Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hay nói cách khác là người chưa thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.29 KB, 9 trang )

Lời mở đầu
Trong tình hình xã hội ngày càng phức tạp, tội phạm chưa thành niên là một hiện
tượng thực tế, tồn tại trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, tình trạng người
chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam diễn biến rất phức tạp. Xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, làm cho lứa tuổi này thực hiện
những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Gây ra những bất ổn bề chính trị, trật tự xã
hội.
Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và lý luận, đánh giá được thực tiễn các hành vi nguy
hiểm cho xã hội của người dưới 18 tuổi. Với tính chất mà mức độ nguy hiểm ngày
càng cao về hành vi phạm tội của lứa tuổi chưa thành niên trong tình hình xã hội
hiện nay. Để làm rõ những quy định của Bộ luật Hình sự 2015 về chịu trách nhiệm
hình sự đối với tội phạm chưa thành niên. Đặc biệt, với lứa tuổi vẫn chưa nhận
thức được đầy đủ những chức năng của pháp luật, việc áp dụng các quy định của
luật có đạt được chức năng của luật Hình sự đối với toàn xã hội hay không. Do đó,
không thể áp dụng mọi biện pháp xử phạt cho mọi lứa tuổi, đặc biệt đối với lứa
tuổi chưa thành niên sẽ có những quy tắc xử phạt riêng phù hợp với năng lực hành
vi, nhận thức với lứa tuổi này. Những nguyên tắc này vẫn còn những điểm mới và
có những hạn chế nhất định.
Từ những lí do trên, nhân thấy được tính cấp thiết của đề tài. Bằng phương pháp
bình luận, phân tích, trong bài tiểu luận này, em sẽ đi nghiên cứu về vấn đề “Các
nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội hay nói cách khác là người
chưa thành niên”
Vì kiến thức và kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế, nên trong quá trình làm bài sẽ
không thể tránh khỏi những sai sót. Em hi vọng thầy cô sẽ bổ sung, góp ý để bài
làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !


Nội dung chính
I.

Một số khái niệm cơ bản


1. Người chưa thành niên

Trong pháp luật Việt Nam, thì người dưới 18 tuổi hay nói cách khác là chưa đủ 18
tuổi thì được coi là người chưa thành niên. Điều này có thể thấy được trong các
quy định ở các bộ luật khác nhau ví dụ như trong bộ luật dân sự 2015 tại khoản 1
điều 20 quy định “Người thành niên là từ đủ mười tám tuổi trở lên” tức là người
chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, ngoài ra còn theo quy định tại điều 18 bộ
luật lao động năm 2012 “Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi”.
Tương tự như vậy, trong bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành cũng có những quy
định riêng cho những người chưa thành niên khi chủ thể này phạm tội.
2.

Người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên là những người đang trong giai đoạn đầu đầu của quá trình
phát triển, họ có sự nhận thức cũng như kinh nghiệm về cuộc sống chưa đầy đủ, dễ
bị kích động và khả năng kiềm chế chưa cao. Do đó, việc mắc lỗi hay thậm chí là
phạm tội cũng là việc không khó hiểu. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội
quy định trong bộ luật hình sự cũng để chỉ những người dưới 18 tuổi thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. Có thể dưa ra khái niệm người
chưa phạm tội như sau: Người chưa thành niên phạm tội là người đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự (theo điều 12 bộ luật dân sự hiện hành thì người đủ 14 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự) có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng chưa đủ 18
tuổi khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tôi phạm.
Việc xác định người phạm tội có là người chưa thành niên hay không có ý nghĩa
quan trọng bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, đồng


thời cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước ta, nhằm giáo dục, giúp đỡ
người chưa thành niên nhận ra lỗi lầm và sửa chữa.

II.

Những nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

Xét dưới góc độ tâm sinh lý thì người chưa thành niên hay người dưới 18 tuổi là
người chưa phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, khi đối tượng
này phạm tội cần phải ưu tiên sử dụng phương pháp giáo dục đặc biệt là phải có sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội. Và cũng trên
những cơ sở đó pháp luật hình sự Việt Nam đã đặt ra những nguyên tắc riêng khi
xử lý người chưa thành niên phạm tội. Những nguyên tắc này được quy đinh tại
điều 69 bộ luật hình sự hiện hành:
1.

Nguyên tắc thư nhất

Theo điều 69 khoản 1 bộ luật hình sự hiện hành:
“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa
thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức
của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và
điều kiện gây ra tội phạm.”
Đây là nguyên tắc xử lý chung trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Trong trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành
niên, các cơ quan nhà nước phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, vì người khả năng nhân thức của
người chưa thành niên còn hạn chế mà khả năng nhân thức là một trong những căn
cứ xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Ngoài ra các cơ quan nhà nước



có thẩm quyền cũng phải tìm hiểu kĩ về nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm,
do sự hình thành nhân cách và đặc điểm nhân thân của người chưa thành niên bị
ảnh hưởng rất lớn từ sự giáo dục của gia đình, xã hội và nhà trường.
Để từ đó lựa chọn cách giáo dục tốt nhất để họ nhận thấy được sai lầm của mình
cũng như giúp đỡ để họ sửa chữa sai lầm, để trở lại và sau này trở thành một công
dân tốt. Do đó, việc áp dụng các chế tài xử phạt đối với người chưa thành niên
cũng phải thể hiện sao cho đảm bảo việc giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm,
chứ không nhằm trừng trị.
2.

Nguyên tắc thứ hai

“Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người
đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều
tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.”
(khoản 2 điều 69 bộ luật hình sự hiện hành)
Đây là nguyên tắc xác định, miễn giảm trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội. Như vậy ngoài những trường hợp miễn, giảm trách nhiệm
hình sự tại điều 25 và 46 thì quy định này bổ sung thêm trường hợp miễn giảm
trách nhiệm hình sự.
Điều này không những cho thấy sự nhân đạo cảu nhà nước ta trong việc xử lý
những người chưa thành niên phạm tội mà còn cho thấy sự tuân thủ của nước ta về
các công ước quyền trẻ em trên thế giới ví dụ như điều 41 Công ước về quyền trẻ
em năm 1989, bảo đảm yêu cầu “có các biên pháp xử lý trẻ em vi phạm pháp luật
hình sự mà không phải sử dụng đến quá trình tố tụng tư pháp”.
Bên cạnh đó, các điều kiện mà bộ luật hình sự quy định cho phép miễn giảm trách
nhiệm hình sự đối với người chưa vị thành niên phạm tội có tính chất mở rộng hơn


so với người phạm tội nói chung. Người chưa thành niên được miễn giảm trách

nhiệm hình sự khi thỏa mãn các điều kiện sau:


Tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng được quy đinh
tại điều 8 bộ luật hình sự hiện hành, trong đó tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy





là đến bảy năm tù.
Chưa có thiệt hại xảy ra hoặc thiệt hại gây ra không lớn
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ
Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát giáo dục.

Ngoài ra thì người phạm tội chưa thành niên còn được miễn, giảm trách nhiệm
hình sự được quy định tại điều 25 bộ luật hình sự hiện hành.
3.

Nguyên tắc thứ ba

“Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng
hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ
vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu
của việc phòng ngừa tội phạm.
Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy

định tại Điều 70 của Bộ luật này.” (khoản 3,4 điều 69 bộ luật hình sự hiện hành)
Như vậy, cũng giống như tinh thần của nguyên tắc thứ nhất thì việc giáo dục cho
người chưa thành niên phạm tội, giúp họ tự nhân ra lỗi lầm và sửa chữa phải là ưu
tiên hàng đầu. Không phải mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội đều bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Mà chỉ trong trường hợp cần thiết thì mới truy cứu
trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với họ. Ngay cả khi cần thiết phải


truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, ta cũng chưa
chắc phải áp dụng luôn các hình phạt mà thay vào đó là các biện pháp tư pháp nếu
xem xét thấy các biện pháp này đủ tác dụng “cải huấn can phạm”.
Người chưa thành niên phạm tội là một chủ thể đặc biệt vì vậy việc căn cứ truy cứu
trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên cần phải
tập trung vào yếu tố “phòng ngừa” chứ không phải là “phòng chống” tội phạm.
4.

Nguyên tắc thứ tư

“Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm
tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được
hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội
tương ứng.
Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.”
(Khoản 5 điều 69 bộ luật dân sự hiện hành”
Nguyên tắc trên không những thể hiện bản chất nhân đạo của nhà nước ta mà còn
thể hiện sự tuân thủ về các quy định bắt buộc của Công ước quốc tế về quyền dân
sự, chính trị nưm 1966 và Công ước về quyền trẻ em năm 1989.
Nhằm tăng khả năng áp dụng các hình phạt không phải là hình phạt tù, hạn chế áp

dụng hình phạt tù, Luật hình sự hiện hành quy đinh: “khi áp dụng hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù: để mở ra khả
năng cho người chưa thành niên tự cải tạo, giáo dục sớm hoàn lương trở thành
người có ích.1
1 Tr373 giáo trình Luật Hình sự của Đại học kiểm sát Hà Nội


Tóm lại đây vừa là nguyên tắc xử lý vừa là căn cứ quyết định hình phạt đối với
người chưa thành niên phạm tội, không lấy trừng trị là mục đích của hình phạt đối
với người chưa thành niên phạm tôi quy định ở nguyên tắc thứ nhất.
5.

Nguyên tắc thứ năm

“Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì
không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.” (Khoản 6 Điều 69 bộ
luật hình sự hiện hành)
Đây là nguyên tắc nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường, không thành kiến đối
với người chưa thành niên phạm tội. Nguyên tắc này được hiểu là sau khi bị kết án
và tuy chưa được xóa án tích, nếu người chưa thành niên phạm tội mới (cả khi họ
đã thành niên) thì bản án đã tuyên bố với tội do người đó thực hiện khi chưa đủ 16
tuổi không có ý nghĩa trong việc việc xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
quy định theo điều 49 bộ luật dân sự hiện hành. Nguyên tắc này dựa trên cơ sở tâm
sinh lý của người 14 đến 16 tuổi chưa nhận thức một cách đầy đủ về hành vi nguy
hiểm của bản thân gây ra cho xã hội nên việc tái phạm có thể thông cảm được.
Bên cạnh đó, việc lưu tiền án tiền sự của lứa tuổi trên dễ dẫn tới những ảnh hưởng
xấu sau này, khi đối tượng đó có thể bị mọi người kỳ thị dù đã nhận ra sai lầm và
sửa chữa. Từ đó dễ dẫn tới họ đi vào con đường cũ, vậy nên nguyên tắc này đã hạn
chế điều đó, đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi cho người chưa vị thành niên phạm
tội có thể hòa nhập lại và trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.



III.

Kết luận

Các nguyên tắc này cần được xử lý linh hoạt phù hợp với từng trường hợp nhằm
đem lại hiệu quả tốt nhất. Việc đưa ra các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18
tuổi là dựa trên cơ sở nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước. Đối với lứa tuổi chưa
thành niên, nhận thức còn chưa hoàn thiện, việc áp dụng các hình phạt như người
có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự sẽ không đảm bảo được mục đích của luật
hình sự đó giáo dục, răn đe, phòng chống tội phạm.
Hiện nay, việc áp dụng các nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội chưa thành
niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa đảm bảo được tính chất nhân đạo của Nhà
nước, vừa mang tính răn đe. Hơn nữa, trong bối cảnh xã hội tội phạm đang ngày
càng trẻ hóa, thì những nguyên tắc này góp phần giúp những người áp dụng pháp
luật có thể áp dụng linh hoạt, tránh việc bỏ ngõ thực tế từ đó áp dụng không đúng
pháp luật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

3.

Giáo trình “Luật hình sự” của trường Đại học kiểm sát Hà Nội, NXB
chính trị quốc gia
Bài viết “Tổng hợp hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội theo
Bộ luật hình sự 2015” tại địa chỉ: />Bài viết “Thủ tục xét xử những vụ án mà bị cáo là người chưa vị thành

niên” tại địa chỉ: />
4.

luan-va-thuc-tien-56106/
Bài viết “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và cơ sở pháp
lý, một số vấn đề thực tiễn” tại địa chỉ: />


×