Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BẢN mô tả đặc điểm NHÀ TRƯỜNG và đặc điểm tâm lý học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.03 KB, 10 trang )

BẢN MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
TÂM LÝ HỌC SINH
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thảo
Thực tập tại trường: Mầm non 20 – 10
Thời gian: từ ngày 28/02/2017 đến ngày 15/05/2017

Lớp:14CTL
Lớp: Nhỡ 3

*****************
1

-

Đặc điểm nhà trường
Khái quát lịch sử nhà trường:
Trường Mầm non 20 – 10 thành lập ngày 20/10/1975, ngôi trường ra đời bằng
những tấm lòng, ước muốn của những người mẹ là chiến sĩ Trường Sơn, từ căn cứ chiến
khu Quảng Đà về tiếp quân thành phố. Ngay sau ngày giải phóng các mẹ đã góp nhặt
từng tấm tôn, viên gạch để gây dựng lên ngôi trường. Và các mẹ đã lấy ngày Phụ nữ Việt
Nam (20/10) để đặt tên cho ngôi trường này. Trải qua 35 năm, với từng bước phát triển đi
lên của thành phố, những khó khăn trở ngại đã dần dần lùi bước trước những tấm lòng
đầy trách nhiệm, đầy tình thương đối với trẻ thơ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
(CB – GV – NV); với vai trò hạt nhân lãnh đạo của Chi bộ Đảng, trường mầm non 20 –
10 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và tự hào về sự đi lên phát triển vững
chắc của nhà trường; góp phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non của
thành phố.
Trong 40 năm qua trường đã đạt nhiều thành tích đáng tự hào. Trường liên tiếp đạt
danh hiệu tiên tiến xuất sắc; trong đó, có 9 năm là đơn vị dẫn đầu thi đua bậc học, Chi bộ
Đảng 12 năm liên đạt danh hiệu “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu; công đoàn trường
luôn gữi vững, phát huy thành tích “Công đoàn vững mạnh xuất sắc” nhiều năm liền


được tặng thưởng Cờ thi đua xuất sắc. Với nhiều thành tích xuất sắc của nhà trường và
các tổ chức đoàn thể, trường đã được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Giáo dục
và đào tạo, Công đoàn Giáo dục, Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và thành phố Đà Nẵng khen
thưởng 34 bằng khen; Liên đoàn Lao động, Sở Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo
dục thành phố; Quận ủy, ủy ban nhân dân Hải Châu và các ban ngành khen thưởng 357
giấy khen. Với nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng phát triển nhà trường
và phong trào thi đua yêu nước, nhà trường đã vinh dự được Chủ tịch nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương lao động Hạng ba, Huân chương lao
động Hạng Nhì và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Và gần đây nhất trường đã vinh
dự đạt trường chuẩn Quốc gia cấp độ II vào năm 2014.


Hằng năm, có từ 50% đến 75% cán bộ giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi,
chiến sĩ thi đua các cấp. Nhiều đảng viên và đoàn viên thanh niên hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, được Thành ủy tặng bằng khen đảng viên xuất sắc tiêu biểu 5 năm liền, được
Trung ương đoàn và Thành đoàn Đà Nẵng tặng thưởng bằng khen “Tuổi trẻ lao động
sáng tạo” và nhiều giấy khen của các cấp.
Danh hiệu thi đua của cán bộ, giáo viên, nhân viên ngày càng nổi bật: Một cán bộ
quản lý được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, nhiều nhà giáo được nhận
kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”, huy hiệu “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công
đoàn”, bằng khen Bộ giáo dục và đào tạo và ủy ban nhân dân thành phố trao tặng.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; đội ngũ CB –
GV – NV với tâm huyết nghề nghiệp, luôn tận tụy, yêu thương chăm sóc giáo dục trẻ;
mỗi cô giáo luôn là người mẹ thứ hai và là người thầy đầu tiên đặt những dấu ấn cao đẹp
trong tâm hồn và nhân cách của trẻ, góp sức cùng nhà trường chăm bón vun trồng từng
mầm xanh tuổi thơ, xây dựng lớp học thật sự là tổ ấm gia đình của các cháu. Trong mỗi
hoạt động giáo dục, vận động phương pháp dạy học sáng tạo, là cơ hội không chỉ giúp trẻ
tham gia hứng thú hoạt động khám phá trải nghiệm, thông qua nhiều hoạt động tập thể bổ

ích, trò chơi dân gian, đồng dao hình thành ở trẻ tính tự tin, hoạt bát, khích lệ niềm vui
thích đến trường góp phần phát triển trí tuệ, hình thành kỹ năng sống tích cực cho trẻ.
Có thể nói, chặng đường 40 năm kể từ ngày thành lập là chặng đường vượt qua
bao khó khăn, nhưng trường đã được đón nhận sự chăm lo đầu tư của các cấp lãnh đạo
chính quyền thành phố, sự quản lý chỉ đạo sát sao của ngành giáo dục – đào tạo thành
phố và quận, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, địa phương và sự đồng thuận của cha mẹ
học sinh; sự cố gắng vươn lên của mỗi CB – GV – NV trong việc vận dụng thực hiện tốt
chủ trương xã hội hóa giáo dục, tích cực tham mưu thực hiện đề án mở rộng diện tích đất,
đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở vật chất, huy động phụ huynh đóng góp mua sắm trang
thiết bị đồ dùng, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật; xây dựng thành công
trường mầm non thành thị đạt trường chuẩn quốc gia.
Những thành tựu đạt được của trường đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nhà
trường: ngôi trường ngày càng khang trang, hiện đại hơn; cùng với đội ngũ cán bộ giáo
viên luôn tâm huyết, yêu nghề mến trẻ; lớp lớp đàn em thơ được chăm sóc, dạy dỗ dưới
mái trường này; giờ đây đã trưởng thành tham gia tốt công tác trong nhiều cơ quan xí
nghiệp trong mọi miền đất nước.
Ước mơ của những người mẹ từ thuở thầm ru con trên cánh võng Trường Sơn đã
trở thành hiện thực qua 40 năm. Trường Mầm non 20/10 thực sự mãi mãi là chấm son tự
hào của thành phố bên bờ sông Hàn, mang tình mẹ Việt Nam; được sự tin yêu của ngành,
của các cấp lãnh đạo, phụ huynh và nhân dân địa phương. Trường mầm non 20/10 sẽ


ngày càng thêm tỏa sáng và trở thành trường mầm non chất lượng cao, góp phần đáp ứng
yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục Mầm non của thành phố.
- Cơ sở vật chất:
Trường có 3 khối nhà, gồm 28 phòng học kiên cố.
+ Phòng nhóm nhà trẻ: 3 phòng
+ Phòng lớn mẫu giáo: 13 phòng học
+ Các phòng Hiệu bộ - hành chính: phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, Văn
phòng, Phòng văn thư, phòng Y tế, phòng Tài vụ, Hội trường.

+ Các phòng chức năng – Bếp: phòng dạy vi tính, phòng hoạt động âm nhạc, phòng anh
văn, phòng giáo viên, bếp ăn.
+ Sân, sảnh chơi
+ Nhà vệ sinh đạt chuẩn dùng cho học sinh: 18 phòng
+ Nhà vệ sinh dùng cho giáo viên: 4 phòng
+ Nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh
+ Kết nối Internet
+ Trang thông tin điện tử của trường
+ Hệ thống cây xanh
+ Một sân khấu phục vụ các hoạt động của trường
+ Một sảnh vui chơi giao thông dành cho các trẻ
+ Một sảnh giáo dục thể chất
+ Chi tiết diện tích các phòng học, khu vực sinh hoạt (số liệu đầu năm học 2016 – 2017)
STT Nội dung
I
Tổng số phòng
II
Loại phòng học
Phòng học kiên cố
III
Tổng diện tích đất toàn trường
IV
Tổng diện tích sân chơi
V
Tổng diện tích một số loại phòng
- Diện tích phòng sinh hoạt
chung
- Diện tích nhà bếp đúng quy
cách


Số lượng
28

Bình quân
8m2/trẻ

28
4.211 m2
2.252 m2
700 m2
550 m2
150 m2

+ Thống kê trang thiết bị dạy học (số liệu đầu năm 2016 – 2017)
STT Nội dung
I
Tổng số thiệt bị dạy học tối thiểu
(Đơn vị tính: Bộ/ nhóm (lớp))
II
Tổng số thiết bị điện tử - tin học đang được sử dụng
phục vụ học tập (máy vi tính, máy chiếu, máy ảnh kỹ
thuật số,…)

Số lượng
10
19


III


Tổng số thiết bị phục vụ giáo dục khác
- Tivi
- Nhạc cụ (đàn organ, guitar, trống)
- Đầu video, đầu đĩa
- Đồ chơi ngoài trời
- Bàn ghế đúng quy cách

356
19
14
16
177
474

- Hệ thống tổ chức nhà trường:
+ Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng: Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Phấn
+ Phó Hiệu trưởng: Cô giáo Lê Thị Ngọc Dung
+ Phó Hiệu trưởng: Cô giáo Nguyễn Thị Mai Hà
+ Thông tin về Cán bộ quản lý:
Họ và tên/ Chức năng

Thời gian công tác liên
tục trong GDMN
Trình độ chuyên môn
Trình độ quản lý giáo
dục
Trình độ chính trị
Khả năng úng dụng
CNTT
Năng lực tổ chức quản


Nắm vững chương
trình GDMN
Phẩm chất đạo đức
Tín nhiệm của GV, NV
và nhân dân địa
phương
Xếp loại danh hiệu thi
đua năm học 2015 2016


Hiệu trưởng
Nguyễn Thị
Hồng Phấn
25 năm

Hiệu phó 1
Chuyên môn
Nguyễn Thị
Mai Hà
15 năm

Hiệu phó 2
Bán trú – CSVC
Lê Thị Ngọc Dung

ĐHSPMN
Cử nhân

ĐHSPMN

Chứng chỉ

ĐHSPMN
Chứng chỉ

Trung cấp
Kỹ thuật viên

Sơ cấp
Tin học cơ bản

Tốt

Sơ cấp
Tin học cơ
bản
Tốt

Tốt

Tốt

Tốt

Tốt
Tốt

Tốt
Tốt


Tốt
Tốt

CSTĐCS

CSTĐCS

CSTĐCS

- Đội ngũ giáo viên:
Nhà trường chia làm 3 tổ chuyên môn:
+ Tổ chuyên môn Lớn – Nhỡ gồm các cô giáo ở lớp Lớn, Nhỡ
Tổ trưởng: cô Tống Thị Minh Ngọc, Tổ phó: cô Hồ Như Ngọc.
+ Tổ chuyên môn Bé – Nhà trẻ: gồm các cô giáo dạy ở lớp bé, nhà trẻ.

12 năm

Tốt


Tổ trưởng: cô Trần Thị Thanh Hương, Tổ phó: cô Hà Thị Hoài.
+ Tổ chuyên môn Văn phòng – Nuôi dưỡng:
Bao gồm: kế toán (1); thủ quỹ (1); văn thư (1); y tế (1); bảo vệ (2) va cấp dưỡng (8).
Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 56 người
• Dựa trên các nhiệm vụ của năm học, các tổ chuyên môn được xây dựng nội dung, kế
hoạch từng tháng, từng tuần phù hợp với điều kiện trình độ, hoàn cảnh của đội ngũ giáo
viên trong tổ và yêu cầu giáo dục. Các tổ hoạt động đúng chức năng, tập trung vào bồi
dưỡng nâng cao chất lượng và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiếm tra đánh giá.
• 100% giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề do Sở và GD& ĐT tổ chức.
• Cô giáo thân thiện , vui vẻ, yêu thương học sinh và nhiệt tình, chu đáo trong công tác

giảng dạy.
2

Đặc điểm tâm lý học sinh
 Số lượng và phân bố số lượng học sinh theo: khối, lớp, kết quả học tập và rèn luyện:
- Trường gồm 508 học sinh được chia thành 4 độ tuổi. Mẫu giáo lớn gồm 5 lớp, Mẫu
giáo Nhỡ gồm 4 lớp, Mẫu giáo bé gồm 4 lớp và Nhà trẻ gồm 2 nhóm nhà trẻ.
- 18 – 24 tháng
- 25 – 36 tháng: 2 lớp
- 4 lớp mẫu giáo bé
- 4 lớp mẫu giáo Nhỡ
- 5 Lớp mẫu giáo Lớn
- Cam kết chất lượng giáo dục năm học 2016 – 2017 của nhà trường:
STT Nội dung
Nhà trẻ
Mẫu giáo
I
Mức độ về sức khỏe mà 95 – 98%
95 – 98%
trẻ em sẽ đạt được
Trẻ có số cân nặng và
Trẻ có số cân nặng và
chiều cao bình thường
chiều cao bình thường
cuối năm học
cuối năm học
II
Mức độ về năng lực và
90 – 100%
90 – 100%

hành vi mà trẻ em sẽ đạt Trẻ đạt được các chỉ số Trẻ đạt được các chỉ số
được
của 4 lĩnh vực phát triển của 5 lĩnh vực phát triển
trẻ nhà trẻ
trẻ mẫu giáo
III
Chương trình chăm sóc
Tuân thủ theo chương
Tuân thủ theo chương
giáo dục mà nhà trường
trình chăm sóc giáo dục trình chăm sóc giáo dục
tuân thủ
của bộ GD – ĐT ban
của bộ GD – ĐT ban
hành
hành
IV
Các điều kiện nuôi
Đảm bảo đầy đủ thiết bị Đảm bảo đầy đủ thiết bị
dưỡng, chăm sóc và giáo tối thiểu đối với công
tối thiểu đối với công
dục.
tác nuôi dưỡng, chăm
tác nuôi dưỡng, chăm
sóc và giáo dục
sóc và giáo dục.
 Đặc điểm gia đình:


Phần đông phụ huynh là cán bộ công nhân viên chức nhà nước, nhân viên văn

phòng, cán bộ kinh doanh,… điều kiện kinh tế của các gia đình ở mức khá trở lên. Phụ
huynh luôn có sự quan tâm, yêu thương con em; mong muốn trẻ được chăm sóc, dạy dỗ
trong môi trường giáo dục tốt nhất.
Gia đình luôn tạo mọi điều kiện cũng như có phối hợp tích cực với giáo viên và
Ban giám hiệu nhà trường để giúp cho trẻ có sự phát triển một cách toàn diện về cả mặt
thể chất và tinh thần. Một số gia đình còn gặp khó khăn về mặt kinh tế đã có sự hỗ trợ,
chia sẻ từ phía nhà trường, cùng các cấp chính quyền thông qua một số chính sách miễn
giảm học phí, các quỹ khuyến học,…
 Một số đặc điểm tâm lý của học sinh trong trường:









Về mặt nhận thức:
Trẻ nhìn nhận và lắng nghe sự vật xung quanh tốt, cảm giác vận động đang trong quá
trình phát triển và hoàn thiện
Tri giác không gian tăng dần, tri giác thời gian vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Tư duy của trẻ tại trường đặc trưng vẫn là tư duy trực quan hình ảnh; mang tính chủ quan
và gắn liền với cảm xúc
Trẻ có nhu cầu lớn trong việc tìm hiểu, khám phá các thuộc tính, bản chất, mối quan hệ
của sự vật hiện tượng.
Tưởng tượng của trẻ phát triển ngày càng phong phú, có sự sáng tạo và tăng dần theo độ
tuổi
Trí nhớ của trẻ thường là trí nhớ không chủ định, trí nhớ hình ảnh trực quan tốt hơn là trí
nhớ từ ngữ. Trí nhớ của trẻ còn mang nặng màu sắc cảm xúc, đối tượng nào mà trẻ có

cảm xúc mạnh thì được trẻ nhớ lâu hơn.
Chú ý của trẻ tại đây chủ yếu là chú ý không chủ định, những đối tượng mới lạ, hấp dẫn,
sinh động thì được trẻ chú ý và trẻ chưa hiểu tự mình đặt ra kế hoạch và nhiệm vụ.

Về mặt nhân cách:
Ý thức của trẻ ngày càng phát triển, hành vi của trẻ vẫn còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
môi trường bên ngoài và chi phối bởi cảm xúc.
• Trẻ đã nhận thức được bề ngoài bản thân, giới tính, biết tên ba mẹ cũng như chính bản
thân mình. Khả năng đánh giá về bản thân và điều khiển hành vi đang được hoàn thiện
dần theo lứa tuổi.
• Ngôn ngữ: nhờ mối quan hệ giao tiếp ngày càng mở rộng cũng như các hoạt động trò
chơi và học tập ngày càng phong phú nên khả năng phát âm của trẻ ngày càng hoàn thiện,
khả năng biểu cảm cảm xúc qua ngữ điệu lời nói dần hoàn thiện. Vốn từ ngữ của trẻ cũng
tăng dần.


Về mặt đời sống tình cảm: trẻ có nhu cầu được yêu thương rất lớn, trẻ mong muốn có
được sự quan tâm thông cảm từ mọi người và trẻ sẽ rất lo sợ trước thái độ lạnh nhạt của
những người xung quanh. Trẻ đã biết yêu thương gắn bó với ba mẹ, ông bà và anh chị


em, cô giáo, bạn bè; Biết quan tâm giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè; ngoan ngoãn lễ phép với
thầy cô giáo cũng như những người lớn tuổi. Trẻ biết đồng cảm với những người gặp khó
khăn trong cuộc sống, cũng như dành sự yêu thương động vật rất nhiều. Tất cả những
điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách cho trẻ sau nay.
Về mặt tính cách: Thích khám phá những điều mới lạ, thích trải nghiệm thực tế. Đa số trẻ
có tính cách vui vẻ, linh hoạt, tươi cười, vui đùa cùng bạn bè và người lớn. Trẻ thích kể
chuyện, thích đọc thơ, thích hát, chơi trò chơi, tham gia nhiều hoạt động tại trường. Một
số trẻ còn rụt rè nơi đông người.
Đặc điểm tâm lý học sinh lớp Nhỡ 3

- Lớp Nhỡ 3 có 35 học sinh, 19 nam và 16 nữ
- Về mặt phát triển thể chất, theo kết quả cân nặng, chiều cao của trẻ vào tháng 4/2017
(cuối năm học 2016 – 2017) cho thấy:
+ 35 học sinh (100%) có chiều cao bình thường so với lứa tuổi
+ Học sinh có cân nặng cao/ thấp hơn so với lứa tuổi: không
+ Trẻ thường xuyên phụ thuộc vào cô giáo trong vấn đề ăn uống: 2 trẻ.
- Thông qua test Raven màu, kết hợp tìm hiểu thông tin từ phụ huynh và giáo viên cũng
như qua quan sát và trò chuyện với trẻ trong thời gian thực tập (từ ngày 28/2 đến ngày
2/5) em đã có những phác họa về bức tranh tâm lý chung của các em ở lớp Nhỡ 3 như
sau:
+ Nhận xét chung: Trẻ có sự phát triển đồng đều về mặt thể chất và tinh thần. Trẻ ngoan,
biết nghe lời cô giáo, giáo sinh thực tập và ba mẹ. Tương tác tốt với giáo viên trong giờ
học, nổi bật một số trẻ như Thùy Lâm (Coca), Gia Linh, Anh Kiệt, Thanh Trúc (Bé
Hiền), Hoàng Ngân… Một số trẻ khá hiếu động, hay có hành vi đánh bạn, chọc bạn như
Hoàng Bách, Hoàng Hải (Cún Em),… Trẻ trong lớp Nhỡ 3 rất nhạy cảm, trẻ biết nhìn
khuôn mặt và giọng nói của người khác để tương tác trong giao tiếp, biết sợ khi người
lớn cao giọng, nghiêm mặt và biết làm nũng khi được nhẹ nhàng nuông chiều. Một số trẻ
có năng khiếu nghệ thuật như Hoàng Ngân, Gia Linh… có cảm thụ âm nhạc tốt. Một số
bé có năng khiếu mỹ thuật. Trẻ có nề nếp tốt, kỹ luật tốt, biết thực hiện theo những “khẩu
hiệu” đặc trung riêng của cô giáo như: “Xúm xít! Xúm xít”, “Bên cô, bên cô”, “Trời
mưa”, “Trời tối”… Trẻ biết tăng tốc độ hoạt động theo nhịp đếm số của cô. Những câu
hiệu lệnh, hiệu pháp đếm số có hiệu quá rất lớn đối với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ ở
lớp Nhỡ 3 nói riêng. Sự phát triển của trẻ ở lớp khá đồng đều, các trẻ biết tự xúc ăn, có
thái độ phê phán khi các bạn nhờ cô đút cơm.
+ Hoạt động cá nhân – xã hội: trẻ có khả năng tự phục vụ tốt, phần lớn đã biết tự mặc
quần áo, tháo – mang giày dép, rữa tay, đánh răng, vệ sinh cá nhân… Một vài trẻ biếng
ăn, hay phải nhờ sự giúp đỡ của cô giáo, giáo sinh như Tí Chuột, Tin… Trẻ có kỹ năng
xếp hàng chờ lấy cơm, sữa, nước cam… khá tốt. Trẻ trong lớp hòa đồng, chơi với nhau
vui vẻ. Trẻ đều biết cách chơi, tương tác với bạn.



+ Ngôn ngữ: trẻ đã có ngôn ngữ diễn đạt tốt, vốn từ vựng phong phú. Biết cách diễn tả
cảm xúc, mong muốn của bản thân. Biết cách trả lời câu hỏi, liên tưởng vấn đề. Một số
trẻ nói được tên, họ như Hoàng Ngân, Tường Vy, Phước Hải, Hữu Hải,… Mặt bằng
chung của lớp phát triển ngôn ngữ tốt như Anh Kiệt, Hoàng Ngân, Thùy Lâm, Thanh
Trúc, Gia Linh… Tuy nhiên, một số trẻ còn nói nhỏ, chưa rõ từ như Phú Toàn, Hoàng
Bách, Tin, Ray…
+ Vận động: Mặt bằng chung trẻ ở lớp Nhỡ 3 có vận động thô tốt. Các trẻ đều thực hiện
tốt các động tác như nhảy lò cò, đứng bằng một chân, nhảy xa… Một số trẻ hiếu động và
năng lượng rất nhiều như Hoàng Bách, Phước Hải, Anh Kiệt,…
+ Danh sách đặc điểm tâm lý cụ thể của từng trẻ tại lớp Nhỡ 3 như sau:
Đặc điểm của trẻ
STT
Họ và tên trẻ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

Nguyễn Hoàn Bảo Nam
Bùi Đức Nhật Triều
Dương Thanh Gia Linh
Đặng Bảo Long
Đinh Phước Hải
Đoàn Thùy Lâm
Hoàng Lê Anh Thư
Hồ Trúc Quỳnh
III Ray Christopher Scott
Lê Cẩm Tường Vi
Lê Hoàng Bách
Lê Lý Huệ
Lương Anh Khoa

Mai Mạnh Vũ
Ngô Đại Phú
Nguyễn Hoàng Nam Anh
Nguyễn Hưng Thịnh
Nguyễn Hữu Anh Huy
Nguyễn Hữu Minh Nhật
Nguyễn Hữu Quang
Nguyễn Lê Gia Hân
Nguyễn Minh Khang
Nguyễn Ngọc Quỳnh Châu
Nguyễn Thành Phúc
Nguyễn Thanh Trúc
Nguyễn Thị Như Minh
Nguyễn Trần Khánh Quỳnh
Nguyễn Văn Anh Quân
Trần Cao Hoàng Ngân
Trần Nguyễn Minh Tâm
Trần Nguyễn Phú Toàn
Trần Nguyễn Thảo Nhi

Nhút nhác
Chưa tự tin trong giao tiếp
Nhút nhác, dễ khóc
Ăn uống hơi khó
Hiếu động
Hay lẫy nhưng mau quên
Mạnh dạn, dễ thương
Khó ăn, nói đớt
Bướng bỉnh
Hiếu động

Nhanh nhẹn, hay ăn chậm
Rụt rè
Hay chọc bạn
Hiếu động, cá biệt
Hay nói chuyện nhiều
Rụt rè, ít nói
Hiếu động
Hiền lành, dễ thương
Hiếu động
Rụt rè trong giao tiếp
Còn chậm chạp
Ngôn ngữ phát triển, giao tiếp tốt
Hay đòi bố mẹ mua đồ chơi
Nhát giao tiếp
Hiếu động
Còn rụt rè, làm nũng
Ăn uống khó
Hiếu động
Hiếu động
Hiền lành dễ thương
Phát triển ngôn ngữ tốt
Hiền lành


33
34
35

Trần Thị Minh Nguyệt
Võ Hoàng Anh Kiệt

Vũ Minh Phước

Hay chọc bạn
Kỹ năng giáo tiếp tốt
Hiếu động

- Trẻ lớp Nhỡ 3 nằm trong độ tuổi từ 4 – 5 tuổi, do đó em sử dụng test khuôn hình tiếp
diễn Raven màu như một trò chơi “Vá tấm vải”, kết quả của bài tập cùng những ghi chú
quan sát được trong quá trình tiến hành chỉ mang tính chất tham khảo thâm, chưa đủ cơ
sở để đánh giá năng lực trí tuệ của trẻ.
Kết quả bài tập được thể hiện qua bảng dưới đây:
ST Họ và tên trẻ
Điểm thô Thời gian
Thời gian
T
chú ý
hoàn thành
1
Nguyễn Hoàn Bảo Nam
13/36
2’09
5’30
2
Bùi Đức Nhật Triều
12/36
3’15
6’39
3
Dương Thanh Gia Linh
13/36

3’30
6’43
4
Đặng Bảo Long
12/36
4’48
5’52
5
Đinh Phước Hải
31/36
2’09
2’09
6
Đoàn Thùy Lâm
14/36
3’35
3’35
7
Hoàng Lê Anh Thư
/
/
/
8
Hồ Trúc Quỳnh
/
/
/
9
III Ray Christopher Scott
/

/
/
10
Lê Cẩm Tường Vi
11/36
4’15
4’43
11
Lê Hoàng Bách
/
/
/
12
Lê Lý Huệ
10/36
1’48
3’59
13
Lương Anh Khoa
/
/
/
14
Mai Mạnh Vũ
16/36
4’00
6’10
15
Ngô Đại Phú
/

/
/
16
Nguyễn Hoàng Nam Anh
8/36
1’00
3’32
17
Nguyễn Hưng Thịnh
/
/
/
18
Nguyễn Hữu Anh Huy
10/36
2’03
2’18
19
Nguyễn Hữu Minh Nhật
/
/
/
20
Nguyễn Hữu Quang
/
/
/
21
Nguyễn Lê Gia Hân
12/36

5’01
5’01
22
Nguyễn Minh Khang
14/36
1’39
3’35
23
Nguyễn Ngọc Quỳnh Châu
/
/
/
24
Nguyễn Thành Phúc
8/36
0’53
1’59
25
Nguyễn Thanh Trúc
14/36
1’39
3’35
26
Nguyễn Thị Như Minh
10/36
2’03
2’18
27
Nguyễn Trần Khánh Quỳnh
17/36

3’23
3’23
28
Nguyễn Văn Anh Quân
9/36
1’00
3’32
29
Trần Cao Hoàng Ngân
12/36
4’48
5’52
30
Trần Nguyễn Minh Tâm
8/36
5’00
7’86


31
32
33
34
35

Trần Nguyễn Phú Toàn
Trần Nguyễn Thảo Nhi
Trần Thị Minh Nguyệt
Võ Hoàng Anh Kiệt
Vũ Minh Phước


/
12/36
/
22/36
5/36

/
4’48
/
2’15
1’13

/
5’52
/
3’06
2’43

Trong số 35 trẻ có 12 trẻ không thực hiện bài test, vì lí do khách quan nên không
thể tiến hành. Các con không tập trung chú ý vào bài tập cô đưa ra, hay xao nhãn vào
những việc khác, khônghợp tác với cô trong quá trình thực hiện bài tập và từ chối thực
hiện.
Qua những số liệu thô ở bảng trên, cho thấy số điểm trẻ đạt được nằm trong
khoảng 8 – 22 điểm, thất nhất 5 điểm (Minh Phước), cao nhất 31 điểm (Phước Hải). Số
những trẻ cao tập trung đa phần ở những trẻ nổi bậc, có nhiều thành tích trong lớp như
Phước Hải, Anh Kiệt, Thanh Trúc, Thảo Nhi, Hoàng Ngân, Thùy Lâm… Trong quá trình
làm test có một số trẻ nội bật:
- Phước Hải làm được 31/36 câu, cao nhất lớp, với thời gian làm test rất ngắn (chỉ 2’09s).
Điều này cho thấy Phước Hải có tư duy trực quan hình ảnh tốt.

- Thùy Lâm hằng ngày rất hiếu động, song lúc làm bài trẻ tập trung tuyệt đối vào những
khuôn hình trong suốt 3’39s, trẻ làm đúng được 14/36 câu.
Thông qua test khuôn hình tiếp diễn Raven màu, cho thấy rằng trẻ ở lớp Nhỡ 3 tư
duy trực quan hình ảnh tương đối tốt. Số câu trả lời đúng có tương quan với đặc điểm của
trẻ trong thực tế, như Phước Hải có tư duy trực quan hình ảnh tốt,… Để có thể đưa ra chỉ
số IQ chính xác cần thực hiện bài tập trắc nghiệm cho các trẻ ở tuổi lớn hơn.



×