Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DIAZAN 60 EC LÊN CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP VÀ SINH TRƯỞNG CỦA TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 67 trang )

Header Page 1 of 126.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG CAO

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DIAZAN 60 EC
LÊN CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)

LUẬ N VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2009

Footer Page 1 of 126.

1


Header Page 2 of 126.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN

DƯƠNG CAO

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU DIAZAN 60 EC
LÊN CƯỜNG ĐỘ HÔ HẤP VÀ SINH TRƯỞNG CỦA
TÔM CÀNG XANH (Macrobrachium rosenbergii)



LUẬ N VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGS. TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG

2009

Footer Page 2 of 126.

2


Header Page 3 of 126.

LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Thủy Sản, quý
thầy cô đã truyền đạt kiến thức, luôn tạo điều kiện cho tôi học tập và rèn luyện
trong suốt bốn năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Thầy Nguyễn Thanh Phương và cô
Đỗ Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành tốt đề tài.
Xin cảm ơn chị Nguyễn Hương Thùy và chị Nguyễn Thị Kim Hà công
tác tại Bộ môn Dinh Dưỡng và Chế Biến Thủy Sản đã giúp đỡ tôi rất nhiều
trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin gởi lời cảm ơn đến anh Ngô Thanh Toàn lớp Cao học Thủy Sản
khóa 13 đã tận tình giúp đỡ trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành luận
văn.
Cảm ơn bạn Lê Văn Lĩnh, Nguyễn Văn Thảo và tập thể lớp Nuôi trồng

thủy sản khóa 31 đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng cảm ơn gia đình và bạn bè tôi, những người luôn quan tâm,
chia sẽ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua.

Footer Page 3 of 126.

3


Header Page 4 of 126.

TÓM TẮT
Thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc trừ sâu Diazan 60EC lên cường độ
hô hấp và sinh trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) được
thức hiện với 4 nghiệm thức có nồng độ thuốc lần lượt là: 6,1 µl/L, 61 µl/L,
152,5 µl/L, 305 µl/L và nghiệm thức đối chứng. Tôm được thu từ các ao
nuôi, có khối lượng từ 5 – 10g/con và được trữ trong bể 1m3 hai tuần trước
khi tiến hành thí nghiệm.
Kết quả xác định đo tiêu hao oxy của tôm trong môi trường nhiễm
Diazan, cho thấy ở nghiệm thức đối chứng có kết quả 304.55 ± 16,2
mgO2/kg/giờ cao hơn so với các nghiệm thức có nồng độ thuốc 6,1 µl/Lvà 61
µl/L ít thuốc nhưng lại thấp hơn so với nghiệm thức 152,5 µl/L và 305 µl/L là
hai nghiệm thức có nồng độ thuốc cao. Tuy nhiên, chỉ có nghiệm thức 61 µl/L
cho kết quả 275,26 ± 11,92 mgO2/kg/giờ thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
Tỉ lệ sống của tôm giảm ở hầu hết các nghiệm thức sau các lần tiếp xúc
với thuốc. tỉ lệ sống tăng ở nghiệm thức 6,1 µl/L so với đối chứng(p > 0,05),
sau đó giảm dần ở các nghiệm thức có nồng độ thuốc cao. Thấp nhất là ở
nghiệm thức 305 µl/L và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với đối
chứng.

Ẩm độ trong thịt tôm ít có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức nhưng
hàm lượng đam trong thịt tôm lai có sự khác biệt. thấp nhất là ở nghiệm thức 61
µl/L 21,3% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p < 0,05).
Tốc độ tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức 6,1 µl/L là 0,652 ± 0,035%
cao hơn so với các nghiệm thức khác nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05) so với đối chứng. Tăng trưởng ở nghiệm thức 305 µl/L là 0,39 ±
0,072% thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (p < 0,05).
Kết quả này cho thấy, tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ít bị ảnh
hưởng bởi thuốc trừ sâu Diazan 60EC với nồng độ ≤ 6,1 µl/L trong thời gian
ngắn.

Footer Page 4 of 126.

4


Header Page 5 of 126.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. 1
TÓM TẮT........................................................................................................................ 4
MỤC LỤC....................................................................................................................... 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... 7
DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH................................................................................... 8
PHẦN 1: MỞ ĐẦU......................................................................................................... 9
1.1. Giới thiệu .......................................................................................................9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................10
1.3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 11

2.1. Sơ lược về tôm càng xanh ............................................................................11
2.1.1.Vị trí phân loại .......................................................................................11
2.1.2. Phân bố .................................................................................................11
2.1.3.Đặc điểm hình thái .................................................................................11
2.1.5. Tập tính ăn ............................................................................................12
2.1.6. Lột xác ..................................................................................................12
2.1.7. Môi trường sống ....................................................................................13
2.2. Thuốc dùng làm thí nghiệm..........................................................................14

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................17
3.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................17
3.2.1. Hóa chất ................................................................................................17
3.2.2. Tôm thí nghiệm .....................................................................................17
3.2.3. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................18
3.3. Phương pháp thí nghiệm...............................................................................18
3.5.1. Thí nghiệm xác định LC50 -96h .................................................................18
3.3.2. Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng diazan 60EC lên tiêu hao oxy của tôm .18
3.3.3. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của diazan 60EC ở nồng độ dưới ngưỡng gây
chết lên tiêu thụ thức ăn, sinh trưởng, tỉ lệ sống, hàm lượng protein và nước
trong thịt tôm. .................................................................................................19
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................21

PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................................. 22
4.1 Xác định giá trị LC50 .....................................................................................22
4.2 Tiêu hao oxy của tôm ở các nồng độ Diazan 60EC khác nhau .......................22
4.3 Ảnh hưởng của Diazan 60EC lên tăng trưởng của tôm ..................................23
4.3.1 Các yếu tố môi trường ................................................................................23
4.3.1.1 Nhiệt độ...............................................................................................23
4.3.1.2 pH .......................................................................................................24

4. 3.1.3 Oxy hòa tan (DO) ...............................................................................25
4. 3.1.4 Đạm Nitơ: NH3, NO2-, NO3- ...............................................................25
4.3.2 Tỉ lệ sống ...............................................................................................27
4.3.3 Chu kỳ lột xác ........................................................................................28
4.3.4 Tiêu thụ thức ăn......................................................................................28
4.3.5 Hàm lượng đạm và ẩm độ trong thịt tôm.................................................29
4.3.6 Tăng trưởng............................................................................................30

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT........................................................................ 32
Footer Page 5 of 126.

5


Header Page 6 of 126.
5.1 Kết luận ........................................................................................................32
5.2 Đề xuất .........................................................................................................32

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 33
Phụ lục 1 Bảng số liệu tính LC50-96 giờ........................................................................ 28
Phụ lục 2 Bảng số liệu đo tiêu hao oxy.......................................................................... 30
Phụ lục 3 Bảng số liệu đo nhiệt độ sáng ........................................................................ 31
Phụ lục 4 Bảng số liệu đo nhiệt độ chiều....................................................................... 34
Phụ lục 5 Bảng số liệu do pH sáng ................................................................................ 37
Phụ lục 6 Bảng số liệu đo pH chiều............................................................................... 39
Phụ lục 7 Bảng số liệu do tiêu hao oxy (DO) sáng........................................................ 42
Phụ lục 8 Bảng số liệu do tiêu hao oxy (DO) chiều....................................................... 43
Phụ lục 9 Bảng số liệu do TAN ở thí nghiệm 2............................................................. 46
Phụ lục 10 Bảng số liệu do NO2- ở thí nghiệm 2.......................................................... 47
Phụ lục 11 Bảng số liệu do NO3- ở thí nghiệm 2.......................................................... 47

Phụ lục 12 Bảng số liệu tỉ lệ sống ở thí nghiệm 2.......................................................... 48
Phụ lục 13 Bảng số liệu chu kỳ lột xác ở thí nghiệm 2.................................................. 49
Phụ lục 14 Bảng số liệu tiêu thụ thức ăn ở thí nghiệm 2 ............................................... 52
Phụ lục 15 Bảng số liệu hàm lượng protein và ẩm độ trong thịt tôm ở thí nghiệm 2.... 55
Phụ lục 16 Bảng số liệu tăng trưởng của tôm ở thí nghiệm 2........................................ 56

Footer Page 6 of 126.

6


Header Page 7 of 126.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
BVTV
Bộ NN&PTNT
ChE
LC50
NT
ĐVT
SGR

Footer Page 7 of 126.

Đồng bằng sông Cửu Long
Bảo vệ thực vật
Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn
Enzyme cholinesterase
Tỉ lệ sống 50%

Nghiệm thức
Đơn vị tính
Tốc độ tăng trưởng tương đối.

7


Header Page 8 of 126.

DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH
Danh sách

trang

Bảng 1: Thời gian lột xác của tôm càng xanh ..................................................... 5
Bảng 2: Giá trị LC50 của một số loại thuốc BVTV đối với tôm càng xanh......... 7
Bảng 3 Giá trị LC50 qua các thời gian khác nhau............................................. 14
Hình 3.1 Chai thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường ........................................... 9
Hình 3.2 thí nghiệm đo tiêu hao oxy trên tôm càng xanh dưới ảnh hưởng của
diazan............................................................................................................... 11
Hình 3.3 Hệ thống thí nghiệm nuôi tăng trưởng................................................ 12
Hình 4.2: Biến động tiêu hao oxy giữa các nghiệm thức................................... 15
Hình 4.3: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức ......................................... 16
Hình 4.4: Biến động pH giữa các nghiệm thức ................................................. 16
Hình 4.5: Biến động oxy hòa tan giữa các nghiệm thức .................................... 17
Hình 4.6: Biến động NH3/TAN giữa các nghiệm thức ..................................... 18
Hình 4.7: Biến động NO2-, NO3- giữa các nghiệm thức .................................. 18
Hình 4.8: Biến động tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức theo thời gian ................. 19
Hình 4.9: Chu kỳ lột xác của các nghiệm thức ................................................. 20
Hình 4.10: Tiêu thụ thức ăn của các nghiệm thức ............................................. 21

Hình 4.11: Hàm lượng protein và ẩm độ trong thịt tôm dưới ảnh hưởng của
Diazan 60EC .................................................................................................... 21
Hình 4.12:SGR (%/ngày) dưới ảnh hưởng của diazan theo thời gian ................ 23

Footer Page 8 of 126.

8


Header Page 9 of 126.

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu
Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium
rosenbergii) phát triển mạnh ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là
các tỉnh xa biển. Tôm càng xanh được nuôi với nhiều hình thức như như nuôi
trong ao, mương vườn, ruộng lúa hay đăng quầng… Việc tăng nhanh diện tích
nuôi tôm càng xanh đã tạo ra một vùng nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu
quan trọng, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa bàn thường
xuyên chịu đựng ngập lũ, giúp người dân có thêm cơ hội xóa đói giảm nghèo.
Theo Nguyễn Như Tiệp (2004) thì sản lượng Tôm càng xanh nuôi năm 2003
vào khoảng 2.500 tấn. Sự mở rộng diện tích nuôi Tôm càng xanh ở ĐBSCL là
nhờ vào sự quảng bá nhanh và rộng kỹ thuật sản xuất giống Tôm càng xanh đến
người sản xuất. Trong nuôi tôm thịt, năm 2002, cả nước đạt 10.000 tấn (Bộ
Thủy sản 2003), chủ yếu từ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các mô hình
nuôi tôm với nhiều hình thức khác nhau như nuôi tôm kết hợp với lúa đạt năng
suất bình quân 184 kg/ha/vụ; nuôi tôm luân canh với lúa đạt 686 kg/ha/vụ; nuôi
ao đạt 1,2 tấn/ha/vụ và nuôi tôm đăng quầng trên sông đạt bình quân 4,12
tấn/ha/vụ (Nguyễn Thanh Phương, 2003).
Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi giữa nuôi trồng thủy sản và nông

nghiệp chưa có sự quy hoạch riêng biệt nên nguồn nước sử dụng cho đồng
ruộng cũng chính là nơi sinh sống của nhiều loài thủy sinh vật trong đó có tôm
càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Môi trường sống của thủy sinh vật
cũng bị tác động nghiêm trọng từ việc tăng vụ canh tác trong năm đến việc sử
dụng nhiều loại hóa chất để bảo vệ mùa màng. Ước tính có đến 30.000 tấn
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng hàng năm trên đồng ruộng (Berg,
2001). Năm 2003 có đến 1.151 tên thương phẩm với 266 tên hoạt chất khác
nhau được phép lưu hành trên thị trường (Bộ NN&PTNT, 2003). Đến năm
2006, có đến 1525 tên thương phẩm và 516 hoạt chất cho phép lưu hành, trong
đó thuốc trừ sâu có khoảng 621 tên thương mại với 189 hoạt chất (Cục Bảo Vệ
Thực Vật, 2007).
Diazan là loại thuốc BVTV có chứa hoạt chất diazinon gốc lân hữu cơ,
được sử dụng phổ biến trong canh tác lúa, có thời gian bán rã 185 ngày trong
môi trường trung tính (pH 7,4) nhưng phân huỷ nhanh trong môi trường acid
(11,77 giờ, pH 3,1) hay kiềm (6 ngày, pH 10,4) (Tomlin, 1994). Do đó, có rất
nhiều khả năng diazinon tồn dư trong môi trường khi nó được sử dụng ở những
vùng canh tác lúa có pH trung tính và gây ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật.

Footer Page 9 of 126.

9


Header Page 10 of 126.

Giống như đặc tính chung của thuốc BVTV gốc lân hữu cơ, dấu hiệu đầu tiên
của diazinon gây hại cho sinh vật là ức chế hoạt tính của enzyme cholinesterase
(ChE) (Tomlin, 1994). Hiện nay trên thị trường có hơn 15 tên thương mại thuốc
BVTV chứa hoạt chất diazinon với nhiều tỷ lệ pha trộn khác nhau (5, 10, 20,
40, 50 và 60%).

Ảnh hưởng của thuốc BVTV lên thủy sinh vật nói chung đã được nghiên
cứu từ nồng độ gây chết (LC50) đến nồng độ dưới ngưỡng gây chết Diazinon
không những gây ức chế lâu dài hoạt tính ChE trong não của cá Lóc (Channa
striata) (Nguyễn Văn Công và ctv, 2006). Cho đến nay có nhiều nghiên cứu tìm
hiểu tác động của các loại thuốc BVTV nói chung và diazinon nói riêng lên các
đối tượng cá nuôi. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thuốc BVTV lên các loài giáp xác
có giá trị kinh tế cao như là tôm càng xanh vẫn chưa rõ. Vì vậy đề tài “Ảnh
hưởng của thuốc trừ sâu Diazan 60 EC lên cường độ hô hấp và sinh trưởng
tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)” được thực hiện.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu
diazan 60 EC chứa 60% hoạt chất diazinon đến cường độ hô hấp và sinh trưởng
của tôm càng xanh. Từ đó có thể xác định mức độ nhạy cảm và đánh giá rủi ro
của sử dụng thuốc BVTV Diazan đối với tôm để làm cơ sở cho việc đánh giá
khả năng nuôi tôm kết hợp ruộng lúa và lựa chọn vùng nuôi phù hợp.

1.3. Nội dung nghiên cứu
Ảnh hưởng diazan 60EC lên cường độ hô hấp (tiêu hao oxy).
Ảnh hưởng của diazan 60EC ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết lên sinh
trưởng, tỉ lệ sống, hàm lượng protein và nước trong thịt tôm.

Footer Page 10 of 126.

10


Header Page 11 of 126.

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Sơ lược về tôm càng xanh
2.1.1.Vị trí phân loại
Tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda
Lớp: Crustacea
Lớp phụ: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Palaemonidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Macrobrachium rosenbergii de Man 1879
Tên tiếng Anh: Giant freshwater prawn. Tôm càng xanh là loài tôm có
kích cỡ lớn nhất trong nhóm tôm nước ngọt.
2.1.2. Phân bố
Tôm càng xanh phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, ao, sông,
rạch, ruộng lúa...) và kể cả ở vùng nưóc lợ cửa sông. Trên thế giới tôm phân bố
ở khu hệ Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở các thủy vực độ mặn
18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể tìm thấy tôm xuất hiện. Ngoài các vùng
phân bố tự nhiên trên, tôm còn được di nhập và nuôi ở nhiều nơi trên thế giới
(Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).
Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố chủ yếu các tỉnh Nam bộ đặc biệt là
các vùng nước ngọt và vùng cửa sông ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long
với 2 dạng là tôm càng xanh và tôm càng lửa.
2.1.3.Đặc điểm hình thái
Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể đạt tới 450g/con.
Thân tương đối tròn, con trưởng thành có màu xanh dương đậm. Chuỷ phát
triển nhọn, 1/2 chủy ngoài cong lên, trên mắt chuỷ có 11-15 răng, 2-3 răng sau
hốc mắt, 10-15 răng dưới chủy (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải,
2004).
Chân ngực thứ hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác, nhất là ở tôm
đực trưởng thành, đôi chân ngực thứ 2 có hình dạng và kích thước giống nhau.

Khi chiều dài bình quân 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-20g, tôm càng xanh

Footer Page 11 of 126.

11


Header Page 12 of 126.

có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt quá
14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.
2.1.5. Tập tính ăn
Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, thức ăn tự nhiên của
chúng là các loại nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng,
nhuyễn thể, các mảnh cá vụn, các loài tảo, mùn bã hữu cơ và cát mịn. Tôm
càng xanh xác định thức ăn bằng mùi và màu sắc.
Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), khi tìm được thức ăn,
chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp gắp thức ăn đưa vào miệng. Trong thời gian
ấp trứng tôm có thể nhịn ăn vài ba ngày. Hình dạng và mùi vị thức ăn đóng vai
trò quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Điều này rất quan trọng trong
việc chế biến thức ăn cho tôm.
Tôm thường bắt mồi nhiều vào chiều tối và sáng sớm, tôm thường bò
trên mặt đáy ao, dùng càng nhỏ đưa mồi vào miệng. Đặc tính của tôm càng
xanh nếu không đủ thức ăn, chúng hay ăn thịt lẫn nhau khi lột xác, đây là đặc
tính của loài. Khi nuôi tôm thương phẩm phải lưu ý đến hiện tượng này và dùng
các biện pháp kỹ thuật để hạn chế sự ăn thịt lẫn nhau của tôm.
Tôm càng xanh trưởng thành là loài ăn tầng đáy, nó sử dụng nhiều loại
động vật khác nhau để làm thức ăn từ nhuyễn thể, giáp xác đến tơ sợi và kể cả
chất thối rữa hữu cơ, và tôm cũng ăn thức ăn viên công nghiệp. Tôm tìm thức ăn
bằng cơ quan xúc giác, chúng dùng râu quét ngang, dọc phía trước hưóng di

chuyển. Khi tìm gặp thức ăn chúng dùng chân ngực thứ nhất kẹp lấy thức ăn,
đưa chân hàm và từ từ đưa vào miệng. Trong quá trình tìm thức ăn tôm có tính
tranh giành cao, cá thể nhỏ thường tránh xa đàn hay khi tìm được một miếng
thức ăn thì di chuyển đi nơi khác, trong khi đó con lớn vẫn chiếm chỗ và đánh
đuổi tôm nhỏ. Ngoài ra, tôm còn ăn đồng loại khi chúng yếu (ví dụ như mới lột)
hay khi thiếu thức ăn.
(http://vietLinh News, Technology, material, services, Consulting for
shrimp farm and aquaculture - nu«i t«m só.mht)
2.1.6. Lột xác
Giống như các loài giáp xác khác, sinh trưởng của tôm càng xanh không
liên tục, có sự gia tăng kích thước nhanh sau mỗi lần lột xác. Tốc độ sinh trưởng
của tôm đực và cái gần như tương đương nhau cho tới khi chúng đạt kích cở 3550g, sau đó khác nhau rõ theo giới tính, tôm đực sinh trưởng nhanh hơn tôm cái
và đạt trọng lượng có thể gấp đôi tôm cái trong cùng một thời gian nuôi.

Footer Page 12 of 126.

12


Header Page 13 of 126.

Một hiện tượng thường thấy trong nuôi tôm càng xanh là sự phân đàn
khá rõ kể cả trong cùng một nhóm giới tính. Để sinh trưởng, cũng như các loài
giáp xác khác, Tôm Càng Xanh đều phải lột vỏ theo chu kỳ của nó, quá trình
này được gọi là sự lột xác và tiếp theo sau đó là sự gia tăng đột ngột về kích
thước và trọng lượng.
Chu kỳ lột xác của tôm tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng, tình trạng
sinh lý, điều kiện dinh dưỡng, điều kiện môi trường,.... Tôm càng xanh tuân
theo qui luật chung của tôm là tôm nhỏ chu kỳ lột xác ngắn hơn tôm lớn. Chu
kỳ lột xác của tôm trình bày trong bảng 1

Bảng 1: Thời gian lột xác của tôm càng xanh ở các giai đoạn khác nhau
(28oC) Sandifer và Smith,1985 trích bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc
Hải, 2004).
Trọng lượng (g/con)

Chu kỳ lột xác (ngày)

2-5
6-10
11-15
16-20
21-25
26-35
36-60

9
13
17
18
20
22
22-24

2.1.7. Môi trường sống
pH: mức pH thích hợp nhất cho tôm càng xanh Nhiệt độ: tôm càng xanh
là loài thích nghi với biên độ nhiêt độ rộng từ 18 - 34oC, nhiệt độ tốt nhất là 28
– 30oC, ngoài phạm vi nhiệt độ này tôm sẽ sinh trưởng chậm hay khó lột xác.
là 6,5 - 8,5, ngoài khoảng này tôm có thể sống được nhưng sinh trưởng
kém, pH dưới 5 tôm hoạt động yếu và chết sau 6 giờ.
Oxy hòa tan: môi trường phải có oxy hòa tan > 2,1 ppm ở 23oC, trên 2,9

ppm ở 28oC và trên 4,7 ppm ở 33oC. Dưới mức nầy tôm hoạt động yếu, tập
trung ven bờ, nổi đầu và chết sau vài giờ. Tôm lớn cần nhiều oxy hơn tôm nhỏ.
Nếu hàm lượng oxy vượt quá mức bảo hòa cũng gây tác hại đến tôm nhất là
trình hô hấp.quá
Ánh sáng: vừa phải, cường độ thích hợp nhất là 400 lux. Ánh sáng cao
sẽ ức chế hoạt động của tôm, do vậy ban ngày có ánh sáng cao tôm xuống đáy
thủy vực trú ẩn, ban đêm hoạt động tìm mồi tích cực.
Độ cứng: thích hợp trong ương nuôi tôm trong khoảng từ 50-150 ppm,
độ cứng thấp dưới 50 ppm có thể gây ra hiện tượng vỏ mềm. Tuy nhiên, khi độ

Footer Page 13 of 126.

13


Header Page 14 of 126.

cứng cao hơn 300 ppm làm tôm chậm lớn, dễ nhiễm do các nguyên sinh động
vật bám.
Độ đạm: Đạm ammonia và đạm nitrite rất độc đối với tôm càng xanh và
các loại thủy sản nói chung. Hàm lượng đạm trên được duy trì ở mức dưới 0,1
ppm đối với đạm nitrite và dưới 1 ppm đối với đạm ammonia.
(Trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004).

2.2. Thuốc dùng làm thí nghiệm
Diazan 60EC là loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chứa 60% hoạt chất
Diazinon có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thắm sâu, trừ hữu hiệu các
loại sâu dục thân trên lúa, dòi đục thân trên đậu tương. Thuốc độc với ong, cá,
tôm.
Diazinon là một hoạt chất thuốc BVTV gốc lân hữu cơ có công thức

phân tử là C12H21N2O3PS có trọng lượng phân tử là 304,35g/mole (Hunter et
al., 1985 Trích bởi APE, 2005 ). Tên hóa học là:
O, O - diethyl 0 - [6 – methyl – 2 - (1 - methylethyl) – 4 - pyrimidinyl]
phosphorothioate
Công thức cấu tạo như sau:

Hình 2: công thức cấu tạo của diazinon
Theo EPA ( Environmental Protection Agency- Washington D.C, 2005)
Diazinon tinh khiết là một chất dầu không màu có tỷ trọng lớn hơn nước (1,1161,118g/ml ở 200C) và có thể hòa tan được trong nước ở 200C đến 0,006%.
Diazinon bị phân hủy ở nhiệt độ trên 1200C, chúng bị oxy hóa ở nhiệt độ
1000C, bền trong môi trường trung tính, nhưng chậm thủy phân trong môi
trường kiềm và thủy phân nhanh chóng trong môi trường acid.
Giống như đặc tính chung của thuốc BVTV gốc lân hữu cơ, dấu hiệu đầu
tiên mà diazinon gây hại cho sinh vật là ức chế hoạt tính của enzyme
cholinesterase (ChE) (Tomlin, 1994) trong hệ thần kinh của sinh vật.

2.3 Tình hình nghiên cứu

Footer Page 14 of 126.

14


Header Page 15 of 126.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng là không thể thiếu đối với
nông dân, nhưng ở những ruộng có nuôi tôm kết hợp thì liều lượng khi sử dụng
thuốc trừ sâu cần được xem xét kĩ. Vì vậy các nghiên cứu về nồng độ gây chết
của thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thức vật nói riêng đối với tôm càng xanh cũng
đã được một số tác giả xác định như sau:

Bảng 2: Giá trị LC50 của một số loại thuốc BVTV đối với tôm càng xanh
Nhóm
thuốc
Thuốc trừ
sâu gốc lân
hữu cơ

Tên thuốc
Methylparathion
(MP)
Kitazin
Azodrin
DDVP
Monitor

Bassa
Thuốc trừ
sâu nhóm
Carbamate

Thuốc diệt
cỏ nhóm
Chlor hữu


Sevin
Mipcin
Whips
Ronstar
Cantanil


Loài sinh vật
nghiên cứu

Giá trị ảnh
hưởng

Tôm càng
xanh
Tôm càng
xanh
Tôm càng
xanh
Tôm càng
xanh

8,6 µg/L
(LC50-72giờ)
3,22 µg/L
(LC50-72giờ)
0,921 mg/L
(LC50-96giờ)
0,095 mg/L
(LC50-96giờ)

Tôm càng
xanh

0,872 mg/L
(LC50-96giờ)


Tôm càng
xanh

0,267 mg/L
(LC50-96giờ)

Phan Thị Thu Oanh
(1991)

Tôm càng
xanh giống
Tôm càng
xanh
Tôm càng
xanh
Tôm càng
xanh
Tôm càng
xanh

0,0316 mg/L
(LC50- 96 giờ)
0,219 mg/L
(LC50-96giờ)
0,24 mg/L
(LC50-96giờ)
1,82 mg/L
(LC50-96giờ)
11,84 mg/L

(LC50-96giờ)

Nguyễn Thanh Tâm
(1992)
Phan Thị Thu Oanh
(1991)

Tác giả
Trần Thị Chi và Hồ Thị
Xuân Thu (1990)
Trần Thị Chi và Hồ Thị
Xuân Thu (1990)
Phan Thị Thu Oanh
(1991)
Phan Thị Thu Oanh
(1991)
Phan Thị Thu Oanh
(1991)

Trương Hoàng Minh,
1996

Ngoài các loại thuốc trên, Diazinon là hoạt chất chứa gốc lân hữu cơ có
trong thuốc trừ sâu Diazan và một số thuốc khác cũng được quan tâm và nghiên
cứu. Năm 1999, ảnh hưởng của diazinon lên hoạt tính ChE và sinh trưởng cá
chép (Cyprrinus carpio), rô phi (Orreochromis niloticus) và mè vinh (Puntius
gonionotus) đã được nghiên cứu; Hoạt tính ChE và sinh trưởng của cả 3 loài cá
này đều giảm khi sống trong môi trường có nhiễm diazinon nhưng cường độ hô
hấp thì tăng. Như vậy, cả ba loài cá đều tăng sử dụng năng lượng cho trao đổi
chất khi tiếp xúc môi trường nhiễm bẩn diazinon (Đỗ Thị Thanh Hương, 1999).


Footer Page 15 of 126.

15


Header Page 16 of 126.

Ảnh hưởng của hoạt chất diazinon lên hoạt tính ChE và sinh trưởng cá
lóc đồng (Channa striata) được triển khai bởi Nguyễn Văn Công và ctv (2006).
Các tác giả này cũng phát hiện ChE bị ức chế ở nồng độ ≥ 0,016 mg/L nhưng
tăng trọng bị ức chế ở nồng độ diazinon cao hơn (≥0,35 mg/L). Khi nhiệt độ
tăng, mức độ ChE bị ức chế cũng gia tăng.
Ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết, Chang et al. (2006) cũng cho thấy lân
hữu cơ trichlorfon làm ảnh hưởng đến sinh lý, sinh hoá của tôm càng xanh. Sau
24 giờ tiếp xúc với trichlorfon ở nồng độ từ 0,1-0,3 mg/L, hoạt tính
acetylcholinesterase enzyme, glycogen, Na+, osmolality, Cl-, pCO2, HCO3trong máu đều giảm thấp hơn đối chứng nhưng hàm lượng glucose trong huyết
tương, trong thịt tăng; hàm lượng lactate trong huyết tương và trong cơ cũng gia
tăng đáng kể.
Nhìn chung các loài thủy sinh vật nói chung và các loài giáp xác nói
riêng rất nhạy cảm với thuốc BVTV. Thuốc gốc lân hữu cơ làm gia tăng nhu
cầu năng lượng của tôm và có thể dẫn đến giảm sinh trưởng.

Footer Page 16 of 126.

16


Header Page 17 of 126.


PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được triển khai tại Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
Thời gian triển khai thí nghiệm từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Hóa chất
Thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ Diazan 60EC
chứa 60% hoạt chất diazinon O,O-diethyl 0-[6methyl-2-(1-methylethyl)-4-pyrimidinyl]
phosphorothioate và 40% phụ gia do Công ty
BVTV An Giang sản xuất.
Thuốc độc đối với ong, cá, chim,... có tác
dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu, diệt
trừ hữu hiệu các loại sâu đục thân trên lúa, dòi đục
ngọn trên đậu tương.
Liều lượng khuyến cáo trên nhãn chai: 25 –
40 ml/8 lít x 4 bình/ 1000m2. Thuốc không dùng
chung với các loại chất kiềm.

Hình 3.1: Chai thuốc trừ
sâu Diazan 60EC trên thị
trường

3.2.2. Tôm thí nghiệm
Tôm càng xanh (M. rosenbergii) có khối lượng 5-10g được mua từ các
hộ nuôi ở huyện Cờ Đỏ và Ô Môn mang về thuần dưỡng ở phòng thí nghiệm 2
tuần trước khi tiến hành thí nghiệm. Tôm được nuôi trong bể composite (1m3)
với mật độ 200 con/bể, trong bể được đặt nhiều giá thể để hạn chế việc tôm ăn
lẫn nhau.
Hàng ngày tôm được cho ăn bằng mực tươi kết hợp với thức ăn công

nghiệp, với tỉ lệ cho ăn là 5-10% khối lượng (đảm bảo đủ nhu cầu sinh trưởng
của tôm), ngày ăn 2 lần ( 7-8 giờ và 16-17 giờ), sau khi cho tôm ăn 2 giờ tiến
hành vớt bỏ thức ăn dư thừa và thay nước từ 5-10%/ lần (nước máy).
Tôm nuôi trong bể được sục khí liên tục nhằm đảm bảo oxy hòa tan >5
mg/L. Tôm khỏe mạnh, cùng tuổi và khá đồng đều về giai đoạn lột xác và trọng
lượng được chọn để nghiên cứu. Trước khi bố trí thí nghiệm ngưng cho tôm ăn
một ngày để hạn chế phân hoặc các chất thải khác của tôm có thể làm ô nhiễm
nước thí nghiệm và có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Footer Page 17 of 126.

17


Header Page 18 of 126.

3.2.3. Vật liệu thí nghiệm
Cỡ tôm 5-10 g
Bình tam giác 2 lít
Bể kính 60 ml
Hệ thống sục khí và giá thể
Máy đo oxy, nhiệt độ, pH
Dụng cụ và hóa chất đo DO, NH3/NH4+, N-NO2Máy so màu quang phổ
Máy móc thiết bị phân tích hàm lượng protein và lượng nước trong thịt tôm

3.3. Phương pháp thí nghiệm
3.5.1. Thí nghiệm xác định LC50 -96h
Thí nghiệm sẽ được thực hiện trong hệ thống nước tĩnh, không thay
nước, có sục khí liên tục. Tám mức nồng độ diazan 60EC là (0,07; 0,13; 0,27;
0,52; 1,05; 2,08; 4,17 và 8,33) nằm trong khoảng gây độc và đối chứng được bố

trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lập lại. Mỗi lần lập lại với 10 tôm khỏe mạnh.
Trong suốt thời gian thí nghiệm tôm không được cho ăn. Theo dõi hoạt
động của tôm và ghi nhận tỷ lệ chết ở các thời điểm 12, 24, 48, 72 và 96 giờ sau
khi bố trí. Tôm chết được bắt ra để hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Số tôm chết của từng nghiệm thức được ghi nhận lại và đưa vào phần
mềm SPSS 15.0 để xử lí bằng phương pháp Probit..
3.3.2. Thí nghiệm 1: Xác định ảnh hưởng diazan 60EC lên tiêu hao oxy của
tôm
Tôm sẽ được chăm sóc trong điều kiện thí nghiệm và ngưng cho ăn 24 giờ
trước khi tiến hành thu mẫu để đo tiêu hao oxy. Bốn nghiệm thức có diazan 6,1
µl/L, 61 µl/L, 152,5 µl/L, 305 µl/L tương đương với 1%, 10%, 25%, 50% giá trị
LC50 và 1 đối chứng được chọn thí nghiệm ảnh hưởng diazinon lên tiêu hao oxy
của tôm. Mỗi nghiệm thức lập lại 10 cá thể.
Cho tôm vào bình có chứa thuốc theo nồng độ pha sẵn của 5 nghiệm
thức, cho nước chảy tuần hoàn khoảng 2 giờ nhằm tránh tôm bị sốc sau đó đóng
kín bình lại để đo tiêu hao oxy của tôm. Mỗi nghiệm thức đo ít nhất 10 con (1
con/1lần lặp lại). Nhiệt độ được kiểm tra định kỳ sau 15 phút nhằm duy trì ở
mức 28 ± 0,20C bằng máy đo pH, nhiệt độ HANNA (Waterproof HI98127) và
máy nâng nhiệt độ.

Footer Page 18 of 126.

18


Header Page 19 of 126.

Hình 3.2 thí nghiệm đo tiêu hao oxy trên tôm càng xanh dưới ảnh
hưởng của diazan
Tiêu hao oxy được xác định dựa vào đo oxy hòa tan trong nước. Sau 2

giờ trong bình kín tiến hành thu mẫu nước vào lọ nút mài nâu 125ml và cố
định bằng 1ml dung dịch MnSO4, 1ml dung dịch KI-NaOH, đậy nắp, lắt đều.
Oxy hòa tan được xác định bằng phương pháp Winkler.
Tiêu hao oxy được tính theo công thức:

THO(mgO2 / kg / h) 

( DOĐ  DOS )(Vb  Vtôm )
Wtôm t

Trong đó DOĐ và DOS lần lượt là oxy hòa tan trước và sau khi bố trí thí
nghiệm
Vb thể tích bình bố trí
Wtôm trọng lượng tôm
t thời gian bố trí
Vtôm thể tích tôm
(Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000).
3.3.3. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của diazan 60EC ở nồng độ dưới ngưỡng
gây chết lên tiêu thụ thức ăn, sinh trưởng, tỉ lệ sống, hàm lượng protein
và nước trong thịt tôm.
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm gồm một nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 1 - NT1) và
bốn nghiệm thức có nồng độ diazan 6,1 µl/L (NT2), 61 µl/L (NT3), 152,5 µl/L
(NT4), 305 µl/L (NT5) tương đương với 1%, 10%, 25% và 50% của giá trị
LC50-96 giờ.

Footer Page 19 of 126.

19



Header Page 20 of 126.

Các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên trong bể composite
250 lít, mật độ 6 tôm/bể với 3 lần lặp lại nuôi trong 3 bể riêng.
Thời gian thí nghiệm 84 ngày.
* Chăm sóc và quản lý:
Trong 4 ngày đầu kể từ khi cho thuốc vào, tôm không được cho ăn và
không thay nước. Sau 96 giờ tiến hành thay 30% lượng nước và sau đó cứ 3
ngày/lần thay 30% lượng nước (nước máy) trong bể nuôi nhằm đảm bảo ổn
định được các yếu tố môi trường như oxy, NH3, NO2-… đến ngày thứ 32 (sau
khi bố trí thí nghiệm) cho tôm tiếp xúc lần 2 với diazan. Cũng giống như lần thứ
nhất tiếp xúc với thuốc, suốt 4 ngày tiếp xúc tôm không được cho ăn và không
thay nước. Sau đó tôm được thay nước tương tự như ở lần tiếp xúc trước.

Hình 3.3 Hệ thống thí nghiệm nuôi tăng trưởng và thức ăn mực tươi
Trong 2 tuần đầu thì hàng ngày tôm được cho ăn bằng mực tươi, ngày ăn
2 lần lúc 7 - 8 giờ và 16 - 17 giờ, với lượng thức ăn đảm bảo dư thừa để tính
lượng thức ăn tôm đã sử dụng (chỉ tính trong 2 tuần đầu).
Sau đó cho tôm ăn theo nhu cầu (khoảng 5-10% trọng lượng tôm, đảm
bảo đủ đến dư) nhằm đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động và sinh trưởng. Sau
khi cho tôm ăn 3 giờ tiến hành vớt bỏ hay xi-phông thức ăn dư thừa và cấp bù
lượng nước bị thất thoát. Hệ thống thí nghiệm được sục khí liên tục, lượng nước
thay 30%/3ngày/lần. Theo dõi các hoạt động của tôm ghi nhận số tôm chết hàng
ngày và bắt ra khỏi bể thí nghiệm để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng nước.
* Các chỉ tiêu môi trường:
Nhiệt độ, DO, pH được đo bằng máy đo hàng ngày vào buổi sáng (7 – 8
giờ) và chiều (14 – 15 giờ), NH3 và NO2- đo theo chu kỳ trước và sau thay

Footer Page 20 of 126.


20


Header Page 21 of 126.

nước (3 ngày/lần) ở 2 tháng đầu. Tháng thứ 3 do 2 tuần /1 lần. Thay nước mỗi
ngày 1 lần, mỗi lần thay 30% lượng nước trong bể.
* Các chỉ tiêu cần phân tích và xác định:
Hàng ngày theo dõi và ghi nhận tôm lột xác. Và tính thời gian lột (từ lúc
lột xác lần đầu đến lần lột xác kế tiếp).
Lượng thức ăn tôm tiêu thụ sẽ được tính bằng cách xác định vật chất khô
của mẫu thức ăn cho ăn và thức ăn thừa, từ đó tính toán lượng thức ăn của từng
tôm ở các nghiệm thức sau thời gian thí nghiệm.
Số tôm chết được vớt ra và ghi nhận lại để xác định tỉ lệ sống
Khối lượng tôm được theo dõi 2 tuần/lần bằng cách cân riêng lẻ tất cả
tôm thí nghiệm ở từng nghiệm thức.
Hàm lượng đạm và nước trong thịt tôm được xác định khi kết thúc thí
nghiệm.
Đạm: phân tích theo phương pháp của Lowry (1951).
Lượng nước trong thịt: đo bằng cách sấy mẫu thịt cho đến khi trọng
lượng không đổi.
Tốc độ tăng trưởng tương đối (SGR%/ngày) được tính theo công thức:
SGR%/ngày = 100*(lnWc – lnWd)/thời gian (ngày)
Trong đó: Wc: trọng lượng cuối (g)
Wd: trọng lượng đầu (g)

3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng chương trình excel, phần mềm SPSS với
phép thử Duncan, LSD, Dunnet, probit và one-way ANOVA để kiểm tra ảnh

hưởng của diazinon lên các chỉ tiêu theo dõi. Các số liệu khác biệt có ý nghĩa
thống kê khi p < 0,05.

Footer Page 21 of 126.

21


Header Page 22 of 126.

PHẦN 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Xác định giá trị LC50
Số tôm chết qua các thời gian quan sát và giá trị LC50 được ghi trong
bảng 3
Nghiệm thức
NT1 (ĐC)
NT2 (0.07ml)
NT3 (0.13ml)
NT4 (0.27ml)
NT5 (0.52ml)
NT6 (1.05ml)
NT7 (2.08ml)
NT8 (4.17ml)
NT9 (8.33ml)
LC50 (ml/l)

09 giờ
0
0
0

0
0
10
15
52,5
85
3,9

12 giờ
0
0
0
0
0
12,5
28
80
92,5
2,72

24 giờ
0
0
0
2,5
5
35
73
100
100

1,35

48 giờ
0
0
0
7,5
27,5
87,5
90
100
100
0,69

72 giờ
0
0
10
10
27,5
95
90
100
100
0,67

96 giờ
0
0
12.5

12,5
32,5
100
93
100
100
0,61

Bảng 3 Giá trị LC50 qua các thời gian khác nhau
Giá trị LC50 giảm dần theo thời gian. Nồng độ gây chết tôm 50% ở 96
giờ của Diazan 60EC là 0,61 ml/L tương đương với 0,39 mg/L. So với giá trị
LC50 của các loại thuốc khác có cùng gốc lân hữu cơ, giá trị LC50-96 của
Diazan 60EC thấp hơn Azodrin là 0,921 mg/L, Monitor là 0,872 mg/L (Phan
Thị Thu Oanh, 1991 trích dẫn bởi Trương Hoàng Minh, 1996), nhưng cao hơn
DDVP (Dimethyl 2,2 -dichlorovinyl phosphat) là 0,095 mg/L,
Methylparathion (MP) là 8,6 µg/L (Trần Thị Chi và Hồ Thị Xuân Thu, 1990),
Kitazin là 3,22 µg/L. Vì vậy Diazan được xem là thuốc có tính độc mạnh đối
với tôm càng xanh.

4.2 Tiêu hao oxy của tôm ở các nồng độ Diazan 60EC khác nhau
Khi bị ảnh hưởng thuốc trừ sâu Diazan 60EC ở nồng độ thấp, hoạt
động của tôm giảm xuống để hạn chế thuốc xâm nhập vào cơ thể. Điều
này cũng xảy ra trong thời gian đầu bố trí tôm ở các nghiệm thức có nồng
độ thuốc cao, sau đó tôm đã hoạt động mạnh bằng cách bơi lên xuống và
các phụ bộ cử động liên tục, nhưng sự chênh lệch về kết quả tiêu hao oxy
giữa các nghiệm thức 6,1 µl/L, 152,5 µl/L và 305 µl/L không lớn và khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so đối chứng 304,55 ± 16,2 (p > 0,05). Ở
nghiệm thức 61 µl/L tiêu hao oxy của tôm giảm xuống rất thấp và khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng mà chỉ khác biệt so với
nghiệm thức 305 µl/L.

Footer Page 22 of 126.

22


Header Page 23 of 126.

THOX (mgO2/kg/giờ)

Tuy nhiên ở hình 4.2 ở các nghiệm thức 2 và 3 lần lượt là 294,74 ±
13,62 và 275,26 ± 11,92, tôm có xu hướng giảm hoạt động nên tiêu hao oxy
thấp. Ở các nghiệm thức 4 và 5, dưới tác động của thuốc, tôm hoạt động bơi
lội nhiều làm tăng cường độ trao đổi chất nên tiêu hao oxy tăng (313 ±
36,15 mgO2/kg/giờ ở nghiệm thức 5).

350

ab

ab

ab

300

a

b

250

200
Đối chứng

6,1µl/L

61µl/L

152,5µl/L

305µl/L

Nghiệm thức

Hình 4.2: Biến động tiêu hao oxy của tôm giữa các nghiệm thức
Trong thời gian thí nghiệm, các yếu tố môi trường luôn được giữ ổn
định (pH = 7,9 ± 0,1, nhiệt độ 28 ± 0,2oC) trong khoảng chịu đựng tốt của
tôm. Do đó kết quả thí nghiệm thu được là do ảnh hưởng của thuốc Diazan
lên tôm.

4.3 Ảnh hưởng của Diazan 60EC lên tăng trưởng của tôm
4.3.1 Các yếu tố môi trường
4.3.1.1 Nhiệt độ
Trong thời gian thí nghiệm thì nhiệt độ trung bình giữa các nghiệm
thức dao động không lớn trong khoảng từ 24,94 ± 1,43 đến 25,96 ± 0,95
và nhiệt độ chênh lệch giữa sáng và chiều khoảng ± 10 C, cùng với việc bố
trí thí nghiệm ở nơi tương đối kín nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và
chiều không cao. Nhiệt độ nằm trong khoảng chịu đựng của tôm.

Footer Page 23 of 126.


23


Header Page 24 of 126.

Nhiệt độ (0C)

28.00

26.00
Nhiệt độ sáng
Nhiệt độ chiều
24.00

22.00
Đối chứng

6,1µl/L

61µl/L

152,5µl/L

305µl/L

Nghiệm thức

Hình 4.3: Biến động nhiệt độ giữa các nghiệm thức
Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) thì nhiệt độ
thích hợp cho hầu hết các giai đoạn của tôm càng xanh là từ 26 – 310C, tốt

nhất là 28 – 300 C. Khi nhiệt độ ngoài khoảng 22 - 330C, hoạt động, sinh
trưởng và sinh sản của tôm suy giảm.
4.3.1.2 pH
pH là yếu tố chỉ thị cho môi trường nước tốt hay xấu, sự thay đổi
của pH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của thủy sinh vật: sinh trưởng,
sinh sản…Do các thí nghiệm ở đây sử dụng nước máy nên hạn chế thay
đổi pH và sự chênh lệch pH trung bình giữa các nghiệm thức cũng không
lớn khoảng 7,98 ± 0,12 đến 8,07 ± 0,1, giá trị pH này nằm trong khoảng
thích hợp đối với tôm.
8.20

8.00
pH sáng
pH chiều
7.80

7.60
Đối chứng

6,1µl/L

61µl/L

152,5µl/L

305µl/L

Nghiệm thức

Hình 4.4: Biến động pH giữa các nghiệm thức

Theo Nguyễn Thanh Phương và trần Ngọc Hải (2004) độ pH thích
hợp nhất cho sinh trưởng của tôm càng xanh từ 7,0 – 8,5. pH dưới 6,5 hay
trên 9,0 kéo dài không tốt cho tôm ở tất cả các giai đoạn.

Footer Page 24 of 126.

24


Header Page 25 of 126.

4. 3.1.3 Oxy hòa tan (DO)
Trong thời gian thí nghiệm nuôi tăng trưởng các bể nuôi luôn được
sục khí nên hàm lượng oxy hòa tan trung bình giữa các nghiệm thức luôn
được duy trì ở mức trong khoảng 6,37 ± 0,28 đến 6,53 ± 0,49 ppm. Mức
oxy này nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nên không có ảnh hưởng
đến kết quả thí nghiệm.

Oxy hòa tan (DO) mgO/L

7.50
7.00
6.50

DO sáng
DO chiều

6.00
5.50
5.00

Đối chứng

6,1µl/L

61µl/L

152,5µl/L

305µl/L

Nghiệm thức

Hình 4.5: Biến động oxy hòa tan giữa các nghiệm thức
Trong sản xuất giống, oxy nên được duy trì trên 5ppm, trong nuôi
thịt, oxy nên giữ trên 3ppm (Theo Nguyễn Thanh Phương và trần Ngọc
Hải, 2004).
4. 3.1.4 Đạm Nitơ: NH3, NO2-, NO3Đạm Ammonia (NH3)
Theo Chin và Chen (1987) độ độc của NH3 đối với một số loài giáp
xác cũng đã được nghiên cứu, ở nồng độ 0,09 mg/L NH3 làm giảm sinh
trưởng của tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) (trích dẫn bởi
Trương Quốc Phú, 2006).
Trong thí nghiệm nguồn nước sử dụng cho các nghiệm thức là nước
máy và nước được thay thường xuyên nên hàm lượng NH3 ở các nghiệm
thức không cao 0,04 mg/L. Nồng độ này không gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng của tôm.

Footer Page 25 of 126.

25



×