Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bà̀i tiểu luận TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.62 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN HỮU PHÚ
MSSV: 35604022


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN/MÔN HỌC

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TÁC
( COOPERATIVE LEARNING)

THUỘC HỌC PHẦN/MÔN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Giảng viên:
TS. NGUYỄN ĐỨC DANH

Tp. Hồ Chí Minh tháng 1/2011


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết đây là bài tiểu luận nguyên gốc, không phải là sự cắt dán, sao
chép từ những bài làm trước đó mà là công sức của việc nghiên cứu, tìm hiểu,
chế biến từ những nguồn tài liệu tham khảo có nguồn gốc rõ ràng và bài tập
này chỉ nộp để để đánh giá năng lực học tập trong học kỳ vừa qua ở bộ môn
Tổ chức hoạt động dạy học!


Trang 2/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Nguyễn Đức Danh – giáo viên bộ
môn, người đã góp ý, bổ sung cho tôi để làm hoàn thiện hơn nội dung
bài tiểu luận này!
Tôi cũng không quên gởi lời cám ơn chân thành đến người đã gợi mở nguồn tài
liệu tam khảo cho tôi và cũng nhờ những nguồn tài liệu tham khảo đó tôi mới
có được ý tưởng để thực hiện bài tiểu luận này – Phạm Hoài Thảo Ngân!

Trang 3/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

MỤC LỤC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN/MÔN HỌC............................................................................................ 1
TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 1/2011............................................................................................................. 1
MỤC LỤC................................................................................................................................................. 4
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................................................................................. 5
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................................... 7
C. CHỨNG MINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 7
I. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TẬP.....................................................................................................................7

1. Phương pháp học tập cộng tác (Cooperative Learning).......................................................................7

a. Định nghĩa.......................................................................................................................................................7
b. Một số nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của phương pháp học tập cộng tác.............................................8

2. Đặc điểm của phương pháp học tập cộng tác......................................................................................9

Tính trách nhiệm cá nhân .................................................................................................................................9
Sự phụ thuộc lẫn nhau ......................................................................................................................................9
Tác động qua lại trực diện (mặt-đối-mặt) tích cực ............................................................................................9
Thực hành các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân hay các kỹ năng xã hội ........................................................9
Tự đánh giá cũng như điều chỉnh qui trình làm việc theo nhóm.......................................................................9

3. Một số lợi ích khi áp dụng phương pháp học tập cộng tác trong dạy học...........................................9

a. Giảm tính cạnh tranh giữa người học trong tập thể lớp học...........................................................................9
Học sinh thường coi trường học như là một công ty cạnh tranh và thường cố gắng để vượt trội hơn bạn học
của mình. Nghiên cứu cho thấy học sinh thường có thái độ tích cực hơn về nhà trường, môn học và giáo viên
khi họ được yêu cầu làm việc hợp tác với nhau (Johnson & Johnson).
............................................................................................................................................................................ 9
b. Tăng cường tính tích cực trong học tập của người học...................................................................................9

II. CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TÁC......................................................................10
1. Dạy học tương hỗ...............................................................................................................................10
2. Lắp ghép..............................................................................................................................................10
3. Suy ngẫm- cặp đôi - chia sẽ................................................................................................................11
4. Tạo nhóm khai thác ý tưởng..............................................................................................................11
III. SỰ THAY ĐỔI TRONG VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI DẠY VÀ NGƯỜI HỌC TRONG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TÁC....11
1. Về phía người dạy...............................................................................................................................11
2. Về phía người học...............................................................................................................................12

IV. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DẠY KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÀY TRONG DẠY HỌC...................................................12
V. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DỰA THEO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TÁC .........................13
1. Nhóm hợp tác.....................................................................................................................................13
2. Ôn tập tích cực....................................................................................................................................13
3. Làm việc với bảng...............................................................................................................................14
4. Tranh luận ..........................................................................................................................................14
5. Trò chơi...............................................................................................................................................14
VI. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP CỘNG TÁC VÀO NHÀ TRƯỜNG VIỆT NAM.....15
1. Những thuận lợi .................................................................................................................................15
2. Những khó khăn..................................................................................................................................16
VII. TIỂU KẾT....................................................................................................................................................18
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................19
1. TS. Diane Oliver (Hoa Kỳ). Học tập cộng tác – Quan niệm và kỹ thuật. Được lấy về từ:....................19
2. ThS. Nguyễn Triệu Sơn. Học tập cộng tác là một quan điểm học tập nhằm phát huy tính tích cực,
khả năng tự học và tinh thần hợp tác cho sinh viên. Được lấy về từ:....................................................19
3. Học tập hợp tác hiệu quả - Tổ chức và thực hiện học tập nhóm. Được lấy về từ:.............................19
4. Techniques of active learning. Được lấy về từ:...................................................................................19

Trang 4/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Chúng em cần nói…! Có thể đó là bức xúc chung của nhiều thế hệ học sinh
Việt Nam, trong đó có tôi khi nói về những tiết học. Nhưng nỗi bức xúc ấy
chưa đủ lớn để tạo thành một làn sóng biểu tình đòi hỏi một sự “cách tân”.
Song chính những con số biết nói từ kết quả học tập đã chỉ ra một sự thật

rằng nếu như Thầy, Cô – những “nhà thuyết giảng thâm niên” cứ mãi lo phần
việc của mình là “móm” kiến thức cho học sinh mà không để tâm đến những
gì nguời học đang cần thì cứ mãi thế này, học sinh Việt Nam sẽ chỉ quẩn
quanh bên chiếc ao “dù trong dù đục” của mình mà không thể nào tiến ra
được sông sâu chứ chưa nói gì đến “năm châu bốn bể”. Chúng ta cần một sự
thay đổi để đem lại một diện mạo mới cho nền giáo dục Việt Nam. Chúng ta
cần một phương pháp dạy học mới phát huy tính tích cực của người học,
biến họ từ một người nghe thụ động thành những cá nhân sôi nổi, nhiệt tình
trong học tập.
2. Thực trạng ngày nay cho thấy, nhiều học sinh tỏ ra rất am tường về những
kiến thức phổ thông nhưng lại khá “ khù khờ” trước những vấn đề liên quan
đến xã hội. Hay rất nhiều học sinh có thể trình bày quan điểm của mình
mạch lạc trên mặt giấy nhưng lại trở nên “ấp úng, e dè” khi phải đứng thuyết
trình trước đám đông. Thêm nữa, thái độ của học sinh đối với nhau trong tập
thể lớp học cũng trở thành một vấn đề làm đau đầu những nhà giáo dục.
Những học sinh có học lực khá giỏi thường chơi chung với nhau và tỏ ra biệt
lập với những học sinh có học lực trung bình, kém. Cứ thế, khoảng cách
chênh lệch về học lực lại tiếp tục gia tăng, những học sinh khá, giỏi ngày
một khá, giỏi hơn còn những học sinh yếu, kém,trung bình thì cứ “1,2” đi
đều bước. Mục tiêu giáo dục mà UNESCO đã đặt ra : “Học để biết, học để
làm, học để chung sống cùng nhau, học để khẳng định chính mình” không
biết đến bao giờ Việt Nam có thể hoàn thành nếu như cứ để những tình trạng
như thế này tiếp diễn.
3. Vì những lý do trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu về
phương pháp học tập cộng tác” để có thể bằng khả năng nghiên cứu hạn hẹp
Trang 5/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú

Tâm Lý II – K35

của mình, góp được một phần nhỏ bé vào việc đi tìm tiếng nói chung cho sự
“cách tân” nền giáo dục Việt Nam đương đại. Tôi hy vọng rằng phương pháp
học tập này cùng với những phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm sẽ là những cứu cánh cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và cho
những học sinh – sinh viên Việt Nam nói riêng – những con người mà mỗi
ngày phải vác những “vali” sách vở đến trường và phải trả tiền để mua về
cho mình một sự “khiếm khuyết” về tri thức.

Trang 6/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phương pháp nghiên cứu lý luận, tìm hiểu tài liệu

C. CHỨNG MINH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Phương pháp học tập cộng tập
1. Phương pháp học tập cộng tác (Cooperative Learning)
a. Định nghĩa
Học tập cộng tác (Cooperative Learning) là phương pháp học tập mà người học
làm việc với nhau để có được nhiều nhất các kinh nghiệm học tập cho bản thân
mình và cho các thành viên khác trong nhóm. Người học có cùng chung một mục
đích nhưng từng học viên thường được đánh giá (cho điểm) theo cá nhân và một
điểm đáng lưu ý đối với phương pháp học tập này đó là người học sẽ cộng tác cùng
nhau thay vì cạnh tranh trong học tập.

Nói cho rõ hơn, quan điểm học tập này yêu cầu sự tham gia, đóng góp trực
tiếp của người học vào quá trình học tập, đồng thời yêu cầu người học phải làm việc
cùng nhau để đạt được kết quả học tập chung. Trong quá trình hợp tác, mỗi cá nhân
người học tìm thấy lợi ích cho chính mình và cho tất cả các thành viên trong lớp
nghĩa là thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫn nhau trong tập thể người học. Người
học học bằng cách làm (Learning by doing) chứ không chỉ học bằng cách nghe giáo
viên giảng (Learning by listening).
Quan điểm học tập này tạo nên môi trường hợp tác giữa trò - trò, thầy - trò, người
học sẽ là trung tâm của quá trình dạy học và giáo viên không độc chiếm diễn đàn.
Đồng thời quan điểm học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc
tương hỗ, ai cũng có quyền được phát biểu ý kiến của riêng mình và ý kiến đó sẽ
được bổ sung, hoàn thiện bởi các ý kiến khác trong nhóm.
Mục tiêu cuối cùng của việc tổ chức lớp học thông qua nhóm cộng tác là để học
sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập của mình và phát triển được những kỹ

Trang 7/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết
trình…
b. Một số nghiên cứu cho thấy tính hiệu quả của phương pháp học
tập cộng tác
Cho đến 1960, có đến 600 nghiên cứu với qui mô thời gian với mục đích là so sánh
tính hiệu quả của các cách thức giảng dạy khác nhau: cộng tác, cạnh tranh và cá
nhân. Nhiều nghiên cứu xác định sự vượt trội của việc Học tập Cộng tác.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy học tập hợp tác tỏ ra có ưu thế hơn so với

học tập cạnh tranh và học tập đơn lẻ cả về mặt học thuật và giao tiếp xã hội,
với bất kể nội dung nào hay ở cấp lớp nào (Kagan, 1997).

Không những thế, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thành tựu lớn lao thu
được liên quan đến sự nổ lực chung của cả tập thể chứ không phải là một kết quả
của một cá nhân tạo lập. Hầu hết sự học tập của chúng ta đều có gốc ở sự thành
công thu được thông qua hợp tác. Cùng với những người khác, chúng ta có thể làm
nhiều hơn và thu được nhiều hơn mức chúng ta làm một mình. “Một cây làm chẳng
nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là như vậy!
Theo Vygotsky: “Điều người học có thể làm qua hợp tác hôm nay thì họ có thể làm
một mình ngày mai” và học tập cùng nhau có thể phát triển được nhiều kỹ năng về
nhận thức cũng như xã hội.
Vào những năm 90 của thế kỉ 20, làm việc nhóm là yếu tố đánh giá năng lực
quản lý thường xuyên nhất trong các nghiên cứu của các tổ chức trên khắp thế
giới. (Goleman, 1998)

Trang 8/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

2. Đặc điểm của phương pháp học tập cộng tác
 Tính trách nhiệm cá nhân
 Sự phụ thuộc lẫn nhau
 Tác động qua lại trực diện (mặt-đối-mặt) tích cực
 Thực hành các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân hay các kỹ năng xã
hội
 Tự đánh giá cũng như điều chỉnh qui trình làm việc theo nhóm


3. Một số lợi ích khi áp dụng phương pháp học tập cộng tác
trong dạy học
a. Giảm tính cạnh tranh giữa người học trong tập thể lớp học
Học sinh thường coi trường học như là một công ty cạnh tranh và thường
cố gắng để vượt trội hơn bạn học của mình. Nghiên cứu cho thấy học
sinh thường có thái độ tích cực hơn về nhà trường, môn học và giáo viên
khi họ được yêu cầu làm việc hợp tác với nhau (Johnson & Johnson).

b. Tăng cường tính tích cực trong học tập của người học


Về mặt động cơ học tập, học tập cộng
tác có ưu thế về mối quan hệ tương tác
với bạn học – một cơ hội để hỗ trợ hai
chiều và kích thích lẫn nhau.



Về mặt nhận thức, học tập cộng tác cho
sinh viên cơ hội để cụ thể hoá - biến tài
liệu thành ngôn từ riêng của mình – cũng như cơ hội để bắt đầu sử dụng
ngôn ngữ bộ môn. Bạn học cùng có thể đóng vai trò là một mô hình kiểu
mẫu về phương pháp học tập cũng như đóng vai giảng viên. Những mô hình

Trang 9/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú

Tâm Lý II – K35

học hợp tác làm giảm hiện tượng sinh viên thụ động tiếp thu kiến thức, tăng
cường khả năng tự học và tinh thần tích cực tự giác.

II. Các hình thức dạy học theo phương pháp học tập cộng tác
1. Dạy học tương hỗ
Là một phương pháp cộng tác làm việc theo nhóm trong đó học sinh đóng vai trò
làm “giáo viên” và làm việc theo nhóm để đạt được mục đích chung. Nói cho dễ
hiểu, từng người học sẽ được phân công một đơn vị kiến thức và anh ta có trách
nhiệm truyền đạt lại cho các thành viên trong nhóm về nội dung kiến thức đó. Mỗi
người được giao một nhiệm vụ nhỏ thì sẽ nghiên cứu kỹ hơn và sâu hơn là một
nhiệm vụ lớn lại đặt lên vai chỉ có một người. Tương hỗ ở đây có nghĩa là cùng san
sẻ gánh nặng cũng như áp lực học tập để cả hai cùng đạt được mục đích cuối cùng.

2. Lắp ghép
Các thành viên của mỗi nhóm cơ sở được giao cho một chủ đề nhỏ để nghiên cứu,
gặp nhau trong từng nhóm chuyên để thảo luận và trình bày lại cho nhóm cơ sở.
Một phương pháp học tập cộng tác cho phép các học sinh trong một nhóm học tập
chia sẻ được nhiều kiến thức hơn.
Ví dụ:
Có 4 đề tài cần được nghiên cứu, giáo viên sẽ chia lớp thành các nhóm cơ sở mà
mỗi nhóm có ít nhất 4 thành viên. Mỗi thành viên được nhận một đề tài để nghiên
cứu. Sau đó, giáo viên lại điều động lớp, thành viên nào nhận được đề tài số mấy thì
sẽ kết hợp với các bạn có cùng số đề tài đó ở các nhóm khác, lập thành những nhóm
chuyên. Sau khi đã lập nhóm chuyên, các cá nhân bắt đầu thảo luận, sau một thời
gian quy định, thành viên nào thuộc nhóm cơ sở nào sẽ quay về nhóm cơ sở đó để
trình bày lại những gì mà họ đã rút ra được sau thời gian thảo luận với nhóm

Trang 10/19



Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

chuyên.

3. Suy ngẫm- cặp đôi - chia sẽ
Đặt câu hỏi, cho người học một khoảng thời gian
ngắn để suy nghĩ, sau đó yêu cầu họ quay sang người
ngồi bên cạnh và thảo luận ngắn gọn các câu trả lời
của mình
Là phương pháp thảo luận hợp tác gồm ba giai đoạn
thực hiện trong đó học sinh trình bày chủ đề, thảo
luận các ý tưởng sau đó chia sẻ với cả nhóm.

4. Tạo nhóm khai thác ý tưởng
Một kỹ thuật học tập cộng tác cho phép các nhóm học sinh cùng nhau khai thác ý
tưởng và từ đó hình thành quan điểm của mình. Đây là một kỹ thuật nhằm giúp cho
người học không những hình thành được kỹ năng tưu duy, sáng tạo, phân tích, lập
luận, biết bảo vệ chính kiến của mình mà còn giúp cho người học có tinh thần đồng
đội, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác từ đó có cái nhìn sâu sắc hơn
khi nhìn nhận một điều gì.

III.

Sự thay đổi trong vai trò và vị trí của người dạy và người

học trong phương pháp học tập cộng tác

1. Về phía người dạy
Khi áp dụng phương pháp học tập cộng tác vào trong giảng dạy đòi hỏi người dạy
cần phải thay đổi vai trò của mình:
- Mục đích quan trọng là phát triển năng lực và tài năng của người học, chứ
không chỉ truyền đạt thông tin cho người học.
Trang 11/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

- Vai trò chuyển từ chuyên gia/người có quyền lực sang người giúp đỡ/huấn
luyện.
- Đặt nhiều trách nhiệm đối với việc học lên vai của người học hơn là làm thay
cho họ.

2. Về phía người học
Người học trong quá trình học tập với phương pháp này sẽ chuyển từ:
- Người nghe thụ động SANG người giải
quyết vấn đề chủ động.
- Được mong đợi là chuẩn bị cho lớp học ở
mức độ thấp SANG mức độ cao.
- Sự hiện diện của riêng một cá nhân ở mức
độ rủi ro thấp SANG sự hiện diện trước mặt mọi
người ở mức độ rủi ro cao hơn.
- Chịu trách nhiệm cá nhân SANG sự mong đợi và chịu trách nhiệm trước
cộng đồng.
- Sự cạnh tranh cá nhân với từng bạn cùng lứa khác SANG sự cộng tác theo
nhóm.

- Xem giáo viên như người có quyền hạn duy nhất SANG xem như bạn hay
nhóm của mình và là một nguồn kiến thức quan trọng.

IV.

Yêu cầu đối với người dạy khi áp dụng phương pháp này

trong dạy học
Người dạy cần đảm bảo 5 yếu tố sau:
 B (Build): Xây dựng các bài tập bắt buộc người học phải tư duy.
 U (Unite): Đoàn kết các thành viên trong nhóm và các nhóm trong lớp, tạo
sự tự tin cậy lẫn nhau để cùng hợp tác làm việc.

Trang 12/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

 I (Insure): Đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm đều hoạt động,
hoạt động nhóm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân nắm vững kiến thức
và kỹ năng.
 L (Look): Phải quan sát xem người học đã làm việc như thế nào và biết
những gì, dạy người học cách đánh giá, cách suy nghĩ, cách lắng nghe và tiếp
nhận ý kiến của người khác.
 D (Develop): Phát triển kĩ năng giao tiếp cho người học.

V. Một số hình thức tổ chức hoạt động dạy học dựa theo
phương pháp học tập cộng tác

Nghiên cứu đã chỉ ra rất nhiều loại kỹ thuật hợp tác làm việc theo nhóm hiệu quả và
có thể được sử dụng ở mọi cấp lớp và môn học.

1. Nhóm hợp tác
Giao cho mỗi nhóm hợp tác một câu hỏi và yêu cầu họ thảo luận, chia sẻ với nhau
để tìm ra câu trả lời. Sau thời gian quy định, mỗi nhóm hợp tác sẽ lên trình bày câu
trả lời của mình trước lớp.

2. Ôn tập tích cực
Trong một số hình thức ôn tập truyền thống, người học sẽ đặt ra câu hỏi, thắc mắc
và người dạy sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Người học sẽ mất nhiều thời gian để
chép những câu trả lời xuống vở thay vì tìm hiểu tài liệu.
Trong hình thức ôn tập tích cực, người dạy sẽ đặt ra những câu hỏi và yêu cầu
người học làm việc theo nhóm. Người học được yêu cầu trình bày những giải pháp
của họ cho câu hỏi đó trong nhóm của mình và thảo luận với những giải pháp khác
trong nhóm để xem sự khác biệt của các giải pháp được đưa ra là gì và đâu là giải
pháp tối ưu.

Trang 13/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

3. Làm việc với bảng
Bảng có thể được chia thành nhiều phần đủ không gian để các nhóm trả lời câu hỏi.
Tương tự như các hình thức hoạt động trên, người học vẫn được giao những nhiệm
vụ và phải giải quyết những nhiệm vụ đó theo nhóm. Làm việc với bảng có một ưu
điểm đó là câu trả lời sẽ được trưng bày cho tập thể xem xét, từ đó có những đóng

góp chính xác hơn cho phần trả lời của từng nhóm.
Bảng ở đây cũng có thể là giấy Ao, hay trang trình chiếu mà mỗi nhóm soạn thảo
trên Powerpoint cho phần trình bày của mình. Sau một thời gian thảo luận cho phép,
các nhóm sẽ trình bày sản phẩm thảo luận của mình trước tập thể lớp và chờ đợi sự
phản hồi.

4. Tranh luận
Người học được giao nhiệm vụ chia ra thành từng cặp nhóm, một bên là nhóm trình
bày và một bên là nhóm phản biện, mỗi cặp nhóm sẽ được giao cho một câu hỏi.
Nhóm trình bày sẽ đưa ra quan điểm của mình và nhóm phản biện có nhiệm vụ
phản biện lại quan điểm đó hay đưa ra những ý kiến đối lập với quan điểm mà
nhóm trình bày vừa nêu ra. Thông qua hoạt động này, vấn đề ngày càng sáng tỏ hơn
và được tìm hiểu sâu sắc hơn. Cả hai nhóm đều phải tìm ra những lý lẽ, lập luận
vững chắc để bào vệ cho quan điểm của mình, từ đó phát triển được kỹ năng tranh
luận nơi người học.

5. Trò chơi
Có một số đơn vị kiến thức khó lòng có thể thấu hiểu nó một cách cặn kẽ chỉ thông
qua thảo luận, ví dụ như những khái niệm mới, định luật, lý thuyết trừu tượng…
Trong trường hợp này, việc giảng dạy thông qua những trò chơi lại tỏ ra khá hữu
hiệu. Những trò chơi trên truyền hình có lẽ sẽ là một hình thức tốt để truyền tải
những nội dung kiến thức khô khan. Người dạy sẽ áp dụng những hình thức trò chơi
ấy vào trong giảng dạy để làm tăng hứng thú học tập cho học sinh góp phần làm cho
Trang 14/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35


không khí lớp học luôn ở trong tình trạng tốt nhất chứ không bị chùn xuống vì
những khái niệm trừu tượng, mơ hồ. Người học sẽ lập thành những đội chơi và
cùng nhau thử sức với hình thức học tập mới lạ này!

VI.

Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp

học tập cộng tác vào nhà trường Việt Nam
Trên các diễn đàn giáo dục, có rất nhiều ý kiến cho thấy sự đồng tình của một bộ
phận không nhỏ những người trong cuộc cho chính sách đổi mới phương pháp dạy
học trong nhà trường Việt Nam, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít những ý kiến
trái chiều tỏ ra không mấy hài lòng với sự đổi mới này và một bộ phận không nhỏ
những người có thái độ e dè trước những chính sách đổi mới vì biết rằng lợi ích từ
việc thay đổi phương pháp dạy học mang lại là rất lớn nhưng trong đó cũng ẩn tàng
không ít những khó khăn! Phương pháp dạy học cộng tác, tất nhiên cũng khó tránh
khỏi những lời bình luận ấy!

1. Những thuận lợi
Mặc dù vậy nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học
nói chung hay việc áp dụng phương pháp học tập cộng tác trong giảng dạy tại nhà
trường Việt Nam hoàn toàn có khả thi vì:
 Các Sở Giáo Dục và Đào Tạo cũng như các trường THPH, Cao Đẳng, Đại
Học đã tạo mọi điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia những lớp bồi
dưỡng tin học, những buổi tọa đàm, tập huấn về phương pháp dạy học mới
nhằm trang bị cho nhà giáo dục một tâm thế vững vàng cũng như một kiến
thức nền căn bản để có thể tự tin hòa vào dòng chảy của sự cách tân.
 Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục, mặc dù chưa dám nói đã
thật sự tốt, nhưng vài năm trở lại đây đã có nhiều biến chuyển theo chiều
hướng đi lên. Nhiều trường đầu tư, nâng cấp cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc

gia và phần lớn trường học về cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học
sinh, sinh viên trong thời buổi hiện đại. Chúng ta cần thấy một điều rằng,
phương pháp học tập cộng tác chủ yếu hướng hoạt động của học sinh vào
làm việc nhóm, để người học trao đổi, thảo luận, chia sẻ thông tin với nhau
Trang 15/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

cho nên với tình trạng cơ sở vật chất phục vụ cho Giáo Dục hiện nay, Việt
Nam hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này vào trong giảng dạy, học
tập.
 Một khía cạnh nhỏ chúng ta cần khai thác ở đây, đó chính là việc cải thiện
tình trạng học tập cho các học sinh khiếm thị. Một số khoa tại các trường Đại
Học ngày nay, có sự tham gia học tập của nhiều sinh viên khiếm thị, như
khoa Tâm Lý, Giáo dục đặc biệt, Toán… trường ĐH Sư Phạm Tp. HCM.
Đối với các sinh viên này việc tiếp thu kiến thức được truyền thụ lại từ giảng
viên gặp rất nhiều hạn chế và họ thường tự thân vận động để có thể làm tốt
phần việc của mình trong suốt một tiết học – ngồi nghe. Phương pháp học
tập cộng tác tạo điều kiện, cơ hội cho những thành viên khác trong lớp quan
tâm, giúp đỡ đến những sinh viên khiếm thị, tạo tình thân ái và mở rộng hơn
cánh cửa hòa nhập xã hội cho những sinh viên này, bởi thông qua các buổi
làm việc nhóm, trao đổi, chia sẻ ý kiến cùng nhau, họ có thể nói lên những
suy nghĩ của mình và được học hỏi thêm nhiều kinh nghiêm sống thiết thực
từ những người sáng mắt.

2. Những khó khăn
Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng áp dụng phương pháp học tập cộng tác vào

giảng dạy trong nhà trường nếu như không vấp phải những trở ngại lớn sau đây:
 Đội ngũ giáo viên, giảng viên được đào tạo về việc áp dụng những phương
pháp dạy học mới, phát huy tính tích cực cho người học còn quá ít, chưa đủ
để tạo thành một làn sóng đổi mới. Bên cạnh đó, những giảng viên có thâm
niên trong nghề lại khó chấp nhận với những cái mới. Bởi với cách dạy này
bao nhiêu năm nay tôi vẫn làm tốt, học sinh vẫn đỗ tốt nghiệp “ào ào” thì cần
gì phải đổi mới! Đó là chưa kể đến việc khi áp dụng một phương pháp dạy
học mới còn phải đòi hỏi thêm nhiều cái mới kèm theo như giáo án mới,
cách giảng dạy mới, …Những gì mà họ đã dạy biết bao nhiêu năm đâu thể
đùng một cái là đổi mới ngay được, rồi lại thêm vấn đề về sức khỏe, thời
gian mà giảng viên, giáo viên cần phải bỏ ra để có một tiết dạy hiệu
quả,v..v. Chỉ bấy nhiêu đó thôi cũng đã tạo nên một cái nhìn không mấy
Trang 16/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

thiện cảm với nhiều người về việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung
và việc áp dụng phương pháp học tập cộng tác vào trong giảng dạy. Bên
cạnh đó vẫn luôn có những thầy cô với tư tưởng tiến bộ, sẵn sàng hy sinh
thời gian, công sức để có được một kết quả tốt hơn nhưng số này lại quá ít,
tiếng nói của họ chỉ đủ sức “vẫy vùng” trong trang giáo án của mình.
 Số lượng học sinh trong một lớp lại quá đông, nếu áp dụng phương pháp học
tập này vào giảng dạy thì người dạy sẽ rất khó khăn trong công tác điều
động, nhận xét, đánh giá. Nếu chia lớp thành nhiều nhóm thì lại không có đủ
thời gian, nếu chia lớp thành ít nhóm hơn thì số lượng người học trong một
nhóm lại rất đông khó mà đạt được hiệu quả
 Dường như cách dạy và “học thuộc lòng” đã ăn sâu vào ý thức của học sinh

Việt Nam, cho nên dù có tiếp xúc với phương pháp học tập mới những tàn
dư cũ vẫn còn và ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tiết học. Ví dụ, học sinh đã
quen ngồi nghe và ghi chép ít có cơ hội cùng bàn bạc, trao đổi với nhau để
tìm cho ra câu trả lời, cho nên khi áp dụng phương pháp học tập cộng tác học
sinh sẽ khó mà hợp tác với nhau, dễ dàng gây ra tranh cãi, không học được gì
lại còn gây thêm nhiều hiềm khích, như vậy lại không hay! Nhưng những
vấn đề này hoàn toàn có thể khắc phục được, học sinh sẽ dần làm quen và
thích thú với phương pháp học mới này và sẽ cộng tác tốt với nhau. Đó
không phải là trở ngại lớn nhất!
 Trở ngại lớn nhất đó là về cơ chế giáo dục của nước ta hiện nay. Chương
trình học quá tải theo kiểu nhồi nhét, cả người học và người dạy đều phải
chạy đua với thời gian mà phương pháp học tập cộng tác thì lại cần nhiều
thời gian mới có thể ngộ ra được một vấn đề. Với kiểu học “chạy đua nước
rút” như thế này khó lòng có thể áp dụng được phương pháp dạy học cộng
tác, hoặc nếu có chăng thì kết quả đem lại sẽ không cao, và việc đổi mới như
thế này cũng thành ra không đổi mới gì cả.

Trang 17/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

 Một rào cản khác còn lớn hơn, đó là về hình thức kiểm tra, thi cử. Với hình
thức kiểm tra, thi cử như hiện nay, giáo viên khó lòng đánh giá đúng năng
lực thực sự của người học. Nếu như áp dụng phương pháp dạy học cộng tác
vào giảng dạy mà cứ giữ nguyên hình thức kiểm tra, thi cử bấy lâu nay thì
chẳng khác nào “mặc áo đầm mà còn đi chân đất”, chẳng ra làm sao cả và
cũng chẳng đi được tới đâu!

Đó là những trở ngại lớn mà tôi nghĩ rằng nếu như cả xã hội, đặc biệt là các nhà
chức trách và Bộ trưởng Bộ Giáo Dục cùng “chung tay góp tiếng” thì cơ hội để học
sinh Việt Nam được học tập với những phương pháp học tập hiện đại như phương
pháp học tập cộng tác sẽ rất cao. Và nếu như điều này thật sự xảy ra thì đó không
chỉ là một trong mười sự kiện giáo dục nổi bật nhất năm được đăng trên báo Tuổi
trẻ mà nó sẽ là một trong những sự kiện trọng đại làm thay đổi cả một diện mạo
quốc gia!

VII. Tiểu kết
Cho đến khi nào những phương pháp học tập khơi dậy tính tích cực trong người học
trong đó có phương pháp học tập cộng tác chưa được áp dụng một cách rộng rãi vào
nhà trường Việt Nam thì nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa thể khởi sắc! Thấy được
những hạn chế của mình chấp nhận thay đổi, chấp nhận trở ngại, khó khăn ở những
bước đầu, Giáo dục Việt Nam sẽ đón nhận một sự chuyển biến lớn như cách những
phương pháp này đã từng làm đối với nhiều quốc gia trên Thế Giới hằng mấy chục
năm qua!

Trang 18/19


Bài Tiểu Luận 70%
Lê Văn Hữu Phú
Tâm Lý II – K35

VIII. Tài liệu tham khảo
1. TS. Diane Oliver (Hoa Kỳ). Học tập cộng tác – Quan niệm và kỹ thuật.
Được lấy về từ:
/>
2. ThS. Nguyễn Triệu Sơn. Học tập cộng tác là một quan điểm học tập
nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự học và tinh thần hợp tác cho

sinh viên. Được lấy về từ:
www.taybacuniversity.edu.vn

3. Học tập hợp tác hiệu quả - Tổ chức và thực hiện học tập nhóm. Được lấy
về từ:
/>earning/

4. Techniques of active learning. Được lấy về từ:
/>
Trang 19/19



×