Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế việt nam đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------LÊ MINH DIỆU TRÂN

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--------------LÊ MINH DIỆU TRÂN

HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa Quý thầy cô, kính thưa Quý độc giả, tôi tên là Lê Minh Diệu Trân, là học


viên Cao học – khoá 15– Ngành Tài chính - Ngân hàng – Đại học Kinh tế TP.Hồ
Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn nghiên cứu sau đây là do bản thân tôi thực
hiện. Các cơ sở lý luận được tôi tham khảo trực tiếp từ các tài liệu về tỷ giá hối
đoái. Các số liệu đều hoàn toàn trung thực.

TP.Hồ Chí Minh, năm 2010.
Học viên

LÊ MINH DIỆU TRÂN


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và tổng hợp, với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn
tất được luận văn “HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO MỤC
TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015”. Trong suốt quá
trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và sự hỗ trợ thông tin nhiệt tình từ
Quý thầy cô, bạn bè. Vì vậy, tôi xin phép được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- GS.TS. DƯƠNG THỊ BÌNH MINH, người đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề cương đến khi hoàn tất luận văn.
- Quý thầy cô, bạn bè tại Khoa Sau Đại học – ĐH Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ, tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành tốt luận văn.

TP.Hồ Chí Minh, năm 2010.
Học viên

LÊ MINH DIỆU TRÂN


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Mục lục
Phần mở đầu
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái............ 1
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái ............................................................................. 1
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái ........................................................... 4
1.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái ..................................................................................... 7
1.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định .......................................................................... 8
1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi ........................................................................... 8
1.2.3. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước ............................. 9
1.3. Các lý thuyết về lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái ................................................ 10
1.3.1. Vấn đề bù trừ lợi ích – thiệt hại ...................................................................... 10
1.3.2. Lý thuyết bộ ba bất khả (Impossible trinity) .................................................... 12
1.4. Tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đối với phát triển kinh tế ........................... 13
1.4.1. Tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất nhập khẩu ............................................ 13
1.4.2. Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thanh toán ....................................... 16


1.4.3. Tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ....................................................... 17
1.4.4. Tác động của tỷ giá hối đoái đến giá chứng khoán và thị trường tài chính ..... 18
1.5. Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới ............. 19
1.5.1. Khái quát vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái ở một số nước trên thế giới .......... 19
1.5.2. Các bài học kinh nghiệm .................................................................................. 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Khái quát về chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ năm 2001 đến nay .... 25
2.2. Thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái .................................................. 30
2.2.1. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với xuất nhập khẩu ..................... 30

2.2.2. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với lạm phát ................................ 40
2.2.3. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thanh toán ................ 44
2.2.4. Thực trạng tác động của tỷ giá hối đoái đối với giá chứng khoán ................... 48
2.3. Đánh giá chế độ tỷ giá hối đoái .......................................................................... 56
2.3.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 56
2.3.2. Hạn chế............................................................................................................. 57
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ....................................................................................... 58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 60


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1. Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam ............................................... 61
3.1.1. Dự báo tổng quát về phát triển kinh tế Việt Nam ............................................ 61
3.1.2. Định hướng chính sách tỷ giá hối đoái ........................................................... 63
3.2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái ................................................. 64
3.2.1. Các giải pháp đối với hoạt động quản lý ngoại tệ, quản lý ngoại hối, ............ 64
can thiệp tỷ giá hối đoái của NHTW.......................................................................... 64
3.2.2. Các giải pháp đối với hệ thống pháp luật liên quan đến tỷ giá hối đoái .......... 69
3.2.3. Các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại .......................................... 69
3.2.4. Các giải pháp về mặt kỹ thuật .......................................................................... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 74
KẾT LUẬN TOÀN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 75
PHỤ LỤC – DANH MỤC HÌNH VẼ
PHỤ LỤC – DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHỤ LỤC – DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của IMF

Trang 8

Bảng 1.2 Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái theo mức độ cố định tỷ giá

Trang 8

Bảng 2.1 Diễn biến các thời điểm thay đổi biên độ giao dịch tỷ giá

Trang 26

Bảng 2.2 Số liệu tổng hợp 2001-T11/2009

Trang 30


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Ảnh hưởng của tăng xuất khẩu

Trang 4

đến sự hình thành tỷ giá hối đoái
Hình 1.2. Ảnh hưởng của tăng lãi suất

Trang 5

đến sự hình thành tỷ giá hối đoái
Hình 1.3. Ảnh hưởng của tăng lãi suất thực


Trang 5

đến sự sụt giảm giá hối đoái đồng bảng Anh.
Hình 1.4. Ảnh hưởng của tăng thu nhập tương đến tỷ giá hối đoái

Trang 6

Hình 1.5. Tác động của tỷ giá hối đoái

Trang 6

đến cán cân thương mại - Lý thuyết đường cong chữ J.
Hình 2.1: Diễn biến xuất nhập khẩu qua các năm, 2001-T11/2009.

Trang 30

Hình 2.2: Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam: 1986-2008 .

Trang 30

Hình 2.3: Diễn biến cán cân thương mại Việt Nam 11 tháng trước.

Trang 32

Hình 2.4:Xuất nhập khẩu 11 tháng trước

Trang 32

Hình 2.5: Tăng trưởng xuất nhập khẩu


Trang 32

của các khu vực kinh tế 11 tháng trước.
Hình 2.6: Tương quan giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại

Trang 32

qua các năm, 2001-T11/2009.
Hình 2.7: Biến động tỷ giá danh nghĩa VND/USD: 2006-2008.

Trang 33

Hình 2.8: Chỉ số tỷ giá thực VND/USD, 2003-2007.

Trang 33


Hình 2.9: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương BRER

Trang 33

và cán cân thương mại.
Hình 2.10: Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương MEER

Trang 34

và cán cân thương mại.
Hình 2.11: Tăng giá của các ngoại tệ mạnh so với USD từ năm 2006.

Trang 35


Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam

Trang 40

từ 1984 đến 2008.
Hình 2.13: Tương quan tăng trưởng kinh tế và sản lượng tiềm năng

Trang 40

qua các năm, 2001-T11/2009.
Hình 2.14: Tăng trưởng GDP thực tế và Lạm phát 1990-2008 .

Trang 41

Hình 2.15: Chỉ số CPI ở Việt Nam và một số quốc gia

Trang 41

và khu vực 2000-2007.
Hình 2.16: Sự thay đổi giá tiêu dùng, 2004-2008

Trang 41

so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2.17: Diễn biến lạm giá lương thực và phi lương thực

Trang 42

từ 2003-10/2006.

Hình 2.18 : Tương quan giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát

Trang 43

qua các năm 2001-T11/2009.
Hình 2.19: Diễn biến cán cân thanh toán, 2001-2008.

Trang 44

Hình 2.20: Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư , 1988-T10/2008.

Trang 44

Hình 2.21: Tương quan cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái

Trang 46


Hình 2.22: Tương quan giữa VN-INDEX và tỷ giá 11 tháng năm 2009 Trang 49
Hình 2.23: Tương quan giữa VNI-INDEX và giá trị mua

Trang 49

của nhà đầu tư 11 tháng năm 2009.
Hình 2.24: Tương quan giữa VN-INDEX
và giá vàng 11 tháng năm 2009

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 49



USD

Đôla Mỹ

CNY

Nhân dân tệ

JPY

Yên Nhật

VND

Đồng Việt Nam

EUR

Đồng Euro

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTW

Ngân hàng Trung ương


NHTM

Ngân hàng thương mại

TTCK

Thị trường chứng khoán Việt Nam

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BRER

Tỷ giá thực song phương

MEER

Tỷ giá thực đa phương

WB

Ngân hàng thế giới

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

GDP


Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

Tổng sản phẩm quốc dân

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


MỞ ĐẦU
I. SỰCẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ
mục tiêu của chính sách tiền tệ trong 5 năm 2006-2010 là “Ổn định giá trị đồng
tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ thống
ngân hàng và các tổ chức tín dụng, kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính
sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ … Tiếp tục thực hiện cơ
chế tỷ giá hối đoái linh hoạt theo nguyên tắc thị trường với biên độ mở rộng hơn
phù hợp với mức độ mở cửa thị trường của thị trường tài chính và năng lực kiểm
soát của nhà nước…”
Từ khi chuyển sang cơ chế tỷ giá hối đoái mới, tỷ giá hối đoái đã phát huy được vai
trò quan trọng của mình vừa là phạm trù kinh tế vận động theo quan hệ cung cầu
trong nền kinh tế vừa là công cụ quản lý vĩ mô quan trọng của chính phủ. Bên cạnh
những thành công, cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam đã bộc lộ những hạn
chế nhất định. Chính vì thế việc hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái để cơ chế này trở

nên đúng đắn hợp lý sẽ góp phần ổn định và tăng trưởng nền kinh tế.
Mặt khác, các bài học rút ra từ các nước đã thành công trong công cuộc phát triển
kinh tế đã chỉ ra rằng chế độ tỷ giá nào cũng có ưu điểm và hạn chế riêng có. Vậy
đâu là chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp và tối ưu cho Việt Nam?
Xuất phát từ suy nghĩ đó và tính thiết thực của nó, chúng tôi đã chọn đề tài “HOÀN
THIỆN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHO MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH
TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015” làm luận văn thạc sỹ của mình.
II. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các đề tài nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái đã được công bố trong thực tế đã
được nhiều người quan tâm và thực hiện như:


Luận án Tiến sỹ của Nguyễn Hoàng Giang:” Vấn đề lựa chọn cơ chế tỷ giá trong
chính sách kinh tế vĩ mô nước ta” ĐHQG.TPHCM 2003.
Công trình nghiên cứu khoa học của GS.TS Trần Ngọc Thơ: “ Phương pháp tiếp
cận cơ chế điều hành tỷ giá ở Việt Nam” ĐHKT.TPHCM – 2006.
Luận án Tiến sỹ của Trương Văn Phước: “ Lựa chọn cơ chế phù hợp và điều hành
chính sách tỷ giá của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” ĐHKT.TPHCM –
2006.
Trong đó:
Công trình nghiên cứu của tiến sỹ của Nguyễn Hoàng Giang chủ yếu nghiên cứu về
cơ chế tỷ giá hối đoái và các giải pháp hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái.
Công trình nghiên cứu khoa học của GS.TS Trần Ngọc Thơ đi vào việc xem xét cơ
chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua có gì chưa phù hợp
với kinh tế thị trường và bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Công trình nghiên cứu tiến sỹ của Trương Văn Phước về lựa chọn cơ chế tỷ giá hối
đoái, điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam và đề ra lộ trình linh hoạt
hoá cơ chế tỷ giá hối đoái và các vấn đề cần xử lý khi thực hiện cơ chế tỷ giá hối
đoái linh hoạt.
Trước hết công trình của Luận văn này đi vào hướng xem xét một số mô hình lý

thuyết về chế độ tỷ giá hối đoái của IMF, một số bài học kinh nghiệm trong việc
điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đã được các học giả trong nước và ngoài nước
rút ra về khía cạnh phối hợp các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ trong việc
thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái đã được lựa chọn nhằm đạt được mục tiêu tăng
trưởng kinh tế (Chương 1). Sau đó, công trình đi sâu vào phân tích thực trạng vận
dụng chế độ tỷ giá hối đoái, thực trạng tác động của chế độ tỷ giá hối đoái đối với
phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay (Chương 2). Cuối cùng công trình


bàn đến định hướng chính sách tỷ giá hối đoái và các giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ
giá hối đoái cho mục tiêu phát kinh tế Việt Nam đến năm 2015 (Chương 3).
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các văn bản
nhà nước, các tài liệu số liệu thống kê, luận văn sử dụng phương pháp suy luận
logic, phân tích, so sánh, tổng hợp, các học thuyết kinh tế hiện đại, kinh nghiệm về
điều hành tỷ giá hối đoái của một số nước để đánh giá sự hợp lý của cơ chế tỷ giá
hối đoái và từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái đã được lựa
chọn ở Việt Nam.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái liên quan đến nhiều vấn đề và có quan hệ mật thiết
đến nhiều mặt hoạt động của kinh tế vĩ mô mà phạm vi Luận văn không thể giải
quyết hết. Do đó đối tượng nghiên cứu của Luận văn này là:
Nghiên cứu lý thuyết về chế độ tỷ giá hối đoái qua các công trình nghiên cứu của
IMF và của các chuyên gia trong nước và ngoài nước.
Nghiên cứu thực trạng vận dụng chế độ tỷ giá hối đoái, thực trạng tác động của chế
độ tỷ giá hối đoái đối với phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
Dự báo tổng quát về phát tiển kinh tế Việt Nam, định hướng chính sách tỷ giá hối
đoái và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu
phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2015.

2. Phạm vi nghiên cứu
Bài viết này tập trung nghiên cứu các chế độ tỷ giá hối đoái được vận dụng ở Việt
Nam từ năm 2001 đến nay, qua đó đánh giá, phân tích và kiến nghị để hoàn thiện


chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp nới điều kiện kinh tế củaViệt Nam. Luận văn không
mở rộng nghiên cứu điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá hối đoái nói
chung.
V. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chế độ tỷ giá hối đoái đã phát triển từ chế độ bản vị vàng (trước chiến tranh Thế
Giới lần thứ nhất năm 1914), đến hệ thống Bretton Woods (sau chiến tranh Thế
Giới lần thứ hai), đến các chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn từ sau năm 1973 và
phát triển cao nhất là liên minh tiền tệ Châu Âu (khu vực đồng Euro). Đến nay, đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu của IMF về chủ đề này, chẳng hạn như lý thuyết
Miền Tiền Tệ Tối Ưu OCA (Mundell-1961), lý thuyết Bộ Ba Bất Khả
“Trilemma”vào những năm 1980, phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của IMF năm
1999 ... và nhiều kinh nghiệm rút ra từ các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, đối với
Việt Nam thì vấn đề này còn tương đối mới do Việt Nam chính thức công bố
chương trình đổi mới kinh tế từ năm 1996. Kể từ đó, Việt Nam mới dần chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu kinh tế với nước ngoài và tỷ giá hối
đoái mới thực sự phát huy vai trò là một công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế. Những năm gần đây, khối lượng mậu dịch giữa Việt Nam và các nước ngày càng
lớn, đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng nhiều, cùng với cam kết lộ trình
cắt giảm thuế quan CEPT, Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ … thì vấn đề tỷ giá hối
đoái nói chung và chế độ tỷ giá hối đoái nói riêng càng đóng vai trò quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Chính vì thế, nghiên cứu chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam có ý nghĩa to lớn cả
khía cạnh khoa học lẫn khía cạnh thực tiễn. Thực tế, nhiều chuyên gia trong nước
và ngoài nước đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn
đề này. Tuy nhiên, trước thềm năm 2020 là năm Việt Nam hoàn thành kế hoạch 5

năm (2010-2015), chuẩn bị bước qua một kế hoạch 5 năm mới (2015-2020), đặt ra
cho Việt Nam nhiều thách thức và cơ hội mới: Làm sao Việt Nam có thể đứng vững
và phát triển được trong sân chơi bình đẳng của WTO? Làm sao hàng hoá nước ta


cạnh tranh và xuất khẩu được sang các nước? Làm sao đồng tiền Việt Nam có thể
chuyển đổi được và ngày càng củng cố niềm tin và giá trị ? Làm sao mở cửa tài
khoản vốn mà vẫn kiểm soát được nguy cơ khủng hoảng và các cú sốc?.... Do đó
nghiên cứu vấn đề chế độ tỷ giá cần phải được mở rộng, đào sâu và áp dụng vào
điều hành chính sách tiền tệ một cách uyển chuyển và hiệu quả, phục vụ cho chiến
lược phát triển kinh tế quốc gia.
Luận văn bao gồm 3 chương, trình bày với khối lượng:
Chương 1: Tổng quan về chế độ tỷ giá hối đoái.
Chương 2: Thực trạng về chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển kinh tế Việt
Nam.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện chế độ tỷ giá hối đoái cho mục tiêu phát triển
kinh tế Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái
Đã từ lâu việc trao đổi mua bán không chỉ giới hạn trong phạm vi một nước mà có
sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau. Khi đó, các quan hệ thanh toán, tín dụng
trong giao dịch ngoại thương giữa các bên đòi hỏi phải sử dụng đơn vị tiền tệ của
một trong hai nước nhưng cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Vì vậy, vấn đề

chuyển đổi đồng tiền nước này sang tiền nước khác để xác định giá trị giao dịch,
thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng. Muốn thực hiện việc chuyển đổi đó phải dựa
vào một mức qui đổi xác định, hay nói cách khác là phải dựa vào tỷ giá hối đoái.
Tùy theo từng thời kỳ và phương pháp tiếp cận người ta đưa ra nhiều khái niệm
khác nhau về tỷ giá hối đoái.
Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá hối đoái là tỷ lệ so sánh ngang giá sức mua (ngang
giá vàng) giữa đồng tiền của hai nước.
Theo quan điểm kinh tế hiện đại, “Tỷ giá hối đoái là sự so sánh mối tương quan giá
trị giữa hai đồng tiền hay đó là giá chuyển đổi của một đồng tiền nước này trong
quan hệ so sánh với các đồng tiền khác”.
Còn ở Việt Nam, theo mục 10/Điều 3, NĐ160/2006/CP : “Tỷ giá hối đoái là giá cả
của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam”.
Ví dụ: Ngày 25/09/2009, tại Việt Nam, NHNNVN niêm yết tỷ giá hối đoái giữa
USD và VND: 1USD = 17.842VND (17.842VND/USD).


2

Có nghĩa là nếu khách hàng trao cho ngân hàng 1USD thì ngân hàng sẽ đưa lại cho
khách hàng 17.842 VND; hoặc nếu khách hàng trao cho ngân hàng 17.842 VND thì
khách hàng sẽ nhận được 1USD. Thực tế, ngân hàng sẽ niêm yết giá bán và mua
USD khác nhau. Sự chênh lệch này là một trong những nguồn lợi nhuận cho ngân
hàng.
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tương quan giữa giá cả của hai đồng tiền. Tỷ giá hối
đoái danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác
mà không đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng. Tỷ giá
danh nghĩa gồm:
* Tỷ giá hối đoái niêm yết trên các thị trường hối đoái thế giới.
* Tỷ giá hối đoái chính thức công bố tại các Ngân hàng.

* Tỷ giá hối đoái thị trường tự do không nằm trong kiểm soát của Nhà nước.
Tùy theo phương pháp yết giá của từng quốc gia, tỷ giá danh nghĩa được tính như
sau:
Cách yết giá gián tiếp

Cách yết giá trực tiếp

Một đơn vị nội tệ đổi lấy bao nhiêu Một đơn vị ngoại tệ đổi lấy bao nhiêu
ngoại tệ

nội tệ

Ví dụ: Tại Việt Nam, ngày 25/09/2009, NHNNVN niêm yết tỷ giá hối đoái giữa
USD và VND: 1USD = 17.842VND, đây là hình thức yết giá trực tiếp.
Muốn yết giá gián tiếp, ta lấy nghịch đảo số trên, nghĩa là 1VND =

1
USD
17.842


3

Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1USD có thể đổi được nhiều VND hơn thì
chúng ta gọi đó là sự giảm giá của VND. Ngược lại, nếu 1USD mua được ít VND
hơn thì chúng ta gọi đó là sự lên giá của VND.
- Tỷ giá hối đoái thực: là tương quan giữa giá cả của hàng mậu dịch và giá cả của
hàng phi mậu dịch, điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và giá cả ngoài
nước. Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không có nghĩa là gia tăng hay sụt giảm
sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Nhưng tỷ giá hối đoái thực đại diện cho khả

năng cạnh tranh quốc tế của một quốc gia.
Tỷ giá hối đoái thực có thể được xác lập trong mối quan hệ với một đối tác thương
mại hoặc dựa trên trung bình cho tất cả các đối tác thương mại. Trong trường hợp
so sánh giữa hai nước, tỷ giá hối đoái thực gọi là tỷ giá hối đoái thực song phương
(BRER). Trong trường hợp thứ hai gọi là tỷ giá hối đoái thực đa phương (MEER)
hay còn gọi là tỷ giá hối đoái thực hiệu lực (REER) và được tính toán trên cơ sở
trung bình có trọng số với các đối tác mà quốc gia chủ nhà có quan hệ thương mại.
Tỷ giá thực

Cách yết giá gián tiếp

Cách yết giá trực tiếp

BRER

= NER1 x CIP/ CIP *

= NER2 x CPI */CPI

MEER(REER)

=

å BRER xW
i

i

=


å BRER xW
i

i

Trong đó:
NER1 : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong trường hợp yết giá gián tiếp.
NER2 : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa, trong trường hợp yết giá trực tiếp.
CIP

: Gía trong nước.

CIP*

: Gía nước ngoài.

BRERi : Tỷ giá hối đoái thực tế song phương của nước i với nước đang xét.


4

MEER : Tỷ giá hối đoái thực đa phương (còn gọi là tỷ giá thực có hiệu lực
REER).
Wi

: Tỷ trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại của nước

đang xét.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
Trong giai đoạn hiện nay, tỷ giá hối đoái rất nhạy cảm với tình hình kinh tế chính trị

xã hội, nó thường xuyên biến động, biến động hàng ngày, hàng giờ và nó chịu ảnh
hưởng bởi nhiều nhân tố: tốc độ lạm phát, tình hình cung cầu ngoại tệ, lãi suất ngân
hàng, chính sách kinh tế, kể cả các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai...đặc biệt là chỉ
số của nước Mỹ.
1.1.2.1. Quan hệ cung cầu ngoại tệ
Khi có sự thay đổi trong lượng cung ứng hoặc lượng cầu về ngoại tệ của quốc gia
có nghĩa là đường cầu hay đường cung ngoại tệ sẽ bị dịch chuyển, từ đó tạo lập một
tỷ giá cân bằng mới trên thị trường ngoại hối.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến sự thay đổi cung cầu ngoại tệ: xuất nhập khẩu,
đầu tư, dự trữ ngoại hối, can thiệp của chính phủ. Chẳng hạn, khi chính phủ tăng
thuế đối với hàng nhập khẩu sẽ làm cho giá hàng nhập khẩu gia tăng, trong điều
kiện mặt hàng này co dãn theo giá sẽ dẫn đến nhu cầu đối với hàng hóa này giảm.
Việc giảm nhu cầu hàng nhập khẩu có nghĩa là giảm nhu cầu về ngoại tệ, cho nên
giá của đồng ngoại tệ sẽ giảm đi hay nói khác hơn là đồng nội tệ tăng giá. Ngoài ra,
khi chính phủ có nhu cầu gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ làm cho nhu cầu
ngoại tệ tăng, từ đó tỷ giá sẽ tăng và ngược lại.
{Xem Hình1.1 - Ảnh hưởng của tăng xuất khẩu (xuất khẩu tăng tương đối nhiều hơn
nhập khẩu) đến sự sụt giảm của tỷ giá hối đoái – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.


5

1.1.2.2. Lãi suất ngân hàng
- Lãi suất tương đối: Giả định rằng lãi suất của Mỹ tăng trong khi lãi suất của Anh
không thay đổi. Khi đó, các công ty Mỹ có khả năng sẽ giảm nhu cầu của họ đối với
đồng bảng Anh vì giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn một cách tương đối so với
lãi suất của Anh, và vì thế có ít đầu tư vào các khoản ký gởi tại ngân hàng Anh. Tuy
nhiên, giờ đây lãi suất của Mỹ hấp dẫn hơn đối với các công ty Anh với khoản tiền
vượt trội nên cung bảng Anh (bởi các công ty Anh) sẽ tăng khi họ thiết lập nhiều
khoản ký gởi hơn vào ngân hàng Mỹ. Do một sự chuyển dịch vào bên trong của

đường cầu bảng Anh và sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường cung bảng Anh
nên tỷ giá hối đoái cân bằng sẽ giảm.
- Lãi suất thực: Nếu lãi suất cao có thể thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào các
chứng khoán thì lãi suất cao này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao. Vì lạm phát
cao có thể đặt áp lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó nên không khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng
đồng tiền này. Vì vậy cần phải xem xét đến lãi suất thực, đó là lãi suất danh nghĩa
đã điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.
Chúng ta thường so sánh lãi suất thực giữa các quốc gia để đánh giá những biến
động của tỷ giá vì nó kết hợp giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát mà cả hai
nhân tố này đều ảnh hưởng đến tỷ giá. Khi các nhân tố khác không đổi, sẽ có một
tương quan cao giữa chênh lệch lãi suất thực của hai quốc gia với tỷ giá của hai
đồng tiền của hai nước đó.
{Xem Hình1.2 - Ảnh hưởng của tăng lãi suất tương đối đến sự hình thành tỷ giá hối
đoái – Danh mục hình vẽ - Phụ lục} và {Xem Hình1.3 - Ảnh hưởng của tăng lãi suất
thực đến sự sụt giảm tỷ giá hối đoái đồng bảng Anh – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.


6

1.1.2.3. Thu nhập tương đối
Nhân tố thứ ba tác động đến tỷ giá hối đoái là mức thu nhập tương đối. Giả định
rằng thu nhập của Mỹ tăng đáng kể trong khi thu nhập của Anh vẫn không thay đổi.
Điều này sẽ tác động lên đường cầu bảng Anh và tỷ giá hối đoái cân bằng. Đường
cầu bảng Anh sẽ dịch chuyển ra phía ngoài phản ánh một sự gia tăng trong thu nhập
của Mỹ và vì thế làm tăng nhu cầu về hàng hóa Anh của người Mỹ, trong khi đó
đường cung bảng Anh không thay đổi. Vì vậy tỷ giá hối đoái cân bằng của đồng
bảng Anh sẽ tăng lên.
{Xem Hình1.4 - Ảnh hưởng của tăng thu nhập tương đến sự tăng lên của tỷ giá hối
đoái – Danh mục hình vẽ - Phụ lục}.

1.1.2.4. Kiểm soát của Chính phủ
Chính phủ của nước ngoài có thể tác động đến tỷ giá qua nhiều cách khác nhau như:
áp đặt những rào cản về ngoại hối, rào cản về ngoại thương, can thiệp vào thị
trường ngoại hối, tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất, thu
nhập quốc dân. Nếu lãi suất của Mỹ tăng tương đối so với lãi suất Anh, phản ứng dự
kiến là cung bảng Anh sẽ tăng lên để đầu tư và hưởng lãi suất cao ở Mỹ. Nhưng nếu
chính phủ Anh áp đặt thuế cao lên thu nhập khi đầu tư nước ngoài thì điều này có
thể không làm giảm tỷ giá của bảng Anh so với đô-la Mỹ.
1.1.2.5. Kỳ vọng
Nhân tố thứ năm tác động đến tỷ giá là kỳ vọng của thị trường vào tỷ giá tương lai.
Giống như các thị trường tài chính khác, thị trường ngoại hối phản ứng lại với các
thông tin trong tương lai có liên quan đến tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn, tin về gia tăng
lạm phát tiềm ẩn ở Mỹ có thể làm những nhà đầu cơ bán đồng đô-la vì cho rằng đôla sẽ giảm giá trong tương lai. Điều này sẽ gây áp lực làm giảm giá đồng đô-la ngay
lập tức. Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, nhiều ngân hàng thương
mại trên thế giới đã bán tháo các đồng tiền các nước châu Á để mua những đồng


7

tiền khác vì họ đánh giá rằng đồng tiền các nước châu Á được đánh giá cao hơn giá
trị thật của chúng. Hành vi này đã gây sức ép giảm giá đồng tiền của các nước châu
Á và các ngân hàng thương mại đã bị một số người chỉ trích là đã hành động làm
tăng thêm sự yếu kém của các đồng tiền này.
1.1.2.6. Những nhân tố khác
Khi tỷ giá hối đoái được thả nổi thì nó rất nhạy cảm với những sự kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, chiến tranh, kể cả yếu tố tâm lý, cụ thể như các nhân tố: chỉ số thất
nghiệp, chỉ số bán lẽ, kết quả của hội nghị G7, EU, ASEAN… Chẳng hạn, nguyên
nhân làm cho tỷ giá giữa VND và USD tăng vào những tháng cuối năm 2009 là do
USD có dấu hiệu yếu đi so với các đồng tiền chủ đạo khác trên thị trường ngoại hối
quốc tế, với sự kỳ vọng vào một số chỉ tiêu kinh tế Mỹ: tăng trưởng, thất nghiệp,

thâm hụt ngân sách, sức mua của người tiêu dùng... có dấu hiệu xấu. Bên cạnh đó,
các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới đã chuyển phương cách giao dịch
từ việc đổi dầu mỏ lấy USD sang vàng làm cho giới đầu tư tin tưởng vào sự tiếp tục
giảm giá của đồng USD. Nguyên nhân thứ 2 là do tâm lý người dân lo ngại lạm phát
gia tăng khi gói kích cầu kinh tế của chính phủ sẽ phát huy hiệu quả khi mà chỉ số
tăng giá tiêu dùng hết tháng 11/2009 được công bố là 6,9%, mức tăng cao nhất kể từ
khi Việt Nam bị “cuốn” vào dòng suy thoái của nền kinh tế .
1.2. Các chế độ tỷ giá hối đoái
Theo phân loại chính thức của IMF có 8 chế độ tỷ giá.
Theo phân loại mức độ cố định của tỷ giá từ cao xuống thấp, gồm 9 chế độ tỷ giá.
Nhưng nếu đứng trên tiêu thức những điều kiện tồn trong nền kinh tế quốc tế, về cơ
bản, có ba loại chế độ: chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
và các chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước.


8

{Xem Bảng 1.1 - Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của IMF - Danh mục bảng biểu –
Phục lục} và {Xem Bảng 1.2 - Phân loại chế độ tỷ giá hối đoái theo mức độ cố định
tỷ giá hối đoái - Danh mục bảng biểu – Phụ lục}.
1.2.1. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó nhà nước, cụ thể là NHTW tuyên bố sẽ
duy trì tỷ giá giữa đồng tiền của quốc gia mình với một đồng tiền nào đó hoặc theo
một rổ các đồng tiền nào đó ở một mức cố định không đổi, bằng cách thường xuyên
can thiệp vào thị trường ngoại tệ để thực hiện các hoạt động mua bán lượng dư cung
hay dư cầu ngoại tệ với mức tỷ giá cố định đã công bố. Đặc trưng của chế độ tỷ giá
hối đoái này như sau:
- Về cơ bản, những lực lượng cung - cầu vẫn tồn tại trên thị trường ngoại tệ và chi
phối số lượng cung, cầu ngoại tệ trên thị trường.
- Nhà nước mà cụ thể là NHTW cam kết sẽ duy trì tỷ giá ở một mức độ nhất định

nào đó bằng cách: Nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ giá cố định đo thì
NHTW sẽ đảm bảo mua hết số lượng dư cung ngoại tệ. Và ngược lại, NHTW sẽ
đảm bảo bán ra một lượng ngoại tệ bằng với lượng dư cầu. NHTW sẽ thực hiện hoạt
động mua, bán lượng dư cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng.
- Những dự báo về thay đổi tỷ giá trên thị trường là bằng Zero (ngoại trừ những
trường hợp đặc biệt khi thị trường dự báo là chính phủ sẽ thay đổi mức tỷ giá cố
định).
1.2.2. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Là một chế độ tỷ giá hối đoái mà trong đó tỷ giá sẽ được xác định và vận động một
cách tự do theo quy luật thị trường, cụ thể là quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị
trường ngoại tệ với các yếu tố đứng đằng sau những lực cung, cầu đó đã được chỉ ra
ở phần trên. Đặc trưng của chế độ tỷ giá hối đoái này như sau:


×