm dễ kiếm hóa chất, đơn giản, dễ làm
Việc thực hiện thí nghiệm không được mất quá nhiều thời gian, làm ảnh
hưởng đến nội dung bài dạy
Thí nghiệm phải an toàn, càng ít độc hại càng tốt. Nên thay các thí
nghiệm độc bằng các thí nghiệm không độc hoặc ít độc hại hơn.
Số lượng thí nghiệm trong 1 bài dạy cần hợp lí, không nên quá nhiều để
học sinh có thời gian rèn các kĩ năng khác
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trước khi áp dụng đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát nhận thức của học sinh
về tầm quan trọng của thí nghiệm, các tiết thực hành môn hóa học; và các hình
thức tiếp xúc với thí nghiệm của học sinh ở trường Trung học cơ sở Dur Kmăn.
Kết quả nhận được như sau:
Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của thí nghiệm hóa học
KHÔNG QUAN TRỌNG
KHÔNG RÕ

13,2%
27,4%

ÍT QUAN TRỌNG
QUAN TRỌNG


29,2%
25,5%

4,7%
QUAN
TRỌNG
CÁCRẤT
HÌNH
THỨC
TIẾP XÚC
THÍ NGHIỆM HÓA HỌC CỦA HỌC SINH

Chưa
giờ làm
thícủa
nghiệm,chỉ
cácTrung
bạn làm
Biểu
đồbao
1: Nhận
thức
học sinh xem
trường
học cơ sở Dur Kmăn về tầm
quan trọng của thí nghiệm trong
hóa
Trựctiết
tiếphọc
làm

thíhọc
nghiệm
Chỉ thầy cô làm thí nghiệm, học sinh ngồi quan sát
Người thực hiện:
Nguyễn
Thị Tuyết
Lành- Giáo
viên
trường
Trung học cơ sở Dur Kmăn
Thầy
cô chiếu
thí nghiệm
trên
màn
chiếu

Thầy cô chỉ dạy lí thuyết, không làm thí nghiệm

6


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

30,6%
27,8%
42,5%
9,3%
32,4%


BBiểu đồ 2: Các hình thức tiếp xúc thí nghiệm của học sinh trường Trung
học cơ sở Dur Kmăn trong các tiết học có sử dụng thí nghiệm hóa học
Một số nguyên nhân của tình trạng trên:
Thứ nhất: Do chương trình sách giáo khoa
Hệ thống thí nghiệm được xây dựng trong sách giáo khoa môn Hóa học 8,
9 hiện hành cơ bản đã đáp ứng được phần nào các yêu cầu làm rõ trọng tâm bài
học, hình thành được 1 số kĩ năng làm thí nghiệm đơn giản; khả năng quan sát,
suy luận, tư duy logic trong quá trình học tập hóa học ở các bài dạy có sử dụng
thí nghiệm. Tuy nhiên, các thí nghiệm trong sách giáo khoa còn mang nặng tính
rập khuôn, máy móc, chưa kích thích được niềm đam mê nghiên cứu học tập,
tính sáng tạo của học sinh.
Thứ hai: Do nhận thức của học sinh
Đa số học sinh trong địa bàn trường tôi công tác có hoàn cảnh khó khăn,
nhà xa trường, bố mẹ chưa quan tâm đúng mức, đầu vào thấp, nhận thức chậm.
Ngoài ra, nhiều học sinh lười học bài, ham chơi, học tập chưa chuyên cần làm
cho hiệu quả dạy học vẫn ở mức thấp. Rất nhiều học sinh vẫn hào hứng khi
được làm thí nghiệm nhưng lại lười suy nghĩ, học tập thụ động, đối phó,chưa
mạnh dạn, không chịu khó tìm tòi, ôn luyện nên gây ra nhiều khó khăn cho giáo
viên đứng lớp.
Theo khảo sát của bản thân trước khi áp dụng đề tài: có đến 60% học sinh
không thích các tiết học hóa học, hơn 70% học sinh không muốn làm thí
nghiệm. Nguyên nhân, qua tìm hiểu là do các em yếu kĩ năng thực hành, sợ hóa
chất độc hại, cháy nổ và chưa tìm thấy niềm vui, sự cần thiết phải học bộ môn
Hóa học.
Thứ ba: Do điều kiện cơ sở vật chất của trường
Ở một số thí nghiệm, do một số hóa chất khó bảo quản (dung dịch
AgNO3, CaC2, dung dịch Br2…), một số dụng cụ thí nghiệm đắt tiền, dễ hỏng
(thiết bị điện phân nước, cân Robecvan…) nên giáo viên không làm/ cho học
sinh làm thí nghiệm được mà phải dạy chay hoặc chiếu thí nghiệm ảo trên màn

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

7


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

hình chiếu. Điều này đã làm giảm khả năng thuyết phục học sinh tin tưởng vào
khoa học, làm giamt hứng thú học tập của các em
Thứ tư: Do thời lượng của tiết học
Vì thời lượng của một tiết học tương đối ít (bao gồm ổn định lớp, kiểm tra
bài cũ, sửa bài tập, dạy bài mới, củng cố, dặn dò, giải quyết một số tình huống
sư phạm- nếu có) nên làm giáo viên ngại chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh làm.
Nếu để học sinh tự mình tiến hành thí nghiệm thì có thể giáo viên không dạy
hết bài (vì học sinh làm thí nghiệm chậm).
Thứ năm: Do giáo viên dạy bộ môn Hóa học
Nguyên nhân chủ quan đến từ giáo viên: một số giáo viên chưa chịu khó
đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên tránh các tiết học thực hành, chưa
đầu tư nhiều vào bài dạy cũng như việc chuẩn bị thí nghiệm, làm thí nghiệm trên
lớp làm giảm hứng thú học tập của học sinh và chất lượng dạy học, giáo dục.
Một nguyên nhân nữa xuất phát từ giáo viên, đó là chưa thực sự quan tâm đến
các em học sinh: chưa đi sâu, đi sát để tháo gỡ khó khăn cho các em; chưa kịp
thời động viên, khích lệ sự cố gắng, tiến bộ dù là nhỏ nhất của các em; chưa chịu
khó tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em đối với bộ môn mình đang trực
tiếp giảng dạy.
Về các tiết học thực hành môn hóa học, thực tế giáo viên cũng chưa thực
sự coi trọng vì đa số các tiết học này chỉ nhắc lại kiến thức đã biết. Nhiều khi
học sinh không cần tiến hành thí nghiệm mà vẫn làm tốt bài tường trình. Ở các
tiết học có sử dụng thí nghiệm, chủ yếu là giáo viên dùng thí nghiệm biểu diễn

chứ không để học sinh tự làm vì sợ không đủ thời gian dạy hết kiến thức trong
bài, học sinh ý thức chưa tốt nên không làm theo hướng dẫn của giáo viên, sợ
học sinh làm vỡ dụng cụ thí nghiệm…
Với yêu cầu hiện nay của ngành giáo dục đòi hỏi học phải đi đôi với hành
- tức là, sau khi nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em phải liên hệ được với
thực tế để có thể giải quyết các mâu thuẫn xảy ra trong cuộc sống. Đây là nhiệm
vụ khó khăn cũng là quan trọng hàng đầu của giáo viên. Nhiều điều tra nghiên
cứu về tình hình của học sinh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cho thấy:
học sinh Việt Nam nói chung khá giỏi về lí thuyết nhưng chưa áp dụng được vào
thực tế cuộc sống. Điều này đã làm cho tôi trăn trở, là động lực để bản thân tìm
tòi, thay đổi phương pháp dạy học hướng đến mục tiêu lấy học sinh làm trung
tâm, tăng khả năng áp dụng lí thuyết đã học vào cuộc sống.
Trước đây, bản thân tôi đã cố gắng để học sinh được trực tiếp làm thí
nghiệm trong các tiết học. Tuy nhiên, vì chưa tạo được điểm nhấn cho nên dù
học sinh làm thí nghiệm nhưng mức độ nhớ kiến thức chưa được tốt, chưa có sự
hào hứng, bị lôi cuốn vào bài dạy. Những học sinh nhớ kiến thức thì lại không
áp dụng được vào thực tế cuộc sống. Đây là điều làm bản thân tôi luôn trăn trở,
tìm cách khắc phục.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

8


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Do vậy, bản thân tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp, tìm tòi, nghiên
cứu và áp dụng đề tài này vào việc dạy học ở trường. Việc thay thế, thêm bớt
một số thí nghiệm trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm vui, đẹp mắt,
hấp dẫn sẽ làm cho các em háo hức chờ đợi đến tiết học môn hóa, hầu hết các

em học sinh bị lôi cuốn vào bài giảng, tạo động lực để các em khám phá kiến
thức mới. Mặt khác, nếu giáo viên thay thế một số hóa chất, dụng cụ ở các thí
nghiệm trong sách bằng những hóa chất gần gũi với cuộc sống sẽ làm cho học
sinh thấy được hóa học thật gần gũi với cuộc sống, thêm yêu mến môn hóa học
và tăng khả năng vận dụng của bộ môn hóa học vào thực tế cuộc sống. Để làm
được điều này đòi hỏi bản thân người giáo viên phải luôn chủ động tìm tòi qua
sách vở, qua thực tế cuộc sống và không ngại khó để đưa các thí nghiệm đó vào
bài dạy. Mặt khác, giáo viên đứng lớp luôn phải là người yêu nghề, trăn trở với
chất lượng giáo dục, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và đặc biệt là phải
gần gũi, quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng học sinh.
Để áp dụng đề tài này vào bài dạy đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời
gian, công sức để chuẩn bị cho học sinh (vì giáo viên phải thay thế một số dụng
cụ, hóa chất trong sách bằng các hóa chất, dụng cụ khác). Thực tế có nhiều giáo
viên rất ngại làm thí nghiệm cũng như chuẩn bị thí nghiệm cho học sinh chứ
chưa nói đến việc tự mình đi tìm kiếm thí nghiệm, dụng cụ, thiết bị để thay thế
cho các thí nghiệm trong sách giáo khoa. Để khắc phục khó khăn nêu trên, chỉ
cần đội ngũ nhà giáo có tâm huyết, tất cả vì học sinh thân yêu, niềm vui của học
sinh là động lực phấn đấu của giáo viên thì chắc chắn sẽ đạt được kết quả như
mong đợi.
Thứ nữa là khi chuẩn bị các thí nghiệm cũng như đưa các thí nghiệm trên
vào bài học nếu giáo viên không chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để
các em học sinh khám phá kiến thức mới một cách chu đáo thì thí nghiệm làm
cũng chỉ để các em xem cho vui mắt chứ không làm cho học sinh hiểu bài, nhớ
bài và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Việc áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm trên sẽ không mang lại hiệu quả nếu
các em học sinh không mạnh dạn, học tập thụ động, lười hoạt động (không làm
thí nghiệm mà chỉ ngồi xem cho vui, không suy nghĩ dựa trên các câu hỏi gợi
mở của giáo viên). Mặt khác, nếu bản thân giáo viên dạy học rập khuôn theo
phương pháp truyền thụ, không chịu khó đổi mới, tìm tòi, sáng tạo, vận dụng
linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực thì chắc chắn sẽ rất khó đạt hiệu

quả. Nhiều giáo viên chưa thực sự gần gũi, quan tâm đến các em học sinh, nhiều
khi các em chưa hiểu bài nhưng giáo viên không tìm cách giúp đỡ, gợi mở sẽ
khiến các em sợ sai, không chủ động tham gia vào bài học.
Về phía học sinh nói chung và học sinh trường Trung học cơ sở Dur
Kmăn nói riêng, đa số các em chưa có sự đầu tư nhiều vào học tập, đặc biệt là
môn hóa học nên giáo viên có tiến hành nhiều thí nghiệm vui mắt, hấp dẫn đến
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

9


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

đâu mà ở học sinh không có sự ôn luyện các kiến thức cũ thì cũng không thể
nhớ tốt các kiến thức đó được.
Định hướng cho sự thay đổi đó là phải làm sao để các em hiểu bài, nhớ
kiến thức và áp dụng được kiến thức trong đã học vào thực tế cuộc sống. Để làm
được điều này, tôi đa đưa ra giải pháp là thêm, bớt, thay thế một số thí nghiệm
trong sách giáo khoa bằng những thí nghiệm tương đương về mặt kiến thức
nhưng gần gũi với cuộc sống. Mặt khác, để tăng hiệu quả hoạt động của học
sinh trong giờ học, các thí nghiệm hấp dẫn, đẹp mắt được tiến hành. Ngoài ra, để
học sinh hiểu bài thì giáo viên phải xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với mức
độ nhận thức của các em học sinh. Phải quan tâm sát sao đến từng đối tượng học
sinh, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các em để các em mạnh dạn, tự tin
trong học tập và cuộc sống.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp
Nhằm tạo cho học sinh có bầu không khí học tập sôi nổi, hứng thú, tự tin
tiếp thu và khám phá kiến thức một cách chủ động. Học sinh hiểu và ghi nhớ

kiến thức tốt hơn. Từ đó, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành, nhận biết,
phân tích, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, khoa học.
b) Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp
Giáo viên chủ động tìm tòi, thay thế một số thí nghiệm trong sách giáo
khoa bằng những thí nghiệm vui, hấp dẫn, tạo động lực khám phá kiến thức mới
mà vẫn đảm bảo nội dung bài học. Tiếp đến là thay đổi cách tổ chức hoạt động
học: học sinh sẽ hoạt động theo nhóm, tự làm thí nghiệm và rút ra kiến thức
dưới sự điều khiển của giáo viên.
+ Thí nghiệm phải gắn với nội dung bài dạy, tốt nhất là chọn được
các thí nghiệm giúp học sinh tiếp thu được các kiến thức cốt lõi, trọng tâm
Các thí nghiệm hóa học dù là ở dạng nào thì cũng nhằm giúp học sinh tiếp
thu tốt nội dung bài học và nắm vững hệ thống các kiến thức hóa học cần thiết
trong chương trình phổ thông. Mặt khác, để việc tiếp thu kiến thức của học sinh
có hiệu quả, không thể thí nghiệm một cách tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng
điểm. Khi lựa chọn các thí nghiệm để đưa vào bài dạy, tốt nhất nên chọn các thí
nghiệm giúp học sinh tiếp thu các kiến thức cốt lõi, trọng tâm. Số lượng các thí
nghiệm trong một bài cũng không nên quá nhiều, có thể từ 3 đến 5 thí nghiệm là
hợp lí.
+ Thí nghiệm phải trực quan, hiện tượng rõ ràng, có tính thuyết phục
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chính là một hình thức dạy học theo
phương pháp trực quan. Vì vậy, thí nghiệm phải dễ quan sát, hiện tượng rõ ràng,
có tính thuyết phục. Chúng ta phải lựa chọn các phản ứng, các quá trình hóa học
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

10


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở


có kèm theo hiện tượng quan sát được dễ dàng bằng mắt thường. Đó là các phản
ứng:
-

Có sự biến đổi màu sắc
Có tạo chất kết tủa, chất khí bay lên khỏi dung dịch
Có sự tỏa nhiệt hay thu nhiệt
Có hiện tượng cháy, nổ hay phát quang...

Ở bài 13: Phản ứng hóa học (hóa 8): Khi giáo viên dạy phần III (Khi nào
có phản ứng hóa học xảy ra) để chứng minh cho học sinh biết có một số phản
ứng chỉ xảy ra khi có mặt chất xúc tác thì giáo viên nên cho học sinh tiến hành
thí nghiệm giữa nhôm với iot: Nghiền nhỏ iot tinh thể rồi trộn với bột nhôm theo
tỉ lệ thể tích 1:3 (1 muỗng thủy tinh nhỏ iot với 3 muỗng nhỏ bột nhôm). Để yên
thì phản ứng không xảy ra nhưng nếu nhỏ khoảng 2 giọt nước vào thì hỗn hợp
dần dần bốc cháy có khói màu tím (của hơi iot), màu vàng (của AlI 3) và màu
trắng của hơi nước.

Thí nghiệm nhôm tác dụng với iot (phản ứng chỉ xảy ra khi có mặt chất xúc tác là nước)

+ Thí nghiệm phải hấp dẫn, kích thích hứng thú người dạy và người
học
Một trong những nguyên nhân chính làm cho học sinh chưa yêu thích bộ
môn hóa học là do thí nghiệm không hấp dẫn, không tạo được ham muốn hoạt
động. Do đó, thí nghiệm không những chỉ cần đem lại hứng thú cho học sinh mà
còn phải mang lại hứng thú cho người làm thí nghiệm.
Thông thường thì những thí nghiệm làm cho học sinh hứng thú cũng sẽ
gây cho giáo viên hứng thú. Khi nhìn học sinh của mình chăm chú dõi theo các
hiện tượng phản ứng xảy ra, thấy các em hoan hỉ cũng đủ làm cho giáo viên vui
rồi. Để xóa dạy chay, một trong những phương pháp quan trọng là phải tìm tòi,

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

11


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

thay thế, lựa chọn các thí nghiệm hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống để đưa vào bài
dạy.
Ví dụ: ở bài Nước (hóa 8), khi giáo viên làm cho học sinh xem thí nghiệm
Na tác dụng với nước thì nên thiết kế để cho thí nghiệm hấp dẫn hơn bằng cách
thay thế bằng thí nghiệm“ Đốt cháy tàu chiến địch” như sau: Dùng 1 tờ giấy A4
để gấp tàu, chọc 1 lỗ thủng dưới đáy, đặt một mẩu Na vào tàu rồi đậy bên trên
bằng vài mảnh giấy dễ bắt lửa. Thả tàu vào chậu nước có sẵn vài giọt dd
phenolphtalein. Khi Natri gặp nước, tàu sẽ bùng cháy, trên mặt nước xuất hiện
vết máu giặc loang nhuộm hồng cả khúc sông. Có một lưu ý khi tiến hành thí
nghiệm: Vì Natri được bảo quản trong dầu hóa nên phía ngoài sẽ được bao phủ
một lớp vỏ cứng, nếu không gọt sạch lớp vỏ cứng này trước khi cho vào nước,
viên Natri sẽ gây nổ, bắn ra mang theo dung dịch xút gây bỏng, cháy áo quần.
Nếu giáo viên tiến hành được thí nghiệm như đề xuất ở trên vừa tạo sự hứng thú
cho học sinh, vừa có tác dụng giáo dục lòng yêu nước thông qua bài học. Để học
sinh dự đoán được trong sản phẩm sinh ra có khí H 2, giáo viên phải hướng cho
học sinh sử dụng thính giác để cảm nhận về phản ứng (nếu lắng nghe, các em sẽ
nghe thấy âm thanh phát ra từ phản ứng- tiếng xì xì). Giáo viên nên gợi mở để
củng cố tư duy logic cho học sinh: kết quả là sau phản ứng viên Natri (nhẹ hơn
nước) tan trong nước; sự khác nhau giữa một chất nhẹ hơn nước tan trong nước
tạo ra âm thanh xì xì và một chất nhẹ hơn nước khi tan trong nước không tạo ra
âm thanh là ở chỗ nào?Học sinh sẽ tự suy luận để rút ra: trong sản phẩm của
phản ứng có khí.


Phản ứng “đốt cháy tàu chiến địch”: Natri tác dụng với nước có chứa dung dịch phenolphtalein

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

12


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Hoặc ở bài Tính chất hóa học của muối (Hóa 9) giáo viên nên cho học
sinh tiến hành thí nghiệm nhiệt phân muối KNO 3 bằng cách châm tàn đóm vào
tờ giấy A4 có hình vẽ bằng dd KNO 3 (đã phơi khô). Giấy sẽ bị cháy nhanh,
mạnh theo những chỗ có KNO3. Trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm
này, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kĩ tờ giấy (các em sẽ phát hiện ra các
hình vẽ bằng những nét từ một chất rắn có màu trắng). Khi tiến hành thí nghiệm
và quan sát hiện tượng, giáo viên đặt câu hỏi: Tại sao ở các vết màu trắng trên
tờ giấy lại cháy nhanh hơn những chỗ khác và cháy theo những nét đã vẽ? Học
sinh có thể dự đoán được bí mật ẩn chứa là từ chất đã vẽ lên giấy. Giáo viên có
thể gợi ý tiếp: Khi châm tàn đóm vào giấy ở vị trí có chất này, các em đang thực
hiện phản ứng gì? Học sinh sẽ trả lời theo 2 hướng: Đốt chất này trong oxi
không khí hoặc nhiệt phân chất này. Giáo viên thông báo: ở thí nghiệm này, các
em đang nhiệt phân muối KNO3 . Như vậy, để giấy cháy nhanh và chỉ lan đến vị
trí có nét vẽ thì trong sản phẩm phản ứng phải có một chất khí thúc đẩy cho
phản ứng cháy mạnh hơn. Các em hãy dự đoán chất khí này (Dựa vào công thức
muối đem nhiệt phân, học sinh có thể dự đoán khí sinh ra là oxi)

Phản ứng “vết lửa màu nhiệm”:phân hủy muối KNO3 được viết lên tờ giấy A4 (đã phơi khô)


Ở bài Cacbon (hóa 9), phản ứng cháy của Cacbon có lẽ học sinh cũng đã
gặp nhiều trong cuộc sống nhưng để tạo hứng thú học tập, giáo viên thay thế thí
nghiệm đốt cacbon trong bình kín chứa khí oxi bằng thí nghiệm “Súng phun
lửa”: Trộn bột than gỗ nghiền nhỏ với KMnO 4 theo tỉ lệ 1: 1. Lấy vài muỗng
hỗn hợp trên cho vào ống nghiệm khô, đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Một lúc sau trong ống nghiệm bắn ra những tia lửa sáng rực như súng phun lửa.
Vì học sinh đã học bài: Điều chế oxi- Phản ứng phân hủy ở lớp 8 nên có thể dễ
dàng giải thích hiện tượng này (Khi đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn
cồn, KMnO4 bị phân hủy sinh ra khí oxi. Cacbon cháy trong oxi ở điều kiện đun
nóng sẽ phản ứng rất mạnh tạo thành các tia lửa sáng rực bắn lên trong ống
nghiệm trông rất đẹp mắt như súng phun lửa).
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

13


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Phản ứng “súng phun lửa”: Cacbon tác dụng với oxi (do phân hủy muối KMnO4)

Ví dụ như để mở đầu bài Axetilen (hóa 9), giáo viên đặt vấn đề: Em hãy
kể tên một số chất dùng làm nhiên liệu? (học sinh sẽ trả lời: than, củi, giấy, vải,
gas, xăng dầu, cồn...). Giáo viên hỏi tiếp: Theo em cục nước đá có cháy không?
(100% học sinh trả lời là không). Sau đó, giáo viên thực hiện thí nghiệm “Đốt
cháy nước đá”: Cho vài cục đất đèn CaC2 bằng hạt ngô vào một chén sứ rồi cho
một cục nước đá bằng ngón chân cái. Đưa que đóm đang cháy vào chén sứ, lập
tức có lửa xanh bùng lên. Học sinh thấy hiện tượng lạ nên chắc chắn bị thu hút
vào bài học. Từ đó, giáo viên dễ dàng điều khiển hoạt động học tập của các em
theo tiến trình các bước đã xây dựng trong giáo án.


Phản ứng “đốt cháy nước đá”: Đốt cháy axetilen (sinh ra do CaC2 tác dụng với nước)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

14


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Ở bài 18 (hóa 9): Khi dạy tính chất nhôm tác dụng với oxi, giáo viên có
thể làm cho học sinh xem thí nghiệm đẹp mắt như sau: Trộn nửa muỗng thủy
tinh nhỏ bột nhôm với 1 muỗng thủy tinh KMnO 4 (gói trong tờ giấy, đặt trong
bát sứ). Dùng bật lửa hoặc diêm châm vào cho tờ giấy cháy. Đứng cách xa thí
nghiệm khoảng 1 mét để hóa chất không bắn vào người. Ta sẽ quan sát thấy bột
nhôm cháy trông như pháo hoa, rất đẹp mắt. Tôi tin rằng, nếu thấy được hiện
tượng thí nghiệm hấp dẫn như trên, học sinh sẽ háo hức, bị lôi cuốn vào nội
dung bài học. Sẽ có động lực, ý chí, mong muốn giải thích hiện tượng. Chắc
chắn hiệu quả bài dạy sẽ được nâng cao, học sinh sẽ nhớ kiến thức rất lâu và liên
hệ được những hiện tượng các em thấy trong cuộc sống “Pháo hoa” (trong thành
phần pháo hoa có bột nhôm).
Hiện tượng pháo hoa: Phản ứng của bột nhôm với oxi (oxi sinh ra do phân hủy KMnO4)

Bên cạnh lựa chọn hệ thống các thí nghiệm đưa vào bài dạy để tạo hứng
thú cho người học, giáo viên cũng nên chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi để dẫn
dắt học sinh giải thích hiện tượng xảy ra, rút ra được kiến thức bài học.
+
kiếm
làm


hóa

Thí
chất,

Phải cho học sinh thấy được hóa
môn khoa học gần gũi với
sống, các hóa chất và
dụng cụ
thí nghiệm cũng có
thể được tìm thấy
ở các vật thể, các chất
thực tế xung quanh các em.

nghiệm
đơn giản,

dễ
dễ

học là
cuộc

Ở bài Tính chất hóa
học
của axit (Hóa
9),
sau khi thử màu của quỳ tím
trong dung dịch HCl hoặc H2SO4 và nêu ra được kết luận Dung dịch axit làm

quỳ tím hóa đỏ; giáo viên có thể làm/ cho học sinh làm thí nghiệm xem xét sự
thay đổi màu của quỳ tím trong nước cốt chanh như sau: Cắt 1 quả chanh thành
nhiều miếng, phát cho mỗi nhóm 1 miếng, yêu cầu các em vắt nước cốt chanh
vào chén sứ rồi nhúng mẩu giấy quỳ tím vào. Các em sẽ quan sát được hiện
tượng nước cốt chanh làm quỳ tím hóa đỏ. Từ đó, giáo viên yêu cầu học sinh rút
ra kết luận từ thí nghiệm này (Kết luận: Vậy, nước cốt chanh là một dung dịch
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

15


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

axit). Giáo viên có thể thông báo thêm: Nước cốt chanh là một dung dịch axit
hữu cơ có tên gọi axit citric.

Sự thay đổi màu của quỳ tím khi nhỏ nước cốt chanh (axit citric) lên

Ở bài Tính chất hóa học của bazơ (Hóa 9), sau khi thử màu của quỳ tím
trong dung dịch NaOH và nêu ra được kết luận Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa
xanh; giáo viên có thể làm/ cho học sinh làm thí nghiệm thử màu của quỳ tím
trong dung dịch bột giặt như sau: Giáo viên cho bột giặt vào chén sứ, thêm nước
cất, khuấy đều, rót dung dịch bột giặt chia cho các nhóm; yêu cầu các nhóm
nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch trên, rút ra kết luận. Các em sẽ quan sát
được hiện tượng dung dịch bột giặt làm quỳ tím hóa xanh. Từ đó, học sinh rút ra
kết luận (Vậy, dung dịch bột giặt mang tính bazơ).
Bằng những thí ngiệm về các chất gần gũi xung quanh các em (miếng
chanh, bột giặt…)như trên, các em mới thấy sự lí thú của hóa học, hiểu hơn về
các chất mình tiếp xúc, sử dụng hàng ngày, cảm nhận đúng hơn về vai trò của

hóa học- Khoa học của cuộc sống!

Sự thay đổi màu của quỳ tím khi nhỏ dung dịch bột giặt (dung dịch có tính kiềm) lên
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

16


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Ví dụ: Khi cho học sinh làm thí nghiệm muối tác dụng với axit, giáo viên
có thể dùng phấn viết bảng hay vỏ trứng (thành phần chính là CaCO 3) tác dụng
với dung dịch axit.Trong phòng thí nghiệm ở trường Trung học cơ sở có hóa
chất CaCO3 nhưng ở dạng bột. Nếu cho CaCO3 tác dụng dd axit thì khó để quan
sát hiện tượng xảy ra. Bằng việc thay hóa chất CaCO3 bằng vỏ trứng hoặc viên
phấn học sinh sẽ thấy hóa học thật gần gũi với cuộc sống và thêm hiểu biết về
các chất xung quanh các em.

Phản ứng của CaCO3 (thành phần chính trong vỏ trứng, phấn viết bảng) với dung dịch HCl

Hoặc giáo viên có thể hướng dẫn để học sinh làm thiết bị điện phân dung
dịch muối ăn NaCl đơn giản bằng nguồn điện là 3 pin 1,5V, hai điện cực làm
bằng 2 ruột bút chì để học sinh thấy được quá trình điều chế ra dung dịch NaOH
bằng phương pháp điện phân dung dịch muối NaCl bão hòa.

Dụng cụ điện phân dd NaCl bão hòa (gồm 3 pin 1,5V; 2 đoạn bút chì; dây dẫn điện và băng keo)

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn


17


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Bộ thiết bị điện phân dung dịch muối ăn gồm: 3 pin 1,5V; 2 đoạn bút chì; dây dẫn và băng keo

Sau khi được làm, quan sát thí nghiệm điện phân dd muối ăn bão hòa, các
em sẽ biết thêm được: lõi bút chì dẫn được điện (kiến thức này sẽ được nhắc tới
trong bài Cacbon). Do đó, mức độ khắc sâu kiến thức sẽ được nâng cao vì các
em đã được tự bản thân làm ra thiết bị điện phân dd muối ăn.

Ở bài Tính chất hóa học của muối
(hóa 9), thay vì cho kim loại Cu tác dụng
với dung dịch AgNO3 (hóa chất đắt tiền,
khó để bảo quản), giáo viên nên thay thế
bằng phản ứng của Fe tác dụng với dung
dịch CuSO4 (hiện tượng rõ ràng, dễ quan sát
Phản ứng điện phân dung dịch muối ăn NaCl bão hòa tạo ra NaOH
mà hóa chất rẻ tiền hơn). Tuy nhiên khi tiến
làmbị
dung
phtalein hóa hồng
hành, giáo viên phải chuẩn
mộtdịch
ốngphenol
nghiệm
chứa dung dịch CuSO4 để đối chứng (thấy màu
dung dịch CuSO4) nhạt dần như hình ảnh thí

nghiệm ở bên. Bên cạnh đó, khi quan sát
màu sắc dung dịch thì giáo viên cũng phải để ý phông quan sát.
Những chất có màu thì dùng phông trắng,
Phản ứng Fe tác dụng dd CuSO4
chất màu trắng dùng phông màu đen.
Ví dụ ở bài Tinh bột và xenlulozơ (hóa 9), khi làm phản ứng màu của tinh
bột với iot GV cắt một lát khoai lang (đã luộc chín) rồi nhỏ lên vài giọt cồn iot
(dùng để sát trùng -mua ở tiệm thuốc tây). Các em sẽ quan sát thấy khi nhỏ cồn
iot lên, miếng khoai đã luộc chín sẽ chuyển màu xanh đen

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

18


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Phản ứng màu của hồ tinh bột (có trong khoai lang luộc) với iot (cồn iot)

Ví dụ: ở bài Protein (Hóa học 9): Ở mục 3 phần III (tính chất), giáo viên
có thể cho học sinh cùng làm thí nghiệm về sự đông tụ của protein như sau: Pha
½ cốc sữa (gồm sữa đặc có đường và nước đun sôi để nguội khoảng 700C theo tỉ
lệ 1 thể tích sữa: 2 thể tích nước , khuấy đều) . Để cốc sữa nguội đến nhiệt độ
phòng, lấy nước cốt của 1 quả chanh (đã bỏ hạt) cho từ từ vào cốc sữa trên. Sau
đó, dùng đũa (muỗng) khuấy thật nhẹ để nước
cốt
chanh và sữa được trộn
đều. Lưu ý: Không cho nước cốt chanh vào cốc sữa khi đang còn nóng vì
sữa sẽ không đông tụ


bị
vón
cục,
không thành sữa
chua.
Sau vài
phút,
học
sinh sẽ quan sát được sự đông tụ
của protein (sữa) khi
thêm hóa chất (axit citric
trong nước cốt chanh).
Thí nghiệm này
tạo được không khí
vui vẻ, hào hứng lại rất gần gũi, về nhà
các em có thể thực hành nhiều lần. Học sinh sẽ có được sản phẩm là 1
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

19


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

cốc sữa chua tự tay mình làm nên các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, ứng dụng
được kiến thức bài học vào thực tế cuộc sống. Vì để làm 1 cốc sữa chua cũng
tốn khá nhiều thời gian (chờ sữa nguội) vì vậy giáo viên nên cho học sinh tiến
hành trong tiết thực hành/ ngoại khóa môn hóa học.


Sản phẩm sữa chua do học sinh trường Trung học cơ sở Dur Kmăn làm

+ Việc thực hiện thí nghiệm
không
được
mất quá nhiều
thời
gian,
làm
ảnh
hưởng
đến
nội
dung
bài dạy
Vì thời
gian dành cho một tiết lên lớp ở phổ thông rất ngắn (chỉ có 45 phút)
lại
có quá nhiều nhiệm vụ mà người giáo viên phải thực hiện nên các thí nghiệm
trên lớp phải nhanh, gọn, không làm mất quá nhiều thời gian. Một số thí nghiệm
xảy ra chậm, giáo viên phải cho học sinh tiến hành trước để không mất thời gian
0
liệu
làm sữa
cốcvới
nước
(đã 10-15
đun sôi),
chanh,
có đường

chờNguyên
đợi. Ví
dụđểphản
ứngchua:
của 1sắt
ddkhoảng
CuSO70
phút
để sữa
thấyđặc
màu
của
4 (cần
dung dịch nhạt dần).
Ở một số bài dạy có nhiều thí nghiệm phải tiến hành, giáo viên nên cho
học sinh thực hiện các thí nghiệm đó nối tiếp nhau, quanPhản
sát ứng
và nêu
Fe táchiện
dụngtượng
dd CuSO4
thí nghiệm, rồi mới rút ra các tính chất của chất, sau đó viết các phương trình
hóa học xảy ra. Ví dụ ở chương trình hóa học 9, bài 9: Tính chất hóa học của
muối; nếu giáo viên tiến hành lần lượt từng thí nghiệm rút ra từng tính chất, viết
phương trình hóa học cho mỗi tính chất rồi mới chuyển sang thí nghiệm khác thì
chắc chắn sẽ không đảm bảo về mặt thời gian. Do đó, giáo viên nên tổ chức cho
học sinh tiến hành đồng loạt các thí nghiệm, cho biết các hiện tượng xảy ra rồi
viết vào bảng sau:
Tên thí nghiệm
1)


Muối

Cách tiến hành

Hiện tượng quan sát được

tác Cho vài cây đinh sắt vào ống

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

20


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

dụng kim loại

2) Muối
dụng axit

nghiệm chứa dung dịch CuSO4
(Lấy 1 mẫu dung dịch CuSO4 để
đối chứng)

tác Cho vài mẩu phấn viết bảng
(thành phần chính là CaCO3) vào
ống nghiệm chứa dung dịch HCl


3) Muối tác Cho dung dịch CuSO4 vào ống
dụng bazơ
nghiệm chứa dung dịch NaOH
4) Muối tác Cho dung dịch Na2SO4 vào ống
dụng với muối nghiệm chứa dung dịch BaCl2
5) Phản ứng Châm tàn đóm vào tờ giấy có
nhiệt phân muối hình vẽ bằng dung dịch KNO3
đặc (đã phơi khô)
Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra các tính chất hóa học của muối,
viết các phương trình hóa học minh họa cho từng tính chất.
Ở bài Tính chất hóa học của bazơ, giáo viên chỉ nên cho học sinh tiến
hành 2 thí nghiệm (như ở bảng) vì 2 tính chất còn lại các em đã được nghiên cứu
cũng như tiến hành thí nghiệm ở bài tính chất hóa học của oxit, tính chất hóa học
của axit
Tên thí nghiệm

Cách tiến hành

1) Tác dụng của
dd bazơ lên quỳ
tím và lên dd
phenolphtalein

Cho một mẩu giấy quỳ tím lên
đế sứ rồi nhỏ vài giọt dd NaOH
vào mẩu giấy quỳ tím

Hiện tượng quan sát được

Cho vài giọt dd phenolphtalein

lên đế sứ rồi nhỏ vài giọt dd
NaOH vào

2) Nhiệt phân Dùng đèn cồn nhiệt phân
bazơ không tan Cu(OH)2 trong chén sứ đặt trên
kiềng sắt.
Sau khi cho học sinh nêu hiện tượng quan sát được, giáo viên yêu cầu học
sinh nêu các tính chất hóa học của bazơ (kết hợp với kiến thức đã học về tính
chất hóa học của oxit, axit để nêu cho đầy đủ), rồi viết các phương trình hóa học
xảy ra. Nếu thực hiện như vậy giáo viên sẽ có thời gian để củng cố các kĩ năng
khác cho học sinh cũng như liên hệ thực tế qua bài dạy...
+ Thí nghiệm phải an toàn, càng ít độc hại càng tốt. Nên thay các thí
nghiệm độc bằng các thí nghiệm không độc hoặc ít độc hại hơn.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

21


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Thí nghiệm phải an toàn là một trong các nguyên tắc bắt buộc phải tuân
theo khi lựa chọn và tiến hành thí nghiệm. Mặt khác, một nguyên nhân làm cho
học sinh ngại làm thí nghiệm là do có thí nghiệm gây độc, tạo mùi khó chịu. Vì
vậy, để giữ gìn sức khỏe cho bản thân giáo viên cũng như các em học sinh, bên
cạnh các biện pháp phòng chống độc hại thì cách hay nhất vẫn là chọ lựa các thí
nghiệm càng ít độc hại càng tốt. Nếu có điều kiện nên thay các thí nghiệm độc
bằng các thí nghiệm không độc hoặc các thí nghiệm ít độc hơn. Vấn đề này cũng
sẽ trở nên có ý nghĩa hơn trong việc xóa bỏ dạy chay môn hóa học. Một số giáo
viên cũng rất ngại và thường “lẩn trốn” các thí nghiệm gây độc.

+ Số lượng thí nghiệm trong 1 bài dạy cần hợp lí, không nên quá
nhiều để học sinh có thời gian rèn các kĩ năng khác
Tiến hành các thí nghiệm hóa học không chỉ giúp học sinh trang bị kĩ
năng thực hành mà còn phải rèn luyện các kĩ năng cần thiết khác trong thời gian
ít ỏi của một tiết học. Một điều cần lưu ý là: Giáo viên không nên tham lam đưa
quá nhiều thí nghiệm vào bài dạy sẽ làm cho học sinh không còn thời gian để
rèn luyện các kĩ năng khác như: cân bằng phương trình hóa học, giải một số
dạng bài tập hay liên hệ thực tế...
Bên cạnh cách thức đã nêu ra ở trên, để đề tài khi áp dụng vào thực tế
mang lại hiệu quả cao thì học sinh cần học tập với thái độ tích cực, chủ động
ngay cả ở trên lớp lẫn ở nhà. Khi giáo viên giao cho các em chuẩn bị những hóa
chất, dụng cụ cho tiết học: vỏ trứng, đinh sắt, củ khoai đã luộc, viên phấn, pin,
dây điện, than củi, thuyền giấy… thì phải chuẩn bị chu đáo. Một điểm rất quan
trọng nữa là cần thường xuyên ôn luyện kiến thức cũ- làm nền tảng để tiếp thu
kiến thức mới. Tự giác sưu tầm những kiến thức hay, bổ ích thông qua mạng
internet, sách báo ở thư viện, từ những người thân trong gia đình, từ các hiện
tượng trong cuộc sống
Với đặc điểm học sinh ở trường tôi công tác, đa số học sinh là đồng bào
thiểu số, điều kiện kinh tế khó khăn, chất lượng đầu vào thấp, bố mẹ chưa quan
tâm đúng mức nên việc học của con em không thu được kết quả cao, việc dạy
của giáo viên cũng gặp không ít khó khăn. Song người giáo viên không được
dựa dẫm vào các nguyên nhân khách quan đó mà không chủ động, tích cực thay
đổi phương pháp dạy học. Hóa học là bộ môn khoa học có đặc trưng riêng, lại
được nghiên cứu muộn (bắt đầu học từ lớp 8) nên giáo viên dạy bộ môn hóa học
không thể vin vào bất cứ lí do gì. Việc dạy học sẽ thu được kết quả tốt nếu như
giáo viên chịu khó thay đổi phương pháp dạy học (dạy theo hướng tích cực, lấy
học sinh làm trung tâm…). Bên cạnh đó, giáo viên hóa học cũng nên khai thác
triệt để lợi thế của bộ môn (thí nghiệm trực quan) để giúp học sinh nắm được
nội dung bài học và vận dụng vào thực tế cuộc sống. Mặt khác, để phát huy tác
dụng của các thí nghiệm thì giáo viên cũng cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn

dắt học sinh khám phá nội dung bài học và liên hệ thực tế cuộc sống.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

22


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

Đối với cả đối tượng học sinh yếu kém cũng như khá giỏi, mốn các em
học tốt môn học của mình thì người giáo viên cần sát sao, quan tâm, gần gũi các
em, tìm hiểu hoàn cảnh cũng như tâm lí lứa tuổi để lựa chọn phương pháp tốt
nhất cho từng đối tượng học sinh.
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là phương pháp lấy người học
làm trung tâm, khơi dậy lòng tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Sử
dụng phương pháp dạy học tích cực sẽ tạo được mối quan hệ thầy- trò gần gũi,
gợi mở, tạo được không khí lớp học vui vẻ. Chúng ta có những phương pháp
dạy học tích cực như: Nêu ý kiến lên bảng, sàng lọc, thuyết trình, làm việc
nhóm, hỏi đáp, trược quan, tình huống…Mỗi phương pháp có những giá trị
riêng, vấn đề quan trọng là người dạy phải biết lựa chọn phương pháp nào là phù
hợp với nội dung và đối tượng học để phát huy hiệu quả của bài dạy môt cách
cao nhất.
Từ góc độ tâm lí học, chúng ta thấy con người tiếp nhận các thông tin nhờ
vào năm giác quan: Cảm giác, tri giác, thính giác, vị giác, khứu giác. Với cách
dạy học chỉ sử dụng duy nhất một giác quan là thính giác – truyền thụ kiến thức
chỉ thông qua lời nói, còn các giác quan khác chưa được huy động cho việc tiếp
thu bài dạy thì phần lớn tiềm năng học tập của học sinh chưa được phát huy.
Đối với môn hóa học, đặc trưng của bộ môn là thí nghiệm. Nếu người
giáo viên không thực hiện các thí nghiệm thì sẽ không gắn kết được lí thuyết với

thực tế. Nếu chỉ tiến hành các thí nghiệm rập khuôn như trong sách giáo khoa có
thể sẽ gây nhàm chán, khô khan, không tạo được không khí sôi nổi, tinh thần
học tập chủ động, sáng tạo, kích thích được trí tò mò, đam mê của học sinh.
Ngoài ra, do những hóa chất, dụng cụ thí nghiệm trong sách giáo khoa chưa thực
sự gần gũi với các em nên các em chưa thấy hóa học gần gũi với cuộc sống, là
khoa học phục vụ cho cuộc sống. Vì vậy, với những thí nghiệm mà bản thân tôi
đã tìm kiếm, lựa chọn để đưa vào đề tài này đã phần nào khắc phục được các
hạn chế trên. Mặt khác, đối với các thí nghiệm đã tiến hành ở bài trước, giáo
viên không cần cho học sinh tiến hành lại mà chỉ yêu cầu học sinh nhắc lại, dành
thời gian để thực hiện các kĩ năng khác của môn hóa học: kĩ năng viết phương
trình hóa học, kĩ năng giải một số dạng bài tập, liên hệ thực tế…
Ngoài ra, để kích thích tư duy logic, khả năng suy luận, làm việc một cách
khoa học của học sinh thì trong quá trình tiến hành thí nghiệm, giáo viên cũng
cần đưa ra các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở, khơi gợi tính tò mò, sáng tạo, ham học
hỏi của các em. Bên cạch đó, giáo viên cần tìm hiểu tâm tư, tình cảm, những khó
khăn gặp phải của các em để kịp thời giúp đỡ, động viên, khích lệ các em cùng
tiến bộ.
Trong dạy học, vai trò của giáo viên vẫn là quan trọng nhất. Thành công
của tiết học suy cho cùng phụ thuộc vào người giáo viên với 4 yếu tố sau:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

23


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

-

Lòng yêu nghề, say sưa sáng tạo, tìm hiểu trong nghề nghiệp

Kiến thức của giáo viên
Phương pháp sư phạm
Phương tiện dạy học

Tóm lại, giữa phương pháp dạy học tích cực và phương tiện dạy học có
mối quan hệ tương trợ lẫn nhau. Điều quan trọng là người giáo viên phải hiểu rõ
được những nguyên tắc khi áp dụng các phương pháp và phương tiện đó, để
phát huy một cách tối ưu vào công tác giảng dạy.
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu,
phạm vi và hiệu quả ứng dụng
* Kết quả khảo nghiệm:
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào thực tế dạy học ở trường
Trung học cơ sở Dur Kmăn, qua khảo sát thực tế tỉ lệ số học sinh muốn tham gia
làm thí nghiệm hóa học đã tăng đáng kể (≈ 98%), xếp hạng các môn học mà em
yêu thích đối với môn Hóa học đã tăng lên vị trí thứ 4 (sau môn Mĩ thuật, Thể
dục, Âm nhạc). Điều đó cho thấy các em đã có sự chuyển biến trong nhận thức
về vai trò của hóa học: là môn học ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
Kết quả học tập của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này
vào dạy học thể hiện qua bảng sau:
Tổng số

Số lượng học sinh

học sinh

trên trung bình

Năm học

Khối lớp


Tỉ lệ %

2014-2015

8

85

62

73 %

2015-2016

8

90

80

89 %

2014-2015

9

89

67


75 %

2015-2016

9

94

88

94%

Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy sự biến chuyển rất khả quan về kết
quả vận dụng đề tài trong chương trình dạy học hóa học ở trường Trung học cơ
sở Dur Kmăn.
Bản thân tôi đã thực hiện đề tài trong quá trình dạy lớp 8A1, 8A2, 8A3,9A1,
9A2 và 9A3 năm học 2015 – 2016. Tôi nhận thấy đa số học sinh nắm vững kiến
thức cơ bản, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Kết quả cụ
thể được thể hiện ở điểm hóa học năm học 2015 – 2016 như sau:
Lớp – số học sinh
8A1: 33
8A2 : 27

Giỏi
5
0

Khá
20

9

Trung bình
7
13

Yếu
1
5

Kém
0
0

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

24


SKKN: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả các bài dạy có sử dụng thí nghiệm
trong chương trình hóa học Trung học cơ sở

8A3 : 30
9A1 : 31
9A2 : 30
9A3 : 33
Tổng: 184

1
0

0
8
14

10
11
13
17
81

15
17
15
7
79

4
3
2
1
10

0
0
0
0
0

Một vài đơn cử để cho thấy học sinh nhớ kiến thức tốt: trước đây khi chưa
áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào dạy học; sau khi dạy về các hiđrocacbon

học sinh rất dễ nhầm lẫn giữa etilen và axetilen một phần vì tên gọi gần giống
nhau, phần nữa là tính chất vật lí và hóa học có nhiều điểm chung. Từ khi tôi
đưa thí nghiệm Đốt cháy nước đá vào dạy học thì học sinh không còn nhầm lẫn
giữa 2 chất này, các em nhớ được cách điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm
là đi từ đất đèn (CaC2).
Khi học bài Nhôm (hóa 9), tôi có làm cho học sinh xem hiện tượng Pháo
hoa (đốt hỗn hợp bột nhôm và thuốc tím gói trong tờ giấy khô); sau khi học sinh
hiểu được bản chất của thí nghiệm này (thuốc tím bị nhiệt phân sinh ra oxi; bột
nhôm cháy trong oxi nên bắn ra các tia lửa trông như pháo hoa). Dạy đến bài
Cacbon (hóa 9), tôi thực hiện thí nghiệm trộn bột than gỗ với thuốc tím (không
cho học sinh biết về chất thuốc tím); sau khi quan sát hiện tượng hầu hết học
sinh đều dự đoán đúng chất mà tôi đã trộn chung với bột than gỗ là thuốc tím;
các em giải thích hiện tượng một cách dễ dàng. Qua đó, tôi thấy được rằng học
sinh đã có sự liên hệ về kiến thức trong việc suy luận, giải quyết vấn đề một
cách khoa học.
Trước đây, khi chưa áp dụng đề tài, tôi hỏi những vật gần gũi với các em
như viên phấn viết bảng, vỏ trứng…các em có biết chứa chất gì chủ yếu không?
Hầu như cả lớp không ai biết. Sau khi áp dụng thí nghiệm cho vỏ trứng, viên
phấn tác dụng với dung dịch axit (HCl/ H 2SO4) thì học sinh cảm thấy thích thú.
Khi tôi dạy đến bài Axit axetic (hóa 9), tôi cho vài mẩu phấn viết bảng vào ống
nghiệm chứa dung dịch axit axetic rồi yêu cầu học sinh viết phương trình hóa
học xảy ra thì hầu hết các em đều viết được; học sinh nhớ được thành phần chủ
yếu của phấn viết bảng là đá vôi (CaCO3).
* Giá trị khoa học:
Việc áp dụng một số đổi mới trong việc chuẩn bị, tiến hành các thí
nghiệm hóa học như tôi đã đề cập ở trên làm cho học sinh tích cực, chủ động
hơn trong việc học, tạo hứng thú học tập, hiểu bài tốt. Học sinh có kĩ năng vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả của
việc dạy và học bộ môn hóa học trong trường Trung học cơ sở nói riêng và ở
trường phổ thông nói chung.

Giá trị khoa học của đề tài còn nằm ở sự chuyển biến trong nhận thức,
nhân cách của học sinh. Học sinh hiểu được mục đích của việc học, không chỉ là
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tuyết Lành- Giáo viên trường Trung học cơ sở Dur Kmăn

25


×