Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

kỹ thuật in sơn mài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.16 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SƠN MÀI
GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC III
NIÊN KHÓA 1997 -1998

Trang 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT T/P. HCM
KHOA SƠN MÀI – ĐẠI HỌC III
GIẢNG VIÊN : VÕ NAM
GIÁO TRÌNH HƯỚNG DẪN
( LỚP NĂM THỨ III/ SƠN MÀI )
XXX
I/. KẾ HOẠCH BÀI HỌC


HỌC KỲ I: THỰC HIỆN BA BÀI HỌC CHẤT LIỆU SƠN MÀI ( 20 tuần
lễ )
BÀI 1: NGHIÊN CỨU CHẤT LIỆU
BÀI 2 : BỐ CỤC
BÀI 3 : PHONG CẢNH



THỰC TẾ KÝ HỌA: ( 8 tuần lễ )



HỌC KỲ II : THỰC HIỆN MỘT BÀI CHẤT LIỆU SƠN MÀI ( 8 tuần lễ )
+ HỌC KỲ I: 20 TUẦN LỄ = 400 TIẾT


+ THỰC TẾ : 8 TUẦN LỄ = 160 TIẾT
+ HỌC KỲ II: 8 TUẦN LỄ = 160 TIẾT

Sắp xếp & phân bổ cho từng giai đoạn học cũng như kích thước và chất
liệu trong giai đoạn đó như sau:
TUẦN
LỄ
Tuần 1

GIAI ĐOẠN HỌC

KÍCH

LÝ THUYẾT BỐ CỤC

THƯỚC
12x18
MẦU BỘT ĐEN

CHẤM PHÁC THẢO BỐ CỤC

CHẤT LIỆU

TRẮNG

TUẦN 2-

LÝ THUYẾT CHẤT LIỆU
CHẤM PHÁC THẢO BỐ CỤC


4

PHÁC THẢO BÀI NGHIÊN CỨU

TUẦN 5-

CHẤT LƯỢNG SƠN MÀI
THỂ HIỆN BÀI NGHIÊN CỨU CHẤT

60x90

THAN TRÊN GIẤY

12

LIỆU

12x18

BÁO

DỰNG THAN PHÁC THẢO BỐ CỤC

40x60

MẦU BỘT ĐEN

CHẤM PHÁC THẢO PHONG CẢNH

12x18


TRẮNG

DỰNG THAN PHONG CẢNH

12x18

THAN TRÊN GIẤY

TUẦN

12x18

MẦU BỘT ĐEN
TRẮNG

PHÁC THẢO MẪU BỐ CỤC

BÁO

PHÁC THẢO MẪU PHONG CẢNH

MẦU BỘT

ĐẶT GIẤY CALQUE BỐ CỤC

Trang 2

60x90


MẦU BỘT
CHÌ TRÊN


13-20

ĐẶT GIẤY CALQUE PHONG CẢNH

40x60

CALQUE

THỂ HIỆN BỐ CỤC

60x90

CHÌ TRÊN

THỂ HIỆN PHONG CẢNH

40x60

CALQUE
CHẤT LIỆU SƠN
MÀI
CHẤT LIỆU SƠN
MÀI

TUẦN


KẾT THÚC BỐ CỤC CHẤM BÀI

21

PHƯƠNG PHÁP ĐI THỰC TẾ KÝ

TUẦN

HỌA
SINH VIÊN ĐI THỰC TẾ

22-27

( Hướng dẫn phương pháp lấy tư

TUẦN

liệu )
S/V VỀ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH TƯ

28-29

LIỆU TREO BÀI & KẾT THÚC KÝ

A3 – A4

CHÌ, MẦU BỘT,
MẦU NƯỚC, BÚT

A3&A4


SẮT.....
MẦU BỘT

TUẦN

HỌA
DỰNG PHÁC THẢO TÌM HÌNH

60x90

THAN TRÊN GIẤY

30-32

ĐẶT GIẤY CALQUE

60x90

BÁO

TÌM LẠI PHÁC THẢO MẦU BỘT

12x18

CHÌ TRÊN GIẤY
CALQUE

TUẦN


THỂ HIỆN BỐ CỤC

60x90

33-38
TUẦN

MẦU BỘT
CHẤT LIỆU SƠN
MÀI

CHẤM BÀI TỔNG KẾT NĂM HỌC

39

Trang 3


CHƯƠNG I

KỸ THUẬT SƠN MÀI
I/. KỸ THUẬT LÀM VỐC:

Vốc sơn là tấm ván được hoàn thiện có quy trình, dùng làm nền thể hiện một
tác phẩm sơn mài. Muốn thể hiện một tác phẩm tốt. Về chất liệu cũng như thời
gian lưu giữ đòi hỏi họa sĩ có kiến thức Cơ bản về kỹ thuật làm vốc sơn. Giúp
chúng ta có thể tự làm lấy hoặc dễ dàng kiểm tra chất lượng vốc sơn truớc khi
đầu tư và thể hiện tác phẩm.
a/- DỤNG CỤ LÀM VỐC SƠN & VẼ TRANH :
Thép sơn : Hình bút dẹt, bản to, nhỏ tùy sử dụng, bên trong bằng tóc, ngoài


ốp tre hay gỗ. Trước khi sử dụng vào

việc vẽ thì thép sơn phải được gọt

chuốt cẩn thận sao cho khi kéo sơn mặt sơn được tỏa ra đồng thời không để
lại vệt sọc (xem hình 1 và kích thước một chiếc thép vẽ phổ biến)
Dao trổ : Dùng vào việc sửa sắc mộc, sửa thép vẽ và chủ yếu là trổ vốc sơn

để cẩn trứng, xà cừ. Người ta dùng thép nhíp, hay lưỡi cưa là tốt nhất, mài
dao trổ hai má mỏng dần đến mũi dao, đầu mũi dao cắt nghiêng khỏang 45
độ, giúp cho thao tác góc dao và mặt vốc thuận tiện (xem hình 2)
Bay sơn : Dùng trộn sơn với đất hoặc mầu vẽ, có thể để miết hay trám vá

sơn được trộn xuống mặt vốc. Lấy từ sừng trâu xẻ mỏng để làm bai, dùng lửa
uốn cho thẳng, mài mỏng đều hai bên đến phía đầu sao cho độ nảy bai vừa
phải, như vậy viêc trộn sơn hay là miết sơn xuống vốc mới dễ dàng hơn. Để
cất giữ không cho mẻ và tránh cong vênh người ta dùng miếng gỗ có rãnh
nhỏ vừa với bay để bỏ vào. (xem hình 3)
Mo xương: Mục đích như bai sơn, dùng trộn sơn với hỗn hợp có độ quánh

cao. Mo dùng xương trâu xả mỏng làm thành, can hơi tròn đầu kia dẹp. (xem
hình 4)
Palette sơn : Với chất liệu sơn mài thường dùng tấm kinh có kích cỡ khỏang

300 x 300 dày 5mm hoặc lớn hơn để làm bảng nhào sơn, trộn mầu vẽ..... Như
vậy khi gom sơn trộn se dễ dàng hơn, và lau chùi palette cũng tiện.

Trang 4



Ray lươt : Đây là phương tiện dùng dể ray đất, ray bạc, vàng, vỏ trứng, xà cừ

...tuy vào mức độ lưới nhặt hay không sẽ cho hạt ray thô hoặc mịn. Mặt lưới
ray tốt nhất là bằng inox hoặc dồng sẽ không rỉ sét sử dụng sẽ bền và bảo
đảm hơn. (xem hình 5)
Búa & kim: :Dùng vào việc cắt hoặc đập nhỏ xà cừ hay vỏ trứng xuống nền,

cũng có thể dùng vào việc trám vá mặt gỗ trước khi làm vốc.
b/- BƯỚC TTẾN HÀNH LÀM VỐC SƠN :
Bước 1
Lót sơn mặt ván : Hiện nay cốt vốc được dùng bằng ván ép, nên bề mặt vốc

tương đối phẳng, ít bị rút và cong vênh nếu sau này được sử lý kỹ và đúng
quy trình kỹ thuật. Sau khi kiểm tra mặt vốc xong lấy giấy nham gỗ xả bớt thớ
gỗ và các dăm còn sót lại, lúc này này mặt vốc tương đối phẳng láng, dùng
sơn sông (theo giới chuyên môn gọi là sơn sống loại nhì 60 độ ) quyét phủ lớp
1 cho cà mặt trước, mặt sau, và 4 cạnh ván. Sau khi để khô, dùng nhám gỗ xả
bỏ hom cây một lần nữa, lớp 2 và lớp 3 cũng như trên.
Bước 2
Phất vãi : Đây là công đoạn buộc phải có, nhờ vào sớ vãi ngang dọc sẽ làm

ổn định mặt ván không co rút. Dùng thép cho sơn sống có độ đặc khỏang 5055 độ xuống mặt ván và bốn cạnh , xong dùng vãi tám trắng có kích cở lớn
hơn tấm ván mỗi cạnh khỏang 50mm, căng vãi tương đối và ép xuống ván,
lưu ý khi căng vải phải bắt từ giữa căng ra và tải dần về bốn góc rồi sau đó
mới kéo vãi xuống bốn cạnh, phần dư ở góc để vậy chờ sơn khô dùng dao cắt
bỏ. Căng vãi xong, dùng sơn sông quét trên mặt vãi theo chiều ngang và dọc
cho sơn tỏa đều, khi nào thấy vãi không còn lốm đốm xem như ổn, lưu ý công
việc này phải tiến hành liên tục không để gián đoạn như vậy thì sơn dưới vãi
và bên trên sẽ kết nối cùng lúc khô giúp cho vãi phất trải phẳng và ổn mặt vốc.

Phất vãi mặt trước cũng như mặt sau giống nhau.
Bước 3
Sơn bó : Lớp sơn trát bó sẽ làm phẳng hết mặt vãi và nhờ nó sau nay giúp

mặt tranh khỏi
co ngót, giảm độ bóng hay xuống màu. Nguyên liệu : Tỉ 1ệ pha trộn tốt nhất = l
tô sơn sống 60-65 dộ + 1/2 tô đất sét ngầm. thường đất sét thì dùng đất sét
Trang 5


trắng (đất tam lư) + đất phù sa với tỉ Iệ bằng nhau trộn chung, đất sét khi trộn
phải ngâm nước cho bở và lọc qua vải cho mịn. Cách làm : Trước tiên thảo sơ
1 lớp mỏng sơn sống xuống vốc đã bọc vãi (thật mỏng) xong dùng hỗn hợp
sơn + sơn sống đã trộn trát xuống mặt vốc, sử dụng bằng tấm tole thép mõng,
bằng bay xương hay bay sừng. Làm xong đem ủ cho khô rồi sau đó dùng đá (
đá bọt, đá ráp, gạch non) mài phá sơ để lấy mặt phẳng, rồi sau đó dùng giấy
nhám nước số 50 mài kỹ lại . Lưu ý quá trình mài dùng theo phương ngang
rồi dọc như vậy vốc sẽ phẳng hơn, công đoạn này mài phẳng sẽ giúp cho hom
mài dễ dàng hơn. Thường người ta làm sơn bó cỡ 3 lớp cho cả trước sau & 4
cạnh, và mỗi lớp dày khỏang 2mm, động tác và tỉ 1ệ như trình bày trên.

.

Bước 4
Sơn hom : Mục đích là làm cho mặt sơn bó thêm thẩm thấu sơn, một

lần nữa và đồng thời vốc sau này được vẽ sẽ không xuống mầu hoặc mất độ
bóng hay hằn lên vệt tom gỗ . Quét xuống nền sơn bó trên mặt vốc trước, sau
& 4 cạnh lớp sơn sống 60-65 độ, cứ sau mỗi lớp sơn bó theo bước 3 thì có
hai lớp sơn hom, và cứ như vậy quy trình được lập thành 3 đợt. Quá trình mài

cũng như mài sơn bó theo phương ngang và dọc, đồng thời sau mỗi lớp bó
hay hom đều phải mài để giữ mặt phẳng thật tốt.
Bước 5



Sơn lót : Sau khi vốc đã bó và hom xong nên lót thêm khỏang 3 lớp

sơn sống 60-65 độ cho cả 2 mặt và 4 cạnh để tạo độ đanh mặt vốc , xem như
công đoạn cơ bản được hòan thành ở giai đoạn này. Nếu chúng ta tự làm vốc
được thì đối với những tác phẩm có ý cẩn trứng, xà cừ....chúng ta có thể
dùng giai đoạn này để giải quyết dán xuống trực tiếp, như vậy tiết kiệm rất
nhiều vật tư cũng như thời gian đục vốc, mặt khác việc đục rất khó giữ mảng
cẩn được hiện đầy đủ và đục ván dễ phạm vào vải được phất gây nên việc hồi
ẩm, hút nước phát sinh co dộp hoặc bung hay phù.
BƯỚC6

.

Sơn thí : Là lớp sơn chín không được tốt lắm, kém mầu bóng được

quét thí trên mặt vốc sau khi đã mài sơn lót xong, nhằm tạo lớp độn giúp lớp
sơn bó, sơn hom, sơn lót được bền hơn, đầy đặn hơn, đanh mặt và phẳng lì.

Trang 6


Khi quét người ta dùng thép vẽ có bề bản to quét làm 3 lần trên mặt trứơc,
sau & 4 cạnh, mỗi lần để khô và mài phẳng rồi mới làm lần kế tiếp.
BƯỚC7


.

Sơn quang : Là lớp sơn chín mầu đen tuyền, người ta cũng dùng

khỏang ba lần quét lên vốc mặt trước, mặt sau, 4 cạnh và sau mỗi lần mài
giấy nhám nước, lớp đầu giấy nhám 240, lớp hai giấy nhám 240 & 400, lớp 3
giấy nhám 240, 400 & 600. Vốc mài giấy nhám nhuyễn loại 600 sẽ làm mặt
vốc không còn vết xước và công đoạn này xem như cuối cùng.
KẾT LUẬN : Theo như phương pháp làm vốc được trình bày trên trong

giới chuyên môn gọi là cách làm vốc chay. Vốc sơn này hiện nay là cách làm
tốn phí nhất, nhưng ít sự cố và ổn định mầu sắc phù hợp với họa sĩ thể hiện
chất liệu sơn mài. Kỹ thuật làm vốc tiến hành 7 bước và mỗi bước có các giai
đoạn phụ và kết hợp lẫn nhau, mỗi lượt sơn xuống phải ủ khô và mài kỹ. Quá
trình làm vốc mặt trước, mặt sau và 4 cạnh cũng đều thực hiện hết các bước
trên. Mặc dầu vốc đến lớp sơn quang là xong tuy nhiên để cẩn thận người ta
phải dùng nhiều vốc để chồng nhau, dằn kỹ trong 6 tháng đến 1 năm mới đem
ra quang lại l đến 2 lớp và mài phẳng rồi mới vẽ.
II/ KỸ THUẬT CHẤT LIỆU:
Bên cạnh giá trị nội dung chủ đề tác phẩm, ngôn ngữ hội họa thì ngôn
ngữ chất liệu đối với họa sĩ làm tranh sơn mài rất được chú trọng, sự
cảm nhận mầu sắc chất liệu, khả năng diễn cảm chất liệu. Muốn vậy,
sự hiểu biết và kỹ năng kỹ thuật phải được nghiên cứu sâu, quá trình
làm nhiều với các nghiên cứu, tìm tòi sẽ tạo nên những kinh nghiệm
quý báu cũng như sự phán đóan hiệu quả và chính xác trong quá
trình mài tranh.
a/. KỸ THUẬT PHA CHẾ SƠN :
Nguyên liệu chính để ve là nhựa từ cây sơn. Sơn có từ nguồn Phú Thọ
và Nam Vang, sơn tươi chưa được pha chế gọi là sơn sống, thường dùng

sơn cỡ 70-80 (%) độ làm sơn pha chế tốt nhất, sơn pha chế xong la sơn chín.
Sơn chín chia làm 2 loại là sơn canh dán & sơn đen. Muốn có một một bức
tranh thể hiện vừa ý, mầu sắc sâu lắng, độ bóng mượt mà thì đòi hỏi của chén
Trang 7


sơn phải được lựa kỹ và pha chế đúng kỹ thuật, nếu không mọi bất trắc bề
mặt tranh sẽ không tránh khỏi thậm chí cả mảng mầu cũng không thể khô
được.

:
1-Sơn cánh dán : Kỹ thuật sơn cánh dán chia ra rất nhiều loại, thí dụ :

loại sơn pha mầu vẽ, loại sơn để phủ mài, loại sơn để toát đánh bóng. Để có
sơn cánh dán dùng sơn sống 70-80 độ bỏ vào chảo gỗ, dùng cây gỗ đánh một
chiều liên tục 30-35 vòng/phút trong 16-20 giờ ngoài nắng, sau khi sơn chín sẽ
có mầu cánh dán và trong. Dùng sơn chín lược ( ngòai vải, trong bông gòn rồi
đổ cánh dán vào và cuộn lại dùng dụng cụ vắt sơn (xem hình vẽ), như vậy sẽ
có một chén sơn cánh dán. Nếu chén sơn được để lâu ngày, kết quả cho ta
thu được (tạm gọi là 3 lớp) , lớp trên cùng dùng làm sơn toát, lớp giữa làm
sơn trộn mầu ve, va lớp đáy dùng để phủ mài (đây là cách thường trong giới
vẽ tự chủ động để phân loại và tiện sử dụng không 1ệ thuộc vào giới cung cấp
sơn rất khó khăn). Vì nguồn sơn là Phú Thọ và Nam Vang nên dùng mỗi thứ tỉ
lệ một nửa chén sơn sẽ có hiệu quả bóng và cứng . Tuy nhiên sau khi có mẻ
sơn màu vẽ người ta còn tiến hành thêm chất phụ da là nhựa thông để tăng
độ trong sơn khi vẽ hoặc toát. Căn cứ theo kinh nghiệm các nghệ nhân thì tỉ
1ệ pha chế như sau : 1kg sơn cánh dán + 100 gram nhựa thông. Cho nhựa
thông vào chén chưng cách thủy bằng bếp than, khi trông thay nhựa thông tan
ra và sôi bốc khói màu trắng bạc (hoặc bỏ một vài giọt nhựa thông vào chén
nước lã, vớt ra và bóp mạnh tay thấy nhựa thông vỡ vụn là đạt đúng độ yêu

cầu) xong cho nhựa thông đang sôi vào Sơn khỏang 1/4 kg sơn đánh đều rồi
mới cho cả tòan bộ sơn 3/4 kg kia vao và đánh đều như vậy trong một giờ cho
nhựa nhuyễn kỹ vào sơn, và có chén sơn có thể trộn mầu vẽ tốt. Sơn cánh
dán phải đựng trong bát sành. dùng giấy bong kính, calque.để đậy mặt sơn.
2-Sơn quang :Còn gọi là sơn then, có mầu đen tuyền . Cách lấy sơn
quang cũng như cánh dán chỉ khác lúc đánh chín sơn bằng: chảo sắt, gang và
thanh đánh sơn cũng vậy. Lược sơn, và thêm chất phụ da nhựa thông xem
giải thích cách làm như phần cánh dán.
b/ KỸ THUẬT THỂ HIỆN MÀU SẮC:
Kỹ thuật thể hiện mầu sắc trong tranh sơn mài hoàn toàn khác hẳn kỹ
thuật với mọi chất liệu khác. Do chính vì những bất trắc sơn sảy ra + sự phản
Trang 8


ứng hóa tính của mầu trong sơn...do không thể lý giải nguồn gốc mẽ sơn cũng
như nguồn gốc mầu vẽ được khai thác ... Để khắc phục tốt nhất là nên dùng
một miếng kính thử sơn cánh dán va mầu sơn trộn xem thử thời gian sơn kho
trong phòng ủ, độ bóng sơn sau khi ủ xong, mức độ phản ứng mầu pha trong
sơn ... Từ đó mới chọn mầu để trộn cũng như mẽ sơn đó hợp lý
1-

DỤNG CỤ VẼ:

1/l. Thép vẽ : Cọ vẽ bảng dẹp, lông cọ bằng tóc, ngoài ốp gỗ tre, trước
khi sử dụng phải chuốt kỹ, làm sao cho khi lấy sơn vào cọ vừa phải và vẽ
xuống vốc không để lại vết xước sọc cọ, đồng thời mặt sơn tỏa đều (xem hình
minh hoạ phần trên)
1/2. Bai ve : Bằn mo sừng trâu, được mài cẩn thận, đầu mo sừng mỏng
dễ uốn, va có độ nảy tốt, dễ dàng khi trộn sơn cũng có thể sử dụng như bai vẽ
sơn dầu tạo nên mai che

1/3. Cọ tỉa : Thường dùng trong thị trường hiện nay là của nhật tốt
nhất, có nhiều cỡ để đi nét theo yêu cầu, cách đi nét thường dùng sơn đen, có
thể dùng nét mầu nhưng phải pha thêm chút ít dầu hôi để dễ kéo cọ. Cọ tỉa sử
dụng đúng như cách dùng bút nho của người Hoa .
1/4. Cọ tần : Dùng để phất bạc ray, phất bạc sau khi dán... thương
dùng cọ tầu, cọ lông thỏ tùy theo mảng lớn nhỏ, cọ phải tốt tránh để lại lông
trên mặt Sơn.
l/5. Ray bạc: Giống như ray dừa trong gia đình, lưới ray tốt nhất là bằng
đồng hoặc inox, có nhiều cỡ lưới sẽ cho bạc vụn khi ray nhiều hạt to nhỏ, tạo
nên mai che diễn tả chất liệu đa dạng hơn. Khi bỏ bạc được tháo ra khỏi quỳ
dùng cọ vẽ sơn dầu bảng khoảng 2cm xoa nhẹ bạc trong ray xuống mãng
được vẽ sơn vừa xong, có thể ray sẵn đựng trong hủ kính hoặc nhựa để sau
nay tiện sử dụng ngay.
1/6. Kep gấp : Thường dùng kẹp trong ngành y khoa, vỏ trứng hoặc
chất liệu tương đương muốn cẩn xuống vốc phải dùng kẹp đi gấp vỏ trứng và
đưa vào nơi cẩn dễ chính xác hơn.

Trang 9


1/7. Búa nhỏ : Tiết diện đáy đầu búa khoảng 10-15mm, cán gỗ ngắn,
dùng đập vỏ trứng, xà cừ...diễn tả được độ đậm nhạt, ốp vỏ trứng xuống nề
vừa sơn được sát hơn.
1/8. Co vẽ : Dùng cọ vẽ bảng dẹt trong vẽ sơn dầu, ngoài việc dùng vào
nghiền bạc, vàng...trong rổ ray, có thể dùng dể vẽ thay cho truờng hợp thép
sơn không có đủ.
1/9. Bảng pha mầu : Bang kính dày cỡ 5mm. cạnh khoảng
300x400...nên có vài tấm kính để thay thế nhau khi trộn sơn hay pha mẩu, có
thể dùng thử mầu trước khi vẽ hoặc ủ cất khi bảng pha mầu đầy sơn sau khi
khô đem cạo ra làm mầu vụn, cho mảng mầu thể hiện đa sắc & phong phú.

2-CHẤT LIỆU:
2/l. Sơn cánh dán : (xem phần kỹ thuật pha chế chén sơn canh dán)
2/2. Sơn den: (như trên )
2/3. Vỏ trứng + Xà cừ : Vỏ trứng vịt đủ dày và có độ bóng tốt sau khi
mài đánh bóng thường dùng trong tranh sơn mài, công tác sửa soạn vỏ trứng
rất kỹ và có quy trình : vỏ trứng vịt trước khi đem vào sử dụng phải ngâm
nước khỏang 24 giờ cho màng lụa mặt trong vỏ trứng được mềm, dùng tay
bóc sạch lớp lụa ra (nếu không sau này cẩn vỏ trứng sẽ bị bung ra do lớp lụa
không giữ được trứng bám xuống nền vốc), sau khi bốc sạch xong dùng bàn
chải lông tương đối mềm chà sát nhẹ mặt ngoài cho hết do bẩn, đặt vỏ trứng
vào rổ nhựa cho rút hết nước xong đem phơi nắng khoảng ba ngày là vỏ
trứng có thể đem vào sử dụng. Lưu ý trong khi chọn vỏ trứng nên chọn còn
nguyên và quá trình làm sạch trứng không nên bể nát nhiều giứp việc dùng
sau này tiện ích hơn.
2/4. Bac + Vàng : Là kim loại quý được dát mong và dùng vào chất liệu
sơn mài. Hiện nay thị trường có 2 nguồn : bạc bắc, bạc nhật, vàng bắc, vàng
nhật. Bạc nhật: có 50 lá trong một xấp, kích thước có nhiều cỡ như 50x50,
100x100, 150x150... Riêng bạc Bắc thường có một cỡ là 30x30, cứ 50 lá làm
thành một xếp, 10 xếp thành một quỳ. Cũng như vậy vàng có kích cỡ tương
tự. Một số cơ bản việc kết hợp sơn và bạc, vàng dán nguyên lá bạc xuống
nền đã ve sờn gọi là thếp, hoặc dùng vàng hay bạc để ray tùy theo hạt to nhỏ,

Trang 10


có thể dùng bạc ray kết hợp với tay để xoa, dùng cọ dầm xuống mặt sơn,
dùng búa nghè cũng được
2/5. Mần vun : Bảng pha mầu đầy sơn không nên lau bỏ, nếu được cất
ủ cẩn thận, sau khi khô dùng dao cạo ra sẽ có lấm tấm mảnh mang mầu đa
sắc dùng vào việc tạo nên mảng mầu đa sắc không thể ve bằng tay được.

2/6. Son : (siilfnre de mercure) Là loại bột mầu đỏ được pha chế công
phu từ chất thần sa, chu sa ra. Son có 4 loại : Son trai, son tươi, son thắm,
son nhì. theo thứ tự thì son trai mầu tươi và thắm nhất cuối cùng son nhì thì
mầu sẫm hơn. Sử dụng son để vẽ tương tự như mầu bột tuy nhiên màu son
có hiệu quả lớn, bất ngờ và ước 1ệ cao.
2/7. Mầu bột : Tuy màu bột pha trong sơn thường tạo nên phản ứng và
biến mầu không giống như son có thể đạt nguyên mầu như pha từ dầu, do dó
trước khi chọn những màu bột ít phản ứng thích hợp giử hũ để trộn sơn nên
làm động tác thử màu trộn sơn trên kính rồi đem ủ khô, nếu màu trộn không bị
mất bóng, sắc dộ cũng còn giữ lại theo tương ứng hoà sắc phác thảo màu là
bột có thể sử dụng khá tốt va an tòan. Hiện nay thị trường hàng sơn dùng
nhiều nhất là mầu bột đựng
hộp của Nhật (hiệu đần lâu) la lọai bột tinh chế rất tốt ít phản ứng trong việc
trộn với sơn và độ tươi mầu cũng rất đẹp, tuy nhiên bên cạnh đó ta có thể tìm
tòi thêm một số mầu bột thích ứng khác. Bên cạnh mầu bột hộp có thể dùng
mầu phẩm thái thanh lục, thái thanh dương, cánh quế.
2/8. Nhủ hac + Vang : Ngoài bạc, vàng lá có thể dùng nhủ vàng, nhủ
bạc loại ba sô 0, trộn chung trong sơn lúc nhào, phất lên bề mặt sơn...ở thị
trường có loại bạc muối cục sài cũng tốt. Hiệu quả nhủ chỉ nên dùng tương
đối bởi vì sắc màu thường bị đục, thường được dùng ở lớp lót trong việc thể
hiện mầu.
2/9. Dầu hôi : Loại dầu hôi có mầu trắng, đựng trong chai thủy tinh, với
chất liệu sơn mài khi dùng dụng cụ vẽ, chén, hủ, lọ...buộc phải dùng loại thủy
tinh, nhựa hoặc sành tranh dùng sắt nhôm..bằng kim loại, nhằm tránh việc tạo
ra tạp chất hoặc cơ phản ứng trong mầu. Nếu tùy tiện sử dụng khó lường độ
sai màu hoặc sự quán xuyến chung trong thể hiện.

Trang 11



2/10. Giấy in : Lấy tờ giấy calque (cở khổ giấy A2), dùng ít dầu hôi trộn
chung bột trắng titan trong chén, dùng bông gòn thấm vào mầu trộn rồi xoa,
đều trên l mặt giấy calque, để giấy calque khô khỏang 30 phút là đem dùng
được, loại giấy in nay khi calque nét không lem mau trăng xuống vốc, có thể
sử dụng nhiều lượt, nếu sài lâu không còn rõ nét có thể làm lại như trên.
Không nên dùng bút chì tô lại nét như người ta thường làm, bởi vì như vậy chì
có dầu sẽ làm nét sơn đen khó bám dính trên mặt tranh khi tô vẽ sau này cũng
không nên quá bất cẩn sẽ khó cho việc bôi sơn vẽ chính xác và nhập nhòa
biên giới hình nếu không chủ động như vậy.
3- QUY TRÌNH THƯC HIỆN :
Kiểm
tra
In nét

Dùng nhám nước 600 lau sơ lại vốc sơn, làm cho vốc thật sạch vết bẩn,
vết xước và làm vốc thêm thẳng.
Lấy giấy in lót dưới bảng calque nét, dùng bút sắt tô theo nét. Lưu ý
: mảng nào cần trổ vốc cần trứng hay xà cừ nên calque trước, sau
khi hòan thiện xong vỏ trứng mới calque lại tòan bộ nét lần nửa vậy

Đục
vốc
Cẩn
trứng

sẽ không làm mất nét trong quá trình thể hiện.
Sau khi calque chọn mãng trứng, dùng dao trồ khắc xuống mặt vốc, độ
sâu và dày trứng tương dương, dùng thép vẽ cho sơn cánh dán một lớp
đủ dán trứng.
Có nhiều cách cẩn trứng: vỏ trứng cẩn lật ngửa, vỏ trứng cẩn xấp,

vỏ trứng cẩn theo lối ray vụn theo sáng tối ... Tuy nhiên vỏ trứng
không nhất thiết cẩn theo vốc đục sẳn, có thể dùng trứng cẩn lối
trực tiếp trên bề mặt. Sơn cánh dán làm phải gọn va chia ra nhiều lần
như vậy vỏ trứng không vãi ra, dùng kẹp gắp vỏ xuống, lấy tay dằn
nhẹ dùng búa nhỏ dập vờn theo độ đậm nhạt bảng than, vỏ trứng
càng vụn mảng sẽ tối. Sau khi cẩn xong đem vào phòng. ủ chờ khô,
căn cứ vào mảng màu trộn sơn và dùng bai sừng ghè trên trứng
nhằm trám hết các khe hở, độ sơn trộn không đặc lắm sơn sẽ dễ
xuống khe hở, xong lại mang vào phòng ủ. Khi sơn đã khô kiệt mang
ra mài giấy nhám nước (Nhật) cỡ số 50, 80, 100, 120, 150, 180. khi mài
dùng cỡ gổ lớn để giữ mặt trứng phẳng, mặt trứng sau khi hòan
thiện vẫn còn nổi so với vốc vừa phải như vậy sau khi thể hiện tranh
được mài ra sẽ có vỏ trứng. lưu ý giai đoạn phủ sơn trám trét và mài
này phải lặp lại nhiều lần sao khi nhìn nghiêng mặt trứng phẳng, các
1ỗ mọt cũng không còn. Sau khi cần hòan thiện xong có thể dùng

Trang 12


màu vẽ chồng lên để tìm mai che, các xác xuất còn lẩn khuất của vỏ
trứng như vậy tòan bộ của tranh sẽ hài hòa và rung cảm hơn không
cứng nhắc.
Cẩn xà Đục vốc và dán như vỏ trứng (Trong tranh mỹ thuật thường không
cừ, vỏ
dùng lối cưa lộng) , có thể dem nướng sơ qua khi nào dùng tay bóp
trai
mạnh nát vụn là được (1ối này để rắc trên
sông
mặt sơn vẽ), hoặc đập vụn nhỏ và cẩn như vỏ trứng...rồi dùng sơn
trộn phủ mài với quy trình tương tự như phủ mài trứng. Với chất liệu

này thường dùng để tả sự vật nằm trong mang đậm, trong tối ... Kỹ
thuật trứng, xà cừ giúp cho tác phẩm sinh động, tính ước 1ệ cao,
.hoa sắc vui và hấp dẫn trong việc sáng tác của người vẽ cũng như
Vẽ nét

giới thưởng lãm.
Giai đoạn trứng xong, dùng bảng calque nét trở lại. Dùng cọ vẽ nét
và sơn quang để vẽ tùy thuộc nét lớn nhỏ chọn cỡ cọ), cầm cọ như
thể dụng cọ tầu (xem hình vẽ), khi ke nét nên ke giấy dưới lòng tay
tranh mồ hôi, lượng sơn chỉ lấy ở đỉnh cọ, kéo cọ sao cho nhấp để
độ sơn xuống đứng sơn không nên kéo liên tục. Vẽ nét có thể dùng
nét sơn màu, có thể vẽ nét xong phất bạc cho nét thêm sinh dộng,
nét ke xong phải ủ khô trước khi bất tay vào việc thực hiện lên chi
tiết va mảng lớn. Tùy thuộc vào ngôn ngữ của nét mà nét cao thấp
dày mỏng để sau này nét hiện ra vừa phải theo sự chủ động của tác

Thể

giả, đạt sự mềm mại và uyển chuyển cua nét
Trộn sơn : Dùng bai sừng lấy cánh dán với lượng vừa đủ cho

hiện

mang mầu cần được vẽ, lấy màu (son hay màu bột) trộn đều, không

màu

nên để sơn nghiền còn hạt mầu chưa tan mà vẽ. Độ sơn trộn tốt là
còn ánh độ bóng của sơn, lấy lên bai không chảy. Mầu trộn lỏng sẽ
làm mầu mất tươi nhưng sẽ có độ bóng lớn, nếu trộn đặc mầu tươi

nhưng kém bóng. Trong bảng mầu có thể dùng cả sơn quang để trộn,
hoặc pha chút ít với cánh dán để tăng đậm...Theo kinh nghiệm có thể
trộn trước những gốc mầu cơ bản với lượng lớn, sau đó dùng giấy
calque gói kỹ lại, sai như tuýp sơn dầu vẽ (quá trình trộn truớc mầu
trong cánh dán nếu để trong khỏang 7 ngày mầu bột sẽ tan trọn vẹn
trong sơn (dễ dàng trong thao tác)
Lớp màu vẽ : Thường được thực hiện các lớp qua nhiều lần (trên
3 lần). Nguyên tắc vẽ gần như chi tiết vẽ truớc mảng vẽ sau. Mỗi lần
vẽ. nên kết hợp bạc , vàng...như vậy lớp mầu sau này sẽ trong va

Trang 13


rung cảm hơn.
Bạc & Quy trình thể hiện tách ra là để tham khảo, thực Sự nó được, kết hợp
vàng

bằng cảm xúc, hoặc được tính tóan giửa bạc, vàng, mầu vụn, xà cừ
rắc với mầu vẽ trộn. Có thể dùng bạc thếp, ray, dán xen kẽ giửa mầu,
cánh dán, vỏ trứng, xa cừ.
* Bạc vàng ray : dùng ray có kích cở theo mắc lưới, gỡ bạc cho vào
ray, dùng cọ vẽ xoa nhẹ các tấm bạc, bạc rơi xuống dưới ray được
hứng vao hũ để dùng phất lên chi tiết và vờn bạc tạo khối hoặc độ
sáng và sau này sẽ trong mãng được vẽ.
*

Bạc vàng xoa : dùng cánh dán hoặc mầu vẽ lớp mỏng chi tiết,
cần thể hiện, dùng giấy bao rút bớt lớp sơn thừa vừa vẽ, để
ráo mặt Sơn khoảng 30 phút được, dùng bạc ray sẵn như trình
bày trên bỏ xuống chi tiết khá nhiều và dùng ngón tay xoa nhẹ

trên bề mặt như vậy chúng ta có một lớp bạc xoa. Lớp này rất
sáng và trong, tuy nhiên dễ bị oxid nên buộc phải phủ mầu
hoặc cánh dán bảo vệ tốt hơn và độ diễn cảm sâu hơn

*

Bạc vàng thếp: Lối này rất khó làm, phải rất khéo léo đôi tay và
làm nhiều cũng cho lớp sơn xuống chi tiết và lấy giấy báo rút
thật sạch sơn thừa, chỉ để

lại lớp mỏng, để ráo mặt sơn

khoảng 1 giờ, dùng bạc dán phẳng sao cho mỗi lá bạc khi dán
xong có cac hình ô vuông đều va song song. Thường thì lối
này chỉ dùng để tạo một tấm nền có mầu hoàn kim và trên đó là
chi tiết.
Bạc vàng dán, dằm : Giống tương tự bạc thếp, nhưng chỉ khác là thể
hiện thoải mái hơn không 1ệ thuộc vao những bươc quá quy phạm.
Cách này thường được sử dụng và dễ tạo cho xúc cảm cũng như
những bất ngờ trong qúa trình hình thành tác phẩm
*

Bạc và vàng dù dùng cho dạng nào đi nữa thì nó vẫn đóng vai
trò quan trọng trong việc thể hiện chất liệu sơn mài nó giúp tác
phẩm có độ sâu mầu cũng như tính chất trang quý của tác
phẩm.

dán

Thảo than, phác thảo mầu sinh viên chọn lấy mầu chung theo từng

cụm mảng mà pha và phủ theo từng thùng, nếu quá trình thể hiện các
lớp trước không đều buộc phải gia tăng làm phủ mảng theo nhiều lần
sao cho toàn bộ mặt tranh có độ phẳng tương đối, cũng có thể phủ

Trang 14


mảng nhỏ rồi phủ chồng lên nó lớn hơn theo phương pháp tập hợp.
Lớp cuối cùng là phủ cánh dán lên toàn bộ mặt tranh nhằm tạo sự
bão hòa một lần nữa lên các lớp sơn được thẩm thấu kín sẽ tạo nên
độ bóng bằng nhau trên toàn bộ mặt tranh. Sau đó ủ thật khô 3 đến 5
Mài

ngày là mài được.
mài là tính nghệ thuật hoàn thiện cao nhất của sơn mài, nếu xét tính
tổng hợp ở mức vẽ thì yếu tố mài phải có sức quán xuyến cao hơn,
bởi lẽ nó không thể trở lại. Trước khi mài phải dựng phác thảo than,
phác thảo màu trước mắt cũng như phải nhớ lại toàn bộ các lớp
được vẽ qua, dùng giấy nhám nước cỡ 240 kẹp cỡ mài khổ lớn để
mài phá lấy độ phẳng tương đối cũng như các mảng màu mới chớm
hiện ra ( nếu trong giai đoạn này mà không phẳng được trong khi các
chi tiết đã hiện ra khá đủ, buộc phải dừng lại và đem trnah đi phủ
thêm xong đem ủ chờ mài như lúc đầu ). Lần mài bước kế tiếp dùng
giấy nhám 400 mài kỹ đến khi chi tiết hiện ra như ý. Dùng giấy nhám
600 mài lau kỹ lại để sạch vết xước. Khoog có một tác phẩm tốt nào
là mài có thể hoàn thiện và đánh bong, buộc phải đem ra sửa chữa và
mài cho đến khi nào hợp lý mới thôi. Sửa chữa tranh sơn mài có thể
xem như một kỹ thuật , xong để làm được phải rất nhiều kinh nghiệm
xử lý, kỹ xảo... và buộc người vẽ không có gì khác ngoài việc phải lao
động sáng tác liên tục với chất liệu mới hy vọng cho ra những tác

phẩm đẹp, đồng thời là sự nhẫn nại kiên trì chờ đón phán đoán một
hiệu quả, và như vậy có chăng một hiệu quả sửa chữa hoàn thiện tốt

Toát

được.
Sau khi tác phẩm được hoàn thiện xong về khâu vẽ, phủ mài thì tác

sơn

phẩm phải tiến đến giai đoạn phủ một lớp sơn mỏng mà thường
được gọi là toát. Trong kỹ thuật toát có 2 phương pháp tạm gọi là
toát sống và chín: toát sống là dùng sơn toát bằng tay hoặc thép sơn
bản lớn quét lớp mỏng lên toàn bộ mặt tranh xong dùng tay đánh thật
mạnh liền để gây hiệu quả độ bóng với sơn vừa phủ lên. Toát chín là
phủ lên một lớp mỏng như trên rồi đem vào ủ cho thật khô mới đem
đánh bóng bằng bột chu thì tranh mới bóng. Hiệu quả có khác nahu,
toát sống gây cảm giác êm dịu bóng khoáng nhiều không bị chóa
sáng, còn toát chín thì hiệu quả đánh bóng rất cao.
Trước khi toát thường phải chuẩn bị sơn toát rất kỹ, thường sơn có
mật dầu cao nên sơn rất chậm khô, ngoài ra để đạt được độ mỏng

Trang 15


trong sơn còn phải pha giữa sơn cánh dán với một ít dầu hôi trắng,
độ pha chế tùy ý tác giả , sơn nhiều mầu sậm.
đánh

Bước cuối cùng hoàn thiện là đánh bóng, kỹ thuật đánh bóng không


bóng

có gì thay được bàn tay. Dùng bột chu chứa trong vải tấm vỗ nhẹ lên
mặt tranh cho không bị cát dính vào, dùng ít nước búng nhẹ lên
tranh, dùng tay xoa đều cho đến gần ráo gia tăng độ ma sát tay
xuống nền tranh làm sơn có ma sát nong và như vậy tranh sẽ bóng
lên. Tuy nhiên mức độ bóng như thế nào phải kiềm chế tùy vào yêu
cầu trong tác phẩm và chủ ý người vẽ. Đánh bóng xong có một số
người kỹ lưỡng đã dùng giấy báo bọc kín lại và cất đi đến đôi ba
tháng giai đoạn này người ta gọi là ủ khô, có vật tác phẩm khi được
trình bày người xem được độ sâu mầu và trong trẻo chất sơn.

LÝ THUYẾT BỐ CỤC :
*Khái niệm: (tư liệu ký họa, vốn quan sát, những ý tưởng khởi đầu để đi đến
những bố cục)
+ Phần lớn sau hai năm cơ bản sinh viên có quan niệm bố cục theo một chiều.
Nghĩa là muốn có một bố cục thì lấy tư liệu ký họa nhóm đem chỉnh lại ( gọi là
nâng cao ), và xem đó là bố cục. Đó cũng là một phương pháp. Song, ta đặt ra
những vấn đề trong nghiên cứu được trên, xét thấy có những mâu thuẫn. Nhất
định thế, không có bố cục dễ giải như vậy, bề dày sự suy tưởng mỏng, ngôn
ngữ tạo hình không đủ thời gian cần có để chắt lọc, có sức hấp lực không
đủ....và rất nhiều sự sơ sót cho quan sát cũng như đọc được từ thiên nhiên
và cuộc sống... tất nhiên chúng ta không phủ nhận rằng quy trình từ tư liệu
đến bố cục tắt gọn như vậy là không có, bởi lẽ đã có nhiều tác phẩm cũng trải
qua vậy và cũng có vị trí tốt. Để dễ dàng nghiên cứu bước khởi đầu trong năm
thứ 3 ( bài bố cục học kỳ I ) : Rèn luyện học sinh kỹ năng nghiên cứu có phân
tích hay một cách khác là sự tĩnh tại và suy ngẫm lại trong ký ức của vùng
thực tế để tìm sự khởi đầu một âm hưởng nhắc lại cái thiện cảm mang tính chủ
đề , cái mà ta ‘ đọc ‘ được trong quan sát, cái mà tồn tại trong tâm trạng vẽ. Sự

khởi sắc ấy ban đầu như những gì cảm thấy rằng hoang tưởng hoặc miên man
không xác đinh được những kết thúc. Muốn kết luận một chủ đề, người vẽ
phải trải qua quá trình của phác thảo nhỏ để tìm lấy được tâm trạng chính
mình trong cái thiện cảm, thực sự rung cảm trong những mảng đen trắng cám

Trang 16


dỗ ý đồ tác phẩm. Và sau khi khởi sự một hướng chủ đề thông qua phác thảo
đen trắng nhỏ s/v sẽ tiếp tục các bước được trình bày ở phần sau đối với bài
bố cục học kỳ 2 thì phương pháp nghiên cứu có khác ( do yếu tố thời gian giới
hạn ) chúng ta sẽ nghiên cứu từ ký họa nhóm nâng lên không như kỳ 1 phải
tìm điều vẽ bằng ký ức của tĩnh tại. Dựa trên nền tảng đã được nghiên cứu qua
bố trước nâng lên thêm một ý niệm cao hơn và cũng rất quan trọng cho những
phát triển hình thành tác phẩm về sau, đó là ý niệm cuộc đời của từng sự vật
và con người mà s/v đã dựa vào trong bố cục tạo thành các hình tượng muốn
trình bày.
BƯỚC KÝ HỌA ĐẾN BỐ CỤC CHẤT LIỆU:
a)

Một tư liệu ký họa tốt thường phải hội đủ sau:

1.

Ký họa bố cục nhóm người chung

2.

Ký họa dáng , chân dung, các chi tiết sự vật bổ sung theo bố cục nêu trên


3.

Ký họa phong cảnh mầu ghi lại ấn tượng khu thực tế

4.

Ký họa sâu thâm diễn các chi tiết tay chân áo quần hoặc các sự vật khác có
liên quan

b)

S/V tìm phác thảo đen trắng nhỏ, trong đó:

1.

cảm tính & lãng mạn hóa chủ đề.

2.

Ngôn ngữ đặc thù, hay là : “ không gian riêng “ vùng thực tế s/v được tiếp cận

3.

Tính ngôn ngữ hội họa ( hình , mảng, nhịp điệu, đường, lượn, tốc độ, ánh
sáng...)

4.

Yếu tố chuyển động & hình tượng trong ý đồ sẽ tái hiện


c)

Dựng phác thảo than bằng khổ thật của vốc sơn ( dựa trên đen trắng mầu
bột ):

1.

Nghiên cứu có tính tư duy lý và lý giải các hình tượng xung tích nhất, có giá
trị. Nói một cách khác là mỗi s/v đứng trước phác thảo than phải làm hợp lý
những mảng cũng như xây dựng hình tượng các sự vật và con người, dựa
trên vốn có của ký họa một cách hợp lý, kể cả các vấn đề chi tiết nhất như một
chiếc lá , chiếc bông, hay một nếp nhăn quần áo...và ở đó buộc mỗi sinh viên
vận dụng tư liệu ký họa tốt nhất, thâm nhập sâu vào mẫu nếu cần cho bố cục,
rèn luyện suy tư , suy diễn trên chi tiết bố cục muốn trình bày , đồng thời nâng
thêm vốn cuộc sống, suy luận từ các quan sát để đọc được cái đẹp chân thật
và nhân bản.
Trang 17


2.

Mọi hình tượng được giải quyết đều nhằm vào sự chuyển động và nhịp điệu
của bố cục.
Muốn trong tác phẩm có tâm trạng thì bố cục có các nhịp điệu, hình mãng, ánh
sáng....phải chuyển động được, vấn đề này là then chốt nhất trong quy trình
nghiên cứu bố cục đối với mỗi s/v ở năm thứ 3. Tính chuyển động trong bố
cục sẽ dựa vào điều s/v học được ở năm cơ bản qua bài chép hoa lá và ước
lệ, qua bài trang trí hình vuông, chữ nhật, tròn, vải hoa, đường viền...song sẽ
được hướng dẫn lại các then chốt để nghiên cứu ( xem trình bày dưới: vận
dụng vốn cơ bản vào trong chuyên môn )


3.

Khai thác triệt để ngôn ngữ tạo hình, các yếu tố ước lệ và nhất tính decor trên
bố cục. Ngược lại trong quá trình làm phác thảo mầu bột, do xuất phát từ
những ý tưởng một cách rất cảm tính để có đường nét, các đường lượn, nhịp
điệu, mảng lớn nhỏ, độ đậm nhạt ....cho dù vô tình hay cố ý thì khi vẽ đến
phác thảo thanh s/v phải làm hợp lý lại các sự vật, con người dựa trên những
sự kiện thực tế bằng ký họa hoặc quan sát được. Ngôn ngữ trong hội họa ẩn
chứa dưới nhiều tên gọi, như tỉ lệ hình trong bố cục, sự tương phản lớn nhỏ
đậm nhạt, đường lượn và tâm trạng chủ đề, không gian trong bố cục, bố cục
ánh sáng....nhằm làm cho tranh có một hấp lực, chủ đề bật được ý. Mọi sự
sắp xếp trong bố cục, bao giờ cũng phải đòi ở s/v rèn luyện lao động sáng tọa
và quan sát cuộc sống, từ đó rút ra tính thẩm mỹ, tính trang trí decor làm cho
tác phẩm có bố cục hợp lý, hài hòa cả mầu sắc, và lẫn cái duyên riêng cho
người vẽ.

d)

Dựng phác thảo nét trên giấy calque:

-

Nét mang tính tượng trưng, biểu thị của nhiều vấn đề như ranh giới của mảng,
chi tiết của sự vật....song nét là cô đọng nhất, vừa mang tính trang trí, ước lệ,
tỉ lệ, và độ rung cảm trong thểúhiện chất liệu sơn mài bảng nét được xem như
một giai đoạn không thể thiêú.

-


Ưu điểm của nét là hoa văn decor, là nhằm trang trí thêm cho sự vật đạt thẩm
mỹ cao. Nét có thể giúp sự vật được gợi thành khối, sự mềm mại uyển chuyển
cũng như mạnh mẽ của nét bổ sung cho tổng thể bố cục hướng vào chủ đề
triết lý hơn nhưng vẫn giũ được yếu tố lãng mạn. Tóm lại nét là chi tiết và
nghệ thuật tạo hình thì không thể thiếu chi tiết.
Trang 18


e)

Tìm phác thảo mầu bột:

-

Mục đích phác thảo mầu là tìm một hòa sắc thích hợp nhất cho chủ đề và bố
cục được trình bày. Phác thảo mầu có nhiều thủ pháp: vẽ nhỏ, vẽ bằng khổ
thể hiện, vẽ bằng cắt dán giấy mầu hoặc các chất liệ có mầu khác.

-

Trong phạm vi năm thứ 3 sinh viên thực hiện phác thảo bằng mầu bột khổ
nhỏ, rèn luyện cho mỗi sinh viên khả năng cảm mầu và ứng xử chất liệu phù
hợp để giải quyết bố cục, đồng thời trong quá trình đó sẽ có phát hiện một
gam mầu mang tính hiện đại hơn, ước lệ hơn, tôn thêm chiều sâu mầu, độ
thẩm mỹ, tạo nên bố cục với hòa sắc thuyết phục nhất.
d) thể hiện bố cục thông qua chất liệu sơn mài:
- nắm kỹ thuật sơn mài ( như phần trình bày một số quy trình & phương pháp
chất liệu ) sự cảm xúc chất liệu sẽ làm cho tính hoàn mỹ trong thể hiện trọn
vẹn và một bức tranh hài hòa, đẹp. Tuy nhiên không phải có một phác thảo
than ổn, một phác thảo mầu đẹp, và một bảng lọc nét tốt có thể làm dễ dàng

trong chất liệu sơn màu. Có nắm vững chất liệu, kỹ thuật sơn mài thì mức độ
cảm xúc chất liệu mới đủ làm diễn cảm tâm trạng & ý đồ nội dung hình tượng
trong bố cục, một bảng hòa sắc thật sự hấp dẫn đầy sáng tọa.
B. VẬN DỤNG VỐN CƠ BẢN VÀO CHUYÊN KHOA:
* Việc nghiên cứu trang trí, hình họa ở những năm cơ bản sẽ đóng một vai trò
rất quan trọng trong quá trình tiến đến nghiên cứu hình thành của bố cục. Chất
liệu sơn màu đối với quy trình phát triển của bố cục đòi hỏi S/V phải sử dụng
vốn học thuật cơ bản thật tốt. Đồng thời giáo dục sinh viên một kiến thức
mang tính nghiên cứu trong vốn cổ dân tộc và nhân loại, trong các phong cách
suy tu, diễn giải mà họ đã tạo dựng nên những hình tượng tiêu biểu. Thí dụ:
- CHÉP HOA LÁ:
Giúp sinh viên luyện kỹ năng thâm diễn sự vật, nghiên cứu cấu trúc, tỉ lệ....và
quan trọng nhất trong quy trình này là sự ước lệ, sự cách điệu, tính trang trí,
decor....những yếu tố này như một vốn liếng cơ bản khi bước vào chi tiết cho
bố cục một bức tranh sơn mài. Nó có thể giúp cho sự giới han khả năng diễn
đạt một không gian kinh điển, hay một cách khác nhờ vào những khả năng chi
tiết này, có thể tạo nên một chiều sâu trong không gian...( xem những điển
hình tranh matisse, Rousse, Gaugauin ). Cũng có thể nó trở nên những chi tiết
Trang 19


trang hoàng cho áo, quần , khăn...và thường chất liệu sơn mài dụng nó tương
đối như vậy. Tương tự như vậy đối với những bài trang trí hình vuông chữ
nhật, tròn, vải hoa....nhằm vào việc đẩy sâu tính trang trí , ước lệ....tô vẽ cho
bố cục thêm sinh động, rực rỡ hơn.
NGHIÊN CỨU VỐN CỔ:
Bài nghiên cứu vốn cổ của hai năm cơ bản, ngoài việc tìm hiểu tính chất địa
lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ thẩm mỹ...còn đòi hỏi mỗi S/V hướng nghiên
cứu vốn cổ có tính liên quan đến những vận dụng ý tưởng sáng tác dân tộc
vào trong bố cục, và phát triển bố cục hướng giải quyết có vấn đề hơn, tập

trung đồng thời gần gũi với ngôn ngữ tạo hình của người Á Đông chúng ta,
những khởi nguồn tình cảm của người Việt....hiển nhiên vốn cổ còn có thể giải
quyết nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên năm thứ III chỉ hướng dẫn những điển
hình và mỗi S/V phải tự lập cho mình vốn kiến thức sau khi nghiên cứu để có
những phát hiện mới hơn bổ sung cho sự phát triển bố cục có những vấn đề
được giải quyết một cách sinh động hơn song vẫn không vượt ra quá những
yêu cầu mang tính cội nguồn hoặc những triết lý sâu xa mà vốn dĩ dân tộc ta
từng trau truốt trong cái tình cảm, cái nhân đạo trong đó. Trong phần năm thứ
3 này chỉ giới thiệu lại ba vấn đề của nhiều cơ sở để cấu thành một bố cục mà
người xưa đã từng nghiên cứu và diễn đạt tình cảm của họ.
+ TÍNH TỐC ĐỘ
Đối với bố cục thì tốc độ ( tạm đặt đây là một cách gọi ) có thể gây nên những
chuyển động. Khu vực này tác động rất lớn đến không khí của tác phẩm. Thí
dụ: Bố cục “chèo thuyền” “Rồng” qua các thời đại....trong điêu khắc dân gian,
xem hình : con người và những chiếc dầm tạo nên một zích zắc : tạm phân
tích những xu thế phát triển zích zắc đó như sau: tóm lại, mỗi giản cách theo
như hình trên cho chúng ta những chuyển động khác nhau, điều đó có thể nó
ứng dụng trong bố cục. Tạo ra những cảm giác xáo trộn, gấp rút vội
vàng.....hoặc đã yên tĩnh, thanh bình....kết luận, diễn trên của những tốc độc
đó sẽ tạo nên tính tĩnh và động trong tác phẩm, xong sử dụng và phát triển
như thế nào đó là một cách hài hòa nhất đẻ bốc ục tăng thêm hấp lực, rung
động, và duyên dáng trong tác phẩm.
+TÍNH THUẬN NGHỊCH:
Trang 20


Trong tư liệu vốn cổ, có thể tìm thấy điều này được thể hiện rất nhiều. Nhằm
biểu thị một sự cân bằng hơn. Một nhịp điệu ẩn chứa sự nhịp nhàng và thật
hài hào. Tính thuận nghịch giúp bố cục xóa những sự bình thường hóa của
đường lượn, và tác động ngược lại bố cục những hiệu quả cô đọng chủ đề ta

muốn nêu ra và như những gì người ta thường nói “ Trong tư liệu về rồng,
xem hình trên ta nhận thấy bộ chân được đặt ra một cách tự do và ngược hẳn
với một đường lượn nhịp điệu rất thuận trên thân rồng, đầy suy tính và duy lý
trong đó, nó tạo cảm giác rất thuận cho đường lượn, song vấn không làm mất
đi nhịp điệu chính của nó. Kết luận: sự thuận nghịch trong bố cục nếu chúng ta
biết khai thác nó sẽ tạo nên một sự hài hòa cho nhịp điệu, nhấn vùng chính
của chủ đề ta muốn trình bày.
+ ĐƯỜNG LƯỢN
Nếu như tính tốc độ gây ra sự chuyển động và tính thuận nghịch tạo nên
những hài hòa thì đường lượn có thể xem như một mạch nối dài những điều
đó và đồng thời gắn với tâm trạng của người sáng tác. Tạm đặt đường lượn
dưới một dạng như biểu đồ hay một đồ thị của kết quả một tâm trang người
vẽ, cho bố cục những ý tưởng sâu sắc và chủ đề một sự cô đọng. Quan sát
dưới dạng đồ thị có thể cho người ta hiểu tóm tắt một kết quả có quá trình
không gian & thời gian. ẩn chứa tâm trạng người vẽ bộc lộ qua bố cục, đồng
thời chủ đề được khai thác có tính dẫn dắt. Nó hiện hữu dưới nhiều kiểu cách
thể hiện, có thể là nét chia giữa các mặt phẳng không gian khác nhau, hoặc
khoảng cách phân phối theo kỵ mã, hay tuyến giao kết các mảng. Hoặc phức
tạp hơn trong ranh giới sự tương khắc của tỉ lệ, hoặc phạm trù phản ứng và
thiện cảm....một bố cục đẹp bao giờ cũng tìm ẩn trong một đường lượn khéo
lép, hấp dẫn, có sự khởi đầu và kết thúc hợp lý nhất. Mỗi một họa sĩ luôn
không ngừng quan sát tìm tòi trong các nhịp điệu rất thực mà nó đang diễn ra
qua cuộc sống ta đang hít thở và chứng kiến nó. Hoặc những gì tinh túy nhất
được gặn lọc, nghiên cứu qua các lĩnh vực khác nhau của nghệ thuật như các
chạm khắc cổ, các hình vẽ dân gian, các điệu múa cổ ...không những ở trong
vốn sẵn có của dân tộc ta, cả châu á, châu phi, mỹ latin....trong giới hạn, năm
thứ 3 chỉ trình bày tương đối, mở ra một hướng mà mỗi sinh viên hoặc sau
này trở nên những bạn đồng nghiệp luôn tìm tòi để có những phát hiện, nghĩ
Trang 21



suy....sau đó trở thành một vốn riêng, một khả năng độc lập sáng tác, dâng
cho người thưởng lãm những tác phẩm có giá trị nội dung và cái đẹp.

T/p Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 1997

Trang 22



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×