Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

BẢN mô tả CHÂN DUNG tâm lý học SINH có NHU cầu THAM vấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.62 KB, 16 trang )

BẢN MÔ TẢ CHÂN DUNG TÂM LÝ HỌC SINH
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thảo

Lớp: 14CTL

Thực tập tại trường: Mầm non 20 – 10

Lớp: Nhỡ 3

Thời gian: từ ngày 28/02/2017 đến ngày15/05/2017
*************
I.

Nghiên cứu tiểu sử học sinh
Thông tin học sinh:
Họ và tên: Lê Hoàng Bách
Giới tính: Nam
Ngày sinh: 14/10/2012
Học sinh lớp Nhỡ 3 Trường Mầm Non 20/10, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Theo Bảng điều tra gia đình và tiểu sử của Bernerd – Brusset, do mẹ đẻ của bé
Hoàng Bách kê khai, nghiệm viên thu được kết quả sau:
Lịch sử rối loạn: Không có
Cấu tạo của gia đình về điều kiện sống:
- Cấu tạo của gia đình:










Họ và tên bố: Không có
Nghề nghiệp: Không có
Họ và tên mẹ: Lê Phạm Minh Hằng
Nghề nghiệp: Hướng dẫn viên du lịch
Trình độ văn hóa: 12/12
Tình trạng hôn nhân của bố và mẹ: Mẹ đơn thân
Anh/chị/em: Không có
Bé có ở chung với bà ngoại, ông bà cố.

Tuổi: 22

- Điều kiện sống của gia đình:







Thu nhập hàng tháng: 6 triệu
Trang trí nội thất: đơn giản
Ăn uống: bình thường
Trang phục: đơn giản, thoải mái
Quan hệ: tốt với các thành viên trong gia đình
Bầu không khí gia đình: vui vẻ, hòa thuận, không có xung đột, bạo hành.

- Những điều kiện đáng kể trong cuộc đời trẻ:





Bệnh tật và phẩu thuật: bé đã phẩu thuật thoát vị bẹn (7 tháng tuổi).
Trong gia đình, trẻ luôn được mọi người yêu quý
Đời sống tâm lý: bình thường

- Thai nghén và sinh nở:




Từ khi lọt lòng mẹ: bé được sinh vào ban đêm, nặng 3,2 kg, tình hình sức khỏe của




trẻ tốt.
Bé được sinh ra đời trong sự mong đợi của mọi người trong gia đình.
Quá trình đặt tên cho trẻ, ý nghĩa tên gọi: mong muốn tương lai con luôn tươi sáng
và mạnh mẽ.

- Quá trình phát triển thời kỳ em bé (tới 4 tuổi)


Cơ thể

+ Chiều cao: 113 cm
+ Cân nặng: 18,5 kg




Cấu tạo các chức năng hoạt động các giác quan: bình thường.
Đau ốm: hay cảm, ho.

- Phát triển ngôn ngữ


Hoàng Bách phát triển ngôn ngữ bình thường như bao đứa trẻ khác từ thời điểm



bập bẹ những từ đơn giản đến khi nói rõ từng câu.
Tuy nhiên, bé phát âm còn sai, ngọng và chậm nói.

- Sự phát triển tri thức
+ Nhận thức thế giới:



Quan sát, chú ý: biết quan sát, chú ý những gì trẻ thích
Tư duy: biết nhận thức

+ Nhận thức về con người – tình cảm: hay cau có, không hài lòng khi bị la mắng
- Tiến triển của những quan hệ với những người thân và những người trao đổi tình
cảm.


Ăn uống: Trẻ biết tự chủ khi ăn cơm, tốc độ ăn nhanh, chấp nhận ăn mặn, ngọt,





cứng, mềm.
Bé tự chủ trong việc đại tiện, tiểu tiện.
Sự phát triển tâm vận động: cử động tay chân với đồ chơi. Tính tò mò, khả năng
quan sát của trẻ chưa nhanh. Đối với những điều cấm kị thì Hoàng Bách luôn nghe
lời.

- Hoạt động vui chơi, học tập, tự phục vụ:


Những đặc biệt trong vui chơi của trẻ: Ít khi nhường nhịn khi chơi cùng các bạn, có
hành vi như đánh bạn, dành đồ chơi của bạn, chưa biết đoàn kết với các bạn trong


lớp. Bé thụ động trong việc tham gia các hoạt động trò chơi, bé vẫn còn chưa tự


tin, mạnh dạn khi đứng trước các bạn.
Những đặc biệt trong học tập: Hoàng Bách khá hiếu động và rất ít nghe lời cô giáo.
Bé ít tập trung chú ý, trầm tính và ít phát biểu ý kiến. Hoàng Bách biết hỏi thăm cô



giáo khi cô chưa đến lớp, biết quan tâm khi thấy cô bị đau.
Khả năng tự phục vụ của bé tốt, bé biết rửa tay và lau tay, biết mặc đúng quần áo.

- Vị trí của trẻ trong sự kỳ vọng của bố mẹ



Hy vọng, ước muốn của bố mẹ khi mang thai: trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Trẻ ra



đời, gia đình rất vui vẻ, hạnh phúc.
Vị trí của bé luôn là trung tâm trong các thành viên trong gia đình nên bé luôn được



mọi người yêu quý.
Sở thích lớn nhất của trẻ: Hoàng Bách thích chơi với siêu nhân, xe múc, xe cẩu,
thích những trò chơi như chơi xếp hình, ăn bánh, uống sữa milo, đi siêu thị cùng



mẹ chơi các trò chơi…
Đánh giá hướng phát triển nhân cách của trẻ: tốt


II.

Chân dung tâm lí học sinh.
Để tiến hành việc “Phác thảo chân dung tâm lí một cá nhân”, nghiệm viên thực

hiện các trắc nghiệm tâm lý để đo đạc trí tuệ, nhân cách và mối quan hệ trong gia đình
của bé Bách. Cụ thể tên các trắc nghiệm như sau: “Trắc nghiệm Denver để đánh giá sự
phát triển của trẻ, nhằm phát hiện sớm các biểu hiện chậm phát triển của trẻ để kịp thời
can thiệp”, “Trắc nghiệm hình vẽ người Goodenough để đánh giá trí thông minh của trẻ”;
“Trắc nghiệm các câu chuyện bịa đặt của Louisa Duss để phát hiện những vấn đề và xung

đột bên trong của trẻ” và “Trắc nghiệm vẽ gia đình để xác định được mối quan hệ trong
gia đình của trẻ”. Bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp quan sát, trò chuyện với
trẻ.
A. Đặc điểm trí tuệ
 Trắc nghiệm sử dụng: trắc nghiệm DENVER

Ngày sinh: 14/10/2012
Ngày làm test: 19/04/2016
Địa điểm làm test: Trong không gian yên tĩnh, thoáng mát của phòng “ Tham vấn tâm lý”
Lần làm test: 1
1. Kết quả:
Bé Lê Hoàng Bách 4 tuổi 6 tháng 5 ngày
1.1.
Mô tả:
Khu vực
Cá nhân – xã hội
Vận động tinh tế - thích
ứng
Ngôn ngữ
Vận động thô sơ

Biểu hiện
Cụ thể
Không có biểu hiện nghi vấn
2 biểu hiện nghi vấn
- Vẽ hình vuông
- Bắc chước vẽ hình vuông
3 biểu hiện nghi vấn
- Hiểu đối lập tương tự
- Định nghĩa từ

- Cấu tạo của đồ vật
Có 1 biểu hiện nghi vấn
- Đứng 1 chân trong 10
giây

Chú thích:
-

Cá nhân – xã hội: Khả năng nhận biết bản thân, chăm sóc bản thân và thiết lập quan
hệ tương tác với người khác


Vận động tinh tế - thích ứng: Sự phối hợp tay – mắt, thao tác với những vật nhỏ bé,
các vận động đòi hỏi sự khéo léo
- Ngôn ngữ: Khả năng lắng nghe và đáp ứng với âm thanh, khả năng phát âm và sử
dụng ngôn ngữ
- Vận động thô: Khả năng phát triển các vận động toàn thân, khả năng giữ thăng bằng
của cơ thể, quá trình biết ngồi, đi, chạy nhảy, các hoạt động thể chất bình thường
- Biểu hiện nghi vấn: bé chưa thực hiện được những yêu cầu mà đa số các bạn trong độ
tuổi của bé đã làm được.
- Biểu hiện chậm phát triển: bé chưa thực hiện được những yêu cầu dành cho trẻ ở độ
tuổi nhỏ hơn
- Biểu hiện tiến bộ: bé có thể thực hiện được những yêu cầu dành cho trẻ ở độ tuổi lớn
hơn
1.2.
Quan sát hành vi:
-

Hoàng Bách chưa có sự hợp tác với cô giáo, bé dễ mất tập trung trong quá trình
làm trắc nghiệm.

1.3.

Kết luận:

Bé Lê Hoàng Bách có sự phát triển bình thường so với các bạn cùng tuổi ở 2 khu
vực: cá nhân – xã hội và vận động thô sơ; ở khu vực vận động tinh tế - thích ứng và
ngôn ngữ thì Hoàng Bách vẫn còn chưa làm được các Items.
2. Khuyến nghị và lời khuyên cho phụ huynh:
2.1.
Về quan hệ cá nhân xã hội.

- Bé dễ tách xa mẹ, khi mẹ đưa đến lớp, bé đã biết tự đi vào lớp, không khóc và bám
theo mẹ. Nên tập cho bé thói quen tự lập sớm, không bám dính lấy mẹ để bé phát triển kỹ
năng xã hội tốt hơn.
- Bé đã biết tự mặc đúng quần áo. Nên dạy trẻ biết cách thức mặc trang phục như: Quần
áo trẻ nên được phân loại quần, áo, tất riêng rẽ. Giúp bé bắt đầu mặc từ những thứ đơn
giản, giúp bé phân biệt theo nguyên tắc: "phải trái và trước sau". Ví dụ: "Bên có đường
chỉ khâu lộ ra là bên trái, còn mặt kia là mặt phải", "con phải mặc mặt phải ra ngoài" hoặc
mẹ hãy dạy con thế nào là đằng trước và đằng sau. Chỉ cho con mác của quần áo, nhãn
mác của quần áo luôn ở phía sau, phía trước áo thường có hoa, cổ áo đằng trước thấp hơn
cổ áo đằng sau.
Khi bé tự mặc quần áo cho mình, người lớn hãy cố quan sát để hướng dẫn bé làm cho
đúng, thay vì làm hộ bé cho nhanh.
Người lớn có thể giúp bé luyện tập việc tự mặc quần áo bằng cách cùng bé mặc quần áo
cho búp bê hoặc em bé.


Sắp xếp một ngăn tủ gọn gàng (áo xếp riêng, quần xếp riêng...) để bé dễ chọn và lấy quần
áo.
2.2.

-

-

Về vận động tinh tế - thích ứng
Bé đã biết vẽ hình người (gồm nhiều bộ phậnn: đầu, thân, chân, tay, bàn tay, bàn chân)
Bé đã biết vẽ và tô màu bằng bút sáp màu (bé thường dùng gam màu nóng, như màu đỏ
để tô bức tranh của mình).
Bé Hoàng Bách cầm bút còn yếu nên khuyến khích trẻ cầm bút dạ để vẽ những nét thẳng.
Tập cho trẻ cầm kéo cắt giấy.
Bé chưa bắt chước vẽ hình vuông và vẽ hình vuông được. Khi bé đã quen với việc cầm
bút rồi nên cho bé cầm bút chì và hướng dẫn bé vẽ những đường thẳng, hình đơn giản
như: hình tròn, hình vuông,... (bé chưa thật khéo léo trong việc cầm bút, nên sẽ vẽ những
hình có kích thước lớn dễ hơn là những hình có kích thước nhỏ)
Nên cho trẻ tập nặn hình quả và hình con vật bằng đất sét để trẻ luyện sự khéo léo của đôi
tay.
Những hoạt động này giúp bé tiếp tục hoàn thiện sự khéo léo của bàn tay, bắt đầu
làm quen với viêc cầm bút và biết cách di chuyển các đồ vật cầm trong tay một cách có
mục đích.

2.3.
-

2.4.

Về ngôn ngữ
Bé Hoàng Bách phát âm còn nhỏ và chưa rõ ràng từ.
Cho trẻ tìm hiểu về cấu tạo, chức năng của đồ vật. ( cái ghế làm bằng gì, cái bàn này làm
bằng gì, cái thìa làm bằng gì…..) và khuyến khích trẻ trả lời.
Cần rèn cho bé khả năng nói trước đám đông để bé tự tin hơn.

Bày cho trẻ họ và tên của mình. Trong một số trường hợp, khi gọi tên trẻ thì nhắc cả họ
và tên cho trẻ nhớ.
Rèn cho trẻ khả năng diễn đạt lưu loát thông qua các trò chơi sắm vai đơn giản. từ đó
giúp trẻ nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm hơn.
Tạo một không gian yên tĩnh (hạn chế mở tivi, tiếng ồn,...) để bé có thể lắng nghe tiếng
mọi người trò chuyện với nhau sẽ giúp bé tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh chóng hơn .
Việc thường xuyên trò chuyện với bé (khi chơi với bé, khi tắm cho bé, khi bé mới thức
dậy,...) hát, đọc thơ cho bé nghe sẽ giúp bé có vốn từ phong phú, giúp bé hiểu và phản xạ
với ngôn ngữ nhanh hơn. Khi nói chuyện với bé, người lớn cần chú ý kết hợp với ngữ
điệu (có những lúc cao giọng, thấp giọng), nói những câu ngắn gọn, đơn giản, phát âm
chính xác...
Những hoạt động trên giúp trẻ hoàn thiện hơn về vốn từ ngôn ngữ và khả năng
diễn đạt của trẻ.
Về vận động thô sơ


-

-

-

Bé có thể giữ thăng bằng trên một chân đến 10 giây. Bé cũng nhảy lò cò được 2 lần, bé có
xu hướng chọn chân thuận cho hoạt động này. Khuyến khích trẻ nhảy lò cò để tăng số lần
lên
Bé chạy nhảy rất linh hoạt, khuyến khích bé tập cùng người lớn. Có thể cho bé chơi ô lò
cò đơn giản. Đừng quan tâm quá nhiều đến việc trẻ có nhảy đúng những con số hay
không mà hãy để trẻ tập trung vào việc nhảy loanh quanh để tìm thấy niềm vui trong trò
chơi này. Vẽ những ô vuông để trẻ nhảy, hoặc nhảy lò cò từ chỗ này sang chỗ khác. Bạn
cũng có thể chơi trò chơi này cùng với con để có những giây phút thư giãn thoải mái. Khi

đã có sự hiểu biết về những con số và nhanh nhẹn hơn, trẻ sẽ thích chơi trò chơi này với
bạn bè.
Tập cho trẻ đi nối gót và đi nối gót giật lùi: hai tay chống hông, hoặc dang ngang để giữ
thăng bằng, sau đó chuyển đứng chân trước chân sau, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân
trước, khi đi tiến hoặc lùi đều bước từng bước, 2 bàn chân luôn luôn đặt thẳng nhau theo
hàng dọc, mũi bàn chân sau sát gót bàn chân trước, khi bước tiến bàn chân trước bước
trước, rối thu chân sau lên, ngược lại khi đi lùi, chân sau bước lùi trước, chân trước thu
lại để sát mũi chân sau, đi như vậy cho đến hết đoạn đường các bạn nhé. Cô thực hiện lại
toàn bộ bài tập cho trẻ quan sát. Khi cháu thực hiện cô chú ý và sửa sai cho trẻ.
Tất cả những hoạt động này giúp chứng tỏ sự phát triển cực điểm của những kỹ năng
giữ thăng bằng đối với trẻ trong độ tuổi này.

 Trắc nghiệm hình vẽ người Goodenough

Để đánh giá trí thông minh của Hoàng Bách được thể hiện trên hình vẽ.
Đánh giá, chẩn đoán bức vẽ hình chính trẻ của trẻ như sau:
Tính điểm trẻ được 8 điểm + 2 điểm thưởng = 10 điểm
Như vậy, so sánh với bảng chuẩn:
Tuổi thực của Hoàng Bách tính đến ngày làm test (19/04/2016) là 4 tuổi 6 tháng 5 ngày.
Qua tranh vẽ trẻ đạt được 10 điểm, ứng với tuổi khôn là 5 tuổi.


B. Đặc điểm về nhân cách
 Trắc nghiệm “các câu chuyện bịa đặt” của Louisa Duss

Kết quả của trắc nghiệm “các câu chuyện bịa đặt” của Louisa Duss được Hoàng Bách
tiếp tục như sau:
1. Chuyện con chim
=> Chim con bay bên cành cây khác theo chim mẹ.
2. Câu chuyện kỷ niệm đám cưới

Đang buổi tiệc, đứa con đứng lên đi ra vườn một mình. Tại sao vậy?
=> Lần 1 bé không trả lời, vì bé không có bố. Lần 2, bé trả lời: tại vì nó thấy mình bị bỏ
rơi, nó buồn
3. Câu chuyện con dê con (con chó con)
Dê mẹ không có đủ sữa cho cả hai con dê, nên dê mẹ nói với dê con của mình: “Con ơi!
Mẹ không đủ sữa cho cả hai, nên con hãy đi tìm cỏ tươi mà ăn đi…” Vậy dê con sẽ làm
gì?
=> Dê con khóc đòi mẹ
4. Câu chuyện đám ma
Có một đám ma đang đi trên đường làng và nhiều người hỏi: “Ai chết đấy”. Người ta trả
lời: “Ấy là một người trong cái gia đình ở cái nhà kia”. Vậy ai đó? (có thể cái người trong
gia đình: cha, mẹ, anh, chị, em, con…)
=> Không có ai chết, hàng xóm chết
5. Câu chuyện sợ hãi
Có một đứa nhỏ nói âm thầm một mình: “Ôi, tôi sợ quá!” Vậy nó sợ cái gì?
=> Đứa nhỏ rất sợ con ma
6. Câu chuyện con voi
Có gì đổi khác trên con voi? Tại sao con voi lại đổi khác?
=> Cái vòi con voi bị gãy vì ai đó đã bẻ gãy vòi voi.


7. Câu chuyện món đồ nặn
Nó sẽ làm gì với vật đó? Mẹ nó bảo cho mẹ, nó hoàn toàn tự do cho hay không? Vậy nó
có cho không?
=> Nó sẽ mang đồ nặn đó xuống khoe với mẹ, nó sẽ giữ đồ nặn đó mà không cho mẹ.
8. Câu chuyện cuộc dạo chơi với mẹ hay với cha
Khi về nhìn đứa con trai thấy gương mặt của nó thay đổi khác thường. Tại sao vậy?
=> Vì nó đã thấy vật gì đó rất đáng sợ
9. Câu chuyện tin mới
Mẹ nó sẽ nói với nó cái gì?

=> Mẹ sẽ nói: “Mẹ sẽ dẫn con đi chơi vào ngày mai”
10. Câu chuyện chiêm bao, mộng mị (để kiểm tra các câu chuyện trên).
Vậy nó thấy cái gì?
=> Mơ thấy con ma
Đánh giá chẩn đoán nhân cách của Hoàng Bách qua các câu chuyện bịa đặt:
Câu chuyện 1. Sự độc lập của trẻ đối với cha, mẹ
=> Chưa có sự độc lập với mẹ, vẫn phụ thuộc nhiều vào mẹ.
Câu chuyện 2: Sự ganh tỵ của trẻ đối với sự liên kết của cha mẹ. Trẻ có bị chấn động
trong phòng ngủ hay không?
=> Trẻ không có sự ganh tị với sự liên kết của mẹ và bố, muốn mẹ có thời gian để bên bố.
Đây là một đứa trẻ giàu tình cảm, biết quan tâm đến gia đình mình.
Câu chuyện 3. Sự ganh tỵ của trẻ đối với em
=> Trẻ không có thái độ ganh tỵ với em, không muốn chia sẻ mẹ mình với em
Câu chuyện 4. Trẻ có ngầm mong cho đối tượng nào đó chết hay không? Vì người đó làm
cho trẻ mất an toàn
=> Không có bất cứ người nào trong gia đình của trẻ làm cho trẻ mất an toàn, trẻ ngầm
mong cho hàng xóm nào đó chết.
Câu chuyện 5: Nội dung của sự lo âu của đối tượng


=> Trẻ có một nỗi lo âu đó là những bóng ma. Bóng ma làm trẻ sợ, đây là một trong
những hiện tượng tâm lý phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi. Đồng thời cũng nhận
thấy trẻ chưa thực sự mạnh dạn.
Câu chuyện 6. Cảm giác bị ức chế
Đối với trẻ dường như không có cảm giác ức chế.
Câu chuyện 7: Thái độ cố giữ những gì mình có.
=> Đây là một đứa trẻ ích kỷ không muốn chia sẻ những gì mình có đối với những người
trong gia đình của trẻ
Câu chuyện 8: Sự quyến luyến của trẻ với cha (con gái), đối với mẹ (con trai).
=> Trẻ có thái độ quyến luyến đặc biệt đối với mẹ của mình

Câu chuyện 9: Những nguyện vọng và sợ hãi của trẻ
=> Trẻ có nguyện vọng là sẽ được mẹ đưa đi chơi nhiều hơn.
Câu chuyện 10: Để kiểm tra những mẫu câu chuyện đã thuật.
=> Những mẫu chuyện trẻ đã thuật hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lý của lứa tuổi
của mình.
 Trắc nghiệm vẽ gia đình

Kết quả trắc nghiệm vẽ gia đình được thể hiện ở hình vẽ
Nét vẽ đậm, mạnh bạo: trẻ hunh tính, có sức mạnh và cứng cỏi.
Trong lúc trẻ vẽ, chú ý quan sát thấy: “Trẻ vẽ các thành viên trong gia đình mình
theo thứ tự: Bé, mẹ. Trẻ tỏ ra rất vui khi thực hiện vẽ bức tranh về gia đình của mình. Trẻ
thuận tay phải và vẽ từ trái qua phải.
Hình vẽ người của trẻ vẽ rất linh tinh, sôi động: cho thấy bé có khuynh hướng
hung tính. Các nhân vật trẻ vẽ to, chiếm cả tờ giấy, điều đó mang tính chất phản ứng .
Lằn vẽ mạnh, không đều biểu hiện những lúc xung động hung bạo, bất thường.
Độ lớn của hình vẽ: trong bức tranh của bé Bách, hình ảnh người mẹ được vẽ to
nhất, đẹp nhất chứng tỏ mẹ là người được bé chú ý nhất, yêu thương nhất.
Trong bức tranh không có sự xuất hiện của bố.
Quan hệ giữa các nhân vật: xét qua khoảng cách. Thấy trẻ vẽ bình mình đứng cạnh
mẹ rất gần, nhưng chân mẹ lại hướng ra bên ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ muốn
được mẹ yêu thương mình.


Sự bố trí các nhân vật xuất hiện: Hình ảnh người mẹ chiếm ưu thế vai trò của
người mẹ rất lớn đối với trẻ. Không có sự xuất hiện của bố.
Theo quan sát của cô tại lớp, trẻ có những dầu hiệu hung tính đó là khi trẻ chuyển
từ trạng thái bình thường sang trạng thái cáu giận, bực tức với tần suất một vài lần trong
ngày hoặc trong tuần. Những hành vi biểu lộ sự hung tính thường thấy ở trẻ là:la hét, gây
hấn, hay nổi giận, bỏ ra ngoài, đánh vào bạn khác khi bạn giành đồ chơi,…
So sánh các nhân vật:

Nhân vật ưu tiên: Là người bé muốn đồng nhất vì quan trong đối với trẻ.
Khi quan sát tôi nhận thấy hình ảnh người mẹ được vẽ lớn hơn, chứng tỏ mẹ là người
được bé nghĩ đến và quan tâm nhiều nhất, và được vẽ ở phía phải của tờ giấy. Bé vẽ to
hơn nhân vật bên cạnh.
Không có hình ảnh của người bố.
Bé Bách 4 tuổi 6 tháng, mô tả bức tranh của mình gồm các thành viên trong gia
đình bé, có mẹ và bé, người mẹ được bé mô tả tỷ mỉ từng chi tiết.
Đánh giá, chẩn đoán bài vẽ gia đình của Hoàng Bách như sau:
Cấu trúc hình vẽ chưa tốt, trẻ chưa ổn định về mặt tình cảm.
Các nhân vật trong bức vẽ của Bách trùng khớp với các thành viên trong gia đình
thực tế của trẻ. Người mà trẻ quan tâm nhiều nhất và nghĩ đến được trẻ vẽ đầu tiên là mẹ
của mình. Mẹ là người trẻ chú ý và noi theo nhiều nhất, đây cũng là nhân vật trẻ vẽ chi
tiết nhất.
 Một số đặc điểm riêng biệt:

Kết quả quan sát của nghiệm viên thông qua bảng kiểm tra
BẢNG KIỂM TRA
Khiếm khuyết về các kĩ năng xã hội
Không tương tác bằng mắt
Hoạt động như một đứa trẻ điếc
Thể hiện sự thờ ơ, dửng dưng
Ôm ấp, âu yếm không phù hợp
Chơi một mình
Khó hoà nhập cùng những đứa trẻ khác
Thể hiện những hành vi xã hội không phù hợp
Khiếm khuyết về khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói và giao
tiếp




Không










Không có hoặc chậm trễ về ngôn ngữ nói
Thể hiện nhu cầu bằng cách cầm tay người lớn
Lặp lại hoặc bắt chước như một con vẹt
Không trả lời các câu hỏi
Tương tác một phía
Nói liên miên về một chủ đề
Khiếm khuyết về hành vi, sở thích và hoạt động
Cười lớn hoặc cười rúc ríc một cách không phù hợp
Cáu giận không có nguyên cớ
Quá hiếu động hoặc quá ù lì
Có những hành vi kì lạ
Rụt rè, khó gần
Lắc lư mình
Quay tròn các vật
Tỏ ra không hề sợ hãi trước những tình huống nguy hiểm
Không nhạy cảm trước sự đau đớn
Chống lại sự thay đổi trong thói quen
Chơi liên tục một trò chơi
Tương tác một cách không phù hợp với những đồ vật

Thiếu sự sáng tạo và không chơi tưởng tượng





















Thông qua kết quả thu được ở bảng trên, có thể nhận thấy:
+ Về các kỹ năng xã hội: Hoàng Bách hay chơi một mình, khó hòa nhập cùng các bạn
trong lớp. Các biểu hiện về kỹ năng xã hội khác hầu như bé đều đạt được.
+ Về khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói và giao tiếp: Bách chậm trể về ngôn ngữ, khi cô
hỏi nhiều lần một câu hỏi bé vẫn chưa trả lời câu hỏi của cô. Bé thụ động trong quá trình
giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ, chủ yếu tương tác nghiên về phía cô.
+ Về hành vi, sở thích và hoạt động: Kết quả quan sát cho thấy bé thường xuyên có hành
vi cáu giận không có nguyên cớ, hay có hành vi giận dữ với cô giáo khi cô không làm

theo ý của trẻ, đánh bạn khi bạn không đưa đồ chơi cho trẻ chơi,… Bé hay ù lì trong các
hoạt động của lớp, hay ngồi chơi liên tục một trò chơi, không quan tâm, tương tác cùng
các bạn trong lớp.
C. So sánh đặc điểm nhận thức, nhân cách của trẻ so với Chương trình giáo dục
mẫu giáo
Trong quá trình thực tập tại lớp, nghiệm viên đã tiến hành quan sát trẻ theo khung
chương trình giáo dục mẫu giáo. Chương trình nhằm giúp trẻ em từ 3 đến 6 tuổi phát
triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm
mĩ, chuẩn bị cho trẻ vào học ở tiểu học. Bé đã đạt được các mặt sau theo khung chương
trình chuẩn:


1 – Phát triển thể chất
- Bé khoẻ mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi.
- Bé thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định
hướng trong không gian.
- Có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo léo của đôi tay. Các kỹ năng vận động
tinh bé thực hiện tương đối tốt (còn cắt, xé, dán và vẽ thực hiện chưa tốt).
- Có một số hiểu biết về thực phẩm và ích lợi của việc ăn uống đối với sức khỏe.
- Có một số thói quen, kĩ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏa và đảm bảo sự an toàn
của bản thân, bé thực hiện tốt.
2 – Phát triển nhận thức
- Bé thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định, tuy
nhiên còn nhiều hạn chế.
- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau.
- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh,
lời nói...) với ngôn ngữ nói là chủ yếu.
- Chưa có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh.

3- Phát triển ngôn ngữ
- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...).
- Diễn đạt chưa thật sự rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày.
- Có khả năng nghe, tuy nhiên chưa thể kể lại sự việc, kể lại truyện một cách lưu loát.
- Chưa có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp
với độ tuổi.
- Chưa có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết.
4 – Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Có ý thức về bản thân. (biết được tên, tuổi,…)
- Có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng xung
quanh.
- Một số phẩm chất cá nhân: trẻ chưa mạnh dạn, tự tin,…
- Có một số kĩ năng sống: trẻ có thái độ tôn trọng đối với cô giáo ở lớp; kĩ năng hợp tác
với bạn của bé chưa cao, đôi lúc còn đánh bạn; chưa thật sự thân thiện với bạn bè cùng
lớp; quan tâm, chia sẻ thường thể hiện với cô giáo ở lớp hoặc 1 số bạn mà trẻ yêu mến.
- Thực hiện được một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở trường lớp mầm non.
5 – Phát triển thẩm mỹ
- Chưa có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm
nghệ thuật.
- Có khả năng thể hiện cảm xúc, chưa sáng tạo trong các hoạt động tạo hình.
- Bách chưa thật sự yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật.


III. Kết luận:
Tóm lại, qua các trắc nghiệm tâm lý và quá trình quan sát, so sánh với mục tiêu
chương trình giáo dục mẫu giáo có thể kết luận rằng:
Hoàng Bách là một đứa trẻ có trí tuệ ở mức bình thường, tư duy tốt, nhanh nhẹn,
họat bát, hiếu động… điều này được chứng minh qua trắc nghiệm hình vẽ người của
Goodeoungh. Tuy nhiên, qua nét vẽ đậm, mạnh bạo, cho thấy trẻ hunh tính, có sức mạnh

và cứng cỏi.
Ở lứa tuổi mà đời sống gia đình còn chiếm lĩnh một số thời gian và tình cảm lớn,
thì gia đình là một phương tiện hiệu lực để phát hiện những vấn đề khó khăn. Ở đây, bé
Bách mong ước được mẹ thường xuyên đưa đi chơi, người mẹ có vai trò vô cùng quan
trọng đối với bé, với hình ảnh người mẹ to, rõ, người bố không có trong bức trạnh của trẻ
vẽ. Điều này chứng tỏ bé thiếu thốn tình cảm của người bố, hình ảnh người bố không để
lại gì trong kí ức của trẻ.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục con em, nhất là
với các em lứa tuổi mầm non, là phải hiểu rõ về khả năng, tính chất và niềm mong ước
của các em. Một câu nói của Saint Exupesry: “Cái gì làm cho sa mạc đẹp ra, ấy là nó che
dấu một cái giếng đâu đó…” hình vẽ của trẻ cũng thế, nó làm cho thế giới nội tâm của
các em trở nên phong phú và bí ẩn hơn, đó chính là điều mà chúng ta cần khám phá để
giúp cho chính các em và chính chúng ta.
IV. Phương hướng phát triển tối ưu cho học sinh
Qua các kết quả chẩn đoán cho thấy, đây là một đứa trẻ nhanh nhẹn, nhân cách tốt,
tuy nhiên ở bé còn có một số biểu hiện của hành vi hung tính. Ở trẻ nhỏ thì chúng chưa
hiểu chuẩn mực là gì, với chúng, đó chỉ là cách để biểu lộ, khuếch trương bản ngã. Như
vậy, khuếch trương bản ngã là quy luật tự nhiên, song sự khuếch trương đó phải có giới
hạn, gia đình cần giúp trẻ hiểu giới hạn đó ở đâu và đừng vượt qua nó.
Gia đình cần luyện cho trẻ sự tự chủ, ấy là bước thành công của gia đình trong
việc kìm chế hung tính của con mình. Để làm được điều nay, mẹ cần tinh ý phát hiện ra
những hành vi hung tính của trẻ. Nếu những hành vi đó không phải là thường xuyên và
không lặp đi lặp lại thì cũng không đáng lo ngại.
Ở trẻ nhỏ, có hai thời kỳ bướng bỉnh nhất, đó là khoảng 3 và 5 tuổi. Đặc biệt, ở
khoảng 5 tuổi, trẻ dữ tợn nhất trong hành động và ngôn ngữ, vì ở thời kỳ này, nhu cầu
khuếch trương bản ngã của trẻ rất cao. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, ta phải đưa trẻ
vào kỷ luật và làm cho trẻ hiểu rằng kỷ luật là cần thiết và kỷ luật che chở, bảo vệ cho
chúng.
Khi trẻ hung dữ, bướng bỉnh mà ta phải phạt, phải mắng trẻ thì cũng nên tỏ ra cho
trẻ hiểu rằng ra vẫn còn yêu trẻ, nhưng thái độ của chúng khiến cho ta buồn khổ và ta



miễn cưỡng phải dùng đến uy quyền đấy thôi. Dần dần, khi giai đoạn bướng bỉnh qua đi,
trẻ sẽ hiểu biết và ngoan ngoãn hơn. Gia đình cũng nên nhớ rằng, trước khi trách trẻ, phải
tự xét lại bản thân mình xem: chúng ta có quá nghiêm khắc với trẻ không, có ra lệnh
nhiều quá mà trẻ không nhớ hết không, có thờ ơ với trẻ để trẻ tủi thân mà sinh phản ứng
tiêu cực không… Đặc biệt, gia đình cần chú ý đến những hoàn cảnh có thể tác động đến
suy nghĩ, tình cảm của trẻ (trẻ chuẩn bị đi mẫu giáo, trẻ có thêm em nhỏ, trẻ thiếu đi sự
quan tâm của bố…). Trong gia đình, mọi người có cách cư xử hài hòa, yêu thương lẫn
nhau sẽ là nền tảng cho sự phát triển nhân cách và góp phần loại bỏ tính hung hăng của
trẻ.
Bé có tư duy tốt. Gia đình cần chú ý và quan tâm để phát triển năng lực của trẻ.
Tuy nhiên, gia đình cần lưu ý có những trường hợp có chỉ số thông minh rất cao, nhưng
vẫn có cách ứng xử khá tầm thường, trong khi đó có những bé chỉ số thông minh thấp,
nhưng lại có sự thích ứng nhanh, cách ứng xử rất khéo láo trong một lĩnh vực nào đó.
Hãy khuyến khích sự phát triển hoạt động của bán cầu não cho trẻ. Ngoài các giờ học
trên lớp, gia đình nên cho trẻ tham gia vào các hoạt động bên ngoài, đi tham quan, chơi
cùng các bạn,hạn chế dùng điện thoại, ipad (1 ngày không nên cho trẻ dùng quá 2 giờ).
Giúp đỡ và tạo điều kiện cho các em học tập, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý,
vui chơi điều độ.
- Gia đình cần xây dựng những thói quen tốt trong sinh hoạt và rèn luyện.
- Hình thành cho trẻ có hứng thú học tập, có trách nhiệm với gia đình, có thói quen lao
động và ứng xử có văn hóa.
- Cho trẻ tham gia chơi các trò chơi các tác dụng rèn luyện sức khỏe là chính, như leo
trèo, chơi cầu trượt, kéo co,.. Trò chơi rèn luyện sự khéo léo như: tung hứng, thả diều, đi
xe đạp, đi cà kheo… Trò chơi rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, giải đố… Trò chơi rèn luyện
tính cách: đóng kịch, cờ vua,… Thường xuyên cho trẻ tương tác với bạn, chơi cùng, trò
chuyện với bạn bè cùng lứa tuổi, các bạn nhỏ hơn hay lớn hơn để trẻ trờ nên mạnh dạn tự
tin hơn trong giao tiếp.
Về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ:

- Gia đình và cô giáo cần tăng cường giao tiếp với trẻ nhiều hơn, điều chỉnh ngay những
từ chưa đúng. Người lớn nên nói chậm, rõ từng từ sau đó bảo trẻ lặp lại nhiều lần. Lần
sau gặp lại để trẻ tự nghĩ cách đọc đúng rồi sau đó chỉnh sửa. Khen, động viên trẻ mỗi khi
trẻ làm đúng (dùng lời nói để khen nhiều hơn hiện vật).
- Đọc truyện, tập hát cho trẻ nhiều hơn, tăng vốn từ thông qua hình ảnh trực quan trong
cuộc sống qua các hoạt động thường ngày như ăn, uống, tắm, gội, đi chơi,… Việc tăng
nhiều vốn từ sẽ giúp trẻ có nhiều từ ngữ phong phú, từ đó luyện tập phản xạ nhanh hơn.


- Cho trẻ tập miêu tả những bức tranh để tăng cường hiểu biết về nghĩa của từ, cách sử
dụng giới từ, đại từ… cách đặt câu hỏi, câu trả lời (ví dụ: có con mèo nằm bên cửa sổ,
bạn gái đang giúp mẹ nhặt rau, thế ba đau rồi?...) Từ tranh ảnh đến thực tế cuộc sống,
hướng dẫn trẻ đặt những câu hỏi đơn giản như “Cô ơi! Cho con xin ly nước được không
ạ?”, “Mẹ ơi! Cho con xem hoạt hình được không ạ?”…
- Tạo một không gian yên tĩnh (hạn chế mở tivi, tiếng ồn…) để trẻ có thể lắng nghe tiếng
mọi người trò chuyện với nhau sẽ giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn.
- Khuyến khích trẻ sử dụng lời nói hơn hành động, chỉ đáp ứng yêu cầu khi trẻ nói bằng
ngôn ngữ của mình.
Để giúp khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ của trẻ tốt hơn, cần tạo cho trẻ sống
trong môi trường ngôn ngữ, được tiếp xúc và nghe mọi người nói chuyện thường xuyên.
Trong giao tiếp với trẻ ba mẹ và cô giáo nên tăng vốn từ cho trẻ (biết nghĩa và cách sử
dụng), điều chỉnh những âm, những câu sử dụng chưa đúng, biểu cảm trong giọng nói
(lên xuống giọng) giúp trẻ hiểu cả những sắc thái cảm xúc của từ. Nói những câu ngắn
gọn, đơn giản, phát âm chính xác.
Người lớn phải là tấm gương sáng về ý chí cho trẻ lời nói phải đi đôi với việc làm
và tiến hành công việc có kết quả cao. Chú ý phát triển và củng cố các phẩm chất của ý
chí cho trẻ, cần ngăn ngừa và sửa chữa những biểu hiện không tốt của ý chí. Trong việc
giáo dục ý chí thì sự phát triển tinh thần vượt khó và tính kiên trì là đặc biệt quan trọng.




×