Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

GIỚI THIỆU tác PHẨM ĐƯỜNG CÁCH MẠNG CHUYÊN đề GIẢNG SAU đại học, LỊCH sử ĐẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.44 KB, 27 trang )


I.

GIỚI THIỆU TÁC PHẨM: “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH”

Tác phẩm Đường cách mệnh là kết quả tập hợp những bài giảng của
đồng chí Nguyễn Ái Quốc dùng trong các lớp huấn luyện của Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào những năm 1925,
được Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông tập hợp, in thành quyển
sách Đường cách mệnh vào năm 1927.
Từ đó Đường cách mạng trở thành “cẩm nang” cho cán bộ, đảng viên
học tập, truyền bá lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào yêu nước,
phong trào công nhân Việt Nam.
Tác phẩm được in trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Nxb CTQG. Hà
Nội 1995, tr.259 – 318.

1. Hoàn cảnh lịch sử xuất hiện tác phẩm
Trên thế giới, sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mở ra thời
đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Thời đại mới đã mở đường cho phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc của các dân tộc thuộc địa trong đó có Việt Nam. Chủ nghĩa đế quốc
tìm mọi cách để bưng bít, xuyên tạc, bóp méo thành quả Cách mạng Tháng
Mười Nga. Ngay cả trong Quốc tế Cộng sản cũng có những đánh giá chưa
thống nhất về ý nghĩa của cuộc Cách mạng này. Lênin đã viết sách khẳng
định ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga và phê phán xu hướng tả
khuynh nói trên .
Quốc tế Cộng sản ra đời (tháng 3 năm 1919) đã làm thay đổi nhận thức
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, góp phần rất tích cực làm
cho cuộc đấu tranh của công nhân quốc tế diễn ra sôi nổi; hàng loạt các đảng



cộng sản ra đời ở các nước tư bản và xuất hiện xu hướng thành lập các đảng
cộng sản công nhân ở các nước thuộc địa.
Đại hội II của Quốc tế Cộng sản – năm 1920 thông qua “Luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, đã góp phần không nhỏ làm cho vị
trí và vai trò cách mạng ở các nước thuộc địa được khẳng định và thúc đẩy
phát triển.
Ở các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc lên cao nhưng vẫn đang bế tắc về đường lối, chưa có đảng
cộng sản lãnh đạo. Nhu cầu chuẩn bị tiền đề cần thiết cho cách mạng giải
phóng dân tộc đã đặt đã bức xúc. Phong trào yêu nước và phong trào công nhân
giai đoạn 1919 – 1926 có những bước phát triển mới, như phong trào bãi công của
công nhân Ba Son (8/1925); sự ra đời tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng
đồng chí hội (6/ 1925); Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927)…
Do bế tắc về đường lối các phong trào đấu tranh đó đều thất bại dẫn đến sự
khủng hoảng tâm lý của các thế hệ người Việt Nam yêu nước. Phan Bội Châu,
Huỳnh Thúc Kháng quay về với tư tưởng ẩn dật, chờ thời. Thế hệ thanh niên
hăng hái, hăm hở lập nhiều tổ chức cách mạng: Tâm tâm xã, Hưng Nam
nhưng tôn chỉ mục đích không rõ ràng. Quần chúng nhân dân, do không chịu
sống kiếp nô lệ nên tập hợp nhau lại vùng lên đấu tranh tự phát, bị kẻ thù đàn
áp đẫm máu. Các khuynh hướng cơ hội phản động, các tổ chức thân Pháp núp
dưới danh nghĩa “ Cách mệnh” nảy nở ngày càng nhiều như Đảng Lập Hiến
của Bùi Quang Chiêu… tất cả đều có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng.
Từ những lí do đó cho phép và đòi hỏi phải có lý luận mới để giải phóng dân
tộc Việt Nam.
Sau Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc về nước trực
tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Tháng 6 năm 1925 Nguyễn Ái
Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Hội là tập hợp những tri


thức yêu nước, đây là lực lượng cách mạng ưu tú, nòng cốt trong truyền bá

chủ nghĩa Mác – Lênin, nòng cốt trong xây dựng các tổ chức tiền thân của
Đảng sau này. Tất cả những việc làm đó của Nguyễn Ái Quốc đều hướng tới
chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu khách quan đó, Nguyễn Ái Quốc năm 1920 bắt gặp sơ
thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin đã tìm ra con
đường giải phóng dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở đã tiếp thu được chủ nghĩa
Lênin và nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam để giác ngộ giai
cấp công nhân, nhân dân Việt Nam về con đường cách mạng Việt Nam, mà
trực tiếp là chuẩn bị các tiền đề tư tưởng, chính trị, tổ chức để thành lập Đảng
Công sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã trực tiếp chuẩn bị
các tiền đề cần thiết này.
Những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc dùng trong các lớp huấn
luyện của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Quảng Châu (Trung Quốc)
vào những năm 1925, được tập hợp thành quyển sách “Đường cách mệnh”
đáp ứng kịp thời yêu cầu đó.

2. Kết cấu và tư tưởng cơ bản của tác phẩm:
Tác phẩm dài 61 trang (từ trang 257 đến trang 318) được trình bày 15
chương, mỗi chương là một nội dung, một chủ đề tương đối độc lập trong một
bài giảng (Tư cách người cách mệnh; Vì sao viết sách này?; Cách mệnh; Lịch
sử cách mệnh Mỹ; Cách mệnh Pháp; Lịch sử cách mệnh Nga; Quốc tế; Phụ
nữ quốc tế; Công nhân quốc tế; Cộng sản thanh niên quốc tế; Quốc tế giúp
đỡ; Quốc tế cứu tế đỏ; Cách tổ chức Công hội; Tổ chức dân cày; Hợp tác xã).
Tư tưởng cơ bản của tác phẩm Đường cách mệnh giảng dạy những vấn
đề cốt lõi của chủ nghĩa Mác- Lênin, trên cơ sở đó, xác định, truyền bá đường
lối cứu nước vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân, góp phần vào


xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân, tiến tới đấu tranh giành chính

quyền, giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi sự xâm lược, đô hộ của thực dân
Pháp, xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, độc lập, tự do, hạnh
phúc.

3. Những nội dung lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội khoa học
trong tác phẩm:
Tác phẩm đề cập nhiều vấn đề rất cơ bản, cốt lõi nội dung của chủ
nghĩa Mác – Lênin, dưới góc độ chính trị – xã hội có thể khái quát những nội
dung chính sau:
Thứ nhất, tác phẩm luận giải rõ ràng, dễ hiểu về cách mạng và con
đường cách mạng Việt Nam
Trong “Đường cách mệnh” Nguyễn Ái Quốc đã luận giải nội dung cơ
bản của giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng giải phóng dân tộc và cách
mạng vô sản.
Người đi thẳng vào bản chất “cách mệnh”. Người nói: văn chương cụt
cằn “văn chương và hy vọng sách này là chỉ trong hai chữ “Cách mệnh! Cách
mệnh!!Cách mệnh!!!” (tr. 262).
Vì theo Người hiện tại còn nhiều quan điểm nhận thức không đúng về
cách mệnh: “Lý luận và lịch sử cách mệnh có nhiều sách lắm. Pháp nó sợ nên
nó cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem cho nên đồng bào ta đối với hai chữ
cách mệnh còn lờ mờ lắm” (tr.261)..
Nguyễn Ái Quốc đã lập luận chặt chẽ, luận giải một cách ngắn gọn, rõ
ràng, dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức của quần chúng nhân dân về
“cách mệnh”:
Theo Người “Cách mệnh” là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi
ra cái tốt. Cách mạng không thể thực hiện bằng con đường cải lương mà chủ


yếu bằng giải pháp là cách mạng bạo lực, Người cũng đã phê phán những
quan điểm và nhận thức sai trái.

Nguyễn Ái Quốc cũng luận giải và chỉ ra các loại hình cách mạng: Tư
bản cách mệnh - cách mạng tư sản (cách mạng Mỹ; cách mạng Pháp); dân tộc
cách mệnh - cách mạng giải phóng dân tộc (cách mạng Ý; Áo); Giai cấp cách
mệnh - cách mạng vô sản (cách mạng Nga).
Người chỉ rõ nguyên nhân của cách mạng tư sản, cách mạng giải phóng
dân tộc, cách mạng vô sản, xét đến cùng là do áp bức, bóc lột của giai cấp
thống trị, mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà, đòi hỏi phải giải quyết bằng
cách mạng xã hội
Từ những vấn đề chung đó, Người đi sâu vào những vấn đề cấp thiết
của cách mạng Việt Nam.
Về mục tiêu của cách mạng Việt Nam; khảo sát các cuộc cách mạng:
cách mệnh Mỹ (1776); cách mệnh Pháp (1789); cách mệnh Nga, Nguyễn Ái
Quốc khẳng định: cách mạng Việt Nam phải theo Cách mạng Tháng Mười
Nga năm 1917: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành
công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc,
tự do, bình đảng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc
Pháp khoe khoang bên An Nam. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản,
địa chủ rồi, lại ra sức cho công, nông các nước và các dân tộc bị áp bức các
thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả các đế quốc chủ nghĩa và tư bản
trong thế giới” (tr. 280).
Cách mạng Việt Nam không giống như cách mạng Mỹ (1776), cách
mạng Pháp (1789), mà phải đánh đổ giai cấp áp bức mình - thực dân xâm
lược, phong kiến, tư sản phản động, cách mệnh phải làm cho đến nơi – cách
mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều chớ để trong tay một bọn ít
người.


Để đi theo cách mạng Tháng Mười, cần phải xây dựng được một Đảng
kiên trung, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nòng cốt. Người chỉ ra vai trò của
cách mạng Tháng Mười đối với cách mạng nước ta: “Cách mệnh Nga dạy cho

chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông)
làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất.
Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” (tr.280).
Như vậy, trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: phương hướng
cơ bản của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc xâm lược, phong
kiến phản động để giải quyết vấn đề dân tộc, dân chủ. Người đã đặt cách
mạng Việt Nam vào phạm trù, quỹ đạo của cách mạng vô sản nghĩa là làm
cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Về lý do cách mạng bùng nổ: Nhận thức rõ về tính chất, mâu thuẫn của
cách mạng Việt Nam, kẻ thù của cách mạng Việt Nam, từ đó đi đến nhận thức
về yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam.
Lực lượng cách mạng: Người luận giải cách mạng Việt Nam do chính
quần chúng nhân dân đồng tâm hợp lực đứng lên để giải phóng mình. Lực
lượng quần chúng đông đảo nhưng phải dựa trên nền tảng liên minh công
nông, lấy công- nông làm gốc: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò,
nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng
công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn của cách mênh thôi” (tr.266).
Bên cạnh đề cập đến vai trò của liên minh công nông trong khối đại
đoàn kết dân tộc, Người còn nêu lên: Muốn đoàn kết thì phải làm gì? “Muốn
phát huy được phải giáo dục, giác ngộ cho quần chúng biết được tác hại do
chính sách ngu dân của bọn đế quốc phong kiến. Phải giảng lý luận cách
mạng, làm cho phong trào cách mạng trở nên tự giác, chứ không phải tự phát,
cách mệnh phải có chiến lược, sách lược đúng”. Phải tuyên truyền mở rộng


tầm nhìn của quần chúng nhân dân, không chỉ tình hình trong nước mà còn ở
cả phạm vi quốc tế, nhận thức rõ ai là bạn, ai là thù.
Về tính chất của cách mạng: Người đặt ra câu hỏi: “Cách mệnh khó
hay dễ"? Cách mạng là sự nghiệp khó khăn nhưng nếu biết đúng thì làm
được: “sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó,

nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hợp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì
không khó” (tr. 267).
Về phương pháp cách mạng: cách mệnh Việt Nam phải được tiến hành
bằng con đường cách mạng bạo lực. Bạo lực cách mệnh giành thắng lợi phải
là bạo lực của quần chúng nhân dân. Trong tác phẩm. Người khẳng định, vấn
đề có tính chân lý: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng
không chống lại được”.
Người phê phán các trào lưu manh động, bạo động: Cách mệnh không
phải là bạo động, ám sát làm liều của một cá nhân nào đó: “ám sát là làm liều
và kết quả ít, và giết thằng này còn thằng khác, giết sao cho hết? Cách mệnh
thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ các giai cấp áp bức mình,
chứ không phải nhờ năm ba người giết hai ba anh vua, chín mười anh quan
mà được”.
Cũng từ rất sơm, Người đã xác định rõ mối quan hệ cách mệnh Việt
Nam với cách mệnh thế giới: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong
cách mệnh thế giới”. Cách mệnh Việt Nam và cách mệnh thế giới có mối
quan hệ chặt chẽ, đây là mối quan hệ giữa cách mệnh thuộc địa với cách
mệnh chính quốc. Trong tác phẩm nêu rõ: “Cách mệnh An Nam với cách
mệnh Pháp phải có liên lạc với nhau”. Thông qua giới thiệu các tổ chức quốc
tế, Người khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng Việt Nam với
cách mạng thế giới: “Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những


đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư sản và đế quốc chủ nghĩa ”;
Đồng thời nhấn mạnh vai trò tự lực không trông chờ ỷ lại.
Nhiều lần Người nhấn mạnh luận điểm: Cách mạng trước hết phải có
đảng cách mạng, để thực hiện vai trò: trong thì vận động, tổ chức quần chúng,
ngoài thì liên lạc với quốc tế; đảng có vững thì cách mạng mới thành công.
Thứ hai, về vấn đề Đảng Cộng sản
Người chỉ rõ sự cần thiết phải thành lập Đảng: trước hết, do vai trò quan

trọng của Đảng đối với phong trào yêu nước, phong trào công nhân Việt Nam
Đảng ra đời nhằm: “để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc
với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” (tr. 267 - 268). Đảng được ví như
“người cầm lái”, “trí khôn” của con người, “bàn chỉ nam” định hường conm tàu.
Do đó, cần phải thành lập đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào công nhân Việt
Nam. Cách mệnh Việt Nam muốn thắng lợi nhất thiết phải có đảng cách mệnh
lãnh đạo.
Người cũng xác định yêu cầu hệ tư tưởng của đảng: Đảng cách mệnh
phải có lý luận tiên phong, phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, kim
chỉ nam cho mọi hành động của mình; Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt:
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải
hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy ” (tr. 268) Chủ nghĩa chắc chắn nhất là
chủ nghĩa Lênin. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”
(tr.268).
Từ kinh nghiệm của cách mạng Tháng Mười, Người khẳng định rõ hơn
là phải xây dựng được một đảng kiên trung, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm
nòng cốt. Người chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách
mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững
bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ


nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” (tr.280). Sau này trong nhiều tác phẩm, Hồ Chí
Minh tiếp tục đề cập nhiều vấn đề quan trọng, cốt lõi về Đảng Cộng sản Việt
Nam – Đảng cầm quyền, mà cốt lõi là đảng phải là trí tuệ, đạo đức, quang
vinh, để lãnh đạo giai cấp công nhân, dân tộc Việt Nam giữ vững độc lập dân
tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội
Thứ ba, Người giới thiệu các tổ chức Quốc tế và mối quan hệ của nó
Giới thiệu về Quốc tế III (Đệ tam quốc tế): Người bàn về khái niệm,
thời gian thành lập, mối quan hệ với Quốc tế I và Quốc tế II, cách thức tổ

chức, vai trò của nó với cách mạng Việt Nam.
Phụ nữ quốc tế: Nguyên nhân thành lập, lịch sử, cách tổ chức của
Phụ nữ quốc tế.
Công nhân quốc tế: Người đề cập về lịch sử, kết quả các phong trào,
các tên gọi khác của các tổ chức công nhân; mối quan hệ Công nhân quốc tế
với cách mạng Việt Nam.
- Công sản Thanh niên quốc tế: Người đề cập khái niệm, cách tổ chức,
mối quan hệ của nó với đảng cộng sản.
- Quốc tế giúp đỡ: Người đề cập khái niệm, lấn tiền ở đâu?, vai trò của nó
với cách mệnh.
- Quốc tế cứu tế đỏ: Người đề cập thực chất, thời gian thành lập, cách
thức giúp đỡ, cách mệnh Việt Nam nên tham gia, tổ chức theo các tổ chức
này.
Tổ chức Công hội: Đây là tổ chức tập hợp các công nhân nhằm mục đích
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tạo sự hiểu biết lẫn nhau: “trước hết là để cho công
nhân đi lại với nhau cho có cảm tình; hai là để nghiên cứu với nhau; ba là để sửa
sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ; bốn là giữ gìn quyền lợi
cho công nhân; năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới"”(tr.302).


Tổ chức dân cày: Đây là tổ chức đại diện quyền lợi cho dân cày, nhằm
chống lại ách áp bức của Tây đồn và Chính phủ Pháp, đòi lại ruộng cày và các
quyền lợi do chính họ làm ra trên mảnh đất mà mình làm ra.
Tổ chức hợp tác xã: Đây là một hình thức tổ chức tập thể, tập hợp
nhiều cá thể cùng mục đích hoạt động, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao
nhất. Tùy theo từng lĩnh vực mà có các loại hình hợp tác xã. Người chỉ ra có 4
cách Hợp tác xã: Hợp tác xã tiền bạc; Hợp tác xã mua; Hợp tác xã bán; Hợp
tác xã sinh sản.
Các tổ chức trên đều hoạt động theo nguyên tắc chung bình đẳng về lợi
ich. Từ những năm 1925 mà Người đã chuẩn bị các tiền đề để vừa đấu tranh

giành độc lập, vừa để sẳn sàng xây dựng xã hội mới, điều đó cho thấy niềm
tin của Người vào sự thắng lợi tất yếu của các mạng Việt Nam và sự chuẩn bị
sớm của Người cả về tư tưởng và tổ chức cho các đoàn thể chính trị - xã hội
này.
Thứ tư, Người xác định rõ tư cách người cách mạng:
Nội dung này được Người đưa lên đầu tiên của sách, nó được xem là
tiêu chí đầu tiên của người cách mạng. Người nêu lên một cách toàn diện về
cả đức và tài trong tư cách của người cách mạng. Người cách mạng thể hiện
tư cách đó trong nhiều mối quan hệ:
Đối với mình “Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận
mà không nhút nhát.Hay hỏi. Nhẫn nại. Hay nghiên cứu xem xét…(tr. 260).
Đối với người: “Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm.Có
lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.” (tr.260).
Đối với công việc: “Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng
cảm. Phục tùng đoàn thể”.
Thật hiếm có lãnh tụ cộng sản nào lại đặt vấn đề đạo đức cách mạng ở
vị trí tiên quyết, quan trọng như Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh. Và sau này,


trong suốt cuộc đời hoạt động, Người luôn đề cao vai trò của đạo đức, giáo
dục đạo đức cho cán bộ công chức. Ngay sau cách mạng Tháng Tám, Người
đã gửi thư cho các uỷ ban làng, xã để khẳng định đạo đức cách mạng mới,
đến Sửa đối lối làm việc, Người dành hẳm một chương nói về tư cách và đạo
đức cách mạng, đến Di chúc Người cũng nhấn mạnh đến việc rèn luyện đạo
đức của cán bộ, đảng viên…Toàn bộ thân thế, sự nghiệp, nhân cách của
Người là một mẫu mực về đạo đức cách mạng để cả dân tộc ta và nhân loại
tiến bộ trên thế giới ngưỡng mộ, noi theo.
Toàn bộ nội dung của Đường cách mệnh cũng toát lên tầm quan trọng
của lý luận cách mạng:
Ngay trong lời đề dẫn, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện rõ nội dung này:

“Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động…Chỉ có
theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm
cách mệnh tiền phong” (tr.259). Trong toàn bộ nội dung của sách cũng đã thể
hiện tầm quan trọng của lý luận, và việc truyền bá lý luận cách mạng của
Người. Người đã biết lựa chọn những nội dung cốt lõi, bản chất của lý luận
khoa học - chủ nghĩa Mác – Lênin, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt
Nam và xu thế thời đại; phù hợp với trình độ của quần chúng, diễn đạt bằng
một văn phong trong sáng, gọn rõ, giản dị, rất Việt Nam.
4. Ý nghĩa của tác phẩm
a. Ý nghĩa lịch sử:
Tác phẩm ra đời lúc bấy giờ đã góp phần to lớn vào việc truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin vào Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí , vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước một cách sáng tạo, đúng đắn,
kịp thời và có hiệu quả, tạo tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tác phẩm đã chỉ rõ những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, chấm
dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam; nâng phong trào đấu


tranh cuả công nhân và phong trào yêu nước phát triển lên một trình độ mới – đấu
tranh tự giác; góp phần tạo nên thắng của cách mạng Tháng Tám năm 1945 và công
cuộc xây dựng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Đây là tác phẩm lý luận, trở thành “cẩm nang” không chỉ của phong
trào giải phóng dân tộc Việt Nam xây dựng chế độ xã hội mới mà còn là lý
luận chỉ đạo cả phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trên thế
giới.
b. Ý nghĩa hiện tại:
Đến nay, những nội dung lý luận trong tác phẩm Đường cách mệnh vẫn
còn giữ nguyên giá trị, nhiều vấn đề lý luận được Người đề cập cách đây 80
năm vẫn có ý nghĩa thời sự ( như vấn đề tư các người cách mạng; vấn đề xâya

dựng đảng cầm quyền; lý luận cách mạng; Con đường cách mạng, lực lượng
cách mạng).
Nghiên cứu tác phẩm giúp chúng ta kiên định với con đường đổi mới
và quyết tâm đưa sự nghiệp đổi mới nước ta đi đến thành công.
Người đã để lại một kiểu mẫu về công tác tổ chức, truyền bá lý luận
chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, hiệu quả, độc đáo phù hợp với điều
kiện lịch sử đương thời và cả hiện nay; gắn công tác tuyên truyền với công tác
tổ chức, công tác chính sách trong đấu tranh, truyền bá lý luận hiện nay.


Tác phẩm

ĐƯỜNG CÁCH MỆNH (K3)

Hồ Chí Minh (1927), toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002
Tập 2, Tr 257 - 318
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

1. Tình hình thế giới đầu thế kỷ XX
Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc và tiến hành chiến
tranh xâm lược để tranh giành thuộc địa. Đại chiến thế giới lần thứ nhất càng
làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức với chủ
nghĩa tư bản thêm gay gắt.
Được chủ nghĩa Mác -Lênin - một học thuyết cách mạng và khoa học soi
đường, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản các nước trên thế giới phát
triển mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của các Đảng cộng sản : Đảng xã hội- dân
chủ Nga thành lập năm 1903; Đảng cộng sản Pháp thành lập năm 1920; Đảng
cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921...
Năm 1917, Đảng Bônsêvích Nga đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng
Mười Nga thành công. Đây là bằng chứng khẳng định giá trị thực tiễn của chủ

nghĩa Mác - Lênin, đồng thời cũng báo hiệu thời kỳ đấu tranh giành thắng lợi
của giai cấp vô sản thế giới và sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc. Sự kiện này
tác động sâu sắc đến cách mạng Việt Nam.
Năm 1919, Quốc tế III - Bộ tham mưu của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế được thành lập. Quốc tế III đã quan tâm đến cách mạng thuộc
địa. Bản "sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa" của Lênin đã có tác động trực tiếp tới phong trào giải phóng dân tộc ở
các nước thuộc địa. Đối với Nguyễn Ái Quốc, "Sơ thảo lần thứ nhất luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin đã làm chuyển biến
nhận thức, tư tưởng của Người từ lập trường yêu nước sang lập trường cộng
sản. Trong lần trả lời phỏng vấn của SácLơPhuốcNiơ phóng viên báo


L'HUMANITE (Pháp), Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Bản luận cương làm cho
tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi xúc động đến phát
khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước
quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ, đây là cái cần thiết
cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". Từ đó, tôi đã có một sự
lựa chọn: Tán thành quốc tế thứ ba và hoàn toàn tin theo Lênin" (1)
Tình hình quốc tế và xu thế thời đại đã mở ra điều kiện thuận lợi cho
việc thành lập Đảng cộng sản ở các nước và dẫn dắt phong trào cách mạng
các dân tộc trên thế giới đi vào quỹ đạo chung của cách mạng vô sản.
2. Tình hình Việt Nam đầu thế kỷ XX:
Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX là một nước thuộc địa nửa phong kiến trong xã hội tồn tại hai mâu
thuẫn cơ bản, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược
và giữa giai cấp phong kiến Việt Nam với toàn thể nhân dân (chủ yếu là nông
dân). Yêu cầu của lịch sử lúc này là phải giải quyết những mâu thuẫn cơ bản
đó để đưa dân tộc ta thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến
giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân.

Bước vào những năm 20 của thế kỷ XX, trong phong trào giải phóng dân
tộc ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều tổ chức yêu nước mang màu sắc chính trị
khác nhau, như: Tâm tâm xã (1923 - 1925), Hội phục Việt (1925), Đảng
thanh niên (1926), thanh niên cao vọng Đảng (1926 -1929), Tân Việt cách
mạng Đảng (1926 - 1930), Việt Nam quốc dân Đảng (1927 - 1930). Song các
tổ chức yêu nước này thiếu đường lối chính trị đúng đắn, thiếu tổ chức chặt
chẽ, cho nên, họ không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Cách mạng Việt
Nam đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Thực
tiễn lịch sử đang đòi hỏi phải có một chính đảng kiểu mới, được xây dựng
trên cơ sở hệ tư tưởng cách mạng và khoa học, có đường lối chính trị đúng


đắn, có tổ chức chặt chẽ thì mới lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng
lợi.
Vượt lên trên những người yêu nước Việt Nam đương thời, Nguyễn Ái
Quốc đã tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng một cách sáng tạo vào
_______________________________________________________
(1) Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb.CTQG.H.2002, tập 12, tr.471

hoàn cảnh nước ta, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt
Nam.
Một trong những vấn đề cơ bản, cấp thiết là phải truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin, giác ngộ quần chúng, xây dựng phong trào cách mạng, phát hiện
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt để thành lập Đảng. Vì vậy, Nguyễn
Ái Quốc viết tác phẩm "Đường cách mệnh" (1927) chuẩn bị về chính trị, tư
tưởng và tổ chức cho việc thành lập một chính đảng mác xít của giai cấp công
nhân và dân tộc Việt Nam và làm cơ sở cho việc hình thành cương lĩnh đầu
tiên của Đảng, cơ sở cho con đường cách mạng của Đảng sau này.
II. TƯ TƯỞNG CHỦ YẾU VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM


1. Tư tưởng chủ yếu của tác phẩm
Xác định con đường cách mạng Việt Nam là cách mạng vô sản, giải
phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế
quốc. Giải phóng nhân dân gắn chặt với giải phóng giai cấp vô sản, giải
phóng dân tộc đều phải giải quyết trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa MácLênin để tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khẳng định cách mạng Việt Nam muốn thành công phải có dân chúng
(công-nông) làm gốc và phải có Đảng vững mạnh, cách mạng phải độc lập,
sáng tạo, tự lực, tự cường và biết tranh thủ sự giúp đỡ của cách mạng thế giới.
2. Nội dung cơ bản của tác phẩm
*. Tư cách một người cách mệnh


Tư cách một người cách mệnh được đặt lên vị trí đầu tiên của tác phẩm.
“Nội dung tư cách một người cách mệnh” (1) gồm :
- Tự mình : Phải cần kiệm, hoà mà không tư; cả quyết sửa lỗi mình; cẩn
thận mà không nhút nhát, hay hỏi; nhẫn nại; hay nghiên cứu; xem xét; vị công
vong tư; không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói đi đôi với làm; giữ
___________________
(1) Sđd tr.260

chủ nghĩa cho vững; hy sinh; ít lòng ham muốn về vật chất; bí mật.
- Đối với người: Với từng người thì khoan thứ; với đoàn thể thì nghiêm;
có lòng bày vẽ cho người; trực mà không táo bạo, hay xem xét người.
- Với việc làm : Phải xem xét hoàn cảnh kỹ càng, quyết đoán; dũng cảm;
phục tùng đoàn thể, biết để việc công, việc nước lên trên việc tư, việc nhà,
biết phục tùng đoàn thể, không tự đặt mình cao hơn tổ chức, không đứng
ngoài kỷ luật.
Tư cách một người cách mệnh được đề cập trong tác phẩm là những vấn
đề cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, phương pháp tác phong công tác
của người cộng sản. Yêu cầu về tư cách của người cách mạng phù hợp với

truyền thống đạo đức của dân tộc, đáp ứng yêu cầu của cách mạng và cũng
thể hiện sự tiếp thụ, phát triển sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin về
phẩm chất, nhân cách của người cộng sản. "Tư cách người cách mệnh" tiếp
thêm sức mạnh và định hướng đúng đắn cho tất cả những ai yêu nước, thương
nòi, muốn giải phóng quê hương, đất nước ra khỏi ách áp bức, bóc lột của
thực dân phong kiến, đem lại độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân
dân.
Những nội dung về tư cách của một người cách mệnh trong tác phẩm có
giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, đặt cơ sở cho việc giáo dục, rèn luyện


đội ngũ cán bộ, đảng viên. Yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong tình hình
hiện nay đã và đang đặt ra những đòi hỏi cao đối với phẩm chất và năng lực
của mỗi cán bộ, đảng viên. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải luôn
luôn trau dồi phấn đấu, rèn luyện theo những chuẩn mực của người cộng sản.
*. Những vấn đề cơ bản về cách mệnh
Về con đường cách mệnh
Tác phẩm "Đường cách mệnh" đã đưa ra khái niệm ngắn gọn, dễ nhớ, dễ
hiểu về cách mệnh, đó là: "Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái
xấu đổi ra cái tốt" (1). Từ quan niệm về "cách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đã xác
định các loại cách mệnh gồm :
Tư bản cách mệnh như : cách mệnh Pháp năm 1789, Mỹ cách mệnh độc
lập năm 1776; Nhật cách mệnh năm 1864.
Dân tộc cách mệnh như: Italia đuổi cường quyền Áo năm 1859; Tàu
đuổi Mãn Thanh 1911
Giai cấp cách mệnh như : công nông Nga đuổi tư bản và giành lấy chính
quyền 1917.
Tác giả đã giải thích nguyên nhân sinh ra các loại cách mệnh ấy. Từ
phân tích rõ mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp, xác định tính chất cách
mệnh. Dân tộc cách mệnh là dân tộc bị xâm lược đồng tâm hiệp lực đánh đuổi

bọn áp bức, bóc lột, để giành độc lập tự do. Giai cấp cách mệnh là giai cấp bị
áp bức (công nông) đoàn kết nhau đánh đuổi tư bản : "Nói tóm lại là giai cấp
bị áp bức cách mệnh để đạp đổ giai cấp đi áp bức mình" (2).
Tác phẩm đã khẳng định sự cần thiết phải tiến hành dân tộc cách mệnh
và giai cấp cách mệnh ở Việt Nam. Cách mệnh Việt Nam phải tiến hành giải
phóng dân tộc để tiến lên giải phóng giai cấp. Việt Nam phải tiến hành cả dân
tộc cách mệnh và giai cấp cách mệnh.


Nguyễn Ái Quốc tập trung phân tích, luận giải cách mệnh tư sản Pháp
1789; cách mệnh tư sản Mỹ 1776, cách mạng tháng Mười Nga 1917 và chỉ rõ:
"Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hoà và dân chủ kỳ thực trong thì nó tước
lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay
công nông Pháp hẵng còn mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng
áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ điều ấy" (3). "Trong thế giới bây giờ chỉ
có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân
chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật” (4). Từ lịch sử và thực
tiễn,

Nguyễn

Ái

Quốc

đã

khẳng


định

cách

mạng

Việt

Nam

_____________________________________
(1),(2),(3),(4) Sđd.tr.263, tr.265, tr.274, tr.280

phải đi theo con đường cách mạng tháng mười Nga "Theo chủ nghĩa Mã Khắc
Tư và Lênin" (1 )
Về lực lượng cách mệnh
Trong tác phẩm "Đường cách mệnh" tác giả đã chỉ rõ quần chúng nhân
dân chính là lực lượng to lớn của cách mệnh, bởi lẽ: "Cách mệnh là việc
chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người" ( 2).
Nguyễn Ái Quốc cũng khẳng định: công nông là người chủ của cách
mệnh là vì công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông tay không, chân
rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho
nên họ gan góc.
Các tầng lớp nhân dân lao động khác như : "Học trò, nhà buôn nhỏ, điền
chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng
ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi"

(3)

còn giai cấp phong kiến


địa chủ, tác giả phân loại: điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mệnh của công nông,
những đại địa chủ thì chớ có cho họ vào hội của dân cày.


Từ thực tiễn đất nước, thái độ của các giai cấp trong xã hội đối với cách
mạng, tác giả đã đánh giá đúng lực lượng cách mạng thể hiện tư duy sắc sảo
trong xem xét, đánh giá vị trí, vai trò của các tầng lớp, giai cấp, tập hợp lực
lượng cách mạng, phát huy vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân, xây dựng
liên minh công nông làm nòng cốt để tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ.
Về nắm thời cơ cách mệnh
Theo Nguyễn Ái Quốc, để cách mệnh thành công, việc nắm vững thời cơ
cách mệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nắm đúng thời cơ chẳng những là
khoa học mà còn là nghệ thuật giành chính quyền, tránh sai lầm, tránh gây tổn
thất cho cách mạng.
Muốn nắm được thời cơ cách mệnh, phải hiểu rõ tình thế cách mệnh,
chọn tình thế cách mệnh khi đã chín muồi. Người cho rằng : "Dân vì không
________________________________
(1),(2),(3) Sđd.tr.262, tr.266, tr.266

hiểu tình thế trong thế giới, không biết so sánh, không có mưu chước, chưa
nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm" ( 1)
Về Đảng cách mệnh
Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rõ
vị trí, vai trò, chức năng và sự cần thiết phải thành lập Đảng cộng sản, Đảng
của giai cấp công nhân - nhân tố quyết định nhất đối với thắng lợi của cách
mạng. Nguyễn Ái Quốc tự đặt câu hỏi: Cách mệnh trước hết phải có cái gì ?
và Người trả lời: "Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm

lái có vững thuyền mới chạy”

( 2)

. Đảng muốn vững phải lấy chủ nghĩa Mác

-Lê nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong điều kiện
thực tiễn đương thời, cách mạng nước ta đứng trước cuộc khủng hoảng về


đường lối cách mạng, về ý thức hệ. Để giúp cho quần chúng nhân dân thoát
khỏi ảnh hưởng của cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ và các trào lưu tư
tưởng lúc bấy giờ, đồng chí Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Bây giờ học
thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn
nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”

(3)

. Người phê phán những sai lầm

của chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc: chủ nghĩa công đoàn, chủ nghĩa cải
lương...
Nguyễn Ái Quốc đã chủ trương xây dựng Đảng của giai cấp công nhân
theo nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin và đã tích cực chuẩn bị những điều
kiện và tiền đề cần thiết cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng
thời, Nguyễn Ái Quốc rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên cho
Đảng. Người chỉ ra rằng: Đảng viên phải là người có nhiệt tình cách mạng
cao, có tri thức cách mạng sâu sắc, hiểu rõ "Muốn sống thì phải cách mệnh",
có lý tưởng cao đẹp, bền bỉ đấu tranh, "giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng
bào, cho nhân loại".

_____________________________________
(1),(2),(3) Sđd.tr.267, tr.267, tr.268

Về phương pháp cách mệnh
Đường cách mệnh không chỉ vạch ra những vấn đề chiến lược cơ bản,
những cơ sở của đường lối cách mạng Việt Nam, mà còn vạch phương pháp
cách mạng khoa học, khác hẳn phương pháp mà những nhà yêu nước đương
thời đã tiến hành. Nguyễn Ái Quốc khẳng định : Cách mạng Việt Nam muốn
thắng lợi nhất thiết phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản
cách mạng của giai cấp thống trị. Sức mạnh của cách mạng không phải dựa
vào việc ám sát cá nhân, mà bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, phải tổ chức giáo dục và lãnh đạo quần chúng làm cách mạng. Nguyễn Ái
Quốc cho rằng : Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế


giới không gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của nhân dân. "Dân khí mạnh thì
quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi"

(1)

. Người nhấn mạnh

vai trò của công tác "tổ chức dân chúng" và phê phán nghiêm túc tư tưởng
manh động, "xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức". Tư tưởng "Chỉ lo
đi ám sát' cá nhân là những tư tưởng ăn sâu trong đầu óc nhiều người lúc đó,
gây trở ngại nghiêm trọng cho công tác vận động quần chúng nhân dân đi
theo cách mạng.
Về đoàn kết quốc tế, Tác phẩm “Đường cách mệnh” đã khẳng định :
đoàn kết quốc tế là một nhân tố quan trọng bảo đảm thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Vì vậy, cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với các lực lượng cách

mạng thế giới. "Chúng ta cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng
cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa. Nguyễn
Ái Quốc khẳng định: Cách mệnh Việt Nam là một bộ phận của cách mệnh thế
giới. Ai làm cách mạng trên thế giới cũng đều là đồng chí của nhân dân Việt
Nam. Đã là đồng chí thì sung sướng, cực khổ phải có nhau. Người đưa ra
những dẫn chứng cụ thể, đầy sức thuyết phục để xác định lực lượng đồng
minh quốc tế của cách mạng Việt Nam "An Nam muốn cách mệnh thành
công,

thì

tất

phải

nhờ

Đệ

tam

quốc

tế"

(2)

.

Cách


_____________________________________
(1),(2) Sđd.tr.274, tr.281

mệnh Việt Nam cũng phải liên minh với cách mệnh Pháp. "An Nam dân tộc
cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông
Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ" (1)
Tóm lại : Về đoàn kết quốc tế, tác giả đã nêu lên ba vấn đề lớn :
Một là: Cách mạng Việt Nam phải đứng hẳn về phía phong trào công
nhân và phong trào giải phóng dân tộc thế giới để đạp đổ tất cả bọn đế quốc
và bọn phong kiến.


Hai là, cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam là một bộ phận
cách mạng vô sản, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lợi ích giai
cấp, lợi ích dân tộc luôn gắn bó hữu cơ với lợi ích và nghĩa vụ quốc tế.
Ba là, mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng
chính quốc. Cách mạng thuộc địa không thụ động ngồi chờ cách mạng chính
quốc.
Những luận điểm trên đã đặt nền tảng đúng đắn cho sự hình thành, phát
triển đường lối quốc tế của Đảng và đặt cơ sở cho sự giúp đỡ của quốc tế đối
với cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam.
* Vị trí vai trò, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động của các tổ chức cách mệnh trong sự nghiệp cách mệnh ở Việt Nam
Quán triệt, vận dụng và phát triển nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê nin
về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử vào điều kiện cụ thể của
cách mệnh Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đặc biệt coi trọng xây dựng và phát
huy vai trò của các tổ chức quần chúng để tiến hành cách mạng. Tổ chức là vũ
khí sắc bén của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và
tổ chức cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Người đã đánh giá rất cao vai

trò của các tổ chức quần chúng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Nguyễn

Ái

Quốc

đã

dành

phần

lớn

dung

lượng

của

tác

_______________________
(1) Sđd.tr.266

phẩm " Đường cách mệnh" để giới thiệu về nội dung, cách thức tổ chức và
hoạt động của những đoàn thể cách mạng như : Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên,...
- Đối với tổ chức phụ nữ quốc tế : Việc lập ra phụ nữ quốc tế là rất cần

thiết cho sự nghiệp cách mệnh. Nguyễn Ái Quốc đã nhắc lại lời dạy của Lênin
là: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc


nước, như thế cách mệnh mới gọi là thành công” (1). Người chỉ rõ: “Nay cách
mệnh Nga thành công mau như thế, đứng vững như thế, cũng vì đàn bà con
gái hết sức dùm vào. Vậy nên muốn thế giới cách mệnh thành công, thì phải
vận động đàn bà con gái công nông các nước”

(2)

. Nhận thức sâu sắc vai trò

của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng, Nguyễn Ái Quốc yêu cầu Đảng
cộng sản phải tổ chức ra hội phụ nữ để thông qua đó vận động phụ nữ đứng
lên làm cách mạng. Người khẳng định: "Việt Nam cách mệnh cũng phải có nữ
giới tham gia mới thành công, mà nữ giới Việt Nam muốn cách mệnh thì phải
theo phụ nữ quốc tế chỉ bảo” (3).
Theo Nguyễn Ái Quốc để phụ nữ hăng hái tham gia cách mạng, đòi hỏi
Hội phụ nữ phải chú trọng giáo dục, giác ngộ nữ giới, hướng dẫn chị em hành
động cách mạng.
- Đối với tổ chức công nhân quốc tế (quốc tế công hội)
Trên cơ sở phân tích sâu sắc lịch sử công nhân quốc tế, phê phán chủ
nghĩa công đoàn muốn hạn chế cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong
khuôn khổ đòi hưởng những quyền lợi kinh tế trước mắt, phủ nhận đấu tranh
chính trị, giành chính quyền, thiết lập chính quyền vô sản. Nguyễn Ái Quốc
khẳng định sự cần thiết phải lập tổ chức công hội dựa trên những nguyên lý
của chủ nghĩa cộng sản khoa học của Các Mác và Ph.Ăng ghen . Cách thức tổ
chức công hội đã được Người đề cập trong tác phẩm


(4)

. Tổ chức công hội sẽ

đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết, tập hợp giai cấp công nhân làm
cách

mạng.



vậy:

"Nếu

thợ

thuyền

Việt

Nam

biết

tổ

________________________________________
(1), (2),(3),(4) Sđd.tr.288, tr.289, tr.289, tr.302


chức thì chắc quốc tế đó sẽ hết lòng giúp cho mà làm cách mệnh. Nhưng
muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã” ( 1).


- Với cộng sản thanh niên quốc tế (Đoàn thanh niên cộng sản). Trong tác
phẩm "Đường cách mệnh", Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: cách thức tổ chức ra
đoàn thanh niên cộng sản, mục đích tổ chức là:
“1- Thế giới cách mệnh;
2 - Bồi dưỡng nhân tài để đem vào Đảng cộng sản;
3 - Chuyên môn về việc kinh tế và chính trị, có quan hệ cho thanh niên;
4 - Tuyên truyền tổ chức và huấn luyện thợ thuyền, dân cày, học trò và
lính thanh niên;
5 - Phản đối mê tín và khuyên dân chúng học hành” (2).
Theo Nguyễn Ái Quốc, tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản muốn hoạt
động được, nhất định phải tiến hành đại hội, bầu ra Ban chấp hành và xây
dựng được kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết để tổ chức vận động thanh niên tham
gia cách mạng. Người cũng chỉ rõ thái độ của Đảng cộng sản đối với đoàn
thanh niên cộng sản. Đảng phải luôn giải quyết tốt mối quan hệ đối với tổ
chức đoàn thanh niên, tôn trọng và phát huy vai trò độc lập sáng tạo của thanh
niên. "Khi thanh niên có việc gì, thì đảng có đại biểu dự hội. Đường chính trị,
thì thanh niên theo đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh niên độc lập” (3).
- Với tổ chức nông hội (tổ chức dân cày)
Nguyễn Ái Quốc đã phân tích sâu sắc vì sao phải tổ chức dân cày. Người
chỉ rõ sự cùng cực của dân cày Việt Nam dưới ách áp bức, bóc lột của bọn
thực dân - phong kiến là: ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày; gạo bị nó
chở hết, không đủ mà ăn; làm nhiều được ít, thuế nặng; chết đói, hoặc bán vợ
đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ... Vì vậy, "Nếu dân cày Việt Nam muốn
thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải
phóng" (4).
_______________________________________

(1), (2),(3),(4) Sđd.tr.293, tr.294, tr.294, tr.310


×