Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

đồ án Quy hoạch giao thông nông thôn huyên Trảng Bom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 46 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................4
A. Sự cần thiết phải lập quy hoạch giao thông........................................................4
B. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu......................................................................4
C. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch ............................................................................5
CHƯƠNG 1.........................................................................................................6
HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN.........6
1.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện.................................................6
1.1.1. Tổng quan......................................................................................................6
1.1.2. Dân số, hành chính.........................................................................................6
1.1.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn huyện...........................7
1.2. Hiện trạng hệ thống giao thông......................................................................11
1.2.1. Những đặc trưng của hệ thống giao thông..................................................11
1.2.2. Hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện ......................................................12
1.2.3. Hệ thống đường bộ trên địa bàn các xã và thị trấn ....................................16
1.2.4. Tình hình vận tải trên địa bàn huyện...........................................................18
1.2.5. Tình hình thực hiện phê duyệt quy hoạch năm 1999..................................19
1.2.7. Đánh giá chung............................................................................................21
CHƯƠNG 2.......................................................................................................22
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC..............22
2.1. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh.................................22
2.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh ............................22
2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và 2020. 23
2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trảng Bàng.....23
CHƯƠNG 3.......................................................................................................24
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN......................24
HUYỆN TRẢNG BÀNG..................................................................................24
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông nông thôn...............................24
3.1.1. Quan điểm ...................................................................................................24
3.1.2. Mục tiêu.......................................................................................................25
3.2. Các tiêu chuẩn thiết kế quy hoạch .................................................................26


3.2.1. Phân cấp và hành lang bảo vệ đường bộ ....................................................26
3.2.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đường và cầu..................................................27
3.3. Quy hoạch hệ thống đường bộ .......................................................................30
i


3.3.1. Quy hoạch đường quốc lộ và đường tỉnh đi qua địa bàn huyện ................30
3.3.2. Quy hoạch hệ thống đường huyện ..............................................................30
3.3.3. Quy hoạch hệ thống đường xã.....................................................................34
3.3.4. Quy hoạch công trình cầu............................................................................34
3.3.5. Quy hoạch công trình phục vụ vận tải.........................................................36
3.4. Quy hoạch hệ thống đường sắt ......................................................................36
3.5. Tổng hợp quy hoạch.......................................................................................36
CHƯƠNG IV.....................................................................................................37
VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ VỐN ĐẦU TƯ................................................37
4.1. Ước tính kinh phí đầu tư phát triển công trình giao thông vận tải.................37
4.2. Nhóm các tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư tuyến đường..................37
4.2. Phân kỳ đầu tư ................................................................................................39
4.2.1 Hệ thống đường huyện..................................................................................40
4.2.2 Hệ thống đường xã........................................................................................41
CHƯƠNG V.......................................................................................................42
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH.............................................42
5.1. Các giải pháp chính sách về nguồn vốn đầu tư phát triển giao thông...........42
5.2. Tổ chức quản lý xây dựng các công trình GTNT trên địa bàn huyện ..........43
5.2.1. Nhân sự trong công tác quản lý phát triển giao thông huyện.....................43
5.2.2. Tổ chức và quản lý trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn .............44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................45
A. Kết luận ............................................................................................................45
B. Kiến nghị..........................................................................................................45


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Các đơn vị hành chính huyện Trảng Bàng .....................................6
ii


Hình 3.1 Cấu tạo nền đường trong trường hợp lề đường có và không có gia cố
.................................................................................................................................... 29

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2009................................8
Bảng 1.2 Diện tích gieo trồng hàng năm..........................................................8
Bảng 1.3 Sản lượng một số cây trồng...............................................................8
Bảng 1.4 Thống kê số lượng gia súc-gia cầm của huyện giai đoạn 2005-20099
Bảng 1.5 Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện giai đoạn 2004-2008 ......10
Bảng 1.6 Bảng so sánh các chỉ tiêu đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..12
Bảng 1.7 Sản lượng vận tải hàng hóa thực hiện giai đoạn 2005-2009..........19
Bảng 1.8 Sản lượng vận tải hành khách thực hiện giai đoạn 2005-2009.....19
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH Tây Ninh ...................................23
Bảng 3.1 Phân cấp kỹ thuật đường ôtô theo chức năng và lưu lượng thiết kế. 27
Bảng 3.2 Chiều rộng tối thiểu các yếu tố trên mặt cắt ngang cho địa hình đồng
bằng và đồi núi..........................................................................................................28
Bảng 3.3 Kết cấu áo đường.............................................................................28
Bảng 3.4 Quy hoạch công trình cầu trên các tuyến đường huyện...............35
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu mạng lưới đường bộ của huyện trước và sau quy hoạch 36
Bảng 4.1 Danh sách ưu tiên đầu tư đến 2020..................................................38

iii


PHẦN MỞ ĐẦU

A. Sự cần thiết phải lập quy hoạch giao thông
Hiện nay phát triển kinh tế nông thôn là một trong những mục tiêu được Đảng và
nhà nước ta rất quan tâm. Nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn được
triển khai trong những năm qua nhằm xóa đói, giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách chênh
lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm
thực hiện được mục tiêu này trước hết cần ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn (GTNT) làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.
Việc xác định tiến trình đầu tư cho hệ thống GTNT một cách hiệu quả, đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế-xã hội cần có một quy hoạch phát triển GTNT
đúng đắn làm định hướng cho các hoạt động đầu tư hệ thống GTNT.
Huyện Trảng Bàng nằm ở phía Nam của tỉnh Tây Ninh, có vị trí rất quan trọng về
kinh tế và quốc phòng, đặc biệt huyện là cầu nối giữa tỉnh Tây Ninh và Tp.Hồ Chí Minh,
giữa Tp.Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia. Song do điểm xuất
phát của nền kinh tế còn thấp, chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nên vẫn còn nhiều khó khăn
trong việc chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng GTNT: mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện
đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng đáp ứng được cơ bản nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng
hóa phục vụ sản xuất. Theo thống kê, tổng chiều dài các tuyến đường huyện và đường xã
là 368,0 km, nhưng chỉ có 79,2 km đường nhựa, còn lại 288,7 km đường cấp phối và đất.
Hệ thống đường bộ do chưa được quy hoạch nên dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ trong
quản lý và phát triển mạng lưới, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế-xã
hội của huyện.
Để hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Trảng Bàng phát triển hợp lý và thống
nhất, việc lập quy hoạch phát triển GTNT là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo yêu cầu hiện
tại và phát triển trong tương lai.
B. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1/. Mục tiêu tổng quát
Hoạch định quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông nông thôn đồng bộ và liên
hoàn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ an ninh quốc
phòng của huyện.

2/. Mục tiêu cụ thể
- Nối kết với hệ thống quốc lộ và tỉnh lộ, nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống
giao thông trên địa bàn huyện.
- Nội dung của quy hoạch sẽ là căn cứ để thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và
phát triển trọng điểm các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.
- Làm cơ sở trong quản lý và lập kế hoạch đầu tư toàn bộ hoặc từng phần hệ thống
giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.

3/. Đối tượng
4


Trong đề án này sẽ tập trung nghiên cứu:
- Hiện trạng và quy hoạch mạng lưới đường quốc lộ, đường tỉnh đi qua địa bàn
huyện.
- Nghiên cứu xây dựng quy hoạch mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện bao gồm
hệ thống đường huyện, đường liên xã và các trục chính của xã.
C. Căn cứ pháp lý lập quy hoạch
- Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm
2020.
- Hợp đồng số 12/HĐ-TV ngày 28/8/2008 của sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Tây Ninh ký
kết với Trung tâm Nghiên cứu Phát triển GTVT về việc lập “Điều chỉnh quy hoạch giao
thông nông thôn các huyện, thị của tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020”.
- Quy hoạch GTVT tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm
2020.
- Quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh Tây Ninh, huyện Trảng Bàng và các hướng
dẫn về công tác quy hoạch.
- Quyết định 800/2010/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của thủ tướng Chính Phủ về việc
“Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020”

- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 02 năm 2010, quy định về
quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về quản lý kiến trúc
đô thị.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/09/2006 của Chính Phủ về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Thông tư số 03/2008/TT - BKH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
04/2008/NĐ - CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và quyết định số
281/2007/QĐ-BKH ngày 26 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư về
việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm
chủ yếu.
- Quyết định số 08/2005/QĐ-BGTVT ngày 10/01/2005 của Bộ Trưởng Bộ Giao
thông Vận tải “Quy định về Bến xe ôtô khách”.
- Quyết định số 15/2007/QĐ-BGTVT về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều, Khoản
trong “Quy định về bến xe ô tô khách” ban hành kèm theo Quyết định số 08/2005/QĐBGTVT ngày 10 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005 của Bộ Khoa học công nghệ và
Môi trường.

5


CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN
1.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của huyện
1.1.1. Tổng quan
Huyện Trảng Bàng có diện tích tự nhiên là 340,23 km2 (chiếm 8,45% diện tích tự

nhiên của toàn tỉnh), nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh (thuộc vùng KTTĐPN). Ranh giới
hành chính của huyện được xác định như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Bến Cầu, Gò Dầu và Dương Minh Châu.
+ Phía Đông Bắc giáp huyện Bến Cát-tỉnh Bình Dương.
+ Phía Nam giáp huyện Đức Hòa, Đức Huệ-tỉnh Long An
+ Phía Đông Nam giáp huyện Củ Chi-Tp.Hồ Chí Minh.
+ Phía Tây giáp tỉnh Xvay Riêng-Campuchia.
• Điều kiện tự nhiên: với địa hình đồng bằng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận
xích đạo gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa (từ tháng 5-tháng 11). Nhiệt
độ cao và ổn định, mặt khác huyện nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và
những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Trảng Bàng là 27,40 oC, lượng ánh
sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình
hàng năm từ 1800-2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió
1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió
Tây-Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc-Đông Bắc vào mùa khô. Khí hậu của huyện tương
đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn
quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc gia cầm.
• Giao lưu đối ngoại: kết nối thuận lợi với tỉnh Long An thông qua ĐT.786; kết nối
với Tp.Hồ Chí Minh, Campuchia thông qua QL 22. Vì vậy, Trảng Bàng có vị trí thuận lợi
về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng; là điều kiện cho phép đẩy nhanh quá trình
khai thác sử dụng đất và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của tỉnh và vùng KTTĐPN.
Để có thể khai thác hết tiềm năng của huyện, việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
kỹ thuật khu vực nông thôn trong đó hệ thống giao thông nông thôn là một trong những
nhiệm vụ thiết yếu và cấp bách của huyện.
1.1.2. Dân số, hành chính
a) Địa giới hành chính
Huyện Trảng Bàng có 10 xã (Bình Thạnh, Phước Lưu, Phước Chỉ, Gia Bình, Gia
Lộc, An Hòa, Lộc Hưng, Đôn Thuận, Hưng Thuận, An Tịnh) và 1 thị trấn (Trảng Bàng).
Trung tâm hành chính, kinh tế xã hội của huyện được đặt tại thị trấn Trảng Bàng.


Hình 1.1 Các đơn vị hành chính huyện Trảng Bàng
6


b) Dân số
Năm 2009, dân số huyện Trảng Bàng khoảng 151.568 người, mật độ dân số của
huyện là 446 người/km2, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên của huyện là 0,96%. Dân số phân
bố không đều, tập trung tại các điểm dân cư nằm dọc trên quốc lộ, một số đường tỉnh,
đường huyện và đường xã trọng yếu.
1.1.3. Tình hình phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn huyện
Năm 2009, kinh tế huyện phát triển khá toàn diện, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
đúng hướng, tích cực theo chiều nâng cao tỷ trọng công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ. Khu vực II vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế chiếm 52,4%, kế đến là khu vực
III (25,08%), còn lại là khu vực I. Trong 5 năm qua cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển
dịch đáng kể, khu vực I giảm bình quân 11,8%/năm, khu vực II tăng 4,3% và khu vực III
tăng 8,9%. Muốn đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống nhân
dân cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn nữa nhất là khu vực II và III.
Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã được cải thiện tuy nhiên
7


còn chưa cao. Cơ sở vật chất hạ tầng như: giao thông, điện, nước, trường học, trạm xá và
các công trình phúc lợi khác chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống.
Bảng 1.1 Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2009
Hạng mục
2005 2006 2007 2008 2009 Tăng (%)
+ Nông-Lâm-Ngư
37,4% 33,8% 28,6% 25,6% 22,6%
-11,8%

+ Công nghiệp-Xây dựng 44,3% 46,8% 48,3% 50,5% 52,4%
4,3%
+ Thương mại-Dịch vụ
17,8% 19,4% 23,1% 23,9% 25,0%
8,9%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Kinh tế-xã hội Huyện qua các năm)
a) Nông-Lâm-Thủy sản
1/. Nông nghiệp
- Trồng trọt đóng vai trò sản xuất chính trong hoạt động nông nghiệp của huyện với
các cây trồng chủ yếu: lúa, bắp, đậu và rau các loại. Tính đến năm 2009, tổng diện tích
gieo trồng của huyện là 60.345 ha, trong đó diện tích cây lương thực chiếm 73,6% tổng diện
tích, còn lại là các loại cây khác. So với năm 2005, tổng diện tích gieo trồng hàng năm tăng
1,9%/năm, trong đó mía và mè là cây trồng có diện tích gieo trồng tăng nhanh nhất lần
lượt là 12,9% và 27,2%. Theo số liệu tính đến năm 2009, sản lượng các loại cây đều có sự
gia tăng (trừ khoai và mì). Với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì năng suất
của ngành nông nghiệp đã được cải thiện đáng kể, giá trị 1 ha đất sản xuất nông nghiệp tạo
ra trong năm 2009 là 58,8 triệu đồng tăng 4,35% so với năm 2008.
Bảng 1.2 Diện tích gieo trồng hàng năm
Stt
I
1
2
II
1
2
III
1
2
IV
1

2
3
4

(Đơn vị: ha)
Tăng b/q
Loại cây
2005
2006
2007
2008
2009
năm
Cây lương thực
41.197 40.370 42.781 43.644 44.428
1,9%
Lúa
38.452 36.607 40.091 41.737 41.503
1,9%
Bắp
2.745
3.763
2.690
1.907
2.925
1,6%
Cây có bột, củ khác 1.192
1.610
1.350
724

919
-6,3%
Khoai các loại
1.192
905
1.350
724
719
-11,9%

705
200
-34,3%
Cây thực phẩm
5.440
5.901
5.660
5.161
5.860
1,9%
Rau các loại
3.130
4.021
3.758
3.711
3.496
2,8%
Đậu các loại
2.310
1.880

1.902
1.450
2.364
0,6%
Cây CN ngắn ngày
8.839
9.016
9.410
10.926
9.138
0,8%
Mía
32
261
412
553
52
12,9%
Đậu phộng
8.405
8.063
8.408
9.855
8.571
0,5%
Thuốc lá
402
675
560
483

480
4,5%

17
30
35
35
27,2%
Tổng
56.668 56.897 59.201 60.455 60.345
1,6%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Kinh tế-xã hội Huyện qua các năm)

Bảng 1.3 Sản lượng một số cây trồng
(Đơn vị: Tấn)
8


Stt

Loại cây

2005

2006

2007

2008


2009

Tăng
b/q năm

177.14 177.26 198.43 188.51
I
Cây lương thực
3
0
3
5 212.955
4,7%
1 Lúa
157.653 161.683 180.410 176.120 190.788
4,9%
2 Bắp
19.490 15.577 18.023 12.395 22.167
3,3%
II Cây có bột, củ khác
13.231 15.705 16.200
8.680 15.645
4,3%
1 Khoai các loại
13.231 10.860 16.200
8.680 11.445
-3,6%
2 Mì
4.845
4.200

-4,7%
III Cây thực phẩm
37.679 53.113 43.240 46.272 48.923
6,7%
1 Rau các loại
35.369 50.828 41.338 44.532 45.731
6,6%
2 Đậu các loại
2.310
2.285
1.902
1.740
3.192
8,4%
IV Cây CN ngắn ngày
24.817 40.380 51.854 68.373 31.809
6,4%
1 Mía
2.240 17.070 28.840 35.913
3.380
10,8%
2 Đậu phộng
21.853 22.010 21.861 31.452 27.427
5,8%
3 Thuốc lá
724
1.283
1.120
966
960

7,3%
4 Mè
17
33
42
42
35,2%
309.72 311.84 309.33
Tổng
252.870 286.458
7
0
2
5,2%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Kinh tế-xã hội Huyện qua các năm)
- Chăn nuôi: Giai đoạn 2005-2009, số lượng đàn bò và gia cầm đã phát triển nhanh
với tốc độ khá cao là 7,6% và 29,8%/năm. Trong khi đó số lượng đàn trâu lại giảm là
5,4%/năm. Ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng và tai xanh đã gây thiệt
hại lớn cho người chăn nuôi, sản lượng giảm đi đáng kể nhưng cũng phục hồi và tăng
nhanh sau đó. Nhìn chung số lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng là do huyện đã có
chương trình hướng dẫn, đào tạo người dân phương pháp chăn nuôi, có chính sách hỗ chợ
vốn xây dựng mô hình trang trại với kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến đã mang lại hiệu quả cho
người dân. Tuy nhiên, sản xuất chăn nuôi của huyện cần được chú trọng hơn nữa, đặc biệt
là đàn bò thịt, heo và gia cầm,…sử dụng thức ăn công nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến
và cải tiến công tác thú y, góp phần thúc đẩy chăn nuôi của huyện phát triển và từng bước
đưa chăn nuôi phát triển thành mặt hàng sản xuất quan trọng của huyện.
Bảng 1.4 Thống kê số lượng gia súc-gia cầm của huyện giai đoạn 2005-2009
(Đơn vị:con)
Tăng b/q
hàng năm

Trâu
8.358
8.729
4906
4863
6.685
-5,4%

21.032
23.474
28.923
26.823
28.192
7,6%
Lợn
50.311
56.625
57.663
57.432
57.753
3,5%
Gia cầm
132.538 161.961 278.112 289.882
29,8%
Tổng cộng
79.701
88.828
91.492
89.118
92.630

3,8%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Kinh tế-xã hội Huyện qua các năm)
Hạng mục

2005

2006

2007

2008

2009

2/. Thủy sản
Các mô hình nuôi trồng thủy sản ven sông Vàm Cỏ Đông và sông Đông đã có sự phát
triển và dần ổn định, hiện trên địa bàn huyện có 199,1 ha nuôi trồng thủy sản tăng 2,5% so
với năm 2008.
9


b) Công nghiệp và xây dựng cơ bản
1/. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp
Giai đoạn 2005-2009, giá trị sản xuất công nghiệp-TTCN đạt mức tăng trưởng bình
quân 32,1%/năm. Giá trị sản xuất năm 2009 đạt 3127,1 tỷ đồng (chiếm 62,0% tổng giá trị
sản xuất của huyện). Nhìn chung, hoạt động công nghiệp-TTCN của huyện phát triển khá
nhanh, các khu công nghiệp ngày càng thu hút được nhiều vốn đầu tư. Năm 2009 đã cấp
giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp Trảng Bàng cho 16 dự án với tổng
số vốn là 38,7 triệu USD và 492,66 tỷ đồng..
Bảng 1.5 Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện giai đoạn 2004-2008

200
200
200
200
200
Tăn
5
6
7
8
9
g BQ(%)
102
133
167
235
312
32,1
Giá trị sản xuất (tỷ đồng)
6,8
5,8
7,4
5
7,1
%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban Kinh tế-xã hội Huyện qua các năm)
2/. Xây dựng cơ bản
Hạng mục

Nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách quản lý tăng lên khá nhanh từ 9,7 tỷ đồng

năm 2006 lên 29,4 tỷ đồng vào năm 2008 đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là
44,7%/năm. Trong năm 2009 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 tuyến đê bao, sửa chữa
và nâng cấp 69,6 km đường giao thông.
c) Thương mại, dịch vụ
Mạng lưới thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, tuy nhiên chưa tương xứng với yêu
cầu và tiềm năng của huyện. Năm 2009 có 288 doanh nghiệp tư nhân và 750 hộ kinh
doanh được cấp phép hoạt động trên địa bàn, giá trị sản xuất đạt 955 tỷ đồng tăng 29,9%
so với năm 2008.
Nhận xét chung
Huyện Trảng Bàng có tài nguyên đất đai phong phú với chất lượng tốt, thuận lợi cho
phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực, thực phẩm phục vụ tốt nhu cầu
xuất khẩu, chế biến thực phẩm đóng góp hiệu quả kinh tế. Người dân cần cù lao động, góp
phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế. Có thể nhận thấy huyện
Trảng Bàng đã và đang có những thay đổi rõ rệt. Cơ sở hạ tầng, sản xuất nông lâm nghiệp
có những chuyển biến mới; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên
đáng kể.
Tuy nhiên, những thành tựu ấy là căn bản, song so với mặt bằng chung của các huyện
khác trong khu vực, kinh tế Trảng Bàng vẫn chưa thật sự phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế
kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. "Nút thắt" cơ bản ở đây chính là
hệ thống giao thông đặc biệt là giao thông nông thôn. Rất ít tuyến đường được làm bằng
bê tông hoặc thảm nhựa một cách cơ bản, đa phần là đường đất và CPSĐ, nhiều tuyến
đường độc đạo, hạn chế sự giao lưu sinh hoạt và sản xuất của người dân trên mọi lĩnh vực.
Trong thời gian tới, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống kinh tế văn hóa xã hội là
mục tiêu quan trọng nhất của huyện. Để đạt được những mục tiêu trên, huyện cần coi
trọng phát huy hết mọi nguồn lực, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội. Đồng
thời xác định giao thông là vấn đề sống còn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Chỉ
có giao thông thuận tiện thì những sản phẩm nông - lâm - công nghiệp mới trở thành hàng
10



hóa tương xứng với giá trị sức lao động; chỉ có giao thông thuận tiện mới có thể nâng cao
sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư; du lịch phát triển và nhiều tiềm năng sẽ được
khơi mở. Vì vậy, sự chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông hiện tại và tương lai
chính là tiền đề, là cơ sở để phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân.
1.2. Hiện trạng hệ thống giao thông
1.2.1. Những đặc trưng của hệ thống giao thông
Trảng Bàng có vị trí là cửa ngõ phía Nam của tỉnh Tây Ninh, tiếp giáp với tỉnh Bình
Dương, Long An, Tp.Hồ Chí Minh và tỉnh Xvay Riêng-Campuchia. Trong những năm
gần đây, tình hình kinh tế-xã hội của huyện đã có những bước phát triển đáng kể do đã có
sự đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật kinh tế-xã hội đặc biệt là giao thông nông
thôn.
Trên địa bàn huyện, hệ thống kênh rạch khá dày đặc, tuy nhiên hầu hết các tuyến đều
không có hiệu quả hoặc ít có hiệu quả để khai thác vận tải. Do đó đường bộ vẫn đảm nhận
vai trò chính, phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân cũng như lưu thông hàng hóa trong
và ngoài huyện.
Hiện nay, cùng với QL 22, ĐT.782, 786, 787A, 787B, 789, các tuyến đường huyện
như ĐH Cầu Xe, Cây Dương, Lộc Phước-Sông Lô, Lái Mai, Hương lộ 02, Hương lộ 08 …
đã tạo nên bộ khung cơ bản cho hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện, trong đó QL 22 và
ĐT 787B đóng vai trò là hai trục xương sống của hệ thống giao thông. ĐT.787B đi từ phía
Bắc xuống phía Nam của huyện, QL 22 đi từ Tây sang Đông, đây là trục giao thông đối
ngoại quan trọng của huyện, là tuyến ngắn nhất đi về Tp.Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm
Pênh vương quốc Campuchia.
Với vị trí là cầu nối giữa tỉnh Tây Ninh và Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh và thủ
đô Phnôm Pênh vương quốc Campuchia, hệ thống quốc lộ và đường tỉnh có dạng hướng
về trung tâm huyện. Hệ thống đường huyện như những tuyến nhánh nối kết các điểm dân
cư ra các trục hướng tâm và giữa các trục này với nhau tạo ra mạng lưới giao thông liên
hoàn rất thuận tiện cho người dân đi từ các xã về trung tâm huyện và thị xã Tây Ninh.
Các xã và thị trấn của huyện đã có đường ô tô đến được trung tâm và toàn bộ các tuyến

đường này được nhựa hóa. Theo số liệu báo cáo và khảo sát thực tế, tổng chiều dài mạng lưới
đường bộ trên địa bàn huyện khoảng 449,2 km, bao gồm:
- 1 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn huyện với tổng chiều dài là 17,1 km; tỷ lệ nhựa hóa
100 %.
- 5 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 59,7 km; tỷ lệ nhựa hóa 88,8 %.
- 37 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 120,4 km; tỷ lệ nhựa hóa 58,6 %.
- 228 tuyến đường xã với tổng chiều dài 252,0 km; tỷ lệ nhựa hóa 3,5 %.
So sánh các chỉ tiêu về mật độ và tỉ lệ nhựa hóa với các huyện khác của tỉnh, thể hiện
như sau:
- Về mật độ đường so với diện tích tự nhiên đạt 1,3 km/km2 đứng vị trí thứ năm.
- Về mật độ đường so với 1000 dân đạt 3,0 km/1000 dân khá thấp so với các huyện
khác (đứng vị trí thứ 7).
- Tỷ lệ nhựa hóa khá cao, đạt 33,3%, tuy nhiên mạng lưới đường xã hầu hết là đường
11


đất và CPSĐ, đều đã xuống cấp, khó khăn cho lưu thông nhất là vào mùa mưa.
Bảng 1.6 Bảng so sánh các chỉ tiêu đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Trảng Bàng

Thị xã Tây Ninh
Tân Biên
Tân Châu
Dương Minh Châu
Châu Thành
Hoà Thành
Bến Cầu
Gò Dầu

1,3
2,2
1,0
0,8
1,3
1,1
6,6
1,6
3,8

3,0
2,4
9,6
8,2
5,8
4,8
2,7
5,8
4,9

33,3%

33,1%
25,1%
28,2%
19,5%
21,7%
12,4%
22,7%
38,0%

1.2.2. Hệ thống đường bộ trên địa bàn huyện
a) Hiện trạng hệ thống quốc lộ đi qua đi qua địa bàn huyện
* QL 22
Là đường Xuyên Á nối từ QL.1A đi qua tỉnh Tây Ninh sang Campuchia qua cửa
khẩu quốc tế Mộc Bài (huyện Bến Cầu-Tây Ninh). Tuyến có ý nghĩa chiến lược trong phát
triển kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng đối với tỉnh Tây Ninh. Đoạn qua địa bàn huyện
Trảng Bàng dài 17,1 km, điểm đầu tại ranh Tp.Hồ Chí Minh, điểm cuối tại ranh huyện Gò
Dầu, mặt đường BTN rộng 18 m, nền 22,5m.
b) Hiện trạng hệ thống đường tỉnh đi qua đi qua địa bàn huyện
1/. ĐT.789
Toàn tuyến dài 28,7 km, phục vụ vận chuyển hàng hóa từ hồ Dầu Tiếng về Tp.Hồ
Chí Minh. Đoạn đi qua địa bàn hai xã Đôn Thuận và Hưng Thuận với tổng chiều dài 18,3
km. Hiện trạng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV mặt LN rộng 6 m, nền 9 m.
2/. ĐT.782
Tuyến chạy qua 3 huyện là Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu, dài 26,7km.
Đoạn đi qua địa bàn huyện dài 11,3 km, điểm đầu giao đường Xuyên Á đoạn tránh thị trấn
Trảng Bảng, mật độ dân cư hai bên tuyến khá đông. Tuyến song song với QL 22 tạo thành
hai trục liên kết mạng lưới đường xã của các xã Gia Lộc, Gia Bình và thị trấn Trảng Bàng.
Ngoài ra ĐT.782 còn góp phần giảm lưu lượng cho QL 22. Hiện trạng đoạn đi qua địa bàn
huyện như sau:
- Đoạn 1: Từ đường Xuyên Á đoạn tránh thị trấn Trảng Bảng, dài 4,6km, mặt BTN

rộng 8m, nền 12m.
- Đoạn còn lại: dài 6,7 km, mặt đường CPSĐ rộng 8 m, nền 12 m.
3/. ĐT.787B
Tuyến dài 14,9 km, điểm đầu tại ngã tư Hai Châu, điểm cuối giao ĐT.789 tại ngã ba
Bùng Binh. Tuyến là trục trung tâm phía bắc huyện, mạng lưới giao thông huyện lấy ĐT
787B làm trục trung tâm phát triển dọc sang hai bên. Hiện trạng tuyến LN mặt 6m, nền 9m.
4/. ĐT.787A
Tuyến dài 5,2km, điểm đầu giao QL 22 tại ngã ba Chợ Mới, điểm cuối tại ranh tỉnh
12


Long An, mặt LN rộng 6m, nền 9m. Tuyến là trục giao thông đối ngoại của huyện để kết
nối với tỉnh Long An.
5/. Đ.786
Toàn tuyến dài 45,5 km, nối Thị xã Tây Ninh với các huyện Châu Thành, Bến Cầu,
Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh và huyện Đức Huệ tỉnh Long An. Đoạn qua địa bàn huyện dài
10,0 km, điểm đầu tại ranh huyện Bến Cầu, điểm cuối tại ranh tỉnh Long An, mặt rộng 7m,
nền 12m, từ ranh huyện Bến Cầu đến cầu Truông Dầu mặt BTN, đoạn còn lại mặt LN. Với
địa hình bị chia cắt thành hai khu vực bởi sông Vàm Cỏ Đông do đó ĐT.786 có vị trí rất
quan trọng không chỉ trong việc liên kết mạng lưới khu vực phía Tây Nam của huyện mà
còn giải quyết nhu cầu giao lưu đi lại của người dân trong khu vực về trung tâm huyện.
c) Hệ thống đường huyện đi qua đi qua địa bàn huyện
1/. Hương lộ 12: Dài 2,8 km, điểm đầu giao ĐT 789 tại UBND xã Đôn Thuận, điểm
cuối gần Kênh Đông, mặt CPSĐ rộng 4 m, nền 6 m. Tuyến chạy theo suối Bời Lời và nằm
trên địa bàn xã Đôn Thuận, chủ yếu phục vụ vận chuyển nông sản. Hai bên tuyến dân cư
sinh sống khá thưa thớt.
2/. ĐH Thuận Lợi: Dài 3,1 km, điểm đầu tại ranh huyện Gò Dầu, điểm cuối tại Kênh
Đông. Hiện trạng mặt CPSĐ và đất rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến liên kết toàn bộ mạng lưới
khu vực phía nam xã Đôn Thuận, phục vụ nhu cầu đi lại và trao đổi hàng hóa của người dân
trong khu vực với trung tâm huyện.

3/. ĐH Cầu xe: Dài 5,6 km, điểm đầu giao ĐT.787B tại ấp Cầu Xe xã Hưng Thuận,
điểm cuối tại Khu di tích Bời Lời. Tuyến hợp với ĐT.789 tạo thành hai trục ngang quan
trọng của xã Hưng Thuận, nối kết các khu dân cư ở phía Tây xã Hưng Thuận. Hiện trạng
mặt BTN rộng 11 m, nền 12 m.
4/. ĐH Lộc Hòa-Trảng Cỏ: Dài 5,4 km, điểm đầu giao Hương lộ 02 tại Bàu 2 năm
và điểm cuối tại Kênh N18. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m. Là tuyến đường độc
đạo phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân khu vực phía Tây-Bắc xã Lộc Hưng.
5/. ĐH Bàu Chèo: Dài 3,5 km, điểm đầu giao Hương lộ 02 tại ấp Lộc Khê xã Gia
Lộc, điểm cuối tại Kênh N18. Tuyến nối khu vực phía Bắc xã Gia Lộc về trung tâm xã.
Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m.
6/. Hương lộ 02: Là trục giao thông quan trọng của huyện nối từ Tp.Hồ Chí Minh
qua hai xã Lộc Hưng và Gia Lộc đến huyện Gò Dầu. Tuyến dài 11,3 km, điểm đầu tại
ranh huyện Gò Dầu, điểm cuối tại ranh huyện Củ Chi, mặt LN rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến
hợp với QL 22 và ĐT.789 tạo thành 3 trục ngang cùng với ĐT.787B và ĐT.786 hình
thành bộ khung cho mạng lưới giao thông của huyện.
7/. ĐH Phước Hậu: Dài 2,3 km, điểm đầu giao QL.22 tại ấp Phước Hiệp, điểm cuối
giao ĐT.782 tại ấp Phước Hậu xã Gia Bình. Tuyến phục vụ nhu cầu thông thương đối
ngoại của người dân ở phía Bắc xã Gia Bình. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m.
8/. ĐH Phước Hậu I: Điểm đầu giao ĐH Phước Hậu tại tại ấp Phước Hiệp, điểm
cuối giao ĐT.782 tại ấp Phước Hậu, dài 1,7 km, mặt CPSĐ 6 m, nền 9 m. Tuyến nằm trên
địa bàn xã Gia Bình nối các khu dân cư ở phía bắc về trung tâm xã.
9/. ĐH Xe Làng: Dài 1,1 km, điểm đầu giao QL.22 tại ấp Chánh xã Gia Bình, điểm
cuối giao ĐH Phước Hậu tại ấp Phước Hiệp. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m.
10/. ĐH Bình Nguyên: Dài 3,1 km, điểm đầu giao QL.22 tại ấp Bình Nguyên xã Gia
Bình, điểm cuối tại ấp An Thới xã An Hòa. Tuyến cùng với ĐH Bình Nguyên 1, Bình
13


Nguyên 2 phục vụ nhu cầu giao lưu, đi lại của toàn bộ khu vực phía nam xã Gia Bình và
tây-bắc xã An Hòa. Hiện trạng mặt LN rộng 3,5 m, nền 5,5 m.

11/. ĐH Bình Nguyên I: Dài 1,9 km, điểm đầu giao QL.22 tại Nhà thờ, điểm cuối
giao ĐH Bình Nguyên tại ấp Bình Nguyên 1. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m.
12/. ĐH Bình Nguyên II: Dài 1,6 km, điểm đầu giao ĐH Bình Nguyên tại Bình
Nguyên 1, điểm cuối tại rạch Trời Sanh. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m.
13/. ĐH Bình Thủy: Dài 2,9 km, điểm đầu giao QL.22 tại ấp Chánh xã Gia Bình,
điểm cuối giao ĐT.787A tại ấp An Quới xã An Hòa. Hiện trạng mặt LN rộng 3 m, nền 5
m. Tuyến là một phần của tuyến vành đai nhằm mục đích liên kết các trục hướng tâm trên
địa bàn huyện. Tuyến nối QL 22 với ĐT.787A, đi qua địa bàn xã Gia Bình và An Hòa.
14/. ĐH Sông Lô: Dài 4,2 km, điểm đầu giao ĐT.787B tại ấp Cầu Xe xã Hưng
Thuận, điểm cuối giao ĐT.789 tại ấp Lộc Thuận. Tuyến nằm trên địa bàn xã Hưng Thuận,
nối ĐT.787B với ĐT.789 đồng thời là tuyến đường ngắn nhất đi về Bình Dương. Hiện
trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m.
15/. ĐH Lộc Phước-Sông Lô: Dài 9,1 km, điểm đầu giao Hương lộ 02 tại Chà Rầy,
điểm cuối giao ĐH Sông Lô tại ấp Lộc Thuận xã Hưng Thuận. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng
7 m, nền 9 m. Dân cư hai bên đường sinh sống khá thưa, tuyến chủ yếu phục vụ vận
chuyển nông sản đồng thời chia sẻ bớt lưu lượng cho ĐT.787B.
16/. ĐH Cây Dương: Dài 6,5 km, điểm đầu giao QL.22 tại ngã Tư An Bình, điểm
cuối giao Hương lộ 02 tại ngã ba Bố Heo. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến
song song với ĐT.787B, cùng với ĐH Lồ Ô tạo thành trục dọc liên kết mạng lưới giao
thông của xã An Tịnh và phía nam xã Lộc Hưng thành một mạng lưới liên hoàn.
17/. ĐH Cầu Chùa: Dài 5,2 km, điểm đầu giao ĐT.787B tại ấp Lộc Thanh xã Lộc
Hưng, điểm cuối giao ĐH Cây Dương tại ấp Lộc Bình. Hiện trạng mặt LN, 1,2 km đầu
mặt rộng 6 m, nền 9 m, đoạn còn lại mặt rộng 3,5m, nền rộng 5,5m. Tuyến song song với
Hương lộ 02, nằm hoàn toàn trên địa bàn xã Lộc Hưng. Dân cư hai bên tuyến sinh sống
khá đông đúc.
18/. ĐH Gia Lộc-Lộc Hưng: Dài 2,9 km, điểm đầu giao ĐT.787B tại ấp Gia Lâm xã
Gia Lộc, điểm cuối giao ĐH Cầu Chùa tại ấp Chánh xã Lộc Hưng. Hiện trạng mặt CPSĐ
rộng 6 m, nền 9 m.
19/. ĐH Tịnh Phong: Dài 3,5 km, điểm đầu giao QL.22 tại Suối Sâu, điểm cuối giao
ĐH Cây Dương tại ấp Bàu Mây xã An Tịnh. Hiện trạng tuyến như sau:

- Đoạn 1: từ QL.22 đến km 00+400 dài 0,4 km, mặt LN rộng 3,5 m, nền 6 m.
- Đoạn còn lại: dài 3,1 km, mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m.
20/. ĐH Chùa Đá: Dài 1,8 km, điểm đầu giao QL.22 tại ngân hàng nông nghiệp,
điểm cuối gần Chùa Đá. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến chủ yếu phục vụ
giao thông trên địa bàn thị trấn Trảng Bàng
21/. ĐH Nguyễn Văn Rốp: Dài 1,0 km, điểm đầu giao QL.22 tại thị trấn Trảng
Bàng, điểm cuối giao ĐT.782. Hiện trạng mặt LN rộng 9 m, nền 12 m.
22/. ĐH 22/12: Dài 0,9 km, điểm đầu giao ĐT.782 tại ngã tư Hai Châu, điểm cuối
giao QL.22 tại Chợ mới Trảng Bàng. Hiện trạng mặt LN rộng 9 m, nền 12 m.
23/. ĐH Lãnh Binh Tòng: Dài 0,5 km, điểm đầu giao QL.22 tại trường Nguyễn
Trãi, điểm cuối giao ĐH Trưng Nhị. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m.
14


24/. ĐH Trưng Nhị: Dài 0,3 km, điểm đầu giao ĐH Lãnh Binh Tòng, điểm cuối tại
Kênh chợ cũ. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m.
25/. ĐH Gia Long: Dài 0,2 km, điểm đầu giao QL.22 tại thị trấn Trảng Bàng, điểm
cuối giao ĐH Quang Trung. Hiện trạng mặt LN rộng 7 m, nền 9 m.
26/. ĐH Đặng Văn Trước: Dài 0,3 km, điểm đầu giao ĐH Quang Trung, điểm cuối
giao ĐH Duy Tân. Hiện trạng mặt LN rộng 7 m, nền 9 m.
27/. ĐH Trưng Trắc: Dài 0,5 km, điểm đầu giao ĐH Duy Tân, điểm cuối tại Cầu
Bình Tranh. Hiện trạng mặt LN rộng 7 m, nền 9 m.
28/. ĐH Duy Tân: Dài 0,5 km, điểm đầu giao ĐH Quang Trung, điểm cuối giao ĐH
Trưng Trắc. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m.
29/. ĐH Quang Trung: Dài 0,2 km, điểm đầu giao QL.22 tại thị trấn Trảng Bàng,
điểm cuối giao ĐH Đặng Văn Trước. Hiện trạng mặt LN rộng 9 m, nền 12 m.
30/. ĐH An Phú-An Hòa: Dài 3,2 km, điểm đầu giao ĐT.787A tại ấp An Quới xã
An Hòa, điểm cuối tại Thị trấn Trảng Bàng. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến
hợp với ĐT.787A tạo thành 2 trục song song liên kết hệ thống giao thông phía nam xã An
Hòa, đồng thời chia xẻ lưu lượng đi về trung tâm huyện cho ĐT.787A.

31/. ĐH vào đài tưởng niệm Biệt động thị trấn: Dài 2,1 km, điểm đầu giao QL.22
tại ngân hàng Nông nghiệp, điểm cuối tại Cầu Bình Tranh. Hiện trạng mặt CPSĐ rộng 6
m, nền 9 m. Với mạng lưới giao thông phát triển theo dạng hướng tâm thì ĐH Chùa Đá và
TL.19 tạo thành tuyến vành đai quan trọng của thị trấn Trảng Bàng.
32/. Hương lộ 10: Dài 3,0 km, điểm đầu tại Cầu Binh Tranh, điểm cuối tại ranh Củ
Chi. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến tăng cường khả năng nối kết với Tp.Hồ
Chí Minh, đồng thời giải quyết nhu cầu đi về trung tâm huyện của dân cư phía nam xã An
Tịnh.
33/. ĐH An Phú Khương: Dài 4,2 km, điểm đầu giao Hương lộ 10 tại ngã ba Cây
Khế, điểm cuối giao QL.22 tại Suối Sâu. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m. Tuyến
được hình thành chủ yếu phục vụ khu công nghiệp Trảng Bàng.
34/. ĐH Lồ Ồ: Dài 1,8 km, điểm đầu giao QL.22 tại ngã tư An Bình, điểm cuối giao
ĐH An Phú Khương tại ấp An Phú xã An Tịnh. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m. Có
chức năng giống với ĐH An Phú Khương, ngoài ra đây là tuyến ngắn nhất nối phía nam
xã An Tịnh về trung tâm xã.
35/. ĐH Lái Mai: Dài 5,9 km, điểm đầu tại sông Vàm Cỏ Đông, điểm cuối giao ĐT
786 tại Bình Thạnh. Hiện trạng từ ĐT.786 đến km 01+700 dài 1,7 km mặt LN rộng 3,5m,
nền 6m, đoạn còn lại mặt CPSĐ rộng 7m, nền 9m.
36/. Hương lộ 08: Dài 10,0 km, điểm đầu tại sông Vàm Cỏ Đông, điểm cuối tại ranh
Campuchia. Hiện trạng từ ranh Campuchia đến Rạch Tràm dài 6,6 km mặt LN rộng 4 m,
nền 6 m, đoạn còn lại mặt CPSĐ rộng 3-6m, nền 6-8m. Tuyến phục vụ nhu cầu đi lại, vận
chuyển hàng hóa của người dân xã Phước Chỉ.
37/. ĐH An Thạnh-Phước Chỉ: Tuyến đi qua trung tâm của xã Phước Chỉ, Phước
Lưu, Bình Thanh, hợp với ĐT.786 tạo thành hai trục song song liên kết toàn bộ mạng lưới
của 3 xã trên. Dài 6,5 km, điểm đầu giao Hương lộ 08 tại ấp Phước Thuận xã Phước Chỉ,
điểm cuối tại ranh huyện Bến Cầu. Hiện trạng mặt LN rộng 6 m, nền 9 m.

15



1.2.3. Hệ thống đường bộ trên địa bàn các xã và thị trấn
Hệ thống đường xã trên địa bàn huyện có 228 tuyến với tổng chiều dài 252,0 km,
chất lượng các tuyến đường xã rất xấu, tỷ lệ nhựa hóa chỉ chiếm 3,5%, ảnh hưởng không
nhỏ đến việc đi lại hàng ngày của người dân. Rất nhiều tuyến được đầu tư xây dựng chưa
đảm bảo theo tiêu kỹ thuật của ngành và chưa phù hợp địa hình, thủy văn thực tế tại
huyện. Cụ thể như sau:
1/. Xã Bình Thạnh
Xã nằm giáp với Campuchia, phía Bắc giáp với huyện Bến Cầu, phía Nam giáp xã
Phước Chỉ và phía Đông giáp xã Phước Lưu. Hiện tại, xã không có tuyến đường đi trực
tiếp về trung tâm huyện mà phải đi qua địa phận huyện Bến Cầu thông qua QL 22 để đi về
trung tâm huyện. Trên địa bàn xã, ĐT 786 là tuyến nối xã với huyện Bến Cầu, tỉnh Long
An và Campuchia. Ngoài ra, các tuyến ĐH An Thạnh-Phước Chỉ, ĐH Lái Mai nối xã với
các xã lân cận, đóng vai trò là những trục giao thông chính phục vụ nhu cầu lưu thông
hàng hàng hóa và giao lưu đi lại của người dân trên địa bàn xã.
Hệ thống đường xã có 19 tuyến với tổng chiều dài 22,2 km, chất lượng đường trung
bình, tỷ lệ nhựa hóa chiếm 1,1% còn lại là đường đất và CPSĐ, mặt rộng 2,0-5,0 m, nền
rộng từ 3,0-7,0 m. Hệ thống đường xã phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở phía
đông của xã.
2/. Xã Phước Chỉ
Nằm giáp với Campuchia, tỉnh Long An và các xã Bình Thạnh, Phước Lưu và An
Hòa. Cùng với xã Bình Thạnh và Phước Lưu, xã Phước Chỉ bị chia cắt với các xã còn lại
bởi sông Vàm Cỏ Đông, do đó xã tuy có hệ thống giao thông đối ngoại trải khắp trên địa
bàn nhưng rất khó khăn cho việc giao lưu đi lại, trao đổi hàng hóa giữa xã với trung tâm
huyện. ĐT.786 và ĐH An Thạnh-Phước Chỉ chạy theo hướng Bắc-Nam nối xã với tỉnh
Long An, xã Bình Thạnh và xã Phước Lưu. Ngoài ra, còn có ĐH Lái Mai và Hương lộ 08
nhưng chủ yếu phục vụ giao thông nội huyện.
Hiện tại có 4 tuyến đường xã với tổng chiều dài 13,3 km và toàn bộ là đường CPSĐ
với chất lượng trung bình, mặt rộng 3,5-7,0 m, nền rộng 5,0–9,0 m. Là xã có chiều dài hệ
thống đường xã nhỏ nhất huyện. Mạng lưới giao thông phân bố khá đồng đều tuy nhiên
mật độ đường còn thấp ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.

3/. Xã Phước Lưu
Là xã nằm liền kề với huyện Bến Cầu, giáp với các xã Bình Thạnh và Phước Chỉ.
Trên địa bàn xã, ĐH An Thạnh-Phước Chỉ được xem như trục xương sống đi qua trung
tâm xã và nối xã với huyện Bến Cầu từ đó thông qua QL 22 đi về trung tâm huyện.
Trên địa bàn xã có 10 tuyến đường xã, chủ yếu là đường CPSĐ với tổng chiều dài
11,5 km, mặt rộng 3,5-7,0 m, nền đường rộng 5,0-9,0 m. Hệ thống đường xã tập trung
toàn bộ ở khu vực phía tây xã do khu vực phía đông là khu vực trồng trọt với mạng lưới
kênh rạch khá chằng chịt.
4/. Xã An Hòa
Xã có vị trí tiếp giáp với tỉnh Long An, huyện Gò Dầu, thị trấn Trảng Bàng và các xã
là Gia Bình, Gia Lộc, An Tịnh, Phước Chỉ. Xã có QL 22 đi qua tuy nhiên ĐT.787A mới là
trục giao thông quan trọng nhất. Là xã có hệ thống giao thông đối ngoại khá thuận lợi với
QL 22 nối xã với trung tâm huyện, ĐT.787A nối với tỉnh Long An, xã Gia Bình, ĐH Bình
Thủy, An Phú-An Hòa, Bình Nguyên nối xã với các xã lân cận .
16


Hiện có 40 tuyến đường xã với tổng chiều dài 27,9 km, tỷ lệ láng nhựa chiếm 4,1% còn
lại là đường đất và CPSĐ, chiều rộng mặt đường 1,0-5,5 m, nền rộng 2,0-7,5 m. Mạng lưới
giao thông phân bố không đồng đều, các tuyến đường xã tập trung toàn bộ tại khu vực trung
tâm xã.
5/. Xã Đôn Thuận
Phía Tây của xã giáp huyện Dương Minh Châu và huyện Gò Dầu, phía Đông giáp
tỉnh Bình Dương và xã Hưng Thuận, phía Nam giáp xã Lộc Hưng. Xã có ĐT.782 và
ĐT.789 đi qua tuy nhiên khả năng kết nối với trung tâm huyện còn rất hạn chế gây nhiều
khó khăn cho việc giao lưu đi lại, trao đổi hàng hóa giữa xã với trung tâm huyện. Trên địa
bàn xã, ĐT.782 đi theo hường tây bắc-đông nam nối xã với huyện Dương Minh Châu,
ĐT.789 đi dọc theo sông Sài Gòn nối với tỉnh Bình Dương, ĐH Thuận Lợi nối với huyện
Gò Dầu, ĐH Cầu Xe và ĐH Lộc Hòa-Trảng Cỏ nối với các xã Lộc Hưng, Hưng Thuận.
Ngoài ra còn có Hương lộ 12 tuy nhiên chủ yếu phục vụ giao thông nội xã.

Trên địa bàn hiện có 13 tuyến đường xã với tổng chiều dài 25,2 km, chiều rộng mặt
từ 1,5-5,5 m, nền đường 3,0-7,5 m, hầu hết là đường đất có chất lượng kém, xuống cấp
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày của người dân, đặc biệt là vào mùa
mưa. Mạng lưới giao thông bị Kênh Đông chia cắt thành hai phần, người dân khu vực phía
nam của xã khi muốn đi về trung tâm xã phải đi đường vòng rất xa.
6/. Xã An Tịnh
Là xã có hệ thống giao thông trải đều khắp trên địa bàn thuận lợi trong việc giao lưu,
trao đổi hàng hóa giữa xã với trung tâm huyện và các xã khác. Đặc biệt do nằm giáp với
Tp.Hồ Chí Minh với QL 22 đi qua rất thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế của xã. Các
tuyến QL 22, ĐH Cây Dương, Tịnh Phong, An Phú Khương, Lồ Ô và Hương lộ 10 hình
thành bộ khung cơ bản cho mạng lưới giao thông của xã, trong khi đó các tuyến đường xã
tạo thành các tuyến nhánh liên kết từ các điểm dân cư ra các trục.
Hiện có 21 tuyến với tổng chiều dài 28,8 km, chiều rộng mặt từ 2,0-7,0 m, nền từ 3,09,0 m, tỷ lệ láng nhựa chiếm 17,% còn lại là đường đất và CPSĐ. Nhìn chung, các tuyến
đường xã hiện hữu đã kết nối liên hoàn với hệ thống đường huyện đi qua địa bàn xã.
7/. Xã Gia Lộc
Xã nằm ở trung tâm huyện, phía tây giáp huyện Gò Dầu và xã Gia Binh, phía đông
giáp xã Lộc Hưng và An Tịnh, phía nam giáp thị trấn Trảng Bàng và xã An Hòa. Do xã
nằm bao quanh thị trấn Trảng Bàng nên mạng lưới giao thông có dạng hướng tâm về thị
trấn. Mạng lưới giao thông hình nan quạt với QL 22, ĐT.782, ĐT.787B là các trục hướng
tâm, các tuyến đường huyện và đường xã là các tuyến vành đai nối các khu dân cư với
trung tâm xã và trung tâm huyện.
Hiện tại xã có 19 tuyến đường xã với tổng chiều dài là 32,9 km, toàn bộ là đường
CPSĐ và đường đất, chiều rộng mặt 5,5 m, nền rộng 6 m, có chất lượng khá xấu.
8/. Thị trấn Trảng Bàng
Thị trấn Trảng Bàng là trung tâm hành chính của huyện Trảng Bàng. Hiện tại, tại khu
vực trung tâm hành chính, hệ thống đường đô thị đã và đang được đầu tư xây dựng. Hiện
có 26 tuyến đường do thị trấn quản lý với tổng chiều dài là 13,0 km, phát triển dọc theo
hai bên của QL 22 với tỷ lệ nhựa hóa đạt 20,0%.
9/. Xã Gia Bình
Xã có vị trí nằm giáp huyện Gò Dầu và các xã Gia Lộc, An Hòa. Trên địa bàn xã, QL

17


22 và ĐT.782 là hai trục giao thông quan trọng nhất nối xã với huyện Gò Dầu, xã Gia Lộc
và trung tâm huyện. Ngoài ra còn có 6 tuyến đường huyện đi qua nhưng chủ yếu các tuyến
đường này chỉ phục vụ giao thông nội xã.
Hệ thống đường xã có 24 tuyến với tổng chiều dài 10,3 km, chiều rộng mặt từ 2,04,0, nền rộng từ 3,0-5,0m. Toàn bộ là đường đất và CPSĐ với chất lượng ở mức độ trung
bình. Chiều dài các tuyến đường rất ngắn hầu hết dưới 0,5km, hệ thống đường xã phân bố
không đồng đều, tập trung chủ yếu dọc theo các tuyến đường huyện
10/. Xã Lộc Hưng
Xã có phía bắc giáp xã Đôn Thuận và Hưng Thuận, phía đông giáp Tp.Hồ Chí Minh,
phía nam giáp xã An Tịnh, phía Tây giáp xã Gia Lộc. Mạng lưới giao thông phát triển theo
dạng hướng tâm, tuy nhiên còn thiếu hệ thống các tuyến đường vành đai.
Hiện có 23 tuyến đường xã với tổng chiều dài 30,3 km, chiều rộng mặt từ 1,0-5,5 m,
nền rộng từ 2,0-7,5 m, toàn bộ là đường đất và CPSĐ với tình trạng ở mức độ trung bình
khá. Các tuyến đường xã chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm xã do điều kiện địa hình
tương đối thuận lợi. Ở khu vực xa trung tâm xã có ít các tuyến đường xã hơn, chủ yếu là
các đường mòn do địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch.
11/. Xã Hưng Thuận
Trên địa bàn xã, ĐT.787B đi theo hướng bắc-nam nối trung tâm xã về huyện, ĐT.789
nối với tỉnh Bình Dương và xã Đôn Thuận.
Hiện tại, xã có 30 tuyến đường xã với tổng chiều dài 36,3 km, chiều rộng mặt từ 1,06,0 m, nền đường từ 2,0-8,0 m, chủ yếu là đường đất. Hệ thống đường xã phân bố khá
đồng đều.
1.2.4. Tình hình vận tải trên địa bàn huyện
a) Luồng tuyến vận tải
Về vận tải hành khách, huyện có bến xe khách Trảng Bàng nằm trên trục QL 22 gần
chùa Phước Lâm. Hiện bến xe có diện tích 5.984 m2 và đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3. Cũng
như các huyện khác của tỉnh Tây Ninh, lượng hành khách có nhu cầu đi lại với nhiều tỉnh
thành trong cả nước, trong đó luồng hành khách đi về thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Miền Tây, Đông Nam Bộ, chiếm tỷ trọng rất cao.

Về vận tải hàng hóa, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh luôn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh nói chung
và của huyện Trảng Bàng nói riêng. Đồng thời đây cũng là nơi cung cấp lương thực thực
phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị và vật tư nông nghiệp cho huyện. Từ các mối
quan hệ nêu trên hình thành nên 2 luồng tuyến vận tải hàng hóa như sau:
- Hàng hóa vận chuyển đi từ huyện: Bao gồm các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô
đã qua sơ chế đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến, cảng biển chủ yếu tại thành phố Hồ
Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
- Hàng hóa vận chuyển đến huyện: Bao gồm các mặt hàng lương thực, hàng tiêu
dùng, bách hóa, hàng kim khí điện máy, máy móc thiết bị và vật tư phục vụ sản xuất nông
nghiệp… được vận chuyển từ các tỉnh khác trong vùng KTTĐPN đến huyện.
- Về luồng hàng nội huyện: Được vận chuyển từ trung tâm huyện đến các xã và giữa
các xã, được vận chuyển trên các tuyến đường huyện và đường xã.
b) Sản lượng vận tải
18


Vận tải hàng hóa trên địa bàn huyện hầu hết do lực lượng tư nhân đảm nhận. Theo số
liệu thống kê năm 2009, tổng khối lượng hàng hóa do các đơn vị vận tải cá thể đăng ký
hoạt động trên địa bàn huyện đảm nhận đạt 23,52 ngàn tấn, lượng luân chuyển đạt 1,18
triệu T.km, cự ly vận chuyển bình quân 50,0 km. Trong giai đoạn 2005-2009 sản lượng
vận tải hàng hóa đạt tỷ lệ tăng trưởng thấp (3,3%/năm).
Về nguyên lý, sản lượng vận tải hàng hóa do lực lượng vận tải của huyện vận chuyển
tối đa chỉ đạt 40% tổng khối lượng theo thống kê. Do vậy, sẽ có một lượng lớn hàng hóa
vận chuyển đi đến huyện do lực lượng vận tải bên ngoài huyện đảm nhận.
Bảng 1.7 Sản lượng vận tải hàng hóa thực hiện giai đoạn 2005-2009
Chỉ tiêu

2005


Vận chuyển (1.000T)
Luân chuyển (triệu T.km)
Cự ly vận chuyển b/q (km)

20,64
1,03
50,0

2006
20,64
1,03
50,0

2007
21,84
1,09
50,0

2008
23,04
1,15
50,0

2009
23,52
1,18
50,0

Tăng
b/quân

3,3%
3,3%
0,0%

Năm 2009, tổng khối lượng do các đơn vị vận tải hành khách hoạt động trên địa bàn
huyện đảm nhận đạt 10,8 ngàn tấn, lượng luân chuyển đạt 1,18 triệu T.km, cự ly vận
chuyển bình quân 11,6 km. Trong giai đoạn 2005-2009 sản lượng vận tải hàng hóa giảm
bình quân 6,9%/năm.
Bảng 1.8 Sản lượng vận tải hành khách thực hiện giai đoạn 2005-2009
Chỉ tiêu
Vận chuyển (1.000HK)
Luân chuyển (triệu HK.km)
Cự ly đi lại bình quân (km)

2005
14,40
1,08
75,0

2006
15,44
1,16
75,0

2007
15,44
1,16
75,0

2008

10,80
0.81
75,0

2009
10,80
0,13
11,6

Tăng
b/quân
-6,9%
-41,7%
-37,3%

1.2.5. Tình hình thực hiện phê duyệt quy hoạch năm 1999
a) Hệ thống đường huyện:
Tính đến nay, công tác triển khai quy hoạch đã đạt được khoảng 70,4% khối lượng đề
ra với 19 tuyến đã và đang được đầu tư; 8 tuyến còn lại chưa được thực hiện (chiếm 29,6%
khối lượng), tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã xây dựng thêm 18 tuyến không có
trong quy hoạch năm 1999. Tiến độ triển khai quy hoạch cụ thể như sau:
- Các tuyến đường huyện đã và đang xây dựng
1/. Hương lộ 08: Đã láng nhựa được 6,6 km tuy nhiên bề rộng mặt đường chưa đạt so
với quy hoạch 1999.
2/.Hương lộ 12: Chưa thực hiện đoạn từ Kênh N-15 đến Kinh Đông, kết cấu mặt
chưa đạt so với quy hoạch 1999.
3/. ĐH Bàu Chèo: Chưa thực hiện đoạn từ HL 02 đến ĐT.782, mặt đường đã được
nâng cấp nhưng chưa đạt so với quy hoạch 1999.
4/. ĐH Lồ Ô: Chưa thực hiện đoạn từ ĐH An Phú Khương đến HL 10, đoạn từ QL
22 đến ĐH An Phú Khương đã được nâng cấp theo quy hoạch.

5/. ĐH Cây Dương: Đã được nâng cấp theo quy hoạch 1999.
6/. ĐH Thuận Lợi: Chiều rộng mặt đã được nâng cấp theo quy hoạch tuy nhiên kết
cấu mặt mới đạt CPSĐ (theo quy hoạch 1999 ĐH Thuận Lợi được LN).
19


7/. ĐH An Phú Khương:
- Đoạn từ ĐH Lồ Ô đến HL 10 đã được nâng cấp theo quy hoạch 1999.
- Đoạn từ HL 10 đến ranh tỉnh Long An hiện chưa xây dựng.
- Ngoài ra đã điều chỉnh quy mô so với quy hoạch 1999: kéo dài từ ĐH Lồ Ô đến QL
22 và được thực hiện theo tiêu chuẩn quy hoạch năm 1999.
8/. ĐH Bình Thủy: Đã được nâng cấp theo quy hoạch 1999.
9/. ĐH Phước Hậu: Đã được nâng cấp tuy nhiên chưa đạt so với quy hoạch 1999.
10/. ĐH Bình Nguyên: Đã láng nhựa được 3,1 km tuy nhiên bề rộng mặt đường chưa
đạt và chưa mở mới đoạn cuối theo đề xuất quy hoạch.
11/. ĐH An Thạnh-Phước Chỉ: Đã láng nhựa được toàn tuyến tuy nhiên bề rộng mặt
đường chưa đạt so với quy hoạch 1999.
12/. ĐH Tịnh Phong: Hướng tuyến được điều chỉnh và đã nâng cấp nhưng chưa đạt
quy hoạch 1999.
13/. ĐH Lái Mai: Chưa thực hiện đoạn từ ĐT.786 đến ranh Campuchia, đã được
nâng cấp nhưng chưa đạt quy hoạch.
14/. ĐH An Phú-An Hòa: Đã nâng cấp theo quy hoạch năm 1999.
15/. ĐH Cầu Xe: Tuyến được nâng cấp cao hơn đề xuất quy hoạch 1999, hướng
tuyến được điều chỉnh kéo dài thêm 2,8km đến ấp Bời Lời-xã Đôn Thuận. Quy hoạch đề
xuất mặt LN rộng 6m, nền 9m; hiện nay toàn tuyến được LN mặt 11m , nền 12m.
16/. ĐH Sông Lô: Đã nâng cấp theo quy hoạch năm 1999.
17/. ĐH Cầu Chùa: Đã nâng cấp theo quy hoạch năm 1999.
18/. Hương lộ 02: Đã nâng cấp theo quy hoạch năm 1999.
19/. ĐH Bình Thạnh-Phước Chỉ: Chưa thực hiện theo đề xuất 1999 do tỉnh vẫn giữ
nguyên ĐT.786 mà không hạ cấp xuống thành đường huyện

- Các tuyến đường huyện chưa thực hiện theo đề xuất quy hoạch năm 1999: ĐH
An Hôi, ĐH ven kinh Trung Ương, ĐH Bến Kinh, ĐH Lộc Trí-Lộc Thành, ĐH An Thới,
ĐH Vành đai, ĐH ven Kinh Đông, ĐH Bình Phước-Phước Giang.
- Các tuyến đường huyện chưa có trong quy hoạch thời kỳ 1999-2010: ĐH Lộc
Hòa-Trảng Cỏ, Phước Hậu I, Xe Làng, Bình Nguyên I, Bình Nguyên II, Lộc Phước-Sông
Lô, Gia Lộc-Lộc Hưng, Chùa Đá, TL.19, 22/12, Lãnh Binh Tòng, Trưng Nhị, Gia Long,
Đặng Văn Trước, Trưng Trắc, Quang Trung, Duy Tân, đường vào đài tưởng niệm.
b) Hệ thống đường xã:
Đề xuất của quy hoạch năm 1999 gồm 316 tuyến đường xã được nâng cấp và mở mới
với tổng chiều dài là 347,5 km (trong đó nâng cấp 76,7 km, làm mới 270,8 km). Tính đến
nay, đã triển khai thực hiện được 252 km, đạt 70,9% khối lượng quy hoạch.
Nhìn chung sau 9 năm triển khai thực hiện quy hoạch, cơ bản mạng lưới giao thông
hiện nay của huyện Trảng Bàng đã hình thành các trục giao thông quan trọng đáp ứng
được nhu cầu đi lại của người dân cũng như giao lưu vận chuyển hàng hóa từ xã đến
huyện, từ huyện đến tỉnh và ngược lại. Hầu hết mạng lưới đường huyện hiện hữu đều được
đầu tư nâng cấp theo danh mục ưu tiên thực hiện. Tuy nhiên một số tuyến chưa được nâng
cấp theo đúng cấp quy hoạch do khó khăn kinh phí đầu tư trong thời gian qua. Vì vậy, tiến
20


trình triển khai mạng lưới giao thông nông thôn của huyện cần có sự điều chỉnh cho phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay cũng như trong tương lai của huyện.
c) Một số tồn tại cần giải quyết
(*) Về tiêu chuẩn hệ thống đường bộ
- Quy hoạch được thực hiện trước đây áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN
4054:1998, cho đến nay tiêu chuẩn này đã được thay thế bằng TCVN 4054:2005. Trong
đó chiều rộng phần xe chạy của TCVN 4054:2005 đối với đường cấp IV là 7m (quy hoạch
1999 là 6m), tương tự tốc độ thiết kế đối với đường cấp IV là 60km/giờ (quy hoạch 1999
là 20-40 km/giờ).
(*) Về chất lượng hệ thống đường bộ

- Nền đường: Hầu hết các tuyến có chiều rộng nền đường hẹp do được nâng cấp, cải
tạo trên các nền cũ hoặc tận dụng các đường đất đắp dọc sông kênh.
- Mặt đường: Kết cấu mặt đường chưa đảm bảo tốc độ thiết kế, giảm mức độ an toàn
cho các xe cơ giới lưu thông, tỷ lệ đường huyện có chiều rộng mặt đường từ 3,5-6,0m
chiếm đa phần. Tỷ lệ đường CPSĐ và đất còn lớn, vào mùa mưa các tuyến đường đất
thường bị lầy lội trơn trợt làm cho việc lưu thông hết sức khó khăn.
- Hệ thống cầu: Đa phần chưa đồng bộ với tuyến, cầu hẹp và tải trọng nhỏ còn nhiều
làm hạn chế khả năng lưu thông của xe cơ giới. Cần có kế hoạch xây dựng mới các cầu
không đạt tiêu chuẩn
1.2.7. Đánh giá chung
Nhìn chung hệ thống đường huyện cơ bản đã nối thông từ huyện lỵ đến trung tâm các
xã và các khu dân cư tập trung. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân và giao
lưu kinh tế bước đầu có cải thiện. Tuy nhiên, chiều dài đường bộ cần được nhựa hoá và bê
tông hoá còn rất lớn, tỷ lệ đường CPSĐ và đất hiện còn khá cao làm ảnh hưởng đến việc
đi lại của người dân nhất là vào mùa mưa, hệ thống cầu hầu hết có tải trọng thấp, chỉ đáp
ứng các phương tiện có sức chuyên chở thấp, phát triển giao thông chưa đồng bộ với sự
phát triển của dịch vụ vận tải; …. Điều này sẽ là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội của huyện.
Đối với hệ thống đường xã, cơ bản các trục đường xã chính yếu đã hình thành và
tương đối thông suốt. Tuy nhiên, các tuyến đường xã kết nối từ trung tâm xã đến các thôn
ấp hoặc giao lưu giữa các thôn ấp với nhau hiện còn rất thiếu, phân bố chưa đồng đều.
Chất lượng chưa đảm bảo, đa phần các tuyến đường đất được hình thành tự phát từ các lối
mòn, hướng tuyến ngoằn nghèo, nhiều đoạn bán kính cong quá nhỏ, chiều rộng mặt đường
hẹp là trở ngại đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, hạn chế khả năng
trao đổi mua bán các sản phẩm nông nghiệp, hạn chế giao lưu văn hóa xã hội và tiếp cận
đến các loại hình dịch vụ của người dân.
Nguyên nhân chính là do nguồn vốn đầu tư xây dựng GTNT từ ngân sách huyện còn
nhiều khó khăn và thiếu thốn. Việc huy động vốn để xây dựng GTNT ở các xã là rất thấp,
không đủ để đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, do nguồn vốn duy tu bảo dưỡng
hạn chế nên những tuyến đường mới ngày càng bị xuống cấp, điều này dẫn đến mạng lưới

giao thông có chất lượng tốt ngày càng bị thu hẹp trong khi tỷ lệ đường làm mới là không
nhiều, chất lượng công trình nhanh chóng xuống cấp, hiệu quả đầu tư thấp.
Từ những thực tại trên, vấn đề đặt ra đối với mạng lưới GTNT của huyện trong tương
lai đó là: huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển GTNT, nhất là các tuyến
21


đường quan trọng, huyết mạch phải đi trước một bước nhằm góp phần khai thông các
nguồn lực, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, trước hết là dịch vụ vận tải của
từng xã. Từ đó, tiếp tục phát triển mở rộng, nâng cấp mạng lưới giao thông đồng bộ nối
kết với hệ thống giao thông của tỉnh và quốc gia cũng với phát triển kết cấu hạ tầng kinh
tế-xã hội khác nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, gắn kết với nhiệm vụ giữ vững quốc phòng, an ninh; phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả. Có như vậy đời sống người dân mới dần được
nâng cao và tốt đẹp hơn.

CHƯƠNG 2
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC
2.1. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Tây Ninh
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế mở theo định hướng XHCN, khuyến khích và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, thu hút mọi nguồn lực
đầu tư trong và ngoài tỉnh, coi lực lượng các doanh nghiệp là lực lượng chính thúc đẩy sự
phát triển của toàn nền kinh tế.
- Phát huy cao độ những yếu tố nội lực và những lợi thế so sánh của tỉnh để tạo ra tốc
độ phát triển nhanh.
- Cùng với cả nước và VKTTĐPN chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực;
Phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh theo
phương châm hướng tới công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Từng bước hình thành các khu
cụm công nghiệp làm hạt nhân cho phát triển mạng lưới đô thị, tạo ra hệ thống tổ chức

không gian lãnh thổ hài hoà, bền vững; Xây dựng một nền nông lâm nghiệp đa dạng gắn
kết với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
- Gắn liền tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, văn hoá của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị,
tạo sự phát triển hài hòa giữa các vùng.
- Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên các
vùng, kể cả nông thôn và vùng sâu, vùng xa, hình thành hệ thống điểm dân cư kiểu đô thị
với các thị trấn, thị tứ, các trung tâm dịch vụ, thương mại theo hướng công nghiệp hoá, đô
thị hoá với qui mô nhỏ và vừa thích hợp với từng huyện.
22


- Thực hiện phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở bảo vệ, tái sinh và làm giàu tài
nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường.
- Tăng cường củng cố quốc phòng, đặc biệt là dọc hành lang biên giới với Campuchia.
Giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội. Xây dựng các chính sách và
định chế đặc thù, linh hoạt cho vùng biên giới, cửa khẩu của tỉnh nhằm đảm bảo ổn định
chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và trật tự an toàn xã hội tên địa bàn.
2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 và 2020
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Tây Ninh thời kỳ đến năm 2010
và 2020”, một số chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu như sau:
Bảng 2.1

Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH Tây Ninh

Stt
1

Chỉ tiêu

Đơn vị
2010
2015
2020
Tổng GDP (Giá 1994)
Tỷ đồng
13.913
28.448 56.230
- Nông lâm ngư nghiệp
Tỷ đồng
3.478
4.654
6.038
- Công nghiệp – xây dựng
Tỷ đồng
5.148
12.545 26.520
- Thương mại, dịch vụ
Tỷ đồng
5.287
11.249 23.626
2. Tốc độ tăng trưởng b/quân
- Tổng GDP
%
15,4
14,6
15
- Nông lâm ngư nghiệp
%
6,0

5,5
5,3
- Công nghiệp – xây dựng
%
19,5
16,2
16,2
- Thương mại, dịch vụ
%
16,3
16,0
16
3. Cơ cấu kinh tế
%
- Nông lâm ngư nghiệp
%
26,3
17,5
11,7
- Công nghiệp – xây dựng
%
38,7
45,4
47,9
- Thương mại, dịch vụ
%
35,0
37,1
40,4
4. GDP/người

USD
1.050-1.100 2.070
4.200
Đến 2010, Tây Ninh phấn đấu huy động GDP vào ngân sách đạt trên 10% và đầu tư
phát triển trên địa bàn đạt khoảng 40-41% GDP. Năm 2020, tỷ lệ huy động GDP vào ngân
sách phấn đấu đạt khoảng 15%, đảm bảo cân đối đủ thu chi, tiến tới đóng góp cho ngân
sách Trung Ương, tỷ lệ dành cho đầu tư phát triển trong GDP duy trì ở mức 36-40%.
2.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Trảng Bàng
a) Quan điểm phát triển
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nguồn nhân lực, tài nguyên thiên
nhiên, nguồn nước…), mở rộng sản xuất, lấy hiệu quả kinh tế và chất lượng cuộc sống làm
tiêu chuẩn phát triển, sản xuất vật chất gắn với thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện tốt chiến lược tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần cho người lao động.
- Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa các ngành sản xuất, phấn đấu
đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và hiệu quả, phát triển công
nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng…vv.
- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mặt bằng dân trí, đảm bảo quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện,
đặc biệt là tập trung đầu tư phát triển ngành du lịch - thương mại và dịch vụ, coi đây là
23


ngành kinh tế mũi nhọn, nhằm cơ cấu lại nền kinh tế.
- Mở rộng sản xuất đi đôi với bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh thái, ngăn chặn mọi
nguy cơ gây ô nhiễm.
- Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phòng, giữ vững và củng cố
tuyến phòng thủ biên giới, xứng đáng với vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của tỉnh
Tây Ninh và cả nước.

b) Mục tiêu phát triển

- Nâng cao khả năng thích ứng nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường, tạo bước
chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
trong GDP của huyện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với dịch chuyển cơ cấu lao
động và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.
- Bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, tập trung xóa đói, giảm nghèo, giải
quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội
- Giữ vững chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh.

CHƯƠNG 3
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN
HUYỆN TRẢNG BÀNG
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển giao thông nông thôn
3.1.1. Quan điểm
- Cơ sở hạ tầng giao thông là khâu trọng tâm của kết cấu hạ tầng kinh tế-kỹ thuật, nó

phải được đầu tư xây dựng trước một bước để tạo điều kiện thực hiện công nghiệp hóa
nông nghiệp nông thôn đưa khu vực nông thôn tiến lên theo hướng văn minh hiện đại.
- Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống GTNT phải phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội trên địa bàn nhằm tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt từ hệ thống giao
thông quốc gia đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã; giữa các vùng chuyên canh sản
xuất hàng hóa lớn, vùng nguyên liệu với các khu, cụm công nghiệp chế biến, giữa sản
xuất-chế biến và tiêu thụ, đồng thời kết hợp giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh
quốc phòng.
- Quy hoạch hệ thống GTNT cần phát huy lợi thế về địa lý và điều kiện tự nhiên của

huyện, kết hợp giữa giao thông với thủy lợi, nông lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác
trên địa bàn nhằm đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.
- Trong phát triển GTNT, phải quán triệt và thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và

nhân dân cùng làm”. Cần phải huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát
triển GTNT, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ các Dự án của Bộ GTVT, các dự án phát
triển kinh tế-xã hội, các dự án trong chương trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn.
- Những xã có kinh tế chưa phát triển, nhân dân còn nghèo, huyện cần quan tâm hỗ
trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho kinh tế phát triển.
24


- Đầu tư phát triển GTNT phải được tiến hành theo từng giai đoạn với các bước đi
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của huyện, cần lưu ý đây là công việc thường
xuyên và được thực hiện trong nhiều năm dài. Vì vậy, phải xác định thứ tự ưu tiên đầu tư
với quy mô phù hợp với các dự án được duyệt đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy
định nhằm đảm bảo chất lượng và tuổi thọ công trình.
- Tích cực đưa khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, sử dụng vật liệu tại chỗ, công nghệ thi
công đơn giản, dễ thực hiện để đông đảo nhân dân có thể, tự quản lý, tự làm khi có sự
hướng dẫn về kỹ thuật.
- Tổ chức đưa các loại hình vận tải hành khách cũng như hàng hóa và phương tiện
vận tải phù hợp với điều kiện địa phương vào hoạt động khai thác.
3.1.2. Mục tiêu
a) Về mạng lưới đường giao thông.
1/. Mục tiêu chung.
- Xây dựng được một mạng lưới đường bộ hợp lý liên hoàn, thông suốt bao gồm các
trục dọc và ngang nối liền các trung tâm kinh tế và đô thị của huyện, kết nối với hệ thống
đường trong khu vực.
- Xác định rõ vai trò, chức năng của các tuyến đường trong quy hoạch để làm cơ sở
hoạch định các tuyến đường đó.

- Xác định quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật các tuyến đường, quỹ đất dành cho việc xây
dựng các công trình giao thông.

- Ước tính khối lượng và khái toán kinh phí đầu tư, phân tích và hoạch định kế hoạch
phân kỳ đầu tư xây dựng.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách hợp lý để thực hiện và quản lý quy hoạch .
2/. Mục tiêu cụ thể
- Lấy quy hoạch phát triển đường giao thông làm trung tâm để hình thành các cụm
dân cư, các trung tâm kinh tế, các nông trường.
- Duy trì, củng cố nâng cấp các hệ thống giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ
thuật của ngành. Ưu tiên xây dựng các tuyến đường phục vụ các khu kinh tế trọng điểm,
các tụ điểm công nghiệp nông thôn. Ở các xã kinh tế khó khăn, giai đoạn đầu cần ưu tiên
mở rộng đường cho xe cơ giới hai bánh, đảm bảo thông suốt cả năm sau đó mở rộng tiếp
cho ô tô lưu thông.
- Cải tạo và xây dựng mới hệ thống cầu phù hợp với cấp đường (khổ cầu 4m, tải
trọng HL93).
- Hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống GTNT theo nội dung đề xuất của quy hoạch, tỷ lệ
nhựa hóa đường GTNT đến năm 2020 đạt 85%.
b) Về vận tải
- Phương tiện vận tải: Sử dụng các loại phương tiện phù hợp với điều kiện cầu đường
ở nông thôn.
- Tổ chức khai thác vận tải: Phát triển các dịch vụ vận tải hàng hóa và tổ chức khai
thác vận chuyển hành khách công cộng. Xây dựng các chính sách hợp lý để khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia vận chuyển hành khách từ huyện về trung tâm các xã.
25


×