Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 180 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC LƯƠNG

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – 2017

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC LƯƠNG

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số


: Luật Kinh tế
: 62380107

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS PHẠM THỊ GIANG THU
2. TS NGUYỄN VĂN TUYẾN

HÀ NỘI - 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các thông tin nêu trong luận án là
trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Ngọc Lương

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt


Ý nghĩa

1.

BLDS

Bộ luật Dân sự

2.

TCTD

Tổ chức tín dụng

3.

NHTM

Ngân hàng thương mại

4.

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

5.

NHNNg


Ngân hàng nước ngoài

2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI............................ 8
1.1. Tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân
hàng thương mại ở Việt Nam ............................................................................. 8
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án........... 23
1.3. Cơ sở, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu....................................... 26
Kết luận chương 1..................................................................................................... 29
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẤP TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬTVỀ
HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................ 30
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại 30
2.2. Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương
mại ........................................................................................................................... 60
2.3. Kinh nghiệm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
ở một số nước trên thế giới ............................................................................... 71
Kết luận chương 2..................................................................................................... 78
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM .............................................. 80
3.1. Quy định của pháp luật về các nghiệp vụ cấp tín dụng ngân hàng thương mại
được phép thực hiện .......................................................................................... 80
3.2. Quy định của pháp luật về thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng ......86
3.3. Quy định pháp luật về nội dung hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương
mại ở Việt Nam.................................................................................................. 94
3.4. Quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân

hàng thương mại .............................................................................................. 126
Kết luận chương 3................................................................................................... 137
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QỦA
THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM ............................................................... 138
4.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam........ 138
4.2. Các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam... 144
Kết luận chương 4.................................................................................................. 164
KẾT LUẬN LUẬN ÁN................................................................................................. 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................ 167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 168
1


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu
Hoạt động cấp tín dụng là một trong 3 hoạt động chủ yếu và truyền thống
của các tổ chức tín dụng (cùng với hoạt động huy động vốn và hoạt động dịch vụ
thanh toán và ngân quỹ). Đây là hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao, hậu quả của
rủi ro mang tính phản ứng dây truyền, vì vậy ở các quốc gia hoạt động tín dụng
được đặt trong một hành lang pháp lý chặt trẽ, liên tục được hoàn thiện với những
điều khoản đặc biệt nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro. Ở Việt Nam hiện
nay, hành lang pháp lý đã được xây dựng tương đối đầy đủ đảm bảo cho sự phát
triển hoạt động tín dụng của NHTM. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm pháp luật
về hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Đặc
biệt vấn đề dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại hiện nay ngày càng tăng
cao, các biện pháp xử lý nợ xấu kém hiệu quả, nhiều ngân hàng không đảm bảo quy

định về bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng. Các nguy cơ đó có thể dẫn tới
tình trạng ngân hàng phá sản thậm chí khủng hoảng ngân hàng.
Ngày 16/6/2010, Quốc hội đã thông qua Luật các TCTD mới thay thế Luật
các TCTD năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD
năm 2004. Tuy vậy, đến thời điểm này vẫn chưa có nghị định hướng dẫn thi hành
luật chi tiết, cụ thể. Do vậy, nhiều vấn đề pháp luật điều chỉnh vẫn còn bất cập,
vướng mắc trong thực tiễn trước sự thay đổi, phát sinh linh hoạt, liên tục của thị
trường tài chính ngân hàng ở Việt Nam, nhất là các văn bản dưới luật và các văn
bản pháp luật có liên quan.
Thực tiễn thi hành Luật các TCTD năm 2010 và các văn bản điều chỉnh về
hoạt động cấp tín dụng của các TCTD thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề tồn tại,
vướng mắc cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Nguyên nhân cơ bản là do sự
vận động biến đổi liên tục của thực tiễn; quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, đặc điểm đặc thù trong chính sách phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam;
bản thân pháp luật về TCTD nói chung và pháp luật về hoạt động của NHTM nói
riêngmang nhiều tính đặc thù và liên quan mật thiết với nhiều hệ thống pháp luật
khác.
Từ thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của TCTD
2


còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nên cần có thêm công trình khoa học chuyên sâu ở
cấp độ Luận án Tiến sỹ luật học, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện quy định pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của NHTM, các văn bản
luật có liên quan nhằm đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của các NHTM thuận
lợi, đa dạng, an toàn và hiệu quả trong điều kiện và tình hình mới.
Theo nghiên cứu của nghiên cứu sinh, thời gian qua, đã có nhiều bài viết, đề
tài, luận văn của các nhà khoa học dưới góc độ khác nhau phân tích về hoạt động
của ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Trong số
đó, những bài viết, công trình khoa học đề cập đến hoạt động cấp tín dụng của ngân

hàng thương mại chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các bài viết này đã phần nào phản ánh
được bức tranh đa dạng về hoạt động cấp tín dụng của các NHTM ở Việt Nam. Tuy
nhiên, những bài viết này hoặc chủ yếu mang tính thông tin, cung cấp kiến thức cơ
sở, cơ bản hoặc một số bài tính lý luận và thực tiễn chưa bao quát toàn diện, chưa
có những đề xuất mang tính tổng thể, chỉ nghiên cứu một vấn đề, một mặt hoạt
động riêng biệt trong các hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Một số công trình
khoa học là Luận án tiến sĩ luật học có nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên căn cứ
đánh giá, phân tích và đề xuất dựa trên điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống quy định
pháp luật đã có rất nhiều thay đổi. Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu riêng
biệt về quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM từ khi
Luật tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực cho đến nay. Do đó, tác giả lựa chọn Đề tài
“Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản nhất
về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM, cấu
trúc pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM; đánh giá khách quan về thực
trạng các nhóm quy định pháp luật hiện hành về hoạt động cấp tín dụng của NHTM;
trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của
NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:

3


- Làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cấp tín dụng và pháp luật về
hoạt động cấp tín dụng của NHTM; bản chất và các nguyên tắc hoạt động cấp tín
dụng; xác định cấu trúc pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM và đánh giá
từng nội dung cấu trúc pháp luật.

- Xác định cơ sở kinh tế xã hội và sự cần thiết điều chỉnh pháp luật với hoạt
động cấp tín dụng của NHTM; các yếu tố tác động đến pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng của NHTM.
- Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở
một số nước trên thế giới và rút ra một số nhận định, kinh nghiệm có thể áp dụng ở
Việt Nam.
- Đánh giá khách quan thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng của NHTM hiện hành theo các nhóm nội dung cấu trúc pháp luật; chỉ rõ
những ưu điểm và hạn chế của từng nội dung pháp luật hiện hành về hoạt động cấp
tín dụng của NHTM.
- Xác định phương hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện các quy định
pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hoạt động cấp tín
dụng của NHTM.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm hệ thống các quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM bao gồm: Luật các tổ chức tín dụng
2010, các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản điều chỉnh từng hình thức cấp
tín dụng: cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu và các nghiệp vụ cấp tín
dụng khác và các quy định pháp luật có liên quan bao gồm Luật Doanh nghiệp, Luật
Ngân hàng Nhà nước, Bộ Luật Dân sự, Luật Thương mại,...
Với yêu cầu về dung lượng của luận án, đề tài xác định giới hạn nghiên cứu
như sau:
- Đối tượng nghiên cứu là hệ thống các quy định pháp luật về hoạt động cấp
tín dụng ở Việt Nam kể từ khi Luật các tổ chức tín dụng 2010 có hiệu lực đến nay
và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về từng hình thức cấp tín dụng.
- Những nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu theo hệ thống các nhóm
quy định pháp luật điều chỉnh 4 nhóm nội dung chính: Nhóm quy định pháp luật về
các hình thức cấp tín dụng được phép thực hiện của NHTM; nhóm quy định về
4



thẩm quyền quyết định cấp tín dụng cho khách hàng; nhóm quy định về nội dung
các hình thức cấp tín dụng; nhóm quy định pháp luật về giới hạn an toàn trong hoạt
động cấp tín dụng của NHTM.
Riêng nhóm quy định pháp luật vi phạm và giải quyết tranh chấp mặc dù là
bộ phận nằm trong cấu cấu thành pháp luật điều chỉnh hoạt động, tuy nhiên đã có
nhiều công trình công bố về nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng, để giải quyết
theo các quy trình chung của tranh chấp thương mại, dân sự, hình sự... vì vậy, luận
án không nghiên cứu, phân tích bộ phận này.
- Về thời gian: luận án nghiên cứu đánh giá pháp luật trên cơ sở số liệu công
bố cho kết quả hoạt động của năm 2015. Lý do của việc xác định thời điểm này: các
kết quả tuân thủ pháp luật được ngân hàng thương mại thể hiện tại tài liệu Báo cáo
hợp nhất sau quyết toán (31.3 hàng năm). Cho đến thời điểm Luận án này được
công bố, chưa có Báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng thương mại 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện tốt đề tài và đạt được mục tiêu đã đề ra, trong quá trình nghiên
cứu, ngoài các phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp suy luận logic, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu bằng cả một số phương
pháp nghiên cứu đặc thù khác như:
- Phương pháp lịch sử: Việc nghiên cứu sẽ được tiến hành trên cơ sở có
xem xét đến các yếu tố, khía cạnh lịch sử của quá trình hình thành phát triển của
NHTM nói chung và hoạt động cấp tín dụng nói riêng. Việc sử dụng phương pháp
này chủ yếu dùng ở phần nghiên cứu lý luận chung và một phần ở nội dung đánh
giá thực trạng quy định nhằm đảm bảo việc nghiên cứu được toàn diện, có so sánh,
đối chiếu, đảm bảo tính kế thừa, đánh giá vấn đề khách quan, sâu sắc.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các điều kiện khách quan chủ quan, vấn
đề kinh tế, xã hội của Việt nam, phân tích các quy định pháp luật có liên quan để
làm rõ cơ sở thực tiễn và khoa học lý luận để xây dựng và hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Luận án sử
dụng phương pháp phân tích phổ biến tại phần đánh giá thực trạng pháp luật điều

chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại giúp chúng ta đánh giá
được tổng thể, sâu sắc. toàn diện và mang tính thuyết phục cao các vấn đề trên cơ sở

5


các lập luận, căn cứ khoa học từ đó rút ra các nhận định, đánh giá mang tính khoa
học cao.
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình
phân tích các luận điểm. Việc nghiên cứu so sánh, tham khảo kinh nghiệm của một
số nước trên thế giới đối với hoạt động cấp tín dụng nhằm đưa ra những đề xuất và
kiến nghị hoàn thiện cơ chế hiện hành tại Việt Nam. Việc này được sử dụng tại
phần lý luận cơ bản và phần thực trạng các quy định pháp luật về hoạt động cấp tín
dụng để từ đó đưa ra các luận cứ cho những đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để có kết quả tổng hợp, có được
các đánh giá, nêu ra các luận cứ khoa học trình bày trong báo cáo của đề tài.vTrên
cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tế, tổng hợp các kết quả thu được, đưa ra
những kiến nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của đề tài
Đề tài là công trình chuyên khảo nghiên cứu kỹ những vấn đề lý luận về
pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM, đánh giá toàn diện, tổng
quát về thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của
NHTM. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tri thức trong lĩnh
vực khoa học pháp lý nói chung và chuyên ngành Luật kinh tế nói riêng về lĩnh vực
pháp luật tài chính ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng thực tiễn. Một là, nội dung
luận án đóng góp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hoạt
động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Hai là, kết quả nghiên cứu đề tài góp
phần tăng cường kiến thức pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng

thương mại và các chủ thể tham gia vào quan hệ tín dụng áp dụng các quy định
pháp luật một cách hiệu quả.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Những vấn đề chung về cấp tín dụng và pháp luật về hoạt động
cấp tín dụng của NHTM.

6


Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở
Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về hoạt động của ngân hàng
thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng
Ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu chung về hoạt động của
NHTM. Các công trình tiêu biểu có thể kể đến như: Giáo trình Luật ngân hàng Việt
Nam của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2005); Giáo trình Luật ngân hàng

Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội (2012); Giáo trình Tín dụng ngân hàng của Học
viện Ngân hàng (2001). Đây là các công trình nghiên cứu chung, tổng quát, mang
tính hệ thống hóa các nội dung về tổ chức và hoạt động của các TCTD nói chung,
cũng như của NHTM nói riêng; đây cũng là các giáo trình được sử dụng trong quá
giảng dạy tại các cơ sở đào tạo pháp luật kinh tế. Tuy nhiên, với mục đích chủ yếu
phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy cho bậc đào tạo đại học
nên các công trình này chủ yếu là giới thiệu, thống kê khái quát về các nội dung cơ
bản về tổ chức và hoạt động của các NHTM mà chưa tập trung phân tích, nghiên
cứu chuyên sâu về một chuyên đề, nội dung cụ thể hay một chế định pháp luật cụ
thể nào. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật được dẫn chiếu, trích dẫn, phân tích,
đánh giá trong các công trình nghiên cứu này không còn bảo đảm về tính cập nhật
phù hợp với những thay đổi, điều chỉnh, sửa đổi của Luật các TCTD cũng như các
văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban
hành. Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, nghiên cứu sinh có tiếp thu các quan
điểm của các tác giả về khoa học pháp lý, về những vấn đề mang tính lý luận chung
được các tác giả của các công trình nghiên cứu này đưa ra, phân tích, đánh giá có
liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM, cũng như các nội dung về tổ
chức và hoạt động của các NHTM.
Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số các công trình nghiên cứu ở
cấp độ Luận án Tiến sĩ luật học về hoạt động của NHTM như: Luận án Tiến sĩ luật
học (2003) của Ngô Quốc Kỳ, Đại học Luật Hà Nội về Hoàn thiện pháp luật điều
8


chỉnh hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về
NHTM, làm sáng tỏ yêu cầu khách quan thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động
của NHTM ở Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta (cụ thể là lý luận cơ bản về NHTM và pháp
luật về NHTM; Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM ở Việt Nam

và Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM
ở Việt Nam). Tuy nhiên, công trình được hoàn thành vào năm 2003, do đó một số
các quy định pháp luật về NHTM cũng như thực tiễn hoạt động của các NHTM, bối
cảnh kinh tế - xã hội được phân tích, đánh giá trong luận án không còn bảo đảm
tính cập nhật, trong khi các quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của các
NHTM nói riêng, các TCTD nói chung đã có nhiều thay đổi (thông qua sự ra đời
Luật các TCTD năm 2010 cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác), hệ
thống các NHTM cũng như thực tiễn nền kinh tế, hoạt động của các NHTM đã có
nhiều đổi thay để phù hợp với tình hình kinh tế trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế
quốc tế, toàn cầu hóa.
Luận án Tiến sĩ luật học (2004) của Nguyễn Văn Tuyến, Đại học Luật Hà
Nội về Các giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam đã đưa ra một số nhận thức mới về các vấn đề lý luận liên quan
đến giao dịch thương mại và giao dịch thương mại chủ yếu của NHTM; đánh giá
khách quan, toàn diện về thực trạng pháp luật điều chỉnh các giao dịch thương mại
chủ yếu của NHTM và đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý
cho việc xác lập và thực hiện các giao dịch thương mại của ngân hàng. Tuy nhiên,
thời điểm công trình được hoàn thành năm 2004 cách đây khá lâu, một số các quy
định pháp luật cũng như thực trạng được nêu, phân tích, đánh giá trong luận án
không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với tình hình hiện nay.
Nhìn chung, hai Luận án nêu trên là các công trình nghiên cứu tiêu biểu, tổng
quát về hoạt động của NHTM, trong đó tác giả đã nghiên cứu chung, toàn diện về
pháp luật điều chỉnh cũng như thực tiễn triển khai các hoạt động kinh doanh của
NHTM trong đó có hoạt động cấp tín dụng. Tuy nhiên, do nghiên cứu chung về hoạt
động chủ yếu của NHTM, phạm vi rộng, bao gồm: giao dịch thương mại trong lĩnh
vực huy động vốn, giao dịch thương mại trong lĩnh vực cấp tín dụng và giao dịch mở
9


tài khoản tiền gửi thanh toán và cung ứng dịch vụ thanh toán, nên tính chuyên sâu,

riêng biệt về hoạt động cấp tín dụng chỉ dừng lại mức độ nhất định, chưa có điều kiện
để tập trung phân tích, nhận định cũng như đưa ra những phản biện đối với các quy
định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Bên cạnh đó, như
đã nêu ở trên, hai Luận án trên đều nghiên cứu về các quy định pháp luật ở giai đoạn
trước đây (năm 2003-2004) nên không còn bảo đảm tính cập nhật, phù hợp với các
quy định pháp luật hiện hành, cũng như không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế
và thực tiễn hoạt động của hệ thống các NHTM hiện nay.
Trên đây là các công trình nghiên cứu chung tiêu biểu về hoạt động của NHTM
mà nghiên cứu sinh có cơ hội được tiếp cận và đây là nguồn tài liệu tham khảo quý giá,
quan trọng để nghiên cứu sinh có cơ hội được tham khảo, kế thừa, tiếp thu các quan
điểm, lý luận chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động NHTM nói riêng, của các
TCTD nói chung để từ đó tiếp cận, có điều kiện tốt hơn để tiếp tục nghiên cứu chuyên
sâu về hoạt động cấp tín dụng của NHTM trong giai đoạn hiện nay.
1.1.1.2.Các công trình nghiên cứu về các hình thức cấp tín dụng và pháp luật
điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật các TCTD năm 1997 số 49/BCNHNN ngày 15/6/2009 của NHNN đã đánh giá thực trạng hệ thống các TCTD;
đánh giá tổng quát về Luật các TCTD, nhất là phân tích, đánh giá những tồn tại
vướng mắc chung và những vướng mắc cụ thể trong đó có những tồn tại, vướng
mắc liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và an toàn trong hoạt động của các
TCTD. Về cơ bản, những tồn tại, vướng mắc này đã được giải quyết tương đối triệt
để khi Luật các TCTD năm 2010 được ban hành thay thế cho Luật các TCTD năm
1997. Tuy nhiên, những quy định điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các
NHTM tại Luật các TCTD năm 2010 chỉ dừng lại ở những nội dung mang tính
nguyên tắc, định hướng chung mà thiếu vắng những quy định mang tính cụ thể,
hướng dẫn thực hiện. Do vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu mở rộng, cụ thể chi
tiết và chuyên sâu hơn và đánh giá, nhận định về tác động của các quy định này
thông qua thực trạng áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn tổ chức và hoạt
động của các NHTM.
Các công trình nghiên cứu thường tiếp cận và làm rõ về một hình thức cấp
tín dụng cụ thể của NHTM (như: cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu, bao

10


thanh toán, phát hành thẻ tín dụng) thay vì nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn
diện về tất cả các hình thức cấp tín dụng của NHTM. Các công trình này nghiên
cứu có hệ thống, chi tiết về một hình thức cấp tín dụng cụ thể hoặc một vấn đề cụ
thể trong hoạt động cấp tín dụng của các NHTM. Có thể kể đến một số công trình
nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Đề tài nghiên cứu cấp ngành “Việc áp dụng những tiêu chuẩn an toàn hoạt
động kinh doanh và quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế trong hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2012), chủ nhiệm đề tài TS. Hoàng Huy
Hà. Công trình nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro của hệ thống
NHTM Việt Nam hiện nay so với các hệ thống NHTM trong khu vực và thế giới;
khoảng cách và khả năng thích ứng của các NHTM Việt Nam đối với những điều
chỉnh mới đã được nhận diện. Đồng thời đề xuất các giải pháp và lộ trình nhằm rút
ngắn khoảng cách với khu vực và thế giới trong việc áp dụng những tiêu chuẩn an
toàn hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Tại nghiên cứu, một số vấn đề pháp luật được đánh giá ở mức độ nhất định, đặc biệt
các quy định về quản trị rủi ro.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel” (2012), của tác giả Nguyễn Anh Tuấn
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội. Luận án tập trung nghiên cứu và tìm hiểu
các nội dung trong Hiệp ước Basel với tư cách là chuẩn mực về quản trị rủi ro và
giám sát an toàn trong hoạt động của NHTM, đồng thời phân tích khả năng và
chứng minh sự cần thiết phải áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel vào
hệ thống NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản
trị rủi ro cho các NHTM Việt Nam.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đối với Ngân hàng thương mại” (2010), tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ. Luận
án tập trung nghiên cứu, đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động giám sát của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện. Trong quá trình
phân tích các đặc điểm kinh tế, nội dung pháp luật được đề cập ở mức độ nhất định.
Luận án Tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp bảo đảm an toàn hệ thống cho
hoạt động ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập” (2003), tác giả Lê Văn
Luyện. Luận án tập trung phân tích và đánh giá thực trạng vấn đề đảm bảo an toàn
11


hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua. Đề xuất một số
giải pháp chủ yếu để tăng cường khả năng an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động
cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập với hệ thống tài chính,
tiền tệ quốc tế.
Ngoài ra còn có các đề tài nghiên cứu khoa học khác như: Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp ngành “Đánh giá mức độ hội nhập của hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Định hướng và giải pháp đến năm 2020”
do TS. Phạm Huy Hùng làm chủ nhiệm; Đề tài “Quan hệ sở hữu giữa tổ chức tín
dụng và các công ty con, công ty liên kết – thực trạng và giải pháp”, do TS. Trần
Dục Thức chủ nhiệm; Đề tài “Vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam: Thực trạng, hệ luy và giải phá” (2012), do TS. Hạ Thị Thiều
làm chủ biên cũng là các công trình có đề cập đến các khía cạnh trong pháp luật về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong kinh doanh ngân hàng.
Luận án Tiến sĩ luật học (2015) của Nguyễn Thành Nam, Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội về Hoàn thiện pháp luật hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt
Nam đã nghiên cứu một cách chi tiết, có hệ thống, chuyên sâu về hoạt động bảo
lãnh ngân hàng với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của TCTD: làm rõ những
vấn đề luận về hoạt động bảo lãnh ngân hàng (như: khái niệm, đặc điểm, các loại
hình bảo lãnh ngân hàng; khái niệm, nội dung, vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân
hàng), pháp luật về hoạt bảo lãnh ngân hàng và phân tích thực trạng pháp luật hiện
hành (tại thời điểm thực hiện nghiên cứu) của Việt Nam về hoạt động bảo lãnh
ngân hàng, (đặc biệt là nêu ra những ưu điểm và bất cập trong các quy định của

pháp luật hiện hành về bảo lãnh ngân hàng) đề xuất phương hướng và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về hoạt động bảo lãnh ngân hàng ở Việt Nam. Bên cạnh đó,
luận án cũng đưa ra những phân tích, so sánh, đánh giá các quy định pháp luật Việt
Nam điều chỉnh hoạt động bảo lãnh ngân hàng trong mối quan hệ với các quy định
pháp luật, thông lệ quốc tế được thừa nhận. Tuy nhiên, đúng với tính chất một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nên Luận án đã
không đề cập một cách có hệ thống về hoạt động bảo lãnh ngân hàng với bản chất
là một hình thức cấp tín dụng của NHTM và do đó các lý luận chung và các quy
định pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng được đề cập tương đối sơ sài
trong Luận án. Ngoài ra, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động
12


bảo lãnh ngân hàng được nghiên cứu trong Luận án (Thông tư số 28/2012/TTNHNN) cũng đã được thay thế bởi văn bản khác (Thông tư số 07/2015/TT-NHNN)
nên nhiều nội dung nghiên cứu, đánh giá của tác giả trong Luận án không còn bảo
đảm tính cập nhật, phù hợp với pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động bảo lãnh
ngân hàng hiện hành. Tuy nhiên, các nội dung được tác giả nghiên cứu trong Luận
án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng có giá trị.
Đề tài Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các TCTD của tác
giả Lê Thị Thu Thủy (2006) - Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà
Nội. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập một cách có hệ thống
những vấn đề lý luận cơ bản về các biện pháp bảo đảm mà cụ thể là các biện pháp
bảo đảm tiền vay bằng tài sản, xác định các nội dung cần thiết khi xác lập hợp đồng
bảo đảm tiền vay, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo
đảm tiền vay. Cụ thể: đề tài đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền
vay và các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản
cầm cố của khách hàng vay; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản thế chấp của khách
hàng vay; Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba; Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình
thành từ vốn vay; Đăng ký giao dịch bảo đảm tiền vay; Xử lý tài sản bảo đảm tiền
vay; Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài

sản của các TCTD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù vậy, công trình
nghiên cứu chỉ đề cập chủ yếu đến hoạt động cập tín dụng dưới hình thức cho vay,
cụ thể là các biện pháp bảo đảm tiền vay và do đó, các nội dung được phân tích,
đánh giá trong đề tài chưa cung cấp những lý luận cơ bản cũng như hệ thống hóa
được các quy định pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động cấp tín dụng của NHTM.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2016) của Hoàng Thị Hải Yến về Pháp luật về
cho vay và các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của NHTM ở
Việt Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến hoạt động
cho vay của các NHTM, về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của NHTM;
Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng phát hiện những
bất cập trong hoạt động cho vay của các NHTM để đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật về hoạt động cho vay của các NHTM và các biện pháp bảo đảm an toàn.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Tạ Hồng Hạnh về Pháp luật về hoạt
động chiết khấu hối phiếu của NHTM tại Việt Nam đã làm rõ một số vấn đề lý luận
13


cơ bản về chiết khấu hối phiếu của ngân hàng thương mại; đánh giá thực trạng các
quy định pháp luật hiện hành về hoạt động chiết khấu hối phiếu của NHTM Việt
Nam, phát hiện những điểm bất cập của pháp luật về chiết khấu hối phiếu để từ đó
nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động này của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công trình mới chỉ nghiên cứu hoạt
động chiết khấu đối với hối phiếu, chưa bao quát hết toàn bộ hoạt động chiết khấu
công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá của NHTM. Bên cạnh đó, cũng chưa nêu
bật được các nội dung của hoạt động chiết khấu với bản chất là một hình thức cấp
tín dụng của NHTM.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2007) của Nguyễn Minh Thắng về Những quy
định chủ yếu của pháp luật về thẻ tín dụng và xu hướng hoàn thiện đã làm rõ vai trò
của thẻ tín dụng trong các giao dịch thanh toán phi tiền mặt, những khía cạnh pháp
lý nảy sinh giữa các chủ thể liên quan để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp

nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của thẻ tín dụng trong nền
kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên, các quy định pháp luật được dẫn chiếu, phân tích
trong Luận văn không còn bảo đảm tính cập nhật phù hợp với các quy định hiện
hành và Luận văn cũng chưa tập trung phân tích hoạt động phát hành thẻ tín dụng
của NHTM với bản chất là một hình thức cấp tín dụng cụ thể của NHTM.
Luận văn Thạc sĩ luật học (2014) của Phạm Thị Thu Trang về Pháp luật về
hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay đã nghiên cứu
làm rõ lý luận về hoạt động bao thanh toán cũng như các quy định pháp luật về bao
thanh toán để từ đó đưa ra những đánh giá về chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt
động bao thanh toán ở nước ta, làm rõ những khó khăn, hạn chế và đề xuất những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán và nâng
cao hiệu quả áp dụng pháp luật về hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam. Tuy
nhiên, giống như các công trình nghiên cứu khác, Luận văn chỉ tập trung phân tích
nội dung cụ thể của hoạt động bao thanh toán mà chưa đề cập đến hoạt động này
với bản chất là một hình thức cấp tín dụng của NHTM để từ đó phân tích, đánh giá
tổng quát về hoạt động này.
Ngoài một số công trình nghiên cứu trên còn có các công trình nghiên cứu
về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM cũng
như của các TCTD như: Luận văn Thạc sĩ Luật học (2005) của Phạm Thanh Chung
14


về Pháp luật bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín
dụng ở Việt Nam; Luận văn Thạc sĩ Luật học (2010) của Trương Thị Anh Tú về
Pháp luật về quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD; Luận văn Thạc
sĩ luật học (2010) của Đinh Thị Thúy Nga về Pháp luật về các biện pháp hạn chế
rủi ro trong hoạt động cho vay của các NHTM ở Việt Nam; Bài viết Các quy định
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động cấp tín dụng ở Việt Nam
hiện nay của tác giả Viên Thế Giang đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số
02/2015, tr.50-55; Bài viết Thông tin tín dụng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động

cấp tín dụng của ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Bang đăng trên
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 2+3/2014, tr.90-96; Bài viết Một số vấn đề của
pháp luật về phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Bang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp
số 02/2015, tr. 18 – 24.
Một số công trình, bài viết đề cập đến vấn đề này như: Bài viết Một số vấn
đề pháp lý về hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính của tác giả
Ngô Quốc Kỳ đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật Số 7/2002, tr. 22 – 25; Bài
viết Cầm cố giấy tờ có giá ngắn hạn – Một hình thức cấp tín dụng của các TCTD
của tác giả Mai Thanh Hưng đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ số
1+2/2000, tr.16; Bài viết Cấp tín dụng dưới hình thức cầm cố thương phiếu và các
giấy tờ có giá ngắn hạn nên hiểu như thế nào của tác giả Vũ Văn Khánh đăng trên
Tạp chí Ngân hàng số 6/2000, tr.24-25; ...
Có thể nhận thấy, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đã nghiên cứu khá
chi tiết, sâu sắc về các nội dung, vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
của NHTM và của các TCTD. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu, bài viết chỉ
mới nghiên cứu, tiếp cận đối với một hình thức cấp tín dụng, một vấn đề cụ thể liên
quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM và của TCTD. Hơn thế nữa, việc
nghiên cứu mới dừng lại cấp độ một bài viết mang tính trao đổi lại đánh giá ở giai
đoạn trước đây, do vậy cần sự phân tích, đánh giá, bình luận về nội dung lý luận
cũng như thực tiễn sâu hơn ở một công trình Luận án tiến sĩ.
Bên cạnh đó, có một số bài viết chung về NHTM và bình luận, đánh giá
chung về các hình thức cấp tín dụng như: “Địa vị pháp lý của NHTM quốc doanh”
– luận án tiến sỹ của Trần Đình Triển; “Địa vị pháp lý và việc nâng cao hiệu quả
15


hoạt động của NHTM nhà nước ở Việt Nam hiện nay” – luận văn thạc sỹ luật học
của Trần Thị Quỳnh Anh; “Những vấn đề pháp lý về bảo lãnh ngân hàng” – luận
văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thành Long; “Bản chất pháp lý của hợp đồng tín

dụng ngân hàng” của TS. Lê Thị Thu Thủy – Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số
12/2002; “Mấy suy nghĩ về bản chất pháp lý của hợp đồng tín dụng ngân hàng”
của T.S Nguyễn Văn Vân – Tạp chí Khoa học pháp lý số 3/2000; “Về các biện
pháp bảo đảm hợp đồng tín dụng” của PGS.TS Lê Hồng Hạnh – Tạp chí Luật học
số 01/1996; “Một số vấn đề về quan hệ bảo lãnh ngân hàng ở nước ta hiện nay”
của TS Võ Đình Toàn – Tạp chí Luật học số 3/2002; “Bảo đảm tiền gửi và vấn đề
an toàn của hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng” của TS Đinh Dũng Sỹ; “Cầm
cố giấy tờ có giá ngắn hạn – một hình thức cấp tín dụng của các TCTD” – của tác
giả Mai Thanh Hưng – Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ (2001). Cũng như các
bài viết trên, các bài viết này cũng chỉ đề cập đến một hình thức cấp tín dụng của
NHTM hoặc các vấn đề có liên quan đến tín dụng, NHTM…
1.1.1.3.Công trình của nghiên cứu sinh liên quan đến luận án
Bài viết “Một số vấn đề cần quan tâm khi ban hành Luật các TCTD (sửa
đổi)” – đồng tác giả với TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp (6/2010): Trong bài viết này, nghiên cứu sinh đã đánh giá, phân tích
những ưu điểm và các tồn tại, bất cập; đưa ra các nguyên tắc cơ bản cần chú ý khi
xây dựng Luật các TCTD mới; hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động của
TCTD; về đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD; vấn đế phá sản, kinh doanh
bất động sản của TCTD;… qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật có liên quan.
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa rủi ro tín dụng của các
TCTD” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, (3/2011): Trong bài viết, nghiên
cứu sinh đã phân tích, đánh giá, xác định nguyên tắc xây dựng các quy định phòng
ngừa và xử lý rủi ro; tiêu chí xác lập mức dự phòng rủi ro và xử lý rủi ro; tiêu chí
nhận diện khách hàng để thiết lập dự phòng và xử lý rủi ro; về các phương pháp
phân loại nợ; các giới hạn cụ thể và trường hợp không xác định giới hạn cấp tín
dụng; giới hạn chuyển vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn… qua đó đưa ra
các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan.
Bài viết “Thực thi pháp luật về giao dịch bảo đảm trong hoạt động cấp tín
16



dụng của NHTM – một số vướng mắc pháp lí và đề xuất hoàn thiện” đồng tác giả
với TS. Phạm Thị Giang Thu đăng trên Tạp chí Luật học (10/2011): Trong bài viết,
nghiên cứu sinh đã xác định cơ sở pháp lý cho các giao dịch bảo đảm; vấn đề pháp
luật điều chỉnh hoạt động góp vốn bằng quyền sử dụng đất; về tài sản được sử dụng
để tham gia vào giao dịch bảo đảm; về xử lý tài sản bảo đảm; về kê biên tài sản
đang được cầm cố, thế chấp;…
Trong bài viết nghiên cứu của mình, nghiên cứu sinh nhận định đã có nhiều
văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các giao dịch bảo đảm. Tuy
nhiên, trong quá trình áp dụng đã phát sinh nhiều vấn đề pháp lí cần sớm được xem
xét giải quyết, hoàn thiện góp phần đảm bảo cho hoạt động cấp tín dụng của các
TCTD vừa an toàn vừa hiệu quả cao nhất.
Bài viết “Quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại” đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, tháng 7/2014. Trong bài viết tác giả đề cập
đến một số vấn đề pháp lý đặt ra để quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng
thương mại và các yêu cầu pháp lý đặt ra: yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực
trong các ngân hàng thương mại; vấn đề ngân hàng nhà nước cần quy định tiêu chí
để phân khúc thị trường, phân khúc khách hàng cho các tổ chức tín dụng; pháp luật
cần quy định rõ về việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng với tất cả khách
hàng bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Ngân hàng thương mại cần ban hành đồng
thời hệ thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng là các loại hình doanh nghiệp và hệ
thống xếp hạng tín dụng cho khách hàng là cá nhân. Đối với khách hàng là cá nhân,
thay bằng hệ thống xếp hạng tín dụng là hệ thống chấm điểm tín dụng (điện tử) cho
từng phân khúc khách hàng; cần xây dựng các quy trình cụ thể, rõ ràng điều chỉnh
hoạt động cấp tín dụng; vấn đề cảnh báo sớm...
Bài viết “Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái
phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Thương
mại”đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 7/2014.
Trong bài viết của mình tác giả đã chỉ rõ các hạn chế của pháp luật điều chỉnh

hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân
hàng thương mại qua đó gợi mở một số giải pháp hoàn thiện bộ phận pháp luật này. Các
nội dung này sẽ được xem xét, vận dụng hợp lý trong phần đánh giá thực trạng và kiến
nghị hoàn thiện của luận án.
17


Như vậy, có thể thấy rằng, tuy đã có nghiên cứu, đánh giá trực tiếp hoặc một số
vấn đề gián tiếp liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của NHTM nhưng những nghiên
cứu của nghiên cứu sinh hoặc đề cập đến vấn đề chung quá rộng hoặc chỉ đề cập đến
một khía cạnh, gián tiếp của vấn đề cấp tín dụng mà chưa trực tiếp đề cập đến hình thức
cấp tín dụng của NHTM như là nội dung chính của bài viết và do đó, chưa nêu bật được
kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án này. Vì vậy, nghiên cứu sinh hi vọng
rằng, Luận án sẽ là công trình nghiên cứu đề cập một cách trực tiếp, đầy đủ, hệ thống về
hoạt động cấp tín dụng của NHTM như là một trong những hoạt động quan trọng, phổ
biến bậc nhất trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh của các NHTM.
1.1.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài về hoạt động cấp tín dụng
và pháp luật về hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Trong khả năng của mình, qua nghiên cứu, nghiên cứu sinh đề cập sơ bộ về
những nghiên cứu có liên quan đến hoạt động tín dụng được giới thiệu, đăng, hoặc
trích đăng trên tạp chí Đánh giá luật kinh doanh Havard (Havard Bussines law
review journal) và tạp chí Luật Cambridge (The Cambridge law journal) vì trên tạp
chí của các trường đại học thường là những quan điểm có tầm ảnh hưởng nhất định
trong nền luật học kiểu phương Tây.
Về tổng quan, các nghiên cứu ở các tạp chí thường đi theo hai định hướng
chính là phân tích các đạo luật và phân tích án lệ (dù án lệ trong hoạt động này
không phổ biến và nổi tiếng như các lĩnh vực khác). Hiếm có những nghiên cứu
giới thiệu tổng thể về pháp luật tín dụng vì đối tượng nghiên cứu của các luật gia
không phải là tổng thể việc kinh doanh tín dụng như các chuyên gia trong lĩnh vực
tài chính – ngân hàng.

Trên những số liệu của tạp chí Luật Cambridge, các nghiên cứu về tín dụng
– ngân hàng đã xuất hiện từ khá sớm, với những sách chuyên khảo có liên quan khá
nổi tiếng có thể kể tên như sau:
1.1.2.1. Về việc ghi nhận các nguyên tắc cấp tín dụng
- Mang tính chất nền tảng, không thể thiếu được các tác phẩm xác định
nguyên tắc pháp lý trong hoạt động ngân hàng. Đáng để nghiên cứu là cuốn
"Nguyên tắc pháp lý của Luật Ngân hàng" của tác giả Roos Cranstoon [119], đề
cập đến các vấn đề nền tảng của Luật ngân hàng, từ cấu trúc ngân hàng đến các
hoạt động ngân hàng cơ bản. Tác giả cũng đề cập đến các nguyên lý cơ bản trong
18


giao dịch ngân hàng hiện đại. Đây là cuốn sách viếttrên nền tảng "common law"
nên các nguyên lý được đề cập và đánh giá dưới dạng trích dẫn các quyết định phúc
thẩm.
- Ở góc độ mang tính chất chuyên sâu là cuốn "Nguyên tắc pháp lý trong
hoạt động cho vay" của tác giả Parker Hood [120]. Trọng tâm chính của cuốn sách
viết về trách nhiệm dân sự của người cho vay, trách nhiệm bồi thường khi có hành
vi sai trái của nhân viên ngân hàng. Cuốn sách đưa ra các nguyên tắc chung liên
quan, và tìm cách gắn chúng với các tình huống cụ thể. Về bản chất, nó là một cuốn
sách về nguyên nhân của hành động, và phòng thủ. Tuy nhiên, cuốn sách này cũng
xem xét các nguyên tắc liên quan nơi ứng xử của một người cho vay sẽ làm phát
sinh trách nhiệm hình sự hoặc trách nhiệm pháp lý, đặc biệt là sau này hiện đang
bắt đầu được đem đến cùng với tuyên bố thông luật. Trong một số trường hợp, một
số hành vi làm phát sinh trách nhiệm dân sự, cũng sẽ làm tăng trách nhiệm hình sự
hoặc trách nhiệm pháp lý nếu như gian lận.
1.1.2.2. Về việc ghi nhận các nghiệp vụ cấp tín dụng do ngân hàng thương
mại thực hiện
- Một trong những tác phẩm xuất hiện rất sớm là Luật về tín dụng của ngân
hàng thương mại (The law of Banker’s commercial credits) của H.C. Gutteridge,

xuất bản năm 1932 và 1955. Nghiên cứu này là một tác phẩm chuyên sâu về hệ
thống pháp luật theo truyền thống thông luật vốn phức tạp với nhiều án lệ. Trong
tác phẩm giáo sư Gutteridge giới thiệu những ý tưởng của ông trong quá trình làm
việc và cả những nội dung được ông sưu tầm, nghiên cứu, vì vậy tác phẩm được
đánh giá cao về tính hệ thống đã được tác giả nghiên cứu và xây dựng nên.
- Tác phẩm Luật liên quan đến thư tín dụng thương mại (The law relating to
commercial letter of credit) của A.G. Davis, xuất bản năm 1954 là một cuốn sách
được phát triển lên từ luận án tiến sĩ của tác giả. Trong tác phẩm giáo sư Davis đưa
ra quan điểm dẫn đến nơi tập trung các vấn đề phần lớn liên quan đến nhà kinh
doanh tầm trung. Hơn nữa, cách trình bày của ông khá rõ ràng và có trọng tâm, vì
vậy tác phẩm khá dễ hiểu đối với những người kinh doanh dịch vụ ngân hàng và
xuất nhập khẩu.
- Tín dụng trả góp (Instalment credit), chỉnh sửa bởi Aubrey L. Diamond,
xuất bản năm 1970. Đây là tác phẩm được tác giả điều chỉnh lại dựa trên trao đổi về
19


chủ đề tín dụng trả góp do Viện Luật quốc tế và so sánh Anh tổ chức vào tháng 7
năm 1968. Chương trình trao đổi về những vấn đề: (a) để luật gia, nhà kinh tế và
nhà kinh doanh trao đổi các ý tưởng về chính sách lập pháp về tín dụng trả góp; (b)
đểkiểm tra những khiếm khuyết cơ bản trong luật của Anh về tín dụng trả góp và
cho vay và (c) để đề xuất khung của hệ thống quy định hiện đại, riêng biệt từ kinh
nghiệm của các nước khác. Tác phẩm này có nội dung chủ yếu hướng đến vai trò
và giải pháp về lập pháp, vì vậy đối tượng trao đổi là các đạo luật chứ không phải là
các án lệ của truyền thống thông luật.
- Mua bán hàng hóa và tín dụng tiêu dùng (Sale of goods and consumer
credit) của A.P.Dobson, xuất bản năm 1975 gồm 02 nội dung, phần 1 là những luật
về mua bán, còn phần hai được đánh giá là mang đến một hướng dẫn rõ ràng, sáng
suốt và thông minh để vượt qua mê cung của Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974 với
những điều khoản phức tạp và những thuật ngữ lạ lùng của việc vay mượn và hình

thức tín dụng khác. Nội dung chính của nghiên cứu bao gồm cả các đạo luật và
ngoài ra là phân tích thêm một số án lệ có liên quan.
- Tín dụng diêu dùng (Consumer credit) chỉnh sửa bởi R.M. Goode, xuất bản
năm 1978, Luật thương mại (Commercial law) của R.M. Goode, xuất bản năm 1982
và Giới thiệu Luật về tín dụng và bảo vệ (An Introduction to the Law of Credit and
Security) của A.G. Guest, xuất bản năm 1978 được đánh giá trong cùng một bài viết
ở tập 38, phát hành tháng 11/1979. Sách thứ nhất phê bình và so sánh một số vấn đề
lớn của tín dụng tiêu dùng và những phản hồi của quyền lập pháp ở tám quốc gia ở
châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn sách thứ hai là những phân tích ngắn gọn về luật của
Anh về tín dụng và bảo vệ đang tác động đến cả người tiêu dùng và những chủ thể
khác.
- Cũng như Việt Nam đôi khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài, Jacob S.
Ziegel và R.E. Olley viết sách Tín dụng tiêu dùng ở Canada (Consumer credit in
Canada), được xuất bản năm 1966. Nội dung của nghiên cứu là quá trình phát triển
và những vấn đề của sự đa dạng hóa tín dụng tiêu dùng ở Canada với sự phát triển
từ 835 triệu USD vào năm 1948 lên 7 tỷ USD vào năm 1964.
Ngoài các bài viết đánh giá, giới thiệu sơ bộ các tác phẩm lớn, một số bài là
những nghiên cứu được đăng trực tiếp trên tạp chí. Tại những bài viết này các tác
giả nêu một mặt của hoạt động tín dụng, ví dụ như Đạo luật tín dụng tiêu dùng 1974
20


(The Consumer Credit Act 1974) của R.M. Goode, phát hành tháng 4 năm 1975, Xử
lý hình sự trong Tín dụng tiêu dùng (Criminal Sanctions in Consumer Credit) của
W. A. Thornely, đăng trên tập 43, phát hành tháng 11 năm 1984 hoặc Sự hủy bỏ của
việc thanh toán bởi sai sót và không tiết lộ thông tin (Rescission of settlement for
mistake and non-disclosure) của Nicholas J. McBride đăng trên tập 58, phát hành
tháng 3 năm 1999.
Cuốn "Pháp luật ngân hàng và hoạt động giám sát: nghiên cứu so sánh từ
Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản" [104] của tác giả Maximilian J.B. Hall đề

cập đến việc so sánh quy định về giám sát Ngân hàng ở Anh, Mỹ và Nhật Bản. Nội
dung so sánh đề cập đến các chính sách làm căn cứ cho việc so sánh, áp dụng các
quy định BIS về đánh giá an toàn vốn cùng với các phương pháp tiếp cận an toàn
vốn ở Anh, Mỹ và Nhật Bản; sự tách biệt giữa ngân hàng và kinh doanh chứng
khoán thông qua nghiên cứu so sánh các phương pháp tiếp cận được thông qua ở
Mỹ và Nhật Bản. Như vậy, vấn đề cấp tín dụng được đề cập trong yêu cầu an toàn
vốn trong kinh doanh ngân hàng.
Cuốn "Áp dụng pháp luật ngân hàng quốc tế" [117] của tác giả Proctor,
Charles (Lawyer) viết về nhiều nội dung liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt
động ngân hàng tại EU và Vương quốc Anh. Về vấn đề cấp tín dụng, tác giả đề cập
đến các nội dung về cho vay, cho vay hợp vốn, hợp đồng giữa ngân hàng với khách
hàng, các nghĩa vụ pháp lý được đặt ra cho cả hai bên. Luật được xem xét đánh giá
là Luật về bên đi vay của Anh 1974 (Consumer Credit Act 1974 of UK), Luật về
cho vay của Anh (Lending Code of UK) và các luật có liên quan. Đây là cuốn sách
mới được xuất bản (2015) và có rất nhiều nội dung có thể nghiên cứu để phục vụ
cho việc so sánh giữa thực tiễn áp dụng luật về tín dụng của Anh, của Cộng đồng
Châu Âu và Việt Nam.
Trên tạp chí Đánh giá luật kinh doanh Havard, đây là một tạp chí mới được
phát hành từ 2010 đến nay thì các bài viết hầu hết là các bài phân tích ngắn về một
lĩnh vực hoặc một hoạt động tín dụng ngân hàng ví dụ như Trái phiếu chuyển đổi
ngẫu nhiên và trách nhiệm bồi thường ngân hàng: Những xung đột tiềm tàng về lãi
suất? (Contingent Convertible Bonds and Banker Compensation: Potential
Conflicts of Interest?) của Gaurav Toshniwal, xuất bản năm 2011, Hoán đổi tín
dụng mặc định: công cụ đáng ngờ (Credit Default Swaps: Dubious Instruments) của
21


×