“Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm
trong chương trình hoá học lớp 8”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Môn hoá học là một môn khoa học thực nghiệm các hiện tượng và quá trình phản
ứng cũng như là kết luận phải được rút ra sau khi tiến hành thí nghiệm . Muốn thực
hiện được mục tiêu đề ra thì đòi hỏi tất cả các học sinh phải có kĩ năng sử dụng dụng cụ
hoá học phổ biến, lắp ráp và tiến hành các thí nghiệm đơn giản của môn hoá học. Có
như vậy thì các em mới có khả năng quan sát hiện tượng, quá trình phản ứng từ đó
mới phân tích và xử lý thông tin và các dữ liệu để giải thích các hiện tượng hoá học một
cách lôgíc, rõ ràng và chính xác được.
Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu học sinh phải biết thí nghiệm và quan sát thí
nghiệm. Do vậy việc sử dụng thí nghiệm, lắp ráp và tiến hành thí nghiệm cũng như
quan sát các hiện tượng là một khâu cực kì quan trọng trong môn hoá học lớp 8, nhất là
chương trình đổi mới đối với một môn khoa học thực nghiệm. Công việc sử dụng dụng
cụ thí nghiệm, lắp ráp và quan sát thí nghiệm là khâu rất quan trọng trong việc hình
thành và rút ra những nhận thức, kiến thức đặc thù của bộ môn hoá học.
Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm có vai trò hết sức quan
trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo, trong việc hình thành nhân cách của người
lao động tự giác, cẩn thận, tỷ mỷ, trung thực và sáng tạo trong môn học hoá học.
Sử dụng dụng cụ, lắp ráp, tiến hành và quan sát thí nghiệm là một bộ phận kiến thức
rất quan trọng cơ bản trong việc giảng dạy ở trường học vừa là mục tiêu, là nội dung, là
phương pháp dạy học hiệu nghiệm thể hiện đúng đắn đường lối “ Học đi đôi với hành”
và “Hoá học là môn khoa học thực nghiệm”. Vì lí do trên nên tôi đã chọn đề tài:“Một
số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong
chương trình hoá học lớp 8”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1. Thuận lợi:
1
- Do nhu cầu và tính cấp bách của chương trình đổi mới sách giáo khoa, với phương
pháp tư tưởng coi trọng phương pháp thực nghiệm – phương pháp đặc thù của các khoa
học thực nghiệm nên hầu như các thiết bị thí nghiệm hoá học nhằm đảm bảo cho việc
đổi mới dạy học hoá học được tiến hành thuận lợi, đầy đủ, đó là những thiết bị tối thiểu
cho giờ học hoá học.
- Học sinh khối 8 nhìn chung các em ngoan, có ý thức phấn đấu trong học tập.
- Nhà trường có đầy đủ giáo viên, có đầy đủ tất cả các bộ môn, hội đồng nhà trường
đoàn kết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ có trình độ chuyên
môn chuẩn và trên chuẩn.
- Là một địa phương có truyền thống hiếu học, chính quyền địa phương, hội khuyến
học xã, hội phụ huynh học sinh quan tâm nhiều đến sự nghiệp giáo dục xã nhà, chính vì
vậy tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác.
2. Khó khăn:
- Khi giảng dạy môn hoá học 8 tôi gặp phải rất nhiều khó khăn đó là:
Học sinh lớp 8 lần đầu tiên được tiếp xúc với môn học mới, do vậy các em còn có nhiều
bỡ ngỡ.
- Các em chưa được làm quen với các dụng cụ thí nghiệm, và được sử dụng cho nên các
em còn chú ý nhiều đến dụng cụ, chưa biết sử dụng, còn lúng túng, mất nhiều thời gian.
- Thời lượng của môn hoá học 2 tiết / tuần, các em chưa biết cách đọc kết quả chính xác
khi quan sát thí nghiệm.
- Cơ sở vật chất của địa phương và nhà trường còn nhiều thiếu thốn, phòng học còn
thiếu phải học 2 ca, thiếu phòng thư viện, thiếu phòng học đa chức năng nên giáo viên
phải mất rất nhiều thời gian chuẩn bị.
Xuất phát thực trạng của vấn đề nghiên cứu từ thuận lợi cũng như khó khăn, để
nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn hoá học bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã
tìm ra phương pháp hướng dẫn HS cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương
trình hoá học lớp 8. Để từ đó giúp học sinh có thể lĩnh hội một cách có hệ thống, lôgic
và nhuẫn nhuyễn phương pháp thực hành thí nghiệm. Và giúp học sinh có ý thức thực
hiện và báo cáo kết quả thực hành một cách khoa học, chính xác trung thực, có ý thức
2
bảo vệ môi trường trong sạch, biết vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống
và sản xuất. Bằng những kinh nghiệm trong các năm học qua tôi đã sử dụng giải pháp
này áp dụng cho một số lớp và một số lớp để đối chứng, so sánh tôi thấy rằng HS học
tập rất tốt, hứng thú với môn học hơn đã giúp tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giúp học sinh biết phân loại thí nghiệm trong hoá học:
Để hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm hoá học nhằm nâng cao chất
lượng, nắm vững kiến thức hoá học, một trong những biện pháp là dạy học sinh “Cách
tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương trình hoá học. Muốn vậy cần phải
phân loại thí nghiệm trong môn hoá học.
Dựa vào mục đích của thí nghiệm người ta chia thí nghiệm thành hai loại:
* Thí nghiệm kiểm tra giả thuyết:
Để tiến hành giờ học được tốt giáo viên cần:
- Giới thiệu tất cả các dụng cụ thí nghiệm và chức năng của từng loại dụng cụ, yêu cầu
học sinh nắm kiến thức .
- Chia nhóm HS hợp lý và giáo viên cho tất cả các thành viên các công việc hợp lí để
tránh tình trạng có HS nhàn rỗi làm mất trật tự lớp.
- Giáo viên nên giới thiệu cách lắp ráp dụng cụ thí nghiệm trước toàn thể lớp từng
bước rõ ràng để các em nắm được bước tiến hành thí nghiệm, sau đó phát dụng cụ cho
các nhóm, yêu cầu các nhóm lắp ráp, sử dụng và tiến hành thí nghiệm.
- Việc quan sát thí nghiệm hết sức quan trọng vì quan sát sai dẫn đến kết quả sai. Do
vậy cần phải bố trí thí nghiệm ở nơi dễ quan sát nhất. Hướng dẫn học sinh quan sát và
đọc kết quả chính xác.
- Để cho kết quả thí nghiệm chính xác, HS cần phải dùng phiếu học tập và phiếu chuẩn
của giáo viên.
Dạng thí nghiệm này thường có trong mỗi tiết học các nhóm học sinh phải tự làm thí
nghiệm báo cáo kết quả thí nghiệm chính xác. Muốn làm được như vậy, học sinh phải
3
biết cách sử dụng các dụng cụ này thành thạo, cẩn thận và tỷ mỷ. Giáo viên phải quan
sát, theo dõi và uốn nắn kịp thời để các tiết sau học sinh không gặp phải khó khăn.
* Thí nghiệm biểu diễn :
- Khi tiến hành các loại thí nghiệm thì học sinh phải đề ra giả thuyết, nêu vấn đề ở phần
đặt vấn đề. Sau đó làm thí nghiệm, quan sát và rút ra kết luận.
- Tuy nhiên không phải tất cả các thí nghiệm trong các bài,học sinh đều phải tiến hành .
Do học sinh còn nhỏ nên những thí nghiệm có sử dụng nhiều hoá chất độc hại thì đòi
hỏi giáo viên phải làm thí nghiệm. Loại thí nghiệm này gọi là thí nghiệm biểu diễn .
- Để đảm bảo cho thí nghiệm thành công, giáo viên phải làm thí nghiệm này trước tránh
hiện tượng hư hỏng dụng cụ, hoặc không chính xác. Giáo viên chỉ có nhiệm vụ bố trí
thí nghiệm sao cho hợp lý, thiết kế hoặc sưu tầm những dụng cụ dễ quan sát gây hứng
thú cho học sinh. Học sinh buộc phải quan sát để có thể mô tả thí nghiệm và rút ra kết
luận.
- Đối với những thí nghiệm đơn giản thì yêu cầu học sinh đề ra phương án thí nghiệm
và tự tiến hành thí nghiệm.
2. Các họat động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong giờ thực hành hoá học
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Để giúp học sinh nắm được “Cách tiến hành và quan sát thí nghiệm trong chương
trình hoá học hoá học lớp 8” giáo viên cần hướng dẫn học sinh như sau:
* GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị
bài thực hành ở nhà
GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
* GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí
nghiệm theo các bước, theo hướng dẫn
bằng hình vẽ hay trực tiếp bằng lời cuả
GV.
GV quan sát, hướng dẫn, nhận xét,
* Đại diện nhóm báo cáo :
- Mục tiêu của bài thực hành
- Cách tiến hành mỗi thí nghiệm, những
điểm cần lưu ý.
- Nhóm khác lắng nghe ý kiến bổ sung.
*Nhóm HS thực hiện thí nghiệm đồng
loạt :
- Lắp dụng cụ .
- Lấy hoá chất.
- Thực hiện phản ứng.
4
điều chỉnh kịp thời cách tiến hành hoặc
hoạt động của nhóm nếu cần.
* GV yêu cầu HS ghi chép kết quả thí
nghiệm.
* GV yêu cầu mỗi HS ghi kết quả vào
tường trình thí nghiệm theo mẫu.
* GV yêu cầu nhóm HS vệ sinh sau tiết
học.
- Quan sát hiện tượng xảy ra.
*Nhóm HS mô tả, nhóm trưởng tổng
kết, thư ký ghi chép kết quả:
- Trạng thái, màu sắc chất phản ứng.
- Hiện tượng và sản phẩm của phản ứng:
Có chất khí thoát ra? Hay có chất rắn
tạo thành ? Có sự thay đổi về màu sắc ?
- Xác định chất tạo thành và viết PTHH.
* Mỗi HS viết tường trình ngay sau buổi
thực hành hoặc về nhà.
*Nhóm HS phân công :
- Thu hồi hoá chất .
- Khử hoá chất độc, dư.
- Rửa dụng cụ thí nghiệm.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Mức độ nội dung chương trình hoá học lớp 8 theo chương trình SGK đổi mới là
khảo sát định tính các hiện tượng và quá trình hoá học trong tự nhiên, đời sống và hiểu
biết của học sinh. Các kết luận hầu hết có thể cho học sinh tự rút ra trên cơ sở quan sát
trực tiếp sự vật, hiện tượng kết hợp với những suy luận đơn giản.
Với những yêu cầu đặt ra như vậy trong quá trình dạy học hoá học tôi đã tiến
hành thực hiện các biện pháp sau:
+ Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát trực tiếp các thí nghiệm hoá học,
trao đổi nhóm tìm phương án giải quyết vấn đề, hoặc học sinh tự tiến hành thực hành
thí nghiệm từ đó rút ra những kết luận cần thiết và hình thành được kỹ năng thực
hành thí nghiệm, phân loại thí nghiệm, thực hiện tốt được các khâu của một bài thực
hành thí nghiêm.
+ Thực hiện giảng dạy theo phương pháp dạy bài thực hành hoá học cụ thể.
Sau đây là mẫu thiết kế các hoạt động trong một tiết dạy thực hành thí nghiệm:
5