Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH sử ĐẢNG NGUYỄN ái QUỐC lựa CHỌN HƯỚNG đi, TIẾP THU và TRUYỀN bá CHỦ NGHĨA mác lê NIN vào VIỆT NAM một CÁCH độc lập, tự CHỦ, SÁNG tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.39 KB, 17 trang )

Nguyễn Ái Quốc lựa chọn hướng đi,tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa
Mác –Lênin vào Việt Nam một cách độc lập, tự chủ và sáng tạo.
Đảng cộng sản Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện, đã lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách mạng tháng tám thành công, lập
nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( nay là nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam), đánh thắng các cuộc xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân
phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc nền độc lập của Tổ quốc. Mỗi một thắng lợi của cách mạng Việt Nam
gắn liền với tên tuổi và tư tưởng của Người - Hồ Chí Minh. Những người
cộng sản trên toàn thế giới đánh giá hoạt động quang vinh của Hồ Chí
Minh : Hồ Chí Minh là người cách mạng, nhà hoạt động xuất sắc của phong
trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, người là Mác xít Lênin nít kiên
cuờng, là người chiến sĩ tranh đấu không mệt mỏi vì chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản.
Mỗi người dân Việt Nam đều kính trọng và biết ơn sâu sắc tới chủ
tịch Hồ Chí Minh. Từ trong đêm đen của kiếp người nô lệ, Người đã ra đi
tìm đường cứu nước, con đường cách mạng vô sản, đưa dân tộc ta sánh vai
với cường quốc năm châu trên thế giới. Chính người đã làm rạng rỡ cho dân
tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.
Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh rất vĩ đại, không chỉ đối với
dân tộc ta mà còn có ý nghĩa với nhân loại yêu chuộng hoà bình và tiến bộ
trên toàn thế giới. Nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp của Hồ Chí Minh có
thể chia làm nhiều giai đoạn, trong đó giai đoạn từ năm 1911 đến năm 1930
có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là giai đoạn Người bôn ba tìm đường cứu
nước, bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng


đắn; Là quá trình tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam,
trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam. Trong suốt giai đoạn đó thể hiện tính độc lập, tự chủ và


sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Trong bài viết này, trên cơ sở kế thừa những kết quả của những nhà
nghiên cứu, của các học giả đi trước, thông qua các hoạt động của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến 1930 tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam.Tôi phân tích, làm rõ tính độc lập, tự chủ, sáng tạo
trong việc tìm con đường cứu nước, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin truyền
bá vào Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Trên cơ sở đó bản thân nâng
cao hiểu biết về một thời kỳ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Hồ
Chí Minh, của Đảng ta, và cũng là một niềm tin kính yêu đối với Bác, tin
tưởng vào con đường cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Năm1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược và thống trị chủ nghĩa
thực dân trên đất nước ta. Lịch sử dân tộc bước sang trang mới, xã hội
phong kiến Việt Nam thuần tuý thay thế bằng xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, với hai mâu thuẫn cơ bản nổi lên đó là: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân
tộc ta với thực dân Pháp và tay sai; Mâu thuẫn giữa nhân dân ta, mà chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến phản động. Sự tồn vong của dân
tộc giống nòi đòi hỏi phải giải quyết đồng thời cả hai mâu thuẫn này. Sứ
mệnh lịch sử nặng nề đặt lên vai những người yêu nước Việt Nam. Phát huy
truyền thống yêu nước của cha ông, lớp lớp người Việt Nam vốn mang trong
mình truyền thống yêu nước đó chẳng chụi quỳ gối đã nhất tề đứng dậy,
người trước ngã xuống, người sau tiến lên, phong trào trước thất bại, phong
trào sau lại bùng nổ. Tựu chung lại, đến đầu thế kỷ XX, khắp nơi trên toàn
lãnh thổ Vịêt Nam đã diễn ra các phong trào chống Pháp theo các hệ tư
tưởng khác nhau. Phong trào cứú nước theo hệ tư tưởng Phong kiến, tiêu


biểu là phong trào Cần Vương với đại biểu như: Phan Đình Phùng, Tôn Thất
Thuyết, Phạm Bành, Đinh Công Tráng,Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Thiện
Thuật...Phong trào chống Pháp theo ngọn cờ dân chủ tư sản với đại biểu như
: Phan Bội Châu theo xu hướng bạo động, Cụ Phan Chu Trinh theo xu
hướng cải lương. Tại núi rừng Yên thế, cụ Hoàng Hoa Thám đứng dậy lãnh

đạo cuộc khởi nghĩa nông dân, trực diện chiến đấu với thực dấn Pháp, kéo
dài tới 30 năm. Có thể nói phong trào đấu tranh bằng hình thức này hay hình
thức khác, lúc rồn rập, lúc lẻ tẻ không ngừng diễn ra, song cuối cùng đều
thất bại. Nói như tiến sĩ Phạm Xanh: “Các bậc anh hùng nghĩa hiệp thừa
lòng yêu nước và lòng quả cảm, song trước sau đều nhận lấy thất bại xót
xa”[1;9]. Nguyên nhân thì nhiều, nhân tố trong tình hình kinh tế - xã hội chính trị - tư tưởng của đất nước lúc bấy giờ đã tạo lên nghịch lý đó. Sự thất
bại của phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX chứng tỏ sự nỗi thời của hệ tư tưởng tư sản, hệ tư tưởng phong
kiến. Cách mạng Việt Nam thực sự bị khủng hoảng về đường lối giải phóng
dân tộc. C Mác nói: “Lịch sử không đặt ra vấn đề gì mà nó không giải đáp
được”[2;21]

Hay nói như Nguyễn An Ninh khi nhắc đến quan điểm của

Gan - đi : “Khi nòi giống chỉ có thể lựa chọn giữa cái chết và cái nô lệ thôi,
thì xông vào cái chết sẽ là dũng cảm hơn”[2;117]. Đúng vậy, điều này ít nhất
có hai lần Hồ Chí Minh từng nhắc đến. Lần thứ nhất, khi thời cơ cách mạng
ngàn năm có một đó là vào tháng 3/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh có Nói: Dù
có phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải giành cho được độc lập. Lần
thứ hai trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược ( tháng 12/1946), Người kêu gọi: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ. Trong đêm
trường nô lệ của dân tộc Việt Nam, xuất hiện một người thanh niên trẻ tuổi -


Nguyễn Tất Thành với trí tệ và nhãn quan chính trị hơn hẳn những người
đương thời đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức, nho giáo yêu nước, trên
quê hương Nam Đàn- Nghệ An vốn có truyền thống quật khởi cách mạng,
Nguyễn Tất Thành là con trai cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và cụ bà Hoàng

Thị Loan. Người được thừa hưởng một nền giáo dục truyền thống phong
phú. Cùng với sự nhanh nhạy và thông minh. Nguyễn Tất Thành sớm am
hiểu sâu sắc lịch sử văn hoá dân tộc Việt Nam, văn hoá phương đông, đặc
biệt văn hoá nho giáo Trung Quốc. lớn lên được đi học ở trường quốc học
Huế, Người bước đầu tiếp thu văn hoá Phương tây. Người sớm phải chứng
kiến nỗi tủi nhục của những người dân nô lệ mất nước. “ Người thanh niên
ấy đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào lúc
bấy giờ anh đã có trí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”[3;10]. Yêu
nước, thương dân là một nét đặc sắc trong tư tưởng làm lên nhân cách Hồ
Chí Minh, là lý tưởng, hoài bão của Người, cho đến trước lúc trở về cõi vĩnh
hằng, trong di chúc Người còn canh cánh trong lòng một ước muốn giải
phóng cho dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Người nói: Tôi
chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước nhà hoàn
được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Với hành trang là lòng yêu nước, thương dân tha thiết và vốn hiểu
biết, nghị lực, Người sớm hoà mình vào cuộc sống của quần chúng lao khổ
và tham gia phong trào yêu nước, cùng với những lời nhắn nhủ của cụ Phó
Bảng Nguyễn Sinh Sắc: “Tìm thăm cha là tốt, nhưng cái cần hơn vẫn là tìm
đường cứu dân tộc”[4;53] . Sau những trăn trở Nguyễn Tất Thành đã ra đi
tìm đường cứu nước ( Ngày 5 – 6 – 1911 ). Từ đây Người bước vào quá
trình bôn ba tìm đường cứu nước để rồi ba mươi năm sau, Người mới trở về


Tổ quốc thực hiện ước nguyện giải phóng cho đồng bào. Khi nghiên cứu về
con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, các học giả đều
thống nhất cho rằng ngay trong việc lựa chọn con đường, hướng đi, tìm
đường cứu nước của Người đã thể hiện sự độc đáo, tự chủ và sáng tạo, vượt
xa những nười yêu nước đương thời.
Trước hết nói về hướng đi của Nguyễn Tất Thành: Anh chọn đi sang

Phương Tây mà không phải là Phương Đông, Phương Đông, Người chọn
sang Pháp mà không phải là sang Nhật Bản hay Trung Quốc. Việc lựa chọn
hướng đi như vậy chứng tỏ ở Nguyễn Tất Thành đã có một tinh thần, suy
nghĩ và hành động độc lập, không theo lối mòn, vượt qua tư tưởng “Trung
quân” của một số sĩ phu yêu nước đương thời. Đó là việc Anh từ chối không
đi theo con đường Đông du của cụ Phan Bội Châu, mặc dù cụ Phan Bội
Châu cũng là người có nhiệt huyết yêu nước muốn giải phóng dân tộc.
Nguyễn Tất Thành sớm nhận thức được sự hạn chế trong đường lối cứu
nước của cụ Phan Bội Châu, đặc biệt là phong trào xuất dương cầu viện
Nhật Bản sau này Người nhận xét chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước rước
beo của sau. Cụ phan Chu Trinh lại dựa vào Pháp để canh tân đất nước, Hồ
Chí Minh sau này nhận xét chẳng khác nào van giặc rủ lòng thương. Người
chọn hướng đi sang Phương Tây, sang chính nước đang thống trị dân tộc
mình, bởi Người muốn tự khám phá thế giới và đặc biệt như sau này Người
giải thích: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ: Tự do bình đẳng - bác ái... thế là tôi muốn làm quen với văn hoá Pháp, tìm xem
những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”[1;15]. Và hơn nữa Người “ Muốn ra
nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác... , sau khi xem họ làm như
thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”[3;11]. Thực tế, lần theo con
đường cứu nước bôn ba của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác đã đặt chân
đến rất nhiều nước ở các châu lục( Theo thống kê của tiến sĩ Pham Xanh,


Bác đã đi đến khoảng 26 nước)[1;15]. Đọc tác phẩm “Đường cách mệnh”
chúng ta có thể thấy rõ, nếu không đi đến đó, không xem họ làm như thế
nào, Nguyễn Ái Quốc không thể phân tích được những ưu điểm, hạn chế của
các cuộc cách mạng điển hình như cách mạng Mỹ (1776 - 1777), cách mạng
Pháp (1789), Cách mạng Nga (1917)[5;15], Hay đọc “Bản án chế độ thực
dân Pháp”[6] chúng ta cũng thấy sự phân tích, dẫn chứng sâu sắc tố cáo tội
ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các nước thuộc địa, đó chẳng phải là kết
quả của những điều mà Nguyễn Ái Quốc mắt thấy tai nghe. Như vậy về

hướng đi, ngay từ đầu, Nguyễn Tất Thành đã xác định một cách rõ ràng, dứt
khoát thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Làm gì và làm như thế nào để tìm ra con đường cứu nước trong khi
bôn ba trên sứ người chỉ với lòng yêu nước và nghị lực của tuổi trẻ của
Nguyễn Tất Thành khi ấy. Nghiên cứu quá trình tìm đường cứu nước của
Nguyễn Tất Thành, Giáo sư Trần Văn Giàu đã khái quát một số nét sau đây:
Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc dùng tàu buôn làm phương tiện để đi
hầu khắp thế giới, quan sát xã hội, tích luỹ kiến thức, giao du kết bạn nhằm
đại nghĩa. Mục đích của Nguyễn Tất Thành ra đi là để tìm một giải pháp cho
quê hương, đó là điều khác hẳn với suy nghĩ của lớp thanh niên, trí thức
muốn du học để lấy bằng cấp, để có địa vị trong xã hội. Vừa đi, Nguyễn Tất
Thành vừa quan sát, ghi chép, hoà mình vào cuộc sống của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động, những nơi Người đến. Chính vì vậy Người càng
hiểu rõ hơn nỗi thống khổ của người nô lệ, người lao động, thấy rõ hơn nỗi
thống khổ của người lao động, càng thấy rõ hơn bản chất của chủ nghĩa Đế
Quốc, chủ nghĩa Tư Bản, Người rút ra kết luận sâu sắc : ở đâu chủ nghĩa Tư
Bản cũng tàn ác vô nhân dạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động
cũng bị bóc lột dã man. Chủ nghĩa Đế Quốc ở đâu cũng là kẻ thù, giai cấp
công nhân, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn. Đó là kết luận thứ nhất của


Nguyễn Ái Quốc vào năm 1917, thế mà trong khi đó ở Việt Nam cùng thời
điểm đó, cụ Phan Bội Châu từ chỗ thất bại của phong trào Đông du, bị đi tù
đầy, đã có sự ngả nghiêng trong tư tưởng, phải nói là sai lầm mơ hồ về kẻ
thù khi ông có tư tưởng Pháp – Việt đề huề ( 3- 1918) ( Tất nhiên sau này
giữa năm 1919 ông đã kịp thời rút kinh nghiệm), rồi cuối cùng bất lực bởi
trăm lần thất bại, không một lần thành công đành trở thành ông già bến ngự
nối tiếc sự nghiệp. cụ Phan Chu Trinh lúc ấy có chủ trương dựa vào Pháp để
canh tân đất nước, quết sạch lũ phong kiến thối nát. Đến tháng 6 năm 1919
Người gửi bản yêu sách gồm 8 điểm gửi tới hội nghị véc xây nhưng bị

khước từ, Nguyễn Ái Quốc rút đã ra kết luận quan trọng thứ hai: Những lời
tuyên bố về tự do, dân chủ của bọn Đế Quốc chỉ là trò bịt bợm, giả dối.
Muốn độc lập tự do thực sự, các dân tộc bị áp bức tự trông cậy vào lực
lượng chính mình. Và cũng bằng việc hoà mình vào cuộc sống lao động với
đủ mọi nghề, ở khắp nơi, từ làm phụ bếp trên tàu, đến rửa ảnh, cào tuyết,
vẽ...Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ vai trò của quần chúng công nông, để phát
truển thành quan điểm cách mạng : Công nông là gốc cách mạng. Những
kinh nghiệm của sự lăn lộn với cuộc sống lao động cùng với quần chúng, thợ
thuyền từ ngày bước chân ra đi tìm đường cứu nước là cơ sở để sau này
Nguyễn Ái Quốc có một chủ trương vô cùng sáng tạo: Đưa thanh niên,
những chiến sĩ ưu tú, đã được đào tạo về nước hoạt động phong trào “vô sản
hoá” để tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước. Phải chăng từ
thực tiễn của sự lăn lộn với phong trào vô sản và quần chúng lao động khắp
nơi, cộng với sự mẫn cảm về trí tuệ, nhạy cảm của chủ nghĩa yêu nước chân
chính kết tinh ở con người Nguyễn Ái Quốc đã đưa Người đến với chủ nghĩa
Mác – Lênin, với cách mạng tháng mười Nga, tìm thấy con đường cứu nước
đúng đắn chỉ ngay sau khi đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn


đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin (đăng trên báo nhân đạo tháng
7/1920) .
Tóm lại, ngay từ khi bước chân ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn
Tất Thành- Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn dứt khoát cho mình một hướng đi,
một cách thức tìm kiếm. Mà tất cả đều thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ ,
sáng tạo, sự mẫn cảm, nhạy bén trong trí tuệ, tư tưởng, vượt xa những người
yêu nước đương thời. Chính những điều đó làm tiền đề, làm cơ sở để
Nguyễn Ái Quốc sớm đến với chủ nghĩa Mác –Lênin, tìm thấy đường đi
đúng đắn- giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao khổ khỏi ách thực
dân phong kiến, để Người tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, con
đường cứu nước đúng đắn nhưng rất linh hoạt, sáng tạo, độc lập, tự chủ.

Tiếp súc với luận cương của Lênin, Người tìm thấy ở đó con đường
cứu nước đúng đắn, sau này Chủ Tịch Hồ Chí Minh nhớ lại : Trong luận
cương ấy, có những từ ngữ khó hiểu. Nhưng tôi cứ đọc đi đọc lại và dần dần
tôi cũng hiểu được ý nghĩa sâu sắc của nó. Luận cương của Lênin làm cho
tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói
trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Từ đó tôi
hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo quốc tế ba [7;127]. “Chính chủ nghĩa yêu
nước chứ không phải chủ nghĩa cộng sản”[7;127] đã đưa Nguời đến gặp gỡ
cực kỳ quan trọng bởi từ đây tạo ra bước ngoặc trong nhận thức tư tưởng của
Nguyễn Ái Quốc (và mở đầu một chuyển biến cách mạng thực sự trong lịch
sử tư tưởng Việt Nam). Người trở thành đảng viên Đảng cộng sản Pháp, với
tư cách là người tham gia sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp, tán thành Quốc tế
ba, chuyển từ lập trường từ người yêu nước chân chính sang lập trường


Quốc tế cộng sản - chủ nghĩa cộng sản, từ người chiến sĩ giải phóng dân tộc
thành chiến sĩ Quốc tế vô sản.
“ Luận cương của Lênin gồm 12 điểm, là văn kiện trình bày một cách
có hệ thống vấn đề chiến lược của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc
thuộc địa và lệ thuộc trong tình hình thế giới sau cách mạng tháng Mười,
nước Nga được thành lập và đứng vững, phong trào giải phóng cách mạng
nhiều nước lên cao”[2;41]. Chỉ chừng ấy thôi, song không có sự mẫn cảm trí
tuệ, nhạy bén về tư tưởng, làm sao có sự nhạy bén sâu sắc như vậy ở
Nguyễn Ái Quốc. Hãy xem cụ Phan Văn Trường - tiến sĩ luật, là bậc cha chú
của Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang ở Pháp là một ví dụ để so sánh: “Phan Văn
Trường (1876- 1933) là người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng tiến sĩ luật ở Pa
Ri. Ông đã tiếp súc với lý luận của C.Mác trong luận án của mình để lên án
xã hội tư bản đương thời”[1;15]. Và ông cũng yêu nước lắm chứ, nhưng tại

sao ông không thể nhận thức được một con đường cứu nước đúng đắn, chí ít
là giúp Phan Chu Trinh lúc đó cũng đang ở Pháp, sau khi cụ ra khỏi nhà tù
côn đảo, nhìn thấy con đường tươi sáng. Có phải do cụ Phan Văn Trường cả
cụ Phan Chu Trinh không được tiếp súc với luận cương của Lênin như
Nguyễn Ái Quốc? Như thế ta mới thấy được trí tuệ hơn người của Nguyễn
Ái Quốc.
Luận cương của Lênin đã đáp ứng đúng yêu cầu đặt ra ở các nước
thuộc địa trong đó có Việt Nam, và như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tin theo chủ
nghĩa cộng sản từ Lênin, từ chủ nghĩa Lênin – mà không phải là từ C. Mác
hay Ph.Ănghen, tất nhiên từ chủ nghĩa Lênin sau đó Nguyễn Ái Quốc đã
nghiên cứu cả chủ nghĩa Mác – Lênin, là một mẫu mực về sự vận dụng sáng
tạo chủ Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam . Trong trái tim Hồ
Chí Minh, Lênin và luận cương của Người có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt.
Trong bài báo: “ Lênin và Phương Đông”[8;21,22] gửi từ quảng châu, đăng


tờ “ tiếng còi” nhân kỷ niệm lần thứ hai ngày mất của Lênin, Hồ Chí Minh
chỉ rõ: Chủ nghĩa Lênin có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và vô giá đối với các
dân tộc thuộc địa, mà qua lăng kính của học thuyết này, họ đã hình dung một
tương lai đẹp đẽ là chủ nghĩa xã hội và tin tưởng vào tương lai đó, Hồ Chí
Minh viết: ở các nước thuộc địa, hướng cách mạng tháng Mười, người ta
coi học thuyết xã hội chủ nghĩa như là một học thuyết dành riêng cho người
da trắng, như là một phương tiện lừa dối và bóc lột mới. Lênin đã mở ra một
thời đại mới thực sự cách mạng ở các nước thuộc địa. Kết thúc bài báo, Hồ
Chí Minh kết luận: Đối với tất cả các dân tộc bị áp bức và nô lệ, Lênin là
điểm ngoặc lịch sử phản ánh cuộc sống của họ, là tượng trưng cho tương lai
tươi sáng. Đến đây chúng ta có thể hiểu được sự sung sướng đến phát khóc
lên của Nguyễn Ái Quốc khi đọc luận cương của Lênin, và bắt đầu từ đây
cũng là một quá trình liên tục thể hiện sự sáng tạo, độc lập tự chủ của
Nguyễn Ái Quốc trong việc tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin

vào trong nước.
Cần phải nói ngay rằng nghiên cứu quá trình tiếp thu và truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh phải được xem xét với tính cách là một quá trình chứ không phải là
một hiện tượng nhất thời. Việc ra đi tìm đường cứu nước và bắt gặp chân lý
cách mạng vô sản của Nguyễn Ái Quốc như đã trình bày ở trên là quá trình
liên tục và nó làm tiền đề cho giai đoạn sau. Ở giai đoạn từ 1921 trở đi là
quá trình vừa tiếp thu, vừa truyền bá lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam
bằng nhiều con đường, nhiều phương tiện, nhiều hình thức rất sáng tạo, linh
hoạt của Nguyễn Ái Quốc, kết thúc bằng việc hợp nhất ba tổ chức cộng sản
ở Đông dương thành Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) . Đây là vấn đề có
ý nghĩa trước hết đối với mỗi người trong nhận thức, nghiên cứu về thân thế,


sự nghiệp của Hồ Chí Minh, mà còn có ý nghĩa trong vận dụng vào hoạt
động lãnh đạo, xây dựng Đảng cộng sản Việt nam trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề nữa là nghiên cứu về quá trình tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc đã có rât nhiều tác giả,
công trình tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, như trong bài viết này đã kế
thừa của tác giả tiến sĩ Phạm Xanh : “ Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam” Giáo sư Trần Văn Giàu “ Sự phát
triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XI X đến Cách mạng tháng Tám –
tập 2, tập3 và một số tác giả, tác phẩm khác. Vì vậy trong phần này bài thu
hoạch chỉ xin dừng lại ở việc phân tích một số nét khái quát sau đây:
Vấn đề thứ nhất: Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu, truyền bá lý luận cách
mạng vô sản - chủ nghĩa Mác – Lênin ở những nội dung gì? Nguyễn Ái
Quốc tập trung tiếp thu và truyền bá hai vấn đề cơ bản chủ yếu:
Một là: Những vấn đề cơ bản của cách mạng vô sản bao gồm : Mục
tiêu cách mạng; nhiệm vụ cách mạng; đối tượng của cách mạng; lực lượng
làm cách mạng; phương pháp tiến hành cách mạng và những kinh nghiệm

của cách mạng thế giới.
Hai là: Những nội dung về Đảng cách mạng gồm vai trò, nhiệm vụ
của Đảng cách mạng và những biện pháp xây dựng Đảng cáh mạng.
Tất cả những nội dung này được thể hiện trong các tài liệu, sách báo
bằng con đường bí mật hoặc công khai - chuyển về Việt Nam, trong đó có
hai tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp”[6] và “ Đường cách
mạng”[5] ( trong khuôn khổ có hạn của bài thu hoạch, tôi không thể phân
tích đi sâu vào hai tác phẩm này đươc). Những nội dung trên còn thể hiện sự
khác biệt mấu chốt giữa con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh với các con đường cứu nước trước đó ở Việt Nam, thể hiện một thiên
tài về trí tuệ, một bản lĩnh cách mạng, một nhân cách lớn với những dự cảm


mang tính thời đại. Có thể đưa ra đây một vài ví dụ để chứng minh. Phong
trào Đông du ( 1905- 1908) do Phan Bội Châu khởi xướng ngoài thành tựu
là đưa được một số thanh niên sang Nhật du học ( Khoảng 200 người) mà
nội dung học là các môn thường thức về khoa học tự nhiên và xã hội, học
tập quân sự - thì bản thân Phan Bội Châu và nhiều người tham gia phong
trào đã dùng thơ văn yêu nước và cách mạng, góp phần nâng cao tinh thần
yêu nước, lòng tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của
dân tộc, tinh thần đoàn kết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, lòng căm thù giặc
ngoại xâm.
Còn Đông kinh nghĩa thục lại vận động học chữ quốc ngữ, hô hào
thực hiện, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, phê phán những nhà nho thủ cựu, đả
kích quan lại thối lát, cổ vũ lòng yêu nước ,tinh thần đoàn kết. Trong sự cùm
kẹp, khủng bố gắt gao của thực dân Pháp, các phong trào trên làm đựơc
những điều ấy đã là đáng quí lắm rồi và vẫn là tiến bộ, dám hành động, hơn
hẳn những kẻ thối trí, ẩn dật bỏ mặc vận nước. Song mới chừng ấy ta cũng
thấy những hạn chế rất lớn của các phong trào đó so với con đường của
Nguyễn Ái Quốc .

Vấn đề thứ hai: là quá trình truyền bá lý luận cách mạng vào Việt
nam của Nguyễn Ái Quốc thể hiện tính độc lập , tự chủ và sáng tạo như thế
nào?
Trước hết ta thấy chủ nghĩa Mác – Lênin, lý luận cách mạng vô sản
được truyền bá vào Việt Nam bằng chính người Việt Nam đã thể hiện tính
độc lập, tự chủ, sáng tạo. Những ai đã đọc, nghiên cứu, quan tâm đến lịch sử
các tôn giáo, những luồng tư tưởng vào Việt Nam chắc đều thống nhất ở một
điểm : Tất cả những cái đó đều do người nước ngoài đưa vào Việt Nam, về
cơ bản là không có người Việt Nam nào chuyển tải những nội dung đó vào
trong nước. Ví dụ; Sớm nhất là Phật giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên


do các nhà sư, những người truyền đạo từ Trung Quốc theo chân những đạo
quân xâm lược Phương Bắc vào với ý định chúng làm công cụ nô dịch, đồng
hoá dân tộc Việt Nam trong suốt hơn một ngàn năm. Chính sách nô dịch,
đồng hoá bị thất bại, nhưng những yếu tố tiến bộ của tôn giáo, tư tưởng ấy
lại được nhân dân chấp nhận. Đến thế kỷ thứ XVI, XVII, Thiên chúa giáo
theo chân các giáo sĩ Bồ đào Nha. Ngoài ra còn một số như Đạo Tin Lành,
Đạo Hồi cũng nằm trong khung cảnh chung ấy. Thời gian sau Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế quốc lợi dụng, rêu rao bằng chiến lược diễn
biến hoà bình truyền bá cái gọi là tư tưởng đa nguyên chính trị, đa Đảng
nhằm chống phá Đảng ta, chống phá sư nghiệp xây dựng xã hội chủ nghiã
của nhân dân ta nhưng chúng từng bước đã bị thất bại.
Nguyễn Ái Quốc từ lòng yêu nước đã tìm đến với chủ nghĩa Mác –
Lênin, tìm ra con đường giải phóng dân tộc và lại tích cực truyền bá vào
Việt Nam thể hiện tinh thần tự chủ , sáng tạo, độc lập. Nguyễn Ái Quốc
bằng nhiều con đường, nhiều phương tiện, rất linh hoạt để truyền bá tư
tưởng, lý luận cách mạng vào trong nước. Lý luận cách mạng vô sản được
Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào Việt Nam bằng cả con đường bí mật và công
khai, từ nhiều ngả. Giai đoạn ở Pa ri, việc truyền bá được vận động thông

qua Đảng cộng sản Pháp, giai đoạn ở Mátcơ - Va, việc truyền bá thông qua
quốc tế cộng sản, thông qua các chiến sĩ yêu nước Việt Nam sau khi đã được
đào tạo ở Đại học Phương Đông được về nước hoạt động. Giai đoạn ở
Quảng châu, đông bắc nước Xiêm, Nguyễn Ái Quốc thông qua Đảng cộng
sản Trung Quốc, lúc đó được thành lập và đặc biệt thông qua các chiến sĩ
cách mạng được Nguyễn Ái Quốc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đào tạo cán
bộ cách mạng sau đó tung về nước thực hiện phong trào vô sản hoá. Ở mỗi
giai đoạn khác nhau căn cứ vào những điều kiện cụ thể mà Nguyễn Ái Quốc
sử dụng các phương tiện truyền bá khác nhau, thông qua sách báo xuất bản,


thông qua diễn đàn các Hội nghị, Đại hội, Nghị viện hoặc các tổ chức chính
trị - xã hội như: Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, Hội các dân tộc bị áp
bức ở Á đông, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, và tờ báo thanh niên.
Một số tác phẩm nổi tiếng như : Bản chế độ thực dân Pháp; Đường cách
mệnh. Tựu chung lại, phương tiện, con đường truyền bá rất linh hoạt, sáng
tạo song đều theo nguyên tắc khoa học là: Trước hết làm cho quần chúng
nhân dân thức tỉnh lòng yêu nước, căm thù giặc, thức tỉnh trách nhiệm trước
yêu cầu của cách mạng nhằm giải phóng cho chính họ, sau đó quần chúng sẽ
có sự lựa chọn và hành động theo con đường cách mạng đúng đắn. Quá trình
truyền bá lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc luôn bám sát trình độ
nhận thức của quần chúng, trước hết là truyền bá những tư tưởng cách mạng
trên quan điểm Mác – Lênin, sau đó đến một trình độ nào đó mới dịch và
phổ biến những tác phẩm kinh điển. Trước hết đó chính là lôgích trong tiếp
thu chủ nghĩa Mác – Lênin của bản thân Nguyễn Ái Quốc (đã trình bày ở
phần trước), sau là phù hợp với điều kiện lịch sử - đặc biệt là điều kiện của
đối tượng được tuyên truyền. Ta biết rằng dưới ách thống trị, bóc lột tàn bạo
của thực dân Pháp và đặc biệt là chính sách ngu dân muốn kìm hãm nhân
dân ta trong vòng ngu dốt để chúng dễ bề cai trị, bóc lột dẫn tới hậu quả là
90% dân số mù chữ.Trong điều kiện như vậy và trong hoàn cảnh khủng bố

gắt gao của kẻ thù, thì cách truyền bá như vậy là phù hợp. Hơn nữa muốn
nắm, hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin đòi hỏi phải có một trình độ nhất
định. Vì vậy lựa chọn thời cơ để phổ biến các tác phẩm kinh điển của chủ
nghĩa Mác – Lênin là rất quan trọng. Thực tế nghiên cứu quá trình truyền bá
lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc cho thấy mãi tới năm 1928 trở đi,
Người mới bắt đầu dịch và phổ biến các tác phẩm kinh điển vào phong trào
cách mạng trong nước, đồng thời đây cũng là chặng cuối của quá trình
truyền bá. Một nét đặc sắc trong quá trình truyền bá lý luận cách mạng vô


sản của Nguyễn Ái Quốc vào Việt Nam là thông qua các chiến sĩ cách mạng
đã được đào tạo với phong trào vô sản hoá. Như đã nói ở phần đầu đây vừa
là kinh nghiệm của chính bản thân Nguyễn Ái Quốc vừa là điều kiện để
Người thực hiện việc gắn lý luận với thực tiễn phong trào cách mạng. Phong
trào vô sản hoá không chỉ đưa lý luận vào giai cấp công nhân và thợ thuyền
mà nó còn lan toả vào quần chúng nhân dân lao động đông đảo, nông dân,
bởi chính Nguyễn Ái Quốc bằng sự lăn lộn trong thực tế cuộc tìm kiếm con
đường cứu nước đã nhận thấy rõ khả năng cách mạng vô cùng to lớn của họ
nếu họ được giác ngộ bằng lý luận đúng đắn đem lại lợi ích cho bản thân họ.
ở điểm này Nguyễn Ái Quốc cũng vượt xa cụ Phan Bọi Châu, Phan Chu
Trinh và nhiều nhà yêu nước đương thời khác. Cuối cùng vấn đề không thể
không nói đến là kết quả của quá trình truyền bá của Nguyễn Ái Quốc là lý
luận cách mạng khoa học đúng đắn đã dần dần thắng thế, đánh bại các trào
lưu phi vô sản khác. lý luận khoa học do Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá soi
sáng cho cách mạng, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước
Việt Nam phát triển, đồng thời hình thành những vấn đề cơ bản về đường lối
cách mạng Việt Nam, làm cơ sở định ra đường lối của Đảng ta sau này.

Kết luận
Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân thiết tha, lại sớm nhận thức

được sự bế tắc, khủng hoảng về con đường cứu nước của các vị tiền
bối, những người yêu nước đương thời, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn
Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nướcđúng đắn và Người đã bắt
gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm thấy con đường cách mạng giải
phóng dân tộc. Bằng tinh thần độc lập sáng tạo, với thiên tài về trí tuệ,


sự mẫn cảm về chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu lý luận cách
mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam, vào phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Thực chất của quá trình
truyền bá đó là Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về chính trị tư
tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt nam sau này.
Cùng với sự truyền bá đó, Nguyễn Ái Quốc đã làm nên một điều kỳ
diệu, một bước ngoặc lớn của cách mạng Việt Nam đó là sự kết hợp
chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước cho ra đời Đảng cộng sản Việt nam (3/2/1930) và chính Người
là một mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin
vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, vạch đường lối cho cách mạng Việt
Nam đưa cách mạng Việt Nam tiến nên đi từ thắng lợi này tới thắng
lợi khác. Bài học kinh nghiệm từ tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo
trong quá trình tìm đường cứu nước, tiếp thu và truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lênin vào Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc đặt tiền lệ cho
truyền thống độc lập, tự chủ , sáng tạo của Đảng cộng sản Việt nam và
sự vận dụng của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bài học đó
vẫn có giá trị rất to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tinh hoa, là khí
phách của dân tộc Việt Nam, Người là lãnh tụ vĩ đại muôn vàn kính
yêu của toàn thể nhân dân Việt Nam. Dân tộc ta, nhân dan ta, non
sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc vĩ
đại, danh nhân văn hoá thế giới và chính Người đã làm rạng rỡ dân
tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là

một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống
hiến chọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân
Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong giai đoạn hiện


nay chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, đang hàng ngày hàng
giờ chống phá cách mạng nước ta bằng thủ đoạn hết sức tinh vi và sảo
quyệt. Chúng tiến hành chống phá Đảng cộng sản Việt Nam, mà điểm
khởi đầu là nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng tập trung xuyên tạc
chủ nghĩa Mác – Lênin, bôi nhọ hình ảnh Hồ Chí Minh. Học tập Bác
chúng ta quyết đấu tranh bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Bằng sự hiểu biết của mình Quyết tâm bảo vệ tư tưởng của
Người, làm cho nó thực sự toả sáng, thấm sâu vào đời sống tinh thần
của mỗi người dân Việt Nam. Làm như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ
bé của mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, tiếp
bước theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Phạm Xanh,Nguyễn ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,H2001.
2. Trần Văn Giàu,Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam,tập 3, Nxb
Chính trị quốc gia, H1997.
3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ
Tịch,Nxb Văn học, Công ty xuất bản đối ngoại, H1989.
4. Đường Bác Hồ đi cứu nước, Nxb Thanh niên, H1998.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng,toàn tập,tập1,Nxb
Chính trị quốc gia,H1998.
6. Nguyễn ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Sự
thật,H1985.
7. Hồ Chí Minh toàn tập,tập 10,Nxb Chính trị quốc gia,H2000.

8.Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện thông tin khoa học xã hội, Chủ
tịch Chí Minh-Nhà cách mạng,Hà Nội,1985.



×