Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Bảo tồn đa dạng sinh học bền vững tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.67 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: NHẬP MÔN KHOA HỌC BỀN VỮNG

ĐA DẠNG SINH HỌC THEO BỐN ĐẶC TRƯNG CỦA
KHOA HỌC BỀN VỮNG

Giáo viên hướng dẫn: GS.TSKH Trương Quang Học
Sinh viên: Tạ Thị Thảo
Lớp: Khoa học bền vững K3
Hệ: Sau Đại học

Hà Nội, tháng 2 năm 2017


MỤC LỤC

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HST
ĐDSH
BĐKH
PTBV
UNEP
FAO


Hệ sinh thái
Đa dạng sinh học
Biến đổi khí hậu
Phát triển bền vững
United Nations Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
Food and Agriculture Organization of the United Nations
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

3


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

4


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Tạ Thị Thảo

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

5


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV


Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

LỜI MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu
Trong những thập niên vừa qua, sự phát triển kinh tế của thế giới cùng tiến bộ
khoa học kỹ thuật đã đem lại thịnh vượng cho con người, nhưng cũng tác động
mạnh mẽ đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Đất đai ở nhiều lãnh thổ bị
xói mòn, nhiều nguồn nước bị ô nhiễm, nhưng nghiêm trọng hơn là nhiều hệ
sinh thái (HST) đa dạng, bao gồm cả trên cạn và dưới nước, đã bị suy thoái trầm
trọng hoặc bị hủy diệt, nhiều loài động thực vật đã bị tuyệt chủng. Hậu quả của
suy thoái tài nguyên thiên nhiên và thất thoát đa dạng sinh học (ĐDSH) này là
rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến trình phát triển bền vững (PTBV)
trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của đa dạng sinh học trong phát triển trên thế
giới, các tổ chức quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức bảo tồn
và phát triển khác đã có những cam kết trong công tác bảo tồn ĐDSH, đồng thời
thúc đẩy tiến trình PTBV trong mối quan hệ hài hòa. Nhiều nỗ lực đã được thực
hiện, như xây dựng nền tảng lý thuyết, đến các hoạt động thực tiễn, có quy mô
rộng khắp thế giới đã được triển khai, nhằm đảm bảo vai trò quan trọng của
ĐDSH trong sự nghiệp PTBV của con người. Bài tiểu luận này, vì thế, là một nỗ
lực nhằm tổng quan được những vấn đề liên quan tới chính sách ở cấp vĩ mô
trên thế giới về bảo tồn ĐDSH và PTBV, từ đó, nhìn nhận các hoạt động thực
tiễn trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam.
3. Cấu trúc của tiểu luận
Bài tiểu luận gồm 5 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu về đa dạng sinh học.

Tạ Thị Thảo


6


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

Phần 2: Thực trạng đa dạng sinh học trên thế giới.
Phần 3: Nguyên nhân gây ra suy giảm đa dạng sinh học.
Phần 4: Bảo tồn đa dạng sinh học.
Phần 5: Bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Tạ Thị Thảo

7


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1.

Đa dạng sinh học là gì?

Sự đa dạng về sinh học hay sự đa dạng sinh học nói một cách ngắn gọn chính là
sự đa dạng của sự sống trên Trái đất. Khái niệm bao gồm các loài thực vật, động

vật và vi sinh vật trên cạn, ở sông hồ và biển. Đa dạng sinh học gồm 3 cấp độ:
đa dạng di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái:
- Thông tin di truyền bên trong mỗi cơ thể bao gồm hình thành nên loài, chúng có
thể sống và phân chia. Có sự khác biệt nhỏ giữa các thành viên của loài.
- Loài bao gồm loài động vật, thực vật và vi khuẩn. Ví dụ: Ong mật, cá ngừ vây
xanh. Mỗi các thể sinh vật có đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả
năng giao phối với nhau sinh sản ra thế hệ tương lai.
- Hệ sinh thái có thể bao gồm các khu vực như hồ, rừng, rặng san hô hay sa mạc,
ở đó các loài thực vật, động vật và vi sinh vật tồn tại cùng nhau và có ảnh hưởng
lẫn nhau.
Có khoảng 10 đến 30 triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật khác nhau sinh
sống trên hành tinh của chúng ta, chúng sống trên cạn, trong lòng đất, vùng
nước ngọt và biển khơi. Khoảng 2 triệu loài thực vật và động vật được biết tới
và được mô tả. Hàng năm các nhà khoa học phát hiện được khoảng 15.000 loài
mới. Một số loài phổ biến trên toàn thế giới, còn số loài khác rất hiếm. Thậm chí
có một số loài chỉ tìm thấy ở một nói duy nhất. Chẳng hạn như Úc là đất nước
có nhiều loài chuột túi khác nhau, những loài mà chúng ta không thể tìm thấy ở
bất cứ nơi nào khác trên hành tinh. Nhiều loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng
được ghi nhận chỉ sinh sống ở một khu vực duy nhất. Chẳng hạn Voọc ngũ sắc
trong danh mục sách đỏ chỉ tìm thấy duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
Đa dạng sinh học đề cập đến tất cả các dạng tồn tại của loài, hệ sinh thái của loài
và mối quan hệ giữa chúng. Ví dụ như trong đại dương sự đa dạng sinh học bắt
đầu từ những loài sinh vật rất nhỏ (còn gọi là phù du) mà chúng có thể sử dụng
Tạ Thị Thảo

8


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV


Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

năng lượng mặt trời. Loài phù du là thức ăn của những loài động vật nhỏ, sau đó
loài động vật nhỏ lại là thức ăn của những loài động vật lớn hơn như cá, bò sát
hay động vật có vú. Rong biển, cá và tôm, cua, sò, hến là thức ăn của hàng tỷ
con người trên trái đất và nhiều người ở các nước phát triển và đang phát triển
sống phụ thuộc nhiều vào thủy sản. Vì thế, đa dạng sinh học phục vụ như là cơ
sở cho sinh kế của người dân Những khu vực có số lượng đặc biệt cao về loài
được gọi là điểm nóng đa dạng sinh học. Tuy nhiên, lưu ý rằng, không chỉ các
loài hoang giã mới có sự đa dạng cao về loài. Trong thời gian dài, con người tác
động, bảo vệ làng mạc như đất canh tác, rừng, đồng cỏ. Nhiều nơi trên thế giới,
các thành phố phát triển và nền công nghiệp đang phát triển cũng như sự biến
động dân số nhanh chóng đe dọa tới cảnh quan cũng như hiểu biết và phong tục
của người dân.
Hình 1.1. Bản đồ về đa dạng sinh học tại các khu vực trên Thế giới.

Tạ Thị Thảo

9


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

Màu sắc thể hiện số lượng loài trên 10.000km2, mật độ tăng dần theo màu
sắc từ vàng nhạt đến đỏ sậm.
(Nguồn: Barthlott, W., Biedinger, N., Braun, G., Feig, F., Kier, G. & J. Mutke,

năm 1999)

1.2. Tầm quan trọng của đa dạng sinh học
Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá
trị: giá trị hàng hóa và giá trị dịch vụ.
- Giá trị hàng hóa: Các loài động vật, thực vật khác nhau hình thành nên chức
năng của hệ sinh thái như rừng, nước ngọt, đất hay đại dương. Hệ sinh thái có đa
dạng sinh học cao không chỉ cung cấp hàng hóa như thực phẩm, gỗ và nhiên liệu
sinh học mà còn y tế và nước sạch cho con người. Sự đa dạng sinh học cũng là
nguồn cho trồng giống mới và nuôi giống con mới vì hầu hết các giống cây
trồng và động vật nuôi có nguồn gốc từ cuộc sống hoang dã. Tổng hợp và chiết
xuất từ các loại động thực vật và vi sinh vật thiên nhiên là cơ sở sản xuất ra
thuốc, dược liệu chữa bênh cho con người.
- Giá trị dịch vụ: Dịch vụ cung cấp sự đa dạng sinh học (có thể gọi là dịch vụ hệ
sinh thái) được cho là miễn phí và không thể thiếu được. Chẳng hạn như: vi sinh
vật cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển tươi tốt của cây cối tạo ra oxy; mưa
và gió hình thành đất từ tảng đá; thực vật và các loài sinh vật khác giúp thực thể
dày hơn theo thời gian. Đại dương chiếm ¾ diện tích của hành tinh. Nó không
chỉ chứa lượng nước lớn mà gồm hệ động thực vật hình thành nên trái đất. Đại
dương vận chuyển mọi sinh vật sống ở đó qua khoảng không gian rộng lớn,
chúng kiểm soát khí hậu toàn cầu và cung cấp thực phẩm. Loài tảo biển nhỏ
ngoài biển tạo ra lượng lớn oxy cần thiết cho các loài động vật trên cạn để thở.
Đồng thời, cácbon từ nhiên liệu bị đốt cháy trong không khí và bị giữ lại. Hàng
nghìn năm nay, bờ biển là địa điểm thu hút con người. Động vật và thực vật
xung quanh sinh ra chất dinh dưỡng có sẵn, là nơi lọc bụi bẩn từ các dòng sông
Tạ Thị Thảo

10



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

và suối; giúp bảo vệ bờ biển khỏi cơn bão. Cá, tôm, cua, sò, hến và rong ở biển
là nguồn thức ăn cho con người và động vật. Chúng cung cấp phân bón, thuốc,
mỹ phẩm, sản phẩm gia dụng và vật liệu xây dựng. Những rạn san hô là ‘khu
rừng nhiệt đới của đại dương”, nơi đó cung cấp nguồn cá, bảo vệ những mối
nguy ngại của tự nhiên và điều hòa khí hậu. Khoảng nửa tỷ người phụ thuộc vào
các rạn san hô. Nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển và những quốc đảo
sống dựa rất nhiều vào những rạn san hô vì đó là nguồn thực phẩm và cũng là
sinh kế chính của họ.

Tạ Thị Thảo

11


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN
THẾ GIỚI

Báo cáo của Liên hợp Quốc năm 2012 nhấn mạnh đến tỷ lệ mất rừng; mối đe
dọa tới nguồn cung cấp nước và ô nhiễm các vùng ven biển. Xu hướng chung là
suy giảm toàn cầu về đa dạng sinh học là 1/3 lần trong 30 năm qua và xu hướng

này còn tiếp tục giảm. Có đến 2/3 các loài có thể biến mất. Theo như Báo cáo
Hành tinh Sống 2010 có tới 5 mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học là do hoạt
động của con người.
2.1. Đa dạng sinh học trên cạn
Hiện nay, có khoảng 40% tổng diện tích lục địa trên thế giới được sử dụng cho
việc trồng trọt và sản xuất nguyên liệu thức ăn cho gia súc. Theo điều tra/nghiên
cứu của Viện tài nguyên Thế giới, diện tích đất tự nhiên ở các quốc gia đang
phát triển đang chuyển đổi mục đích sử dụng sang canh tác nông nghiệp đáng
diễn ra với tốc độ rất nhanh. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)
dự đoán rằng ở Tây Ấ và Châu Phi, diện tích đất nông nghiệp đến năm 2050 sẽ
gia tăng gấp đôi và khu vực Châu Á Thái Binh Dương sẽ tăng khoảng 25%.
Việc nảy ảnh hưởng nhiều tới tài nguyên rừng. 1/5 diện tích rừng rộng lớn hiện
nay có thể sẽ thành đất trồng trọt và đồng cỏ chăn thả gia súc. Hiện tượng xói
mòn dẫn tới mất các vùng đất màu mỡ, dặc biệt là khu vực nhiệt đới, ở đó người
dân địa phương có xu hướng chuyển đổi rừng nhiệt đới thành đất nông nghiệp.
Những việc này gây ra hậu quả nghiêm trọng cho trong đa dạng sinh học bởi vì
các loài đông thực vật trong rừng sẽ không có nơi nào để sinh tồn nữa.
Hình 2.1. Tăng diện tích đất trồng trọt ở một số khu vực tính từ mức hiện
tại (màu da cam) và mức tăng tối đa (màu xanh da trời), với giả định môi
trường tự nhiên sẽ bị thay đổi

Tạ Thị Thảo

12


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của


(Nguồn: FAO 2002)
2.2. Đa dạng sinh học đại dương
Con người đã khai thác thủy sản từ thời cổ đại. Hiện nay khoảng 49 triệu người
trên toàn cầu làm nghề khai thác thủy sản và 212 triệu người khác làm ở công
việc liên quan đến biển (như sửa chữa thuyền bè, bán cá, …). Trên Thế giới có
tổng số 261 triệu người mà sinh kế của họ phụ thuộc chặt chẽ vào ngành thủy
sản. Năm 1970, tổng sản lượng cá được sản xuất trên thế giới là 65 triệu tấn.
Năm 2000, con số này tăng gấp đôi là 125 triệu tấn, trong đó 85 triệu tấn là đánh
bắt cá tự nhiên, phần còn lại là cá nuôi (khoảng 40 triệu tấn, xem hình 3.1). Chỉ
riêng đánh bắt cá, chưa tính lượng nuôi trồng thủy sản thì lượng cá sẽ không
cung cấp đủ nhu cầu của người dân bởi lượng đánh bắt thủy sản toàn cầu đã đạt
tới ngưỡng đỉnh điểm của nó. Theo tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO)
thì mặc dù ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá hiện đại và tốt hơn để đánh bắt
được nhiều cá hơn nhưng lượng cá được đánh bắt trên toàn cầu vẫn không hề
tăng từ những năm 1990.
Áp lực từ việc đánh bắt cá cũng là nguyên nhân làm thay đổi sự phân bố và số
lượng các loài cá. Nhiều khu vực, cá bị câu dưới mức giới hạn bền vững. Theo
FAO,việc khai thác quá mức là mối đe dọa lớn nhất tới môi trường tự nhiên và
sự đa dạng sinh học của đại dương. Năm 2000, ¾ đàn cá dưới đại dương bị khai

Tạ Thị Thảo

13


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của


thác quá 13 mức hoặc bị làm cho cạn kiệt. 12 trong số 16 khu vực khai thác cá
trên thế giới có mức độ cá sinh sôi cá dưới ngưỡng tối đa trong lịch sử.
Hình 2.2. Khoảng 3/4 đại dương trên thế giới bị khai thác quá mức

(Nguồn: FAO 2010 hiệu chỉnh)

2.3. Tình trạng bị đe dọa và tuyệt chủng của các loài
Trong báo cáo “Đánh giá hệ sinh thái thiên niên kỷ”, Liên minh Quốc tế Bảo tồn
Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) phát hành tháng 3/2005, nêu bật
một mất mát đáng kể và phần lớn là không thể phục hồi trong sự đa dạng của
cuộc sống trên trái đất, với tỷ lệ là 10-30% của động vật có vú, chim và các loài
động vật lưỡng cư bị đe dọa tuyệt chủng, do hành động của con người .
IUCN cũng lưu ý trong video “What kind of world do we want?” phát hành
tháng 12/2008 (cập nhật ngày 22/1/2010): 75% sự đa dạng di truyền của cây
trồng nông nghiệp đã bị mất, 75% thủy sản trên thế giới bị khai thác quá mức,
70% nguy cơ tuyệt chủng của các loài được biết đến trên thế giới nếu nhiệt độ
toàn cầu tăng hơn 3,5 °C, 1/3 rạn san hô hô trên thế giới đang bị đe dọa tuyệt
chủng, hơn 350 triệu người bị tình trạng khan hiếm nước nghiêm trọng,…
Tạ Thị Thảo

14


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

Hình 2.3.Tình trạng đe dọa của các loài được đánh giá toàn diện của IUCN


(Nguồn: IUCN, được biên soạn bởi Ban Thư ký Công ước về Đa dạng sinh học
trích trong Đa dạng sinh học toàn cầu Outlook 3, tháng 5/2010, trang 28)

Tạ Thị Thảo

15


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

CHƯƠNG III: NGUYÊN NHÂN GÂY RA SUY GIẢM ĐA
DẠNG SINH HỌC

3.1.

Chuyển đổi sử dụng đất, mặt nước thiếu cơ sở khoa học

Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông
nghiệp, trồng cây công nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản, quá trình đô thị hoá và
phát triển cơ sở hạ tầng, cũng dẫn đến việc mất hay phá vỡ các HST và các sinh
cảnh tự nhiên, làm suy giảm ĐDSH. Chuyển đổi rừng sang trồng cao su, canh
tác nông nghiệp làm giảm đáng kể diện tích rừng khộp. Hoạt động chuyển đổi
rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp và phá rừng chuyển sang nuôi trồng
thủy sản đã diễn ra ở hầu hết các tỉnh ven biển đã làm suy giảm diện tích cũng
như tính ĐDSH của các HST này.


3.2.

Tiêu thụ tài nguyên ngày càng nhiều và khai thác quá mức tài
nguyên sinh vật

Các hoạt động khai thác gỗ lậu, săn bắt động vật và khai thác lâm sản ngoài gỗ
vẫn diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới. Việc này gây áp lực lớn đối với các quần
thể động, thực vật hoang dã vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự suy thoái và
chia cắt sinh cảnh.
Do thị trường buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp mang lại lợi nhuận cao
cùng với năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ động vật hoang dã
còn hạn chế nên việc kiểm soát và ngăn chặn nạn buôn bán động thực vật hoang
dã trái phép tới nay chưa đạt kết quả mong muốn. Các loài động vật hoang dã bị
buôn bán phổ biến là những loài được dùng trong thành phần bào chế các loại
thuốc đông y cổ truyền như gấu, khỉ, cầy cáo, rùa, kỳ đà và trăn, rắn; nhiều loài
chim cũng bị bắt để bán làm chim cảnh. Đánh bắt thủy sản đóng góp một phần
Tạ Thị Thảo

16


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

rất lớn cho nhu cầu thực phẩm của nhân dân và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc gia
tăng mức độ tiêu thụ, cùng với việc quản lý đánh bắt chưa hiệu quả đã dẫn tới
việc khai thác thủy sản quá mức ở nhiều vùng làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản
và phá vỡ những rạn san hô ven bờ. Nhiều loài hải sản có giá trị cao bị suy giảm

nghiêm trọng như tôm hùm (Panulirus spp.), bào ngư (Haliotis spp.), điệp
(Chlamys spp.)... Đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc và sốc
điện để đánh bắt cá vẫn còn diễn ra cả trong nội địa và vùng duyên hải, đe dọa
các rạn san hô trên thế giới.

3.3.

Biến đổi khí hậu và cháy rừng

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, các HST bị chia cắt chắc chắn sẽ phản ứng
chậm hơn trước những sự thay đổi này và có thể sẽ không tránh khỏi sự biến
mất các loài sinh vật với tốc độ rất cao. Mmực nước biển dâng sẽ làm mất đi
một vùng đất thấp rộng lớn - các HST đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất
cả nước - nơi sinh sống của các cộng đồng dân cư lâu đời, vùng có tiềm năng
sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa
bao gồm cả các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. Nhiệt độ tăng sẽ
làm thay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST: các loài
nhiệt đới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các
đới và vĩ độ cao hơn trong các HST trên cạn; các loài ôn đới sẽ giảm đi; cấu trúc
chuỗi và lưới thức ăn cũng thay đổi. Ví dụ đối với vùng vĩ độ trung bình (240 600), các đới nhiệt độ hiện nay có khả năng dịch chuyển 150 - 550km. BĐKH
còn ảnh hưởng đến các thuỷ vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy...) qua sự thay đổi
nhiệt độ nước và mực nước làm thay đổi lớn tới thời tiết (chế độ mưa, bão, hạn
hán, cháy rừng, El-nino…), đặc biệt là tần suất và thời gian của những trận lũ và
hạn hán lớn sẽ làm giảm năng suất sinh học của cây trồng nông, công và lâm
nghiệp và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa; gây hậu quả
nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Tạ Thị Thảo

17



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

Khả năng cháy rừng vào mùa khô hàng năm tại các nước quanh xích đạo là rất
lớn. Cháy rừng làm mất đi sinh cảnh tự nhiên các loài sinh vật, ngoài ra, làm suy
giảm những loài sinh vật đặc hữu của các khu HST quý hiếm.

3.4.

Sự xâm hại của các loài sinh vật ngoại lai

Các loài ngoại lai xâm lấn có thể phá vỡ toàn bộ HST và ảnh hưởng đến các đặc
trưng sinh thái của quần thể sinh vật bản địa. Sự du nhập các giống mới cũng
gây ảnh hưởng đến nguồn gen bản địa.

Tạ Thị Thảo

18


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

CHƯƠNG IV: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
4.1. Khái niệm

Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất
cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý
nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động
tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương
pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và
đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.

4.2. Phương thức
Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ).
- Bảo tồn tại chỗ là việc bảo tồn các loài trong môi trường sống tự nhiên của
chúng, cách này của việc bảo tồn đa dạng sinh học là phương pháp thích hợp
nhất đối với đa dạng sinh học. Trong chiến lược này, bạn phải tìm ra các khu
vực có đa dạng sinh học cao, có nghĩa khu vực, trong đó số lượng thực vật và
động vật có mặt. Sau đó khu vực đa dạng sinh học cao này nên được bao gồm
trong các hình thức của tự nhiên công viên, khu bảo tồn sinh quyển dự trữ, vv…
Bằng cách đa dạng sinh học này có thể được bảo tồn trong môi trường sống tự
nhiên của họ từ hoạt động của con người.
- Bảo tồn chuyển vị liên quan đến việc bảo tồn đa dạng sinh học bên ngoài môi
trường sống tự nhiên của chúng. Điều này liên quan đến việc bảo tồn các nguồn
tài nguyên di truyền, cũng như hoang dã và các loài trồng hoặc, và dựa trên một

Tạ Thị Thảo

19


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

cơ thể đa dạng các kỹ thuật và phương tiện. Bảo tồn đa dạng sinh học chuyển vị
có thể được thực hiện như sau:
• Bằng cách tạo nên các ngân hàng gen: Trong này giống cửa hàng,
tinh trùng và trứng ở nhiệt độ cực thấp và độ ẩm.
• Nó rất hữu ích để lưu lượng lớn các loài thực vật và động vật trong
một không gian rất nhỏ. Ví dụ. tinh trùng và trứng các ngân hàng,
các ngân hàng hạt giống.
• Hình thành Zoo và vườn thực vật: cho mục đích nghiên cứu và
nâng cao nhận thức công chúng thu thập các sinh vật sống cho hồ,
vườn thú, vườn thực vật.
• Bộ sưu tập của In vitro mô thực vật và văn hóa của vi sinh vật.
• Nuôi nhốt động vật và trồng cấy nhân tạo các nhà máy, với khả
năng tái áp vào tự nhiên.
Chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học chuyển vị cũng đóng một vai trò quan
trọng trong các chương trình phục hồi cho các loài đang bị đe dọa. Ngân hàng
Kew Seed ở Anh có giữ tới 1,5 phần trăm của hệ thực vật của thế giới - khoảng
4.000 loài.
Trong nông nghiệp, các biện pháp bảo tồn chuyển vị duy trì cây thuần không thể
tồn tại trong tự nhiên mà không cần trợ giúp.
Hai phương thức bảo tồn này có tính chất bổ sung cho nhau. Những cá thể từ
các quần thể dược bảo tồn chuyển vị có thể được đưa vào thiên nhiên nơi có
phân bố tự nhiên của chúng để tăng cường cho các quần thể đang được bảo
tồn tại chỗ và việc nghiên cứu các quần thể được bảo tồn chuyển vị có thể cung
cấp cho chúng ta những hiểu biết về các đặc tính sinh học của loài và từ đó hỗ
trợ cho việc hình thành các chiến lược bảo tồn hiệu quả hơn cho các quần thể
được bảo tồn tại chỗ.


4.3. Công ước về đa dạng sinh học (CBD)

Tạ Thị Thảo

20


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của nó được đưa
ra vào năm 1972 (Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường con người;
Stockholm). Năm 1973, UNEP đã xác định bảo tồn đa dạng sinh học là một lĩnh
vực ưu tiên, do đó có nhu cầu để được uỷ quyền hợp pháp để bảo tồn các nguồn
tài nguyên trên thế giới. Có những cuộc đàm phán cho một công cụ ràng buộc về
mặt pháp lý để giải quyết sự đa dạng sinh học và sự mất mát của nó để nâng cao
tính công bằng và bình đẳng trong việc chia sẻ những lợi ích của đa dạng sinh
học; dẫn đến việc mở của Công ước về Đa dạng sinh học vào năm 1992 - Rio de
Janeiro dưới Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) /
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất.
Các hội nghị xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tăng trên toàn thế giới để
phát triển bền vững. Mục tiêu hội nghị là:
• Bảo tồn sự đa dạng sinh học;
• Sử dụng bền vững các thành phần của nó;
• Một chia sẻ công bằng lợi ích của nó.
Đây là hiệp định toàn diện toàn cầu đầu tiên mà giải quyết tất cả các khía cạnh
của sự đa dạng sinh học, nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.


Tạ Thị Thảo

21


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

CHƯƠNG V: BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VIỆT NAM
5.1. Thể chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở
Việt Nam
Việt Nam đã hội nhập với thế giới khá sớm trong các lĩnh vực liên quan tới bảo
tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Việt Nam đã tham gia Hội nghị về
Môi trường và phát triển năm 1992 và sau đó đã ký Công ước Đa dạng sinh học.
Một hệ thống thể chế, các chính sách và pháp luật về môi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học và phát triển bền vững đã được xây dựng khá đầy đủ ở Việt Nam.
Bảng 5.1 Các mốc chính thực hiện phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng
sinh học ở Việt Nam
Thời gian
Sự kiện chính
1990
Thành lập Cục Môi trường
1993,
Luật Bảo vệ môi trường
1998, 2014
Nghị quyết của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ
1998

công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2003
Thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường
2003
Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường
Định hướng chiến lược về Phát triển bền vững ở Việt Nam
(Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Văn phòng Phát triển
2004
Bền vững (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) được thành lập
Luật Bảo vệ và phát triển rừng
Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia đã được thành lập; Ban
Chỉ đạo Phát triển Bền vững Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài
2005
nguyên và Môi trường) và Ban Chỉ đạo PTBV ngành Công
nghiệp (Bộ Công Thương) được thành lập
Văn phòng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững (Phòng
2006
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) được thành lập
2008
Luật Đa dạng sinh học
Chiến lược Phát triển bền vững giai đoạn 2011-2020; Chiến lược
2012
quốc gia về Tăng trưởng xanh; Chiến lược Bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch hành động quốc gia về Phát triển bền vững giai đoạn
2013
2013-2015 Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
Tạ Thị Thảo


22


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

Kế hoạch hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn
2014-2020; Quy hoạch tổng thể Bảo tồn đa dạng sinh học của cả
2014
nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược Quản
lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng
nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
2015
Luật Tài nguyên và môi trường biển và hải đảo
(Nguồn: CHXHCN Việt Nam, 2012 và cập nhật của tác giả)
5.2. Nhận thức và cách tiếp cận trong phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng
sinh học
Hiện nay, cách tiếp cận quản lý dựa trên HST đã được áp dụng trong công tác
quản lý bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam, thông qua áp dụng 12 nguyên tắc, được
nhóm thành 5 bước lớn thực hiện trong quản lý (Shepherd, 2004) và xây dựng
được tài liệu hướng dẫn cho quản lý các khu đất ngập nước tại Việt Nam
(Shepherd và Lý Minh Đăng, 2008), dựa trên nhiều nghiên cứu trước đó về tiếp
cận HST trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Cách tiếp cận này đã được áp
dụng trong các ngành lâm nghiệp, thủy sản, các địa phương và một số khu bảo
tồn để giải quyết đồng bộ vấn đề bảo tồn, sự chia sẻ công bằng các lợi ích và sử
dụng bền vững các nguồn tài nguyên như Vườn Quốc gia U Minh Hạ, KDTSQ
Cần Giờ, phá Tam Giang, Cầu Hai, cũng như xây dựng hành lang xanh nối giữa
các khu bảo tồn (Bộ TN&MT, 2014). Trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay,

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới bị tác động mạnh mẽ nhất
của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Để thúc đẩy quá trình thích ứng với
BĐKH và thiên tai ngày càng khốc liệt, cách tiếp cập thích ứng dựa trên HST
(ecosystem-based adaptation) đã bước đầu được nghiên cứu và triển khai trên
thực tế (ISPONRE, 2013). Để hoàn thiện công tác quản lý bảo tồn gắn với phát
triển bền vững, Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển Việt
Nam đưa ra và áp dụng cách tiếp cận “tư duy hệ thống, quy hoạch cảnh quan,
điều phối liên ngành, kinh tế chất lượng” gọi tắt là SLIQ (Ishwaran và nnk.,
2008) trong việc xây dựng và quản lý các KDTSQ do tổ chức UNESCO công
nhận tại Việt Nam và được áp dụng thí điểm tại KDTSQ Cát Bà và KDTSQ Đất

Tạ Thị Thảo

23


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

ngập nước ven biển Châu thổ Sông Hồng. Việc phân vùng, gồm vùng lõi, vùng
đệm và vùng chuyển tiếp, đã tạo điều kiện cho việc quy hoạch không gian, nhằm
sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với phương châm của Chương
trình Con người và Sinh quyển là “bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo
tồn”. Những kinh nghiệm áp dụng phương pháp này đang được các địa phương
khác học tập, nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển bền vững tại địa phương mình.
5.3. Thực tiễn và mô hình phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học
5.3.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống khu bảo tồn
Mô hình bảo tồn gắn với phát triển đã được hình thành và phát triển cùng với

lịch sử phát triển các hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam, theo hệ thống rừng
đặc dụng. Theo quy định của Việt Nam, chức năng chính của khu bảo tồn (vườn
quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên) là bảo tồn ĐDSH ở phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt, phục hồi HST bị suy thoái ở phân khu phục hồi sinh thái và các hoạt động
quản lý tại phân khu dịch vụ – hành chính. Bao quanh khu bảo tồn là vùng đệm,
thường là các xã với dân số rất lớn và nhiều khi sinh kế của người dân địa
phương phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của khu bảo tồn. Hiện nay, vẫn chưa
có sự thống nhất khái niệm về vùng đệm của khu bảo tồn, kể cả nhiệm vụ, quy
hoạch và cách quản lý. Về lý thuyết, đây là nơi sẽ áp dụng những sinh kế thân
thiện với thiên nhiên và ĐDSH, nhưng trên thực tế, do sức ép của người dân
sinh sống xung quanh hay trong các khu bảo tồn ngày càng mạnh, công tác bảo
tồn gặp nhiều khó khăn (Võ Quý, 2002). Để giải quyết các mâu thuẫn trên,
nhiều khu bảo tồn đã thực hiện một số dự án về nâng cao nhận thức về môi
trường, cải thiện cuộc sống người dân địa phương, nhất là những người nghèo
sống xung quanh các khu bảo tồn và đã thu được một số kết quả khả quan, như
trường hợp phát triển sinh kế để bảo tồn, trường hợp điển hình của cộng đồng tại
xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh (Bộ KH&ĐT, 2012).
Gần đây, Bộ NN&PTNT (2014) đã xây dựng thông tư quy định về tiêu chí xác
định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển
Tạ Thị Thảo

24


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHBV

Đa dạng sinh học theo bốn đặc trưng của

(Thông tư số 10/2014/TTBNNPTNT), để có cơ sở xem xét những mối đe dọa

tới các khu rừng đặc dụng này và đồng thời triển khai những dự án phát triển
kinh tế-xã hội gắn với công tác bảo tồn. Công tác bảo tồn ĐDSH được gắn chặt
với hệ thống các khu bảo tồn, dưới tên gọi chung là rừng đặc dụng. Theo Báo
cáo đánh giá Hệ thống quy hoạch rừng đặc dụng của Bộ NN&PTNT (2010),
hiện nay, cả nước có 164 rừng đặc dụng, với diện tích 2.198.744 ha (chiếm 7%
diện tích cả nước), bao gồm 30 vườn quốc gia, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu
bảo tồn loài, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu rừng thực nghiệm nghiên cứu
khoa học. Các khu rừng đặc dụng là nơi dự trữ nguồn tài nguyên cho ĐDSH,
nguồn gen phục vụ lâu dài và ổn định cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội
của đất nước.

5.3.2. Xây dựng và triển khai các chương trình phục hồi hệ sinh thái gắn với
phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo ở địa phương
Trong thời gian hơn 20 năm qua (1995-2015), Chính phủ đã triển khai nhiều
chương trình trồng và phát triển rừng, phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái gắn
với phát triển kinh tế-xã hội và xóa đói giảm nghèo, mà điển hình là Chương
trình 327, Chương trình 661/5 triệu ha rừng và Chính sách giao đất giao rừng,
nên diện tích rừng trong khoảng hai thập niên vừa qua đã có những diễn biến
tích cực. Những chương trình này là: (i) Chương trình 327 (1993-1997), với mục
đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc, khai thác bãi bồi ven biển, nuôi trồng thủy
sản bằng biện pháp trồng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và tạo mới về rừng
phòng hộ và đặc dụng, đã bảo vệ 6,79 triệu ha rừng, khoanh nuôi tái sinh gần 1
triệu ha, trồng 560.000 ha; (ii) Chương trình 661/5 triệu ha rừng (1998-2010):
Mục tiêu là đẩy mạnh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ
rừng hiện có và trồng mới, đưa tỷ lệ che phủ của rừng lên 43% và hiện nay độ
che phủ của rừng đạt hơn 40% diện tích cả nước; (iii) Chương trình giao đất
giao rừng thực hiện theo Nghị định 02 (1994), Nghị định 196 (1999), nhằm mục
Tạ Thị Thảo

25



×