Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

THÁI ĐỘ CẦN CÓ CỦA NGƯỜI THẦY TRƯỚC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRÀN LAN NHƯ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.86 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HỮU PHÚ
MSSV: 35604022
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN/MÔN HỌC
..............................................................

THÁI ĐỘ CẦN CÓ CỦA NGƯỜI THẦY
TRƯỚC TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TRÀN LAN NHƯ HIỆN NAY

……………
THUỘC HỌC PHẦN/MÔN

GIAO TIẾP ỨNG XỬ SƯ PHẠM
Giảng viên: TS. VÕ VĂN NAM

Tp. Hồ Chí Minh tháng 12/2010


GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận
Lê Văn Hữu Phú
Tâm lý 2

“Bạo lực học đường” đã trở thành vấn đề nóng bỏng và nhức nhối của
cả xã hội, chưa làm an tâm phụ huynh học sinh và những ai quan tâm đến


việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ.
Ngày 20-2-2008, Phạm Ngọc Vũ, học sinh lớp 12 trường THPT Đại Mỗ
(Hà Nội) bị một nhóm thanh niên chém chết, chỉ vì mâu thuẫn rất trẻ con, đơn
giản tranh giành nhau chỗ ngồi ở sân trường. Lưu Danh Thắng, bạn cùng
trường với Vũ đã thuê bọn "đầu gấu" xử bạn mình, gây cái chết cho Vũ.
Tôi nghĩ rằng đã đến lúc cả xã hội, đặc biệt là ngành giáo dục cần có sự
thống nhất cần thiết để góp phần ngăn chặn và hạn chế bạo lực học đường.
Chiều 15-9-2008, một cuộc rượt đuổi diễn ra ngay tại cổng trường THPT
Hai Bà Trưng (Hà Nội). Hai học sinh tay lăm lăm hai con dao tông to bản, lưỡi
sáng loáng xông vào sáu học sinh cùng trường.
Đã đến lúc trường học phải xem lại phương pháp dạy đạo đức, nhân
cách của thầy giáo. Ai không đủ tư cách, thiếu tinh thần trách nhiệm, kiên
quyết chuyển đi làm việc khác, để xảy ra bạo lực học đường, lỗi ấy thuộc về
nhà trường, các thầy giáo.
Ngày 30-8-2008, Vương Quốc Hà, 16 tuổi, học sinh trường THPT…
Nếu như chúng ta…..
Tôi nghĩ rằng …..
Chiều ngày…
Đến lúc người Thầy cần vào cuộc!

Trang 2/8


GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận
Lê Văn Hữu Phú

Tâm lý 2
Đã có quá nhiều những cuộc hội thảo bàn về tình trạng Bạo lực học đường
tràn lan như hiện nay và cũng còn đó biết bao ám ảnh rùng mình đối với học sinh
về bạo lực. Nhiệm vụ của người Thầy giáo bây giờ không phải là góp vào những
ý kiến của mình để làm cho buổi hội thảo thêm phần phong phú mà cái họ cần là
có một thái độ đúng đắn về thực trạng này.
Thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục học sinh và cũng là người
có trách nhiệm rất lớn trong việc hình thành nhân phẩm, đạo đức cho người học.
Nhân phẩm, đạo đức học sinh xuống cấp như bây giờ phải chăng đó cũng là dấu
hiệu báo động sự xuống cấp của lực lượng chuyên môn? Câu hỏi đó một lần nữa
cảnh tỉnh những nhà giáo dục như chúng ta trong công cuộc đào tạo thế hệ trẻ.
Nhưng cái chúng ta cần lúc này không chỉ là thái độ “giật mình” trước những
chuyện đã rồi mà còn là sự thay đổi cái nhìn về thời cuộc. Người Thầy cần thay
đổi thái độ của mình để thích ứng với xã hội hiện nay. Thay đổi những gì ? Thay
đổi quan niệm của chính mình về nghề giáo.
Đã đến lúc người lái đò nên học làm thuyền trưởng!
Hình ảnh người lái đò sớm ngày “lặng lẽ” đưa bao thế hệ học trò cập bến
tương lai hẳn đã hằn sâu vào nếp nghĩ của bao thế hệ. Rất nhiều giáo viên trẻ
cũng đã chọn hình ảnh này làm mẫu hình lý tưởng cho con đường sự nghiệp của
mình. Và cứ thế, nghề giáo viên dần định hình trong quan niệm xã hội là một
nghề đưa đò. Xin làm rõ một điều, tôi không hề có ý muốn giễu cợt hay mỉa mai
gì cả, hình ảnh ấy rất đẹp rất cao quý nhưng điều mà chúng ta cần nhìn nhận ở
đây liệu bây giờ quan niệm ấy có còn đúng hay không khi dòng sông kia đã hóa
thành biển lớn với những sóng gió, ba đào sẵn sàng nuốt chửng cả con đò và
những người trên đó.
Người lái đò của ngày xưa đó nên học cách để trở thành một người thuyền
trưởng trong thời đại bây giờ. Có thế mới đủ sức đưa dắt học sinh của mình cập
bến an toàn trên chuyến hải hành đi về miền đất hứa xa xôi. Công việc của người
Trang 3/8



GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận
Lê Văn Hữu Phú
Tâm lý 2
lái đò là “lặng lẽ” đưa đò nhưng công việc của người thuyền trưởng thì không
lặng lẽ. Người thuyền trưởng cầm bánh lái của cuộc đời “vật lộn” với những cơn
sóng thời trang, cơn sóng Game và phim ảnh bạo lực…, lèo lái con thuyền vượt
qua những những hố sâu của hiềm khích và những cột đá xung đột dựng trước lối
đi, dẫn hướng học sinh đi theo con đường đúng. Không chỉ thế, người thuyền
trưởng cũng là một chỉ huy tài ba có khả năng huy động sức mạnh của tất cả các
thủy thủ đoàn trên tàu cùng vượt qua trở ngại. Đôi lúc, người thuyền trưởng phải
chiến đấu với các loài thủy quái để giành lại những thủy thủ của mình.
Thời đại này cần nhiều thuyền trưởng hơn là những người lái đò!
Đã đến lúc người Thầy cần có cái nhìn của một nhà Tâm lý!

Để thấy trong sâu thẳm tâm
hồn của những tay “côn đồ học
đường” là một đứa trẻ con đang
lớn. Chúng muốn tự khẳng định
chính mình theo một cách riêng.
Đôi lúc chúng muốn hóa thân
vào vai một diễn viên hành động
trong những bộ phim bạo lực mà
chúng từng xem, say mê và thích thú. Đôi lúc chúng lại muốn quay về với
nguyên bản gốc của cuộc sống trần trụi ngoài kia: “Các tay anh chị giang hồ vẫn

thường giải quyết mâu thuẫn theo cách đó!” Nhưng tiếc rằng chúng đã chọn một
cách sai!
Người thầy giáo nên có cái nhìn của một nhà tâm lý không phải chỉ để thấy
những điều thường thấy ở trên mà người thầy giáo cần phải thấy và thấy cho cặn
kẽ nguyên nhân sâu xa, tiềm tàng đang ẩn khuất và đứng đằng sau điều khiển
bánh lái của con tàu đi chệch hướng.
Trang 4/8


GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận
Lê Văn Hữu Phú
Tâm lý 2
Theo TS Nguyễn Thị Bích Hồng, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM :
“Nguyên nhân sâu xa của bạo lực học đường là do các em cảm thấy mình
bị bỏ rơi, cô đơn. Trong thời buổi kinh tế thị trường, cuộc sống cũng “lạnh
lùng” hơn, cha mẹ ít dành thời gian cho con trẻ, cha mẹ ly hôn, sống thiếu quan
tâm đến nhau.
Ra ngoài xã hội, trẻ lại thấy cô đơn, hiếm có người lớn nào quan tâm thắc
mắc xem vì sao HS lại đi lang thang trong giờ học? Bức xúc và quậy phá là một
hình thức “xả xú báp” đối với các em, lâu rồi thành thói quen và… đánh nhau
để… “cân bằng căng thẳng.”
Hay theo TS Võ Văn Nam, khoa Tâm Lý Giáo Dục ĐH Sư Phạm
TP.HCM : “Thử hỏi nhà trường, thầy làm sao có thể ngăn được làn sóng bên
ngoài xã hội tác động hàng ngày, hàng giờ? Các em học sinh phải chứng kiến
những vụ xô xát, đánh nhau thường xuyên (bạo lực sân cỏ, bạo lực kinh doanh,

bạo lực gia đình…) tác động đến nhận thức và các em nhận ra rằng những gì
thầy cô răn dạy chỉ có ý nghĩa trên sách vở. Khi ra ngoài xã hội, các em cần
phải thay đổi cách hành xử cho phù hợp, quan niệm mạnh được yếu thua để bảo
vệ mình khỏi bị ăn hiếp…”
“…những gì thầy cô răn dạy chỉ có ý nghĩa trên sách vở…” nghe mà xót,
mà đau! Người thầy đã quanh quẩn bên sách vở quá lâu cho đến khi phát hiện ra
rằng những học sinh của mình đã đi lạc mất. Và đến khi người Thầy nhận thức
được điều này thì mọi chuyện đã đi quá xa. Người thầy cần có cái nhìn của một
nhà Tâm Lý không chỉ để có một sự cảm thông cho những hành động nông nỗi,
bồng bột của học sinh mình mà còn là để nhìn nhận lại chính mình trong công
cuộc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ. Người thầy cần phải dạy nhiều hơn những gì
sách giáo khoa không nói hay nói quá ít, đó là vốn sống, những kinh nghiệm
đường đời, những bài học xương máu mà chính người thầy đã học được về cách
đối nhân xử thế.
Trang 5/8


GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận
Lê Văn Hữu Phú
Tâm lý 2
Người thầy cần phải đặt mình vào vị trí học sinh để trao đúng thứ các em
cần!
Đã đến lúc “người lái đò” nên có tinh thần của một Huấn luyện viên!
Điều mà một Huấn luyện viên mong chờ đó là những tấm huy chương mà
học trò mình đạt được. Người thầy vẫn luôn mong đợi điều này nhưng nó không

mãnh liệt bằng một Huấn luyên viên. Được đeo vào cổ tấm huy chương, vận
động viên khôn xiết mừng vui nhưng niềm vui, niềm phấn chấn dâng trào trong
con tim của một Huấn luyện viên còn lớn hơn thế nữa. Trên bục vinh quang, giờ
đây đang xướng lên tên của học trò mình, nó đã làm được những điều mà mình
mong đợi, nó đã mang về những tấm huy chương, … Không dừng lại ở đó, người
Huấn luyện viên còn luôn đau đáu trong lòng niềm khát khao học trò của mình
có thể phá được những kỷ lục mà họ đã lập ra và sẽ tiến xa hơn trên con đường
sự nghiệp. Đôi bàn chân của họ muốn chạy song hành cùng học trò mình trên
những đường đua tầm cỡ và cùng găt hái về những thành công.
Một Huấn luyện viên giỏi là một người không chỉ giúp cho những vận động
viên lập được những kỷ lục mà một người Huấn luyện viên giỏi còn là người có
khả năng phá vỡ những kỷ lục của chính mình. Bằng sự nổ lực không ngừng,
bằng tình yêu thể thao sâu đậm, bằng sự dẻo dai vốn có họ luôn là người về đích
trước tiên.
Người thầy trong thời đại bây giờ hoàn toàn có đủ khả năng để trở thành
một Huấn luyện viên như thế, để giúp cho học sinh của mình vượt qua nhiều “rào
cản” trên con đường tiến tới thành công!
Huấn luyện viên “kỹ năng sống”
“Vì ai, vì đâu mà các em học sinh thơ ngây lại trở nên dửng dưng, vô cảm
trước cảnh bạo lực học đường đến thế?

Trang 6/8


GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận

Lê Văn Hữu Phú
Tâm lý 2
Đi tìm nguyên nhân, rồi đổ lỗi cho những cá nhân, cơ quan, tổ chức liên
quan đến công tác quản lý giáo dục chẳng giải quyết được gì mà còn làm các em
thêm bi quan vì dường như mọi người, mọi nơi đều đang bỏ rơi chúng, để chúng
tự tìm lối thoát bằng những kỹ năng sống thiếu hụt.”
Nhận định trên cũng đã nói thay
những điều uất ức trong tim của người
trong cuộc. Cần lắm để giáo dục cho
các em những kỹ năng để sống tốt hơn
trong cuộc sống đầy phức tạp này!
Nhưng ai sẽ làm chuyện đó? Chính
người giáo viên chứ không ai khác.
Chúng ta phải kết hợp song hành giữa
dạy chữ với dạy người. Không thầy cô nào muốn học sinh của mình là những con
mọt sách hay những phần tử bất hảo trong xã hội. Nhà giáo dục nào cũng đều
muốn giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ tương lai trở thành những công dân ưu tú cho
đất nước. Nhưng nếu như ý định này cứ mãi nằm ì trong suy nghĩ thì cũng chẳng
thay đổi được gì. Chúng ta phải hành động, ngay từ bây giờ để có một điều gì đó
tươi sáng hơn cho nền giáo dục Việt Nam. Không ai khác chính chúng ta sẽ trở
thành những HLV phụ trách bộ môn Kỹ Năng Sống, huấn luyện cho các em về
kỹ năng giải quyết những mâu thuẫn trong học đường, trao đúng những thứ các
em cần, dạy cho các em những bài học làm người đầy thiết thực.
Điều làm nên sự khác biệt giữa một HLV Thể Thao với một HLV Kỹ Năng
Sống, đó là HLV Kỹ Năng Sống đồng chạy song hành với học trò mình cho đến
khi nào cả hai cùng về đích!

Trang 7/8



GIAO
TIẾP ỨNG
XỬ SƯ
PHẠM

Bài tiểu luận
Lê Văn Hữu Phú
Tâm lý 2

Cho đến khi nào bốn chữ “Bạo lực học đường” không còn là cơn ác
mộng giày vò những “giấc mơ ngoan”? Câu hỏi ấy người Giáo viên có trách
nhiệm phải trả lời. Hoặc là trong vòng vài năm tới bằng chính nổ lực của
mình, người Thầy có thể chặn đứng cuộc xâm thực của bạo lực vào môi
trường học đường hoặc là cả công trình giáo dục phải đứng trước nguy cơ
chìm sâu vào trong lòng biển. Càng lúc tiếng kêu cứu của những “nạn nhân”
bạo lực học đường càng thống thiết hơn! Tiếng kêu cứu ấy như châm chích
vào chính lương tâm người Thầy giáo. Giáo dục Việt Nam đang cần đến một
vị cứu tinh! Xa tận chân trời mà gần ngay trước mắt, người Thầy chính là vị
cứu tinh ấy! Để giải quyết những mâu thuẫn không đáng có, để xây dựng
một con đê kiên cố ngăn chặn cuộc càng quét của tệ nạn học đường vào giới
trẻ Việt Nam. Trang bị cho mình một tay lái vững vàng của một người
thuyền trưởng, nung nấu bầu nhiệt huyết yêu nghiệp yêu trò của một HLV
và mang vào cặp kính Tâm Lý để thấu suốt nguồn cơn, người Thầy sẽ tạo
nên một sự chuyển biến lớn!

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Văn Công. Bốn phương thuốc trị bạo lực học đường. Được
lấy về từ:
/>2. Lê Linh – Tiêu Hà. Kéo giảm bạo lực học đường: Chung tay ba phía.
Được lấy về từ:

/>
Trang 8/8



×