MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Mối quan hệ giữa vợ chồng là quan hệ pháp lý hơn nhân thì quan hệ giữa cha,
mẹ và con cái là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như một lẽ tự
nhiên “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, nhưng mối quan hệ đó cũng là thách
thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Có thể thấy rằng quan hệ cha, mẹ, con
vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý vừa có ý nghĩa quan trọng về mặt xã
hội.Từ những ngày cịn xa xưa thì mối quan hệ giữa cha, mẹ, con đã là mối quan
hệ thiêng liêng và cao cả, và cho đến ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển
về mọi mặt thì con người lại càng chú trọng và đề cao mối quan hệ trong gia đình.
Quan hệ cha, mẹ, con xác lập sẽ được pháp luật và cộng đồng thừa nhận, là cơ sở
để thực hiện tốt những quy định về nghĩa vụ và quyền nhân thân giữa cha, mẹ và
con, nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa cha, mẹ và con, về thừa kế tài sản... Vì vậy
nhóm em xin chọn đề bài : “ Đánh giá việc xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp sinh con tự nhiên theo Luật Hôn nhân và gia đình”
NỘI DUNG
1. Khái quát về chế định xác định cha, mẹ, con
1.1. Khái niệm xác định cha, mẹ, con
Dưới góc độ sinh học – xã hội: Xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm
kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ nối tiếp nhau thơng qua
sự kiện sinh đẻ.
Dưới góc độ pháp lý: Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm
các quy phạm pháp luật, quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha,
mẹ, con; cơ sở để hình thành ở các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định.
1.2. Ý nghĩa của chế định xác định cha, mẹ, con
Về mặt xã hội: Việc xác định cha, mẹ, con là một vấn đề phức tạp và rất cần
thiết, việc xác định đó khơng chỉ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân từng chủ thể mà
còn mang ý nghĩa pháp luật và xã hội sâu sắc. Việc xác định cha, mẹ, con sẽ đảm
bảo cho trẻ em có một mái ấm gia đình thực sự; được nhận sự chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục một cách tốt nhất; được đảm bảo cả về mặt thể chất lẫn tinh thần
giúp trẻ phát triển toàn diện. Đồng thời bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc bảo
vệ bà mẹ và trẻ em được Luật hơn nhân và gia đình quy định.
Về mặt pháp lý: Khi xác định một người là cha, mẹ, con của nhau, ngồi tình
cảm máu mủ ruột thịt thì giữa họ cũng sẽ hình thành quan hệ cha, mẹ, con trước
pháp luật. Điều đó có nghĩa là giữa họ đã có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau
theo quy định của pháp luật. Do đó, chế định xác định cha, mẹ, con còn là cơ sở
pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ
quan hệ này như: xác định dân tộc, chia tài sản thừa kế, cấp dưỡng…
1.3. Căn cứ xác định cha, mẹ, con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Quan hệ giữa cha, mẹ, con là một mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy
luật sinh học. Nó khơng phụ thuộc vào hơn nhân của cha mẹ có hợp pháp hay
khơng. Mối quan hệ giữa cha, mẹ, và con được phát sinh dựa trên hai căn cứ, đó
là: sự kiện sinh đẻ (huyết thống) và sự kiện nhận ni con ni. Trong đó, sự kiện
sinh đẻ làm phát sinh mối quan hệ này lại chính là căn cứ để xác định cha, mẹ, con
theo Luật hơn nhân và gia đình năm 2014. Dựa vào sự kiện sinh đẻ, việc xác định
cha, mẹ, con được chia thành 2 trường hợp cụ thể:
Thứ nhất, xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con tự nhiên. Bao gồm:
việc xác định cha, mẹ cho con khi cha mẹ là vợ chồng và xác định cha, mẹ cho con
khi cha, mẹ không phải là vợ chồng.
Thứ hai, xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp
hỗ trợ sinh sản.
Trong bài tập này chúng em chỉ đề cập đến vấn đề xác định cha, mẹ, con trong
trường hợp sinh con tự nhiên.
2. Căn cứ xác định cha, mẹ cho con
Theo lẽ tự nhiên thì mỗi người sinh ra đều có cha mẹ, tuy nhiên cũng có rất
nhiều trường hợp một số đứa trẻ sinh ra không thể xác định được cha, mẹ nên việc
đặt ra vấn đề xác định cha, mẹ cho con là một sự cần thiết, là một quyền thiêng
liêng của đứa trẻ đó. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định cụ thể về
vấn đề này tại Mục 2: Xác định cha, mẹ, con trong chương V: Quan hệ giữa cha mẹ
và con. Chế định này là cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp, Luật Bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự và sự kế thừa, phát triển những
nguyên tắc trong các Luật Hơn nhân và gia đình trước đây nhằm đảm bảo các
quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ được sinh ra trong đó có quyền được xác
định cha, mẹ.
Trong Luật hơn nhân và gia đình năm 1986, chế định này được gọi tên là “xác
định cha, mẹ cho con” tuy nhiên đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và năm
2014 đã đổi thành “xác định cha, mẹ, con”. Đây là một đổi mới rất quan trọng,
điều này đã thể hện được hai mối quan hệ đó là xác định cha, mẹ cho con và ngược
lại xác định con cho cha mẹ. Tên của chế định thể hiện phạm vi rộng hơn, toàn
diện và cụ thể hơn.
2.1. Xác định cha, mẹ cho con
Xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh con tự nhiên dựa trên sự kiện
sinh đẻ hoặc thời điểm thụ thai theo ngun tắc suy đốn. Khi có sự kiện sinh đẻ
thì người phụ nữ sinh ra đứa trẻ sẽ được xác định là mẹ của đứa trẻ nhưng còn xác
định cha cho đứa trẻ thì cịn nhiều vấn đề cần đặt ra. Bởi vì có rất nhiều người phụ
nữ khi sinh con họ đang có hơn nhân hợp pháp hoặc khơng có hơn nhân hợp pháp.
Như vậy, cần đặt ra vấn đề xác định cha, mẹ cho con trong giá thú (có hơn nhân
hợp pháp) hoặc ngồi giá thú (khơng có hơn nhân hợp pháp).
2.1.1. Xác định cha, mẹ cho con trong giá thú
Thông thường, khi một đứa trẻ sinh ra thì quan hệ mẹ - con đã được mặc nhiên
xác lập thơng qua sự kiện sinh đẻ. Cịn quan hệ cha – con được xác lập thông qua
sự kiện thụ thai giữa cha, mẹ của đứa trẻ. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm thụ
thai là một vấn đề rất khó thực hiện trên thực tế. Kế thừa và phát triển các quy định
của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, dựa trên ngun tắc suy đốn nhằm bảo
vệ quyền lợi cho đứa trẻ, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định căn cứ
xác định cha, mẹ cho con tại điều 88. Theo quy định của pháp luật thì đứa trẻ sinh
ra được xem là con chung của vợ, chồng trong những trường hợp sau đây:
•
Trường hợp 1: Con được thụ thai và sinh ra trong thời kì hơn nhân. Đây là một
trường hợp rất phổ biến và điển hình trong xã hội. Một trong những chức năng
chính của gia đình theo pháp luật hơn nhân và gia đình là sinh sản. Nam và nữ u
nhau, tìm hiểu nhau và tiến tới hơn nhân, việc họ thụ thai và sinh con trong thời kì
•
hơn nhân là con chung của vợ chồng là một điều rất hợp lý.
Trường hợp 2: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn
nhân. Theo nghiên cứu của Y học thì thời gian mang thai của một người phụ nữ có
thể kéo dài tối thiểu là 200 ngày và kéo dài tối đa là 286 ngày. Mặc dù vậy, trên
nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ và trẻ em, pháp luật quy
định này tối thiểu là 189 ngày, tối đa là 300 ngày (Thông tư 15/DS ngày
27/9/1974). Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 khơng có quy định về nguyên tắc
này nhưng đã được quy định trong khoản 2 Điều 21 nghị định số 70/2001/NĐ-CP.
Trên thực tế có nhiều trường hợp người vợ đã thụ thai nhưng do các yêu tố khách
quan mà người chồng và thẩm phán không thể nhận biết được người phụ nữ đang
mang thai nên đã ra bản án tuyên bố ly hôn, hoặc hôn nhân chấm dứt do người
chồng đã chết. Dựa trên ngun tắc suy đốn thì đưa trẻ được sinh ra trong vòng
300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt được xem là đã được thụ thai trong thời
kỳ hơn nhân. Vì vậy, cha của đứa trẻ vẫn được xác định là người chồng trong thời
kỳ hôn nhân của mẹ đứa trẻ. Đứa trẻ vẫn được hưởng các quyền thừa kế, cấp
•
dưỡng… từ người cha của mình.
Trường hợp 3: Con được sinh ra trước thời kỳ hôn nhân và được cha, mẹ thừa
nhận. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều cặp nam nữ sống thử đề tìm hiểu nhau,
sinh hoạt như vợ chồng và có con với nhau. Nhưng do hoàn cảnh đặc biệt chưa thể
đăng ký kết hôn, đến khi đã đăng ký kết hơn, họ đều thừa nhận đó là con chung của
•
mình. Đứa trẻ trong trường hợp này được xác định là con chung của hai vợ chồng.
Trường hợp 4: Con được thụ thai trước ngày đăng ký kết hôn và được sinh ra trong
thời kì hơn nhân. Đây cũng là một trường hợp rất phổ biến trên thực tế. Do các đơi
nam nữ có quan hệ trước khi kết hơn dẫn tới mang thai. Sau đó người đàn ơng vẫn
thừa nhận đó là con của mình và đăng kí kết hơn. Đứa trẻ được sinh ra trong thời kì
hơn nhân được xem là con chung của vợ chồng.
Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải đưa ra được chứng cứ chứng minh
và phải được Tòa án xác định. Trên thực tế ta thường thấy các trường hợp người
cha không thừa nhận con sinh ra là con của mình vì cho rằng người vợ đã có quan
hệ ngồi giá thú dẫn đến có thai. Muốn chứng minh cho điều đó người chồng phải
có những bằng chứng chứng minh, ví dụ: người chồng bị vơ sinh, trong khoảng
thời gian suy đốn là thụ thai người chồng đi cơng tác khơng thể có mặt ở nhà, do
đặc thù công việc không thể ở nhà trong khoảng thời gian dài… Nếu khơng có
chứng cứ xác định thì phương pháp cuối cùng phải xác định gen. Những chứng cứ
này phải được Tòa án xác định.
Việc xác định cha, mẹ cho con trong giá thú đơn giản và mang tính chất ổn
định.
2.1.2. Xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú
Con ngoài giá thú là đứa trẻ được sinh ra khi người phụ nữ không có hơn nhân
hợp pháp. Có thể trong một số trường hợp sau:
•
Con được thụ thai hoặc sinh ra do cha mẹ sống chung với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký hơn. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp hai người sống
chung với nhau như vợ chồng. Họ yêu thương nhau, chăm sóc, có con với nhau
•
nhưng lại khơng đăng ký kết hơn.
Người phụ nữ có chồng nhưng có quan hệ và có con với người khác.
• Người phụ nữ khơng có chồng mà sinh con.
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 khơng có những quy định cụ thể xác định
cha mẹ cho đứa trẻ trong trường hợp đứa trẻ được sinh ra ngoài giá thú. Đây là một
vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Vì giữa cha và mẹ khơng có hơn nhân hợp
pháp để có thể áp dụng ngun tắc suy đốn trong việc xác định cha, mẹ cho con
như trường hợp con trong giá thú.
Trong thơng tư số 15/2015/TT-BTP đã có quy định về việc hướng dẫn đăng ký
nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt (điều 13).
Theo đó, đây là những trường hợp mà người cha, mẹ đăng ký nhận con được sinh
ra trước khi đăng ký kết hôn hoặc cha, mẹ không đăng ký kết hôn. Tuy nhiên đây
chỉ là hướng dẫn về mặt thủ tục hành chính, cịn hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn
cụ thể cần có những chứng cứ nào để chứng minh họ có quan hệ cha, mẹ, con.
Trước đây, theo Thơng tư số 15/DS ngày 27/9/1974 của Tịa án nhân dân tối cao
đã hướng dẫn về việc xác định quan hệ cha – con trong trường hợp đứa trẻ sinh ra
ngồi giá thú. Luật Hơn nhân và gia đình nên có những quy định về vẫn đề này dù
chỉ mang tính tương đối nhưng sẽ góp phần hồn thiện hơn những quy định của
Luật.
2.1.3. Quyền nhận cha, mẹ
Quyền nhận cha, mẹ của con được quy định tại điều 90, Luật Hơn nhân và gia
đình 2014:
“1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình kể cả trong trường hợp cha, mẹ của
mình đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, khơng cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ,
khơng cần phải có sự đồng ý của cha.”
Về mặt kỹ thuật lập pháp thì khoản 2 của điều luật này dùng cụm từ “không cần
phải” thay cho cụm từ “khơng địi hỏi” so với khoản 2 điều 65 Luật hơn nhân và
gia đình năm 2000. Tuy nhiên về bản chất thì khơng có sự thay đổi về nội dung
quy định. Một người có quyền nhận cha, mẹ của mình ngay cả khi cha, mẹ đã chết,
điều này thể hiện quyền tự do, mong muốn có một gia đình, hay được nhận lại cha,
mẹ đẻ của mình. Vì có thể do hoàn cảnh họ thất lạc nhau, khi người con tìm lại
được cha, mẹ của mình thì họ đã chết. Con đã thành niên là con đã đủ 18 tuổi, lúc
này họ có đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi nên khơng ai có quyền
ngăn cản họ nhận cha hoặc mẹ ngay cả cha hoặc mẹ của họ.
2.2. Xác định con
Việc xác định con được hiểu là việc tìm các căn cứ để làm rõ, chứng minh một
người có phải là con của một người hay không trong một mối quan hệ xác định dựa
trên các thủ tục và phương pháp do cơ quan có thẩm quyền quy định.
So với nội dung về chế định xác định con quy định tại điều 64 Luật hơn nhân và
gia đình năm 2000 thì nội dung quy định tại điều 89 Luật hơn nhân và gia đình
năm 2014 là khơng có gì đổi mới. Theo quy định này, một người có thể yêu cầu
Tòa án xác định một người là con hay khơng phải là con của họ thì buộc phải có
chứng cứ. Quy định này đặt ra là phù hợp để giải quyết các yêu cầu về việc xác
định con trên thực tế. Ví dụ: nam và nữ sống chung như vợ chồng, sau đó do mâu
thuẫn nên bỏ nhau. Người đàn ông không hề biết rằng người phụ nữ đã có thai và
khơng biết đến sự có mặt của đứa con của mình. Khi biết được, dựa vào việc suy
đốn thời gian chung sống, anh ta cho rằng đó là con của mình và đề nghị xác định
quan hệ cha con.
Tuy nhiên điều luật này vẫn còn nhiều bất cập như sau: việc chứng minh một
người là con hay khơng phải là con của mình rất khó có thể đưa ra được chứng cứ,
ví dụ như: người mẹ sinh con ngồi giá thú, vì những lý do, điều kiện nào đó mà
khơng ni được con, đã bỏ con, người khác nhận ni đứa trẻ đó, sau nhiều năm
người mẹ đó có u cầu nhận lại con của mình thì họ dựa vào đâu để chứng minh
quan hệ mẹ-con? Vì vậy vấn đề này cầm phải được pháp luật dự liệu.
Điều 91 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con
khơng cần phải có sự đồng ý của người kia.”
Theo quy định này thì cha, mẹ có quyền nhận con trong các trường hợp như
trên đã giải quyết được một số vấn đề trên thực tế. Đây là một điểm rất mới so với
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000. Việc bổ sung quy định về quyền nhận con sẽ
giúp cho cha mẹ có thể nhận con mà khơng cần phải có sự đồng ý của ai khác. Vì
trên thực tế ta có thể thấy có nhiều trường hợp ví dụ như trường hợp 1 bên vợ
chồng có con riêng (đứa trẻ đó lại khơng có người thân thích khác chăm ni).
Như thế ta có thể thấy nếu như 1 bên vợ, chồng không chịu nhận con của người kia
sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề. Quy định này đã bảo đảm được quyền lợi của người con
cũng như cha, mẹ được nhận con.
Điều 92 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “Trường hợp có yêu
cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có u cầu chết thì người thân thích
của người này có quyền u cầu Tịa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu
đã chết.”
Theo quy định tại này thì cha, mẹ, hoặc con có u cầu xác định con hay cha,
mẹ mà người yêu cầu này mất thì người thân thích của người u cầu có quyền u
cầu Tịa án xác định lại. Khoản 19 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có
quy định về người thân thích như sau: “Người thân thích là người có quan hệ hơn
nhân, ni dưỡng, người có cùng dịng máu về trực hệ và người có họ trọng phạm
vi ba đời.” Do đó nếu người yêu cầu xác định lại cha, me, con mà mất thì chỉ có
những người có quan hệ hơn nhân như vợ (chồng); hoặc người có quan hệ ni
dưỡng như cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế…; hoặc người có cùng dịng
máu trực hệ như ơng bà, anh chị em ruột, cơ, dì, chú, bác, cậu; hoặc người có quan
họ trong phạm vi ba đời thì mới có quyền yêu cầu Tòa án xác định xác định cha,
mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì đây là một quy định mới hoàn
toàn. Điều này cho thấy pháp luật đã quan tâm đến việc xác định cha, mẹ, con cho
người có yêu cầu trong trường hợp người yêu cầu chết. Việc xác định cha, mẹ, con
như trường hợp này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc chia thừa kế cho người được
xác định.
3. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con và những người có quyền
yêu cầu xác định cha, mẹ, con
Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 đã có sự kế thừa và đổi mới về thầm
quyền giải quyết viêc xác định cha, mẹ, con tại điều 101. Có hai cách để xác định
cha mẹ, con đó là:
Thứ nhất theo thủ tục hành chính:loại việc thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy
ban nhân dân theo thủ tục đăng kí về hộ tịch khi khơng có tranh chấp về việc xác
định cha, mẹ, con: “ Cơ quan đăng kí hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con
theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp khơng có tranh chấp”
(Khoản1).
+ Con trong thời kỳ hơn nhân: áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý: con sinh
ra trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng thì mặc nhiên được coi là con chung;
khi được cha, mẹ thừa nhận và khơng có sự tranh chấp nào thì cũng được thừa
nhận đó là con chung.
+ Con ngồi giá thú: đứa trẻ khi sinh ra chưa đăng ký giấy khai sinh nếu có
người nhận làm cha, làm mẹ thì sẽ được xác nhân cha, mẹ;đứa trẻ sinh ra đã khai
báo hộ tịch, nhưng mục cha, mẹ chưa xác định nay có yêu cầu nhận làm cha, mẹ để
thay đổi giấy khai sinh, nếu người được yêu cầu nhận cha, me khơng có phản đối.
Cả hai trường hợp trên sẽ đều được xác định theo thủ tục hành chính thơng thường
nếu khơng có tranh chấp nào khác xảy ra ví dụ như nhiều hơn một người nhận làm
cha, mẹ của đứa trẻ.
Thứ hai, thủ tục tư pháp:thủ tục tư pháp – Nếu có tranh chấp về việc xác định
cha, mẹ, con hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc người
có yêu cầu chết mà người thân thích của người này có quyền u cầu Tòa án xác
định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết thì các đương sự có quyền u cầu
Tịa án giải quyết. Tịa án tiến hành thụ lí và xét xử theo thủ tục tố tụng thông
thường (Khoản 2). Trên thực hiện nay những trường hợp sau sẽ nảy sinh sự tranh
chấp:
-
Người cha không thừa nhận đứa con trong quan hệ hơn nhân là con của
-
mình và u cầu Tòa án giải quyết
Người mẹ yêu cầu Tòa án xác định một người đàn ông là cha của đứa
-
con do mình sinh ra
Người con đã thành niên yêu cầu Tịa án xác định một người đàn ơng là
-
cha của mình
Xác định cha con trong những vụ án hiếp dâm, giao cấu với trẻ em
Theo thủ tục tố tụng tòa án xẽ xác định lại cha, mẹ, con theo yêu cầu khi thấy
có đủ chứng cứ thuyết phục và gửi bản án sang cho cơ quan hộ tịch để xác định lại
quan chệ cha, mẹ, con.
Về cơ bản thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con theo luật 2014 là
giống như luật hơn nhân và gia đình trước đó nhưng chi tiết hơn. Việc xác định
thẩm quyền tách biệt như vậy giúp dễ dàng giải quyết các vấn đề trong hôn nhân,
tránh được sự rườm rà, chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan có thẩm
quyền.
Luật Hơn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu xác định cha
mẹ, con bao gồm (Căn cứ vào Điều 102, Luật Hôn nhân 2014)
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền
yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ theo quy định chủa pháp
luật về hộ tịch trong trường hợp khơng có tranh chấp.
Trong trường hợp này thì cha, mẹ khơng bị mất năng lực hành vi dân sự có
quyền yêu cầu cơ quan đăng ký thuộc UBND xác định con cho họ theo thủ tục
hành chính.
- Cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền u cầu
Tịa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp hoặc người
đươc yêu cầu xác định là cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân
thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu
cầu đã chết.
• Trường hợp xác định yêu cầu một người đã chết là cha, mẹ của mình thì chỉ
có ngun đơn, khơng có bị đơn( đã chết) nhưng vợ, chồng và con của người đã
chết được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền và lợi ích liên quan đến
vụ kiện.
• Trường hợp người con đã thành niên thì tự mình đứng nguyên đơn, yêu cầu
tịa án xác định cha, mẹ của mình.
- Cá nhân, cơ quan tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên , con đã
thành niên mất năng lực hành vi đân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên
hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong cac trường hợp có tranh chấp hoặc người
đươc yêu cầu xác định là cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân
thích của người này có quyền u cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu
cầu đã chết bao gồm: cha, mẹ, con, người giám hộ; cơ quan quản lý nhà nước về
gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.
Trong trường hợp này, các cá nhân cơ quan tổ chức trêncó quyền u cầu Tịa
án xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp.
Một điểm mới về thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo luật hơn nhân và gia
đình năm 2014 đó là đã bỏ đi quyền yêu cầu của Viện kiểm sát so với Luật hơn
nhân và gia đình năm 2000
Sở dĩ có sự thay đổi này là do giảm áp lực cho ngành kiểm sát và để Viện kiểm sát
thực hiện mục đích chính của nó là kiểm sốt tư pháp. Theo luật hơn nhân và gia
đình 2014 thì các cá nhân, tổ chức có thể tự mình u cầu tịa án rồi vì thế việc để
viện kiệm sát tham yêu cầu là khồn cần thiết, giúp cho thủ tục xác định cũng đơn
giản và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
KẾT LUẬN
Việc xác định mối quan hệ cha, mẹ , con là vô cùng quan trọng. Việc xác định cha,
mẹ, con chủ yếu thể hiện ở quyền sinh con và quyền xác định cha, mẹ, con. Xác
định mối quan hệ sẽ là điều kiện cơ sở để các bên cần phải có trách nhiệm quan
tâm chăm sóc đến gia đình.Một cách tổng quát, quan hệ cha mẹ-con được xác định
về phương diện xã hội, như là kết quả của sự hội tụ của các yếu tố nhỏ nhất trong
xã hội. Việc cha, mẹ cư xửvới con thể hiện một cách chung nhất qua việc cha mẹ
trông nom, chăm sóc, giáo dục, gây dựng tương lai của con. Việc con cư xử với
cha mẹ thể hiện một cách chung nhất qua việc con tỏ ra kính trọng, chăm sóc, nuôi
dưỡng, tuân theo lời khuyên của cha mẹ. Khác với khá nhiều thứ thì mối quan hệ
cha mẹ con là mối quan hệ thiêng liêng của xã hội.