Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập học kỳ 9 điểm: Cầm cố giấy tờ có giá – Phân tích quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.23 KB, 11 trang )

Pháp luật về giao dịch bảo đảm:

Cầm cố giấy tờ có giá – Phân tích quy định của pháp luật
và thực tiễn áp dụng

1


MỤC LỤC

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS:

Bộ luật Dân sự

CTCP:

Công ty cổ phần

TMCP:

Thương mại cổ phẩn

1


A. MỞ ĐẦU
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên


nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng để bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những
hậu quả xấu do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây
ra. Vấn đề mà người có quyền trong các giao dịch dân sự quan tâm chính là
khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người có nghĩa vụ trong các giao dịch
bảo đảm. Do đó, các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự ra đời trước hết là nhằm hướng đến mục tiêu bảo vệ bên có quyền trong sự
ổn định và hài hòa các quan hệ dân sự. Ngoài ra, trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng, vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự còn có sự tác động trực tiếp,
mạnh mẽ tới quyết định cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng. Cầm cố giấy tờ
có giá là một trong những biện pháp bảo đảm mà các tổ chức tín dụng sử
dụng trong những giao dịch dân sự vay có bảo đảm tại ngân hàng. Bài viết
sau sẽ làm sáng tỏ vấn đề “Cầm cố giấy tờ có giá – Phân tích quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng.”
I.

B. NỘI DUNG
Định nghĩa giấy tờ có giá và cầm cố giấy tờ có giá

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Ngị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của
Chính phủ về giao dịch bảo đảm có định nghĩa giấy tờ có giá như sau:
“Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín
phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy
định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.”
Theo định nghĩa trên ta có thể hiểu ngắn gọn: giấy tờ có giá là những
loại giấy tờ trị giá được thành tiền.
Cầm cố giấy tờ có giá là một hình thức mà ngân hàng cho vay có bảo
đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Đó là hình thức cho vay của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng.

1


II.

Quy định của pháp luật

II.1. Cầm cố tài sản
Điều 309 BLDS 2015 có quy định về cầm cố tài sản như sau:
“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm
cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm đối vật, cho nên người nhận
cầm cố (bên có quyền) phải giữ tài sản của người cầm cố (bên có nghĩa vụ) để
bảo đảm cho nghĩa vụ đã được xác lập giữa các bên. Trường hợp bên có nghĩa
vụ không thực hiện nghĩa vụ thì người nhận cầm cố sẽ xử ý tài sản cầm cố.
Đối với cầm cố thì tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm
cố. Quy định này nhằm bảo đảm cho bên nhận cầm cố xử lý tài sản cầm cố an
toàn về mặt pháp lý tránh được những rủi ro khi tranh chấp với người thứ ba
về quyền sở hữu tài sản. Đối với những tài sản cầm cố là động sản không phải
đăng ký quyền sở hữu thì người nhận cầm cố phải xác minh tài sản đó thuộc
quyền sở hữu của người cầm cố. Trường hợp người nhận cầm cố không biết
rõ về nguồn gốc tài sản thì có thể phải chịu rủi ro.
II.2. Quy định của pháp luật về cầm cố giấy tờ có giá
a. Giấy tờ có giá được cầm cố
Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 17/2011/TT-NHNN quy định về việc cho
vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đối với các tổ chức tín dụng có quy định:
“Tiêu chuẩn giấy tờ có giá được cầm cố:
a.

b.
c.
d.

Được phép chuyển nhượng;
Thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng đề nghị vay;
Có thời hạn còn lại tối thiểu bằng thời gian vay;
Không phải là giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng đề nghị vay phát
hành.”
1


Có thể nói Thông tư quy định khá chặt chẽ về tiêu chuẩn giấy tờ có giá
được cầm cố. Yêu cầu đầu tiên đó là giấy tờ có giá đem cầm cố phải được
phép chuyển nhượng, yêu cầu này nhằm hướng tới cái đích là khi mà tổ chức
tín dụng có giấy tờ có giá mang đi cầm cố đó nếu không thanh toán được gốc
và lãi cho ngân hàng thì phần giấy tờ có giá được cầm cố đó sẽ chuyển giao
cho ngân hàng một cách hợp pháp. Thứ hai, giấy tờ có giá phải thuộc sở hữu
hợp pháp của tổ chức tín dụng đề nghị vay, yêu cầu này nhằm tránh trường
hợp gian lận trong quá trình giao dịch giữa ngân hàng với tổ chức tín dụng đề
nghị vay, tránh những thiệt hại xảy ra cho ngân hàng. Tiêu chuẩn về giấy tờ
có giá được phép chuyển nhượng và thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tín
dụng đề nghị vay vẫn chưa đủ để đảm bảo cho giao dịch vay giữa tổ chức tín
dụng với ngân hàng, điều quan trọng là thời hạn còn lại của giấy tờ có giá
phải tối thiểu bằng thời gian vay. Việc yêu cầu đối với thời hạn này nhằm đảm
bảo cho việc xử lý tài sản bảo đảm, tránh thất thoát xảy ra cho ngân hàng. Bên
cạnh đó thì giấy tờ có giá mang đi cầm cố không phải là giấy tờ có giá do tổ
chức tín dụng đề nghị vay phát hành.
b. Điều kiện vay cầm cố
Để được vay cầm cố bằng biện pháp cầm cố giấy tờ có giá thì các tổ

chức tín dụng vay phải đảm bảo những điều kiện vay nhất định:
Thứ nhất, các tổ chức tín dụng vay cầm cố phải là các tổ chức tín dụng
được thành lập hợp pháp và không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Thứ hai, có giấy tờ có giá đủ tiêu chuẩn và thuộc danh mục các giấy tờ
có giá được sử dụng cầm cố vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước.
Thứ ba, tổ chức tín dụng vay vốn phải có mục đích vay vốn phù hợp
với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng
thời kỳ.
Thứ tư, để được vay vốn phải có hồ sơ đề nghị vay cầm cố tại Ngân
hàng Nhà nước theo đúng quy định tại Điều 15 của Thông tư số 17/2011/TTNHNN.
1


Thứ năm, tổ chức tín dụng đề nghị vay phải đảm bảo không có nợ quá
hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Thứ sáu, khi vay phải cam kết về việc sử dụng tiền vay cầm cố đúng
mục đích, trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.
c. Thời hạn cho vay cầm cố
Thời hạn cho vay cầm cố là dưới 12 tháng và không vượt quá thời hạn
còn lại của giấy tờ có giá được cầm cố. Có thể nói thời hạn cho vay có bảo
đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá khá là ngắn, quy định như vậy nhằm tránh
trường hợp giấy tờ có giá có thể trượt giá trong thời gian tổ chức tín dụng vay
vốn ngân hàng, khi đó đến lúc xử lý tài sản bảo đảm ngân hàng sẽ tránh được
thiệt hại xảy ra với mình.
Ngoài ra, căn cứ mục đích vay vồn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng
Nhà nước quyết định thời hạn vay, kỳ hạn thu nợ trong từng trường hợp cụ
thể. Trường hợp đặc biệt, Nhân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản
vay cầm cố trên cơ sở đề nghị của tổ chức tín dụng và lý do gia hạn phù hợp
với định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.
d. Lãi suất vay cầm cố

Điều 12 Thông tư số 17/2011/TT-NHNN có quy định lãi suất cho vay
cầm cố bằng giấy tờ có giá như sau:
“1. Lãi suất cho vay cầm cố đối với các tổ chức tín dụng là lãi suất tái
cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng khi cho vay cầm cố đối với các tổ
chức tín dụng tại thời điểm giải ngân khoản vay và duy trì trong suốt thời hạn
cho vay.
2. Trường hợp dư nợ vay cầm cố bị chuyển sang nợ quá hạn thì tổ chức
tín dụng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay ghi trên hợp
đồng tín dụng.”
Như vậy lãi suất vay cầm cố đối với tổ chức tín dụng là lãi suất tái cấp
vốn của Ngân hàng nhà nước áp dụng cho vay cầm cố mà không phải là lãi
suất cơ bản.
1


e. Mức cho vay cầm cố
Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định mức cho vay cầm cố đối với tổ
chức tín dụng đề nghị vay thông qua mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng
thời kỳ, nhu cầu vay vốn, giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm và dư nợ các
khoản vay của tổ chức tín dụng đề nghị vay. Tuy nhiên thì mức cho vay tối đa
không vượt quá giá trị giấy tờ có giá làm bảo đảm được quy đổi theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước. Quy định này là phù hợp với thực tế, tránh thiệt hại
xảy ra đối với ngân hàng khi tổ chức tín dụng đề nghị vay không thể thanh
toán gốc và lãi cho ngân hàng thì việc ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm sẽ
không xảy ra tình trạng tài sản bảo đảm không bằng tài sản mà ngân hàng đã
cho tổ chức tín dụng vay.
f. Thẩm quyền vay cầm cố
Người có đủ thẩm quyền để vay cầm cố là người có quyền thay mặt tổ
chức tín dụng ký các văn bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng
Nhà nước. Có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành

viên của tổ chức tín dụng; cũng có thể là Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ
chức tín dụng. Trường hợp những người có thẩm quyền trên không thể tham
gia nghiệp vụ vay cầm cố vì lý do cá nhân thì có thể ủy quyền cho Phó Tổng
Giám đốc (Phó Giám đốc) hoặc Giám đốc chi nhánh ký các văn bản tham gia
nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của
pháp luật và chịu trách nhiệm về sự ủy quyền này. Tuy nhiên người được ủy
quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba mà phải trực tiếp ký các văn
bản tham gia nghiệp vụ vay cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước.
g. Trả nợ vay cầm cố
Cũng giống như những hình thức vay có bảm đảm khác tại ngân hàng,
vay cầm cố có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá cũng phải trả nợ gốc và lãi
cho Ngân hàng Nhà nước khi đến kỳ hạn trả nợ. Khi trả nợ xong, các tổ chức
tín dụng sẽ nhận lại giấy tờ có giá. Trường hợp đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi
mà tổ chức tín dụng không trả nợ và không được Ngân hàng Nhà nước gia
1


hạn nợ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ gốc
và lãi bắt buộc. Có thể sẽ trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại
Ngân hàng Nhà nước để thu nợ hoặc cũng có thể thu nợ gốc và lãi từ các
nguồn khác (nếu có) của tổ chức tín dụng.
Trong trường hợp sau khi đã trích tài khoản tiền gửi để thu nợ gốc và
lãi và thu nợ từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng nhưng vẫn không đủ để
thu hồi hết nợ, Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển phần nợ còn lại sang nợ quá
hạn và áp dụng lãi suất quá hạn. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục trích khoản
tiền gửi để thu nợ hoặc có thể bán hoặc thanh toán với người phát hành các
giấy tờ có giá cầm cố trên thị trường tiền tệ để thu hồi nợ gốc và lãi quá hạn
của tổ chức tín dụng vay.
III.


Thực tiễn áp dụng

Cho vay cầm cố cổ phiếu hiện đang là một hình thức vay cầm cố giấy
tờ có giá rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên hoạt động tín dụng này cũng
chứa nhiều rủi ro. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những rủi ro trong hình
thức vay tín dụng này:
Thứ nhất, nguyên nhân có thể là do các quyết định của Chính phủ, Bộ
tài chính,… tác động tới giá cổ phiếu mà tổ chức tín dụng đem đi cầm cố hoặc
là sự suy thoái về kinh tế tác động tới họat động kinh doanh của doanh nghiệp
mà tổ chức tín dụng đó không thể tính toán trược được khiến giá cổ phiếu xụt
giảm dẫn đến tổn thất cho tổ chức tín dụng. Khi đó khả năng trả nợ sẽ bị suy
giảm, tổ chức tín dụng có thể không trả được một phần hoặc toàn bộ cả gốc và
lãi cho ngân hàng.
Thứ hai, nguyên nhân có thể thuộc về chủ quan của người vay. Nguyên
nhân này do trình độ yếu kém của người vay trong việc phân tích dự đoán giá
cổ phiếu trong tương lai. Họ kỳ vọng giá cổ phiếu mà họ đầu tư sẽ tăng và họ
sẽ thu được lợi nhuận trong khi trên thực tế phán đoán đó là sai. Đây là những
nguyên nhân hoàn toàn thuộc về tổ chức tín dụng đề nghị vay do không đủ
kiến thức cũng như kinh nghiệm phân tích dẫn đến rủi ro.
1


Thứ ba, nguyên nhân cũng có thể là từ phía ngân hàng. Do chính sách
cầm cố cổ phiếu của ngân hàng không tốt nên dẫn đến rủi ro.
Một thực tế về trường hợp vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá
trong năm 2016 vừa qua chính là trường hợp của cổ phiếu của CTCP Nông
nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG) bị ngân hàng bán để thu hồi nợ
vay. Đây được xem là một giải pháp “cực chẳng đã” đối với ngân hàng khi
không còn giải pháp nào khả dĩ hơn. Theo thông tin từ CTCP Hoàng Anh Gia
Lai (HAG) cho biết ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) thực hiện

bán giải chấp số lượng hơn 2,62 triệu cổ phiếu HNG của HAG nắm giữ. Sau
giao dịch trên, HAG giảm sở hữu tại HNG từ 76,69% xuống còn 76,32%,
tương đương với hơn 540,45 triệu cổ phiếu.1
Rủi ro xảy ra là khi giá cổ phiếu giảm. Vào thời điểm định giá để làm
cầm cố giá cổ phiếu của HNG đang ở mức 30.000 – 40.000 đồng/cổ phiếu.
Với mức giá này tải sản bảo đảm được định giá cao hơn so với khoản vay.
Tuy nhiên, với sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu, tài sản bảo đảm cũng sẽ
giảm không ít. Vì thế mà giá cổ phiếu của HNG không ngừng lao dốc.
Qua phân tích trên nhận thấy rủi ro khi vay cầm cố giấy tờ có giá khá
lớn.
C. KẾT LUẬN
Từ phân tích qua bài viết trên nhận thấy rằng cầm cố giấy tờ có giá tồn
tại song song hai mặt là lợi và rủi ro. Lợi nhiều mà rủi ro cũng không ít. Tổ
chức tín dụng vay có cơ hội phát triển kinh doanh nhờ vào vốn vay cầm cố
giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên khi giá của giấy tờ có giá
tụt dốc thì không thể dự đoán trước được rủi ro sẽ đến như thế nào. Để tránh
rủi ro xảy ra thì việc định giá giấy tờ có giá trước khi đem cầm cố là điều rất
quan trọng. Dựa trên sự biến động kinh tế thời điểm đó và dự đoán diễn biến
kinh tế thời gian sau đó để định giá giấy tờ có giá sao cho sát với thực tế sẽ
tránh phần nào rủi ro xảy ra.
1 />
1


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BLDS năm 2015.
2. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
3. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP.
4. Thông tư số 17/2011/TT-NHNN.
5. />

1



×