Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO sự KHÁC BIỆT và QUÁ TRÌNH TRỞ lại QUAN điểm của NGUYỄN ái QUỐC về vấn đề dân tộc và GIAI cấp từ 1930 đến 1941

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.83 KB, 33 trang )

Sự khác biệt và quá trình trở lại quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề
dân tộc và giai cấp từ 1930-1941
MỞ ĐẦU
Mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề giai cấp và dân tộc trong tư tưởng
Hồ Chí Minh là mối quan hệ cơ bản và có tác động mạnh mẽ đối với công cuộc
giải phóng dân tộc cũng như sự phát triển của toàn xã hội. Nhìn lại lịch sử dân tộc
ta trong thế kỷ XX, một thế kỷ vận động và phát triển mau lẹ và phức tạp của tình
hình quốc tế, chúng ta càng thấy sự đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và giai cấp. Vấn đề đó đã được kiểm nghiệm bằng thực tế, cả
trong chiến tranh ác liệt lẫn trong những khó khăn của hoà bình xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Nghiên cứu sự hình thành những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc về
vấn đề dân tộc và giai cấp trong cách mạng Việt Nam, chúng ta thấy rõ đó là quá
trình Người tìm tòi con đường giải phóng dân tộc, đến với chủ nghĩa Mác- Lênin,
hoạt động ở nước ngoài với tư cách một cán bộ có uy tín của Quốc tế Cộng sản.
Đó cũng là quá trình Người truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, đào tạo
cán bộ và phấn đấu cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời, các văn kiện như Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt... do
Người khởi thảo và được Hội nghị thành lập Đảng (2-1930) thông qua đánh dấu
việc Người và Đảng ta xác lập những tư tưởng, quan điểm đường lối cách mạng
Việt Nam. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ ra rằng khi nào và ở đâu, vấn đề
giai cấp và dân tộc không được kết hợp một cách đúng đắn; quan điểm giai cấp và
dân tộc được vận dụng một cách cứng nhắc, giáo điều hoặc bị coi nhẹ thì ở đó
cách mạng sẽ không chỉ gặp khó khăn mà thậm chí còn bị tổn thất nặng nề. Qua
đó, chúng ta có thể rút ra được bài học trong việc vận dụng xem xét vấn đề giải
cấp, đấu tranh giai cấp và mối quan hệ của chúng với vấn đề dân tộc trong tình
hình hiện nay và trong giai đoạn sắp tới của thời kì quá độ khi mà nền kinh tế nước
nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế, sự phát triển


chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo không ít
những nguy cơ, thách thức cũng như muôn vàn khó khăn.




1. Sự khác biệt trong quan điểm của Nguyễn Ái Quốc với quan điểm của
Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Đông Dương về vấn đề dân tộc và giai
cấp trong những năm 1930-1938.
1.1 Cơ sở của sự khác biệt
Nguyễn Ái Quốc là một cán bộ có uy tín của Quốc tế Cộng sản và có nhiều
đóng góp đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc phương Đông. Đó là
điều đã được lịch sử ghi nhận. Tuy nhiên, sau khi thoát khỏi nhà tù Hồng Kông và
trở lại Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc không được tiếp tục giao nhiệm vụ theo nguyện
vọng của Người. Một việc đáng lưu ý nữa là Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản
Đông Dương họp ở Ma Cao (1935) đã bầu Nguyễn Ái Quốc là tùy viên dự khuyết
Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được cử là đại diện của Đảng bên cạnh Quốc
tế Cộng sản. Đại hội còn cử đoàn đại biểu chính thức của Đảng dự Đại hội VII
Quốc tế Cộng sản gồm Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn
và Nguyễn Ái Quốc. Nhưng vì những lý do nào đó, Nguyễn Ái Quốc chỉ được dự
Đại hội với tư cách là đại biểu dự thính. Ngày 6-6-1938, Nguyễn Ái Quốc viết thư
cho một đồng chí trong Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản bày tỏ tâm trạng và
nguyện vọng được về nước hoạt động. Người viết: Đồng chí thân mến. Hôm nay là
ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở
đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi
đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này. Đồng
chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc giữ tôi ở lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì
mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đồng để tôi
sống quá lâu trong tình trạn g k h ô n g h o ạ t đ ộ n g v à g i ố n g n h ư
là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng.
Theo biên niên hoạt động của Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian 19311938 chúng ta càng thấy rõ thêm điều này. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tổ chức
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam và công tác ở một số nước Đông



Nam Á, Người trở lại Hồng Kông (khoảng cuối tháng 5-1930). Nguyễn Ái Quốc
tiếp tục theo dõi và chỉ đạo tình hình cách mạng Việt Nam. Trong tháng 4-1931,
Người hai lần gửi thư cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương và sau đó (6-6-1931) Người bị cảnh sát Anh bắt ở Hồng Kông. Sau hơn hai
năm bị giam cầm, quản thúc, Người được trả tự do và trở lại Liên Xô vào khoảng
đầu 1934.

Là một cán bộ có năng lực, vừa thoát khỏi

ngục tù đế quốc, trở lại quê

hương của Cách mạng tháng

Mười nhưng lại không được giao nhiệm vụ theo nguyện vọng của Người. Năm
1934, tháng 10, với bí danh Liu, Nguyễn Ái Quốc vào học Trường Quốc tế Lênin.
Đến cuối 1936, Người trở thanh nghiên cứu sinh của Viện nghiên cứu các vấn đề
dân tộc và thuộc địa. Tình hình đó kéo dài cho tới tháng 6-1938 khi Người viết lá
thư trên đây, nói rõ tâm trạng, nguyện vọng của mình và đề nghị được hoạt động,
được trở về Tổ quốc. Tại sao Người lại có bức thư với nội dung không bình thường
gửi Quốc tế Cộng sản và tại sao Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương đã đề nghị Người là đại biểu, nhưng lại không được chính thức tham dự
Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản? Điều đó bắt nguồn từ những quan điểm “tả”
khuynh “biệt phái” của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào công nhân và trong
những vấn đề chiến lược và sách lược, quan điểm về mối quan hệ dân tộc và giai
cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
mạng tháng Mười Nga thành công mở ra thời đại mới và cục diện cách

Cách

mạng mới, đòi hỏi phải có một tổ


chức quốc tế, theo chủ nghĩa quốc tế vô sản, trung thành với chủ nghĩa Mác đảm
nhận vai trò là trung tâm lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới. Từ yêu cầu đó,
nhờ hoạt động không mệt mỏi của Lênin, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời
vào năm 1919. Sau khi thành lập, Quốc tế Cộng sản đã trở thành trung

tâm nghiên cứu lý luận, đề ra đường lối chiến lược, sách lược và tổ chức chỉ
đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản từ lúc thành lập
(1919) đến lúc giải tán (1943) đã có những đóng góp to lớn đối với phong trào


cách mạng thế giới. Quốc tế cộng sản đã truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công
nhân các nước,

đã tiến hành cuộc đấu tranh chống các trào lưu cơ hội chủ nghĩa và các

biểu hiện ấu trĩ, tả khuynh trong phong trào cách mạng vô sản quốc tế. Quốc tế
Cộng sản đã thúc đẩy, giúp đỡ việc thành lập nhiều đảng cộng sản và đảng công
nhân, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam; đã Bôn sê vích hoá nhiều đảng xã hội
dân chủ, hướng các đảng này vào con đường cách mạng chân chính. Quốc tế Cộng
sản đã đề ra những vấn đề chiến lược, sách lược và biện pháp thúc đẩy phong trào
cộng sản, phong trào công nhân. Quốc tế Cộng sản đã chú ý đến vấn đề dân tộc và
thuộc địa, đặt mối liên minh chặt chẽ giữa phong trào cách mạng vô sản chính
quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, giúp đỡ phong
trào cách mạng các nước này. Từ Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản đã chủ
trương thành lập mặt trận nhân dân quốc tế, thống nhất rộng rãi, góp phần to lớn
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, vì tự do, cơm áo, hoà bình. Những
công lao và cống hiến lịch sử của Quốc tế Cộng sản còn phải kể tới việc tổ chức
này đã đào tạo cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế một đội ngũ cán bộ
khá đông đảo. Những “lò cán bộ” như: Trường Đại học Phương Đông, Trường

Quốc tế Lênin, Viện Nghiên cứu vấn đề dân tộc và thuộc địa, v.v... đã đào tạo cho
các đảng cộng sản nhiều cán bộ có năng lực, có cống hiến xuất sắc. Nhiều đồng chí
đã trở thành lãnh tụ của các đảng cộng sản ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên
công lao và cống hiến của Quốc tế Cộng sản sẽ to lớn hơn nhiều nếu như không có
tệ giáo điều, biệt phái trong phương pháp tiếp cận tình hình nhiệm vụ và các bước
phát triển của cuộc cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc bài học về
sự phản bội của những người cực hữu trong Quốc dân Đảng Trung Quốc (4-1927),
đường lối, chủ trương “Quốc - Cộng hợp tác” của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(và của Quốc tế Cộng sản) v ớ i chính phủ T ôn Dật Tiên thất bại đã gây
một sức ép tâm lý rất lớn đối với Ban lãnh đạo Quốc tế Cộng sản. Thêm vào đó, sự
phát triển và ảnh hưởng của việc tuyên truyền học thuyết bất bạo động của Găng đi
và Đảng Quốc đại Ấn Độ đã gây nên cách nhìn và sự đánh giá phiến diện đối với


vai trò của giai cấp tư sản dân tộc trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa.
Cũng phải kể tới một thực tế là do Quốc tế Cộng sản không đánh giá đúng

tình hình thực tiễn của phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc,
đề cao khẩu hiệu “giai cấp chống giai cấp”, giành bá quyền lãnh đạo lập tức cho
giai cấp vô sản, thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ của cuộc cách mạng xã hội chủ

nghĩa,... là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai lầm và hạn chế trong
chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc.
Trong khi đòi hỏi các đảng cộng sản phải có sự chủ ý đến những điều kiện cụ
thể, đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội, đặc điểm dân tộc và tình hình phân hoá
giai cấp ở các quốc gia khác nhau để đề ra những biện pháp thích hợp thì với
phương châm nhất thể hoá, Quốc tế Cộng sản lại thường đòi hỏi các đảng cộng sản

phải tuân theo một chỉ thị, một quyết định chung. Và đương nhiên điều không
tránh khỏi là nảy sinh mâu thuẫn khó giải quyết và dẫn tới những tổn thất khá lớn.
Chính việc công thức hóa trong quá trình đảm nhận vai trò trung tâm lãnh đạo
cách mạng quốc tế đã dẫn tới những sai lầm và hạn chế của Quốc tế Cộng sản, chi
phối tới quan điểm đường lối của nhiều đảng cộng sản và một số lãnh tụ cách
mạng quốc tế. Một số quan điểm chính thống của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản có
điểm khác biệt với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc đã dẫn tới quan hệ không bình
thường của Quốc tế Cộng sản với Người trong những năm 1934-1938. Do Quốc tế
Cộng sản đánh giá quá cao nếu như không muốn nói là quá lạc quan vào cao trào
cách mạng những năm 1918-1923, đồng thời không đánh giá hết khả năng tự điều
chỉnh của chủ nghĩa tư bản vào cuối những năm 20 dẫn đến việc đề ra chiến lược
và sách lược cách mạng không phù hợp với diễn biến tình hình. Ngay từ năm đầu
tiên khi Quốc tế Cộng sản mới ra đời, một số nhà lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản
đã cho rằng cuộc cách mạng vô sản diễn ra rất nhanh chóng bằng những bước
thắng lợi từ nước này sang nước khác, rằng những điều kiện cho thắng lợi quy mô


toàn thế giới đã chín muồi. Đồng chí Dinôviép, Chủ tịch Ban chấp hành Quốc tế
Cộng sản còn cho rằng phong trào diễn ra cực nhanh chóng, khiến người ta có thể
nói một cách tin tưởng rằng qua một năm, cả châu Âu sẽ là châu Âu cộng sản. Đại
đa số các nhà lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản đều có quan niệm như vậy và tâm lý
lạc quan ấy đã kéo dài nhiều năm. Cuối năm 1928, tại Đại hội VI Quốc tế Cộng
sản, Xtalin tiếp tục khẳng định về một loạt dấu hiệu nói lên việc châu Âu bước vào
thời kỳ cao trào cách mạng mới.
Từ những quan niệm và nhận thức như vậy, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo các
đảng cộng sản lấy nhiệm vụ đấu tranh giai cấp làm chủ đạo, chuẩn bị để giai cấp
công nhân bước vào cuộc đấu tranh thực hiện ngay cuộc cách mạng xã hội chủ
nghĩa và tăng cường cuộc đấu tranh chống các trào lưu dân chủ - xã hội. Cũng
chính từ những quan điểm “tả” khuynh này nên bất kỳ những ý kiến nhận định
nào khác đều được coi là hữu khuynh. Trong khi nhắc nhở các đảng


cộng sản ở các nước thuộc địa phải tùy theo từng trường hợp cụ thể
mà nghiên cứu cẩn thận ảnh hưởng đặc biệt của yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định
phần lớn tính chất độc đáo của cách mạng, phải hết sức chú ý tới điểm ấy trong
sách lược của các đảng cộng sản, thì Quốc tế Cộng sản lại cường điệu mặt hạn
chế, tính tiêu cực của các giai tần g không phải vô sản, nhất là đối

với tư sản dân tộc. Phân tích thành ph ần các lực lượng cách
mạng ở các nước thuộc địa, Đại hội VI Quốc tế Cộng sản cho
rằng ở các nước đó giai cấp tư sản dân tộc không có ý nghĩa là một l ực lượng đấu
tranh chống chủ nghĩa đế quốc, nhưng lập trường đối lập mang tính chất cải lương
tư sản lại có ý nghĩa thực tế hơn nữa lại có ý nghĩa tiêu cực.
Lạc quan với tình hình phát triển ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Đại hội
VI Quốc tế Cộng sản đưa ra chủ trương: ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa phải
“tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ phản đế và phản phong”, phải chuẩn bị việc
thành lập chính quyền công nông theo mô hình Xô Viết, triệt để giải quyết chính


sách ruộng đất. Trong khi nhấn mạnh vai trò chủ lực cách mạng là công nông,
Quốc tế Cộng sản (Đại hội VI) nêu ra chủ trương không sát hợp với sự phân hoá
giai cấp mang tính đặc thù ở từng nước, không thấy hết khả năng lực lượng của các
giai cấp, tầng lớp không vô sản. Đối với tư sản dân tộc, phú nông, Quốc tế Cộng
sản quán triệt “không bao giờ được liên minh với họ”; đối với tiểu tư sản, Quốc tế
Cộng sản cho rằng không nên cường điệu khuynh hướng cách mạng của giai cấp
tiểu tư sản thành thị, lại càng không nên xem những phần tử ít cách mạng nhất tầng lớp tiểu thương như là động lực cách mạng, Có thể nói Đại hội VI Quốc tế
Cộng sản (1928) là đại hội phong phú những giá trị lý luận về chính sách phương
Đông, nhưng cũng chứa đựng những sai lầm “tả” khuynh biệt phải tai hại, một đại
hội chi phối tới cách mạng của nhiều dân tộc phương Đông.
Từ đầu những năm 20, được V.I. Lênin trực tiếp lãnh đạo, Quốc tế Cộng sản
đã có những điều chỉnh quan điểm về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa

và nửa thuộc địa, nhất là Đại hội II và một số Hội nghị Ban chấp hành. Nhưng từ
sau Đại hội IV, đặc biệt là Đại hội VI, Quốc tế Cộng sản đã có những quan điểm
và tư tưởng chỉ đạo “tả” khuynh đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc
địa, nửa thuộc địa, có những biểu hiện coi nhẹ lợi ích và nguyện vọng của một số
tầng lớp. Bằng chứng này biểu hiện ở chỗ Đại hội VI Quốc tế Cộng sản đánh giá
không hết những truyền thống dân chủ và ảnh hưởng của các đảng dân chủ - xã hội
trong quần chúng công nhân, coi các đảng này là chỗ dựa chính của chủ nghĩa đế
quốc trong phong trào công nhân. Những người cánh “tả” của các đảng này thì
được coi là phải nguy hiểm nhất. Những nhận định như vậy thể hiện sự giáo điều
hoá những quan điểm của V.I. Lênin trong Sơ thảo đề cương các vấn đề

dân tộc và thuộc địa.
Tự phê bình và thừa nhận tính “tả” khuynh biệt phái của Đại hội VI Quốc tế
Cộng sản. Tại Đai hội VII của Quốc tế Cộng sản (1935) trước nhu cầu của việc
thành lập Mặt trận nhân dân thế giới thống nhất, rộng rãi, chống chủ nghĩa phát xít,
chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình, Quốc tế Cộng sản đã bước đầu có những nhận


định lại và sửa chữa sai lầm “tả” khuynh của Đại hội VI. Tại Đại hội XX Đảng

Cộng sản Liên Xô (1956), đồng chí Cuuxinhen – Nguyên Ủy viên Đoàn
Chủ tịch Quốc tế Cộng sản, người soạn thảo Đề cương phong trào cách m ạ n g
ở c á c n ư ớ c t h u ộ c đ ị a v à n ử a t h u ộ c đ ị a k h ẳ n g đ ị n h : Các
nhà sử học và những người làm công tác tuyên truyền chúng ta có lý do để
nghiên cứu một cách có phê phán và sửa chữa lại một số văn kiện nào đó của
chúng ta, chẳng hạn như bản Đề cương nổi tiếng về vấn đề thuộc địa của

Đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản. Cụ thể là về sự nhận định và
đánh giá của bản đề cương đó đối với vai trò của giai cấp tư sản dân tộc ở các
nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Tuy nhiên, cuối những năm 30, sự

điều chỉnh không còn tác dụng khi Đảng Cộng sản (B) Liên Xô tiến hành
cuộc thanh trừng nội bộ rộng lớn, đã động chạm tới nhiều nhà lãnh đạo các đảng
cộng sản nước ngoài đang làm việc trong các cơ quan của Quốc tế Cộng sản. Chế
độ tập trung hoá một cách thái quá vào vai trò của những người lãnh đạo Quốc tế
Cộng sản trong những năm 30 đã chuyển quan hệ giữa Đảng Cộng sản Liên Xô
với các đảng chi bộ của Quốc tế Cộng sản thành quan hệ lãnh đạo và bị lãnh đạo. Không ít
trường hợp một cán bộ được Quốc tế Cộng sản ủy nhiệm về các chi bộ thì coi như
mặc nhiên, họ được ban một quyền lực to lớn, thậm chí phủ quyết cả nghị quyết
của một đảng và trở thành những viên thanh tra đứng trên các chi bộ của Quốc tế
Cộng sản. Vì không thực sự am hiểu tình hình thực tế ở các nước, các khu vực mà
họ đến, trong nhiều trường hợp, họ không lắng nghe ý kiến, không nghiên cứu kỹ
các quan điểm chiến lược, sách lược của các nhà lãnh đạo các đảng ở các nước đó,
dẫn đến việc chỉ đạo dập khuôn, giáo điều trong việc thực hiện chỉ thị nghị quyết
của Quốc tế Cộng sản và do đó, sự tổn thất của phong trào cách mạng chung là
khó tránh khỏi.
1.2 Nội dung của sự khác biệt
Một thực tế lịch sử đã diễn ra là phong trào cách mạng Đông Dương được


chính V.I. Lênin quan tâm từ nhiều năm trước khi Quốc tế Cộng sản ra đời.
Trong khoảng từ năm 1908 đến năm 1916, V.I. Lênin đã ba lần đề cập đến tình
hình Đông Dương và cái tên “An Nam” xuất hiện trong Tuyên ngôn của Quốc tế
Cộng sản ngay từ khi mới thành lập rất có thể do ý định của Người. Nhờ các hoạt
động của Nguyễn Ái Quốc những năm 1923-1924, với bản tham luận của đồng chí
Nguyễn Văn Tạo tại Đại hội VI Quốc tế Cộng sản, cùng sự chuyển biến tình hình
cách mạng Việt Nam khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập... Chiếc cầu nối
Quốc tế Cộng sản Đông Dương đã hình thành.
Từ tháng 10-1929, Ban Phương Đông trực thuộc Ban chấp hành Quốc tế Cộng
sản đã có một cuộc họp để nghiên cứu về tình hình Đông Dương với sự tham gia
của các cán bộ có tên tuổi như P. Míp, B. Vaxiliêva... và đã gửi tới Ban chấp hành

Quốc tế Cộng sản một Dự thả o nghị quyết “V ề v ấ n đ ề t h à n h l ậ p
Đ ả n g C ộ n g s ả n Đ ô n g D ư ơ n g ” . Dự thảo được Quốc tế Cộng sản
thông qua tháng 11-1929 và gửi cho các nhóm cộng sản ở Việt Nam. Bản Nghị
quyết viết: Nhiệm vụ quan trọng hơn hết và tuyệt đối cần kíp của tất cả những
người cộng sản Đông Dương là sáng lập một đảng cách mạng của giai cấp vô sản,
nghĩa là một đảng cộng sản quần chúng. Đảng ấy phải là một đảng độc nhất và ở
Đông Dương chỉ Đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi. Nghị quyết còn nêu rõ:
Đảng phải thành lập... là Đảng cộng sản Đông Dương, tất cả những tên cũ (Việt
Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt và các tên khác) đều phải bỏ... Sau
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, sự phát triển của phong trào cách mạng Đông
Dương đã thu hút sự chủ ý của nhiều vị lãnh đạo Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản.
Chính Xtalin cùng Môlôtốp và một số đồng chí khác đã trực tiếp nghiên cứu các tài
liệu về Đông Dương. Khoảng tháng 5-1930 Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản đã có
thư gửi Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam lưu ý một số vấn đề về nhiệm vụ
của cách mạng Đông Dương và chỉ thị “ Đảng Cộng sản trẻ tuổi ở Đông Dương
không chỉ là của Việt Nam, mà cần đổi tên để thu hút các phần tử cộng sản của tất


cả các xứ thuộc Đông Dương. Có thể nói đây là ý kiến chỉ đạo có tính chủ quan, áp
đặt, bởi khi đó ở Lào và Campuchia chưa hề có một tổ chức cộng sản nào hoạt
động độc lập như ở Việt Nam. Thời gian ngắn sau đó, ý kiến chí đạo của Quốc tế
Cộng sản trong nhận định tình hình phân hoá giai cấp, thái độ chính trị của các giai
tầng trong xã hội Việt Nam còn thể hiện sự phiến diện, không sát với thực tiễn.
Đối với tư sản dân tộc Đông Dương, Quốc tế Cộng sản nhận định: Giai cấp tư sản
bản xứ nói chung yếu ớt, là giai cấp gắn liền với chiếm hữu mộng đất và giai cấp
địa chủ; mặt khác, nó chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản Trung Quốc và lập
trường phản cách mạng của chúng. Một bộ phận giai cấp tư sản hiện đã hợp tác với
chủ nghĩa đế quốc Pháp. Một bộ phận khác đang tìm cách thoả hiệp với nó. Điều
chắc chắn là toàn bộ giai cấp tư sản không thể vượt khỏi gianh giới của chủ
nghĩa quốc gia cải lương, và theo đà phát triển của cách


mạng ruộng đất, nhất định nó s ẽ nhảy sang hàng ngũ
phe phản cách mạng. Song lẽ điều đó không gạt bỏ khả
năng một vài tầng lớp nào đó của giai cấp tư sản đang muốn đứng ra lãnh đạo
phong trào giải phóng dân tộc. Nhưng họ làm như th ế là để phá hoại
phong trào, phản bội cách mạng. Chính phải căn cứ vào nhân tố đó để quyết định
lập trường của chúng ta đối với giai cấp tư sản.
Với giai cấp địa chủ, không phân biệt, Quốc tế Cộng sản

nhận định là họ đã cấu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc Pháp, không
những về kinh tế mà còn liên minh cả về chính trị. Vì vậy: Sức mạnh chủ yếu và
mũi dùi chủ yếu của cách mạng phải nhằm vào bọn đế quốc, bọn địa chủ và bè lũ
quan lại phong kiến... phải tịch thu không bồi thường ruộng đất của địa chủ.
Với tầng lớp phú nông; nhất là ở Nam kỳ, Quốc tế Cộng sản yêu cầu phải
“khai thác đầu óc chống đối” chủ nghĩa thực dân Pháp ở họ, nhưng "không bao
giờ được liên minh với họ. Từ những nhận định, đánh giá


trên đây, Quốc tế Cộng sản đã chỉ thị: nhiệm vụ của
những người cộng sản Đông Dương là chỉ có đồng thời đấu tranh
giành ruộng đất và giải phóng dân tộc mới có thể làm cho đông đảo quần chúng trở
nên cấp tiến, đẩy mạnh ý chí chiến đấu của họ và đưa họ đến thắng lợi. Về tính
chất của cách mạng Đông Dương, chỉ thị khẳng định: Cách mạng Đông Dương
phải là và sẽ là một cuộc cách mạng ruộng đất và phản đế và chính giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân mới là những động lực chủ yếu.
Từ sự phân tích những quan điểm trên đây của Quốc tế Cộng sản, đối chiếu
với những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc nêu trong các văn kiện của Hội nghị
thành lập Đảng, chúng ta thấy rõ ràng là có sự khác biệt.
Vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin và Nghị quyết
của Quốc tế Cộng sản (Đai hội VI), khi dự thảo các văn kiện Chính cương vắn tắt

và Sá c h l ư ợ c v ắ n t ắ t , Nguyễn Ái Quốc đã xác định rất rõ: cách mạng
Việt Nam có hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống bọn phong kiến tay sai; hai
nhiệm vụ này có quan hệ rất khăng khít, nhưng nhiệm vụ “đánh đổ đế quốc chủ
nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập” phải
được coi là ưu tiên số một, là nhiệm vụ hàng đầu và mũi nhọn của cuộc đấu tranh
phải tập trung vào bọn đế quốc và phong kiến tay sai. Điều đặc biệt là trong quan
điểm của Người đã nhấn mạnh nền độc lập dân tộc phải là nền độc lập dân tộc của
nước Việt Nam. Tên Đảng mà Người đề nghị và Hội nghị tán thành là Đảng cộng

sản Việt Nam. Để đoàn kết, tập hợp rộng rãi tất cả các giai tầng yêu nước, bao
gồm cả giai cấp tư sản dân tộc, cả trung, tiểu địa chủ, phú nông, cả tầng lớp tiểu tư
sản trên cơ sở lấy công nông làm chủ lực, làm nền tảng, do đảng của giai

cấp công nhân lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị thành lập Đảng nêu chủ
trương chỉ đánh đổ “bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng”; trong khi thực hiện
đoàn kết, tranh thủ các giai tầng khác, Đảng “không khi nào nhượng một chút lợi
ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp”. Với tư sản dân tộc Người xác


định: họ“không có thế lực gì, ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được”;
Với giai cấp địa chủ, Người xác định: “Chỉ bọn đại địa chủ mới có thế lực và
đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa” và chỉ nêu chủ trương “làm thổ địa
cách mạng đánh đổ bọn đại địa chủ”, “đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và
tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm
cho họ đứng trung lập; Với các tầng lớp tiểu tư sản, Người chủ trương: “Đảng phải
hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ đi về phe vô sản
giai cấp”.
Có thể nói, những quan điểm trên đây của Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị thành
lập Đảng là rất đúng đắn và phù hợp với tình hình xã hội và phân hoá giai cấp ở
Việt Nam trong thời điểm đó, nhằm xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi


và bảo đảm quyền lãnh đạo của đảng của giai cấp công nhân.
Tuy nhiên sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc tế cộng
sản đã cho rằng những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc đã trái với tinh thần quan
điểm Nghị quyết Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản; là “dân tộc chủ nghĩa”, phạm
hữu khuynh. Nếu đặt trong hoàn cảnh Quốc tế Cộng sản khi đó với quan hệ thiếu
bình đẳng giữa các đảng cộng sản trong Quốc tế Cộng sản, với thái độ xử lý
những bất đồng quan điểm theo hình thức đối kháng, áp đặt và đôi khi
thô bạo của Xtalin, có những lãnh tụ cộng sản đã bị xử lý như thù dịch, có đảng
cộng sản bị giải tán (Đảng Cộng sản Ba Lan bị Quốc tế Cộng sản giải tán năm
1938), chúng ta có thể thấy khá rõ nguyên nhân của tình cảnh và tâm trạng của
Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1934-1938 mà Người đã mô tả trong bức thư
ngày 6-6-1938.
Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, khoảng tháng 3, tháng 4-1930, đồng chí
Trần Phú - đại biểu của những người cộng sản Đông Dương vừa dự Đại hội VI
Quốc tế Cộng sản và tốt nghiệp Đại học Phương Đông khẩn trương về nước tham
gia Ban chấp hành Trung ương Đảng. Trước khi rời Mátxcơva, Vaxilôva, Trưởng
phòng Đông Dương đã trao đổi với đồng chí Trần Phú về tài liệu của Đại hội I Hội


Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tuyên ngôn của Đông Dương cộng sản Đảng
vừa thành lập (6-1929) với bút tích ghi đậm những chỉ dẫn của Quốc tế Cộng sản.
Từ sự hướng dẫn ấy, đồng chí Trần Phú đã dự thảo Luận cương chính trị của

Đảng Cộng sản Đông Dương theo quan điểm Đại hội VI Quốc tế Cộng
sản và triệu tập Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Hội nghị được tiến hành tháng 10-1930 tại Hương Cảng do đồng chí Trần Phú chủ
trì và đã thông qua “Luận cương chính trị 1930” và “Án nghị quyết của

Trung ương toàn thể hội nghị nói về tình hình hiện tại ở Đông

Dương với nhiệm vụ cần kíp của Đảng”. Một số quan điểm nêu trong
các văn kiện trên đây không chỉ có những điểm khác biệt mà còn ph ê
phán những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc trong “Chánh cương vắn tắt” và
“Sách lươc vắn tắt” là “phạm sai lầm về chính trị”, là hữu khuynh như:

về thổ địa: Không rõ ràng và có chỗ không đúng, như chia địa chủ làm đại trung
và tiểu địa chủ; đối với đại địa chủ thì tịch ký ruộng đất và đối với trung, tiểu địa
chủ thì chủ trương: “lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập”. Như thế là sai lầm
nguy hiểm. Địa chủ là một giai cấp không dựa vào cày cấy, không sanh hoạt như
dân cày, nhưng chỉ dâng ruộng đất để lấy địa tô, tức là áp bức và bóc lột dân cày.
Dầu có bọn có một vài trăm mẫu, có bọn 5, 7 ngàn mẫu mặc lòng,

chúng nó đều thuộc về giai cấp địa chủ, tức cừu địch của nông dân,
mà đã thế thì phải đánh đổ và thâu hết ruộng đất của chúng nó.
Thường thường các đồng chí vì không hiểu ý nghĩa chữ “địa chủ” mà sai lầm
trong công tác với dân cày; Vấn đề tư bổn: Trong Sách lược nói phải lợi dụng tư
bổn mà chưa rõ mặt phản cách mạng, vẫn biết có bọn ấy, song chúng nó không

để một phe với mình được; bọn ấy tốt nhất chỉ đứng về phía quốc gia cải
lương, mà đã là quốc gia cải lương thì Đảng phải hết sức phá ảnh hưởng
của chúng nó trong quần chúng. Nói rằng, ít ra cũng phải làm cho chúng trung


lập, tức là như biểu Đảng đừng chủ trương công nhân tranh đấu với
tư bản bản xứ. Đảng không thể chủ trương như thế. Những điều sai lầm về sách
lược đó tỏ ra rằng chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp tranh đấu,
cũng là một sư nguy hiểm. Nghị quyết cũng phê phán “sai lầm về Điều lệ và

tên Đảng gọi Việt Nam Cộng sản Đảng thì không gồm được Cao Miên và Lào,
mà để vô sản giai cấp hai xứ ấy ra ngoài phạm vi Đảng là không đúng.

Hội nghị Trung ương tháng 10-1930 đã đi đến quyết nghị: Thủ t i ê u Chánh
cương, Sách lược và Điều lệ cũ, lấy kinh nghiệm trong thời kỳ vừa qua mà thực
hiện công việc cho đúng như Án nghị quvết và thư, chỉ thị c ủa Quốc tế

Cộng sản. B ỏ t ê n “Việt Nam Cộng sản Đảng” mà lấy tên “Đông Dương
Cộng sản Đảng”; Đem Án nghị quyết của Quốc tế, chánh sách và kế hoạch của
Đảng mà thảo luận cho khắp trong Đảng, lấy đó làm căn bản mà chỉnh đốn
nội bộ, làm c h o Đ ả n g B ô n s ê V í c h h o á . . . . Cho tới nay, với những
tài liệu hiện có, chúng ta được biết thêm sự phê phán những quan điểm của
Nguyễn Ái Quốc còn tiếp tục trong những năm sau đó.
Năm 1933 đồng chí Hà Huy Tập, người đã tốt nghiệp Đại học Phương Đông
của Quốc tế Cộng sản, với cương vị là một trong những người lãnh đạo chủ chốt
của Đảng Cộng sản Đông Dương (lấy bút danh Hồng Thế Kông) đã biên sọan
“Lược khảo l ị c h sử phong t r à o c ộ n g sản Đ ô n g D ư ơ n g ” . Tuy
vẫn ghi nhận công lao, cống hiến của Nguyễn Ái Quốc, song tài liệu này
cũng phê phán những quan điểm của Người và Hội nghị hợp nhất.
Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo học thuyết của Lênin vào cách mạng giải
phóng dân tộc ở Việt Nam với những đặc điểm riêng về kinh tế, sự phân hoá giai
cấp, truyền thống lịch sử... Người đã thành công trong quá trình truyền bá chủ
nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện về chính trị, tư tưởng


và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và là người sáng lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xây dựng và tổ chức cho
cách mạng Việt Nam, trên đất nước Việt Nam, vì vậy trước hết Đảng ấy phải
mang tính chất và đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam và đồng thời nó
cũng mang bản chất quốc tế trong sáng. Như Người đã nói: Cái từ Đông Dương rất
rộng và theo nguyên lý chủ nghĩa Lênin, vấn đề dân tộc là một vấn đề rất nghiêm
túc, người ta không thể bắt buộc dân tộc khác gia nhập Đảng, làm như thế

là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ Việt Nam hợp với cả ba miền và
không trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc. Theo Người, yếu tố
dân tộc vừa có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng, cải tạo tư tưởng và có thể
thay đổi lập trường của các giai cấp, tầng lớp yêu nước khác như tiểu tư sản, tư sản
dân tộc, địa chủ nhỏ. Ở một nước nông nghiệp lạc hậu như Việt Nam, phải thấy rõ
một điều là yếu tố dân tộc còn ảnh hưởng và chi phối phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân. Vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam không những là đội tiền
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn phải là đảng của dân tộc
Việt Nam.
Nguyên nhân của sự khác biệt trong một số quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam trong những
năm 1931-1935 trước hết là do những quan điểm “tả” khuynh của Đại hội VI
Quốc tế Cộng sản. Khuynh hướng “tả” đó mang tính phổ biến, tính quốc tế lúc bấy
giờ đã có tác động, ảnh hưởng đến đường lối, chủ trương của nhiều đảng ở các
nước tư bản phát triển cũng như ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. Đảng ta là một
chi bộ, một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Cộng

sản lại tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung, tất nhiên về mặt tổ chức,
Đảng ta phải chấp hành nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và chịu ảnh hướng của


khuynh hướng “tả” đó. Ngòi bút của một số lãnh tụ của Đảng ta chắc chắn
sẽ phải cân nhắc. Luận cương chính trị và Án nghị quyết Hội

nghị Trung ương tháng 10-1930 của Đảng ta và một số
văn kiện của Đảng trong những năm 1931-1935 đã thấy
rõ sức mạnh của cách mạng là công nông, song chưa nhận thức được hết những
đặc điểm của các tầng lớp tiểu tư sản; chưa nhìn nhận thật rõ trong tư sả n

bản xứ có tư sản mại bản và tư sản dân tộc, do đó cũng chưa thấv hết sự phản

đế của tư sản dân tộc. Lịch sử đã cho chúng ta một độ lùi cần thiết để thấy rõ hơn
giá trị lý luận, thực tiễn và những hạn chế trong các văn kiện của Đảng trong
những năm 1930-1935.
2. Hội nghị Trung ương VI (11-1939), Hội nghị Trung ương VII (11-1940)
và sự trở lại với những quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị thành lập
Đảng (2-1930).
2.1 Sự phấn đấu của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương
trong những năm 1930-1938 nhằm từng bước trở lại với quan điểm của Hội
nghị thành lập Đảng
Khoảng giữa những năm 30, họa phát xít và nguy cơ chiến tranh đang đe doạ
loài người, phong trào chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít lên cao;
nguyện vọng của giai cấp công nhân nhiều nước là thống nhất hàng ngũ giai cấp
công nhân quốc tế, động viên và đoàn kết tất cả các lực lượng dân chủ, hoà bình và
tiến bộ vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình. Quốc tế
Cộng sản họp Đại hội lần thứ VII trong hoàn cảnh đó. Trên cơ sở tổng kết
những bài học kinh nghiệm cách mạng quốc tế, Đại hội nhận định: kẻ thù trước
mắt của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ


nghĩa tư bản hay chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là
chủ nghĩa phát xít; nhiệm vụ trước mắt của giai cấp
công nhân chưa phải là đánh đổ chủ nghĩa tư bản để thiết
lập chuyên chính vô sản, để xây dựng chủ nghĩa xã hội mà là đấu tranh chống chủ
nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hoà bình. Như vậy là tinh
thần quyết nghị của Đại hội đã mặc nhiên công nhận sự đúng đắn của
những quan điểm mà Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (2-1930) đã nêu lên. Nhà sử học Xô Viết Épghènhi Cabèlép nhận định: Đối
với Nguyễn Ái Quốc và các bạn chiến đấu của Người, Đại hội VII đặc biệt quan
trọng ở chỗ: Đại hội đã bác bỏ luận điểm tả khuynh trước đây cho rằng cần


phải thực hiện cách mạng công nông, lập “chính phủ Xô Viết” ở các
nước thuộc địa và phụ thuộc, những việc này là quá sớm đối với ph ần lớn

các nước thuộc địa và có ý nghĩa là đánh giá không
đúng mức những nhiệm vụ chống đế quốc của toàn dân tộc. Mùa
Đông 1938 Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva bắt đầu cuộc hành trình trở về Tổ quốc,
những điều kiện khách quan và chủ quan cho việc trở lại với những quan điểm đã
được khẳng định tại Hội nghị thành lập Đảng có thêm những thuận lợi mới. Trong
quá trình phát triển của một tổ chức chính trị, đặc biệt là của một đảng cộng sản,
việc đấu tranh nhằm bảo vệ những tư tưởng quan điểm đúng đắn, khoa học là điều
có tính quy luật phổ biến, bởi đó chính là động lực của sự phát triển tìm hiểu
những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số điểm chính trong quá trình
Người và Đảng ta bổ sung, hoàn thiện quan điểm đường lối chiến lược cho cách
mạng Viêt Nam những năm 1931-1938 chúng ta thấy rõ điều này: Trong những
điều kiện phức tạp và có phần éo le, là người hoạt động sôi nổi, Nguyễn Ái Quốc
không hề nản chí, kể cả thời gian Người bị thực dân Anh bắt giam tại Hồng Công,


cũng như những lúc bị coi như “ở bên ngoài của Đảng”. Một mặt, Người chấp
hành rất nghiêm túc những nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Đông Dương và
của Quốc tế Cộng sản, một mặt Người tìm mọi điều kiện để tăng cường mối liên
hệ với Quốc tế Cộng sản, tranh thủ những điều kiện để phát biểu quan điểm của
mình, đồng thời truyền đạt những tư tưởng quan điểm đúng đắn, khoa học cho các
cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương. Chỉ tính từ sau Hội nghị Trung
ương tháng 10- 1930 đến hết tháng 12-1940 (tuy chưa đầy đủ) chúng ta được biết
Nguyễn Ái Quốc đã không dưới 20 lần gửi thư, báo cáo tới Ban chấp hành Quốc tế
Cộng sản, Quốc tế Nông dân, Ban Phương Đông hoặc với các cán bộ của Quốc tế
Cộng sản; Người cũng nhiều lần gửi thư cho Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương. Tranh thủ những điều kiện có thể, Người vẫn trình bày,
giải thích với Quốc tế Cộng sản về quan điểm của Hội nghị thành lập Đảng, đồng

thời có những ý kiến quý báu, xác thực và đúng đắn góp phần cùng Trung ương
Đảng chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam. 18-2-1930, trong Báo cáo gửi
Quốc t ế C ộ n g s ả n , Người khẳng định, việc Người triệu tập

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là “với tư
cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề
liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương ”; “Cương lĩnh
và chiến lược” mà Hội nghị xác định là “theo dường lối của Quốc tế Cộng sản”.
Điều cần phải khẳng định là chính hoàn cảnh phức tạp trong quan hệ như trên tinh
thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của Nguyễn Ái Quốc càng thể hiện rất cao.
Vào cuối những năm 20 đầu những năm 30, những diễn biến của tình hình quốc tế
như sự phát triển của phong trào công nhân châu Âu với sự ra đời của Xô viết
Hunggari, Xô viết Bavie (Đức); sự phản bội của Quốc dân Đảng Trung Hoa, hợp
tác Quốc Cộng lần thứ nhất tan vỡ và cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng Cộng sản
Trung Quốc xung quanh vấn đề đường lối đang diễn ra gay gắt; Đảng Quốc Đại


Ấn Độ đang rầm rộ với cuộc vận động “Bất bạo động”, Đại hội VI Quốc tế Cộng
sản... đã tác động tới tình hình chính trị ở nhiều nước. Nét đáng ghi nhận ở những
sự kiện lớn trên đây là ở chỗ, khi đó cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra rất gay
gắt, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế theo sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng
sản có khuynh hướng “tả” rõ nét; khi đó đường lối cách mạng cho các dân tộc bị
áp bức mới được hình thành về cơ bản, đang cần được bổ sung, hoàn chỉnh. Trong
quá trình bổ sung đó, nhiều tổ chức đảng ở các nước đã chịu tác động đáng kể và
không phải không có đảng mắc sai lầm. Nhưng đối với Nguyễn Ái Quốc lại là
trường hợp khác. Ngay từ khi đào tạo ở tại Quảng Châu, với các văn kiện của Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cuốn “Đường cách mệnh” và sau này trong các
văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng, Người đã “không mắc

khuyết điểm”. Với hai luận điểm cực kỳ quan trọng là: yếu tố dân

tộc - động lực lớn; giai cấp vô sản phải nắm ngọn cờ lãnh đạo, Người đã xác định
rõ tầm quan trọng của vũ khí giai cấp; khéo léo, mềm dẻo kết hợp hai yếu tố dân
tộc và giai cấp để giải quyết những yêu cầu thực tiễn mà cách mạng Việt Nam
đang đặt ra một cách cấp bách khi đó là độc lập dân tộc. Với hai luận điểm đó,
Nguyễn Ái Quốc đã nhìn nhận thái độ c h í n h t r ị c ủ a c á c g i a i
cấp không đơn thuần chỉ ở vị trí chính trị hay k inh tế
mà chủ yếu là ở lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, ở
nguyện vọng cấp bách của họ là dân tộc được độc lập.
Chính cách nhìn nhận ấy mà chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Người
hình thành, phát triển. Người và Đảng ta đã đoàn kết được đông đảo các tầng lớp
nhân dân, tập trung ngọn lửa đấu tranh cách mạng vào kẻ thù chủ yếu là bọn đế
quốc xâm lược và bè lũ phong kiến tay sai. Mặc dù với tư duy và quan điểm đúng
đắn, song các văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng đã nhanh chóng bị thay thế
bằng các văn kiện với tinh thần nhấn mạnh đấu tranh giai cấp, trong lãnh đạo cách
mạng Việt Nam những năm 1930-1931 “chúng ta vẫn mắc phải bệnh hẹp hòi trong


công tác xây dựng khối đoàn kết dân tộc”, song sự phát triển có tính bước ngoặt
của cách mạng Việt Nam đã được lịch sử Đảng ta và lịch sử cách mạng Việt Nam
khẳng định. Bước phát triển ấy đã gắn liền với những cống hiến của Nguyễn Ái
Quốc. Trong bức thư đề ngày 12-5-1931, gửi Nguyễn Ái Quốc, Ban Phương Đông
của Quốc tế Cộng sản vẫn ca ngợi cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Viêt
Nam trong cao trào cách mạng 1930-1931 và Xô Viết Nghệ Tĩnh, đồng thời đánh
giá cao công lao và cống hiến của Người. Khách quan mà nói, những

tư tưởng chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong
những năm 1931-1938 gặp một số trở ngại khách quan, ngay cả khi Quốc tế Cộng
sản đã bổ khuyết những sai lầm, Đảng Cộng sản Đông Dương đã chính thức bổ
sung đường lối, quan điểm cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ thực tiễn.
Phải tới Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, những tư tưởng, quan điểm về vấn

đề dân tộc và giai cấp trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam

mới dần từng bước trở lại với những quan điểm mà Nguyễn Ái Quốc và Hội
nghị thành lập Đảng đã xác định.
Như vậy những quan điểm và chỉ đạo thực tiễn của Đảng Cộng sản Đông
Dương về vấn đề dân tộc và giai cấp trong thời gian từ 10-1930-1938 được thể
hiện cơ bản như sau:
Từ tháng 10-1930 đến 1935: về cơ bản tư tưởng quan điểm chỉ đạo theo
tinh thần Đại hội VI Quốc tế Cộng sản, vai trò của Nguyễn Ái Quốc có phần bị coi
nhẹ. Các văn kiện của Đảng cho thấy các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương ở một chừng mực nhất định có bước thụt lùi và chừng nào
trái với quan điểm của Nguyễn Ái Quốc và của Hội nghị thành lập Đảng thể hiện ở
những điểm chính sau:
- Đảng xác định cách mạng Việt Nam là cách mạng dân chủ tư sản kiểu
mới, do giai cấp vô sản lãnh đạo.
- Cuộc cách mạng ấy có hai nhiệm vụ là: đánh đuổi đế quốc thực dân


Pháp và tay sai giải phóng dân tộc; đánh đổ phong kiến, thực hiện người cày có
ruộng. Hai nhiệm vụ này tiến hành đồng thời và triệt để (tịch thu tất cả ruộng đất
của địa chủ không phân biệt); coi trọng đấu tranh giai cấp, chủ trương lập chính
quyền xô viết công nông binh, các tổ chức quần chúng lấy tên “đỏ” (Công Hội đỏ,
Nông Hội đỏ, Tự vệ đỏ).
- Đảng đổi tên là Đảng C ộ n g sản Đông D ư ơ n g và chủ

trương “Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận dân tộc tự quyết;
nền độc lập trong khuôn khổ chung toàn Đông Dương.
- Về lực lượng cách mạng: công nông là gốc, là chủ lực; đánh giá thấp vai
trò tiểu tư sản, trung nông; chủ trương không liên minh với phú nông, địa chủ, tư
sản dân tộc.

Từ sau Đại hội VII (1935), Quốc tế Cộng sản tuyên bố

tôn trọng tính độc lập, tự chủ của các đảng cộng sản, đồng ý để các đảng
cộng sản ở các nước chỉ đạo phong trào cách mạng theo đường lối của đảng mình.
Trong những năm từ 1935 đến 1938: Nguyễn Ái Quốc vẫn hoạt động ở nước
ngoài, tìm bắt liên lạc với trong nước, có một số ý kiến đóng góp cùng Trung
ương Đảng lãnh đạo cuộc vận

động đòi dân chủ, chống phản động

thuộc địa và tay sai, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do cơm áo hoà
bình. Lịch sử

Đảng gọi là thời kỳ mặt trận dân chủ. Những nội dung

quan điểm trên đây thể hiện Đảng ta đã triển khai việc thực hiện Nghị quyết Đại
hội VII Quốc tế Cộng sản, nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ công lao đóng góp
của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi rời Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc
địa, Nguyễn Ái Quốc tới hoạt động ở Nam Trung Quốc với danh nghĩa thiếu tá
Bát lộ quân. Người tìm mọi cách bắt liên lạc với trong nước và chuẩn bị điều kiện
về nước hoạt động. Từ tháng 2 đến tháng 9-1939 Người đã viết 9 bài báo với tiêu


đề "Thư từ Trung Quốc", ký tên Line và p.c. Line. Nội dung của các bài báo
phản ánh tinh thần hy sinh anh dũng của nhân dân Trung Quốc, trong cuộc chiến
đấu chống phát xít Nhật, vạch trần những tội ác dã man của phát xít Nhật đối với
nhân dâ n Trung Quốc, sự phản bội hèn hạ của bọn tờrốtkít Trung Quốc- những
kinh nghiệm chống phát xít Nhật của nhân dân Trung Quốc... Việc Người gửi
đăng những bài này trên báo Notre Voix ở Hà Nội và tờ Le Peuple ở Sài Gòn hai tờ báo công khai của Đảng là vừa nhằm chắp nối liên lạc, vừa nhằm cảnh báo
với nhân dân ta về nguy cơ phát xít Nhật; sự cảnh giác, sẵn sàng đấu tranh vì


hoà bình, chống chiến tranh, chống phát xít. Những bài báo đó đã có tác dụng
lớn đối với Đảng ta và với các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trí thức. Mặc dù
chưa về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Nguyễn Ái Quốc vẫn có những ý kiến
đóng góp vào việc bổ sung đường lối của Đảng lãnh đạo thời kỳ Mặt trận dân chủ.
“Những chỉ thị” mà Người nhớ lại và đã “truyền đạt” nói rõ : Lúc này, Đảng
không nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập dân tộc, nghị viện ... ). Như thế
sẽ rơi vào cạm bẫy của phát xít Nhật; Muốn đạt được mục đích trên phải ra sức
tổ chức Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi. Mặt trận ấy không những chỉ có người
Đông Dương mà bao gồm cả những người Pháp tiến bộ ở Đông Dương, không
những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc. Đối với tư sản
dân tộc, Đảng phải có thái độ khéo léo mềm dẻo. Phải hết sức lôi kéo họ và giữ họ
ở trong mặt trận, thúc đẩy họ hành động nếu có thể, cô lập họ về chính trị nếu cần.
Tránh hết sức để họ ở ngoài Mặt trận...; Đối với bọn tờrốtkít, không thể có một
thoả hiệp nào, một nhượng bộ nào...; Mặt trận dân chủ Đông Dương phải có liên
hệ chặt chẽ với Mặt trận nhân dân Pháp...; Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa
nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất,
hoạt động nhất và chân thực nhất...; Đảng phải đấu tranh không nhân nhượng
chống tư tưởng bè phái và phải tổ chức học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác Lênin... Phải duy trì quan hệ chặt chẽ với Đảng Cộng sản Pháp.


Nhờ những ý kiến khoa học, sáng tạo, đúng đắn, với sự kiên trì hoạt động
không mệt mỏi, tuy chưa về nước nhưng uy tín của Nguyễn Ái Quốc với các đồng
chí trong nước rất cao. Người được Hội nghị Trung ương Đảng (29- 30.3.1938)
bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời Ban Chấp hành Trung ương
Đảng còn đề nghị với Quốc tế Cộng sản giúp đỡ để Nguyễn Ái Quốc về Trung
Quốc “mở một ban huấn luyện công khai” như Người đã thực hiện những năm
1926-1927, Tại Đại hội II của Đảng (1951), một trong, những bài học lớn mà
Người rút ra trong thời kỳ Mặt trận dân chủ là: Việc gì đúng với nguyện vọng của
nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ... Nó cũng dạy ta rằng: phải hết

sức tránh những bệnh chủ quan hẹp hòi. Bài học ấy cho tới ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Ngày 29-9-1939, trong “Thông cáo gửi các cấp bộ Đảng”, Đảng Cộng sản
Đông Dương đã sớm nhận định: “Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề
dân tộc giải phóng”. Tiếp sau đó, tháng 11-1939, Hội nghị Trung ương Đảng họp
tại Bà Điểm, Gia Định do Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã ra Nghị quyết
khẳng định: Phản đế và điền địa là hai cái mấu chốt của cách mệnh tư

sản dân quyền... nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào
để thực hiện nhiệm

vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ để quốc ... Đứng trên lập trường

giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả mọi vấn đề. Cả vấn
đề điền địa cũng phải nhằm vào cái mục đích ấy mà giải quyết.
Khẳng định xu hướng tất yếu của cách mạng Việt Nam là đi lên chủ nghĩa
xã hội, Nghị quyết Hội nghị tháng 11-1939 đã nêu rõ: Cách mệnh tư sản dân
quyền còn và phải chuyển qua cách mệnh vô sản. Sự biến chuyển ấy hoặc

hoà bình không phải võ trang bạo động, chứ không phải không đổ máu;
hoặc bằng bạo động tùy theo lực lượng vô sản và sự liên minh của nó với
nông dân trong xứ cùng sức ủng hộ của vô sản thế giới.


Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước chuyển hướng quan
trọng về đường lối và phương pháp cách mạng. Hội nghị đã khẳng định những vấn
đề chiến lược của cách mạng do Đảng đề ra từ năm 1930 nhưng đã được phát triển
và bổ sung trong tình hình mới. Nghị quyết Hội nghị trước hết xuất phát từ đòi hỏi
của tình hình cách mạng Việt Nam lúc đó. Những tư tưởng, chủ trương và đường
lối mà Hội nghị khẳng định là dựa trên một cơ sở khoa học và có cội nguồn lịch sử

của nó là mục đích tối cao của Đảng. Cội nguồn lịch sử, nguyên tắc tối cao và cơ
sở khoa học đó chính là những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, được
Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo và khẳng định tại Hội nghị thành lập Đảng 21930.
Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1940, tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), Hội nghị
Trung ương Đảng đã được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh.
Hội nghị đã củng cố lại các cơ quan lãnh đạo và cử ra Ban chấp hành Trung ương
lâm thời, do đồng chí Trường Chinh là Quyền Tổng bí thư. Trên cơ sở nhận định
diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và tình hình Đông Dương, Hội nghị
khẳng định mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít Nhật Pháp ngày càng sâu sắc, “một cao trào cách mạng nhất định sẽ nổi dậy, Đảng phải
chuẩn bị gánh lấy cái sứ mệnh thiêng liêng lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức
Đông Dương võ trang bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”. Cùng với việc
khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đặt nhiệm vụ giải phóng
dân tộc lên vị trí ưu tiên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất của Hội nghị

Trung ương Đảng tháng 11-1939 là đúng, những quan điểm mà Hội nghị đã
xác định như cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền tiến lên làm
cách mạng xã hội chủ nghĩa; ở giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ phản đế và phản
phong, Hội nghị nêu rõ: “Cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời
tiến, không thể cái làm trước cái làm sau; việc thực hiện nhiệm vụ thổ địa (phản
phong kiến) phải có phân biệt, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa, của


×