Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận kiều hối và năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1990 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.14 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
ĐẠIKHOA
HỌC KINH
NGOẠI
TẾTHƯƠNG
QUỐC TẾ
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
==============

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
LUẬN
Đề tài: Kiều hối và năng TIỂU
lực cạnh
tranh quốc tế của Việt Nam
KIỀU HỐI VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC TẾ
CỦA
NAM dẫn:
GIAITS.
ĐOẠN
1990
- 2015
GiảngVIỆT
viên hướng
Nguyễn
Phúc
Hiền
Nhóm thực hiện:Nhóm 1 - Khối 2 - Kinh tế quốc tế

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Phúc Hiền
Nhóm 1 - TCH414(BS/2-1516).1_LT


Hà Nội, tháng 6- 2016
HÀ NỘI, 6/2016

1


Sinh viên thực hiện:
Họ và tên
Lại Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Minh Châu
Phạm Thị Chinh
Nguyễn Thế Cường
Bùi Thị Hảo
Đỗ Thị Hạnh
Nguyễn Thị Thanh Hợi
Nguyễn Thu Thủy
Đào Minh Trang
Lê Ngọc Tuấn

MSSV

1314410035
1314410071
1314410190
1314410215
1314420032

Phần trăm đóng góp
(%)
10%

10%
10%
10%
10%
10%
10%
10%
10%
10%

2


MỤC LỤC

3


1. INTRODUCTION

Kiều hối là gì? Kiều hối là khoản tiền được di chuyển từ những người
đang trú ngụ hay lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương.
Theo WB định nghĩa: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước
ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài,
được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)”.
Thực tế những năm gần đây, trong xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế,
mở rộng xuất khẩu lao động cùng với chính sách quản lý kiều hối được điều
chỉnh theo hướng thông thoáng đã làm cho quy mô của lượng kiều hối gửi về
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng rất đáng kể. Kiều hối đã
và đang là nguồn tài chính quan trọng cho nhiều nước đang phát triển trong

đó có Việt Nam (World Bank 2006, GEP). Số liệu thống kê từ World Bank
và UNCTAD cho thấy, kiều hối là nguồn tài trợ ổn định đôi khi vượt cả viện
trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Dòng kiều hối trở thành một trong những nguồn cung ngoại tệ lớn trong cán
cân thanh toán đã góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia
nói riêng và tác động đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung.
Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, thương mại giữa
các quốc gia ngày càng phát triển, thì câu hỏi là liệu dòng kiều hối mạnh mẽ
đang chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều này có tác động đến năng lực cạnh
tranh quốc tế của Việt Nam hay không? Nếu có thì đây là sẽ là một tác động
tích cực hay tiêu cực? Bởi vậy, nghiên cứu về tác động của kiều hối đến năng
lực cạnh tranh quốc tế của Việt nam trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa vô
cùng quan trọng. Hiểu rõ tác động này sẽ giúp nâng cao nhận thức về ảnh
hưởng của dòng kiều hối, từ đó đưa ra những chính sách hơp lý góp phần
tăng ích lợi và giảm đi những hạn chế.
Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi kiều hối trở thành mối quan
tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà kinh tế. Tuy nhiên các nghiên cứu
4


chỉ tập trung vào tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm
nghèo mà chưa đề cập nhiều đến khía cạnh hạn chế của kiều hối.
Nghiên cứu này sẽ xem xét tác động vĩ mô của kiều hối. Kiều hối như
dòng vốn khác sẽ tác động lên tỷ giá, có thể gọi là “Căn bệnh Hà Lan“. Dòng
kiều hối tăng nhanh dẫn đến sự tăng giá thực của đồng nội tệ. Việc tăng giá
thực của đồng nội tệ nước nhận nhiều kiều hối dẫn đến làm giảm năng lực
cạnh tranh của khu vực sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa cho xuất
khẩu.
Bên cạnh đó kiều hối tăng có thể tác động đến năng lực cạnh tranh
thông qua các cách khác. Kiều hối tăng có thể đi liền với sư tăng lên của một

lượng lớn lao động ra nước ngoài làm cho lực lượng lao động trong nước
giảm. Hơn nữa việc nhận kiều hối tăng có thể dẫn đến giảm nỗ lực lao động
và tăng thời gian nghỉ ngơi làm giảm lượng cung lao động. Việc giảm cung
lao động dẫn đến tăng lương làm tăng chi phí sản xuất và giảm năng lực cạnh
tranh.
2. LITERATURE REVIEW- TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

TRƯỚC ĐÂY
Về câu hỏi lớn rằng kiều hối có tác động như thế nào đến năng lực
cạnh tranh quốc tế của một quốc gia thì hầu hết các lập luận lý thuyết của
IMF (2005), World bank (2005), De Bruyn, T. and Wets, J. (2006) và Chami,
Retal. (2008) đều cho rằng đó là tác động tiêu cực. Cụ thể, dòng kiều hối đổ
vào sẽ làm đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận bị đánh giá cao dẫn đến tính
cạnh tranh thương mại giảm, trình độ công nghệ giảm. Mặt khác, theo ý
tưởng được chính thức ghi nhận đầu tiên của Chami, Retal (2003) và được bổ
sung trong nghiên cứu của Chami, Retal (2008), một lượng kiều hối đáng kể
được chuyển đến quốc gia tiếp nhận có động cơ từ lòng vị tha, đó là khoản
bù đắp cho những thiếu hụt thu nhập của gia đình những người di cư cho
điều kiện kinh tế khó khăn ở quê nhà. Điều này khiến cho người lao động ở
5


quê nhà làm việc ít hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn và làm giảm tổng cung lao động
gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Trong các quốc gia đang phát triển hiện nay, một số nước đã có những
bài nghiên cứu về tác động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế.
Điển hình gần đây nhất phải kể đến 2 bài nghiên cứu:


“Remittances and Competitiveness: the Case of the


Philipphines” của Veronica Bayagos và Karel Jansen (2010): Nghiên cứu
chỉ ra rằng tại Philippines, kiều hối có tác động tích cực lên nhiều biến số
kinh tế như tăng tiêu dùng, đầu tư, năng suất lao động và tăng trưởng kinh
tế. Mặt khác, dòng kiều hối cũng có những tác động tiêu cực điển hình là
sự suy giảm của xuất khẩu và qua đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra tổng cung
lao động giảm chính là một hệ quả quan trọng của việc dòng kiều hối tăng
và đây cũng chính là kênh gây ra “Căn bệnh Hà Lan” và suy giảm năng
lực cạnh tranh.

“Remittances, Dutch disease, and competitiveness: A
Bayesian analysis” của Farid Makhalouf và Mazhar Mughal (2013)
nghiên cứu với trường hợp nền kinh tế Pakistan: nghiên cứu khẳng định
rằng nền kinh tế có dấu hiệu của “Căn bệnh Hà Lan” bởi dòng kiều hối
chảy vào quốc gia. Mặt khác, cầu về dịch vụ và hàng hóa không thương
mại tăng đã đẩy mức giá tương đối nội địa lên cao. Do vậy, hàng xuất
khẩu trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nhập khẩu ngày
càng tăng. Qua đó, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc tế của quốc gia.
Về phía trong nước, những nghiên cứu gần đây của Việt Nam về kiều
hối phải kể đến 4 bài nghiên cứu điển hình: “Đánh giá một số tác động của
kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam” của TS. Đỗ Thị Kim Hảo- Chủ nhiệm
khoa Ngân hàng- Học viện Ngân Hàng (2013) , “Kiều hối và những tác
động đến phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam” của ThS. Nguyễn Thị
Ngọc Loan (2012) , “ Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của ở
6


các nước đang phát triển” của TS. Lê Đạt Chí và Ths. Phan Thị Thanh
Thúy(2014) và nghiên cứu của Nguyễn Đ. Thành (2007) sử dụng kỹ thuật

mô hình hoá cân bằng tổng thể (CGE) để phân tích tác động của kiều hối lên
nền kinh tế Việt Nam. Đặc điểm chung của 3 bài nghiên cứu này là đều bàn
về tác động của kiều hối đến toàn bộ nền kinh tế nói chung , có thể là của
Việt Nam, hoặc rộng ra là các nước đang phát triển; 3 tác giả đều chỉ ra tất
cả những tác động tích cực (đóng góp tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng kinh tế;
bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai; tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm
nghèo) và tiêu cực (áp lực tăng tỷ giá, hiện tượng đô la hóa, rửa tiền) của
dòng kiều hối lên nền kinh tế vĩ mô để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến
nghị chính sách, mà chưa đi sâu vào phân tích tác động của kiều hối lên
năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn
Đ.Thành (2007) chỉ ra rằng ảnh hưởng của kiều hối lên nền kinh tế của các
nước đang phát triển là phức tạp và pha trộn nhiều khuynh hướng khác nhau.
Trong khi hộ gia đình có khuynh hướng thu được lợi ích từ việc tăng thêm
thu nhập, thì ảnh hưởng lên khu vực sản xuất lại không rõ ràng như vậy. Vì
dòng kiều hồi chảy về đủ lớn dễ gây áp lực lên đồng nội tệ và thúc đẩy tiêu
dùng của một số mặt hàng, xuất hiện sự dịchchuyển trong cấu trúc của tổng
cầu và các nhận tố sản xuất được phân bổ lại. Trong bối cảnh Việt Nam, khi
dòng kiều hối tăng nhanh đi kèm với việc hội nhập ngày càng sâu hơn vào
nền kinh tế thế giới, kết quả ước lượng từ nghiên cứu này cho thấy giá của
tất cả các nhân tố đều tăng, trong khi khu vực sản xuất công nghiệp chịu ảnh
hưởng lớn nhất và có khuynh hướng bị thu hẹp (các điều kiện khác không
đổi). Điều này hàm ý rằng ảnh hưởng dài hạn của kiều hối lên mặt cung của
nền kinh tế có thể theo chiều hướng tiêu cực, và có thể lấn át những ảnh
hưởng tích cực mang tính ngắn hạn từ phía cầu nếu kiều hối không được sử
dụng cho các mục đích đầu tư.
Nổi bật nhất trong 4 bài nghiên cứu kể trên chính là bài nghiên cứu “
Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển”
7



(2014) của TS. Lê Đạt Chí và Ths. Phan Thị Thanh Thúy. Hai tác giả đả sử
dụng dữ liệu bảng pannel data và phương pháp GMM để chỉ ra tác động của
kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu có dạng hình
chữ U ngược. Khi tỷ lệ kiều hối trên GDP tương đối thấp sẽ có tác động kích
thích tăng trưởng kinh tế nhưng khi vượt qua ngưỡng thì tác động của kiều
hối trở nên tiêu cực.
Mặt khác, các nghiên cứu tại các nước đang phát triển điển hình là 2
bài nghiên cứu tại Philippines và Pakistan dược đề cập ở trên cũng chỉ ra tác
động thực và đáng quan tâm của kiều hối lên khả năng thương mại. Chính vì
vậy, với trường hợp Việt Nam- cũng là một trong những quốc gia đang phát
triển, nhóm nhận thức được tầm quan trọng của việc cần có bài đánh giá tác
động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam hiện nay và
quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài này.
3. THỰC TRẠNG DÒNG KIỀU HỐI, REER VÀ XUẤT KHẨU VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 1995-2015.
Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng kiều hối
chuyển về nhiều nhất trên thế giới với sự đóng góp của gần 4 triệu Việt kiều
sống trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng vạn người lao động xuất
khẩu. Năm 2013,Thống kê được Ngân hàng thế giới (WB) công bố, Việt
Nam lọt vào top 10 quốc gia được đón dòng sóng kiều hối nhiều nhất với
lượng kiều hối đạt tới 11 tỷ USD .Trong năm 2015, theo Ngân hàng Thế giới
(WB), Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỉ USD, đứng thứ 11 thế
giới, tăng nhẹ so với con số 12 tỉ USD của năm 2014, còn xét trong khu vực
Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và
Philippines. Và gần đây nhất, theo đánh giá của (WB), trong ấn bản
“Migration and remittances factbook 2016” về di cư và kiều hối của các
quốc gia trên thế giới, Việt Nam vẫn giữ được vị trí thứ 11 trên thế giới về
lượng kiều hối, trong đó, xét khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam
đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines.

8


Tất cả điều trên thực sự đã đem đến cho chúng ta những con số ấn
tượng về thực trạng kiều hối Việt Nam. Và để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng
ta hay cùng xem đồ thị “Diễn biến lượng kiều hối chảy vào Việt Nam giai
đoạn 1995-2015” dưới đây:

Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF
Quay ngược lại lịch sử những năm 1980, kiều hối chảy vào Việt Nam
chủ yếu từ các nước Mỹ, Canada, Úc và Pháp. Những người Việt ra đi khi
chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào 4/1975, hay sau đó cuối những năm 1970 và
cuối những năm 1980 trong các chương trình ra đi được chính phủ Việt Nam
cho phép. Riêng ở Pháp, cộng đồng người Việt hình thành từ thời kỳ thuộc
địa đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và thứ hai. Nhưng từ khi có cải
cách đổi mới vào đầu những năm 1990, kiều hối bao gồm cả tiền gửi của
chuyên gia lao động ở châu Phi, lao động xuất khẩu, và người đi học tập ở
nước ngoài gửi về.
Trước 1990, kiều hối được chuyển theo con đường không chính thức
nên không có con số thống kê. Chỉ từ năm 1991, khi có các tổ chức chuyển
kiều hối chính thức thành lập mới có con số thống kê rõ ràng. Do vậy, nhóm
quyết định chọn giai đoạn 1995-2015 làm giai đoạn nghiên cứu.
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy, trong 21 năm qua (1995-2015), dòng
kiều hối chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về lượng lẫn tốc độ:


Về lượng: Năm 1995, lượng kiều hối Việt Nam chỉ là 0.285

tỷ USD thì đến 2015 con số này đã là 12.25 tỷ USD – tăng xấp xỉ 43 lần.
Trung bình cả giai đoạn, lượng kiều hối là khoảng 5 tỷ USD và từ năm

2015 trở về đây thì lượng kiều hối chưa bao giờ dưới 8 tỷ USD. Và với xu
hướng hiện nay, thì ta thấy kiều hối chỉ ngày càng tăng chứ không thể sụt
giảm.


Về tốc độ: Nhìn vào độ dốc của biểu đồ (độ dốc ngày càng

lớn), chúng ta cũng đã thấy được tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của
9


kiều hối về Việt Nam qua các năm. Cụ thể, với mức tăng trưởng ngoạn
mục lên tới 39%/năm giai đoạn 1995-2015, tốc độ tăng trưởng kiều hối là
con số ấn tượng mà không một biến số kinh tế nào có thể đạt được. Năm
2000, lượng kiều hối gửi về là 1,75 tỷ USD, đến năm 2005, con số này đã
tăng lên là 3,8 tỷ USD (tăng 117% so với năm 2000). Đến năm 2008, mặc
dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, nhưng lượng kiều hối gửi về Việt
Nam không những không bị suy giảm mà còn tăng vọt lên ở mức 7,2 tỷ
USD( tăng 311% so với năm 2000). Và từ năm 2010 đến nay, với đà phục
hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với
giá trị ngày càng lớn, 8 tỷ USD (2010) – 12.25 tỷ USD(2015).
Kiều hối là 1 trong 2 nguồn vốn (cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn từ bên
ngoài vào Việt Nam.
Để hiểu rõ hơn vai trò của dòng kiều hối , ta cùng so sánh nó với các
dòn vốn khác chảy vào Việt Nam, cụ thể là dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI và dòng vốn vay ODA.

BẢNG: CÁC DÒNG VỐN CHẢY VÀO VIỆT NAM
Đơn vị: tỷ USD

Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

Kiều Hối
0.285
0.469
0.400
0.950
1.200
1.757
1.820
2.200
2.600
3.000
3.800
4.500

FDI
2.556

2.714
3.115
2.367
2.335
2.414
2.451
2.591
2.650
2.853
3.309
4.100

ODA
0.835
0.936
0.998
1.177
1.429
1.681
1.432
1.281
1.772
1.846
1.913
1.845
10


2007
2008

2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015

5.500
7.200
6.283
8.260
9.000
9.800
11.000
12.000
12.250

8.030
11.500
10.000
11.000
11.000
10.460
11.510
12.350
14.500

2.511
2.552

3.732
2.945
3.617
4.112
4.081
4.362
3.500
Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF
Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF

Nhìn vào bảng “các dòng vốn chảy vào Việt Nam” và đồ thị “diễn
biến các dòng vốn vào Việt nam” giai đoạn 1995-2015, ta có thể thấy được
khả năng đóng góp đảng kể của dòng kiều hối vào Việt Nam so với FDI và
ODA. Trong năm 2004-2006, giá trị của kiều hối còn tăng vượt so với FDI.
Còn so với FDI, kiều hối luôn có giá trị lơn hơn nhiều và khoảng cách giữa 2
dòng vốn này còn ngày càng tăng lên. Tính đến nay, năm 2015, kiều hối chỉ
đứng sau FDI (thấp hơn khoảng 2 tỷ USD) còn gấp tới 3.5 lần ODA (12.25
tỷ USD Kiều hối – 3.5 tỷ USD ODA).
Không những có giá trị lớn, kiều hối còn là dòng vốn vào có tính ổn
định cao nhất so với các dòng vốn khác. Với đặc tính này, kiều hối tạo ra cơ
chế ổn định hóa biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế.
Một khía cạnh khác, với lượng ngoại tệ chảy vào ngày càng lớn theo
con đường kiều hối như hiện nay ắt hẳn sẽ gây nên một số tác động với tỷ
giá hối đoái của VND so với các đồng tiền khác, và rất có thể nền kinh tế
Việt Nam sẽ phải đối mặt với “Căn bệnh Hà Lan” (Dòng kiều hối tăng
nhanh dẫn đến sư tăng giá thực của đồng nội tệ. Việc tăng giá thực của đồng
nội tệ dẫn đến làm giảm năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất hàng hóa,
đặc biệt là hàng hóa cho xuất khẩu) như chúng ta đã nhắc đến ở trên. Chúng
ta hãy nhìn qua biểu đồ dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về mối quan
11



hệ giữa dòng kiều hối và tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn
1995-2015:

Trong khi lượng kiều hối có xu hướng tăng, thì tỷ giá thực đa phương lại
có xu hướng giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Điều này là đúng với lý
thuyết bởi kiều hối tăng - cung ngoại tệ tăng sẽ làm đồng nội tệ lên giá, bởi
vậy tỷ giá giảm. Vậy liệu điều này có thể khiến cho năng lực cạnh tranh
quốc tế của Việt Nam giảm đi do hàng hóa Việt Nam xuất khẩu trở nên đắt
đỏ hơn so với thế giới?
Chúng ta cùng tiếp tục xem xét mối tương quan về xu hướng tăng/giảm
của dòng kiều hối/GDP và cán cân thương mại BOT/GDP của Việt Nam giai
đoạn 1995-2015.
Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF
Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy rằng lượng kiều hối/GDP có xu hướng
tăng qua các năm, nhưng ngược lại, tỷ lệ BOT/GDP lại có xu hướng biến
động mạnh và đặc biệt là luôn ở trong tình trạng thâm thụt, nhất là giai đoạn
2007-2008. Ở đây, ta đặt thêm hoài nghi về tác động của kiều hối lên năng
lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực thương mại. Như đã nói ở đồ thị
xu hướng tỷ giá thực và kiều hối bên trên, tỷ giá thực có xu hướng giảm và
đặc biệt sau năm 2010 (năm được lấy làm gốc để tính tỷ giá) thì tỷ giá thực
còn có xu hướng giảm mạnh hơn (xuống đến thấp hơn 80 đơn vị). Và việc tỷ
giá giảm, đồng nội tệ lên giá như vậy khiến cho giá tương đối của hàng hóa
nước ta tăng dẫn đến xuất khẩu giảm, gia tăng thâm hụt cán cân thương mại.
Bởi vậy mà BOT suốt giai đoạn vừa qua luôn trong tình trạng âm như đồ thị
thể hiện. Hơn nữa, ta có thể thấy cán cân thương mại của Việt Nam bị tổn
thương nhiều nhất vào giai đoạn 2007-2008, lý do bởi cùng với các dòng
vốn ngoại tệ chảy vào qua con đường FDI, FII và ODA, lượng kiều hối chảy
vào lớn lên đến 7.2 tỷ USD đã làm gia tăng hơn nữa cung ngoại tệ trong thời

12


kỳ khủng hoảng kinh tế, khiến nhập khẩu tăng mạnh mẽ từ đó thêm thâm hụt
thương mại. Đồng thời, trong giai đoạn 2007-2008 kiều hối mang tính đầu
cơ nhiều, bởi vì nó không tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu
cơ vào chứng khoán, bất động sản, góp phần tạo ra cơn sốt thái quá trong hai
lĩnh vực này, đồng thời gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế, tỷ giả thực
giảm, cán cân thương mại thâm hụt theo.
Vậy là dường như, ta có thể kết luận được về mối tương quan giữa 3
biến số này: kiều hối tăng dẫn đến tỷ giá thực giảm, tỷ giá thực giảm dẫn đến
xuất khẩu giảm, cán cân thương mại giảm và do vậy, kiều hối tăng dẫn đến
xuất khẩu giảm.
4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
4.1.
DATA- Cách tìm số liệu

Mục tiêu của nhóm là tính tỷ giá danh nghĩa đa phương NEER và tỷ
giá thực đa phương REER. Do vậy, theo như cách tìm đã trình bày ở trên thì
nhóm phải tìm được số liệu trong giai đoạn 1995 - 2015 về: danh sách các
nước là đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam với điều kiện tổng giá
trị xuất nhập khẩu của các nước phải chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu Việt Nam, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền các nước trên với đồng
tiền Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội GDP của các nước trên, chỉ số giá
tiêu dùng CPI của Việt Nam và các nước.
Ngoài ra, để dành cho việc chạy mô hình kinh tế lượng ở phần sau thì
nhóm còn cần tìm số liệu về chỉ số lạm phát, cán cân thương mại, kiều hối
và vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam trong giai đoạn 1995
-2015.
Sau đây, nhóm sẽ trình bày cách tìm số liệu các chỉ số trên:

a. Tìm đối tác thương mại chiến lược

Nhóm tra trên trang:
/> />
13


(Identify the number of trading partners (imports plus exports >
80% the total): possibly change every year
Identify the traded weight depend on the percentage of the total
trading partner: change every year (sum = 1)
Sau khi tra thông tin, nhóm quyết định chọn ra 12 lãnh thổ là đối tác
thương mại chiến lược của Việt Nam thỏa mãn các điều kiện cần có bao
gồm: Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc,
Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia.
b. Số liệu tỷ giá

Nhóm tra trên trang:

Oanda.com Có Vị Trí Xếp Hạng #3,194 và Google PageRank Là
8/10.Có 0 Backlinks. Ước Tính Giá Trị được 81,777,717,600 VND
c. Số liệu GDP, BOT, Lạm phát, ODA, CPI

Nhóm lấy tại database: World Development Indicators:
/>d. Số liệu Kiều hối

Lấy từ Báo cáo thống kê của IMF
Trang web: />*Chú ý: Riêng số liệu về Đài Loan thì nhóm tìm trên trang web của
Chính phủ Đài Loan do World Bank không phân tách số liệu của Đài Loan
ứng với như một quốc gia riêng rẽ.

4.2.

Mô hình
Trong phần này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu thực nghiệm tác động

của dòng kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam bằng cách
sử dụng phương pháp hồi qui OLS trong phầm mềm Stata. Theo đó chúng
tôi chọn biến như sau:

14


Các biến
Biến phụ

Tên biến
Tỷ giá thực đa phương

Ký hiệu
Reer

Đơn vị
Không

thuộc (Y)
Biến độc lập

Tỷ lệ kiều hối trên GDP

KieuhoiperGDP


%

(X1)
Biến độc lập

Cán cân thương mại trên

Botpergdp

%

(X2)
Biến độc lập

GDP
Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước

Fdipergdp

%

(X3)
Biến độc lập

ngoài trên GDP
Tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính

Odapergdp


%

(X4)
Biến độc lập

thức trên GDP
Chi tiêu chính phủ trên GDP

Chitieucppergdp

%

(X5)
Biến độc lập

Tỷ lệ lạm phát

Lamphat

%

(X6)
 X1 = kieuhoipergdp. Khi kiều hối tăng ngoại tệ đổ vào nước ta tăng, cung

ngoại tệ tăng làm cầu ngoại tệ tăng đáp ứng lượng cung ngoại tệ, nội tệ
tăng giá ngoại tệ giảm giá, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại.
 X2 = botpergdp. Khi cán cân thương mại thặng dư, cung ngoại tệ tăng làm
cầu ngoại tệ tăng đáp ứng lượng cung ngoại tệ, nội tệ tăng giá, ngoại tệ
giảm giá, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại.
 X3 = fdipergdp, X4 = odapergdp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc

hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tăng, ngoại tệ đổ vào nước ta tăng,
cung ngoại tệ tăng làm cầu ngoại tệ tăng đáp ứng lượng cung ngoại tệ, nội
tệ tăng giá ngoại tệ giảm giá, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại.
 X5 = chitieucppergdp: Chi tiêu của chính phủ tăng, làm tăng chi tiêu hàng
hóa trong nước dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, tỷ giá thực đa
phương giảm và ngược lại.
 X6 = lamphat. Lạm phát cao làm tăng lãi suất tương đối của tiền gửi ngoại
tệ so với nội tệ và dẫn đến giảm giá của đồng nội tệ, tỷ giá thực đa
phương tăng và ngược lại.
15


Các biến kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển
chính thức, cán cân thương mại và chi tiêu chính phủ đều được tính %
theo GDP của nền kinh tế Việt Nam. Mục đích của việc này nhằm:
-

Nhất quán về đơn vị đo lường của các biến trong mô hình(%).
Giúp phản ánh chân thực, chính xác tác động của từng biến tới quy mô
của nền kinh tế (phản ánh qua GDP) và năng lực cạnh tranh của nước ta.
4.3.
Kết quả mô hình
Kết quả chạy mô hình:

. reg reer kieuhoipergdp botpergdp fdipergdp odapergdp chitieucppergdp lamphat
Source

SS

df


MS

Model
Residual

2395.85343
236.341581

6
14

399.308906
16.8815415

Total

2632.19502

20

131.609751

reer

Coef.

kieuhoipergdp
botpergdp
fdipergdp

odapergdp
chitieucppergdp
lamphat
_cons

-2.574823
-1.578545
-4.079899
7.531839
.1632149
.2995275
104.5059

Std. Err.
.9611095
.2253487
.8312318
1.740785
.6850266
.2305214
21.22021

Number of obs
F( 6,
14)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared
Root MSE


t
-2.68
-7.00
-4.91
4.33
0.24
1.30
4.92

P>|t|
0.018
0.000
0.000
0.001
0.815
0.215
0.000

=
=
=
=
=
=

21
23.65
0.0000
0.9102
0.8717

4.1087

[95% Conf. Interval]
-4.636198
-2.061869
-5.862714
3.798225
-1.306021
-.1948916
58.99311

-.5134484
-1.09522
-2.297084
11.26545
1.632451
.7939467
150.0188

Hàm hồi quy tổng thể biểu diễn mối qua hệ phụ thuộc giữa biến phụ
thuộc và các biến độc lập :
Reer = β0+ β1* kieuhoipergdp + β2*botpergdp + β3*fdipergdp +
β4*odapergdp + β5*chitieucppergdp + β6*lamphat + ui

16


Sau khi chạy bằng phương pháp OLS, phương trình hồi quy mẫu của
mô hình thu được là:
Reer = 104.5059 - 2.574823* kieuhoipergdp - 1.578545*botpergdp 4.079899*fdipergdp + 7.531839*odapergdp + 0.1632149*chitieucppergdp

+ 0.2995275*lamphat + ui
Phân tích kết quả hồi quy:
 Prob > F = 0.0000 < 0.1 chứng tỏ mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức ý

nghĩa 10%.
 Hệ số xác định R-square = 0.9102 cao, thể hiện tỷ lệ phần trăm thay đổi
tỷ giá thực đa phương được giải thích bởi các biến độc lập gồm tỷ lệ kiều
hối trên GDP, cán cân thương mại trên GDP, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên GDP, tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP, chi tiêu chính
phủ trên GDP và tỷ lệ lạm phát.
Nhìn vào kết qủa hồi quy OLS ta thấy:
 Hệ số P-value của các biến tỷ lệ kiều hối trên GDP, cán cân thương mại
trên GDP, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, tỷ lệ hỗ trợ phát
triển chính thức trên GDP đều nhỏ hơn 0.1 chứng tỏ các biến độc lập này
có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê tới tỷ giá thực đa phương ở mức ý
nghĩa 10%.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình:
• = 104.5059 có ý nghĩa là: khi các biến độc lập có giá trị bằng 0 trong điều
kiện các yếu tố các không đổi thì tỷ giá thực đa phương là 104.5059.
• = - 2.574823 có ý nghĩa là:
+ Tỷ lệ kiều hối trên GDP có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến tỷ giá
thực đa phương.
+ Tỷ lệ kiều hối trên GDP càng tăng thì tỷ giá thực đa phương càng giảm.
+ Dựa vào kết quả của mô hình hồi qui trên một 1 mẫu cụ thể cho thấy, tỷ lệ
kiều hối trên GDP cứ tăng 1% thì tỷ giá thực đa phương giảm 2.574823 đơn
vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
• = - 1.578545 có ý nghĩa là:
+ Cán cân thương mại trên GDP có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến tỷ
giá thực đa phương.
+ Cán cân thương mại trên GDP càng tăng thì tỷ giá thực đa phương càng

giảm.
17


+ Dựa vào kết quả của mô hình hồi qui trên một 1 mẫu cụ thể cho thấy, cán
cân thương mại trên GDP cứ tăng 1% thì tỷ giá thực đa phương giảm
1.578545 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
• = - 4.079899 có ý nghĩa là:
+ Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP có ảnh hưởng mang ý nghĩa
thống kê đến tỷ giá thực đa phương.
+ Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP càng tăng thì tỷ giá thực đa
phương càng giảm.
+ Dựa vào kết quả của mô hình hồi qui trên một 1 mẫu cụ thể cho thấy, tỷ lệ
đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP cứ tăng 1% thì tỷ giá thực đa phương
giảm 4.079899 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
• = 7.531839 có ý nghĩa là:
+ Tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP có ảnh hưởng mang ý nghĩa
thống kê đến tỷ giá thực đa phương.
+ Tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP càng tăng thì tỷ giá thực đa
phương càng giảm.
+ Dựa vào kết quả của mô hình hồi qui trên một 1 mẫu cụ thể cho thấy, tỷ lệ
hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP cứ tăng 1% thì tỷ giá thực đa phương
tăng 7.531839 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
4.4.
Kiểm định giả thiết của mô hình
a. Kiểm định đa cộng tuyến
Khi phân tích bất kỳ một bảng số liệu kinh tế lượng nào, chúng ta đều
phải phân tích mối quan hệ giữa các biến, để xác định hệ số tương quan giữa
chúng, và quan trọng hơn, là để xem xét xem các biến trong mô hình có xảy
ra hiện tượng đa cộng tuyến hay không.

Ta sử dụng nhân tử phóng đại của phương sai VIF. Dùng lệnh vif.
Nếu |vif|> 10 thì mô hình mắc bệnh đa cộng tuyến.
Ta thu được kết quả như sau:

18


. vif
Variable

VIF

1/VIF

kieuhoiper~p
fdipergdp
chitieucpp~p
odapergdp
botpergdp
lamphat

3.71
3.64
3.01
2.80
2.12
2.11

0.269575
0.275067

0.332352
0.356641
0.472221
0.474398

Mean VIF

2.90

Từ bảng trên ta thấy |vif| = 2.90 < 10 => Mô hình không mắc bệnh đa
cộng tuyến.
b. Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Ta sử dùng kiểm định White:
. imtest, white

White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity
chi2(20)
Prob > chi2

=
=

21.00
0.3971

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test

Source


chi2

df

p

Heteroskedasticity
Skewness
Kurtosis

21.00
7.52
1.09

20
6
1

0.3971
0.2757
0.2954

Total

29.61

27

0.3319


Ta thấy Prob > chi2 = 0.3971 > 0.1 => Mô hình không có hiện tượng
phương sai sai số thay đổi ở mức ý nghĩa 10%.
5. Đánh giá tác động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc gia dựa

trên thực trạng và nghiên cứu thực nghiệm
Điều đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng kết quả nghiên cứu thực
nghiệm hoàn toàn trùng khớp với thực trạng ta mô tả ban đầu cũng như lý
thuyết.
19


Theo kết quả của mô hình thực nghiệm, kiều hối/GDP có mối quan hệ
tỷ lệ nghịch với tỷ giá thực đa phương REER. Điều này hoàn toàn đúng với
những gì ta đã thấy trong đồ thị diễn biến kiều hối và tỷ giá thực đưa ra ở
phần thực trạng bên trên. Đồng thời, nó cũng phù hợp với lý thuyết kinh tế
bởi, kiều hối của Việt Nam hiện nay vẫn được chuyển vào nước ta dưới
dạng ngoại tệ đặc biệt là đô la Mỹ, do vậy, việc lượng kiều hối tăng cũng
đồng nghĩa với cung ngoại tệ tăng, nội tệ VND lên giá hay tỷ giá thực
giảm.
Hơn nữa, để nói về việc lượng ngoại tệ chảy vào nước ta gây thực
trạng tỷ giá thực giảm liên tiếp trong những năm gần đây, đặc biệt là sau
năm 2010 (năm gốc), ta phải kể đến tác động gián tiếp của việc thi hành
chính sách tỷ giá không hiệu quả của ngân hàng nhà nước Việt Nam: Cho
tới nay, Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh trong cơ chế tỉ giá kể từ khi xóa
bỏ cơ chế tập trung quan liệu bao cấp. Tuy nhiên, về cơ bản thì các thay đổi
này đều xoay quanh chế độ neo tỷ giá theo USD. Trong đó, tỷ giá chính
thức và biên độ dao động có sự thay đổi trong từng giai đoạn do những tác
động cả bên trong lẫn bên ngoài. Và sau khi các tác động (suy thoái, bùng
nổ kinh tế) được kiểm soát thì chế độ tỷ giá lại quay trở về chế độ tỷ giá cố

định hoặc neo tỷ giá có điều chỉnh. Để có cái nhìn rõ hơn, ta cũng nhìn vào
bảng cơ chế tỷ giá của Việt Nam sau:

Bảng “Cơ chế tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1994-2014”
Thời gian

Cơ chế tỷ giá áp

1994-

dụng
Neo cố định

1996

Đặc điểm chế độ tỷ giá thực tế
Tỷ giá hối đoái chính thức giữ ở
mức 11.100 (USD/VND)
20


1997-

Neo tỷ giá với

Biên độ tỷ giá tại các NHTM : +/-

1998

biên độ được điều 7%


1999-

chỉnh
Neo cố định

Tỷ giá hối đoái chính thức giữ ở

2000
2001-

Neo tỷ giá có

mức 14.000 (USD/VND)
Tỷ giá hối đoái chính thức điều

2007

điều chỉnh

chỉnh dần từ mức 14.000
(USD/VND) lên 16.100
(USD/VND) năm 2007
Tỷ giá hối đoái chính thức điều

2008-

Neo tỷ giá với

2014


biên độ được điều chỉnh dần lên 16.500 (USD/VND)
chỉnh

vào đầu năm 2008, và sau đó lên
20.693(USD/VND) (02/2011). Suốt
từ cuối 2011 đến 28/06/2013 giữ cố
định ở mức 20.828 (USD/VND). Và
lên đến 21.45 (USD/VND) vào
07/01/2015.
Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Chính vì sự luôn cố gắng kiểm soát tỷ giá danh nghĩa của Ngân hàng
nhà nước mà sự gia tăng ngoại tệ từ các dòng vốn từ nước ngoài chảy vào
sẽ tác động trực tiếp đến tỷ giá thực đa phương REER làm cho tỷ giá có xu
hướng giảm (như thực trạng mô tả). Ngược lại, nếu thực hiện chính sách tỷ
giá linh hoạt, thì khi cung ngoại tệ tăng thì tỷ giá danh nghĩa cũng được
điều chỉnh theo, từ đó sẽ gây bớt áp lực về giảm tỷ giá thực hơn.
Thêm vào đó, nhìn lại một nghiên cứu gần đây nhất mà đã được nhắc
trong phần tổng quan các nghiên cứu trước đây: “Tác động của kiều hối
đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển” (2014) của TS.Lê Đạt Chí và
Ths.Phan Thị Thanh Thúy, Nghiên cứu trên áp dụng cho 29 quốc gia đang
phát triển giai đoạn 2000-2011 trong đó có Việt Nam cho thấy tác động của
biến kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này có đồ thị dạng
hình chữ U ngược. Nghiên cứu của nhóm gói gọn trong quốc gia là Việt
21


nam từ năm 1995 đến năm 2015 chỉ ra được với trường hợp của nước ta
trong giai đoạn này, ta đang ở phía bên phải của đồ thị: dòng kiều hối chảy

làm suy giảm năng lực cạnh tranh. Cũng có thể tác động tiêu cực này chưa
lớn, mới chỉ bắt đầu chuyển sang phần đồ thị bên phải này, nhưng lượng
kiều hối với quy mô ngày càng khổng lồ mỗi năm như hiện nay thì tình
hình hoàn toàn có thể trở nên xấu đi hơn nữa. Cụ thể, chúng ta sẽ bị ảnh
hưởng bởi “Căn bệnh Hà Lan”: đồng nội tệ sẽ tiếp tục bị lên giá thực trầm
trọng gây xói mòn năng lực cạnh tranh của khu vực thương mại; lượng kiều
hối chuyển về lớn khiến cho người lao động ở quê nhà có tâm lý trở nên “ỷ
lại”, nghỉ ngơi, không làm việc làm giảm tổng cung lao động quốc gia, gây
áp lực tăng giá lao động từ đó tăng chi phí sản xuất, tăng giá hàng hóa, gián
tiếp tác động tiêu cực đến khả năng thương mại quốc tế.
Phải nói rằng, thông thường các nước đang phát triển, như VN, bị
thiếu ngoại tệ, thâm thủng cán cân thương mại liên tiếp qua nhiều năm dẫn
đến áp lực về cung ngoại tệ càng lớn và nếu nhìn rộng ra là sự gia tăng
thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Nguồn ngoại tệ dồi dào như kiều hối
luôn được hi vọng cho việc bù đắp cho thiếu hụt này, bù đắp cho sự căng
thẳng trên thị trường ngoại hối, và làm lành mạnh hơn cán cân thanh toán
quốc tế. Và thực tế thì kiều hối cũng đã thành công được phần nào, minh
chứng ở việc có những giai đoạn, dù cán cân thương mại vẫn thâm hụt do
tình trạng nhập siêu liên tiếp nhưng sự thâm hụt này cũng được giảm bớt.
Như vậy kiều cũng thể hiện vai trò của mình trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Thế nhưng, để nói về năng lực cạnh tranh thực sự trong thương mại thì việc
giảm tỷ giá có tác động trực tiếp, gần và mạnh mẽ do tương quan giá cả là
vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như năng lực cạnh tranh
trên trường quốc tế của một quốc gia. Việt Nam chúng ta, một trong hàng
loạt các quốc gia đang phát triển cũng có trình độ phát triển tương đối
tương đồng và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chúng ta ( Thái Lan,
Malaysia, Philippines...vv..), việc tỷ giá thực giảm sẽ khiến cho những mặt
hàng xuất khẩu của chúng ta đặc biệt là nông sản: gạo, cà phê, tiêu hay
22



thủy hải sản: tôm sú, cá tra, cá basa sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh nghiêm
trọng trong thương mại quốc tế, bởi các nước bạn giá hàng hóa rẻ không
kém thậm chí là hơn chúng ta mà hàng hóa lại tương tự.
6. Kết luận và giải pháp chính sách

Kiều hối là một nguồn ngoại tệ ngày càng tăng và tương đối ổn định,
ngay cả khi có cuộc khủng hoảng kinh tế, so với những nguồn tài chính
khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI và tiền viện trợ ODA. Thông qua
cả phân tích thực trạng lẫn phân tích thực nghiệm bằng cách chạy hồi quy
OLS tác động của kiều hối/gdp lên tỷ giá thực đa phương đều cho chúng ta
chung một kết quả về mối quan hệ tỷ lệ nghịch của lượng kiều hối và lượng
tỷ giá thực của Việt Nam giai đoạn 1995-2015. Tóm lại, về tổng thể đối với
trường hợp của Việt Nam hiện nay, kiều hối đã gây tác động tiêu cực lên
năng lực cạnh tranh quốc tế của quốc gia: giảm tỷ giá thực đa phương,
giảm xuất khẩu, thâm hụt cán cân thương mại – “Căn bệnh Hà Lan”. Rõ
ràng, nguồn ngoại tệ dưới dạng kiều hối dồi dào là vậy, ổn định là vậy được
hi vọng rất nhiều rằng sẽ bù đắp những thiếu hụt trong dự trữ ngoại tệ của
Việt Nam hiện nay và sẽ có những tác động tích cực lên nền kinh tế vĩ mô
như: tăng trưởng kinh tế, tăng chi tiêu hộ gia đình, tăng đầu tư, cải thiện
cuộc sống của người nhà nhận khoản kiều hối từ người thân nước ngoài …
vv… Thế nhưng, những tác động tiêu cực của kiều hối lên năng lực cạnh
tranh lại là một vấn đề lớn mà chúng ta không thể bỏ qua. Do vậy, chúng ta
phải nhìn nhận cả những mặt tích cực cũng như tiêu cực của dòng ngoại tệ
này để đưa ra những chính sách phù hợp, sao cho thu hút cũng như sử dụng
nguồn kiều hối này một cách hiệu quả nhất.
Sau đây là một số giải pháp nhóm đưa ra:
 Về phía Chính phủ:

Chính sách của Đảng và Nhà nước nên cởi mở, thông thoáng, khuyên

khích và tạo điều kiện cho kiều bào ở nước ngoài gửi tiền về giúp gia đình,
đáp ứng nguyện vọng, lợi ích chính đáng của kiều bào như xem xét vấn đề
23


thị thực xuất nhập cảnh, mở rộng đối tượng bảo lãnh hồi hương, rút ngắn
thời gian giải quyết thôi quốc tịch và xem xét khả năng cho phép kiều bào
có hai quốc tịch
Tạo khuôn khổ pháp lí nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân,
trí thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh.
Thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều
hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực con người như giáo dục và
sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài
hạn cho đất nước. Chẳng hạn, có thể nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của
một số quốc gia về các chính sách hướng các dòng kiều hối vào các chương
trình phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).
Thành lập các quỹ kiều hối cho các doanh nhân, thu hút các dòng kiều
hối đầu tư vào những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên,
kinh nghiệm thực tế tại các quốc gia cũng chỉ ra rằng, các chính sách không
nên mang tính hình thức hoặc những can thiệp hành chính mà nên theo
hướng tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi về cơ sở hạ tầng như giao thông,
điện nước, viễn thông, cải cách thủ tục hành chính,… sẽ có tác động tích
cực hơn trong việc thu hút kiều hối vào các hoạt động đầu tư có hiệu quả.
Bên cạnh ñó, việc tạo lập một hạ tầng tài chính vững mạnh với các tổ chức
tài chính hoạt động an toàn hiệu quả, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài
chính cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu
quả các dòng kiều hối.
- Đối với chính sách tài khóa, khi có sự gia tăng các dòng vốn vào,
chính phủ cần nhanh chóng và kiên quyết trong việc hạn chế chi tiêu, giảm
bớt tác động lên tổng cầu và áp lực gây lạm phát

 Về phía Ngân hàng Nhà nước

- Thực hiện chính sách tỷ giá nới lỏng hơn . Bởi, đối với chính sách tỷ
giá, như đã phân tích ở trên, chính sách theo đuổi tỷ giá danh nghĩa cứng
nhắc làm trầm trọng thêm rủi ro tỷ giá. Hơn nữa, việc duy trì tỷ giá danh
nghĩa buộc chính sách tiền tệ phải chạy theo sự tăng giảm của dòng vốn
24


nước ngoài, làm cho ngân hàng nhà nước mất tự chủ trong việc điều hành
chính sách tiền tệ. Với chính sách tỷ giá linh hoạt hơn, khi các dòng vốn
vào gia tăng, tỷ giá danh nghĩa giữa VND và USD có thể biến động theo
chiều hướng tăng giá danh nghĩa VND, giảm bớt áp lực gây lạm phát đồng
thời củng cố niềm tin của công chúng đối với đồng bản tệ. Ngược lại, trong
điều kiện hiện tại, khi VND đang có nguy cơ giảm giá, việc áp dụng chính
sách tỷ giá linh hoạt hơn sẽ giảm bớt áp lực làm giảm dự trữ ngoại tệ do
ngân hàng nhà nước phải can thiệp thị trường. Thêm vào đó, chính sách tỷ
giá linh hoạt hơn sẽ có tác dụng làm tăng tính độc lập và hiệu quả của
chính sách tiền tệ trong việc ổn định giá cả đồng thời tạo điều kiện phát
triển thị trường ngoại hối. Mặt khác, với chính sách tỷ giá linh hoạt hơn,
tạo điều kiện cho tỷ giá có thể biến động sẽ tạo ra những thay đổi lên xuống
giá trị đồng nội tệ và do đó có tác dụng hạn chế các dòng vốn vào ngắn hạn
có tính đầu cơ, đồng thời sẽ làm cho các chủ thể kinh tế (các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu, các ngân hàng,…) nhận thức đầy đủ hơn về nguy cơ rủi ro
tỷ giá và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro thích hợp.
- Điều hành tỷ giá và quản lí ngoại tệ đảm bảo cân đối hài hòa cung
cầu ngoại tệ, tăng tính thanh khoản cho thị trường ngoại tệ và thúc đẩy xuất
khẩu, hạn chế nhập siêu.
- Đảm bảo lãi suất tiền gửi nội tệ đủ sức hấp dẫn, khuyến khích nhận
kiều hối chuyển sang nội tệ gửi vào ngân hàng tại Việt Nam.

- Chính sách mở rộng cho vay vốn tạo điều kiện cho lao động Việt
Nam đi xuất khẩu lao động nước ngoài và khuyên khích mọi thành phần
kinh tế mở rộng thị trường xuất khẩu, địa bàn hoạt động kinh doanh trong
và ngoài nước.

25


×