Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

bản word về môn quản lý khu vực công ở Singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.36 KB, 40 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
----------

QUẢN LÝ KHU VỰC CÔNG TẠI SINGAPORE

NHÓM 1:
1. Nguyễn Thị Hiền
MSV: 5053105012
2. Hoàng Thị Như Quỳnh
MSV: 5053105032

5. Ngô Thị Thanh Nam
MSV: 5053105029
6. Nguyễn Thị Thuận
MSV: 5053105037
7. Trần Thị Hoa

3. Nguyễn Thị Huyền
MSV: 5053105019
4. Nguyễn Thị Diệu Linh
MSV: 5053105022

Hà Nội, 05 – 2017


MỤC LỤC


I. Vài nét về Singapore
Tên nước: Cộng hòa Singapore (Republic of Singapore)


Thủ đô: Singapore, là quốc gia đô thị hóa cao nhất thế giới, 100% dân số ở thành thị
Thể chế: nhà nước cộng hòa.
1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích
đạo 137 km về phía bắc, Bắc giáp Malaysia, Đông giáp Indonesia.
- Diện tích: 692.7 km2, gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn.
- Khí hậu : nhiệt đới nóng ẩm gió mùa; các mùa không phân biệt rõ rệt và nhiệt độ khá
ổn định, từ 22°C đến 34°C; mưa nhiều, độ ẩm cao địa hình thấp, có những cao nguyên
nhấp nho với các khu bảo tồn hoang dã
2. Điều kiện kinh tế
Singapore đã có bước phát triển ngoạn mục trong vòng 50 năm qua, từ một quốc
gia được thành lập vào năm 1965 , Singapore đã có bước chuyển mình ngoạn mục, trở
thành một đất nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, người dân sống
trong thành phố xanh và sạch. Singapore đã trở thành một trong số quốc gia phát triển
bậc nhất ở khu vực châu Á, được mệnh danh là con hổ Châu Á với mức phúc lợi từ các
tiện ích, dịch vụ cuộc sống, và an sinh xã hội được xếp loại cao trên thế giới. Với
những cải thiện về nền kinh tế kể từ giai đoạn đầu thành lập đất nước đến nay mới 50
năm, mô hình phát triển nền kinh tế Singapore xứng đáng trở thành mô hình cho các
quốc gia khác, đặc biệt là ở châu Á, học tập. Singapore đã vươn lên trở thành nền kinh
tế cạnh tranh nhất trên toàn thế giới trong nhiều năm liền Singapore được coi là nước đi
đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Hiện nay Singapore đang thực hiện
kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một
đầu mối trọng yếu của nền kinh tế toàn cầu, và một nền kinh tế đa dạng, nhạy cảm kinh
doanh.
Thứ nhất, về Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người của
Singapore theo số liệu từ World Bank Data, trong giai đoạn 2000 – 2015 (Tỷ USD)


Biểu đồ 1.1: GDP và thu nhập bình quân đầu người của Singapore giai đoạn
2000 – 2015 (đơn vị: tỷ USD)


Nguồn : Số liệu từ World Bank Data

Từ bảng số liệu thống kê, GDP tại Singapore liên tục tăng qua các năm, đã đạt
mức trung bình 71,73 USD vào năm 2000 cho đến năm 2015, đạt mức cao nhất từ
306,344 USD vào năm 2014 . Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2008 làm dao động kinh
tế của nhiều nước phát triển, nhưng hầu như không tác động được gì đến Singapore
.Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore đến từ hai ngành chính, đó là ngành công
nghiệp và ngành dịch vụ trong đó công nghiệp chiếm 26,6% và dịch vụ chiếm 73,4%
đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến đồ điện tử, hóa chất cũng như dịch vụ và song
song đó mua các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa chưa gia công. Sau đó sẽ chế
biến, chế tạo để trở thành sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu ra nước khác đã góp phần rất
lớn làm cho nền kinh tế Singapore tăng vượt bậc, và giữ vị trí hàng đầu trên thế giới.
Thu nhập bình quân đầu người của Singapore đã tăng mạnh, theo cục thống kê từ
Singapore thì thu nhập nhập bình quân đầu người của Singapore từ 41.018 USD/người
vào năm 2000, đến 85.000 USD/người vào năm2015. Tuy nhiên có nhiều biến động do
GDP chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình hình nên kinh tế . Từ 2006 trở đi ảnh hưởng của
lạm phát tăng cao , giá cả leo thang mặc dù GDP có tăng mạnh nhưng khoảng cách
ngày càng cao .Theo báo cáo của Fnight Frank và Citi Private Bank công bố 2010,
Singapore là nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới vượt qua cả Nauy
( thứ 2) và Mỹ (thứ 3). Theo dự kiến đến 2050, Singapore với chính sách mở cửa rộng
rãi , thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung đào tạo lao động tay nghề cao sẽ giữ vị trí
số 1 của mình.
Thứ hai, Về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Singapore từ 2000 – 2015 theo số liệu
World Bank Data cụ thể :
Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Singapore giai đoạn 2000 – 2015

Nguồn : Số liệu từ World Bank Data

Từ năm 2010 đến nay, Tốc độ tăng trưởng của Singapore ổn định , đat 15,2 %

cao nhất trên thế giới . Từ năm 2011 có bị cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu , nhưng
ở mức độ rất ít thì nên kinh tế vẫn trên đà tăng trưởng và phát triển.


Thứ ba, Về chỉ số phát triển con người HDI của Singapore theo báo cáo của
Liên Hợp Quốc về chỉ số phát triển con người năm 2013 là 0,901, năm 2015 là 0.9 12
cao hơn mức trung bình là 0,890 so với nhóm nước có phát triển con người rất cao và
trên 0,703 so với các nước Đông Á và Thái Bình Dương - nằm ở nhóm nước phát triển
con người rất cao. Xếp ở vị trí 9/187 quốc gia và vùng lãnh thổ, khoảng thời gian từ
năm 2000 - 2015, HDI của Singapore tăng từ 0,744 lên 0,901 (tăng 21,1%), tỷ lệ tăng
trung bình hàng năm là khoảng 0,84%. Cũng trong khoảng thời gian này, tuổi thọ trung
bình tăng 10,3 năm, số năm đi học tăng 6,5 năm và số năm bắt buộc tới trường tăng 2,7
năm, thu nhập trên đầu người tăng 269,2%.Điều này chứng tỏ công dân Singapo có
trình độ giáo dục tốt, phát triển yếu tố con người .Để đạt được mục tiêu có nguồn lực
lao động với chất lượng cao, chính phủ Singapore đã tập trung ngân sách rất lớn tài trợ
cho hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục sau đại học. Chính phủ ban hành chương
trình giáo dục bắt buộc và miễn phí trong vòng 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi). Tất cả học
sinh học xong trung học có thể vào học ở các trường dạy nghề hoặc đại học, học sinh
được học bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh để đào tạo tốt chất lượng nguồn nhân lực trong
tương lai, giúp cho nền kinh tế Singapore phát triển mạnh hơn.
Thứ tư, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng rất thuận tiện bao
gồm các cảng biển, hệ thống đường giao thông trên cạn và dưới nước để cạnh tranh với
các nước láng giềng trong các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng
của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hồng
Kông và Thượng Hải.Chính phủ Singapore đã có những chính sách phù hợp, Chính phủ
Singapore theo đuổi các chính sách lạm phát thấp, tỷ giá hối đoái thực cạnh tranh, lãi
suất thực ở mức dương, chính sách tài khoá ổn định và cán cân thanh toán luôn ở mức
an toàn nhằm duy trì được cả trạng thái tăng trưởng cao và khuyến khích đầu tư trong
dài hạn.Singapo đạt được con số kinh ngạc trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
đứng đầu trong bảng xếp hạng đất nước có tiềm năng đầu tư tốt nhất (theo Reri repost

2011) và đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( theo
globalization index 2012). Singapo sử dụng “khuyến dụng các chính sách khích đầu tư
dựa trên chính sách thuế hiệu quả”, Chính phủ Singapore đã ban hành chính sách ưu
đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài khiến Singapore trở thành một trong
những “thiên đường” thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới. Chính sách
thuế hiệu quả giúp nguồn lực được tái đầu tư trong nền kinh tế Singapore hiệu quả, góp
phần thúc đẩy nền kinh tế Singapore tăng trưởng nhanh chóng trên thế giới.
3. Tổ chức bộ máy nhà nước Singapore
 Cơ quan lập pháp
Hiến pháp quy định cơ quan lập pháp bao gồm Nghị viện và Tổng thống. Nghị viện
thông qua dự luật còn Tổng thống phê chuẩn.


Nghị viện Singapore có quyền lực rất lớn. Theo quy định của hiến pháp: “Cơ quan
lập pháp có thể xác định, quy định những đặc quyền, quyền miễn trừ hay những quyền
hạn của Nghị viện”. Nghị viện theo chế độ 1 viện.
Thẩm quyền lập pháp được thực hiện bằng một dự luật chuyển tới Nghị viện, được
Nghị viện thông qua và được phê chuẩn bởi Tổng thống.
Trong hệ thống lập pháp có Hội đồng Tổng thống và Bảo vệ quyền lợi cho dân tộc
thiểu số. Gồm chủ tịch và 14 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, có sự tham khảo của
Nội các. Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và xử lý bất kỳ đạo luật nào mà Hội
đồng cho là đối xử không công bằng hoặc chia rẽ dân tộc tôn giáo trong cộng đồng.
 Cơ quan Hành pháp

Quyền hành pháp tối cao nằm trong tay Tổng thống, và quyền này có thể được thực
thi bởi doTổng thống, Nội các hoặc các bộ trưởng (khi Nội các cho phép).
Nội các chịu trách nhiệm điều hành các chính sách, tham mưu cho Tổng thống về
việc thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cao cấp và công chức ngành
tư pháp. Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Tổng thống và Nghị viện.
Chính phủ có 14 bộ với 55 ban. Các ban này được thành lập theo pháp luật của Nhà

nước và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như phát triển các hoạt động
kinh tế hay phát triển cơ sở hạ tầng…
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống được bầu qua tổng tuyển cử với nhiệm
kỳ là 6 năm. Các quyền hạn của Tổng thống bao gồm:
 Phủ quyết việc chính phủ chi tiêu quá mức
 Phủ quyết khi bổ nhiệm các quan chức cấp cao cho nền công cụ mà không thỏa

đáng
 Trong trường hợp phát hiện có tham nhũng hay vì lý do an ninh quốc gia, có thể
xem xét lại việc chính phủ thực hiện quyền hạn của mình
 Bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng Nội các
 Căn cứ đề nghị của thủ tướng, bổ nhiệm Tổng trưởng lý làm nhiệm vụ cố vấn
cho chính phủ về các vấn đề pháp lý
Hệ thống quyền lực của Singapore là tập trung, theo hệ thống thứ bậc và bổ nhiệm
đối với phần lớn các cơ quan công sở. Các bộ trưởng trong Nội các và các quan chức
cấp cao trong quản lý các tập đoàn Nhà nước và các cơ quan quy chế là những người
nắm quyền chủ yếu. Việc bổ nhiệm các chức vụ chủ yếu thông qua các chế độ công
tích.
Cơ cấu bộ máy hành chính gồm có:


• Văn phòng Thủ tướng (PMO)
• Các bộ:

















Bộ Truyền thông và Thông tin (MCI)
Bộ Văn hoá, Cộng đồng và Thanh niên (MCCY)
Bộ Quốc phòng (MINDEF)
Bộ Giáo dục (MOE)
Bộ Môi trường và Nguồn nước (MEWR)
Bộ Tài chính (MOF)
Bộ Ngoại giao(MFA)
Bộ Y tế (MOH)
Bộ Nội vụ (MHA)
Bộ Tư pháp (MinLaw)
Bộ Nhân lực (MOM)
Bộ Phát triển Quốc gia (MND)
Bộ Phát triển xã hội và Gia đình (MSF)
Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI)
Bộ Giao thông (MOT)

Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước
cũng làm chức năng quản lý Nhà nước. đây là nét đặc thù riêng của hệ thống hành
chính Nhà nước.
Hệ thống hành chính nhà nước của Singapore là hệ thống hành chính đô thị, chỉ
có 1 cấp hành chính nhà nước. Ở Singapore không có khái niệm chính quyền địa

phương, sự hình thành của các đơn vị quản lý theo luật định và các cơ quan quản lý
chuyên ngành trên một số địa bàn là mầm mống của nhu cầu quản lý lãnh thổ.
Như vậy Tổng thống chi phối mạnh quyền hành pháp. Chính phủ điều hành rất
tập trung. Nội các là cơ quan điều hòa chính sách , ban hành thể chế hành chính, tư vấn
cho Tổng thống bổ nhiệm các quan chức cấp cao về hành chính và tư pháp.
 Cơ quan tư pháp

Hiến pháp quy định có 2 cấp tòa án: Tòa án cấp cao và tòa án cấp dưới. Những
tòa án cấp dưới bao gồm: tòa án sơ thẩm, tòa án theo khu vực bầu cử, tòa án xét xử bị
can bị thành niên, tòa án đại hình, tòa án xử các vụ khiếu kiện nhỏ.
Tòa án tối cao gồm: Chánh án và 7 thẩm phán, chia thành tòa án cao cấp và 2 tòa
án phúc thẩm.


II. Quản lý khu vực công tại Singapore
1. Dịch vụ công ở Singapore:
1.1. Dịch vụ hành chính công
Singapore là quốc gia có nhiều nỗ lực trong công cuộc cải các hành chính. Có
diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên không có gì, nhưng quốc đảo này là một
hình mẫu phát triển kinh tế đầy năng động trong nhiều năm qua và cũng được coi là
“một con hổ” của châu Á. Sự thần kỳ trong quản lý và phát triển kinh tế của nước này
xuất phát từ việc CCHC được quan tâm thực hiện từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX
và có chính sách thu hút nhân tài rõ ràng, đúng đắn. Vào những năm 80, giới lãnh đạo
Singapore đề ra phong trào “hướng tới sự thay đổi” mà trọng tâm là đổi mới cơ chế
quản lý để thích ứng với sự thay đổi. Đến năm 1991 khởi động chương trình cải cách
mang tên “Nền công vụ thế kỷ 21” nhằm xây dựng nền công vụ có hiệu quả, hiệu lực
với lực lượng công chức liêm chính, tận tuỵ, có năng suất lao động và chất lượng dịch
vụ cao. Một số biện pháp đồng bộ đã được áp dụng, đó là:
- Áp dụng bộ quy chuẩn ISO 9000 trong BMHC, coi đó vừa là công cụ cải tiến lề lối
làm việc, vừa là công cụ đánh giá hiệu quả, phân loại công chức.

- Đưa tinh thần “doanh nghiệp” vào hoạt động của BMHC mà cốt lõi là lấy hiệu quả
làm thước đo.
- Thành lập Uỷ ban hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tìm hiểu, đánh giá và đề xuất phương
án giải quyết các kiến nghị của doanh nghiệp.
- Đề ra Chương trình xoá bỏ cách làm việc quan liêu, nhiều tầng nấc của BMHC với
mục tiêu là việc gì cũng phải có cơ quan chịu trách nhiệm.
- Thường xuyên rà soát để loại bỏ những quy định lỗi thời không còn phù hợp.
- Đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, coi đó là
giải pháp cơ bản nhất để xây dựng nền công vụ có hiệu quả.
Từ năm 1983 đến nay, Singapore đã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
cho công nghệ thông tin, tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức để áp dụng công
nghệ mới, hiện đã cung cấp dịch vụ công thông qua Internet và dự kiến tiến tới giải
quyết công việc của dân qua điện thoại di động trong mọi thời điểm. Theo đánh giá
của giới chuyên môn, hiện nay Singapore đứng ở nhóm những nước dẫn đầu về tốc độ
phát triển chính phủ điện tử và đang bước sang giai đoạn “phát triển công dân điện
tử”. Hiện nay, các dịch vụ hành chính công của Singapore hầu hết được cung cấp qua
mạng như cấp giấy chứng minh thư (IC online), cấp giấy khai sinh/khai tử, cấp chứng
thư nhập tịch cho công dân qua mạng, đăng ký thường trú, cấp giấy tờ xuất nhập cảnh
và cư trú qua mạng,…
Nhà nước đã có chính sách cụ thể trong việc trả lương xứng đáng cho cán bộ,
công chức, qua đó hạn chế tối đa nạn tham nhũng, minh bạch hóa chính phủ, tạo đà cho
cán bộ công chức dành hết tâm sức cho công việc được giao.


Có chính sách thu hút và sử dụng nhân tài ngoại quốc rất bài bản, từ hàng chục
năm nay, Singapore đã xác định rằng, người tài là yếu tố then chốt quyết định khả
năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế với bước đột phá là việc sử dụng nhân
tài ngoại quốc trong bộ máy nhà nước. Một Bộ trưởng của Singapore đã tuyên bố,
Singapore tích cực tham gia vào “cuộc chiến toàn cầu để giành giật nhân tài”, còn cựu
Thủ tướng Lý Quang Diệu từng khẳng định: “Nhân tài nước ngoài là chìa khoá bước

tới tương lai”, chính vì thế, “các công ty cần các nhân tài hàng đầu để cạnh tranh trên
toàn cầu”.
1.2. Dịch vụ sự nghiệp công
1.2.1. Giáo dục:
Giáo dục Singapore đã trải qua 3 giai đoạn để phát triển như ngày hôm nay. Ở
giai đoạn đầu tiên, trọng tâm giáo dục của đất nước là giải quyết nạn mù chữ và đảm
bảo rằng tất cả mọi người dân đều có khả năng đọc và viết. Ở giai đoạn này, Singapore
đã phải bán sức lao động của mình với giá rẻ mạt nhưng đó là giai đoạn quan trọng để
Singapore bước sang giai đoạn tiếp theo để cạnh tranh trong thị trường lao động toàn
cầu. Ở giai đoạn thứ 2, chính phủ Singapore đã chuyển lợi thế cạnh tranh của mình trên
thị trường lao động quốc tế từ chi phí lao động thấp đến chất lượng lao động cao và
lương tốt. Vì vậy, trọng tâm của chính sách giáo dục quốc gia chuyển từ xóa mù chữ
sang học tập tiến tới tiêu chuẩn toàn cầu. Bên cạnh đó, Viện Phát triển Các chương
trình giảng dạy của Singapore cũng được thành lập để hỗ trợ sự phát triển nhu cầu học
tập của các đối tượng khác nhau. Trong những năm 1990, chính phủ Singapore đã thực
hiện chương trình “Nhà trường tư duy, quốc gia học tập” (Thinking Schools, Learning
Nation). Đây cũng là giai đoạn phát triển thứ 3 của giáo dục Singapore. Chính phủ đã
nhận ra rằng, hội nhập kinh tế toàn cầu không chỉ cần giáo dục mà còn cần có sự hình
thành về tư duy, thái độ, kỹ năng để phát triển đa dịch vụ, đa ngành nghề. Do đó, trong
giai đoạn này, Singapore đã tập trung vào củng cố chất lượng giáo dục, chú trọng vào
việc giảng dạy, truyền thụ kỹ năng nghề nghiệp và phát triển khả năng tư duy của học
sinh. Vào năm 2004, chính phủ Singapore tiếp tục thực hiện một chương trình khác
mang tên “Dạy ít, học nhiều” (Teach less, learn more). Chương trình này được thực
hiện nhằm mục đích khích lệ học sinh hiểu rõ được vấn đề học phải gắn liền với thực
tiễn chứ không phải học chống chế.
Nền giáo dục Singapore bao gồm 5 cấp học: Tiểu học, trung học, tiền Đại học,
Cao đẳng/Đại học và Đại học/sau Đại học. Cụ thể, cấp tiểu học kéo dài 6 năm bao gồm
4 năm học cơ sở và 2 năm học định hướng. Cấp trung học kéo dài từ 4-5 năm và được
phân ban nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tốt hơn. Bậc học tiền Đại học diễn ra
ttrong 2-3 năm, Cao đẳng/Đại học kéo dài từ 1 – 1,5 năm còn bậc Đại học/sau Đại học









tối đa kéo dài 7,5 năm, tùy thuộc vào sự lựa chọn chương trình học: chương trình cử
nhân học 3 năm, thạc sĩ học 1,5 năm và tiến sỹ học 3 năm.
Tiểu học
Trẻ em ở Singapore học 6 năm đối với chương trình tiểu học, trong đó có 4
năm học chương trình cơ sở từ lớp 1 đến lớp 4 và 2 năm học tiếp theo là chương trình
định hướng từ lớp 5 đến lớp 6. Trong giai đoạn nền tảng, chương trình học chính là
tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ và toán với các môn phụ như âm nhạc, nghệ thuật, thủ
công, thể dục và các môn xã hội khác. Bắt đầu từ năm lớp 3 có them các môn khoa
học. Cuối lớp 6, các em học sinh phải trải qua một kỳ thi để hoàn tất bậc tiểu học. Với
học sinh người bản xứ, các em sẽ được hỗ trợ tiền học trong suốt 6 năm học tiểu học.
Chương trình tiếu học của Singapore đã được ứng dụng như là một hình mẫu quốc tế,
đặc biệt là các phương pháp dạy toán.
Trung học
Các trường phổ thông cơ sở tại Singapore được nhà nước tài trợ, trợ giúp hoặc
có thể hoạt động độc lập. Học sinh phải học từ 4 đến 5 năm ở chương trình phổ thông
cơ sở dưới 2 hệ: hệ đặc biệt (Special), cấp tốc (Express) hoặc hệ bình thường
(Normal). Hệ đặc biệt và cấp tốc kéo dài trong 4 năm nhằm chuẩn bị cho các em thi
lấy bằng GCE ‘O’ (Singapore – Cambridge General Certificate of Education
‘Ordinary’). Học sinh theo học hệ bình thường có thể học chương trình văn hóa hay
chuyên ngành kỹ thuật. Cả hai chương trình này đều chuẩn bị cho các em thi lấy
bằng GCE ‘N’ ( Singapore – Cambridge General Certificate of Education ‘Normal’)
sau 4 năm học và sau khi kết thúc chương trình này, học sinh học thêm một năm nữa

để thi lấy bằng GCE ‘O’.
Chương trình giáo dục phổ thông cơ sở bao gồm các môn Anh ngữ, tiếng bản
xứ, toán, khoa học và nhân văn. Vào năm thứ 3 bậc phổ thông cơ sở, các em học sinh
chọn môn phụ cho mình tùy thuộc vào phân ban các em học như nghệ thuật, khoa
học, thương mại hay chuyên ngành kỹ thuật. Chương trình trung học của Singapore
được công nhận tốt nhất trên thế giới bởi khả năng giúp học sinh phát triển cách nghĩ
phê phán và kỹ năng tư duy tốt.
Học dự bị đại học
Sau khi hoàn thành kỳ thi chứng chỉ GCE ‘O’, học sinh có thể nộp đơn xin
vào học tại trường Trung học theo chương trình dự bị đại học 2 năm hoặc đăng ký
vào học tại 1 trường đào tạo tập trung theo chương trình dự bị đại học 3 năm. Trường
trung học và trường đào tạo tập trung đều chuẩn bị cho học sinh thi vào đại học và
xây dựng nền tảng cho chương trình học bậc đại học. Chương trình học bao gồm 2
môn bắt buộc có tên là Tiếng Anh nâng cao (General Paper) và tiếng bản xứ, đồng
thời chuẩn bị tối đa cho các em thi Bằng GCE-A (Singapore-Cambridge General
Certificate of Education ‘Advanced’ GCE ‘A’). Các môn thi bao gồm các môn thuộc
ngành nghệ thuật, khoa học hoặc thương mại. Vào cuối năm học dự bị đại học các em








sẽ thi lấy Bằng GCE ‘A’.
Học sinh ngoại quốc được ghi danh vào học tại các trường trung học và dự bị đại học
nhưng tuỳ thuộc vào số lượng chổ dành cho học sinh quốc tế của mỗi trường.
Các trường Cao đẳng Polytechnics
Các trường Cao đẳng được thành lập ở Singapore nhằm trang bị cho học sinh

các ngành học thực hành ở bậc cao đẳng. Hiện tại có 5 trường Cao đẳng tại
Singapore:
 Trường Cao đẳng Nanyang
 Trường Cao đẳng Ngee Ann
 Trường Cao đẳng Cộng Hòa
 Trường Cao đẳng Singapore
 Trường Cao đẳng Temasek
Các trường cao đẳng đều có các khoá học đa dạng như cơ khí, kinh doanh,
truyền thông đại chúng, thiết kế, thông tin viễn thông. Một số môn học chuyên ngành
như ngành mắt, công nghệ hàng hải, hải dương học, điều dưỡng, giáo dục mầm non
và phim ảnh dành cho những sinh viên mong muốn theo đuổi một nghề riêng cho
mình sau này.
Sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng thường được các nhà tuyển dụng
tìm đến vì họ có thể hoà nhập ngay vào môi trường làm việc nhờ được trang bị một
cách hoàn thiện các kỹ năng thực hành và kinh nghiệm liên quan đến nền kinh tế mới
mà các em đang được học.
Các viện giáo dục kỹ thuật (ITE)
ITE là cơ sở đào tạo hệ sau phổ thông cơ sở dành cho các em học sinh mong
muốn phát triển các kỹ năng và kiến thức về kỹ thuật trong các ngành công nghiệp đa
dạng. Bên cạnh việc cung cấp chương trình đào tạo toàn thời gian tại trường và các
chương trình thực tập cho những học sinh vừa tốt nghiệp trung học, ITE cũng cung
cấp các chương trình học bổ túc dành cho những người đang đi làm.
Các trường đại học
Singapore có 3 trường đại học lớn:
 Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
 Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU)
 Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU)
Các trường đại học này đã cho ra trường những sinh viên tốt nghiệp nổi danh
trên thế giới. Tại các trường này có rất nhiều cơ hội cho công tác nghiên cứu và cơ
hội nhận học bổng. Ngoài ra, Singapore còn có một hệ thống trường quốc tế và tư thực

đa dạng với chất lượng cao tạo nên bức tranh giáo dục phong phú tại Singapore, đáp
ứng nhu cầu của đông đảo sinh viên quốc tế.
Các trường đại học quốc tế tại Singapore
Bên cạnh các trường đại học trong nước, số lượng đại học quốc tế tầm cỡ thế
giới cũng đã gia tăng mức độ và phạm vi chương trình giáo dục đại học tại


Singapore. Các trường đại học quốc tế hàng đầu liên kết với các trường đại học trong
nước để hiện diện tại Singapore gồm có:
 Viện Công nghệ Georgia (The Logistics Institute, Asia Pacific)
 Trường Đại học Johns Hopkins ( John Hopkins Singapore)
 Viện Công nghệ Massachusetts – MIT (Singapore MIT Alliance)
 Trường Đại học Thượng Hải Jiao Tong
 Trường Đại học Stanford (Singapore Stanford Partnership)
 Trường Đại học Wharton, Pennylvania (Wharton SMU Research Centre)
 Trường Đại học Kỹ thuật Eindhoven (Design Technology Institute)
 Trường Đại học Kỹ thuật Munchen (German Institute of Science and
Technology)
Các trường tư thục
Tại Singapore, sự đa dạng của khối trường tư thục với chương trình đào tạo
phong phú đã làm cho bức tranh đào tạo của quốc gia thêm đa dạng. Hiện có khoảng
hơn 300 trường tư thục chuyên ngành thương mại, công nghệ thông tin, nghệ thuật và
ngôn ngữ ở Singapore. Số trường tư thục này cung cấp các khoá học đáp ứng theo
nhu cầu của đông đảo học sinh trong nước và quốc tế.
Các trường tư thục có nhiều khoá học lấy chứng chỉ, bằng cao đẳng, cử nhân,
và bằng sau đại học. Thông qua việc liên kết với các trường nổi tiếng trên thế giới từ
Mỹ, Anh, Úc v.v.. các trường tư thục đã mang đến cho học sinh các cơ hội lấy các
chứng chỉ và văn bằng quốc tế trong môi trường học với mức chi phí phải chăng.
Mỗi trường tư thục có cách thức tuyển sinh riêng, học sinh có nhu cầu nên liên hệ
trực tiếp với trường mình quan tâm.

1.2.2. Y tế
Chính phủ Singapore đảm bảo một hệ thống chăm sóc sức khỏe phổ thông trong
đó họ đảm bảo khả năng chi trả cho các dịch vụ y tế của người dân, chủ yếu là thông
qua các khoản tiết kiệm bắt buộc, trợ cấp và kiểm soát giá. Singapore kết hợp các
khoản tiết kiệm từ việc khấu trừ tiền lương của người dân để trợ cấp cho chương trình
bảo hiểm y tế quốc gia có tên là Medisave. Trong Medisave, mỗi công dân sẽ tích góp
một nguồn quỹ cá nhân, mỗi quỹ như vậy có thể được sử dụng cho toàn bộ các thành
viên trong đại gia đình. Đa số các công dân Singapore đều có các khoản tiết kiệm lớn
trong mô hình này. Một trong ba mức trợ cấp sẽ được bệnh nhân chọn khi họ có vấn đề
về sức khỏe.
Một nguyên tắc chủ chốt của hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia là không có
dịch vụ y tế nào là miễn phí, bất kể mức trợ cấp nào, ngay cả trong các cơ sở y tế nhà
nước. Nguyên tắc này nhằm làm giảm sự chi tiêu quá mức không cần thiết cho các dịch
vụ y tế, điều thường thấy ở những nước có các dịch vụ y tế được miễn phí hoàn toàn
thông qua bảo hiểm y tế. Mức phí tự chi trả dao động nhiều theo loại dịch vụ y tế và


mức trợ cấp. Ở mức trợ cấp cao nhất, mặc dù phần tự chi trả của người dân thấp, tổng
chi trả vẫn có thể cộng dồn lại thành một con số lớn cho bệnh nhân và thân nhân người
bệnh. Ở mức trợ cấp thấp nhất, phần hỗ trợ dường như bằng không, ngay cả trong các
bệnh viện công bệnh nhân vẫn bị tính phí giống như bệnh nhân không có bảo hiểm.
Hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh giúp cung cấp dịch vụ y tế cho các bệnh
nhân có bảo hiểm mua của tư nhân, bệnh nhân nước ngoài, hoặc những ai có khả năng
tự chi trả cho các dịch vụ có giá cao hơn nhiều so với các dịch vụ được hỗ trợ của bảo
hiểm y tế nhà nước
Theo thống kê, khoảng 70-80% người dân Singapore sử dụng các dịch vụ y tế
trong hệ thống của nhà nước. Tổng chi tiêu của chính phủ đối với y tế công cộng chiếm
chỉ 1,6% GDP, tức khoảng 1.104 USD trên mỗi đầu người. Singapore có hệ thống y tế
thành công nhất trên thế giới, tính trên cả hiệu quả sử dụng tài chính và kết quả sức
khỏe người dân. Chính phủ định kỳ điều chỉnh các chính sách về "nguồn cung cấp và

giá thành dịch vụ y tế trong cả nước" trong một nỗ lực kiểm soát giá cả. Tuy nhiên,
trong hầu hết các lĩnh vực của y tế tư nhân, chính phủ không trực tiếp quy định giá. Giá
chủ yếu được quyết định bởi thị trường và dao động nhiều trong y tế tư nhân, phụ thuộc
vào chuyên ngành y tế và loại hình dịch vụ được cung cấp.
Các đặc tính của hệ thống y tế Singapore là độc nhất và được cho là "rất khó lặp
lại ở các nước khác". Nhiều người dân Singapore còn có thêm bảo hiểm y tế tư nhân
(thường được mua bởi công ty nơi họ làm việc) bảo hiểm này chi trả cho các khoảng
không thuộc trợ cấp của bảo hiểm nhà nước.
Bên cạnh đó, bệnh nhân được tự do lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh nhà nước
hoặc tư nhân và nếu không phải là cấp cứu, bệnh nhân có thể đến khám tại bất kỳ
phòng khám tư nhân hoặc nhà nước nào. Đối với cấp cứu, bệnh nhân có thể đến ngay
khoa tai nạn và cấp cứu (mở cửa 24/7) tại các bệnh viện nhà nước.
1.2.3. An sinh xã hội
Mạng lưới an sinh xã hội của Singapore ngày càng được tăng cường và mở rộng,
đặc biệt là hệ thống bảo hiểm xã hội và nhà an sinh xã hội. Năm 2013, Singapore mở
rộng 3 hệ thống bảo hiểm y tế cơ bản giá thấp, được gọi là MediShield. Cụ thể,
MediShield hỗ trợ người dân hoàn cảnh khó khăn mắc những căn bệnh hiểm nghèo và
kinh niên. Bảo hiểm này bao gồm những khả năng xảy ra thấp và chi phí cao hơn là khả
năng xảy ra cao mà chi phí thấp, nhằm giữ khoản tiền trợ cấp ở mức thấp. Chính quyền
sẽ cung cấp mạng lưới an toàn xã hội và y tế (Medifund) cho những người thật sự
nghèo khó, trải qua những cuộc kiểm tra chặt chẽ để không ai bị tước đi quyền được
chăm sóc sức khỏe thiết yếu của mình. Với thay đổi này, người mua bảo hiểm sẽ đươc
bảo hiểm suốt đời (kể cả những người trên 90 tuổi và những người có tiền sử bệnh tật)


và được hưởng mức bảo hiểm cao hơn. Người trên 60 tuổi sẽ được Nhà nước hỗ trợ
nhiều hơn để trả phí bảo hiểm. Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ tăng trợ cấp cho những
bệnh nhân ngoại trú bệnh nặng.
Chính phủ Singapore cũng nỗ lực tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng
một cách công bằng những thành quả quốc gia, chú trọng mở rộng chính sách hỗ trợ

các hộ gia đình mua ở nhà ở. Singapore là một trong những trường hợp điển hình thành
công trong chính sách cho vay phát triển nhà ở xã hội, tạo cơ hội tốt cho người dân có
thể tìm cho chính mình điều kiện sống phù hợp nhất. Rất nhiều người nghèo ở các quốc
gia, kể cả quốc gia phát triển phải rơi vào tình trạng vô gia cư, nhưng ở Singapore lại
không phải như vậy. Ở đây, người nghèo có quyền tiếp cận bình đẳng về nhà ở. Khoảng
85% dân số của Singapore sống trong nhà ở công. Có được như vậy là bởi Chính phủ
Singapore luôn ưu tiên chính sách về nhà ở. Chính phủ áp dụng chương trình thế chấp
cho người nước ngoài và Ban Phát triển Nhà ở Singapore (HDB) đã xây dựng, xử lý và
tạo điều kiện trong việc tài trợ nhà ở giá phải chăng. Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng
rất nhiều nguyên tắc khác nhằm bảo vệ chủ sở hữu nhà ở như duy trì giá cả ổn định,
bảo đảm chất lượng cuộc sống của người sở hữu nhà ở xã hội.Theo đó, có hàng ngàn
hộ gia đình đã từng không đủ tiền mua căn hộ hoặc thậm chí không đủ tiền để thuê nhà
ở, nhưng thông qua HDB, giờ họ đã có nhà ở. Số người dân sở hữu nhà ở kém chất
lượng và nhà tạm cũng dần được xóa bỏ và thay thế bằng căn hộ cao tầng chất lượng
tốt. Ngoài ra, nhà ở xã hội ở các khu phát triển mới còn được cải thiện rất nhiều về cơ
sở vật chất và hạ tầng.
1.2.4. Dịch vụ công ích
Các dịch vụ công ích như: vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, cấp nước sạch, vận
tải công cộng đô thị, phòng chống thiên tai… đều được áp dụng cơ chế thị trường, cho
tư nhân tham gia vào cung ứng dịch vụ công ích. Hoạt động đấu thầu cung ứng dịch vụ
công ích của Singapore được diễn ra minh bạch, cạnh tranh công bằng và hiệu quả kinh
tế.
Các đơn vị vệ sinh tại Singapore sẽ chịu trách nhiệm dọn đường sá, vỉa hè cũng
như một số bất động sản tư nhân và khu vực công cộng trên khắp đất nước. Bên cạnh
đó họ còn chịu trách nhiệm cho việc làm sạch các khu vực như cống rãnh và khu vực
công viên. Để nâng cao hiệu quả và cung cấp một tiêu chuẩn cao hơn của sự sạch công
cộng, làm sạch các khu vực công cộng tại Singapore đã trải qua một cuộc cải tổ lớn và
một bộ mới của Công sạch (DPC) được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 2012 cùng với
những nỗ lực để nâng cao các tiêu chuẩn, năng suất và tính chuyên nghiệp của các
ngành công nghiệp sạch. Luật pháp tại đây rất nghiêm ngặt, sử dụng các biện pháp

cưỡng chế để ngăn chặn việc phá hoại cảnh quan và môi trường xung quanh. Ngoài ra,
theo Đạo Luật Y Tế Công Cộng Môi Trường đã được sửa đổi, bạn sẽ bị phạt 300$, và
các hình phạt của tòa án tối đa cho tội vứt rác bữa bãi đã được tăng gấp đôi kể từ 01


tháng 4 năm 2014. Và bạn có thể bị truy tố trách nhiệm nếu vi phạm một trong các điều
lệ liên quan đến quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường.


2. Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công
2.1. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực.
Để làm được điều đó, các phòng ban hợp tác chặt chẽ với các cơ quan kinh tế để
hỗ trợ nền kinh tế cạnh tranh và sôi động tạo ra nhiều việc làm tốt cho người lao động,
bên cạnh đó, kết hợp với Bộ Giáo dục và Cơ quan Phát triển Nguồn lực Singapore để
đảm bảo rằng mọi người có cơ hội để tối đa hóa tiềm năng của họ trong các lĩnh vực,
thông qua nhiều con đường trong giáo dục và đào tạo. Điều này bao gồm giáo dục
trước khi làm việc cũng như giáo dục và đào tạo liên tục trong suốt cuộc đời, để các cá
nhân có thể dần dần nâng cao kỹ năng của họ, có cơ hội để đạt được những thành tựu
mới trong quá trình làm việc của họ, và đạt được sự thành thạo và tự hào trong các lĩnh
vực được lựa chọn của họ.
Các Vụ Nhân sự của các bộ và Phòng Nghiên cứu và Thống kê nhân lực của Bộ
Nhân lực thực hiện thống kê thường xuyên nghiên cứu và theo dõi các xu hướng thị
trường lao động và dữ liệu liên quan đến lực lượng lao động để từ đó các các biện pháp
phù hợp ytong tuyển chọn, sử dụng, quản lý,… nguồn nhân lực.
2.2. Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực
Giống như Trung Quốc và Mỹ, Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa
trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân
biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư. Và mức lương tương xứng với giá trị của
chất xám.
Chính sách tuyển dụng được giao cho các Vụ Nhân sự của các bộ xây dựng để có

các tiêu chí phù hợp nhất với công việc từng bộ. Sau khi duyệt đơn đăng ký, những
người xin dự tuyển phải qua phỏng vấn do một hội đồng tuyển chọn để đề nghị Vụ
Nhân sự bổ nhiệm. Vụ Công vụ thuộc Văn phòng Thủ tướng tổ chức các buổi trao đổi
về nghề nghiệp với sinh viên trước khi tốt nghiệp đại học nhằm tuyên truyền và chọn
lựa những người có tài năng nhất sau này vào làm việc trong nền công vụ.
Singapore chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước. Chính sách và đường
lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê
nhân khẩu học. Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngoài.
Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản địa. Thậm chí, ông
Lý Quang Diệu còn khẳng định, nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore
toàn là người có xuất xứ nước ngoài cũng không có gì quá ngạc nhiên.
Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay
vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển


mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực
lượng lao động bản địa. Hiện nay, việc giữ chân nhân tài trong các cơ quan nhà nước và
phân phối công bằng tài năng cho quốc gia vẫn là ưu tiên hàng đầu của Singapore. Bên
cạnh đó, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ người có tài năng là yếu tố then
chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong
suốt những năm qua, thu hút người có tài năng, đặc biệt là tài năng từ nước ngoài đã trở
thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Đi liền với đó, Singapore cũng hạn
chế lao động nước ngoài không có tay nghề bằng việc chi trả thu nhập thấp, không
được phép đưa người thân sang sống cùng. Những chi phí khác cho dịch xụ xã hội của
họ cũng cao hơn người bình thường.
Thành lập Uỷ ban tuyển dụng tài năng Singapore, xác định rõ nhân tài nước
ngoài là “động lực mạnh mẽ cho Singapore phấn đấu liên tục vì những chuẩn cao hơn”
(văn kiện chính sách của Singapore năm 2000). Việc trả công lao động được thực hiện
theo nguyên tắc trả lương công chức theo mức thị trường trả cho từng loại hình công
việc, khả năng và trách nhiệm. Singapore thực hiện chính sách trả lương linh hoạt với

hai bộ phận chính: lương cố định hàng năm và phần khác biệt mỗi năm tùy theo mức
tăng trưởng kinh tế của năm đó.
Các biện pháp để giữ lại lao động nước ngoài có tay nghề
- Khuyến khích người sử dụng lao động giữ lại lao động nước ngoài có tay nghề.
- Thời gian làm việc tối đa sẽ được mở rộng cho người có giấy phép lao động có
trình độ cao (R1) từ nguồn phi truyền thống và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
trong ngành Xây dựng, Hàng hải và Quy trình.
- Một kế hoạch mới được gọi là Khung Khẳng định Kỹ năng Thị trường cho
ngành xây dựng sẽ được thực hiện để cho phép chủ sở hữu Giấy phép làm việc xây
dựng cơ bản 'Basic Skilled' (R2) nâng cấp lên trạng thái R1.
- Mức thu nhập của người lao động nước ngoài đối với Người giữ Giấy phép Lao
động Xây dựng R2 sẽ được tăng lên.
Chính sách trọng dụng người có tài năng của Singapore
Cùng với việc chào đón tài năng ngoại vào bộ máy nhà nước, Singapore có
những chính sách ưu đãi nhằm trọng dụng người có tài năng như có chính sách về trả
lương cao cho người tài. Các Bộ trưởng Singapore có mức lương cao hơn tất cả các Bộ
trưởng ở những quốc gia phát triển. Một phần chính sách này muốn hạn chế nạn tham
nhũng, minh bạch hóa chính phủ, đồng thời tạo đà cho các Bộ trưởng dành hết tâm sức
cho công việc quản lý hoạch định chính sách. Việc trả lương cao cho đội ngũ công


chức, đặc biệt là đội ngũ công chức cao cấp đã giúp Singapore trở thành quốc gia tiêu
biểu trong việc thu hút người tài làm trong khu vực công.
Singapore có chính sách nhằm tạo được niềm tin rằng người tài luôn đứng ở vị trí
cao. Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài
ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn.
Ở Singapore, một sinh viên mới ra trường không quá khó khăn trong việc tìm
kiếm các cơ hội việc làm tại các cơ quan nhà nước về các ngành luật, giáo dục, y tế,
marketing, quản lý dự án công… tại trang web của Ủy ban Dịch vụ công Singapore.
Nội dung đăng tải trên trang web việc làm công chức này có đầy đủ các mô tả công

việc, những yêu cầu tối thiểu về đối tượng dự tuyển, bằng cấp, kinh nghiệm và những
yêu cầu khác. Khi các ứng viên chọn được một vị trí phù hợp và quyết định nộp hồ sơ
thì họ sẽ được website thông báo rõ ràng ngày, giờ thi công chức. Đồng thời, website
cũng cung cấp các thông tin về quá trình thi, hình thức thi, cách thức và quá trình xét
duyệt hồ sơ để các ứng viên tường tận.
2.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu. Singapore cũng xác định
giáo dục là một kênh hữu hiệu thu hút du học sinh nước ngoài. Chính vì vậy, ngoài cải
tiến hệ thống giáo dục, Singapore cũng có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho các giáo sư
tiến sĩ. Hiện tại, du học sinh đến Singapore là rất lớn và nước này cũng là một trong
những trung tâm đào tạo uy tín của thế giới. Có thể kể đến các trường đại học danh
tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS),
Đại học Quốc gia Singapore (NUS)...
Sinh viên nước ngoài đến học tập tại Singapore được vay tiền để chi trả cho
những chi phí cần thiết về sinh hoạt và học tập. Sau khi tốt nghiệp với kết quả học tập
cao, những cử nhân "ngoại" này phải cam kết làm việc cho một công ty nào đó của
Singapore ít nhất là 3 năm để trả nợ.
Nền công vụ Singapore luôn đặt chất lượng phục vụ, hiệu quả, hiệu lực lên hàng
đầu và là nền công vụ luôn cải tiến để thích nghi với môi trường quốc tế luôn thay đổi
và đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đề cao chất lượng phục vụ của các cơ quan
công quyền, Singapore quan niệm công chức là chìa khóa thành công nên luôn coi
trọng yếu tố con người, trọng dụng nhân tài.
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm phát huy cao độ tiềm lực của mỗi
người được Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện trước hết ở
việc đầu tư rất lớn cho đào tạo (xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên; có chính


sách ưu đãi như giáo dục phổ thông được miễn phí, bao gồm cả học phí, sách giáo
khoa, máy tính, phí giao thông…). Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức theo hướng mỗi
người đều cần được phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời, liên tục

học hỏi để mỗi công chức đều có đầy đủ phẩm chất, năng lực, trình độ phục vụ tốt cho
nền công vụ.
Singapore xây dựng chiến lược cán bộ thể hiện bằng kế hoạch đào tạo ngắn hạn,
dài hạn, đào tạo kế nhiệm, bài bản, từ xa. Thời gian đào tạo tối thiểu bắt buộc là 100
giờ trong một năm đối với mỗi công chức. Trong đó 60% nội dung đào tạo về chuyên
môn, 40% nội dung đào tạo liên quan đến phát triển. Có nhiều khóa học khác nhau
dành cho các đối tượng khác nhau. Khóa học làm quen với công việc dành cho công
chức mới được tuyển dụng hoặc mới chuyển công tác từ nơi khác đến; khóa học đào
tạo cơ bản được tổ chức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên công tác; khóa
học nâng cao bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quả cao nhất trong công việc và nâng
cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai; khóa học mở rộng tạo điều kiện
cho công chức được trang bị những kiến thức và nghiệp vụ bên ngoài lĩnh vực chuyên
môn chính để có thể đảm đương những công việc liên quan khi cần thiết. Các khóa học
này liên quan chặt chẽ tới con đường sự nghiệp của công chức và việc chỉ định vị trí
công việc của công chức. Hằng năm, Singapore dành 4% ngân sách cho đào tạo, bồi
dưỡng.
Cơ sở đào tạo của Singapore hiện nay gồm Học viện Công vụ và Viện Quản lý
Singapore. Học viện Công vụ (CSC) được thành lập năm 1996, hiện nay bao gồm: Viện
Phát triển chính sách, Viện Hành chính công và Quản lý. Ngoài ra, Học viện Công vụ
còn thành lập thêm Tổ chức tư vấn công vụ làm công tác tư vấn về chính sách và thực
thi công tác đào tạo, tư vấn về các chương trình giảng dạy. Đây là đầu mối liên hệ giữa
Singapore và các nước trong việc trao đổi kinh nghiệm và phương thức cải cách khu
vực công. Viện Quản lý Singapore là nơi tổ chức nhiều chương trình ngắn hạn để học
viên tự lựa chọn theo yêu cầu của cá nhân, từ cập nhật những kiến thức và lý luận mới
về quản lý cho tới các khóa ngắn hạn, tại chức, mở tại các cơ quan theo yêu cầu.
2.4. Đánh giá công chức
Nội dung đánh giá công chức Singapore chia ra đánh giá biểu hiện công tác và
đánh giá tiềm năng. Đáng giá tiềm năng coi trọng đánh giá các phương diện: năng lực
phân tích, năng lực sáng tạo, tính nhạy bén chính trị, tính quyết đoán,… đánh giá cao tố
chất trí tuệ, tố chất lãnh đạo và tố chất thành tích,… Đánh giá công chức ở Singapore

quy định công tác của mỗi công chức cần thiết có sự đánh giá thống nhất và mang tính
chu kỳ, ngoài ra còn yêu cầu những đánh giá này có bản ghi nhớ suốt đời (bao gồm
thành tích thực trong công tác), do vậy đều phải có sự chuẩn bị báo cáo mật hàng năm


về công tác và hành vi của mỗi quan chức. Trong quá trình đánh giá, tình trạng cơ bản
của người được đánh giá phải được viết chi tiết, bao gồm các nội dung: sở trường về
học vấn, chuyên môn, kỹ thuật; khen thưởng; các khóa học đã tham gia; viết sách; sở
thích; các hoạt động tham gia về chuyên môn, kỹ thuật, xã hội và văn hóa; tính bắt
buộc làm việc; liệu có muốn điều chuyển công tác và nguyên nhân; đánh giá hàng năm
nên ghi rõ thời hạn. Đây có thể được coi là nội dung cần có trong báo cáo đánh giá,
ngoài ra trong hoàn cảnh đặc biệt, thông thường không được xóa bỏ hoặc cố tình lược
bỏ những nội dung đã được đề cập trên.
Chế độ đánh giá biểu hiện công tác tại Singapore quy định: việc đánh giá đối với
công chức cần thiết phải công bằng khách quan, do vậy người đánh giá cần phải có
những điều kiện sau:
- Nắm vững công việc và hành vi của công chức được đánh giá
- Có ít nhất 06 tháng tiếp xúc nhiều với công chức được đánh giá
- Là người giám sát trực tiếp của công chức được đánh giá
- Phương pháp đánh giá công chức ở Singapore là từng cấp tiến hành đánh giá,
do cấp trên trực tiếp đánh giá cấp dưới, nhưng cấp dưới không đánh giá cấp trên và
không có sự đánh giá giữa công chức cùng cấp. Cũng có trường hợp là trên cùng một
cấp, nếu xảy ra trường hợp này, lãnh đạo phụ trách ký tên cần thiết thẩm tra đánh giá
tính công chính, hợp tình hợp lý của báo cáo một cách cẩn thận.
Khi đánh giá, người đánh giá sẽ đánh giá ưu điểm và khuyết điểm của công
chức sau đó mới tiến hành đánh giá toàn diện. Công chức đánh giá cần thiết xem xét
liệu công chức được đánh giá nên tiếp tục công việc hoặc là điều động công tác, hoặc
tham gia đào tạo bồi dưỡng. Đánh giá công chức cũng chỉ rõ công chức đó có thích hợp
để được đề bạt thăng chức hay không. Dựa trên biểu hiện toàn diện của công chức
trong trường hợp thích hợp để được thăng chức (Bao gồm phẩm chất ưu tú, kinh

nghiệm công tác), biểu hiện công tác thực tế, đồng thời xem xét tình trạng sức khỏe và
tuổi tác để có sự cân nhắc thích hợp. Sau khi có được kết luận của người đánh giá, tài
liệu sẽ được giao cho lãnh đạo đơn vị chủ quản, người này cũng cần thiết phải nắm
được hoàn cảnh của người được đánh giá. Nếu như cần thay đổi ý kiến đánh giá, lãnh
đạo đơn vị chủ quản sẽ đề xuất nguyên nhân thay đổi và thông báo cho người đánh giá
được biết.
Nhằm bảo đảm sự khách quan công bằng trong công tác đánh giá công chức,
người đánh giá và lãnh đạo cơ quan chủ quản cần thiết tự quan sát để đưa ra đánh giá
đúng đắn. Báo cáo đánh giá phải đầy đủ lý do, phân tích chi tiết, bàn giao cho cơ quan


có chức trách và quan chức kỳ cựu thẩm tra nghiên cứu. Đối với công tác đánh giá
công chức trong trường hợp nhiều người giám sát, người đánh giá cần phải trưng cầu ý
kiến của những người giám sát khác. Công chức đánh giá nên căn cứ theo tiêu chuẩn
mà cấp bậc thực tế yêu cầu đối với quan chức để tiến hành bình xét.
Phương pháp đánh giá này là khích lệ các tầng lớp lãnh đạo dám quản lý, duy trì
nguyên tắc, có yêu cầu nghiêm khắc đối với cấp dưới, điều này sẽ khiến cho cấp dưới
có cảm giác vừa tôn trọng vừa nể sợ cấp trên, từ đó tạo nên quyền uy cho tầng lớp lãnh
đạo. Singapore quy định: hồ sơ đánh giá công chức do thư ký thường vụ phụ trách lập,
nội dung hồ sơ đánh giá bao gồm tất cả tài liệu đánh giá của công chức, bản sao nhận
khen thưởng, nội dung chi tiết về tình trạng và kết quả nếu bị kỷ luật,…
2.5. Chế độ đãi ngộ nhân sự
Singapore đã áp dụng tiêu chuẩn thị trường trong xác định mức lương cho đội
ngũ công chức và mức lương được rà soát định kì hàng năm.
Hiện nay, Singapore có hơn 114.500 người làm việc trong lĩnh vực công, chiếm
khoảng 5,23% tổng số lao động. Về GDP trên đầu người, năm 2010, Singapore đứng
thứ 3 trên thế giới, đạt 57.000 đô-la Mỹ. Đây là hệ quả của một chính sách đãi ngộ
công chức khôn ngoan và sáng suốt khi chọn vấn đề lương công chức là chìa khóa cho
mọi cải cách. Lương của Thủ tướng: 3,1 triệu SGD; của Tổng thống: 3,2 triệu SGD; Bộ
trưởng Cao cấp và Cố vấn Bộ trưởng 3,04 triệu SGD. Ông Lý Quang Diệu – nguyên

Thủ tướng Singapore, đã từng khẳng định: “Sự trả công thỏa đáng là nhân tố quan
trọng đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng ngũ những nhà lãnh đạo chính trị và viên
chức cao cấp”.
3. Quản lý Tài chính – Tài sản khu vực công
3.1. Quản lý Tài chính khu vực công
3.1.1. Ngân sách nhà nước
Nội dung quản lý ngân sách nhà nước ở Singapore được thể hiện ở các mặt sau:
• Ban hành luật pháp, chính sách, chế độ, định mức về NSNN

Luật NSNN của Singapore được ban hành năm 1965 và mới chỉ sửa đổi 1 lần
vào năm 1980. Trong đó, luật quy định rất chi tiết về việc hình thành, nguồn hình
thành và sử dụng NSNN. Ngoài luật NSNN, mỗi cơ quan Trung ương như các Bộ
hay cơ quan cơ sở trực thuộc liên quan đều có thể ban hành các văn bản gắn liền với
thầm quyền của cơ quan về NSNN
• Quản lý thu - chi NSNN:


Quản lý thu NSNN là sự tác động của các cơ quan làm nhiệm vụ thu NSNN lên
các khoản thu NSNN bằng cách lập kế hoạch, tổ chức triển khai thu và phối hợp
kiểm tra đánh giá quá trình thu NSNN.
Quản lý chi NSNN là việc ban hành các chính sách chi ngân sách lập kế hoạch,
tổ chức điều hành chi NS, kiểm tra, giám sát các khoản chi NSNN.
• Quản lý thực hiện chu trình NSNN

Chu trình NSNN là toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình
thành cho đến khi kết thúc chuyển sang một ngân sách mới.
• Giám sát, thanh tra và kiểm toán việc thực hiện NSNN

Quốc hội Singapore có 2 Uỷ ban để giám sát về NSNN:
Uỷ ban Tài khoản công: Sẽ xem xét về quyết toán NSNN cùng với báo cáo của

Tổng Kiểm toán Nhà nước. Uỷ ban Tài khoản công có mối quan hệ chặt chẽ và
khăng khít với Kiểm toán Nhà nước. Nói cách khác, Uỷ ban tài khoản công của
Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán và thẩm tra quyết toán
ngân sách nhà nước để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN hàng
năm.. Uỷ ban này thường tập trung vào những vấn đề bất thường, những sai phạm,
không phù hợp với mục tiêu ngân sách ban đầu đưa ra và điều quan trọng hơn là cần
đánh giá tính hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước.
Uỷ ban Dự toán: Sẽ xem xét dự toán chi tiêu của Chính phủ và đánh giá các báo
cáo chi tiêu ngân sách định kỳ 6 tháng của các Bộ. Uỷ ban Dự toán có mối quan hệ
khăng khít và chặt chẽ với Bộ Tài chính và thường chú trọng vào việc phân tích các
chính sách vĩ mô. Uỷ ban Dự toán tiến hành bỏ phiếu về ngân sách cho từng Bộ
theo 2 lần:
Lần 1: Mục đích là xem xét cắt giảm hoặc điều chỉnh bao nhiêu ngân sách đối với
từng Bộ.
Lần 2: Mục đích là quyết định số ngân sách mới cho từng Bộ sau khi đã cắt giảm và
điều chỉnh.
Uỷ ban Dự toán sẽ báo cáo về ngân sách mới cho từng Bộ lên Quốc hội và Quốc hội
sẽ tiến hành biểu quyết chung. Khi Quốc hội không thông qua dự toán ngân sách
nhà nước thì Chính phủ được phép sử dụng khoản tiền nhưng không quá nửa số
ngân sách của năm trước
a.

Quản lý quỹ ngân sách thuộc các cấp chính quyền


• Cơ quan quản lý
- Bộ Tài Chính là cơ quan quản lý chuyên môn tổng hợp, có chức năng quản lý

-



-

b.

NSNN, đảm bảo điều kiện vật chất để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cảu
Nhà nước một cách có hiệu quả và tiết kiệm. Căn cứ vào tình hình phát triển KTXH và khả năng thu, các cơ quan tài chính có trách nhiệm lập kế hoạch thu và
chi ngân sách toàn bộ hệ thống, đồng thời tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động
có liên quan tới quỹ NSNN.
Cơ quan thu thuế nội địa Singapore - The Inland Revenue Authority of Singapore
(IRAS )và Hải quan Singapore - Singapore Custom: IRAS và SC có nhiệm vụ
thu 75% nguồn thuế của Singapore nắm giữ vai trò khá quan trọng trong hệ
thống các cơ quan quản lý vì thuế là khoản thu chính của NSNN. Do quy mô đất
nước nhỏ, nên Singapore không có các cơ quan thu thuế cấp địa phương. Trong
mỗi một tổ chức đều có bộ phận kiểm toán nội bộ của chính phủ, nhằm giám sát
hoạt động của hai cơ quan nói trên.
Cách thức quản lý
Lập kế hoạch thu: IRAS và SC lập kế hoạch thu thuộc phạm vi quản lý , chi tiết
từng khu vực, từng đối tượng theo căn cứ nhiệm vụ thu cả năm hoặc theo quý
của Bộ Tài chính thông báo.
Tổ chức thu nộp: Tổ chức thu nộp căn cứ vào tờ khai thuế do người nộp thuế lập,
Theo dõi, quản lý đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ.
Quản lý chu trình ngân sách

Năm ngân sách của Singapore bắt đầu từ 01/4 và kết thúc vào 31/3 năm sau.
Dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Quốc hội vào khoảng tháng 9. Các Nghị
sỹ có 5 ngày để xem xét và đọc báo cáo về ngân sách, sau đó, các Nghị sỹ sẽ thảo
luân về ngân sách trong 3 ngày. Đến cuối ngày thứ 3 thì Bộ Trưởng Bộ tài chính sẽ
giải trình và tiếp thu ý kiến của các Nghị sỹ. Đến tháng 12, dự toán ngân sách nhà
nước được trình lên Nội Các. Tháng 1, Nội Các sẽ xem xét thảo luận về dự toán

ngân sách nhà nước. Đến tháng 3 thì dự toán ngân sách nhà nước được trình lên
Quốc hội để biểu quyết và sau đó Tổng thống phê chuẩn; Sau khi Tổng thống phê
chuẩn dự toán ngân sách nhà nước có giá trị pháp lý như một đạo luật ngân sách
thường niên.
Chu trình ngân sách gồm 3 giai đoạn:
• Lập dự toán NSNN: Căn cứ vào chủ trương phương hướng kế hoạch của chính

phủ đưa ra dự toán NSNN qua phương pháp:


Sơ đồ 2.1: Phương pháp lập dự toán Ngân sách của Singapore
Bằng pp tổng hợp
dựa vào các chỉ tiêu
cân đối lớn

Bằng pp tổng hợp
từ cơ sở

Dự toán thu chi
NSNN

Dự toán thu chi
NSNN
So sánh

Các biện pháp xử lý

Chênh lệch

Nguồn: Bộ Tài chính


• Chấp hành NSNN: Sau khi dự toán ngân sách được thông qua, chính phủ trực

tiếp chỉ đạo bộ tài chính chấp hành dự toán, thực hiện tổ chức chi NSNN và tổ
chức thu NSNN
• Quyết toán NSNN: là khâu cuối cùng của chu trình NSNN. Việc quyết toán được
thực hiện nhằm mục đích xã định kết quả hoạt động thu chi có hiệu quả hay
không?
Đánh giá

Hành động

Mục tiêu

Kế hoạch
c. Quản lý cân đối ngân sách nhà nước

Ngoài sự cân bằng về thu – chi về mặt con số tuyệt đối, cân đối NSNN còn là
sự hợp lý trong cơ cấu giữa các khoản thu và chi của các ngành, các khu vực. Đây là
yếu tố có vai trò quan trọng trong việc quản lý cân đối NSNN của Chính phủ
Singapore.
d. Thu – chi NSNN của Singapore và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

Bảng 2.1: Thu – chi NSNN của Singapore và Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015


2011

2012


2013

2014

2
0
1
5


×