Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn LỊCH sử HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.37 KB, 30 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN CHỦ NHÂN DÂN
Câu 1: Phân tích nội dung Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực.
Hội nghị hợp nhất đã thông qua cương lĩnh đầu tiên của Đảng của Đảng bao gồm
Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Nội dung cơ bản của cương lĩnh đầu tiên bao gồm:
- Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam: giành độc lập dân tộc và đi
lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. “ Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Cơ sở:
* Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế xã hội, về tư
tưởng cách mạng không ngừng.
* Phù hợp với xu thế của thời đại
* Xuất phát từ thực trạng và mâu thuẫn của xã hội Việt Nam là một xứ thuộc địa
nửa phong kiến
* Xuất phát từ yêu cầu và nguyện vọng chân chính của nhân dân và dân tộc.
+ Nội dung đã làm rõ:
* Đặt cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong quỹ đạo cách mạng vô sản (khác
với con đường cứu nước trước đó).
* Thực chất phương hướng chiến lược trên là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản là
một thể loại cách mạng vô sản ở các nước thuộc địa mà C.Mác, V.I. Lênin và ngay cả
Quốc tế Cộng sản chưa nói đến. Sau này đến đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
(1951) mới hoàn chỉnh tên gọi của thể loại này, và được gọi là cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội. => Sự sáng tạo của Nguyễn ái Quốc.

1



- Mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: chống đế quốc và chống
phong kiến, giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày, trong đó tập trung đánh đế quốc
và Việt gian tay sai, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
+ Cơ sở:
* Xuất phát từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về CMDCTS kiểu mới.
* Từ đòi hỏi khách quan của lịch sử và xã hội VN, nguyện vọng của nhân dân.
* Là sự cụ thể hoá mục tiêu chiến lược hoàn thành CMTSDQ phải lập chính phủ
công nông binh để quản lý điều hành xã hội và chuyển biến lên CNCS.
+ Xác định cụ thể được thể hiện trên các mặt:
* Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước
Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức ra quân đội
công nông.
* Về kinh tế: thủ tiêu hết các thứ quốc trái, thu hết sản nghiệp lớn (như công
nghiệp, vận tải, ngân hàng của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ
công nông binh, thu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công và chia cho dân
cày nghèo.
* Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do, nam nữ bình quyền.
=> Mục tiêu, nhiệm vụ do Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đề ra bao hàm nội dung
cả dân tộc và dân chủ, gắn liền cả nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, chủ yếu là
nhiệm vụ chống đế quốc và bè lũ tay sai, giành độc lập tự do cho tổ quốc, còn nhiệm vụ
đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến thực hiện khẩu hiệu: “ Người cày có ruộng” được
tiến hành từng bước một cách thích hợp nhằm tập trung mũi nhọn cách mạng vào bọn đế
quốc và tay sai phản động. Đây là một quan điểm cách mạng sáng tạo của đồng chí
Nguyễn ái Quốc và của Đảng ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc
và vấn đề giai cấp trong đường lối cách mạng của Đảng ta thể hiện trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng.

2



- Lực lượng của cách mạng: giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là lực lượng
chính, là quân chủ lực của cách mạng, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo, mở rộng
đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp và toàn thể dân tộc.
+ Cơ sở:
* Xuất phát từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng.
* Đúng với thực tiễn tình hình xã hội giai cấp ở Việt Nam lúc bấy giờ.
- Phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
+ Cơ sở:
* Xuất phát từ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về bạo lực cách mạng.(bạo lực là
quy luật phổ biến của mọi cuộc cách mạng)
* Vận dụng sáng tạo vào Việt Nam một xã hội thuộc địa nửa PK
=> Chấm dứt thời kỳ bế tắc và khủng hoảng về đường lối và PPCM.
- Về quan hệ quốc tế: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế
giới. Cách mạng Việt Nam đoàn kết chặt chẽ với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô
sản thế giới.
Sách lược vắn tắt ghi rõ: trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc
lập phải đồng tuyên truyền vừa thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai
cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp. Như vậy, ngay từ khi ra đời Đảng Cộng sản
Việt Nam đã nêu cao chủ nghĩa quốc tế vô sản và mang bản chất quốc tế vô sản của giai
cấp công nhân.
+ Cơ sở:
* Xuất phát từ lý luận Mác - Lênin về bản chất và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô
sản( C. Mác “Vô sản thế giới liên hợp lại”. Lênin đổi thành khẩu hiệu “Vô sản tất cả các
nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”).
* Giai cấp vô sản thế giới đều có kẻ thù chung, đều bị áp bức bóc lột như nhau (ở
đâu chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao
3



động cũng bị áp bức bóc lột dã man. Bởi vậy, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn)
* Giai cấp tư sản cũng liên kết thành một lực lượng quốc tế.
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam: với tư cách là đội tiên phong
của giai cấp công nhân, Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của quá trình cách mạng
Việt Nam.
Sách lược vắn tắt xác định bản chất giai cấp của Đảng: Đảng là đội tiền phong
của vô sản giai cấp. Đây là vấn đề cơ bản bao trùm toàn bộ công tác xây dựng Đảng, vì
vậy Sách lược chỉ rõ trách nhiệm của Đảng là “ phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình lãnh đạo được dân chúng”
Tóm lại: Cương lĩnh đầu tiên là cơ sở để Đảng chỉ đạo cách mạng Việt Nam, đưa
cách mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cương lĩnh tuy ngắn gọn, cô
đọng nhưng xúc tích, đã xác định đúng đắn ngay từ đầu những vấn đề cơ bản về đường
lối của cách mạng Việt Nam. Đây là kết quả sự vận dụng sáng tạo học thuyết MácLênin, đường lối của Quốc tế Cộng sản và kinh nghiệm cách mạng thế giới vào hoàn
cảnh cụ thể nước ta, là sự thể hiện tập trung tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 2: Tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa
ĐLDT và CNXH trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng?
Câu 3: Tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa
hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng?
Câu 4: Tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng
trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng?
Câu 5: Phân tích sự phát triển của Luận cương Chính trị (10/1930) so với
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (02/1930). Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
- Mục tiêu, phương hướng chiến lược
4



Nội dung cụ thể hoá và phát triển so với Cương lĩnh đầu tiên: TSDQCM là thời
kỳ dự bị để làm XHCN. CMTSDQ ở Đông Dương sẽ “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn
mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.
Xác định những điều kiện bỏ qua:
Về chủ quan:
> CMTSDQ thắng lợi, chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo đã
được thiết lập trên phạm vi toàn quốc.
> Khối liên minh công nông được xây dựng và củng cố vững chắc
> Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản được xác lập trên thực tế
Về khách quan: phải có sự giúp đỡ quốc tế của các nước XHCN anh em.
- Phương pháp cách mạng
Bổ sung, phát triển: Luận cương chỉ rõ:
- Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền không phải là việc bình thường, mà là một
nghệ thuật, phải theo khuôn phép nhà binh; phải đề phòng, phải ngăn ngừa thái độ “đùa với
khởi nghĩa; phải đặt khởi nghĩa vũ trang quần chúng trong khuôn khổ tình thế cách mạng và
theo quy luật của đấu tranh cách mạng.
- Khởi nghĩa phải dựa trên cao trào cách mạng của quần chúng nổ ra đúng thời cơ.
Thời cơ đó là: khi kẻ thù hoang mang cực độ, các tầng lớp trung gian ngả về phía cách mạng,
quần chúng cách mạng và đội tiền phong sẵn sàng.
Luận cương cũng chỉ rõ lúc thường, chưa có tình thế cách mạng trực tiếp chỉ sử dụng
hình thức đấu tranh thấp, nhằm giành quyền dân chủ, dân sinh, thực hiện “đấu tranh phần ít”
qua đó tập hợp quần chúng, rèn luyện Đảng ( Liên hệ HNTW 6,7,8).
- Về vai trò của Đảng
Bổ sung về lý luận xây dựng Đảng kiểu mới.
"Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đông Dương là cần phải có
một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc
với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô
sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và
5



lâu dài chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông
Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản".
Câu 6: Phân tích sự phát triển của Luận cương Chính trị (10/1930) so với
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) về mục tiêu, phương hướng chiến
lược của cách mạng Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 7: Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới do Luận cương
Chính trị (10/1930) xác định. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 8: Phân tích những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của Luận
cương Chính trị (10/1930) so với Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng?
- Mâu thuẫn xã hội: Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt giữa công nhân, nông dân
và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản, đế quốc.
Hạn chế: Xác định mâu thuẫn như vậy là chưa khoa học, chưa phản ánh đúng tính
chất của XHVN. Đây là bước thụt lùi so với Cương lĩnh đầu tiên => Không thấy được
mâu thuẫn chủ yếu để giải quyết => Không thấy được kẻ thù chính của cách mạng, của
dân tộc .
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: đánh phong kiến, thực hành cách
mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn
toàn độc lập.
Hạn chế: Chưa xác định được nhiệm vụ chủ yếu: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp, giải phóng dân tộc => để tập trung lực lượng dân tộc đánh vào kẻ thù chính.
- Lực lượng của cách mạng:
Hạn chế: Luận cương chưa đánh giá đúng thái độ các giai cấp trong cách mạng,
chưa đánh giá đúng các lực lượng trong cách mạng (tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ
phận địa chủ).
Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và
tư sản dân tộc, chỉ thấy mặt do dự, cải lương của các giai cấp đó, không thấy được tinh
thần dân tộc và khả năng chống đế quốc của họ. Do đó, Luận cương chính trị không coi


6


giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc là bạn đồng minh của giai cấp công nhân, không coi
họ là lực lượng của CMTSDQ. Mặt khác, đã là địa chủ đều là cừu địch của nhân dân.
Từ hạn chế đó, Luận cương chưa đưa ra được chủ trương thành lập một mặt trận
thống nhất rộng rãi để phát huy sức mạnh của dân tộc vào nhiệm vụ chống đế quốc và
phong kiến. Hạn chế này được Đảng ta từng bước khắc phục trong những năm tiếp theo.
Cương lĩnh đầu tiên: Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nông, Thanh Niên, Tân Việt, để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú
nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải
lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập.
- Nguyên nhân của những hạn chế:
+ Chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Việt Nam.
+ Do nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và giai cấp trong CM ở
thuộc địa; chịu ảnh hưởng trực tiếp khuynh hướng “tả” của QTCS và một số đảng anh
em trong thời gian đó.
Câu 9: Có quan điểm cho rằng, Luận cương Chính trị (10/1930) đối lập với
Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng (02/1930). Quan điểm của đồng chí về vấn
đề trên như thế nào?
Câu 10: Phân tích nội dung cơ bản và ý nghĩa Đại hội lần thứ nhất của Đảng
(3/1935)?
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (tháng 3/1935), tại phố Quan
Công, Ma Cao, Trung Quốc, do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì. Đại hội đã khôi phục và
kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, đề ra các nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng.
+ Nội dung:
* Thông qua NQ chính trị của Đảng và các NQ về vận động quần chúng của
Đảng.
* Thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng.

* Bầu BCHTW gồm 13 uỷ viên (9 chính thức).
7


* Bầu Ban thường vụ gồm 5 đồng chí, NAQ được cử làm đại diện của Đảng bên
cạnh QTCS.
+ Đại hội xác định 3 nhiệm vụ:
Phát triển và củng cố Đảng: làm cho tổ chức đảng thật sự trở thành cơ quan lãnh
đạo, bộ phận tiền phong của quần chúng.
Biện pháp:
* Chú trọng phát triển đảng ở những nơi tập trung đông công nhân
* Đưa những đồng chí công nhân ưu tú vào các cấp lãnh đạo của Đảng
* Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin cho quần chúng.
* Coi trọng phong trào công nhân và nông dân, nhưng phải chú ý đến phong trào
thanh niên, phụ nữ…
Thâu phục quảng đại quần chúng, mở rộng mặt trận thống nhất phản đế: nhiệm
vụ trung tâm, căn bản, cần kíp của Đảng hiện thời.
* Đảng phải thành lập Mặt trận thống nhất phản đế, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp
nhân dân vào mặt trận chống đế quốc.
* Đại hội chủ trương tổ chức quần chúng chủ yếu theo hình thức bí mật, bất hợp
pháp, đồng thời coi trọng mọi hình thức công khai, hợp pháp.
* Đại hội thông qua các nghị quyết về Mặt trận thống nhất phản đế, công vận,
thanh vận, phụ vận, binh vận, cứu tế đỏ, đội tự vệ dân tộc thiểu số.
Mở rộng tuyên truyền chống ĐQ, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô.
* Vạch mặt nạ hòa bình giả dối của đế quốc
* Giải thích cho quần chúng thấy rõ chiến tranh giữa các nước đế quốc.
+ Ý nghĩa Đại hội:
* Khôi phục hệ thống cơ quan lãnh đạo Đảng từ TƯ đến địa phương cơ sở, từ
trong nước ra ngoài nước.
* Thống nhất được phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân, nông dân và

các tầng lớp nhân dân khác dưới sự lãnh đạo của BCHTW.
* Tạo thành sức mạnh chuẩn bị lực lượng cho cuộc chiến đấu mới.
8


+ Hạn chế: Không nhạy cảm với tình hình mới, không thấy rõ nguy cơ chủ nghĩa
phát xít trên thế giới và khả năng mới để đấu tranh chống phát xít. Do đó, Đại hội chưa
đề ra được chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược.( sau này HN 7/36 bổ sung)
Câu 11: Phân tích chủ trương, chính sách mới của Đảng thời kỳ 1936 – 1939.
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Tình hình thế giới
+ Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới lần thứ II, nguy
cơ chiến tranh huỷ diệt loài người.
+ Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã chủ trương thành lập Mặt
trận thống nhất chống đế quốc - phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hoà bình.
+ Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1937).
+ Phong trào cách mạng thế giới phát triển, nhiều nước thành lập mặt trận. ở Pháp
Mặt trận nhân dân Pháp ra đời.
- Tình hình trong nước
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 tác động sâu sắc đến đời sống các giai
tầng trong xã hội
+ Bọn phản động ở ĐD ra sức vơ vét, bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ
và thi hành chính sách khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta
+ Hệ thống tổ chức Đảng và các cơ sở cách mạng của quần chúng đã được khôi phục.
b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng
Thể hiện qua các Nghị quyết của BCH TU Đảng CSĐD lần thứ 2 (7/1936), lần
thứ 3 (3/1937), lần thứ 4 (9/1937), lần thứ 5 (3/1938)…
- Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh
+ Tính chất cách mạng ĐD vẫn là cách mạng TSDQ – phản đế và điền địa
+ Song yêu cầu bức thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải

thiện đời sống => Đảng phải nắm lấy yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh,
tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
- Kẻ thù của cách mạng: kẻ thù trước mắt là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai.
9


- Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng: chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc,
chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, cơm áo, hoà bình
Để thực hiện nhiệm vụ đó, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân phản đế,
bao gồm các giai cấp…; sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương
- Về đoàn kết quốc tế: Để tập trung, cô lập, chĩa mũi nhọn đấu tranh vào bọn phản
động thuộc địa và tay sai của chúng và đòi các quyền dân chủ dân sinh, Đảng CSĐD chủ
trương: phải đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và ĐCS Pháp; ủng hộ Mặt trận
nhân dân Pháp; ủng hộ chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp…
- Về hình thức tổ chức và biện pháp đấu tranh
Chuyển hình thức tổ chức từ bí mật, không hợp pháp sang tổ chức và đấu tranh
công khai và nửa công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.
Tránh sa vào chủ nghĩa công khai; Giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cường tổ
chức và hoạt động bí mật của Đảng; Giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai,
hợp pháp và không hợp pháp; Bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức đảng bí mật với những
tổ chức và hoạt động công khai hợp pháp.
- Nhận thức mới của Đảng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:
Việc giải quyết nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ không nhất loạt ngang
nhau, tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cách mạng mà giải quyết nhiệm vụ nào trước, nhiệm vụ
nào sau (là sách lược)
+ Cách mạng GPDT không nhất thiết phải gắn chặt với cách mạng ruộng đất, vì
nếu nhiệm vụ đánh đế quốc (dân tộc) là cần kíp, nhiệm vụ dân chủ chưa phải trực tiếp
bắt buộc => phải đặt nhiệm vụ đánh đế quốc lên hàng đầu - đánh đổ dế quốc, sau đó mới
thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
+ Có thể phát triển cuộc cách mạng dân chủ => tạo động lực và tăng thêm lực

lượng cho cách mạng dân tộc (nhưng không ngăn trở đến cách mạng GPDT).
Đây là một nhận thức mới của Đảng - phù hợp với Cương lĩnh đầu tiên - bước dầu
khắc phục những hạn chế của Luận cương chính trị.

10


Tóm lại: Trong những năm 1936 - 1939, chủ trương mới của Đảng đã giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt; mối quan
hệ giữa liên minh công - nông và mặt trận đoàn kết rộng rãi; giữa vấn đề dân tộc và vấn
đề giai cấp; giữa phong cách mạng ĐD và phong trào cách mạng Pháp và thế giới. Đề ra
các hình thức tổ chức và đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, chuẩn bị cho những cuộc
đấu tranh cao hơn. Các NQ của BCH TƯ trong thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành
của Đảng về chính trị và tư tưởng, thể hiện bản lĩnh và tinh thần độc lập, tự chủ, sáng
tạo của Đảng, mở ra một cao trào mới.
Câu 12: Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo trong chủ trương chuyển hướng
chỉ đạo chiến lược của Đảng thời kỳ 1939 – 1945. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 13: Phân tích tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương giương cao ngọn
cờ giải phóng dân tộc trong NQTW8 (5/1941). Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
Câu 14: Phân tích phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền (1930 – 1945). Ý nghĩa lịch sử?
a. Trong cao trào 1930 - 1931
* Tư tưởng bạo lực cách mạng được Đảng quán triệt sâu sắc trong việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị mà trọng tâm trước mắt là xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu của
quần chúng trong điều kiện chưa có tình thế cách mạng.
* Về chủ trương: Sử dụng các hình thức phong phú trong thời kỳ này như: đặc
quyền dân sinh dân chủ, chống khủng bố, chống chiến tranh, Đảng ta đã thành công
trong việc tập hợp giáo dục giác ngộ quần chúng sớm hình thành khối liên minh công
nông, làm nòng cốt trong việc xây dựng đội quân chính trị trong cao trào cách mạng
1930 - 1931.

b. Thời kỳ 1936 - 1939
* Kết thúc cao trào 1930 - 1935 Đảng đã tập hợp được đội quân chính trị rộng lớn
nhưng để cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng thì đòi hỏi Đảng phải tiếp tục vận động
tập hợp quần chúng tạo thành một đạo quân chính trị hình hậu hơn nữa.

11


* Thời kỳ 1936 - 1939 tình thế thời cơ cách mạng chưa xuất hiện, mục đích của
Đảng vẫn tập hợp lực lượng tạo thành một đội quân chính trị rộng lớn và thật sự hùng
hậu tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền sau này.
* Hình thức tận dụng tính khách quan, chủ quan, thuận lợi để phát động quần
chúng đấu tranh. Trong nước, trên thế giới phong trào đấu tranh chống phát xít diễn ra
sôi nổi và rộng khắp ngay cả trên đất Pháp.
- Hình thức tổ chức quần chúng rất linh hoạt và sáng tạo, hiếm có ở một nước
thuộc địa, nước ta tổ chức các hội như: Hội cày, hội cấy, hội đọc sách, hội làm vườn…
- Biết hướng sức mạnh quần chúng vào một mục đích cụ thể, kiên quyết đấu tranh
ở những hình thức thích hợp (hình thành mặt trận dân chủ Đông Dương có đủ giai tầng
trong xã hội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, tự do cơm áo, hòa bình).
c. Thời kỳ 1939 - 1945 và cách mạng Tháng Tám
* Bước sang thời kỳ 1939 - 1945 khi tình thế cách mạng xuất hiện, vấn đề giành
chính quyền được đặt ra một cách trực tiếp. Đảng xác định chuẩn bị và tiến hành khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng nước ta.
* Hai lực lượng, hai hình thức đều được phát huy, nhưng lực lượng chính trị, đấu
tranh chính trị đóng vai trò chủ yếu quyết định, lực lượng vũ trang và đấu tranh quân sự
giữ vai trò hỗ trợ quan trọng.
- Đảng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính tị rộng khắp, mở
rộng mặt trận dân tộc thống nhất, mở rộng vùng giải phóng xây dựng cơ sở chính trị
trong mọi tầng lớp nhân dân ở cả nông thôn, thành thị, không ngừng củng cố liên minh
công nông cả về chính trị, quân sự và phần nào về kinh tế.

- Đồng thời trên cơ sở của lực lượng chính trị Đảng chủ trương từng bước xây
dựng lực lượng vũ trang, tiếp tục duy trì phát triển đội du kích, lực lượng tự vệ ở khắp
nơi, tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang, tập trung như các đội cứu quốc, Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân, tạo cơ sở tổ chức thống nhất thành Việt Nam giải phóng
quân sau này.

12


* Đảng cũng đã thực sự trưởng thành trong nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang
giành chính quyền. Từ khởi nghĩa từng phần ở các địa phương phát triển thành tổng khởi
nghĩa trong cả nước, đây là một điểm sáng tạo trong chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang của
Đảng.
* Bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng Tháng Tám nổ ra
đúng vào lúc thời cơ có lợi nhất nên đã giành được thắng lợi vĩ đại.
* Kết hợp khởi nghĩa cả thành thị và nông thôn tạo thành một hình thức phong
phú và đa dạng, ta kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, lấy đấu tranh chính
trị là chủ yếu, đấu tranh vũ trang hỗ trợ, trên khắp các địa hình rừng núi, nông thôn,
đồng bằng, đô thị.
Câu 15: Phân tích quá trình nhận thức của Đảng giải quyết mối quan hệ giữa
hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến thời kỳ 1930 – 1951. Ý nghĩa hiện
thức?
Câu 16: Phân tích nội dung cơ bản của đường lối cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân, do Đại hội II của Đảng xác định. Ý nghĩa lịch sử và hiện thưc?
. Đặc điểm tình hình.
- Thế giới: Ba dòng thác cách mạng trong thế tiến công vào CNĐQ và thực dân.
- Đông dương :
+ Pháp thất bại liên tiếp và ngày càng lâm vào tình thế hết sức khó khăn trong
việc kéo dài chiến tranh.
+ Với bản chất phản động xâm lược, lại được Mỹ tăng cường viện trợ ( 1945:

19%; 1943: 43%; 1954: 73% ) vì vậy Pháp lao sâu vào cuộc chiến tranh.
VD: 1950 Mỹ viện trợ cho Pháp 52 tỷ Frăng; 1951: 62 tỷ Frăng.
+ 12.1950, Đờ lát đơ tat xi nhia được chính phủ Pháp cử sang Đông Dương triển
khai kế hoạch mới:
. Gấp rút tăng cường lực lượng quân cơ động và phát triển quân ngụy.
. Lập “vành đai trắng”, xây dựng phòng tuyến “ boong ke” ở Đồng bằng Bắc bộ.
. Tiến hành càn quyét vùng chúng kiểm soát và chuẩn bị phản công đánh lại ta,
giành lại thế chủ động.
- Ta: Cuộc kháng chiến chống Pháp đi vào giai đoạn kết, sự phát triển của cuộc
kháng chiến đặt ra nhiều vấn đề Đảng cần tập trung giải quyết để đưa kháng chiến đến
thắng lợi.
+ Tổ chức hành động để đáp ứng yêu cầu tác chiến tập trung trên qui mô lớn.
+ Nâng cao sức chiến đấu của lực lượng vũ trang.
13


+ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng Đảng trong tình hình mới.
Do đó ĐH II của Đảng được tiến hành tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên
Quang. Dự ĐH có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết đại diện cho
766.349 đảng viên của Đảng.
* Nội dung cơ bản.
- Hoàn chỉnh mối quan hệ giữa hai giai đọan cách mạng: cách mạng DTDCND và
cách mạng XHCN.
+ Xác định tính chất của cách mạng: cách mạng VN từ cách mạng Tháng Tám
1945 là dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa nữa phong kiến với hai vùng khác nhau là
vùng tự do và vùng địch kiểm soát.
+ Mâu thuẩn xã hội: xã hội VN tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa
dân tộc Việt nam với ĐQ Pháp xâm lược và bọn tay sai; mâu thuẫn giữa nhân dân ta
(chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến.
Trong đó mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với ĐQ Pháp và tay sai.

+ Đối tượng chủ yếu của cách mạng VN: lúc này là CNĐQ xâm lược và bọn
phong kiến tay sai.
+ Nhiệm vụ phản phong kiến: Nhất định phải làm đồng thời với nhiệm vụ phản
đế, nhưng có kế hoạch làm từng bước để mà bồi dưỡng và phát triển lực lượng cách
mạng, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tiêu diệt bọn ĐQ xâm lược.
+ Đảng ta chỉ rõ: Nhiệm vụ giải phóng dân tộc bao gồm cả nhiệm vụ phản đế và
phản phong.
+ Lực lượng cách mạng: gồm giai cấp công nhân, giai cấp công nhân, giai cấp
TTS và TS dân tộc; trong đó động lực của cách mạng là giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân và TTS; giai cấp công nhân và nông dân là động lực chủ yếu do giai cấp công
nhân lãnh đạo.
+ Phương hướng của cách mạng VN: cách mạng VN tất yếu lên CNXH, nhưng
con đường phát triển CNXH ở VN có nhiều hình thái phù hợp với điều kiện của nó.
+ Hình thức nhà nước: nhà nước VN hiện nay là nhà nước cộng hòa dân chủ, nội
dung của nó là chuyên chính dân chủ nhân dân. Khi cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân phát triển thành cách mạng XHCN thì chuyên chính dân chủ nhân dân chuyển thành
chuyên chính vô sản.
- Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng lao động
VN.
- Hạn chế của ĐH : Chưa xác định chủ trương kết hợp kháng chiến với cải cách
ruộng đất.
Thiếu xót đó do: chưa nhận thức đầy dủ tầm quan trọng của liên minh công nông.
Chưa nhận thức đầy đủ yêu cầu củng cố hậu phương kháng chiến.
Tóm lại: Đại hội lần thứ hai của Đảng là mốc đánh dấu quan trọng trong quá trình
lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đường lối do đại hội đề ra đã đáp ứng yêu cầu
trước mắt của kháng chiến và yêu cầu lâu dài của cách mạng.
Chủ trương từ một Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành ba Đảng Cộng sản ở ba
nước là phù hợp với yêu cầu khách quan và nguyện vọng của nhân dân ba nước.
14



Câu 17: Phân tích chủ trương của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
II (2/1951). Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
- Phản đế và phản phong, hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít và không tách rời
nhau.
Cơ sở:
> Do tính chất của xã hội Việt Nam
> Do đặc trưng của xã hội VN.
> Do mục tiêu của CMDTDCND là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày gắn bó
chặt chẽ
> Thực tiễn lịch sử trước năm 1930, nếu chỉ ĐLDT hoăc DC là thất bại. Sau năm
1930 thắng lợi của cách mạng từ sự kiên định nguyên tắc này
- Đặt nhiệm vụ chống đế quốc tay sai lên hàng đầu
Cơ sở:
> Xuất phát từ hai mâu thuẫn cơ bản
> Từ yêu cầu tập trung lực lượng vào kẻ thù nguy hiểm nhất và phân hóa hàng
ngũ kẻ thù
> Từ sự phân tích hai kẻ thù đế quốc và phong kiến, đế quốc là kẻ thù nguy hiểm
nhất và có tiềm lực nhất
> Từ nguyện vọng giành độc lập dân tộc và người cày có ruộng, nguyện vọng độc
lập dân tộc là nguyện vọng bức thiết nhất
> Từ kinh nghiệm thực tiễn qua lãnh đạo cách mạng, Đảng ta ý thức được vấn đề
dân tộc là vấn đề có ý nghĩa bao trùm trên hết.
- Nhiệm vụ phản phong nhất định phải làm đồng thời, có kế hoạch từng bước và
không nhất loạt ngang với nhiệm vụ phản đế
Cơ sở:
15



> Từ hai mâu thuẫn cơ bản
> Kẻ thù người VN ( trong nước)
> Âm mưu, tính chất không bằng đế quốc và tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Đánh đổ chính quyền tay sai, thực dân phong kiến, tạch thu ruộng đất của
bọn địa chủ việt gian chia ruộng đất cho dân nghèo.
Bước 2: Giảm tô giảm tức làm suy yếu các thế lực phong kiến.
Bước 3: Tiến hành cải cách ruộng đất thực hiện triệt để người cày có ruộng.
Câu 18: Phân tích phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954). Ý nghĩa lịch sử và hiện
thực?
a. Kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh
quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao trong đó đấu tranh vũ trang
giữa vai trò chủ yếu quyết định thắng lợi đấu tranh chính trị giữ vai trò hỗ trợ
* Vì sao đấu tranh quân sự giữ vai trò chủ yếu quyết định.
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta bằng chủ nghĩa thực dân cũ tức là thống trị
theo sắc lệnh không theo đạo luật với đội quân mà nghề đánh bằng biện pháp quân sự là
chủ yếu.
- Lực lượng vũ trang của ta từng bước được xây dựng và trưởng thành đủ sức
đóng vai trò quyết định trên chiến trường.
- Phù hợp với quy luật chiến tranh, thông thường là cuộc đọ sức giữa hai lực
lượng và quân sự là chủ yếu.
* Vì sao đấu tranh chính trị giữ vai trò hỗ trợ.
- Đấu tranh chính trị trong kháng chiến chống Pháp biểu hiện là phá âm mưu bình
định của địch, xây dựng, củng cố địa bàn chính trị được mở rộng, vùng tự do tiến hành
công tác binh vận, đồng thời đấu tranh chính diện với Pháp ở thành phố còn vùng tự do
thực hiện chính sách ruộng đất củng cố nhân, vật lực cho kháng chiến và là nơi che chở
cho lực lượng vũ trang mở các đợt tiến công…

16



- Đấu tranh ngoại giao tiến hành khi điều kiện cho phép; đấu tranh ngoại giao là
phương thức đấu tranh lợi hại có tác dụng vạch trần âm mưu của địch tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới phân hóa hàng ngũ địch tạo điều
kiện thuận lợi và làm xuất hiện tình thế cho đấu tranh quân sự, chính trị thắng lợi.
b. Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công
Tiến công quân địch bằng nhiều thứ quân, kết hợp tác chiến của chiến tranh du
kích với chiến tranh chính quy, kết hợp khởi nghĩa quần chúng và đấu tranh quân sự.
* Vì sao phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công.
- Lực lượng vũ trang làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc nên tiến công địch
bằng 3 thứ quân.
- Du kích chiến tiến lên vận động chiến kết hợp với nhau.
- Kết hợp khởi nghĩa quần chúng với công kích quân sự, phá tề, cường quyền địch
với tác chiến.
c. Phương thức tiến hành chiến tranh là: đánh lâu dài đồng thời biết tạo thời cơ
nắm vững thời cơ nỗ lực dành thắng lợi giải quyết dứt điểm trong từng trận đánh.
Câu 19: Phân tích chủ trương của Đảng về cải cách ruộng đất ở miền Bắc
thời kỳ 1953 – 1956. Ý nghĩa lịch sử, hiện thực?
Câu 20: Đồng chí đánh giá như thế nào về thành công và hạn chế của Đảng
trong lãnh đạo cải cách ruộng đất ở miền Bắc thời kỳ 1953 – 1956?
Câu 21: Phân tích nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 15 (1/1959).
Ý nghĩa lịch sử và hiện thực?
+ Xác định hai chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai chiến lược đó khác nhau về tính chất,
nhưng quan hệ hữu cơ với nhau, phải song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc và trợ lực
cho nhau.
+ Xác định đường lối cách mạng miền Nam:

17



* Xã hội miền Nam có hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa nhân dân miền
Nam với đế quốc Mỹ xâm lược (là chủ yếu); và mâu thuẫn giữa nhân dân MN (chủ yếu
là nông dân) với địa chủ phong kiến ở miền Nam.
* Lực lượng cách mạng là: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và
các nhân sỹ yêu nước. Động lực là CN, ND và TTS, lấy liên minh công nông làm cơ sở,
do GCCN lãnh đạo. Chủ trương thành lập Mặt trận riêng cho cách mạng miền Nam...
* Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam:
Nhiệm vụ cơ bản là đánh ĐQ và PK, giải phóng miền Nam, thực hiện độc lập dân
tộc và người cày có ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Nhiệm vụ trước mắt là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc
xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm tay sai của đế
quốc Mỹ, thành lập chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở MN, thực hiện ĐLDT và
các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân...
* Con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền
về tay nhân dân.
Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền bằng con đường lấy sức mạnh của quần
chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với LLVT để
đánh đổ ách thống trị của ĐQ và PK...
* Vai trò lãnh đạo của Đảng bộ miền Nam là một yếu tố quyết định thắng lợi của
phong trào cách mạng miền Nam.
* Hội nghị dự báo: Mỹ là tên đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong bất kỳ điều
kiện nào, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền Nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc
đấu tranh vũ trang trường kỳ và thắng lợi cuối cùng nhất định về ta.
+ Ý nghĩa của Nghị quyết :
* Là mốc đánh dấu cơ bản hoàn chỉnh đường lối cách mạng miền Nam.
* Đáp ứng kịp thời yêu cầu bức thiết của cách mạng miền Nam, đưa cách mạng
vượt qua thời kỳ thử thách khó khăn và phát triển. Tạo bước ngoặt mở ra con đường giải
18



phóng miền Nam; chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công.
* Thể hiện sự trung thành của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 22: Phân tích cơ sở khoa học và nội dung quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ
được xác định trong Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 11 và 12/ khóa III của
Đảng. Ý nghĩa lịch sử và hiện thưc?
Câu 23: Phân tích đối sách của ĐCSĐD với các đảng phái thời kỳ 1945 –
1946?
Câu 24: Phân tích đường lối chung của cách mạng Việt Nam do Đại hội III
của Đảng xác định. Ý nghĩa lịch sử?
- Xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam: Tiến hành đồng thời hai
chiến lược cách mạng: Cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam. Vì:
+ Từ lý luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cách mạng nó
là một quá trình phát triển liên tục nhưng mang tính giai đoạn
Tính liên tục: là giai cấp công nhân phải lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động
đấu tranh hết mục tiêu này đến mục tiêu khác để đi đến mục tiêu cuối cùng là CNCS
Tính giai đoạn: quá trình cách mạng phải chia ra tong giai đoạn, mỗi giai đoạn có
mục tiêu, nội dung, phương pháp phù hợp, mỗi giai đoạn không có bức tường nào ngăn
cách.
Vận dụng vào Việt Nam: MB hoàn thành CMGPDT rồi phải đi lên CNXH. MN
chưa hoàn thành phải tiếp tục => cùng cả nước quá độ lên CNXH.
+ Đây là sự trung thành và nhất quán với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
+ Từ mục tiêu chung của cách mạng thế giới, là HB, ĐLDT, DC và CNXH.
+ Mỗi miền có đặc điểm, mâu thuẫn riêng, cần giải quyết theo hệ thống quy luật
riêng.
* MB đi lên CNXH để giải quyết mâu thuẫn giữa ai thắng ai, giữa CNTB và
CNXH.

19


* MN tiếp tục CMDTDCND để giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản:
> MT giữa nhân dân MN với đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai
> MT giữa nhân dân MN (chủ yếu giai cấp nông dân) với giai cấp địa chủ phong
kiến.
- Vị trí của hai chiến lược cách mạng:
+ Đối với CMXHCN ở miền Bắc: Cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết
định nhất đối với toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất
nước nhà. Vì:
* Miền Bắc đi lên CNXH là đúng quy luật thời đại, đúng nguyện vọng của nhân
dân và dân tộc VN, đúng với mục tiêu phương hướng mà Cương lĩnh đầu tiên xác định.
* Miền Bắc là trung tâm đoàn kết, quy tụ mọi lực lượng dân tộc, dân chủ.
* Miền Bắc là hậu phương, căn cứ địa vững chắc của cách mạng cả nước, luôn
đóng vai trò quyết định thắng lợi của chiến tranh.
Lênin: Hậu phương là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh.
* MB đi lên CNXH còn chuẩn bị điều kiện vật chất, tinh thần cho cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội.
+ Đối với CMDTDCND ở MN: Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định
trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân
chủ nhân dân trong cả nước. Vì:
* CMMN trực tiếp giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản của xã hội MN lúc đó.
* CMMN trực tiếp tiêu diệt địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ở MN, đánh bại
âm mưu xâm lược và gây chiến của ĐQ Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
* CMDTDCNDMN bảo vệ MBXHCN, bảo vệ hòa bình ở Đông Nam á và thế
giới, ngăn chặn âm mưu bá chủ thế giới của đế quốc Mỹ và không để xảy ra chiến tranh
thế giới.
- Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng: Có mối quan hệ mật thiết, tác
động biện chứng lẫn nhau, làm điều kiện và tiền đề cho nhau. Vì:


20


+ Hai chiến lược cách mạng ở hai miền đều nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của
dân tộc.
+ Hai chiến lược cách mạng đều xuất phát từ mục tiêu chung của cách mạng thế
giới là: HB, ĐLDT, DC và CNXH.
+ Tuy tạm thời chia làm hai miền với 2 chế độ khác nhau, nhưng là một nước,
một dân tộc, một Tổ quốc không thể chia cắt được.
+ Kẻ thù của dân tộc ta là một cường quốc giàu mạnh, hung ác và thiện chiến.
+ Muốn có hoà bình, muốn xây dựng CNXH ở miền Bắc phải đẩy mạnh sự
nghiệp giải phóng miền Nam. Ngược lại, đẩy mạnh xây dựng CNXH ở miền Bắc sẽ tạo
động lực, nguồn sức mạnh cho cách mạng miền Nam.
Chú ý: chống tuyệt đối hoá, đề cao CMXHCN ở MB mà hạ thấp CMDTDCND ở
MN và ngược lại.
- Mục tiêu chung của hai chiến lược cách mạng:
Thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dung một nước VN hoà
bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, thiết thực tăng cường phe XHCN, bảo
vệ hòa bình ở Đông Nam á và thế giới
- Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Đây là điểm nhất quán của Đảng ta, vì:
* Từ bản chất, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
* Từ mục tiêu lý tưởng của Đảng.
* Phản ánh đúng quy luật của thời đại.
Nội dung:
* CMVN là một bộ phận trong phong trào giải phóng dân tộc, trong phe XHCN,
của phong trào đấu tranh vì HB, ĐLDT, DC và TBXH, đấu tranh chống CNĐQ, đứng
đầu là đế quốc Mỹ.
* Chống: Đề cao CMXHCN hạ thấp nhiệm vụ giải phóng dân tộc; tách rời mối

quan hệ hai chiến lược cách mạng.
- Ý nghĩa.
21


- Đường lối là cơ sở tạo nên sức mạnh tổng hợp kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại để giành thắng lợi.
- Đường lối là một sáng tạo độc đáo của Đảng Lao động Việt Nam, đóng góp cho
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; bổ sung và làm phong phú thêm kho tàng lý
luận Mác - Lênin về chiến tranh và cách mạng. Bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác
- Lênin, chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại dưới mọi hình thức.
- Có giá trị lý luận và thực tiễn trong công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng Cộng
sản và dân tộc Việt Nam.
Câu 25: Đồng chí đánh giá như thế nào về chủ trương tiến hành đồng thời
hai chiến lược cách mạng của Đảng ở Đại hội lần thứ II (1960)?
Tính cách mạng, khoa học, độc lập, sáng tạo trong hoạch định đường lối của
ĐH III.
* Đường lối cách mạng VN do ĐH III xác định là hoàn toàn đúng đắn, mạng tính
khoa học và cách mạng. Biểu hiện:
- Là sự vận dụng trung thành và sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin vào
thực tiển VN.
VD: Lý luận cách mạng không ngừng…
- Phù hợp với xu thế chung của thời đại và nguyện vọng của nhân dân hai miền,
phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc VN.
- Thể hiện đầy đủ tư tưởng của chính cương sách lược vắn tắt và luận cương chính
trị tháng 10.30 vào điều kiện mới đất nước tạm thời bị chia làm hai miền.
* Đường lối cách mạng VN do ĐH III xác định là sự thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và
tinh thần độc lập, tự chủ cao của Đảng ta.
- Đường lối được xây dựng trong khi phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
có những bất đồng sâu sắc về quan điểm, khủng khoảng lý luận trên những vấn đề

nguyên tắc chiến lược và sách lược cách mạng.
VD: Không nắm vững nguyên tắc hòa hoãn Mác xít, đưa ra quan điểm “chung sống
hòa bình” với CNĐQ. Mơ hồ về đấu tranh giai cấp, buông lỏng chuyên chính vô sản.
- Đã vượt qua sức ép lớn của một số nước lớn.
VD: Liên Xô – Khuyên “chung sống hòa bình”
Trung quốc – Khuyên nên đánh lâu dài, trường kỳ mai phục chờ thời cơ
“Một đốm lửa nhỏ…”
Đảng ta không nhất trí, độc lập sáng tạo đề ra đường lối cách mạng đúng đắn.
Nhưng cũng không gây ra sự bất đồng với cả Liên xô và Trung quốc, vẫn tranh thủ được
sự ủng hộ của họ.
* Đường lối cách mạng VN do ĐH III xác định là một sự sáng tạo độc đáo, chưa
có tiền lệ trong lịch sử - Biểu hiện:
22


- Vận dụng đúng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin và thực tiễn đất nước là một
sự sáng tạo ( sáng tạo trong vận dụng )
- Vận dụng sáng tạo độc đáo ở tầm phát minh, phát hiện mới, bổ sung làm phong
phú thêm lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin về cách mạng giải phóng dân tộc
( cách
mạng vô sản )
VD: Một Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng và giành
thắng lợi, chưa có tiền lệ trong lịch sử:
+ Năm 1951 - 1953 Mỹ xâm lược Triều tiên – Trung quốc đưa hơn 1 triệu quân
chí nguyện vào giúp Triều tiên chống Mỹ, giành những thắng lợi quan trọng nhưng đã
dừng lại ở vĩ tuyến 38, xây dựng CNXH ở Bắc Triều Tiên và thực hiện “thi đua hòa
bình”. Do đó, đến nay vẫn không thống nhất được hai miền Triều Tiên để đi lên CNXH
được.
+ 1945 Liên xô tấn công quân Đức đến sông Enbơ thì dừng lại, nước Đức bị chia
làm hai miềm với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau, thực hiện “thi đua hòa bình”

đến 1990 Cộng hòa dân chủ Đức sát nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức, phát triển theo
con đường TBCN.
c. Ý nghĩa của việc xác định đường lối cách mạng VN.
- Đường lối cách mạng VN do ĐH III đề ra đúng đắn là cơ sở tạo nên sức mạnh
tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giành thắng lợi trong cách
mạng XHCN ở MB và cách mạng DTDCND ở MN.
- Là kinh nghiệm sáng tạo độc đáo, đóng góp tích cực cho phong trào Cộng sản và
công nhân quốc tế, làm phong phú và hoàn thiện kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác Lê nin, bảo vệ sự trong sáng của lý luận Mác – Lê nin, chống chủ nghĩa cơ hội xét lại
dưới mọi màu sắc.
- Đường lối do ĐHIII xác định không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa hiện
thực sâu sắc trong công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng và hoạt động của mỗi đơn vị,
mỗi cá nhân. ( Tính độc lập, tự chủ sáng tạo trên nguyên tắc )
HCM: “ĐH lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới cho toàn Đảng, toàn dân ta
xây dựng thắng lợi CNXH ở MB và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà” ( Bế mạc
ĐH III của Đảng )
Câu 26: Phân tích những đặc trưng cơ bản của phương pháp cách mạng?
- Khái niệm về phương pháp cách mạng: Là một phạm trù lý luận chính trị chỉ
chung tất cả những hình thức hoạt động, cách thức tiến hành cách mạng mà chính đảng
của giai cấp vô sản sử dụng đưa đông đảo quần chúng tham gia tích cực vào phong trào
cách mạng nhằm thực hiện đường lối chính sách cách mạng, phương hướng mục tiêu
nhiệm vụ cách mạng.
- Đặc trưng của phương pháp cách mạng
23


* Phương pháp cách mạng thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa tính khoa học và tính
nghệ thuật.
- Tính khoa học trong phương pháp cách mạng là sự phản ánh việc nhận thức, vận
dụng quy luật khách quan, những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin về
phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản.

+ Năng lực nhận thức, vận dụng những quy luật khách quan, những nguyên lý phổ
biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để hình thành những phương pháp cách mạng thích hợp
với các hình thức đấu tranh linh hoạt khai thác hiệu quả cao nhất của phương pháp cách
mạng đó trong những điều kiện khách quan cụ thể.
+ Đó chính là nghệ thuật trong phương pháp cách mạng, Lênin chỉ rõ: “Đảng dân
chủ xã hội không tự bó tay mình lại, không hạn chế hoạt động của mình vào một kế
hoạch đã vạch sẵn hay theo một phương thức đấu tranh chính trị đã quy định trước,
Đảng dùng tất cả mọi phương pháp đấu tranh miễn là những phương pháp ấy phù hợp
với lực lượng sẵn có của Đảng và khiến cho đạt được kết quả tối đa trong những điều
kiện nhất định”.
- Tính nghệ thuật đòi hỏi các chính đảng phải có sự nhạy cảm sáng tạo, tinh tế,
quyết đoán trong vận dụng bám sát thực tế để kịp thời chuyển đổi hay đề ra phương
pháp cách mạng cụ thể.
Mối quan hệ tính khoa học và nghệ thuật là biện chứng hòa quyện với nhau trong
một thể thống nhất. Tính khoa học càng cao thì tính nghệ thuật càng cao và trong nghệ
thuật chứa hàm lượng khoa học. Vì vậy phải đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật.
- Kết hợp tính khoa học và nghệ thuật trong phương pháp cách mạng, đòi hỏi luôn
xuất phát từ thực tiễn hành động đúng quy luật khách quan, linh hoạt, sáng tạo, chống
mọi khuynh hướng chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan hoặc giáo điều,
rập khuôn máy móc, kinh nghiệm chủ nghĩa hoặc bảo thủ trì trệ, chậm đổi mới khi tình
thế cách mạng đã thay đổi.
* Phương pháp cách mạng thể hiện tính quần chúng sâu sắc.

24


Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Một phương pháp cách mạng được coi
là thích hợp khi nó phát huy, khai thác được sức mạnh phi thường và trí thông minh
sáng tạo trong đấu tranh cách mạng của đông đảo quần chúng nhân dân.
Lênin nói: “Cách mạng là ngày hội của những người bị áp bức, bóc lột không lúc

nào quần chúng nhân dân có thể tỏ ra là người tích cực, sáng tạo ra những trật tự xã hội
mới như trong thời kỳ cách mạng. Trong những thời kỳ như thế…, thì nhân dân có thể
làm được những kỳ công” .
Bởi vậy, quán triệt sâu sắc quan điểm quần chúng khi xác định phương pháp cách
mạng, đòi hỏi chính đảng vô sản không chỉ có năng lực đánh giá đúng các giai cấp, các
tầng lớp quần chúng cách mạng mà còn phải có năng lực sáng tạo nhiều hình thức tổ
chức, nhiều hình thức đấu tranh phong phú để tập hợp, phát huy sức mạnh của quần
chúng đông đảo trên trận tuyến đấu tranh cách mạng.
Ví dụ: Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: Lực lượng chủ yếu là công nông nhưng còn giai cấp khác đó là tư sản và tiểu tư sản Có sự vận dụng hiệu quả, có
hình thức tổ chức thế nào tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng tránh tả khuynh như
Cao trào 1930 - 1931: Tự phá địa hào, đào tận gốc, đốc tận dễ, đưa ra khỏi Đảng mọi
đảng viên, không chỉ riêng những người cộng sản.
* Phương pháp cách mạng thể hiện tính lịch sử, cụ thể.
Vì mỗi một phương pháp cách mạng chỉ phù hợp với điều kiện lịch sử nhất định,
mỗi khi cách mạng chuyển giai đoạn hay sang một thời kỳ mới phương pháp cách mạng
cũ không còn thích hợp mà phải thay đổi và phát triển. Ngay trong một thời kỳ cách
mạng cũng phải vận dụng cho phù hợp với điều kiện không gian, thời gian cụ thể.
Lênin nói: “Chủ nghĩa Mác nhất định đòi hỏi có quan điểm lịch sử khi xét vấn đề
hình thức đấu tranh. Đặt vấn đề đề ra mà không xét đến hoàn cảnh cụ thể, tức là không
hiểu những điều sơ đẳng về chủ nghĩa duy vật biện chứng… không xem xét tỷ mỷ một
phong trào nhất định, như vậy là hoàn toàn rời bỏ lập trường mác xít”.
Vì vậy khi xác định phương pháp cách mạng phải:
- Tính đến điều kiện lịch sử thế giới, trong nước, trong mối quan hệ biện chứng.
25


×