Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tieu luan quan tri những ma trận swat đề suất chiến lược cho ss galaxy S của ss electronic giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.04 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.

Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, văn hóa, xã hội trên phạm vi toàn thế
giới thì đối với mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi doanh nghiệp cũng cần xây dựng cho mình
một quan niệm, một chiến lược. Làm sao cho những giá trị, những điều mà chúng ta tạo
ra ngày hôm nay phải mang tính bền vững và có thể mang đến giá trị cho thế hệ mai sau
vì xã hội càng phát triển thì đòi hỏi của con người càng tăng, dân số tăng nhưng nguồn
lực thì lại có hạn nên việc quản trị mọi vấn đề theo một tầm chiến lược là một điều hết
sức quan trọng và cần thiết. Được thành lập từ năm 1938, với ngành nghề chính là chế
biến thực phẩm. Ngày nay Samsung trở thành một tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới.
Đặc biệt trong lĩnh vực điện tử- viễn thông Samsung đang ngày càng khẳng định được
vai trò và vị thế của mình đối với các đối thủ trong ngành. Có được những thành công và
danh tiếng như ngày hôm nay Samsung đã biết đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, nghiên
cứu thị trường, v.v.., để đề ra chiến lược phù hợp cho sự phát triển của tập đoàn. Đóng
vai là những nhà quản lý một trong những công ty con của công ty Samsung Electronics
nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Sử dụng ma trận SWOT để đề xuất chiến
lược cho Samsung Galaxy S của Samsung Electronics trong giai đoạn 2015- 2020”
2. Mục tiêu nghiên cứu.

Từ thực trạng hiện tại của thị trường smartphone nói chung và của smartphone Samsung
nói riêng nhóm chúng em sẽ rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của
smartphone Samsung điển hình là dòng Samsung Galaxy S và sử dụng ma trận SWOT đề
xuất chiến lược kinh doanh cho Samsung Galaxy S trong giai đoạn từ 2015 đến 2020.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Tổng quan thị trường điện thoại thông minh hiện nay, công ty Samsung Electronics và
dòng điện thoại thông minh Samsung Galaxy S mà điển hình là Samsung Galaxy S8 của
Samsung Electronics.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài chúng em sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và
tổng hợp số liệu.


Chương 1: Cơ sở lý luận, giới thiệu chung về công ty Samsung electronics và
dòng smartphone Samsung Galaxy S.
1.1.
Cơ sở lý luận.
1.1.1. Các định nghĩa.


-

Tầm nhìn: Là một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra của một tổ
chức trong tương lai. Tầm nhìn gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát vọng của

-

tổ chức về những điều mà nó muốn đạt tới.
Chiến lược: Là tổng thể các sự lựa chọn có gắn bó chặt chẽ với nhau và các biện pháp
cần thiết nhằm thực hiện một tầm nhìn của doanh nghiệp và tạo ra giá trị kinh tế bền
vững trong một bối cảnh thị trường nhất định.
1.1.2. Ma trận SWOT.
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển
4 loại chiến lược: (1) Chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO); (2) Chiến lược điểm yếu – cơ
hội (WO); Chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST); và Chiến lược điểm yếu – nguy cơ
(WT)
(1) Chiến lược SO
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận dụng những
cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của họ ở vào vị trí mà
những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố
của môi trường bên ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi các chiến lược WO,
ST hay WT để có thể ở vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi doanh
nghiệp có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở thành

những điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe doạ quan trọng thì nó
sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
(2) Chiến lược WO
Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ
hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn tại, nhưng doanh nghiệp có
những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội này.
(3) Chiến lược ST
Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm đi ảnh
hưởng của những mối đe doạ bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức hùng
mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe doạ từ bên ngoài.
(4) Chiến lược WT
Là các chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi
những mối đe doạ từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe doạ bên ngoàii và
những điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hoàn cảnh không an toàn chút


nào. Trong thực tế, một tổ chức như vây phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi
tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào
mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét
vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác. Cần thực tế chứ không khiêm
tốn. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn,
nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy
trìh sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để
tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm
gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn
thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn
mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ

hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm
vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động
cuat công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang...,
từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các
ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không.
Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội
nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng.
- Threats: Những trở ngại đang phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi
đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ
có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có
yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần
phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
1.2. Giới thiệu chung về công ty Samsung electronics
1.2.1. Lịch sử hình thành.


- Samsung Electric Industries được thành lập năm 1969 ở Suwon, Hàn Quốc. Các sản
phẩm thời kì đầu là điện tử thiết bị điện gia dụng bao gồm truyền hình, máy tính, tủ lạnh,
máy lạnh và máy giặt. Năm 1970, Samsung Group thành lập các công ty con khác,
Samsung-NEC, gia nhập với NEC Corporation của Nhật Bản để sản xuất thiết bị gia
dụng và thiết bị nghe nhìn. Năm 1974, tập đoàn mở rộng sang kinh doanh bán dẫn mua
lại từ Korea Semiconductor, một trong những công ty sản xuất chip đầu tiên trong cả
nước vào thời điểm đó. Việc mua lại Korea Telecommunications, một nhà sản xuất hệ
thống chuyển mạch điện tử, đã hoàn thành vào đầu những năm 1980.
- Năm 1981, Samsung Electric Industries sản xuất hơn 10 triệu truyền hình trắng đen.
Vào tháng 2 năm 1983, người thành lập Samsung, Lee Byung-chull, thông báo đặt tên lên
"Tokyo declaration", và ý định của ông là Samsung sẽ trở thành một nhà cung cấp
DRAM (bộ truy cập ngẫu nhiên động). Một năm sau, Samsung trở thành công ty thứ ba
trên thế giới phát triển 64kb DRAM. Năm 1988, Samsung Electric Industries sát nhập với
Samsung Semiconductor & Communications tạo thành Samsung Electronics.

- Samsung Electronics phát hành điện thoại di động đầu tiên vào năm 1988, ở thị trường
Hàn Quốc. Doanh thu bán ra thấp và đầu những năm 1990 Motorola tổ chức thị phần lên
đến 60% vào thị trường di động tại quốc gia này so với 10% của Samsung. Bộ phân điện
thoại di động của Samsung cũng phải đấu trang với chất lượng và sản phẩm kém mãi đến
giữa những năm thập kỉ 90 và thoát khỏi lĩnh vực này là một vấn đề thảo luận thường
xuyên trong công ty.
1.2.2. Tầm nhìn.
- Tầm nhìn của Công ty Điện tử Samsung trong thập kỷ mới đã được nêu rõ trong tuyên
ngôn “Thấu hiểu Thế giới, Kiến tạo Tương lai”.
- Tầm nhìn này được phản ánh trong cam kết của Công ty Điện tử Samsung trong việc
khơi nguồn cảm hứng cho cộng đồng, dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công
nghệ mới” – “Sản phẩm mới” và “Giải pháp sáng tạo” và trong việc quảng bá những giá
trị này của Samsung đến với ba nhân tố chính trong mối quan hệ cốt lõi của Samsung –
Ngành công nghiệp, Đối tác và Nhân viên. Thông qua những nỗ lực này, Samsung hy


vọng sẽ tiếp tục xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cũng như những kinh nghiệm sống
phong phú hơn cho tất cả mọi người.
-Samsung đã vạch ra một kế hoạch cụ thể để có thể đạt mức doanh thu 400 tỉ USD và trở
thành một trong năm thương hiệu hàng đầu trên thế giới đến năm 2020. Để đạt mục đích
này, Samsung đã xác định 3 phương pháp chiến lược trong việc quản lý, đó là “Sáng
tạo”, “Quan hệ đối tác” và “Tài năng”.
1.2.3. Thị phần và doanh thu.
- Theo báo cáo cung cấp bởi Counterpoint được androidheadlines đăng tải thì Samsung
hiện là hãng smartphone đứng đầu tại châu Á, Mỹ Latin, châu Âu, Trung Đông/châu Phi
với thị phần trên thị trường smartphone toàn cầu lên tới 17,7% Q4/2016. tại thị trường
châu Á chúng ta thì Samsung tuyên bố hiện đang chiếm 12.1%. Tại thị trường Mỹ thì
hãng tạm xếp sau đối thủ Apple.
- Doanh thu năm 2016 của Samsung trong quý tư đạt 47.82 nghìn tỉ won (tương đương
42 tỉ USD), giảm 3.87 nghìn tỉ won (tương đương 3,5 tỉ USD) so với cùng kỳ, trong khi

lợi nhuận hoạt động của quý là 5,20 nghìn tỉ won (tương đương 4,6 tỉ USD), giảm 2.19
nghìn tỉ won (tương đương 2 tỉ USD) so với cùng kỳ. Dưới đây là bảng thống kê doanh
số và thị phần một số hãng smartphone trên thế giới quý 4 năm 2016.


1.3.

Giới thiệu về dòng smartphone Samsung Galaxy S.

Là một dòng điện thoại thông minh tiêu biểu cho smartphone của Samsung bao
gồm các đời:
-

Samsung Galaxy S: Được phát hành lần đầu vào tháng 6 năm 2010, Samsung
Galaxy S lúc đó còn là lính mới và là nỗ lực đầu tiên mà hãng Samsung muốn
cạnh tranh với iPhone. Galaxy S có màn hình Super AMOLED 4 inch với độ phân
giải 800x 480, chip Hummingbird 1GHz và RAM chỉ 500MB. Máy có camera
chính 5 megapixel ở mặt sau và chỉ 0,3 megapixel ở mặt trước. Samsung Galaxy S
là nền móng quan trọng đầu tiên trong lịch sử phát triển của dòng điện thoại cao

-

cấp Galaxy S series.
Samsung Galaxy S II: Được phát hành vào tháng 4 năm 2011 với màn hình tương
tự như người tiền nhiệm. Tuy nhiên chiếc điện thoại này vẫn đạt được doanh số
bán hàng ấn tượng, khi chỉ 5 tháng đã bán được hơn 10 triệu chiếc trên toàn thế
giới. Ở thời điểm đó, Galaxy S II được cho là chiếc điện thoại mỏng nhất thế giới
với độ dày 8,49 mm, đi kèm chip xử lý hai nhân tốc độ 1,2GHz, RAM 750MB, cả
camera chính và phụ đều được nâng cấp với 8 megapixel và 2 megapixel tương
tứng.



-

Samsung Galaxy S III: ra mắt vào tháng 05 năm 2012. Tại thời điểm ra mắt
Galaxy S III sở hữu màn hình 5 inch và là một trong số ít smartphone sở hữu màn
hình độ phân giải cao HD. Độ phân giải 1280 x 720 pixel ở thời điểm đó được
đánh giá là một cuộc cách mạng, máy chạy Android 4.0 Ice Cream với bộ xử lý lõi
kép Snapdragon S4 tốc độ 1,5 GHz, RAM 2GB. Ngoài ra Galaxy S III cũng có

-

phiên bản quốc tế sở hữu vi xử lý lõi tứ Exynos và RAM chỉ 1GB.
Samsung Galaxy S4: máy đi kèm với rất nhiều thay đổi quan trọng và là bản nâng
cấp lớn với màn hình 5 inch độ phân giải Full HD, vi xử lý lõi tứ 1,9GHz với bộ
nhớ RAM 2GB. Tính năng chụp hình được nâng cấp mạnh mẽ với camera chính

-

độ phân giải tăng lên tới 13 megapixel.
Samsung Galaxy S5: Đến tháng 4 năm 2014, Samsung ra mắt S5 với màn hình có
độ phân giải Full HD tương tự như người tiền nhiệm, nhưng kích thước lớn hơn
5,1 inch. Thiết kế của máy khôn thay đổi nhiều so với S4, nhưng quan trọng là
Galaxy S5 đã được trang bị tính năng chống bụi và chống nước. Máy sở hữu bộ xử
lý lõi tứ 2,5GHz với RAM 2GB. Camera phía sau tiếp tục được cải tiến một lần

-

nữa với độ phân giải tăng lên 16 megapixel.
Samsung Galaxy S6: Ra mắt vào tháng 4 năm 2015, bản nâng cấp Galaxy S6 đánh

dấu một cuộc cách mạng toàn diện cả về thiết kế cho đến phần cứng. Đây cũng là
thiết bị đầu tiên được Samsung tung ra tới hai lựa chọn trong cùng một dòng sản
phẩm. Vỏ nhựa truyền thống của dòng Galaxy S đã được thay thế hoàn toàn bằng
chất liệu thủy tinh và kim loại, xứng tầm phân khúc cao cấp hơn. Đáng chú ý bên
cạnh bản màn hình phẳng Galaxy S6 thì biến thể S6 Edge sở hữu màn hình cong,
đây là thiết kế xuất hiện lần đầu trên điện thoại Samsung và trong toàn ngành công

-

nghiệp điện thoại thông minh.
Samsung Galaxy S7: Tương tự như với Galaxy S6, bản nâng cấp Galaxy S7 được
công bố vào tháng 2 năm 2016 và cũng có hai biến thể khác nhau. Màn hình 5,1
inch với độ phân giải QHD tiếp tục được duy trì cho bản màn hình phẳng S7,
nhưng S7 Edge được tăng kích thước lên 5,5 inch. Thiết kế của Galaxy S7/S7
Edge so với người tiền nhiệm là không thay đổi nhiều, nhưng máy được trang bị
camera chính 12 megapixel Dual Pixel chụp ảnh tốt hơn nhiều, đi kèm vi xử lý

-

mạnh hơn.
Mới đây Samsung vừa cho ra mắt Samsung Galaxy S8 với sự hứa hẹn cải tiến về
kiểu dáng, tính năng và cấu hình.


Chương 2: Phân tích ma trận SWOT và đề xuất chiến lược cho Samsung
Galaxy S trong giai đoạn 2015- 2020.
2.1. Phân tích ma trận SWOT.
2.1.1. Điểm mạnh (Strengths).
- Samsung Galaxy của Samsung đang chiếm lĩnh thị trường lớn: Năm 2016
Samsung chiếm 20,8% thị phần trên thị trường smartphone thế giới, ba tháng cuối

năm 2016 samsung thông báo đã bán được 77.5 triệu chiếc smartphone mang lai
doanh thu hơn 42 tỷ USD trong đó thu lợi nhuận lên đến 4,6 tỷ USD trong khi đó
những tên tuổi lớn trong làng smartphone như LG, HTC, Google, Sony,…đều
chưa có lợi nhuận thu về được như mong đợi. Điển hình là LG đối thủ có cùng quê
hương vs Samsung, cũng chỉ thu về 1% lợi nhuận so với lợi nhuận chung của thị
trường. Từ đó ta thấy được sự thống trị kiên định của Samsung trên thị trường
smartphone.
- Có một hệ sinh thái riêng mạnh mẽ: Samsung đã tận dụng các sản phẩm của
mình để tạo ra một loạt thiết bị đeo khác nhau và liên kết lại thành một hệ sinh thái
công nghệ mang tên Galaxy. Chiếc kính thực tế ảo Gear VR mở ra một tương lai
tốt đẹp đối với công nghệ thực tế ảo. Ngoài ra, Gear 360 có thiết kế độc đáo hình
cầu với ống kính mắt cá kép chụp góc rộng và quay phim 360 độ. Cuối cùng là
Gear S2, Gear S3 mẫu smartwatch thực hiện các chức năng như đo lường theo dõi
sức khỏe như đo nhịp tim, theo dõi bước chân, tin tức hay giải trí, nhưng quan
trọng nhất là có khả năng tương tác với Galaxy S để trở thành những người bạn
đồng hành.
- Samsung Galaxy S luôn được Samsung đầu tư R&D, liên tục cải tiến về kiểu
dáng, cấu hình cũng như những tính năng mới. Qua mỗi dòng Samsung Galaxy S
người tiêu dùng lại được trải nghiệm những tính năng mới như chụp hình dưới
nước, độ phân dải của camera càng ngày càng tăng, vỏ ngoài bằng nhựa cũng dần
được thay thế bằng vỏ kim loại.
2.1.2. Điểm yếu (Weaknesses).
- Phụ thuộc nhiều vào phần mềm của đối tác khác: Tất cả thiết bị di động của
Samsung đều chạy Android, đó là hệ điều hành mà hầu hết các hãng đối thủ ngoại
trừ Apple đang sử dụng để chạy máy tính bảng và thiết bị cầm tay di động của họ.
Samsung đã cố gắng thêm nhiều giá trị riêng vào nền tảng Android trên các thiết
bị của họ qua lớp giao diện người dùng UI và các tính năng bảo mật khác. Nhưng


cũng giống như các hãng đối thủ khác, hãng này phải dựa vào Google để cải tiến

phần lõi của hệ điều hành. Samsung không có quyền về những gì phải thực hiện
hay về thời hạn ra mắt các tính năng mới trong các phiên bản nâng cấp của hệ điều
hành này. Samsung không thể kiểm soát được là lợi nhuận từ ứng dụng Android
hay quảng cáo. Rõ ràng là 90% lợi nhuận từ quảng cáo bán trên thiết bị Android
của Samsung thuộc về Google, trong khi Samsung chỉ nhận được một tỉ lệ 10%
nhỏ nhoi của phần chi phí này. Hãng hầu như không hưởng được thu nhập từ
quảng cáo vì Google đã kiểm soát dòng tiền này qua cửa hàng trực tuyến Google
Play. Mỗi hãng cung cấp đều có cơ hội xây dựng cửa hàng ứng dụng riêng cho
mình để kiếm doanh thu, nhưng đây thường không phải là nguồn thu nhập chính.
- Giá bán khá cao so với đối thủ cạnh tranh: Không ngạc nhiên khi Galaxy S8/S8
Plus có giá khởi điểm khá cao là 750 USD và 850 USD( tương đương 17 triệu và
19,3 triệu)(giá dự kiến ở Việt Nam là 18 tiệu và 21 triệu). Đây là mức giá tương
đương với iPhone 7 plus. (điều mà một số người dùng Android đôi khi mang ra
đùa cợt với người dùng Apple). Măc dù đồ khuyến mãi khá hấp dẫn nhưng mức
giá này vẫn được đánh giá là khá cao. Tai nghe AKG giá 100 USD đi kèm với
máy cũng là một yếu tố khiến giá máy bị đội lên. Ngoài ra, SAMSUNG còn cho ra
Galaxy S8 Plus RAM 6 GB có giá trên 1.000 USD: (Mặc dù Gã khổng lồ công
nghệ đến từ xứ sở kim chi vẫn chưa công bố giá bán, nhưng nhiều nguồn tin suy
đoán rằng nó có thể sẽ cao hơn 150 USD (khoảng 3.4 triệu) so với tùy chọn RAM
4 GB bộ nhớ trong 64 GB, tức là giá sẽ rơi vào khoảng 1.000 USD) (tương đương
22.7 triệu. Hiện Samsung mới chỉ bán tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
2.1.3. Cơ hội (Opportunities).
- Thị trường smartphone là một thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng, liên tục tăng
trưởng cao và dự kiến tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
- Samsung có vị thế thống trị kiên định trên thị trường: Suốt 4 năm qua, apple và
Samsung đã nắm giữ hơn 100% lợi nhuận hoạt động trong số các nhà sản xuất
thiết bị cầm tay và điện thoại thông minh cao cấp của nền công nghiệp
smartphone. Samsung là hãng điện thoại đứng đầu tại các khu vực: châu Á, châu
Âu, Trung Đông/châu Phi.
- Sự trung thành với dùng Apple đang giảm dần 88% người Mỹ sử dụng Iphone có

kế hoạch mua một bản Iphone khác (so với mức 93% năm ngoái). Ở Tây Âu tỷ lệ
hiện tại là 75% trong khi một năm trước là 84%.


2.1.4. Thách thức (Threats).
- Đối thủ cạnh tranh đến từ phương Đông đang bành trướng: Bên cạnh apple,
Samsung còn có nguy cơ bị cạnh tranh bởi các hãng điện thoại thông minh đến từ
trung quốc đang bành trướng như Huawei, HTC,oppo, xiaomi ,… với tính năng và
chất lượng sản phẩm không kém gì smartphone của Samsung nhưng giá bán lại rẻ
hơn so với smartphone của Samsung. Năm 2016 là một năm thành công của các
hãng smartphone Trung Quốc, khi mà Oppo và Huawei đều vượt mặt Samsung để
nắm giữ vị trí số 1 và số 2 tại thị trường này. Tuy nhiên chưa dừng lại ở đó, Oppo
tiếp tục cho thấy tham vọng muốn thống trị cả thị trường đông dân thứ 2 thế giới
đó chính là Ấn Độ.
- Yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao: Cùng với sự phát triển không ngừng
của công nghệ thì yêu cầu về chất lượng cũng như tính năng smartphone từ phía
người tiêu dùng ngày càng cao, họ đòi hỏi phải có những cải tiến mang tính đột
phá, sáng tạo trong sản phẩm smartphone đây là một thách thức không nhỏ đối với
những nhà sản xuất điện thoại thông minh trên thế giới.


Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trên nhóm chúng em xin
đưa ra ma trận SWOT như sau:

MT bên ngoài

MT bên trong

Điểm mạnh (S):
-S1: Chiếm lĩnh thị

phần lớn.
-S2: Hệ sinh thái riêng
mạnh mẽ.
-S3: Được chú trọng cải
tiến, phát triển.
Điểm yếu (W):
-W1: Phụ thuộc vào
phần mềm của đối tác.

Cơ hội (O):
-O1: Thị trường
smartphone rộng lớn.
-O2: Vị thế thống trị kiên
định.
-O3: Apple thất thế.

Thách thức (T):
-T1: Đối thủ cạnh tranh
phương Đông.
-T2: Yêu cầu người tiêu
dùng ngày càng cao

-S1+O1+O2: Giữ gìn và
phát huy.
-S2+S3+O3: Tiếp tục duy
trì và nghiên cứu phát
triển.

-S1+T1: Tăng cường
quảng bá và nghiên cứu

phát triển sản phẩm.
-S2+S3+T2: Duy trì và
liên tục nghiên cứu cải
tiến.

-W1+O2: Nghiên cứu và
phát triển sản phẩm.
-W2+O1+O2+O3: Đẩy

-W2+T1: Quảng bá và
nghiên cứu phát triển sản
phẩm.


-W2: Giá bán khá cao.

mạnh quảng cáo sản
phẩm.

-W1+T2: Nghiên cứu ra
một hệ điều hành độc
quyền.

Kết luận
Trên đây là một vài chiến lược nhóm chúng em đề xuất cho Samsung Galaxy S
của Samsung Electronics trong giai đoạn 2015-2020. Đưa ra chiến lược chiến lược
phát triển là một chuyện và việc tìm kiếm áp dụng các nguồn lực để thực hiện
chiến lược đó là một chuyện khác.




×