Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

PHAN THỊ HOA

LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
ĐỂ XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

MA

HÀ NỘI – 01/2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

PHAN THỊ HOA

LUẬN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
ĐỂ XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC


CHUYÊN NGÀNH: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục

Mã số: 60140120

Người hướng dẫn khoaNn
học: GS.TS Nguyễn Quý Thanh

N

LỜI CẢM ƠN
HÀ NỘI – 01/2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Căn cứ khoa học và thực tiễn để xây
dựng chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Toàn bộ dữ liệu,
kết quả và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực, có sự
tham gia của bản thân và được sự cho phép của cơ quan, đơn vị.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
HỌC VIÊN

Phan Thị Hoa

3


LỜI CẢM ƠN


Lời đầu tiên tôi xin gửi tới GS.TS Nguyễn Quý Thanh lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất – người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy/cô giáo đã giảng dạy,
trang bị cho chúng tôi những kiến thức chuyên ngành quý báu trong khóa học.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Bộ môn Đo lường và Đánh giá trường ĐH Giáo
dục - ĐH Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi; luôn sát sao, tận tình
hướng dẫn các thủ tục theo quy định.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, Bộ Nội vụ và Lãnh đạo Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã
cổ vũ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chuyên ngành nên luận
văn khó có thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận
được các góp ý, bổ sung của các thầy/cô và các bạn học viên.
Xin trân trọng cảm ơn./.

i

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBCC

: Cán bộ, công chức


CBCCVC

: Cán bộ, công chức, viên chức

CT

: Chương trình

ĐBCL

: Đảm bảo chất lượng

ĐTB

: Điểm trung bình

ĐHQGTPHCM : Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
HVHCQG

: Học viện Hành chính Quốc gia

ii
5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

TT

Nội dung


Trang

Bảng 1.1

Tham khảo các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình
đào tạo của AUN

16

Bảng 2.1
Bảng 2.2

Các tiêu chí/chỉ báo đánh giá chất lượng chương trình
Bảng tổng hợp số lượng phiếu hỏi cho các đối tượng

48
50

Độ tin cậy của thang đo thành phần về chương trình bồi
Bảng 2.3

dưỡng

51

Độ tin cậy của thang đo thành phần về chương trình bồi
Bảng 2.4

dưỡng sau khi loại bỏ biến A2)


52

Hệ số tương quan giữa các câu hỏi trong nhân tố về chương
Bảng 2.5

trình bồi dưỡng

53

ết quả phân tích thống kê mô tả của thành phần về chương
Bảng 2.6

trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng sau khi loại biến A2)

54

Độ tin cậy của các tiêu chí/chỉ báo đánh giá chương trình bồi
Bảng 2.7
Bảng 2.8

dưỡng
hung chỉ số đánh giá chương trình bồi dưỡng

61
62

Số lượng tiêu chí/chỉ báo đánh giá chất lượng chương trình
Bảng 2.9
Bảng 2.10


bồi dưỡng

62

Các tiêu chí/chỉ báo đề xuất đánh giá chương trình bồi dưỡng

63

Các tiêu chí/chỉ báo đánh giá chất lượng chương trình bồi
Bảng 2.11
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

dưỡng

64

Đề xuất các mức đánh giá chương trình

71

ết quả đánh giá các chương trình một số khóa bồi dưỡng

72

Chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng lãnh đạo
cấp phòng


73

6


Bảng 3.4

Chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng ngạch
73

chuyên viên chính
Chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp

Bảng 3.5

vụ, kỹ năng công tác của bí thư đoàn thanh niên và điều

71

phối viên
Bảng 3.6

Chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng tiếng
dân tộc Tày

74

iii
7



DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

TT

Nội dung

Trang

Sơ đồ 1

Hệ thống văn bản về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC

33

Sơ đồ 2

Quy trình xây dựng công cụ đánh giá

45

Hình 2.1

Đánh giá của học viên về chương trình 1

55

Hình 2.2

Đánh giá của giảng viên về chương trình 1


55

Hình 2.3

Đánh giá của học viên về chương trình 2

56

Hình 2.4

Đánh giá của giảng viên về chương trình 2

57

Hình 2.5

Đánh giá của học viên về chương trình 3

58

Hình 2.6

Đánh giá của giảng viên về chương trình 3

58

Hình 2.7

Đánh giá của học viên về chương trình 4


59

Hình 2.8

Đánh giá của giảng viên về chương trình 4

60

iv
8


MỤC LỤC
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ii
Danh mục các bảng biểu ................................................................................. iii
Danh mục các sơ đồ và hình ............................................................................ iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 12
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 12
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................... 13
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài...................................................................... 14
4.Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 14
5. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 14
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 15
7. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................. 15
8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu ...................................................................... 16
9. Cấu trúc của Luận văn................................................................................... 16
Chương 1:TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA
VIỆC XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG

TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ................ 17
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 17
1.1.1. Nghiên cứu về đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức ở một số nước ................................................................................ 17
1.1.2. Đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Việt Nam.... 26
1.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 30
1.2.1. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ............ 30
1.2.2. Chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức .... 33
1.2.2.1. Chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ................ 33
1.2.2.2. Chất lượng chương trình ............................................................... 34
9


1.2.2.3. Các khía cạnh được xem xét khi đánh giá chương trình............... 34
1.2.2.4. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đánh giá chất lượng
chương trình bồi dưỡng .............................................................................. 35
1.3. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng
cán bộ, công chức, viên chức ở Việt Nam ........................................................ 41
1.3.1. Sự phát triển của công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ở
Việt Nam ........................................................................................................ 41
1.3.1.1. Sự phát triển của hệ thống văn bản chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng .......................................................................................................... 41
1.3.1.2. Những nội dung quy định có liên quan ......................................... 42
1.3.2. Thực tiễn đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng CBCCVC .... 45
1.3.2.1. Đánh giá chương trình trước khi đưa vào sử dụng ...................... 45
1.3.2.2. Đánh giá chương trình đang sử dụng ............................................ 50
Chương 2: XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
........................................................................................................................... 53
2.1. Quy trình xây dựng công cụ đánh giá ........................................................ 53

2.2. Các phương pháp đánh giá về các thông số của công cụ đo...................... 58
2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của các tiêu chí .................................................... 59
2.2.2. Hệ số tương quan giữa các câu hỏi trong t ng thành phần ................. 60
2.2.3. Phân tích thống kê mô tả ..................................................................... 61
2.3. Thử nghiệm các tiêu chí/chỉ báo đánh giá ................................................. 62
2.3.1. Phân tích về độ giá trị cấu trúc construct validity) ............................ 62
2.3.2. Đánh giá độ tin cậy realibity) của các tiêu chí ................................... 69
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ....................................................... 75
3.1. Yêu cầu, phạm vi, đối tượng đánh giá ....................................................... 75
10


3.1.1. Yêu cầu đối với việc đánh giá ............................................................. 75
3.1.2. Đối tượng, phạm vi và công cụ đánh giá............................................. 75
3.1.2.1. Đối tượng, phạm vi ....................................................................... 75
3.1.2.2. Công cụ đánh giá .......................................................................... 76
3.2. Hình thức, thời điểm và chọn mẫu đánh giá .............................................. 76
3.2.1. Hình thức đánh giá .............................................................................. 76
3.2.2. Thời điểm lấy ý kiến ............................................................................ 76
3.2.3. Chọn mẫu đánh giá .............................................................................. 76
3.3. Quy trình đánh giá ...................................................................................... 77
3.3.1. Các bước thực hiện .............................................................................. 77
3.3.2. Quy trình xử lý kết quả ........................................................................ 77
3.3.3. Sử dụng kết quả lấy ý kiến khảo sát .................................................. 79
3.4. ết quả đánh giá các chương trình ............................................................ 79
3.4.1. Chương trình 1: Thực trạng chất lượng chương trình bồi dưỡng lãnh
đạo cấp phòng ................................................................................................ 80
3.4.2. Chương trình 2: Thực trạng chất lượng chương trình bồi dưỡng ngạch
chuyên viên chính .......................................................................................... 81

3.4.3. Chương trình 3: Thực trạng chất lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp
vụ, kỹ năng công tác của bí thư đoàn thanh niên xã và điều phối viên ......... 81
3.4.4. Chương trình 4: Thực trạng chất lượng chương trình bồi dưỡng tiếng
dân tộc Tày .................................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 84
1. ết luận ......................................................................................................... 84
2. huyến nghị .................................................................................................. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 88
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 92
11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là một
trong năm nhiệm vụ của chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn
2011-2020 được ban hành kèm theo Nghị quyết số 30c/NĐ-CP ngày 08 tháng
11 năm 2011 của Chính phủ, trong đó đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là
một khâu quan trọng trong việc thực hiện nội dung đổi mới, nâng cao chất
lượng cán bộ, công chức, viên chức.
Nghị quyết Trung ương 5 khoá X) về đẩy mạnh cải cách hành chính,
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, trong đó có nội
dung về đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã chỉ rõ: “Đổi
mới phương thức và nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức sát với thực tế hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra t quá trình
thực thi công vụ, nâng cao kỹ năng hành chính v.v.”[1] .
Việc đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là
đánh giá sự phù hợp của các chương trình với yêu cầu công việc của nhóm đối
tượng; đánh giá mức độ trùng lắp với các chương trình khác; đánh giá tỷ lệ
giữa lý thuyết, kỹ năng và bài tập tình huống thực hành; những nội dung mới

cập nhật và tính hấp dẫn của chương trình; đánh giá về nội dung và thể thức để
áp dụng phương pháp giảng dạy mới; đánh giá hiệu quả của chương trình đối
với học viên và những đánh giá khác để giúp cho cơ quan quản lý đào tạo, bồi
dưỡng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng điều chỉnh bổ sung, cập nhật kiến thức
phù hợp với đối tượng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo,
bồi dưỡng công chức đã quy định 3 loại chương trình bồi dưỡng công chức
gồm: chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch; chương trình đào tạo, bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; chương trình đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.
Thông tư số 19/2014/TT-BNV ngày 04 tháng 12 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức,
12


theo đó, chương trình, tài liệu bồi dưỡng viên chức có 3 loại: Loại chương
trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Loại chương
trình, tài liệu bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý; Loại chương trình
bồi dưỡng bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành
hàng năm [9]. Hiện nay, các bộ, ngành đã và đang triển khai biên soạn chương
trình, tài liệu theo quy định của Thông tư.
Để xác định được các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ,
công chức, viên chức có phù hợp với đối tượng đào tạo hay không, khả năng
áp dụng kiến thức đã học vào thực tế...thì việc đánh giá chương trình bồi
dưỡng là một công việc rất cần thiết.
T trước đến nay, các cơ quan quản lý đào tạo, các cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức cũng đã quan tâm đến việc đánh giá chương trình bồi
dưỡng công chức nhằm mục đích ngày càng hoàn thiện các chương trình phù
hợp và đáp ứng nhu cầu của đối tượng học, song chưa có công cụ nào để đánh
giá chương trình một cách thống nhất. Xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng

chương trình đào tạo, bồi dưỡng là một trong những việc làm thiết thực để
công tác xây dựng chương trình ngày càng sát với thực tế hơn, quá trình đánh
giá chất lượng các chương trình đã và đang được sử dụng đáp ứng yêu cầu
giảng dạy cao hơn, đồng thời làm cơ sở cho việc biên soạn chương trình đào
tạo, bồi dưỡng mới nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công việc của
đối tượng người học là cán bộ, công chức, viên chức.
Xuất phát t những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Luận cứ
khoa học và thực tiễn để xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng chương trình
bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức” nhằm đáp ứng một phần yêu cầu
khách quan của công tác quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức, làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này hướng đến mục đích sau:
13


Xác định những luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đánh giá chất
lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
- Giới hạn khách thể khảo sát: công chức, viên chức quản lý công tác
đào tạo, bồi dưỡng; giảng viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức và học viên là cán bộ, công chức, viên chức trong phạm
vi cả nước tham gia các khóa bồi dưỡng.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: một số khóa bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức 3 tỉnh theo khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam và một
Bộ (ngành).
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Xây dựng tiêu chí, chỉ số đánh giá chất

lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức sau khi thực hiện
chương trình.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung vào trả lời câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Việc đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức được thực hiện trên cơ sở luận điểm nào.
- Thực tiễn triển khai đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng dành
cho cán bộ, công chức, viên chức ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam
được đã và đang được tiến hành như thế nào.
- Việc triển khai xây dựng chỉ số và thực hiện đánh giá chất lượng
chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức xuất phát t những nhu
cầu thực tiễn nào.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Yêu cầu của công tác bồi dưỡng CBCCVC là phải nâng cao chất lượng
hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ
CBCCVC. Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng CBCCVC phải dựa
trên những tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá chất lượng
14


chương trình bồi dưỡng được các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiến hành không
theo một bộ công cụ chuẩn mà mỗi nơi có những tiêu chí đánh giá riêng và
thường đánh giá chương trình lồng ghép vào đánh giá khóa học. Việc này dẫn
đến tình trạng những kiến nghị, đề xuất được đưa ra trong phạm vi hẹp mà
chưa có những kiến nghị ở tầm vĩ mô giúp cho việc quản lý chất lượng chương
trình bồi dưỡng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Nếu xây dựng được thang
đo một cách chi tiết, cụ thể trên cơ sở khảo sát thực tế sẽ nâng cao tính khách
quan trong đánh giá, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng chỉ số đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
6.2. Khách thể nghiên cứu
Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức.
7. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích và tổng hợp các thông
tin lý luận có liên quan đến đề tài ở góc độ pháp luật, xã hội học, giáo dục học,
tâm lý học, đo lường và đánh giá, v.v. qua đó làm sáng tỏ cơ sở lý luận về đánh
giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Để tiến hành điều tra thu thập một số thông tin cần thiết phục vụ cho
nghiên cứu đề tài chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi điều tra ý kiến của giảng viên
và học viên tham gia các khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về đánh
giá chất lượng chương trình bồi dưỡng.
Tiến hành phát phiếu điều tra theo 2 đợt:

15


Đợt 1: Phát phiếu điều tra để thu thập ý kiến của giảng viên; học viên;
công chức, viên chức làm công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng về những mặt
cần xem xét khi đánh giá chất lượng của một chương trình bồi dưỡng.
Đợt 2: Đánh giá chất lượng của một số chương trình bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức bằng thang đo được xây dựng trên cơ sở lần phát phiếu
điều tra trước.
7.3. Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập ý kiến của cán bộ
quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng; giảng viên; học viên tham gia các khóa
đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC để khẳng định tính cần thiết, sự phù hợp của các
tiêu chí đánh giá và thực tế công tác đánh giá chất lượng chương trình bồi
dưỡng CBCCVC.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS và phần mềm Excel để xử lý, tổng
hợp và phân tích phiếu hỏi và các số liệu đã thu thập được.
8. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Phạm vi: Chương trình của một số khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức do Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Thời gian triển khai nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu t tháng
11/2015 đến tháng 10/2016.
9. Cấu trúc của Luận văn
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chỉ
số đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Chương 2: Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng chương trình bồi
dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Chương 3: Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức
ết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
16


Chương 1
TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC

XÂY DỰNG CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Chất lượng, hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên
chức phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau: (1) Cơ chế, chính sách bồi dưỡng;
(2) Chương trình bồi dưỡng; 3) Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng; (4)
Hình thức và phương pháp bồi dưỡng.
Trong các yếu tố trên, chương trình bồi dưỡng có vai trò rất quan trọng.
Chương trình bồi dưỡng có chất lượng tốt sẽ góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động bồi dưỡng. Việt Nam đã nghiên cứu, học hỏi và tiếp thu
nhiều kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về hoạt động đánh giá chất
lượng chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ này.
1.1.1. Nghiên cứu về đánh giá chương trình bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức ở một số nước
Ở nhiều nước trên thế giới, khi đánh giá chất lượng đối với các chương
trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người ta phải xem xét nó trong
một tổng thể các mối quan hệ khác nhau của các yếu tố đầu vào, các quá trình và
các yếu tố đầu ra của chương trình Oliva,1997). Đầu vào của chương trình gồm
có: con người, cơ sở vật chất, kinh phí, môi trường, thời gian… Các quá trình
gồm: quá trình giảng dạy và học tập, quá trình quản lí chương trình. Đầu ra của
chương trình được xem là các kiến thức, kĩ năng và các phẩm chất đạo đức của
người tốt nghiệp. Các yếu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động lên chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức [42]
Phương pháp đánh giá: Hầu hết các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiến hành
đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngay sau khi kết thúc khóa
học/chương trình học. Tuy nhiên, theo xu hướng mới, các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng này sẽ được tiến hành đánh giá hiệu quả sau đào tạo ở những
thời điểm thích hợp nhất định [43]
17



1.1.1.1. Đánh giá chương trình của Hoa Kỳ
Các chương trình đào tạo ở Hoa ỳ được đánh giá theo 2 phương pháp:
Phương pháp Baldrige và Phương pháp Barnett[39]
Phương pháp Baldrige. Phương pháp này được đặt theo tên gọi của
chuyên gia đánh giá chất lượng nổi tiếng Hoa
pháp này được Hiệp hội Chất lượng Hoa

ỳ Malcolme Baldrige. Phương

ỳ sử dụng t năm 1987 nhằm đánh

giá tổng hợp về chất lượng cơ sở đào tạo, được xây dựng dựa trên 7 tiêu chí
đánh giá.
Để việc tổ chức đánh giá đảm bảo tính khoa học, các kết quả được
công nhận và làm định hướng cho xã hội, năm 1997 Hội đồng Kiểm định chất
lượng giáo dục Hoa

ỳ CHEA) được thành lập. Đây là cơ quan liên bang phi

chính phủ - cơ quan không trực tiếp thực hiện các hoạt động kiểm định, đánh
giá mà chỉ tiến hành công nhận các tổ chức kiểm định. Để hoạt động kiểm
định, đánh giá được khách quan, cách thức tổ chức đánh giá dần được nghiên
cứu, hoàn thiện. Hiện nay, hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục của Hoa



được tiến hành qua 3 loại hoạt động đánh giá: Một là, tự đánh giá - cơ sở giáo
dục tự đánh giá theo các tiêu chí phổ biến; Hai là, đánh giá chéo giữa các cơ sở
giáo dục; Ba là, các tổ chức đánh giá độc lập tiến hành đánh giá.

Phương pháp Barnett.

hác với Phương pháp Baldrige. Phương pháp

Barnett nhấn mạnh chủ yếu đến chất lượng đầu ra hơn là quản lý chất lượng,
và hướng đến xây dựng quy trình mang tên Quản lý chất lượng tổng thể (Total
Quality Management - TQM). Phương pháp này hướng các hoạt động đánh giá
chủ yếu vào người học ở 04 tiêu chí cơ bản, bao gồm:
- Xây dựng môn học và chương trình học; tức là học cái gì; mức độ phù
hợp so với yêu cầu đề ra;
- Mối tương tác giữa dạy và học như là hai mặt của một hoạt động, có
tác dụng bổ sung cho nhau;
- Đánh giá người học - mức độ sẵn sàng và kết quả thu hoạch được;

18


- Đánh giá đội ngũ giảng viên như là phương tiện chủ yếu để xây dựng
văn hoá chất lượng trong giáo dục đại học.
1.1.1.2. Đánh giá chương trình ở Vương quốc Anh
Ở Vương quốc Anh, Chính phủ đã xây dựng những chương trình bồi
dưỡng bắt buộc cho đội ngũ công chức cao cấp. Những chương trình này được
nghiên cứu biên soạn và sửa đổi thường xuyên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là làm
sao để bảo đảm rằng các chương trình mới được biên soạn là thực sự có ích.
Để hỗ trợ đánh giá cho các chương trình bồi dưỡng lãnh đạo cho công chức
cao cấp này, Trường Chính phủ Quốc gia đã thực hiện các hoạt động đánh giá.
Hoạt động đánh giá dựa vào các tiêu chí cơ bản sau [41]:
- Mức độ đáp ứng mục tiêu nguồn nhân lực của tổ chức;
-


hả năng kết nối giữa mục tiêu của cá nhân học viên với mục tiêu đào

tạo và mục tiêu của tổ chức;
- Năng lực giảng viên;
- Năng lực tổ chức t ng buổi học, t ng chuyên đề và toàn bộ khóa học;
- Mức độ cải thiện năng lực của học viên trong việc xây dựng kế hoạch
hành động của cá nhân nhằm cải tiến khả năng lãnh đạo của mình;
- Đánh giá tác động của khóa đào tạo 6 tháng sau khi học viên học xong
trở về cơ quan làm việc (đánh giá sau đào tạo).
Nhận xét về hệ thống tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng
cho công chức cao cấp Vương quốc Anh nói riêng và đánh giá chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng nói chung, Norton. S có nhận xét: Việc đánh giá căn cứ vào các
tiêu chí cụ thể cho thấy sự khác biệt lớn so với việc chỉ đơn thuần xác nhận kết
quả đào tạo. Hoạt động đánh giá này thông qua thu thập dữ liệu của người học
về t ng bài giảng cụ thể, về các giảng viên, về toàn bộ chương trình khóa học,
và các yếu tố tác động lên đào tạo, bồi dưỡng. Quá trình này đòi hỏi người học
viên cho biết các mục tiêu và kết quả của khóa học có đạt được không, những
mong muốn cá nhân của họ có đạt không, và họ thấy nội dung của khóa học có
hữu ích không.
19


1.1.1.3. Đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
Hàn Quốc
Hàn Quốc là một trong những quốc gia Châu Á có nhiều kinh nghiệm
trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cũng như đánh giá chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng công chức. Một trong những nguyên nhân khiến cho số lượng công chức
Hàn Quốc tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngày càng nhiều là do chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Hàn Quốc được nâng cao rõ rệt so với trước đây.
Có được điều này là do Hội đồng Công vụ (CSC); Trường Đào tạo công chức

trung ương COTI); Các Trường đào tạo công chức thuộc các bộ, ngành và các
Cơ sở đào tạo công chức ở địa phương v.v. rất quan tâm và thường xuyên thực
hiện đánh giá để không ng ng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt
động đánh giá v a chỉ ra được hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng v a giúp có
những điều chỉnh cần thiết trong nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Qua đánh giá đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hàn Quốc đã phát hiện ra
một số khiếm khuyết như sau [43]: (1) Nội dung chương trình quá rộng, với hy
vọng là mỗi học viên đều thấy có nội dung bổ ích, song dần làm cho họ mất đi
sự hứng thú và mong muốn được đào tạo; (2) Mức độ phù hợp đối với khu vực
công: nhiều chương trình đào tạo công chức của COTI có tên gọi rất kêu, song
mức độ phù hợp với công việc còn chưa được làm rõ; (3) Gần đây, Chính phủ
Hàn Quốc quy định công chức phải bắt buộc đi đào tạo 100 giờ mỗi năm theo
yêu cầu công việc, điều đó đã tạo nên sự độc quyền đào tạo của COTI và các
cơ sở đào tạo của nhà nước, trong khi nhiều cơ sở đào tạo thuộc khu vực tư có
các chương trình tốt lại không được làm; (4) Một số chương trình đào tạo công
chức chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu của người học. Chính vì những tồn tại
này mà, theo Tobin Um và Hue Young Shin, Hàn Quốc phải: chuyển dần sang
đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao việc thực thi công tác trong quá trình quản lý
nguồn nhân lực. Để làm được điều này, hoạt động đánh giá chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng phải dựa trên những tiêu chí khoa học phân biệt giữa nội dung kiến
thức và kỹ năng học được, những thay đổi đối với hành vi công việc, và đóng

20


góp vào công việc, nghĩa là gắn với hiệu quả, chi phí, và tác động đối với hoạt
động của cơ quan.
Bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu và hình thành các phương pháp đánh
giá chất lượng giáo dục khác nhau, tại các nước có nền giáo dục phát triển đã
thành lập các cơ quan, hiệp hội đánh giá chất lượng, như Cơ quan đánh giá

chất lượng đại học Ốt-xtra-lia AUQA), Cơ quan đảm bảo chất lượng giáo dục
đại học của Anh Quốc QAAHE), Hệ thống chất lượng châu Á - Thái Bình
Dương (APQN), Hiệp hội đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Châu Âu
(EAQAHE),v.v.. Các tổ chức này đều nghiên cứu bổ sung, vận dụng hoặc
khuyến cáo vận dụng các phương pháp và tiêu chí đánh giá chất lượng giáo
dục khác nhau, phù hợp với mục tiêu và quan điểm của t ng cơ quan cũng như
nhằm giải quyết những vấn đề mà các tổ chức này cho là quan trọng trong t ng
giai đoạn. Nhìn chung, phần lớn các tiêu chí đã được đề cập đến ở trên đều
được các cơ quan đánh giá chất lượng nghiên cứu ứng dụng có bổ sung những
tiêu chí của các phương pháp đánh giá khác, như phương pháp ISO 9000:2000,
phương pháp Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecards) của Kaplan & Norton
v.v.
1.1.1.4. Đánh giá chương trình bồi dưỡng công chức ở Singapore
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng mỗi người đều cần được
phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục học hỏi để mỗi
công chức đều có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ phục vụ tốt cho nền
công vụ. Theo quy định của Chính phủ Singapore, các chương trình đào tạo
bồi dưỡng phải được đánh giá dựa trên khung đánh giá ban hành. Theo công
bố của các cơ quan tổ chức đào tạo này, mục đích của việc đánh giá nhằm:
- Cải tiến chất lượng: Công tác đánh giá chương trình đào tạo bồi
dưỡng sẽ cung cấp phản hồi cho đơn vị tổ chức. T hoạt động đánh giá này,
đơn vị tổ chức sẽ có thông tin về sự phù hợp giữa mục tiêu đề ra với nội dung
đào tạo; sự phù hợp giữa đầu vào, đầu ra; tính hiệu quả của phương thức đào
tạo v.v.
- Đánh giá để tăng cường tính giải trình accountability): Các chương
trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cần được đánh giá để xác định hiệu
21


quả trong việc chi tiêu ngân sách công. Các bên liên quan cần biết liệu việc chi

tiêu này có tạo ra sự khác biệt.
- Đánh giá phục vụ cho việc hoạch định chính sách: Các nhà lập kế
hoạch, ra chính sách, các đơn vị tài chính cần có kết quả đánh giá các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng để xem xét và đánh giá hiệu quả của chính sách; lên
kế hoạch phân bổ nguồn lực hợp lý.
Về phương pháp đánh giá, các cơ quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng công
chức của Singapore áp dụng các phương pháp đánh giá đa dạng, bao gồm cả
phiếu hỏi và phỏng vấn. Các hoạt động đánh giá được tiến hành sau khi kết
thúc t ng module đào tạo và sau khi kết thúc cả khóa đào tạo, bồi dưỡng.
hung đánh giá của Singapore tập trung đánh giá những vấn đề chính sau:
- Sự phù hợp: Chương trình và mục tiêu của chương trình phù hợp như
thế nào đối với nhu cầu và ưu tiên của chính phủ về đội ngũ công chức.
- Hiệu suất đào tạo: Đầu ra và kết quả đào tạo bồi dưỡng liên quan như
thế nào đối với đầu vào.
- Hiệu quả: mức độ đạt được của các kết quả đào tạo và đầu ra so với
mục tiêu ban đầu.
- Sử dụng: Công chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng sử dụng kiến
thức được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào.
- Bền vững: Mức độ những thay đổi tích cực được duy trì và phát triển
kể cả sau khi chương trình đào tạo không được triển khai thêm.
1.1.1.5. Tham khảo đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Mạng
lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN)
Mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á ASEAN University
Network - AUN) được thành lập năm 1995. Việt Nam có 2 đại học quốc gia
ĐHQG) (ĐHQG Hà Nội ĐHQGHN) và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh
ĐHQG-HCM)) và Trường ĐH Cần Thơ là thành viên chính thức của Mạng
lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Mục tiêu hoạt động của AUN là
thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên trong mạng lưới thông qua các hoạt
động giáo dục, đẩy mạnh giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia
giáo dục, các học giả và nhà khoa học trong khu vực; thúc đẩy hoạt động chia

22


sẻ thông tin trong cộng đồng giáo dục ASEAN; nâng cao chất lượng giáo dục
của các trường đại học trong khu vực; thắt chặt mối quan hệ giữa các nước
trong khu vực dựa trên các quan hệ hợp tác về giáo dục.
Việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ĐBCL) của mạng lưới các
trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA - ASEAN University Network- Quality
Assurance) là một trong các biện pháp cơ bản để thúc đẩy sự phát triển giáo
dục đại học trong khu vực. Chính sách và các tiêu chí chung của Hệ thống
ĐBCL của mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á là xây dựng hệ thống
ĐBCL có chỉnh lý cho phù hợp với t ng trường đại học trong mạng lưới, đồng
thời tuân thủ những tiêu chí cơ bản của AUN. Các trường đại học trong AUN
có được sự thống nhất trong quan điểm về chất lượng giáo dục, sử dụng những
tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng trong đó có các tiêu chuẩn về ĐBCL)
thể hiện sự tin tưởng lẫn nhau về chất lượng giữa các trường trong khu vực,
góp phần thúc đẩy sự công nhận chất lượng và phát triển hợp tác giữa các
trường. Thông qua các hoạt động ĐBCL, các trường đại học thành viên trong
mạng lưới AUN có thể trao đổi học thuật, trao đổi giảng viên, sinh viên, hỗ trợ
các hợp tác nghiên cứu hướng tới sự hòa nhập và phát triển về giáo dục trong
toàn khối ASEAN.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐBCL giáo dục đại học là
ĐBCL hoạt động đào tạo. Để thực hiện cơ chế ĐBCL các chương trình đào
tạo, AUN đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào
tạo áp dụng chung trong hệ thống của Mạng lưới đảm bảo chất lượng của các
trường đại học Đông Nam Á gọi tắt là Mạng lưới AUN-QA). Mặc dù chương
trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức và chương trình đào tạo đại học có
những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên, trong quá trình triển khai đánh giá chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức CBCC) vẫn có thể sử dụng bộ
tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN như một tài liệu

tham khảo hữu hiệu. Bộ tiêu chuẩn của AUN được xây dựng với những tiêu
chuẩn, tiêu chí liên quan đến những vấn đề cơ bản, cốt lõi cho một chương
trình đào tạo nói chung như mục tiêu của chương trình đào tạo, cấu trúc, nội
dung chương trình, những nhân tố tham gia vào việc thực hiện chương trình,
23


những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến chất lượng chương trình, v.v. Đây là
những vấn đề cốt yếu cho bất kỳ một chương trình đào tạo nào, không phân
biệt loại hình, quy mô, ngành nghề, hay nội dung đào tạo. Vì vậy, việc tham
khảo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Mạng lưới
AUN - QA hoặc của các nước tiên tiến khác trên thế giới sẽ giúp cho việc triển
khai đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC đảm bảo tính khoa học,
tính kế th a, t đó rút ngắn thời gian nghiên cứu, tìm hiểu mà vẫn đảm bảo
chất lượng công việc.
Dưới đây là các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo
AUN sử dụng có thể tham khảo, lựa chọn để xây dựng tiêu chí/chỉ báo đánh
giá chương trình (xem Bảng 11.1):
Bảng 1.1: Tham khảo các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình
đào tạo của AUN
TT
Tiêu chuẩn 1
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chuẩn 3
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3

Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chuẩn 11
Tiêu chí 1

Nội dung
Chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra được xác định rõ ràng và được thể hiện trong
chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục khích lệ việc học tập suốt đời
Chuẩn đầu ra bao trùm được các kỹ năng và các kiến thức
chung cũng như các kỹ năng và kiến thức chuyên ngành
Chuẩn đầu ra phản ánh rõ ràng các yêu cầu của các bên liên quan
Cấu trúc và nội dung chương trình
Nội dung chương trình chỉ ra sự cân đối giữa kiến thức và kỹ
năng chung và chuyên ngành
Chương trình phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của nhà Trường
Đóng góp rõ ràng của mỗi môn học vào việc thực hiện các kết
quả học tập mong muốn
Chương trình môn học mang tính tổng hợp, tất cả các chủ đề và
môn học đều được tích hợp
Chương trình môn học chỉ ra được bề rộng và chiều sâu
Chương trình môn học chỉ ra rõ ràng các hoạt động của các
môn học cơ bản, các môn trung gian, các môn chuyên ngành và
đề án tốt nghiệp hoặc luận văn, luận án
Nội dung chương trình được cập nhật
Quy trình ĐBCL dạy và học
Chương trình giảng dạy được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên,

24


TT
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chí 4
Tiêu chí 5
Tiêu chí 6
Tiêu chí 7
Tiêu chuẩn 13
Tiêu chí 1
Tiêu chí 2
Tiêu chí 3
Tiêu chuẩn 15
Tiêu chí 1

Nội dung
nghiên cứu viên, chuyên gia giáo dục và cán bộ quản lý
Việc thiết kế chương trình học có sự tham của sinh viên
Việc thiết kế chương trình giảng dạy có sự tham của các nhà
tuyển dụng lao động
Chương trình giảng dạy được định kỳ đánh giá theo chu kỳ
thích hợp
Các môn học và chương trình giảng dạy được người học đánh
giá một cách có hệ thống
Các thông tin phản hồi của các bên liên quan được sử dụng để
cải tiến chất lượng chương trình
Quy trình dạy và học, quy trình kiểm tra đánh giá, phương
pháp kiểm tra đánh giá và tự đánh giá được thực hiện thường

xuyên và đảm bảo và cải tiến chất lượng.
Phản hồi của các bên liên quan
Có hệ thống thu thập thông tin phản hồi phù hợp t thị trường
lao động các nhà tuyển dụng)
Có hệ thống thu thập thông tin phản hồi phù hợp t sinh viên
và cựu sinh viên
Có hệ thống thu thập thông tin phản hồi phù hợp t đội ngũ
giảng viên, nghiên cứu viên và nhân viên
Sự hài lòng của các bên liên quan
Các thông tin phản hồi của các bên liên quan thể hiện sự hài
lòng về chương trình.

T kinh nghiệm đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC
trên thế giới có thể rút ra một số kết luận sau:
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC được thực hiện nhằm đào
tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng là CBCCVC có đủ kiến thức, kỹ năng,
nghiệp vụ để họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời đáp ứng những
yêu cầu của thời đại về quốc tế hóa, công nghệ hóa…. Chương trình bồi dưỡng
có thể là một chuyên đề hay một số chuyên đề, có thể liên quan hoặc không
liên quan đến nhau, được thực hiện trong thời gian ngắn các chương trình bồi
dưỡng ngắn hạn) hoặc thời gian dài các chương trình đào tạo, bồi dưỡng dài
hạn). Ở một số quốc gia, các chương trình bồi dưỡng được thực hiện dưới dạng
chương trình trực tuyến, t xa.
25


×