Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bài tập nhóm kinh tế thủy sản: phân tích đặc điểm nguồn lực thủy vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.6 KB, 10 trang )

KINH TẾ THỦY SẢN
Câu hỏi: phân tích những đặc điểm nguồn lực
thủy vực, rút ra những vấn đề kinh tế từ đặc
điểm đó.


Có nhiều cách phân chia nguồn lực thủy sản, trong đó phổ biến là phân chia
nguồn lực thủy sản thành các nhóm yếu tố: nhóm yếu tố về thủy vực, nhóm yếu tố
về nhân lực, nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhóm yếu tố nguồn lực sinh
học, nhóm yếu tố về các phương diện dịch vụ hóa học, nhóm yếu tố về bảo vệ và
cải tạo môi trường.
Trong đó nguồn lực thủy vực là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là
tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành bởi không có thủy vực thì không thể tiến hành
sản xuất kinh doanh thủy sản, không thể tiến hành các hoạt động khác. Thủy vực là
tư liệu sản xuất không thể thay thế của ngư nghiệp, cũng giống như đất là tư liệu
sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp theo nghĩa hẹp. Không những là đối
tượng lao động, thủy vực còn là tư liệu lao động. Vì vậy, thủy vực có những đặc
điểm rất khác so với các nguồn lực thủy thủy sản khác, sau đây là những đặc điểm
của nguồn lực thủy vực.
A. Thủy vực có giới hạn tuyệt đối về không gian, nhưng sức sản xuất sinh
1.





-

học của nó là vô hạn
Thủy vực có giới hạn tuyệt đối về không gian
Giới hạn tuyệt đối của thủy vực là mặt nước với diện tích và khối lượng


nước trên toàn hành tinh chúng ta hoặc đó là phần diện tích mặt nước mà
mỗi quốc gia có được. Hơn 75% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi
nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4%
là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước
ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn
núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng
làm nước uống.
Giới hạn tương đối của thủy vực là phần diện tích mặt nước có khả năng
nuôi trồng và khai thác thủy sản, như vậy giới hạn tương đối luôn luôn nhỏ
hơn giới hạn tuyệt đối dù trên toàn hành tinh hay trong mỗi quốc gia. Theo
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích
biển khoảng trên 1 triệu km2 nhưng hiện nay chúng ta mới chỉ khai thác
được một phần nhỏ trong diện tích này. “Biển Chết" do độ mặn quá cao của
nó làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn không thể sống trong nước của nó,
trừ một lượng rất nhỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể tồn tại, nên không thể
khai thác hay nuôi trồng thủy sản tại đây.
Những vấn đề kinh tế
Hết sức khai thác tiềm năng mặt nước bởi mỗi quốc gia chỉ có một diện tích
mặt nước nhất định, vì thế phải đặc biệt tận dụng các biện pháp để có thể sử
dụng tốt nhất diện tích này.


-

-

2.







Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quý giá này. Do có giới hạn tuyệt đối và
tương đối nên chúng ta phải sử dụng hợp lý tránh bị lãng phí nếu không đến
một lúc nào đó nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Sử
dụng hợp lý sẽ phát huy được vai trò kinh tế của thủy vực
Phải tiến hành nuôi trồng thủy sản để cung cấp thêm cho nhu cầu con người.
Phải bảo vệ diện tích mặt nước của quốc gia, của tỉnh, địa phương... Vì có
giới hạn nên con người luôn muốn mở rộng diện tích mặt nước của bản thân
bằng cách dùng vũ lực đánh chiếm của nước khác, vùng khác. Mặc dù xét
trên tổng thể toàn thế giới thì việc đánh chiếm đó cũng không làm tăng diện
tích mặt nước nhưng xét trên mỗi quốc gia, vùng, địa phương, cá nhân thì
đánh chiếm lại làm tăng diện tích. Vậy nên, tất cả chúng ta phải chung tay
bảo vệ diện tích thủy vực hiện có của quốc gia, của bản thân. Đồng thời
nâng cao ý thức không đi xâm chiếm của người khác, chung sức chống lại
các thế lực có tư tưởng muốn độc chiếm.
Sức sản xuất sinh học của nó là vô hạn
Mặc dù có diện tích mặt nước là không đổi, nhưng do điều kiện vật lý, khí
hậu, địa hình, thổ nhưỡng, trình độ phát triển kinh tế, trình độ phát triển thủy
sản mà trên cùng một diện tích mặt nước thì sản lượng thủy sản khác nhau,
chủng loại khác nhau, chất lượng thủy sản khác nhau.
Ví dụ: Vịnh Mexico là một trong những vùng đại dương đa dạng sinh học
bậc nhất thế giới, Có hơn 15.000 loài sinh vật đã biết phân tán trên diện tích
chỉ 1,5 triệu km2 đại dương – mật độ loài cao hơn nhiều so với các vùng
biển xung quanh lục địa Australia, nơi được biết có 40.000 loài sinh sống
trên diện tích 13,6 triệu km2.
Dù đánh bắt và nuổi trồng thủy sản đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử nhưng
trải qua mấy nghìn năm lịch sử thì vẫn cùng một diện tích mặt nước song
vẫn sản xuất đủ cho tiều dùng của con người.

Trong nước có tồn tại các chất vô cơ và hữu cơ, là khởi nguồn của sự sống
để tạo nên chuỗi thức ăn nuôi sống các loài trong nước, dẫn tới cùng một
diện tích thủy vực nhỏ nhưng có số lượng lớn các loài sinh sống: tầng nước
mặt, tầng trung, tầng đáy.


Một chuỗi thức ăn của cá biển
 Những vấn đề kinh tế
- Phải phát triển khoa học công nghệ, nghiên cứu giống, cách nuôi trồng khai

-

B.
1.




thác mới có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và tốt hơn với môi trường của thủy
vực để đảm bảo sức sản xuất sinh học của thủy vực không bị suy giảm.
Lựa chọn được loài phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đại hình…để
sức sản xuất sinh học của thủy vực được phát huy tốt nhất, tạo ra môi trường
hoàn hảo cho sự phát triển của sinh vật thủy sản, tạo ra năng suất cao, nâng
cao hiệu quả kinh tế.
Biết cải tạo năng suất sinh học theo sự phát triển của tự nhiên để nâng cao số
lượng, chất lượng của hải sản.
Thủy vực có vị trí cố định, mực nước biến đổi theo mùa, và chất lượng
không đồng đều.
Thủy vực có vị trí cố định
Khác với các loại tư liệu sản xuất khác, ví dụ công nghiệp thì máy móc có

thể dễ dàng vận chuyển từ nơi này tói nơi khác để phù hợp với điều kiện sản
xuất, thì thủy vực lại là tư liệu sản xuất gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội của mỗi vùng. Nên thủy vực là cố định, không thể thay đổi.
Thủy vực cố định nên phân bố không đều, bởi nó tồn tại theo quy luật khách
quan của tự nhiên, nơi phân bố nhiều diện tích nước nơi phân bố ít diện tích
mặt nước. Tại các cửa sông lớn, ven biển thì thủy vực nước lợ nước mặn rất
nhiều nhưng trong nội địa thì chỉ tồn tại nước ngọt. Tại đồng bằng lớn nước


ta như đồng bằng Sông Hồng, sông Cửu Long thì người dân có thể tiến hành
khai thác hoặc nuôi trồng thủy sản trên sông, ruộng nhưng ngược lại trên
miền núi cao thậm chí còn thiếu nước cho sinh hoạt.
 Những vấn đề kinh tế
- Tôn trọng quy luật khách quan của tự nhiên.
- Xác định hình thức canh tác nuôi trồng và đánh bắt đúng đắn, tiến hành
nghiên cứu kỹ điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trước khi tiến hành nuôi
trồng khai thác thủy sản trên thủy vực để tiết kiệm chi phí, đảm bảo có hiệu
quả các mặt.
- Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng thích hợp với
vùng sinh thái để sản xuất có hiệu quả.
- Phải tạo ra một số môi trường thủy vực nhân tạo phục vụ nuôi trồng thủy
sản.
2. Mực nước biến đổi theo mùa
 Do tuân theo quy luật tự nhiên nên mực nước có lúc lên cao có lúc xuống
thấp, mực nước lên cao vào mùa mưa (mùa lũ) và xuống thấp vào mùa khô
(mùa hạn). Đồng thời do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như lưu vực, địa
hình, chế độ nước mà mực nước biến đổi theo mùa.
Ví dụ: mùa khô lưu lượng nước chảy thấp, nhưng mùa đông do mưa nhiều
làm mực nước dâng cao, lưu lượng nước chảy lớn, phải xây dựng mức báo
động lũ

Tên sông

Trạm thủy văn

Sông Hồng
Sông Nhuệ
Sông Đáy
Sông Bùi

Hà Nội
Đồng Quan
Ba Thá
Cống Yên Duyệt

Mực nước tương ứng cấp báo động
(m)
I
II
III
10,5
11,5
12,5
4,0
4,4
4,7
5,0
6,0
7,0
6,0
6,5

7,0

Ví dụ: lưu lượng nước sông Hồng (m3/s)
tháng
Lưu
lượng

1
1318

2
1100

3
914

4
1071

5
1893

6
4692

7
7986

8
9246


9
6690

10
4122

11
2813

12
1746

 Những vấn đề kinh tế
- Phải xây dựng chi tiết chế độ nước của thủy vực để đưa ra các phương án kỹ

thuật trong nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, để giảm thiểu thiệt hại và tận dụng
triệt để những lợi ích nếu có.


Thiết kế cơ sở nuôi trồng,bao đê, thiết bị đánh bắt phù hợp, tránh mùa khô
dùng tàu quá lớn gây mắc cạn, mùa lũ tàu quá bé dễ xảy ra chìm tàu, nước
nhấn.
- Chủ động khắc phục hiện tượng thiếu nguồn cung thủy sản vào mùa khô do
mực nước xuống thấp không thể sản xuất nhiều, hoặc mùa mưa lũ gây tổn
thất như lũ cuốn, nước cuốn.
- Bố trí kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào. Mùa nào nên chủ động tìm thêm
nguồn lao động, mùa nào chủ động giả thuê lao động, hoặc chuyển lao động
sang làm việc khác có liên quan.
- Phải bảo vệ nguồn thủy vực, tìm ra nguyên nhân gây giảm lưu lượng thủy

vực xuống mức quá thấp, hoặc quá cao thành lũ lớn để có hướng khắc phục.
3. Chất lượng không đồng đều
 Do thủy vực nằm trên một vùng địa lý rộng lớn, không phải là một môi
trường sống khép kín mà có sự lưu thông với các môi trường khác nên chất
lượng thủy vực luôn khác nhau tại mỗi vùng. Đồng thời chất lượng của thủy
vực còn do đặc điểm tư nhiên quyết đinh như khu vực đó là khu vực nhiệt
đới, ôn đới hay hàn đới, quan trọng nhất là thổ nhưỡng vùng đáy và vùng bờ.
đặc biệt chất lượng nước phải đảm bảo các chỉ tiêu vật lý, hóa học, vi sinh.
Ví dụ: toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong suốt quá trình hình thành
đã nhận được một lưu lượng phù sa màu mỡ rất lớn, nên chất lượng thủy vực
ở đây rất tốt, giúp cho việc nuôi trồng phát triển, đánh bắt thủy sản nước lợ
hay nước ngọt rất thuận lợi bởi số lượng lớn. Ngược lại tại các cùng núi cao
với các khe suối, dòng suối nhỏ chỉ tồn tại một số loại với số lượng ít ỏi như
Cua rừng, cá suối, động vật nhỏ…
Ví dụ: sông Mê-Kông bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào,
Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam nên tại mỗi
nước thì chất lượng nước khác nhau. Trong đó Việt Nam được hưởng nhiều
nhất giá trị kinh tế.
 Thủy vực gồm nhiều loại: thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Đồng
thời thủy vực dễ bị ô nhiễm và tốc độ lây lan ô nhiễm hay dịch bệnh rất
nhanh, do thủy vực luôn tồn tại các dòng chảy linh động bên trong nó. Vậy
nên chất lượng của thủy vực rất không đồng đều.
Ví dụ: Cá chết hàng loạt vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bắt đầu từ ngày 6
tháng 4 năm 2016 và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên-Huế. Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể
cá mú loại từ 40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25/4, tỉnh Hà
Tĩnh có 10 tấn, Quảng trị 30 tấn, đến ngày 29/4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá
biển bất ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và
-



sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến
du lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ riêng tỉnh Quảng
Bình có 18 xã chuyên làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động
nghề biển.
 Những vấn đề kinh tế
- Đặc biệt chú ý tới chất lượng thủy vực trong nuôi trồng hay đánh bắt, bởi
nếu để xảy ra dịch bệnh thì rất khó xử lí được nhanh chóng, gây tổn thất và
thiệt hại kinh tế lớn. Chất lượng thủy vực khi chưa bị ô nhiễm đến mức nặng
thì khó phát hiện bằng mắt thường, chỉ có lấy mẫu xét nghiệm mới biết
chính xác tình trạng, nên phải đầu tư hệ thống xử lí nước trước, trong, sau
nuôi trồng.
- Đầu tư nghiên cứu cách cải thiện môi trường thủy vực, tiến hành đánh giá
thủy vực để có phương án kinh doanh hợp lý, tránh tình trạng không hiểu rõ
đã tiến hành nuôi trồng dẫn đến thủy sản không phát triển, chậm hoặc không
thể lớn, thậm chí là chết.
- Phải phát huy thế mạnh (lợi thế) của vùng khi có chất lượng thủy vực tốt
hơn các vùng khác để có hiệu quả kinh tế cao.
C. Thủy vực là tư liệu sản xuất không bị đào thải khỏi quá trình sản xuất,
nếu biết sử dụng hợp lý thì duy trì được chất lượng nước tốt cho việc
canh tác lâu dài.
 Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong ngành thủy
sản, hay nói cách khác thủy vực là tư liệu sản xuất tồn tại lâu dài khi được sử
dụng hợp lý, cải tạo, được bảo vệ tốt. Còn các tư liệu sản xuất khác, chủ yếu
là công nghiệp thì đều bị hao mòn hữu hình và vô hình để rồi bị đào thải
khỏi quá trình sản xuất.
Ví dụ: khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định

Máy phát động lực
Máy công cụ

Nhà cửa loại kiên cố
Cần cẩu

Thời gian trích khấu
hao tối thiểu (năm)
8
7
25
10

Thời gian trích khấu
hao tối đa (năm)
15
15
50
20

(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/ 04/2013 của Bộ Tài chính)
 Những vấn đề kinh tế
- Bảo vệ tốt thủy vực về chất lượng, đây là một việc không dễ để thực hiện tốt

và chi phí cũng không hề rẻ. Nhưng khi đã đầu tư kiểm soát tốt ngay từ ban
đầu thì những lợi ích thu được vô cùng lớn, tránh được ô nhiễm và không
dẫn tới mất mùa.


Đầu tư chi phí quy hoạch hợp lý nhằm đảm bảo mối quan hệ sinh thái trong
thủy vực luôn được cấn bằng. Tránh phát triển nóng hoặc quy hoạch sai sẽ
gây ra hậu quả và thiệt hại lớn, đặc biệt hệ sinh thái thủy vực rất khó phục
hồi trong một thời gian ngắn một khi đã bị phá hoại nghiêm trọng.

- Chi đầu tư nghiên cứu cách bảo vệ, cải tạo thủy vực đúng hướng, đúng khoa
học và phù hợp với từng loại môi trường sinh thái thủy vực khác nhau.
- Nếu đã đảm bảo các điều kiện làm cho thủy vực không bị đào thải thì sẽ tiết
kiệm được rất nhiều chi phí cho sản xuất kinh doanh thủy sản, bởi không
phải tính hào mòn nên giá sản phẩm sẽ thấp hơn, tạo sức cạnh tranh trên thị
trường. Đồng thời với phần chi phí tiết kiệm được này sẽ đầu tư vào các mục
đích khác như nghiên cứu khoa học, thị trường, giống…làm cho người sản
xuất thủy sản, khai thác thủy sản phát triển vững.
D. Thủy vực là nơi cư ngụ của các loài động vật thủy sinh
1. Thủy vực một mặt là môi trường nuôi trồng thủy sản, đây là cơ sở cho
ngành nuôi trồng thủy sản. Đúng vậy, mọi hoạt động nuôi trồng thủy sản
đều tiến hành trong môi trường thủy vực, lúc này thủy vực chính là đối
tượng lao động bởi con người phải sử dụng các công cụ sản xuất, kỹ thuật
lao động tác động vào thủy vực nhằm tăng chất lượng nước và sức sản xuất
của thủy vực. Với thủy vực con người tiến hành nuôi các loại thủy sản để
cung cấp cho thị trường, cho nhu cầu của con người.
Ví dụ: Toàn thành phố Hà Nội hiện có 16.000ha nuôi trồng thủy sản. Trong
đó, có 13 đầm nuôi tập trung trên 2.500ha, năng suất bình quân đạt 8-10
tấn/ha, giá trị sản xuất bình quân đạt 350 triệu đồng/ha. Khoảng 1.000ha
ruộng trũng đã được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản.
-

 Những vấn đề kinh tế
- Nuôi trồng phải tiến hành ở nhiều loại hình mặt nước, đa dạng hình thức

nuôi. Tập trung nuôi trồng các loài có giá trị kinh tế cao, phù hợp với môi
trường sống.
- Phát triển khoa học công nghệ, kỹ thuật nuôi để tăng năng suất và chất lượng
sản phẩm.
- Phát triển nâng cao chủng loại, đa dạng hóa loài.

2. Thủy vực bản thân nó đã có những sinh vật sinh trưởng và phát triển tự
nhiên hay nói cách khác thủy vực là môi trường sống của động thực vật
trong môi trường nước, đây là cơ sở tự nhiên cho ngành đánh bắt thủy
hải sản. Trong quá trình hình thành trái đất, phát triển của các loài động


thực vật thì có những loài chỉ sống được trong môi trường nước, nếu tách
khỏi môi trường nước trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị chết, bản
thân các loại động thực vật đã tạo nên cân bằng cho hệ sinh thái thủy vực.
Đặc biệt với số lượng, chất lượng các loài động thực vật sống tự nhiên trong
môi trường thủy vực mới thật sự là nguồn cung cấp chính hải sản cho loài
người. Nước nào có thủy vực càng tốt càng phát triển thì ngành khai thác hải
sản càng lớn mạnh, càng vững chắc.
Ví dụ: Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có
giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn
vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu
tấn/năm, bao gồm 850 nghìn tấn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn
tấn cá nổi đại dương.
Ví dụ: Sản lượng thuỷ sản khai thác phân theo ngành hoạt động Việt Nam
năm
1990
2000
2013
2014

Khai thác biển
653,2
1419,6
2607,0
2727,1


Khai thác nội địa
75,3
241,3
196,8
193,3

Ví dụ: sản lượng khai thác tự nhiên của thế giới theo vùng nước (1000 tấn)

 Những vấn đề kinh tế
- Hải sản xa bờ:

+ đẩy mạnh các thành phần kinh tế có kinh nghiệm sản xuất, có năng lực tài
chính, có khả năng quản lý, đóng tàu công suất lớn, hiện đại có đủ điều kiện
hậu cần dịch vụ, thông tin liên lạc, neo đậu trú bão, dự báo ngư trường để
bám biển dài ngày và khai thác các đối tượng có giá trị kinh tế cao để xuất
khẩu. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bến cá, chợ cá đủ sức làm công tác
hậu cần dịch vụ đánh bắt hải sản có quy mô lớn, tránh đầu tư lẻ tẻ. Hoàn


-

-

chỉnh ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí điện lạnh, đóng sửa tàu thuyền,
sản xuất vật liệu, bao bì.
+ Chú trọng công tác an ninh để đảm bảo sự an toàn của ngư dân đánh bắt
xa bờ, bởi việc đánh bắt xa bờ luôn tiềm tàng nhiều mối đe dọa với những
ngư dân, đặc biệt bão và áp thấp, khi đã đảm bảo chắc chắn ngư dân sẽ an
tâm khai thác dẫn tới tăng sản lượng khai thác, tăng thu nhập.

Hải sản gần bờ:
+ tiến hành hỗ trợ để chuyển dần gần bờ ra xa bờ, bởi trữ lượng và chất
lượng gần bờ thấp, cũng như lợi nhuận thu được gần bờ thấp.
+ bảo vệ hải sản gần bờ trong tình hình hiện nay, cấm khai thác kiểu tận diệt,
bảo vệ môi trường thủy vực.
+ chỉ cho phép khai thác một số loài nhất định nhưng phải thấp hơn khả
năng tự phục hồi của hải sản
Hải sản nội địa:
+ tiến hành khai thác có quy hoạch trên các hồ lớn, sông lớn kết hợp với bảo
vệ các loài. Khai thác các loài có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ nhu cầu
trong nước hoặc vùng kết hợp với bảo vệ môi trường thủy vực
+ Tránh khai thác tận diệt, khai thác các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Như vậy, có thể nói bốn đặc điểm của nguồn lực thủy vực có tác động trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh sản xuất thủy sản, có đặc điểm chi phối nhiều, có đặc điểm
chi phối ít. Đồng thời trong kinh tế phải chú ý và sử dụng cả bốn đặc điểm để tạo
ra hiệu quả kinh tế, chỉ cần bỏ qua hoặc lơ là bất kì đặc điểm nào cũng đều dẫn tới
thất bại. Nắm rõ rằng thủy vực là môi trường sống nên phải đặc biệt quan tâm,
chăm sóc và bảo vệ, phát huy được sức sản xuất sinh học của thủy vực để phục vụ
nhu cầu con người.



×