Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN một số BIÊN PHAP rèn kỹ NĂNG VIẾT CHÍNH tả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.75 KB, 39 trang )

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH Ở LỚP 4
1. MỞ ĐẦU:

1.1/ Lí do chọn đề tài :
Đối tượng học sinh viết sai chính tả vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên
về số lượng học sinh viết sai nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh nhanh hay
chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng
mỗi giáo viên, mỗi nhà trường. Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở
tiểu học. Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác (các hình nét) ghi lại tiếng nói.
Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người. Trẻ em đến tuổi đi học thường
bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ. Ở giai đoạn đầu (bậc tiểu học) trẻ tiếp
tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ; bồi dưỡng, tình yêu Tiếng Việt hình thành
thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Từ đó bắt đầu dạy em học chữ. Muốn
đọc thông viết thạo trẻ phải được học chính tả.
Trong các phân môn của Tiếng Việt, phân môn chính tả có vị trí quan trọng ở
bậc tiểu học bởi vì giai đoạn tiểu học là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành
kỹ năng chính tả cho hs. Chính tả được bố trí thành một phân môn độc lập, có tiết dạy
riêng. Phân môn chính tả ở tiểu học có hai kiểu bài chính tả là chính tả đoạn bài và
chính tả âm vần. Nội dung bài chính tả âm vần là luyện viết đúng chữ ghi tiếng có
âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả. Thời gian dành cho bài tập chính tả âm vần là rất
ngắn so với chính tả đoạn bài song việc rèn kỹ năng qua bài tập đó có ý nghĩa rất lớn,
giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm được các quy tắc chính tả
và hình thành kĩ năng, kĩ xảo chính tả; giúp cho học sinh có điều kiện sử dụng Tiếng
Việt đạt hiểu quả cao trong việc học tất cả các môn khác góp phần phát triển năng lực
tư duy.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh tiểu học nói chung, học
sinh lớp 4 là người dân tộc thiểu số nói riêng, viết sai chính tả còn khá phổ biến.
Bằng kinh nghiệm từ thực tiễn và giảng dạy nhiều năm, qua học hỏi từ đồng nghiệp


tôi đã rút ra một số kinh nghiệm khi áp dụng thấy có hiệu quả trong việc khắc phục
tình trạng viết sai chính tả của học sinh. Mong muốn được chia sẻ cùng giáo viên
trong trường và cũng tạo điều kiện để thu thập thêm kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch
khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh toàn trường thiết thực hơn. Tôi đã
trình bày một số kinh nghiệm của mình với BGH nhà trường và giáo viên trong khối
để xin ý kiến đóng góp thêm về các giải pháp đã thực hiện thấy có hiệu quả. Sau đó
tổng hợp viết thành sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên trong trường cùng tham khảo
thêm.
Từ thực tế giảng dạy, bản thân tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm
nhằm khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh. Qua thực tế áp dụng thực


2

hiện trong năm học vừa qua có hiệu quả, trong năm học này, tôi xin trình bày “ MỘT
SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH Ở LỚP 4 ”
1.2/ Mục đích nghiên cứu:
- Khi tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
+ Tìm ra phương pháp và hướng đi giúp hs yếu biết viết đúng chính tả, nắm vững luật
chính tả mà hs tiểu học cần đạt được. Qua đó từng bước nâng cao năng lực, nhận thức
của bản thân.
+ Tìm hiểu yêu cầu, nhiệm vụ và thực trạng dạy học của hs lớp 4B.
- Như đã nêu trên, mục đích nghiên cứu là mong muốn tập hợp nhiều ý kiến, nhiều
giải pháp và kinh nghiệm, để chia sẻ, trao đổi nhằm thực hiện có hiệu quả hơn việc
sửa lỗi chính tả; Giúp giáo viên dạy lớp dễ dàng áp dụng mang lại hiệu quả cao hơn
trong giảng dạy. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hạn chế học
sinh viết sai lỗi, thực hiện đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra.
1.3/ Đối tượng nghiên cứu:
- HS lớp 4B của trường tiểu học Trần Phú.
1.4/ Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế dạy học ở khối 4
- Phương pháp thực nghiệm dạy học
- Phương pháp khảo sát thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.
1.5/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp và quy trình tổ chức sửa lỗi chính tả
cho học sinh khối lớp 4 trong nhà trường tiểu học. Đặc biệt là trường có số lượng học
sinh dân tộc thiểu số nhiều chiếm tới 75 % hs toàn trường. Đúc kết thành hệ thống
những kinh nghiệm dạy học đạt hiệu quả.
2. NỘI DUNG
2.1/ Cơ sở lí luận của vấn đề:
- Việc học sinh viết sai lỗi chính tả là vấn đề trăn trở từ các cấp lãnh đạo cho
đến giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn băn khoăn, lo lắng, nhiều giáo viên mất rất
nhiều thời gian, công sức để tìm được những giải pháp có thể giúp một viết sai tiến
bộ. Và cũng không có gì vui hơn khi nhìn thấy học sinh của mình học tập ngày càng
tiến bộ.
- Qua nghiên cứu từ thực tiễn và kinh nghiệm dạy học của giáo viên thời gian
qua. Chúng ta tạm thời định nghĩa học sinh viết sai chính tả như sau:
*Thế nào học sinh viết sai chính tả? Là những học sinh bằng kiến thức, kĩ
năng, kinh nghiệm của bản thân mình, dưới sự hướng dẫn của giáo viên không tự giải
quyết được những mâu thuẩn trước mắt để tự hoàn thiện bài viết của mình hoặc
không nắm được quy trình viết, luật chính tả, chậm chạp trong vận dụng các kĩ năng
cơ bản phải có ở học sinh để giải quyết một bài tập hay một yêu cầu được đặt ra trong
quá trình dạy và học.
2.2/ Thực trạng, nguyên nhân:


3

- Xuất phát từ thực tế đã nêu trên tôi có thể khẳng định trong bất kì lớp học
nào ở bậc tiểu học cũng có học sinh viết sai lỗi chính tả. Có những hs học lớp 4 rồi

mà vẫn chưa thuộc hết bảng chữ cái; kĩ năng đọc, viết yếu. Với chương trình sách
giáo khoa và quy định về chuẩn kiến thức kĩ năng mới hiện nay thì số học sinh còn
hụt chuẩn là một con số không nhỏ.
- HS đa số là con em người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, nhận thức của
phụ huynh và hs vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là nhiều em còn chưa nói thành thạo
Tiếng Việt, vố từ còn hạn chế. Việc học của các em, hầu như là phụ huynh phó mặc
cho thầy cô giáo ở trường, về nhà phụ huynh ít quan tâm đến việc đôn đốc, nhắc nhở
các em học ở nhà.
- Vẫn còn một số ít giáo viên chủ nhiệm chưa nhiệt tình trong công tác giảng
dạy, chưa kịp thời giúp đỡ hs khi viết sai. HS viết sai mà không được phát hiện và
giúp đỡ kịp thời thì các em đã sai lại càng sai và lâu dần thành thói quen rất khó sửa,
dẫn đến dễ nản lòng, chán học.
- Bên cạnh đó vẫn còn rải rác một vài gv chủ nhiệm thiếu sự phối kết hợp chặt
chẽ giữa nhà trường và gia đình về thông tin hai chiều, để tìm ra nguyên nhân, biện
pháp giáo dục phù hợp đối với hs viết sai lỗi.
- Giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn chưa thường xuyên trao đổi
với nhau về tình hình học tập của lớp, của cá nhân từng em thông qua từng môn học,
từng tiết học, để từ đó có biện pháp giúp đỡ hs kịp thời.
* Thuận lợi:
* Thuận lợi:
Công tác rèn chữ, giữ vở trong nhà trường cũng có những thuận lợi nhất định
đó là:
- Phía HS: Tinh thần và thái độ học tập có chuyển biến tốt, tham dự đầy đủ các
tiết luyện, các buổi học phụ đạo.
- Phía nhà trường và giáo viên: Cơ sở vật chất trường lớp phục vụ tốt cho công
tác giảng dạy, ngay đầu năm nhà trường đã có xây dựng kế hoạch tập huấn về luật
chính giáo viên, giáo viên hưởng ứng tốt, tích cực tham gia giảng dạy.
* Khó khăn: Bên cạnh đó còn những khó khăn bức xúc chung rất khó có thể
giải quyết triệt để nếu không có sự đồng tâm của tập thể giáo viên và gia đình phụ
huynh hs, cụ thể là:

- Học sinh: Đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai, không nắm được quy tắc
chính tả, không có khả năng vận dụng các kĩ năng cơ bản: nghe - đọc –nói -viết của
các em chưa hoàn chỉnh.
- Giáo viên: Chưa xác định được nguyên nhân học sinh viết sai, chưa biết phải
bắt đầu từ đâu, luôn lúng túng khi xây dựng biện pháp, kế hoạch, nên kết quả thường
không cao.
Chính vì vậy công tác rèn kỹ năng viết hiện nay luôn được các nhà trường và
giáo viên đặc biệt quan tâm.
1. Về học chính tả học sinh lớp 4:
Số liệu điều tra phân loại đầu năm:


4

Tổng số hs đầu năm
20 em

Năng lực của môn chính tả
Đạt
Chưa đạt
12/20 tỉ lệ 60 %
8/20 tỉ lệ: 40 %

Trong thực tế cho thấy hs còn mắc lỗi chính tả quá nhiều, có một số hs còn viết
sai hơn 10 lỗi trong 1 bài chính tả.
Ví dụ bài: Mười năm cõng bạn đi học ( sgk TV tập 1- trang 16).
Số lỗi hs sai qua bài viết: Sai 1- 4 lỗi: ( 2 em); Sai từ 5-7 lỗi: ( 3 em); Sai từ 710 lỗi: ( 4 em). Điều đó cho thấy kĩ năng viết của các em còn hạn chế làm ảnh hưởng
tới kết quả học tập môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
- Học sinh viết sai chính tả chủ yếu do các em bị mất căn bản từ lớp dưới, chưa
nắm vững âm, vần, chưa phân biệt được cách phát âm của giáo viên, chưa hiểu rõ

nghĩa của từ, chưa có ý thức tự học, tự rèn ở nhà, chưa chú ý khi viết chính tả.
- Học sinh viết sai chính tả do một số lỗi sau:
- Lỗi do vô ý, chưa cẩn thận như ( thiếu dấu thanh hoặc tự thêm dấu thanh)
- Lỗi về các vân khó ( uênh, oang, eoo, uyên, uyêt,…)
- Lỗi do phát âm sai ( at, ac, an, ang, iu, iêu,…)
- Lỗi do không hiểu nghĩa của từ ( để dành/ tranh giành)
- Lỗi do không nắm được quy tắc chính tả (gh, ngh, k chỉ đứng trước i, e, ê.
Cách ghi âm đệm)
Qua thống kê các loại lỗi, tôi thấy hs thường mắc phải các loại lỗi sau:
a/ Về thanh điệu: HS không phân biệt được hai thanh hỏi, ngã.
VD: sữa chữa, suy nghỉ
b/ Về âm đầu: HS còn viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ g / gh: đua ge
+ ng / ngh: củ ngệ
+ c / k : cái cìm
+ ch / tr: con châu
+ s / x: chim xẻ
+ v / d / gi: cái dường
+ r / g: cá gô
Qua thực tế giảng dạy trong nhiều năm tôi nhận thấy lỗi về ch / tr, s / x, r / d
/gi; v / d / gi là phổ biến hơn cả.
c/ Về âm chính:
Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính trong các vần sau đây:
+ ai / ay / ây: mây bay
+ ao / au / âu: lao bàn
+ oe / eo: mạnh khẻo
+ iu / êu / iêu: chìu chuộng
+ oi / ôi / ơi: kêu gội
+ ăm / âm: con tầm
+ im / iêm: lúa chim



5

+ ăp / âp: gập gỡ
+ ip /iêp: liên típ
+ ui / uôi: đầu đuôi
+ um / uôm / ươm: con buốm
+ ưi / ươi: quả bửi.
d/ Về âm cuối:
Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
- at/ac: đồ đạt
- an/ang: cây bàn
- ăt/ac: khăn mặc
- ăn/ăng: khăn quàng
- ât/âc: trái gất
- ân/âng: cái câng
- êt/êch: chênh lệt
- iêt/iêc: thân thiếc
- ut/uc: núc áo
- uôn/uông: mong muống
- uôt/uôc: trắng muốc
- ươn/ương: con lương
2. Về dạy chính tả của giáo viên:
Hạn chế lớn nhất là chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng tiếng địa phương nên
gv ở mỗi vùng miền có cách phát âm chưa chính xác ở một số từ.
Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối
n/ng/nh; t/c/ch. Hai bán âm cuối i/u lại được ghi bằng 4 con chữ i/y( trong tai/tay); u/o
( trong cau/cao), do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với hs miền Nam. Mặt
khác còn lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr; s/x; d/r/gi, phát âm không phân biệt

được thanh hỏi, thanh ngã.
3. Về chữ quốc ngữ:
Ngoài ra trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng.
VD: /k/ ghi bằng c, k, q; âm gờ ghi bằng /g/gh/; âm / ng / ghi bằng ng, ngh.
2.3 Các biện pháp:
Trước tình hình hs viết còn sai nhiều lỗi chính tả, tôi đã áp dụng một số biện
pháp khắc phục như sau:
1.1 Luyện phát âm:
Muốn hs viết đúng chính tả, trước hết gv phải chú ý luyện phát âm cho mình và
cho hs để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối, vì chữ quốc ngữ là chữ
ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Do đó có đọc đúng và ghi
nhớ âm đúng thì khi gv đọc, hs sẽ tái hiện và viết đúng. GV phải cố gắng phát âm rõ
ràng, tốc độ đọc vừa phải mới có thể giúp hs viết đúng.
1.2 Phân tích so sánh:
- Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so
sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để hs ghi nhớ.


6

VD: Khi viết tiếng “ nặng” hs dễ lẫn lộn với tiếng “ nặn” gv yêu cầu hs phân
tích cấu tạo 2 tiếng này.
- nặng = n + ăng + thanh nặng
- nặn = n + ăn + thanh nặng
1.3 Giải nghĩa từ:
Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống
nhất với chữ viết nên hs cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
VD: Học sinh đọc “ suy nghỉ ” nhưng viết “ suy nghĩ ” do đo hs cần hiểu “nghỉ
” có nghĩa là hoạt động bị ngừng lại, còn “nghĩ ” là tính toán điều gì đó.Vì vậy
phải viết là “ suy nghĩ ”.

1.4 Ghi nhớ mẹo chính tả:
Mẹo luật chính tả là các hiện tượng mang tính quy luật chi phối hàng loạt
từ, giúp gv khắc phục lỗi chính tả cho hs một cách rất hữu hiệu. ngay từ lớp 1,
các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: Các âm k, gh, ngh chỉ
kết hợp với âm i, e, ê.
- Để phân biệt âm đầu tr / ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên
con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chổi, chai, chén,chày, chum, chạn,
chõ, chuột, chó, chồn, chèo bẽo, chìa vôi,…
- Để phân biệt âm đầu s / x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều
bắt đầu bằng s: si, sả, sung, su su, sến, sấu, sậy, sầu riêng, sáo, sâu, sên, sam,sò,
sóc, soi,.sư tử,…
1.5 Làm bài tập chính tả:
Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập khác nhau đẻ giúp hs tập vận
dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau
mỗi bài tập, gv giúp các em rút ra quy tắc chính tả đẻ ghi nhớ.
* Bài tập trác nghiệm:
1. Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ viết đúng:
a. căn dặn
b. căng nhà
c. kiêu căng
d. nhọc nhằn
e. lằng nhằng
g. cằng nhằng
h. vắng mặt
i. vắn tắt
k. vuông vắng
2. Điền chữ Đ vào ô trông trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào
ô trước những chữ viết sai chính tả
chung sức
chung thành

chim sẻ

xẻ ván

nghèo đói

ngoằn ngoèo

3. Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết
đúng chính tả.
A
B
a. cuộn
trâu ( 1)


7

b. ý
len ( 2)
c. chuồng
sẻ ( 3)
d. khuôn
sóng (4)
e. luống
muốn ( 5)
g. suôn
mẫu ( 6)
4. Bài tập lựa chọn:
* Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong câu sau:

- Chị Hà đang ……………… xe đạp ( sửa, sữa)
- Đôi ………này rất đẹp ( dày, giày)
- Bài viết của em còn ….. sài (sơ, xơ)
- Em thích nghe kể ………….. hơn đọc …………. ( truyện, chuyện)
5. Bài tập phát hiện:
+ Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng.
- Đàn sếu đang sải cánh trên cao.
- Quê hương là con dìu biếc.
- Hồ về thu nước chong vắt, mênh mông.
6. Bài tập điền khuyết:
Điền vào chỗ trống cho phù hợp:
- d, r hoặc gi: …án các; ….ễ …ãi; đêm ….ao thừa
- s hoặc x: …ôn …ao; …ung phong; ….a ….ôi; đơn …ơ.
- ươn hoặc ương: s ……. mù; v ….. rau; cá …..; vấn v…….
7. Bài tập tìm từ:
Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua các
từ đồng âm, từ trái nghĩa.
* Tìm từ ngữ chứa vần “ ươt” hoặc “ ươc” có nghĩa như sau:
- Dụng cụ để đo, kẻ, vẽ: ………………..
- Thi không đỗ: ………………
* Tìm từ ngữ có thanh hỏi ( ? ) hoặc thanh ngã ( ~) có nghĩa như sau:
- Khung gỗ để dệt vải: ………………….
- Trái nghĩa với thật thà: ………………..
8. Bài tập phân biệt:
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:
* chúc - chút
* nắng - nắn
* no - lo
* sáu - sáo
* dành - giành

* chiên - chuyên
Ngoài ra giáo viên phải kết hợp cho HS biết xây dựng cái đúng, loại bỏ
cái sai. Bên cạnh việc cung cấp cho HS những quy tắc chính tả, hướng dẫn học sinh
thực hành luyện tập nhằm hình thành các kỹ xảo chính tả cần đưa ra những trường
hợp viết sai để hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa; sai đâu sửa đó rồi từ đó hướng
học sinh đi đến cái đúng.
2. Tổ chức dạy học:


8

Khi tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập giáo viên lựa chọn hình thức
luyện tập phù hợp với đối tượng HS và phù hợp với nội dung của từng bài tập nhằm
tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của HS trong học tập.
Trong quá trình HS làm bài, giáo viên quan sát cá nhân học sinh, nhóm học
sinh để đôn đốc hướng dẫn và biết được những bài làm sai để tổ chức cho học sinh
nhận xét và sửa chữa. Đối với dạng bài tập không chỉ có đáp án đúng duy nhất, giáo
viên tổ chức cho HS luyện tập dưới hình thức trò chơi và thảo luận nhóm thì hiệu quả
và việc chữa lỗi bài tối wu hơn cả. Giáo viên tổ chức cho HS nhân xét, góp ý bài làm
của bạn, chỉ ra lỗi để cùng chữa. Trường hợp HS không phát hiện ra lỗi giáo viên gợi
ý để học sinh nhận ra và chữa lỗi. Khi đánh giá, ngoài việc chấm bài cho hoạc sinh,
giáo viên nên tổ chức cho HS tự chấm bài hoặc chấm bài cho bạn dựa vào đáp án
đúng và hướng dẫn chấm của giáo viên. Qua mỗi bài giáo viên tổng kết ý kiến và chốt
lại nội dung kiến thức cần ghi nhớ và kĩ năng cần rèn luyện.
- Giáo viên nên tuyên dương, khen thưởng động viên kịp thời tạo hứng ths
cho các em say mê học tập.
2.4 Kết quả đạt được:
Trong quá trình giảng day, tôi đã áp dụng các biện pháp trên và nhận thấy học
sinh có tiến bộ rõ rệt. HS hứng thú trong giờ học chính tả không còn “ sợ ” học chính
tả như trước đây. ( số lỗi sai giảm hẳn) tỉ lệ HS viết sai chính tả giảm đáng kể, học

sinh viết chữ đẹp hơn nhờ không phải suy nghĩ lâu “ tiếng hoặc từ đó viết như thế nào
cho đúng”. Những em trước kia sai 9 – 10 lỗi thì nay còn 5 – 6 lỗi, những em viết sai
từ 4 – 5 lỗi thì nay chỉ còn 2 – 3 lỗi,…
Kết quả cụ thể như sau:
Sĩ số học sinh
Năng lực của môn chính tả
Đạt
Chưa đạt
Đầu năm 20 em
12 / 20 tỉ lệ 60 %
8 / 20 tỉ lệ: 40 %
Cuối năm 20 em
16 / 20 tỉ lệ 80 %
4 / 20 tỉ lệ: 20 %
3 Kết luận và kiến nghị
Sau khi sử dụng các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4, bản thân tôi rút ra
được những kinh nghiệm :
- Mỗi giáo viên , mỗi học sinh phải viết liên tục, chịu khó và quyết tâm rèn
luyện để đạt được mục đích đề ra .
- Phải nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách . Thường
xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên và tuyên dương kịp thời, phải sửa sai, uốn nắn ,
thay đổi biện pháp thích hợp cho từng học sinh .
- Kết hợp tốt việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh để
giúp các em tiến bộ .
- Cần bổ sung những nội dung cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến cho
phù hợp với việc dạy chính tả cho học sinh .
- Giúp học sinh thống kê những lỗi mà các em hay sai vào sổ tay Tiếng việt .
- Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng khả năng phát âm chuẩn và trình độ viết chính



9

tả của bản thân .
V- LỜI KẾT .
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng góp phần giúp cho học sinh
đọc thông viết thạo , sử dụng ngôn ngữ nói, viết trong học tập và giao tiếp , tạo cơ sở
cho các em học tiếp ở các lớp trên . Trong đó phân môn chính tả ngoài việc giúp học
sinh rèn các kĩ năng viết, nghe, đọc còn cung cấp cho các em vốn từ, vốn hiểu biết về
các mảng khác nhau của đời sống .
Vì vậy khi dạy chính tả, người giáo viên cần phải nắm được những yêu cầu cơ
bản về kiến thức kĩ năng của bài học, từ đó lựa chọn những biện pháp phù hợp nhằm
giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, giúp các em khắc phục những lỗi sai
mà các em thường hay mắc phải .
Trong quá trình giảng dạy ở lớp 4, với những tìm tòi của bản thân, tôi đã giúp
các em thuận lợi trong việc khắc phục những lỗi sai khi viết chính tả . Tuy nhiên trên
đây chỉ là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi , rất mong sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp để cho việc giảng dạy các em đạt hiệu quả tốt hơn .

Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Việc tổ chức rèn kỹ năng viết phải được thực hiện có quy trình rõ rệt cụ thể,
thực hiện theo các bước sau:

MỤC LỤC:
STT
1

MỤC
1

TÊN MỤC


2

1.1

Lí do chọn đề tài

2

3

1.2

Mục đích nghiên cứu

3

4

1.3

Đối tượng nghiên cứu

3

5

1.4

Phạm vi nghiên cứu


3

Mở đầu

TRANG
2


10

6

1.5

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3

7

2

Nội dung

3

8

2.1


Cơ sở lí luận

3

9

2.2

Thực trạng

4

10

2.3

Các biện pháp

6

11

2.4

Kết quả đạt được

11

12


3

Kết luận và kiến nghị

13

13

3.1

Kết luận

13

14

3.2

Kiến nghị

14

Để thực hiện tốt việc giúp học sinh viết đúng chính tả, tôi đã soạn ra
các biện pháp sau để áp dụng trong các tiết dạy.
1. Lập đôi bạn cùng tiến:
Đầu năm, sau một tuần thực dạy, tôi đã sắp xếp chỗ cho các em theo
"đôi bạn cùng tiến"". Một em giỏi(khá) ngồi với em học yếu, thuận lợi hơn
các em trong nhóm ở gần nhà nhau để các em dễ dàng giúp nhau trong học
tập.

2. Chuẩn bị bài ở nhà:
Trong một tuần có hai tiết chính tả - thứ ba và thứ sáu . Ở lớp ba có hai loại bài chính
tả : Chính tả nghe đọc và Chính tả nhớ viết(Loại bài Chính
tả tập chép chỉ có vài tiết ở đầu năm học), ở loại bài chính tả nào, tôi cũng
cho các em về nhà đọc lại bài viết tiết trước rồi đọc bài viết tiết sau ba hoặc
bốn lần. Để chuẩn bị bài tiết sau, các em tập viết các từ khó hoặc các em viết
cả bài viết vào vở nháp hay viết vào vở luyện viết ở nhà. Lên lớp trong sinh
hoạt 15 phút đầu giờ, lớp phó học tập sẽ kiểm tra và báo cáo giáo viên chủ
nhiệm .
3. Trong giờ tập đọc:


11



Trong Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học, việc rèn luyện bốn kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết luôn liên quan và thống nhất với nhau chặt chẽ.
Như vậy, "đọc" cũng đóng vai trò quan trọng cho học sinh viết đúng chính tả
(VD: Những em đọc ngọng, đọc sai, trong giờ tập đọc sẽ được luyện đọc và
các em sẽ ghi nhớ để nói đúng, viết đúng hơn).
4. Tiết chính tả:
Tiết học này, tôi chú ý nội dung bài dạy với tình hình thực tế mắc
lỗi của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp "Nhớ từng chữ một". Ở lớp ba,
các em đã học cơ bản về cách viết tên riêng nước ngoài và các vần khó như:
ui/uôi ; iêc/ iêt ; ong/ ông...( và các từ học sinh dễ viết sai vì phương ngữ)
Với tên riêng nước ngoài (thường là các phiên âm), tôi hướng dẫn cho
các em cách đọc và cách viết hoa( Vì tên riêng nước ngoài có nhiều tiếng,
mỗi tiếng lại có nhiều bộ phận như: Mat-xcơ-va, En-ri-cô...và giữa các bộ
phận có gạch nối). Để các em đọc đúng, viết đúng, tôi đã gọi các em yếu đọc

nhiều lần để hướng dẫn các em nhận biết, sửa chữa và đọc đúng hơn sau đó
cho các em viết vào bảng con-viết và đọc lại. Trong quá trình hướng dẫn tôi
hoặc gọi học sinh nhắc lại cách viết hoa tên nước ngoài khác với tên Việt
Nam.
Còn các vần khác, những vần các em dễ sai và sai nhiều do phương
ngũ ngoài hình thức viết bằng bảng con tôi còn rèn các em viết đúng bằng
trò chơi.
5.Vận dụng trong trò chơi
Tiết học này, tôi chú ý nội dung bài dạy với tình hình thực tế mắc
lỗi của học sinh. Tôi sử dụng phương pháp "Nhớ từng chữ một". Ở lớp ba,
các em đã học cơ bản về cách viết tên riêng nước ngoài và các vần khó như:
ui/uôi ; iêc/ iêt ; ong/ ông...( và các từ học sinh dễ viết sai vì phương ngữ)
Với tên riêng nước ngoài (thường là các phiên âm), tôi hướng dẫn cho
các em cách đọc và cách viết hoa( Vì tên riêng nước ngoài có nhiều tiếng,
mỗi tiếng lại có nhiều bộ phận như: Mat-xcơ-va, En-ri-cô...và giữa các bộ
phận có gạch nối). Để các em đọc đúng, viết đúng, tôi đã gọi các em yếu đọc
nhiều lần để hướng dẫn các em nhận biết, sửa chữa và đọc đúng hơn sau đó
cho các em viết vào bảng con-viết và đọc lại. Trong quá trình hướng dẫn tôi
hoặc gọi học sinh nhắc lại cách viết hoa tên nước ngoài khác với tên Việt
Nam.
Còn các vần khác, những vần các em dễ sai và sai nhiều do phương
ngũ ngoài hình thức viết bằng bảng con tôi còn rèn các em viết đúng bằng
trò chơi.
5.Vận dụng trong trò chơi:
Đa số các bài tập chính tả thường được vận dụng trong trò chơi, dù có
nhiều dạng bài tập như: Tìm từ qua gợi ý; điền âm hoặc vần vào chỗ trống;


12


tìm tiếng với các vần, âm cho sẵn...Ở mỗi dạng bài tập tôi thường tổ chức
cho các em chơi trò chơi khác nhau như: "Tìm nhanh tìm đúng; Bắt vần; Đố
chữ...
Với phương pháp trò chơi này sẽ gây cho các em sự hứng thú, tính
nhanh nhẹn và qua hoạt động trò chơi kiến thức kỹ năng viết đúng chính tả
của các em sẽ được góp phần củng cố.
6. Phần dặn dò:
Trong một tuần có hai tiết chính tả vào thứ ba và thứ sáu. Chương
trình lớp ba có ba loại bài chính tả( Chính tả tập chép, Chính tả nghe viết và
Thực hiện: Lê Thị Thấn - 8 •

Trường Tiểu học Trần Bình Trọng Sáng kiến kinh nghiệm
Chính tả nhớ viết). Loại bài Chính tả tập chép chỉ có hai đến ba tiết ở đầu
năm để các em làm quen. Còn CT nhớ viết cũng có nhưng chủ yếu chính
vẫn là loại bài CT nghe viết nhiều nhất trong cả năm học. Với những em yếu
viết sai nhìêu lỗi chính tả tôi dặn các em ở nhà phải đọc bài tiết trướcvà bài
viết tiết sau và viết bài viết đó vào vở ở nhà vừa kết hợp giúp các em rèn chữ
viết, vì thường những em học yếu thường viết chữ cẩu thả. Ngày hôm sau,
tôi hoặc lóp phó học tập kiểm tra và hỏi để biết các em thấy khó viết từ nào
để hướng dẫn các em viết đúng hơn, riêng loại bài CT nhớ viết thì yêu cầu
học sinh tái hiện lại hình thức chữ viết của một văn bản đã được học thuộc.
Tuy trong giờ tập đọc, các em đã được luyện học thuộc bài nhưng trước khi
viết chính tả, tôi cũng cho học sinh đọc lại văn bản hai, ba lượt để tạo tâm
thế viết bài và có cơ sở tái hiện lại văn bản. Tôi cũng không quên lưu ý các
em đọc và tập viết đúng các từ khó, các từ mà các em thường viết sai.
7. Trao đổi cùng phụ huynh:
Bên cạnh những biện pháp tôi đã nêu ra để thực hiện còn biện pháp
nữa không kém phần quan trọng là gặp và trao đổi riêng với phụ huynh.
Trước hết, tôi nêu những mặt yếu của học sinh rồi nhờ phụ huynh theo dõi
và giúp đỡ các em trong thời gian học ở nhà. Và trong tiếp xúc hằng ngày

của gia đình, phụ huynh có thể giúp các em phát âm đúng và hiểu nghĩa
đúng của từ (VD:mặc và mặt, uốn và uống...)Hoặc nếu vì phụ huynh có
công việc(làm ca hay đi công tác...)thì ủng hộ cho các em việc học
nhóm(những em ở gần nhà nhau...) Học nhóm với các bạn, các em sẽ tiếp
thu nhanh vì các em cùng lứa tuổi, cùng ngôn ngữ trong giao tiếp. Các em
lại vô tư, hồn nhiên nên có thể giúp nhau bất cứ lúc nào trong học tập, trong
lao động, trong vui chơ


13

1.

PHẦN MỞ ĐẦU : Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh Sáng kiến kinh
nghiệm Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp chủ nhiệm Sáng kiến kinh nghiệm.

2.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh. Bối cảnh của đề tài: Chính tả là một
trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học.Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri
thức và kĩ năng chính tả,phát triển năng lực sử dụng thức viết vào hoạt động giao tiếp.
- Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác(các hình nét)ghi lại tiếng nói. - Chữ viết là
một phát ngôn quan trọng của loài người.Trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá
trình học tập bằng việc học chữ.Ở giai đoạn đầu (bậc tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện
năng lực tiếng nói mẹ đẻ.Từ đó bắt đấu dạy em học chữ.Muốn đọc thông viết thạo trẻ
phải được học chính tả.

3.

- II .Lý do chọn đề tài: Trong quá trình giảng dạy lớp 2 ,bản thân nhận thấy học

sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả.Đặc biệt đầu năm học này ở lớp tôi chủ nhiệm học
sinh viết sai rất nhiều lỗi chính tả.Nên tôi quyết định chọn đề tài: Rèn kĩ năng viết
chính tả cho học sinh lớp chủ nhiệm.

4.

III .Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm 2

5.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh 1.Phạm vi nghiên cứu: -Rèn cho học
sinh viết đúng phân môm chính tả. 2 .Đối tượng nghiên cứu: -Học sinh lớp hai
Trường tiểu học Mỹ Chánh Năm học 2009 – 2010. B .NỘI DUNG I . Cơ sở lý luận:
Các nguyên tắc chính tả không tách rời các nguyên tắc dạy học Tiếng Việt .Chính tả
là phân môn có tính chất công cụ,tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các
phân môn khác của Tiếng Việt.Cùng với phân môn Tập Viết ,Chính Tả cung cấp kiến
thức và hoàn thiện kĩ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt
động giao tiếp .Mục đích của dạy chính tả là rèn luyện khả năng “đọc thông ,viết
thạo”,chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ. II. Thực trạng:
Thực trạng là ở học sinh tiểu học các em viết chính tả còn sai rất nhiều .Có phải là do
ở tiểu học việc nhận dạng chữ viết của cá em còn gặp khó khăn hay do các em chưa
đọc thông thạo chữ.Để giúp các em nắm vững một số qui tắc chính tả ,từ đó các em
viết không còn sai như trước . Sáng kiến kinh nghiệm 3

6.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh III . Biện pháp rèn học sinh viết đúng
chính tả: Mặc dù các em đã đọc thông viết thạo nhưng các em chưa nắm được những
qui tắc thì việc viết chính tả của các em còn gặp khó khăn rất nhiều.Dưới đây là
những nguyên tắc dạy chính tả: 1. Nguyên tắc dạy chính tả gắn với việc phát triển tư

duy: Phát triển tư duy cho học sinh gắn với sự hướng dẫn của giáo viên trong quá
trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận dụng lí thuyết vào hoạt động
thực tiễn.Khi phân tích luyện tập ,sửa chữa hoặc cung cấp kiến thức mới cần tiến hành
theo một số thao tác tư duy để kích thích hứng thú tìm hiểu ,giúp học sinh nắm chắc
các hiện tượng và tìm ra cách giải quyết đúng đắn các hiện tượng đó.Trnh1 áp đặt
máy móc những qui tắt mà học sinh chưa được gợi mở suy nghĩ để thực hiện một
cách tự giác.Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh


14

chiếm lĩnh các qui tắt chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác
hệ thống tư duy hợp lí: a)Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc thành c ác bước cụ
thể. b)Lần lượt giải quyết các các bước cụ thể đó theo một trình tự logic. c)Vận dụng
các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giải quyết nhiệm
vụ chung. Ví dụ:Dạy cho học sinh phân biệt l/n là nói như viết, nói sao viết vậy. Nói
tóm lại,nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy học sinh đòi hỏi : - Vận
dụng các phương pháp thích hợp để rèn luyện các thao tác tư duy giúp học sinh chủ
động tích cực lĩnh hội tri thức luyện kĩ năng chính tả tự động hóa. Sáng kiến kinh
nghiệm 4
7.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh - Hướng dẫn học sinh hoạt động trí
tuệ để “hiểu” tác dụng của chữ viết trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ
viết tronng quá trình giao tiếp. - Luyện tập,thực hành các hình thức chính tả để củng
cố kĩ năng viết và kĩ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh. 2 .Nguyên tắc dạy
chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói. Ngôn ngữ được hiện thực hóa
trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và dạng thức viết.Nói và viết là những hoạt
động có hai mặt:một mặt,là hành động phát ra âm thanh hoặc viết thành chữ;một mặt
là hoạt động giao tiếp có nội dung và mục đích cụ thể,biểu hiện bằng chất liệu âm

than h hay kí tự được nói hoặc viết ra thành lời(ngôn ngữ hoặc văn bản ).Chữ viết
vàchinh1 tả là hệ thống hoạt động chức năng của ngôn ngữ.Chữ viết và chính tả có
liên hệ hình thức ngữ âm với nội dung ngữ nghĩa của văn bản. Dạy chính tả hướng về
dạng thức viết của hoạt động lời nói yêu cầu sự phát triển phong phú và đa dạng các
kiểu loại bài tập thực hành giao tiếp.Học chữ và học viết chính tả là để viết thạo tiếng
nói ,để có công cụ học tập và giao tiếp và dể phát triển ngôn ngữ.Hướng về dạng thức
viết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ,sẽ kích thích hứng thú và hình thành động
cơ học tập đúng đắn của học sinh đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân
môn chính tả. 3. Nguyên tắc chính tả chú ý đến trình độ và phát triển ngôn ngữ của
học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm 5

8.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh Trước tuổi đi học trẻ em mới sử dụng
ngôn ngữ ở dạng thức nói.Hệ thống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp
của tiếng mẹ đẻ được hình thành ở trẻ em Việt Nam một cách tự nhiên, tự phát và vô
thức ,thông qua dạng thức nói.Bước vào lớp 1 (bậc tiểu học)trẻ em mới bắt đầu học
chữ tiếp xúc với dang viết của ngôn ngữ .Đề nắm chắc dạng thức viết (biết viết ,biết
đọc chữ viết)trẻ em phải học chữ,viết chữ và học chính tả.Hệ thống chữ viết và hệ
thống qui tắt chính tả được hính thành ở trẻ emqua con đường học vấn một cách tự
giác và có ý thức .Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ em sẽ có một bước
phát triển nhảy vọt;từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính ,trẻ em tiến đến tư duy khái
quát từu tượng vàlí tính hoạt động ngôn ngữ của trẻ em phát triển.Khả năng và lĩnh
vực giao tiếp mở rộng .Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp
Tiểu học là tri thức mới mẻ.Nắm bắt được nội dung kí hiệu của hệ thống chữ viết,học
sinh có phương tiện tiếp thu ,lĩnh hội tri thức khoa học tự nhiên và xã hội,hình thành
những phẩm chất có văn hóa.Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của


15


trẻ em,tức là trên cơ sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói (hệ thống ngữ
âm và các hệ thống bộ phận cấu thành ngôn ngữ ).Ở độ tuổi khác nhau nguồn gốc dân
tộc và địa bàn cư trú khác nhau,với những ảnh hưởng tiếp xúc văn hóa trong các cộng
đồng có nét riêng ,trìn độ nắm và sử dụng dạng thức nói của học sinh ở từng lớp và
từng cấp tiểu học không đồng đều.Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính tả đề
ra phải sát hợp với từng đối tượng .Ví dụ:Khi dạy chính tả lớp 1 coi trọng trước hết là
mối liên hệ âm và chữ,phát âm và ghi âm,viết và đọc.Dần dần lên các lớp trên cung
cấp những qui tắt biểu hiện mối quan hệ chữ- âm – nghĩa hoặc chữ nghĩa trong dạng
thức viết của văn bản. Sáng kiến kinh nghiệm 6
9.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh 4. Nguyên tắt phát triển song song
dạng thức nói và dạng thức viết của ngôn ngữ. Dạng thức nói và dạng thức viết đều là
hình thức nói của ngôn ngữ .Trước khi có chữ viết ngôn ngữ được biểu hiện bằng âm
thanh ,bằng dạng thức nói.Chữ viết ra đời làm hình thành một chất liệu biểu hiện quan
trọng khác của ngôn ngữ,đó là dạng thức viết.Nguồn góc của chữ viết là hình vẽ biểu
vật (tượng hình )chưa có mối quan hệ trực tiếp với âm thanh.Chữ tượng hình chắc
chắn là khó học,khó nhớ và khó sử dụng vì ở mỗi chữ tượng hình là một hình vẽ biểu
thị một vật thì số lượng hình vẽ sẽ tăng lên rất nhiều,không thể đảm bảo viết ,vẽ thống
nhất những hình vẽ quá phức tạp.Dần dần,chữ tượng hình được đơn giản hóa thành
đường nét khu biệt ổn định, trở thành chữ biểu ý.So với chữ tượng hình , chữ biểu ý
tiến bộ hơn ở chỗ không biểu thị các từ có nội dung biểu vật có hình dạng cụ thể mà
còn khả năng biểu thị các từ có nội dung là các khái niệm trừu tượng.Tuy vậy,chữ
biểu ý cũng không thể đáp ứng đầy đủ sự phát triển của ngôn ngữ.Các hình vẽ biểu
vật hay biểu ý thường hạn chế ở khả năng biểu hiện được vốn từ ngày càng phong phú
về số lượng về nội dung ý nghĩa.Chữ viết biểu âm xuất hiện là một tiến bộ:vừa biểu
thị âm thanh, vừa biểu thị ý nghĩa đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người.Dạy
chính tả hướng tới đồng thời cả dạng tức nói và dạng thức viết trên cơ sở mối liên hệ
hệ âm- chữ;âm chữ và nghĩa,nhằm hoàn thiện kĩ năng đọc- viết ;viết- đọc;viết – đọc

và hiểu.Học sinh được đối chiếu so sánh phân biệt dạng thức nói với dạng thức viết
trong các trường hợp đồng âm(khác nghĩa),đồng tự(khác âm hay khác nghĩa);những
trường hợp đồng âm không đồng tự (phát âm như nhau,viết khác nhau) hoặc đồng tự
không đồng âm(viết như nhau,đọc khác nhau);những biến thể ngữ âm trong lời
nói;biến thể ngữ âm trong phương ngữ và chuẩn chữ viết,chuẩn chính tả thống nhất.
Sáng kiến kinh nghiệm 7

10.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh
nghiệm: Qua quá trình rèn cho học sinh viết chính tả đã mang lại kết quả như sau: Số học sinh được rèn ở lớp Hai/2 năm học 2009 – 2010 đã được điểm cao hơn năm
trước.Số học sinh viết sai chính tả đã giảm đi nhiều .Cụ thể nhữnng đợt kiểm tra định
kì như sau : Đầu năm khảo sát 20/43 em sai từ 4 – 5 lỗi. GHKI: 38/43 em sai 1-2 lỗi.
HKI: 40/43 em chỉ sai 1-2 lỗi. Với kết quả đạt được như trên ,bản thân tôi rất vui vì
mình đã góp một phần nhỏ vào kết quả học tập của các em. C. KẾT LUẬN I. Bài học
kinh nghiệm: Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi đã tìm hiểu và đề ra những


16

biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói
riêng.Từ đó tôi rút ra nhữnng bài học kinh nghiệm như sau: - Phải hướng dẫn học sinh
thật kĩ những qui tắc cơ bản . - Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác. Đối với học sinh :các em cần phải tư duy và vận dụng thực tiễn để áp dụng vào bài
viết của mình. - Sự cố công rèn luyện và sự phấn đấu của học sinh. II. Ý nghĩa: Sáng
kiến kinh nghiệm 8
11.

Mai Anh Phong Trường tiểu học Mỹ Chánh Chính tả trong trường tiểu học rất
quan trọng.Giúp các em nói và viết chuẩn xác Tiếng Việt và là tiền đề để học lên các
bậc học tiếp theo. III. Khả năng ứnng dụng triển khai: Ứng dụng vào dạy lớp 2 và

trong trường Tiểu học. IV. Những kiến nghị đề xuất: Trên đây là sáng kiến mà tôi đã
vận dụng các biện pháp rèn học viết đúng chính tảvà đạt được những kết quả như
trên.Rất mong sự góp ý của BGH và các đồng nghiệp. Mỹ Chánh , ngày 15 tháng 1 năm 2010
Mai Anh Phong Sáng kiến kinh nghiệm 9

Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4
Chủ nhật - 29/09/2013 19:05




Biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4
I. LỜI NÓI ĐẦU
Tiếng Việt là một trong những bộ môn quan trọng của bậc tiểu học nói riêng và
các bậc học khác nói chung . Mục đích của việc dạy Tiếng Việt ở tiểu học là : "Hình
thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng nghe , nói, đọc, viết để học tập và
giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, góp phần rèn luyện các thao tác
tư duy và hình thành nhân cách con người Việt Nam ; bồi dưỡng, tình yêu Tiếng Việt,
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt"
Các yêu cầu đó được thể hiện hoá qua các phân môn . Học vần , Tập viết,
Chính tả, Luyện từ và câu, Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn . Tuy mỗi phân môn có
một nhiệm vụ , mục tiêu và phương pháp cụ thể nhưng đều hướng theo mục tiêu
chung của môn Tiếng Việt là đặc biệt chú trọng nhiệm vụ hình thành và phát triển 4


17

kĩ năng sử dụng Tiếng Việt : nghe, nói, đọc, viết .
Trong các phân môn của Tiếng Việt, phân môn chính tả có vị trí quan trọng
trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt ở trường phổ thông , nhất là trường tiểu

học . Phân môn chính tả giúp học sinh hình thành thói quen viết đúng chính tả, nắm
được các quy tắc chính tả và hình thành kĩ năng , kỉ xảo chính tả .
Đối với người sử dụng Tiếng Việt, việc viết đúng chính tả là phải nắm được
luật, ngôn ngữ, đối với học sinh tiểu học, việc viết đúng chính tả giúp cho học sinh có
điều kiện sử dụng Tiếng Việt đạt hiểu quả cao trong việc học tất cả các môn khác góp
phần phát triển năng lực tư duy .
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh tiểu học nói chung, học
sinh lớp 4 nói riêng, viết sai chính tả còn khá phổ biến Từ thực tế giảng dạy, bản thân
tôi đã rút ra được một vài kinh nghiệm
nhằm khắc phục tình trạng viết sai chính tả của học sinh . Vì thế tôi đã chọn đề tài
"Một số biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh ở lớp 4 "
II - THỰC TRẠNG
1/ Nguyên nhân mắc lỗi chính tả .
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4 , bản thân tôi được gần gũi, tiếp xúc,
trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với các đồng nghiệp trong trường và đi
đến kết luận . Tình trạng viết sai chính tả của học sinh lớp 4 là do những nguyên nhân
chủ yếu sau :
- Do ảnh hưởng của cách phát âm tiếng địa phương : vì đối tượng học sinh của
tôi phần lớn là các em đều ở vùng nông thôn .
- Do các em chưa có động cơ , thái độ đúng đắn trong việc học và rèn luyện viết
chính tả , khi viết các em còn lơ là , không tập trung vào bài viết, lâu ngày thành thói
quen cẩu thả " viết quen tay" . Vì có nhiều em khi hỏi về quy tắc viết hoa thì các em
trả lời tương đối đầy đủ nhưng vẫn mắc rất nhiều lỗi về viết hoa.
- Do các em không nắm được nguyên tắc kết hợp các chữ cái, quy tắc viết hoa
trong Tiếng Việt , không nắm được vị tríû phân bổ giữa các kí hiệu .
- Do các em chưa hiểu nghĩa của từ , chưa nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả vì
quá trình học chính tả có liên quan mật thiết với quá trình trí nhớ . Những lỗi chính tả
do không nhớ đầy đủ các quy tắc chính tả như lẫn lộn các phụ âm đầu, các nguyên âm
, ...
- Nhiều em còn có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em ít có điều kiện học tập,

rèn luyện và đọc thêm sách báo nên vốn từ ngữ của các em ít được mở rộng .
2/ Phân loại lỗi chính tả :
Từ những nguyên nhân mắc lỗi chính tả của học sinh và thông qua thực tế giảng dạy,
tôi đã tổng hợp và phân loại các loại lỗi chính tả mà học sinh hay mắc phải là :
a) Lỗi về âm đầu :
- Lẫn lộn giữa ng / ngh :


18

vd : Ngành
- viết thành Nghành .
- Lẫn lộn giữa S/ X
vd : Xinh sắn - viết thành : Sinh sắn
Mùa xuân
- viết thành : mùa suân
- Lẫn lộn giữa d / gi
vd : Duyên dáng
- viết thành : duyên giáng
Tờ giấy
- viết thành : tờ dấy
Con dao - viết thành : con giao
b) Lỗi về vần : lẫn lộn giữa vần ăn và en , uyên và iên , ao và ô ,...
vd :
rắn chắc - viết thành : rén chắc
Tiền tuyến
- viết thành : tiền tiến
Bao nhiêu
- viết thành : bô nhiu
Bánh quy

- viết thành : bánh qui
c) Lỗi viết hoa : các em thường viết sai ở dạng .
- Không viết hoa chữ cái ở đầu mỗi câu, không viết hoa các chữ cái của danh từ riêng,
tên riêng, địa danh ,...
vd : Cao bá Quát, trần đại nghĩa ,...
- Viết hoa tuỳ tiện : Các em thường có thói quen viết hoa tuỳ tiện các chữ các đầu như
: Đ, K, C, P, H , ...
d) Lỗi về dấu thanh : thanh hỏi / thanh ngã
vd : Vàng thẫm - viết thành : vàng thẩm .
Sửa xe
- viết thành : sữa xe
Củ khoai - viết thành : cũ khoai
III- BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC .
1/ Lập bảng quy tắc viết đúng chính tả theo ở góc tường của lớp .
Sau khi điều tra, tôi sẽ cùng với ban cán sự lớp thống kê lại những lỗi mà các em
thường hay viết sai. Từ đó lập ra một bảng quy tắc viết đúng chính tả treo ở góc lớp
Vd : - Quy tắc viết hoa tên riêng : Viết hoa tất cả các chữ cái đầu trong mỗi
chữ .
- G, ng viết trước các nguyên âm (a, ă, â, o, ô, u, ư )
- Gh , ngh viết trước các nguyên âm ( ơ, ê, e )
- IÊ : viết sau âm đệm , trước âm cuối : tuyên, ...
- IA : viết sau âm âm , không có âm cuối : chia , ...
- YA : viết sau âm đệm không có âm cuối:khuya...
- I : viết sau âm đầu
- Y : viết sau âm đệm , ...
.........
2/ Rèn luyện cho học sinh khả năng phối hợp các kỹ năng nghe, nói, nhớ, viết trong
các giờ học của các phân môn khác



19

Để khắc phục cho học sinh tình trạng viết sai lỗi chính tả do phát âm tiếng địa
phương. Điều đầu tiên bản thân tôi sẽ cố gắng tạo cho các em có thói quen phát âm
chuẩn trong tất cả các giờ học, khuyến khích những em phát âm chưa chuẩn luyện đọc
thêm ở nhà, tăng cường việc luyện phát âm chuẩn cho các em . Và cuối mỗi tuần, mỗi
tháng tôi sẽ tổ chức cho các em các cuộc thi như: thi đọc hay, đọc chuẩn; phát thanh
viên tài năng của lớp,...
Ngoài ra ,thông qua những giờ chính tả hướng dẫn các em phân tích, so sánh những
trường hợp viết đúng chính tả với trường hợp viết sai chính tả để biết tiếng đó sai ở
đâu, lý do vì sao sai. Hoặc ngược lại có thể đưa ra những trường hợp viết sai chính tả,
hướng dẫn học sinh phát hiện sửa chữa, rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng. Để
học sinh sửa các loại lỗi chính tả theo hướng loại bỏ cái sai, xây dựng cái đúng, tôi sẽ
nêu ra những đoạn văn, đoạn thơ trong đó có nhiều từ viết sai chính tả để học sinh tự
mình phát hiện lỗi, tìm ra nguyên nhân sai và sửa lại cho đúng . Qua đó, các em sẽ
được kiểm tra, củng cố lại kiến thức chính tả đồng thời giúp các em phát triển óc phân
tích, xét đoán.
Bên cạnh đó, để giúp các em ghi nhớ các hiện tượng chính tả được xây dựng theo quy
luật, tôi có thể giúp các em đặt các từ cần ghi nhớ thành một câu thơ có vần điệu hoặc
trong một ngữ cảnh quen thuộc. Ví dụ : Để giúp các em ghi nhớ các từ láy có thanh
ngã thì từ đi kèm với từ đó có thanh huyền hoặc thanh nặng; còn với từ láy có thanh
hỏi thì từ đi kèm có thanh sắc hoặc thanh ngang
Thằng huyền ngã nặng té đau
Hỏi không sắc thuốc đến khi nào lành.
3/Sửa lỗi chính tả theo nhóm
Qua việc tiến hành điều tra để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh , bản thân tôi đã
chấm và phân loại những học sinh thường mắc cùng một loại lỗi chính tả thành một
nhóm riêng .
- Đặt tên nhóm theo lỗi thường mắc phải như : Nhóm âm đầu, nhóm vần, nhóm viết
hoa ...

- Số em ở mỗi nhóm tuỳ tình hình thực tế của lớp .
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm do một em học sinh khá, giỏi trong lớp phụ trách, nhóm
trưởng phụ trách nhóm đó phải là em không hoặc rất ít mắc lỗi đó .
- Trong giờ chấm bài chính tả nói chung và chính tả so sánh nói riêng , dưới sự hướng
dẫn của giáo viên, nhóm trưởng hướng dẫn các bạn trong nhóm phát hiện lỗi chính tả
trong bài viết của mỗi thành viên và cùng chữa lỗi .
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá và ghi điểm .
- Cho các nhóm thi đua với nhau nếu nhóm nào tiến bộ sẽ được xoá tên của nhóm và
được nhận phần thưởng của lớp, của giáo viên, của phụ huynh .
IV - KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG .
Qua việc áp dụng các biện pháp nêu trên, chỉ trong một thời gian ngắn , các em có sự


20

tiến bộ rõ rệt , dần dần các em đã hoàn thành được mục tiêu của mình .
Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau :
Kết quả đạt được từ đầu năm học đến hết tháng 11
XẾP LOẠI
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU

Đầu năm học
Tổng số 32
5
8
11
8


Tỉ lệ
15.6%
25%
34.4%
25%

Hết tháng 11
Số lượng
15
12
4
1

Tỉ lệ
46.9%
37.6%
12.5%
3%

V- BÀI HỌC KINH NGHIỆM .
Sau khi sử dụng các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 4 , bản thân tôi
rút ra được những kinh nghiệm :
- Mỗi giáo viên , mỗi học sinh phải viết liên tục, chịu khó và quyết tâm rèn
luyện để đạt được mục đích đề ra .
- Phải nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình phụ trách . Thường
xuyên theo dõi, nhắc nhở, động viên và tuyên dương kịp thời, phải sửa sai, uốn nắn ,
thay đổi biện pháp thích hợp cho từng học sinh .
- Kết hợp tốt việc giáo dục giữa nhà trường và gia đình phụ huynh học sinh để
giúp các em tiến bộ .

- Cần bổ sung những nội dung cần thiết mà sách giáo khoa chưa đề cập đến cho
phù hợp với việc dạy chính tả cho học sinh .
- Giúp học sinh thống kê những lỗi mà các em hay sai vào sổ tay Tiếng việt .
- Cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng khả năng phát âm chuẩn và trình độ viết chính
tả của bản thân .
V- LỜI KẾT .
Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng góp phần giúp cho học sinh
đọc thông viết thạo , sử dụng ngôn ngữ nói, viết trong học tập và giao tiếp , tạo cơ sở
cho các em học tiếp ở các lớp trên . Trong đó phân môn chính tả ngoài việc giúp học
sinh rèn các kĩ năng viết, nghe, đọc còn cung cấp cho các em vốn từ, vốn hiểu biết về
các mảng khác nhau của đời sống .
Vì vậy khi dạy chính tả, người giáo viên cần phải nắm được những yêu cầu cơ
bản về kiến thức kĩ năng của bài học, từ đó lựa chọn những biện pháp phù hợp nhằm
giúp cho giờ học diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái, giúp các em khắc phục những lỗi sai
mà các em thường hay mắc phải .
Trong quá trình giảng dạy ở lớp 4, với những tìm tòi của bản thân, tôi đã giúp
các em thuận lợi trong việc khắc phục những lỗi sai khi viết chính tả . Tuy nhiên trên


21

đây chỉ là những ý kiến nhỏ của bản thân tôi , rất mong sự đóng góp của các bạn đồng
nghiệp để cho việc giảng dạy các em đạt hiệu quả tốt hơn .
--------------------------------------------------------------------------------------------------1.

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh lớp 5 một số mẹo chính tả 1

2.

Phần thứ nhất Đặt vấn đề i. Lý do chọn đề tài Phân môn chính tả trong bậc Tiểu

học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết
đúng chính tả theo quy tắc hiện hành, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng
chính tả văn hóa Tiếng Việt chuẩn mực. Vì vậy, phân môn Chính tả có vị trí quan
trọng như các môn khác trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt. Giống như môn
Chính tả từ lớp 2 đến lớp 4, tính chất nổi bật nhất của phân môn Chính tả lớp 5 là thực
hành. Bởi lẽ chỉ có thể hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua
việc thực hành, luyện tập. Do đó trong phân môn này, các quy tắc chính tả, các đơn vị
kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong tiết dạy riêng mà dạy lồng
ghép trong hệ thống bài tập chính tả. Điều này thoạt nghe thì có vẻ rất phù hợp với
học sinh, nếu nhìn từ góc độ tâm sinh lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh.
Nhưng cũng chính đó, học sinh rất dễ quên vì khả năng tổng hợp thành hệ thống còn
hạn chế. Do đó, giúp học sinh khắc phục tình trạng này là một yêu cầu cần thiết. Một
trong các mục tiêu cơ bản của phân môn Chính tả lớp 5 là dạy thế nào để học sinh viết
đúng chuẩn mực tiếng Việt văn hóa để góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
- tiếng mẹ đẻ. Về mặt hình thức chữ viết, học sinh lớp 5 hiện đang có xu hướng tiến
bộ, chữ viết xấu đang được dần khắc phục bằng phong trào và hội thi. Nhưng bên
cạnh đó, không ít học sinh (kể cả học sinh viết chữ đẹp cấp huyện) cũng rất lúng túng
khi viết chính tả phân biệt và thường xuyên viết sai chính tả trong hành văn. Trong
hoàn cảnh hiện nay, học sinh phải học quá nhiều: nhiều môn, nhiều thời gian. Nói
theo cách của Giáo sư Phan Ngọc: Tuổi đời còn nhỏ mà điều phải 2

3.

học thì quá nhiều. Do đó, cần có những quyển sách Mẹo để giúp học sinh lớp 5
học hiệu quả Chính tả mà không mất quá nhiều thời gian và công sức. Với những lý
do trên đây, bằng kiến thức đại cương và với những kinh nghiệm trong hơn 10 năm
dạy học, tôi đã đúc kết thành bản sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học sinh lớp 5 một số
mẹo chính tả” ii. Mục đích nghiên cứu Mục đích chính của đề tài “Dạy học sinh lớp 5
một số mẹo chính tả” nhằm cung cấp cho học sinh lớp 5 và giúp các em cách ghi nhớ
quy tắc chính tả theo kiểu mẹo. Từ đó các em dễ dàng phân biệt được, viết được đúng

chính tả theo quy tắc. Đề tài cung cấp cho đồng nghiệp một số mẹo chính tả thường
gặp trong việc hướng dẫn học sinh lớp 5 viết chính tả. Đề tài còn là một cẩm nang,
một “sổ tay chính tả” của bản thân tôi trong quá trình dạy học, nhất là chính tả. iii.
Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện: học sinh lớp 5 và một số
lỗi chính tả học sinh lớp 5 thường mắc lỗi, đó là các từ, ngữ chứa phụ âm l / n ; ch /
tr ; s/ x ; d / gi / r ; vần iêu / iu / ưu và iêu / ươu / ưu. iv. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Tìm
hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mẹo chữa lỗi chính tả 2. Tìm hiểu một số lỗi


22

chính tả phổ biến mà học sinh hay mắc lỗi (thực trạng, nguyên nhân, giải pháp) 3.
Tìm hiểu và đưa ra một số cách chữa lỗi chính tả và tổng hợp thành mẹo chữa lỗi
chính tả. v. Phương pháp nghiên cứu 1, Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương
pháp này giúp tôi có cơ sở khoa học về ngữ âm, chính tả từ đó giúp tôi có góc nhìn
tổng quát và quan niệm đúng đắn về quy tắc chính tả hiện hành. 2, Phương pháp điều
tra, phỏng vấn: Qua điều tra bằng văn bản (phiếu) và các cuộc phỏng vấn chính thống
hoặc trao đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương 3
4.

pháp này giúp chúng tôi có cơ sở thực tiễn về thực trạng học sinh viết (nói) sai
chính tả. 3, Phương pháp tích lũy và thống kê: trong hơn 10 năm dạy học phương
pháp này đã cung cấp cho tôi khá nhiều vốn kinh nghiệm liên quan đến đề tài. Đó là
thuận lợi đáng kể. 4, Phương pháp phân loại: phương pháp này giúp tôi phân loại
được nhóm lỗi chính tả hoặc một số lỗi chính tả có nét tương đồng về mặt ngữ âm
hoặc cánh chữa lỗi. 5, Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này hỗ trợ đắc
lực trong việc cắt nghĩa cơ sở lí luận. 6, Phương pháp miêu tả: Phương pháp có tác
dụng trong việc giải thích, thuyết trình cách khắc phục lỗi chính tả. 7, Phương pháp
khảo sát: Trong quá trình thực hiện đề tài, vận dụng phương pháp này để tìm hiểu và
rà soát toàn bộ các bài chính tả phân biệt ở lớp 5 8, Phương pháp so sánh đối chiếu:

Vận dụng phương pháp này để tránh được sự lặp lỗi hoặc trùng hợp không cần thiết
khi xây dựng mẹo chính tả. Ngoài những phương pháp trên đây được sử dụng trong
quá trình thực hiện đề tài, tôi còn vận dụng một số phương pháp khác: phương pháp
trắc nghiệm, phương pháp thực hành, phương pháp trò chơi. vi. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề mẹo chính tả ở bậc Tiểu học là rất rộng. Vì vậy để tránh lan man, dàn trải, tôi
chỉ tập trung nghiên cứu về mẹo chính tả ở một số trường hợp mà học sinh lớp 5 ở địa
phương thường mắc phải như t / n ; ch / tr ; s/ x ; d / gi / r ; iêu / iu / ưu, iêu / ươu / ưu.
vii. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 1, Phương hướng chung: Kết hợp tìm hiểu trên tất
cả hai phương diện cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn mà đề tài quan tâm. 2, Phương
hướng cụ thể: 4

5.

2.1 Thời gian nghiên cứu: 02 năm học (năm học 2008 - 2009 và năm học 2009
- 2010 ) 2.2. Phân bố thời gian thực hiện kế hoạch 2.2.1. Năm học 2008 – 2009 Bước
1: Xây dựng và hoàn thiện ý tưởng đề tài Bước 2: Xây dựng đề cương đề tài Bước 3:
Gửi đề cương cho GS.TS Lê Phương Nga (Khoa giáo dục Tiểu học - Đại học Sư
phạm Hà Nội I) phê duyệt. Bước 4: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương. Bước 5: Áp
dụng thử nghiệm tại lớp 5A, trường Tiểu học Hoàn Long. 2.2.2. Năm học 2009 2010. Bước 1: Áp dụng tại lớp 5A và 5B trường tiểu học Hoàn Long Bước 2: Tổng
kết kinh nghiệm Bước 3: Hoàn thiện đề tài Bước 4: Nộp bản thảo về cho Hội đồng
khoa học các cấp 5

6.

Phần thứ hai Giải quyết vấn đề Chương I CƠ Sở Lí LUậN Và THựC TIễN I.
Về Tiếng Việt chữ mẹ đẻ 1. Chữ cái chữ Việt Chữ cái chữ Việt được xây dựng theo
hệ thống chữ cái La tinh. Chữ cái tiếng Việt gồm các chữ cái sau đây: 1.1. Có 11
nguyên âm đơn: (a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, u , ư và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya) ; ươ



23

(ưa) ; uô (ua). 1.2. Có 23 phụ âm: a, b (k, q), ch, d, đ, g (gh), h, kh, l,, m, n, nh, ng
(ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x . Ngoài các chữ cái do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh
điệu nên chữ viết tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: \ (ghi thanh
huyền), ~ (ghi thanh ngã), ? (ghi thanh hỏi), / (ghi thanh sắc), . (ghi thanh nặng) và
không dùng dấu để ghi thanh ngang ( thanh không). 2. Nguyên tắc xây dựng chữ Việt
So với chữ viếtc của nhiều ngôn ngữ trên thế giới, chữ Việt có phần thuận lợi hơn. Do
đó, chính tả của nó cũng giản tiện hơn nhiều. Nguyên nhân sâu xa nhất của điều này
là ở chỗ chữ Việt được xây dựng theo nguyên tắc âm vị học ( còn gọi là nguyên tắc
ngữ âm học). Nguyên tắc âm vị học trong chữ viết yêu cầu giữa âm và chữ phải có
quan hệ tương ứng “một - một”. Để đảm bảo nguyên tắc này, chữ Việt phải thỏa mãn
ít nhất hai điều kiện; mỗi âm chỉ do một ký hiệu biểu thị và mỗi kí hiệu luôn luôn chỉ
só một giá trị - tức biểu thị chỉ một âm duy nhất ở mọi vị trí trong từ. 6
7.

Về căn bản, chữ Việt được tạo ra có tính đến khá đầy đủ các điều kiện trên đó.
3. Những bất hợp lý trong tiếng Vi / (ghi, ghét, ghế, ... ) ; khi đứng trước i hoặc iê thì
một mình g lại biểu thị âm /z/ (gì, gìn, giết ..) Thí dụ 2: Chữ O chủ yếu dùng để biểu
thị nguyên âm / /; nhưng khi đứng ngay sau a hoặc e, với tư cách là một âm cuối, thì
biểu thị bán nguyên âm /u/ (gạo, 7γ /, nhưng khi đứng trước i mà sau i là các chữ
không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm /z/ (gia, giữ, giục, ... ) ; Khi g đi cùng với h thì
biểu thị là âm / γ / được biểu thị bằng hai kí hiệu: ươ, ưa. - Âm /uo/ được biểu thị
bằng hai kí hiệu uô, ua. 3.2. Vi phạm tính đơn trị của kí hiệu. Điều này thể hiện cụ thể
ở một kí hiệu biểu thị nhiều âm khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nó trong quan hệ
với những âm trước và sau nó. Thí dụ như sau: Thí dụ 1: chữ g khi đứng trước các
chữ không phải là i, e, ê thì biểu thị là âm / ∂ / được biểu thị bằng hai kí hiệu g, gh. Âm / / được biểu thị bằng hai kí hiệu ng, ngh - Âm /ie/ được biểu thị bằng bốn kí
hiệu: iê, yê, ia, ya - Âm /u γệt Do nhiều nguyên nhân - lịch sử, văn hóa, xã hội, ngôn
ngữ khác nhau - những người tạo ra tiếng Việt * đã không tuân thủ được một cách
nghiêm ngặt những yêu cầu của nguyên tắc âm vị học trong chữ viết. Do đó, đã để lại

trong lòng cơ cấu chữ Việt nhiều hiện tượng chính tả trái ngược với nguyên tắc ngữ
âm học của chữ viết và đã làm nhức nhối bao thế hệ học giả trong và ngoài nước một
thế kỷ nay. Những bất hợp lý của chữ Việt, có thể quy vào hai trường hợp chính dưới
đây. 3.1. Vi phạm nguyên tắc tương ứng “ một - một” giữa kí hiệu và âm thanh. Điều
này thể hiện ở chỗ, dùng nhiều kí hiệu để biểu thị một âm. Thí dụ: - Âm /k/ được biểu
thị bằng ba kí hiệu c, k, q. - Âm /i/ được biểu thị bằng hai kí hiệu i, y. - Âm /

8.

kẹo, ... ) ; còn khi đứng trước a hoặc e, thì lại biểu thị một giới hạn âm ( âm
đệm), đó là /u/ (hoa, hoe, ... ) * Tiếng Việt - chữ Quốc ngữ - do các giáo sĩ người Âu
sáng tạo ra hồi thế kỷ XVI - XVIII theo chữ La - tinh để tiện cho việc truyền giáo ở
nước ta Trên đây la hai trường hợp chính tả thể hiện các bất hợp lý trong chữ Quốc
ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ còn phân vân về tình trạng dùng nhiều dấu phụ,
như các trường hợp: ă, â, ô, ơ, ư; hoặc ghép nhiều con chữ để biểu thị một âm, như
các trường hợp: ch, gh, kh, nh, ng, ngh, ph, tr, th. Điều đó quả không thuận tiên lắm


24

song cũng là giải pháp riêng. Đó không là những bất hợp lý việc vi phạm nguyên tắc
cơ bản của chính tả ngữ âm học, và không gây cản trở hay sự lộn xộn nào do chính tả
Quốc ngữ, thậm chí ngay cả khi dùng chữ Việt trên máy vi tính. 2. Chính tả chữ Việt.
1. Đặc điểm tiếng Việt Tiếng việt là ngôn ngữ phân tiết tính tức là các âm tiết được
tách bạch rõ ràng trong dòng lời nói. Đây chính là điểm khác biệt với các ngôn ngữ
khác như Tiếng Anh, tiếng Nga, ,Pháp *. Vì thế khi viết, các chữ biểu thị âm tiết được
viết rời,tách biệt. Mỗi âm tiếng Việt đều mang một thanh điệu nhất định. Khi viết chữ,
phải đánh dấu nhanh - ghi thanh điệu lên âm chính (hoặc bộ phận chính, đối với âm
chính là nguyên âm đôi) của âm tiết. Khi xác định được kí hiệu ghi âm chính trong
chữ, thì ghi dấu thanh điệu lên trên (hoặc dưới) kí hiệu đó, chẳng hạn: bạn, toán, hòa,

thuế, ... Trong trường hợp có hai ký hiệu biểu thị âm chính là nguyên âm đôi thì ghi
dấu thanh lên kí hiệu có dấu phụ, chẳng hạn: tiến, chiến, quyển, yến, suối, chứa, ... ;
ghi dấu thanh lên kí hiệu thứ hai (Từ trái sang phải) khi cả hai kí hiệu đều có dấu phụ,
chẳng hạn: nước, bưởi, ...; ghi dấu thanh lên kí hiệu đầu tiên (trái sang phải) khi cả hai
kí hiệu không có dấu phụ, chẳng hạn: phía, của, múa, ... 8
9.

Trong chính tả tiếng Việt, mỗi dòng chữ gồm những chữ, mỗi chữ tách riêng ra
là một âm tiết. Khi muốn nói đến mặt chính tả của tiếng “sách” chẳng hạn thì ta dùng
“chữ”; khi muốn nói đến mặt ngữ âm của nó thì ta dùng “âm tiết” (tiếng). Hai cách
gọi tuy khác nhau, nhưng đều chỉ một vật. Thí dụ miêu tả âm tiết “Toán”. * Thí dụ
tiếng Anh: baby (hai âm tiết) ;banana (ba âm tiết) ;television (4 âm tiết) ; .... Trong
chữ “toán”, ta phân biệt hai ,phần: phần thứ nhất (t) gọi là âm đầu hay phụ âm đầu và
phần thứ hai (oán) gọi là vần: trong phần vần (oán), ta có “án” là vần đơn và “o” đệm
vào “án” làm nên âm đệm; trong vần đơn “án”, ta có hai bộ phận là “a” gọi là nguyên
âm chính và “n” gọi là âm cuối. Người ta gọi âm đầu hay âm cuối là vì lí do trước âm
đâu hoặc âm sau âm cuối không thể có một âm gì nữa. Trong vần “oán” còn một bộ
phận nữa mà ta không thể bỏ quên, đó là dấu thanh. Tóm lại, một âm tiết - chữ - tiếng
Việt bao gồm có năm phần: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và dấu thanh (nếu ở
dạng đầy đủ) . Trong năm phần này, có thể có những phần vắng mặt. Chẳng hạn, âm
đầu có thể vắng như “oán” ; âm cuối có thể vắng như “ào” ; âm đệm có thể vắng như
“á”. Tuy nhiên, tuyệt đối có hai phần bao giờ cũng có mặt là nguyên âm chính và dấu
thanh*. Khi trong chính tả không ghi dấu gì thì có nghĩa đó là “dấu không” chứ không
phải là không có dấu. Một âm tiết mất nguyên âm, hoặc dấu của nó thì tan rã, không
được coi là một âm tiết Việt. 2. Một số quy định về chữ viết tiếng Việt. 2.1. Viết theo
nguyên tắc ghi âm Về nguyên tắc, chữ viết ghi âm phải căn cứ trên một cách phát âm.
Mà tiếng Việt thì tồn tại nhiều phương ngữ. Các cách phát âm địa phương có tính bảo
thủ cao và thực tế là chúng đều được tôn trọng. Người Hà Nội vẫn có niềm tự hào với
phát âm “con châu” thay vì “con trâu”. Cũng như vậy, người Sài gòn chẳng bao giờ
mặc cảm khi hỏi “tai đâu?” mà người nghe không biết chỉ vào tai hay đưa tay ra thay

cho câu trả lời. Đặc biệt Đài tiếng nói Việt Nam - cơ quan ngôn luận của Quốc gia
cũng mặc nhiên phát đi bằng cả ba thứ giọng: Hà Nội, Huế và Sài gòn đại diện 9


25

10.

cho ba phương ngữ lớn trên phạm vi cả nước. Thế nhưng về mặt chữ viết, chỉ
cho phép một cách duy nhất dùng để ghi mọi phương ngữ. Vậy đâu là cơ sở cho chữ
viết? Cách viết ấy tôn trọng chuẩn chính tả đã được xác định và được phản ánh về cơn
bản trong Từ điển phổ thông. * Tiếng Việt có sáu dấu thanh: dấu không (ngang), dấu
huyền, dấu ngã, dấu hỏi, dấu sắc và dấu nặng. Nghĩa là chữ viết tiếng Việt căn cứ trên
cách phát âm của người Hà Nội cộng với năm sự phân biệt mà cách phát âm địa
phương này còn đồng nhất nói. Đó là tr/ch ; s/ x ; r/gi/d ; ưu/iu ; ươu/iêu 2.2. viết rời
từng chữ Một âm tiết được ghi bằng một chữ. Viết “Yên Mỹ” chứ không viết “ Yên
Mỹ”. Tuy nhiên trong giao tiếp bằng văn bản , các kiểu chữ viết liền nhau như trên
vẫn tồn tại và được sử dụng đôi khi. Sự cố chấp ấy có thể có hai lý do: Một là, cách
viết đó đơn thuần chỉ mang tính cá nhân: Thư từ, nhật ký, ... Hai là,cách viết đó mang
tính cộng đồng nhưng được nhìn nhận như một địa danh trong các văn bản giao dịch
quốc tế. Thí dụ Hanoi, Pari, London, ... Còn các văn bản khác, nhất là dùng trong nhà
trường, kiểu viết ấy được coi là mắc ba lỗi: không viết rời con chữ, không viết hao âm
tiết thứ hai của tên riêng; không viết dấu phụ và dấu thanh. 2.3. Có dấu thanh cho mỗi
chữ Bất kỳ âm tiết nào của Tiếng Việt cũng phải mang thanh điệu. Nguyên tắc này
triệt để đến mức ngay cả từ vay mượn của tiếng nước ngoài khi đã “gia nhập” cũng
phải tùy tục, mỗi âm tiết cũng phải mang một trong sáu thanh điệu của tiếng Việt. Thí
dụ “cafe” vốn là một từ của tiếng Pháp không có dấu thanh nhưng khi đã trở thành
vốn từ vựng của tiếng Việt là “ cà phê” thì hiển nhiên, tiếng “cà” đã mang thanh
huyền và tiếng “phê” đã mang thanh ngang rồi. Nguyên tắc trên cũng được thể hiện
trên chữ viết. Mỗi chữ đều mang một trong sáu dấu thanh và được thể hiện trên chữ

viết. Dấu thanh thanh có tác dụng 10

11.

khu biệt như một âm vị. Vì thế, trên chữ viết, việc không viết dấu thanh sẽ
khiến người đọc, người nghe lĩnh hội sai (có khi là cố ý, có khi là vô tình) điều mà
người viết định truyền đạt. Thí dụ 1: Khi đến thăm nhà máy cơ khí Gia Lâm, nhìn
hàng chữ ghi: “ NHA MAY CO KH GIA LAM”, Bác thản nhiên đọc: “Nhà máy cơ
khí già lắm”. Vào hội trường, thấy một dòng khẩu hiệu: “HO CHU TICH MUON
NAM”, Người làm bộ mệt mỏi và nói lớn: “ Hồ Chủ Tịch muốn nằm” làm cho đoàn
tháp tùng vừa cười vui vẻ, vừa “ sợ xanh mắt” về bài học chữ nghĩa mà bác vừa dạy
Thí dụ 2: Lệnh cấp trên đưa xuống: “ BAT BAN NGAY” với ý “bắt bắn ngày” nhưng
đã được cấp dưới thừa hành thực thi: “bắt bắn ngay” Thí dụ 3: Trên nóc cao ốc một
khách sạn ở thị xã Cửa lò (Nghệ An) có đắp dòng chữ “MUONG THANH HOTEL” ;
ngồi trên xe ô tô, du khách phải suy luận bở hơi tai mới đoán ra được dó là khách sạn
Mường Thanh. 3. Nguyên tắc kết hợp chính tả tiếng Việt. 3.1. Các chữ cái biểu thị các
phần của âm tiết. 3.1.1. Tất cả các chữ cái ghi phụ âm đầu đều có thể làm kí hiệu ghi
âm đầu của âm tiết. 3.1.2. Tất cả các chữ cái gi nguyên âm đều có thể làm kí hiệu ghi
âm chính của âm tiết. 3.1.3. Hai chữ cái ghi âm đệm là o và u, giữa chúng có sự phân
bố vị trí rõ rệt. 3.1.4. Các kí hiệu: p, t, m, n, c, ng (nh), i (y), u (o) biểu thị các âm cuối
3.2. Sự phân bố vị trí giữa các kí hiệu cùng biểu thị một âm. Một bộ quy tắc kết hợp
hoàn chỉnh, cần thiết, đủ mạnh để loại bỏ khả năng tùy tiện, nước đôi khi viết. Các


×