BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
BÀI KIỂM TRA
MÔN: QUẢN LÝ DỰ ÁN
Họ và tên: Đỗ Trường Sơn
Lớp: K2A – Quản lý giáo dục
Đơn vị: Thái Thụy, Thái Bình
HÀ NỘI – THÁNG 01 NĂM 2011
1
Môn: Quản lý dự án
Họ và tên: Đỗ Trường Sơn
Lớp: K2A – Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Đơn vị: Thái Thụy, Thái Bình
Nội dung: Anh chị được chỉ định thiết kế và có khả năng được bổ nhiệm làm
giám đốc 1 dự án giáo dục cấp cơ sở.
- Hãy xác định ý tưởng một dự án liên quan đến lĩnh vực anh/chị đang công tác
- Xác định mục tiêu, hoạt động, nguồn lực (vật chất, con người, thời gian, thông
tin…) cần thực hiện để thực hiện dự án
- Lựa chọn những vị trí chủ chốt trong dự án của mình, mô tả các năng lực cần
thiết của những người ở các vị trí này.
- Xác định rủi ro có thể xảy ra trong dự án này.
Bài làm
1. Xác định ý tưởng một dự án liên quan đến lĩnh vực anh/chị công tác:
Bản thân em đang công tác tại Phòng GD&ĐT huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Là một huyện lớn ven biển của tỉnh Thái Bình. Bao gồm 48 xã, thị trấn với khoảng
270 nghìn nhân khẩu. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung, Thái Thụy
cũng đã có những bước phát triển vững chắc về kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh
quốc phòng. Phong trào GD của huyện nhà cũng luôn gặt hái được những thành công
rất đáng tự hào, quy mô trường lớp các cấp học, ngành học tiếp tục được củng cố và
duy trì; chất lượng giáo dục phổ cập ngày càng được nâng cao; chất lượng giáo dục
toàn diện được nâng lên rõ rệt, bước đầu khắc phục được sự chênh lệch về chất lượng
giữa các vùng miền trong huyện; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị các trường học
được củng cố và tăng cường; công tác quản lý có nhiều đổi mới. Chính vì vậy phong
trào GD của huyện nhà luôn được Sở GD&ĐT Thái Bình đánh giá là một đơn vị
mạnh, 5 năm liền đều xếp thứ Nhất, thứ Nhì toàn tỉnh.
Tuy nhiên so với các huyện trong tỉnh thì Thái Thụy là một huyện thuộc “vùng
sâu, vùng xa” của tỉnh, chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng dạy học còn thấp, kết
quả tuyển sinh vào THPT có sự chênh lệnh về điểm tuyển sinh giữa các vùng miền
trong huyện. Đặc biệt, kết quả công tác bồi dưỡng HSG trong nhiều năm qua còn thấp
so với các huyện bạn.
Vì vậy, nếu được chọn chỉ định thiết kế và có khả năng được bổ nhiệm làm giám
đốc một dự án giáo dục trong huyện, em sẽ chọn: “Dự án Quy hoạch mạng lưới
trường, điểm trường bồi dưỡng HSG giai đoạn 2010 – 2015”
2
2. Xác định mục tiêu, hoạt động, nguồn lực (vật chất, con người, thời gian,
thông tin…) cần thực hiện để thực hiện dự án:
2.1. Mục tiêu:
* Mục tiêu chung:
Ưu tiên hàng đầu cho công tác bồi dưỡng HSG các cấp học. Xây dựng và phát
triển mạng lưới các lớp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu thành các địa điểm có chất
lượng GD cao, có điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát
hiện những HS có tư chất thông minh, đạt kết quả cao trong học tập được bồi dưỡng
để có nền tảng kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng
tạo; tạo nguồn tiếp tục đào tạo trở thành những nhân tài phục vụ cho quê hương, đất
nước.
Các lớp bồi dưỡng HSG là hình mẫu về điều kiện đảm bảo chất lượng và tổ chức
các hoạt động giáo dục. Phấn đấu giữ vững thứ hai – đạt giải Nhì cấp Tỉnh trong các
kỳ thi HSG, HS năng khiếu.
* Mục tiêu cụ thể:
- Củng cố, hoàn thiện và phát triển quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy, điều kiện
CSVC thiết bị của trường THCS Nguyễn Đức Cảnh. Từng bước mở rộng quy mô,
mạng lưới các địa điểm đặt các lớp bồi dưỡng HSG trên quy mô toàn huyện, phấn đấu
đến năm 2015 có khoảng 3% học sinh Tiểu học và 7% học sinh THCS đạt kết quả cao
trong học tập được học tại các lớp bồi dưỡng HSG của huyện;
- Tập trung đầu tư nâng cấp trường THCS Nguyền Đức Cảnh và các trường đặt
địa điểm các lớp bồi dưỡng HSG của huyện thành các trường đạt chuẩn Quốc gia và
có chất lượng GD cao. Ưu tiên đầu tư tăng cường CSVC và trang thiết bị dạy học
đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2015 hoàn thành việc quy hoạch 14 lớp bồi dưỡng HSG ở
Tiểu học và 16 lớp bồi dưỡng HSG THCS, trong đó tập trung chủ yếu tại trường
THCS Nguyễn Đức Cảnh.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV dạy các lớp bồi dưỡng HSG, đảm
bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và có trình độ đào tạo ở mức cao. Có khả năng
nghiên cứu khoa học ứng dụng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại
ngữ đáp ứng nhu cầu. Đến năm 2015, có 100% cán bộ quản lý, nhân viên và GV sử
dụng thành thạo tin học và các thiết bị dạy học hiện đại khác.
- Có chế độ khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng đối với GV dạy các đội tuyển HSG,
GV đạt thành tích cao trong công tác bồi dưỡng HSG và HSG khó khăn, HSG học nội
trú, đạt thành tích cao trong học tập.
- Tạo ra chuyển biến cơ bản về chất lượng GD. Tiếp tục duy trì và giữ vững kết
quả công tác bồi dưỡng HSG cấp tỉnh lớp 9. Phấn đấu các kỳ thi HSG, HS năng khiếu
xếp thứ 2 – đạt giải Nhì cấp tỉnh trở lên.
3
- Tạo ra sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng HSG ở các cấp học từ Tiểu
học đến THCS và làm nền tảng cho THPT sau này. Đến năm 2015 phấn đấu có 100%
học sinh các đội tuyển HSG cấp tỉnh lớp 9 được học tại các trường THPT chuyên.
- Tăng cường khả năng hợp tác của trường THCS Nguyễn Đức Cảnh với trường
THPT chuyên để trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng
khiếu cho học sinh; đồng thời thu hút nguồn học sinh vào phát triển trường THPT
chuyên của tỉnh. Góp phần xây dựng trường THPT chuyên của tỉnh trở thành một cơ
sở GD uy tín ở trong nước.
2.2. Hoạt động:
* Quy chế hoạt động của các lớp, các trường đặt địa điểm bồi dương:
- Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh tổ chức và hoạt động theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/ 4/ 2007 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành điều lệ
trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.
- Các lớp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu đặt tại các trường TH, THCS chịu sự
quản lý dạy – học và các hoạt động giáo dục khác của HT trường TH, THCS nơi đặt
địa điểm theo những quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động của trường TH,
THCS quy định trong điều lệ trường TH, điều lệ trường THCS, THPT và trường PT
có nhiều cấp học.
* Hoạt động của dự án:
- Điều kiện CSVC, trang thiết bị; Phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc
cần có:
+ Số lượng phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng:
Địa điểm
Tổng số
lớp
Trong đó chia ra
Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
TH Thái Phúc 2 1 1
Xã Thái Hưng 8 2 2 2 2
TH Thụy Sơn 4 2 2
TH Thị Trấn DĐ 4 2 2
THCS N.Đ.Cảnh 16 3 3 5 5
THCS Thụy Phong 2 1 1
+ Đầu tư bàn ghế:
TT Trường
Số
lớp
Phòng học
thường
Phòng bộ
môn
Phòng đội
tuyển
1 THCS Nguyễn Đức Cảnh 16 368 161 80
2 Xã Thái Hưng 8 156
3 THCS Thụy Phong 2 46
4 TH Thái Phúc 2 32
5 TH Thị Trấn 4 64
6 TH Thụy Sơn 4 64
4
TT Trường
Số
lớp
Phòng học
thường
Phòng bộ
môn
Phòng đội
tuyển
Tổng số 36 730 161 80
- Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên làm công tác bồi dưỡng HSG:
Theo thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT về việc
quy đổi giờ dạy đối với giáo viên dạy môn chuyên thì tổng số GV cần phải có để dạy
các lớp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu của huyện là 95 người. Cụ thể như sau:
Cấp Tiểu học: 14 lớp x 2,5 GV/lớp = 35 GV
Cấp THCS: 20 lớp x 3 GV/lớp = 60 GV
Với cán bộ quản lý, cần phải tăng cường thêm cán bộ quản lý phụ trách công tác
bán trú, nội trú và các yêu cầu khác để ưu tiên cho cán bộ quản lý phụ trách chuyên
môn tập trung chuyên sâu chỉ đạo hoạt động chuyên môn có hiệu quả hơn. Ngoài ra
với trường THCS Nguyễn Đức Cảnh cần có 07 viên chức làm công tác Văn thư; Thủ
quỹ, Thư Viện, thiết bị, kế toán, tổng phụ trách Đội, cán bộ y tế trường học để tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục khác cho HS.
Như vậy tổng cộng số CBGV, nhân viên cần có là: 95 + 7 = 102 người.
- Có cơ chế ưu đãi thỏa đáng đối với CBGV làm công tác bồi dưỡng HSG và học
sinh giỏi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; HSG đạt thành tích cao trong học tập:
Với Giáo viên trực tiếp giảng dạy các tiết chuyên, tiết bồi dưỡng HSG, HS năng
khiếu cần quy đổi bằng 3 tiết dạy bình thường. Với CBQL tùy vào nhiệm vụ được
phân công, có chế độ giảm giờ làm tương đương với công việc phụ trách.
Ngoài ra nếu giáo viên dạy các lớp bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu thực hiện chế
độ trả tăng giờ theo đúng thông tư 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày
09/9/2008 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính như sau:
- Tiền lương dạy thêm giờ = Số giờ dạy thêm x Tiền lương dạy thêm 1 giờ
- Tiền lương dạy thêm 1 giờ = Tiền lương 1 giờ dạy x 150%
-
Ngoài ra, cần có chế độ ưu đãi, chế độ khuyến khích với học sinh giỏi có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, HSG con gia đình chính sách và HSG đạt thành tích xuất sắc
trong học tập thông qua việc trao học bổng, khen thưởng hàng tháng hoặc trợ cấp khó
khăn. Cụ thể như sau:
- Nhà nước hỗ trợ toàn bộ tiền điện sáng, tiền nước sinh hoạt, tiền trả hợp đồng cô
nuôi, bảo vệ; kinh phí mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ nội trú cho HS.
- Có chế độ trao học bổng để khuyến khích học sinh học tập tốt cho khoảng 10%
tổng số học sinh (khoảng 145 - 150 em) với mức học bổng bằng 3 lần mức học phí
HS THCS phải đóng góp/tháng/HS.
5
Tiền lương dạy 1 giờ =
Tổng tiền lương 12 tháng trong năm tài chính
Số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 52 (tuần)/năm