Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

CẢI TẠO ĐẤT BẠC MÀU, TRỒNG KHOAI LANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HIỆP HÒA

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Tình huống:

“Cải tạo đất – khôi phục khoai lang Trung Hoà”
(Thuộc địa bàn thôn Trung Hoà, xã Mai Trung)

Mai Trung, tháng 10 năm 2016

1


I. TÊN TÌNH HUỐNG: CẢI TẠO ĐẤT BẠC MÀU – KHÔI PHỤC KHOAI
LANG TRUNG HOÀ
Trong một lần đọc cuốn sách Lịch sử Đảng bộ xã Mai Trung, em vô cùng
ngạc nhiên và thích thú khi biết rằng thôn Trung Hoà quê em từng là điểm sáng
trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam.
Một trong những yếu tố làm nên kỳ tích ấy của quê hương Trung Hoà chính là việc
trồng cây khoai lang với năng suất và chất lượng vượt trội.
Để làm được điều đó, cha ông chúng em đã phải tiến hành một công cuộc
cải tạo đất công phu, bài bản và vô cùng hiệu quả. Trong quá trình ấy, người anh
hùng Nguyễn Thị Song chính là đại diện tiêu biểu cho sự cần cù, đức hi sinh của
con người Trung Hoà.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đất canh tác trên địa bàn thôn Trung
Hoà lại tiếp tục bị bạc màu nghiêm trọng. Năng suất, chất lượng nông sản không


còn được như thời kỳ trước.
Đặc biệt, giống khoai lang đã từng tạo nên thương hiệu cho Trung Hoà nói
riêng, huyện Hiệp Hoà – Bắc Giang nói chung đã không còn nữa. Đây có lẽ là một
thiệt thòi rất lớn đối với người dân Trung Hoà trong những năm gần đây.
Với mong muốn giúp bà con nông dân tìm hướng đi mới cho sản xuất nông
nghiệp, thực hiện việc cải tạo đất bạc màu và khôi phục giống khoai lang Trung
Hoà nổi tiếng một thời, em mạnh dạn đề xuất vấn đề “Cải tạo đất bạc màu – khôi
phục khoai lang Trung Hoà”. Hi vọng rằng, những đề xuất của em sẽ góp phần
giúp nghề nông ở Trung Hoà ngày càng phát triển.

2


II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Đối với bản thân:
Thông qua việc giải quyết tình huống này, em muốn tìm hiều nhiều hơn về
lịch sử địa phương, những truyền thống quý báu của quê hương Trung Hoà yêu quý.
Em vận dụng kiến thức của các môn khoa học như: Văn học, Lịch sử, Địa
lý, Vật lý, Sinh học, Công nghệ,…để giải quyết vấn đề đặt ra.
Thông qua việc giải quyết tình huống này, em hi vọng các bạn học sinh sẽ
hiểu rằng việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế không phải là quá khó. Nó
sẽ tạo ra động lực để các bạn học sinh tích cực áp dụng lý thuyết vào thực tế để
giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
2. Với gia đình và xã hội
Thông qua đề tài này, các thế hệ học sinh Mai Trung biết và tự hào về truyền
thống của quê hương. Từ đó tạo động lực để học tập và xây dựng quê hương ngày
càng tươi sáng.
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn, em hi vọng rằng sẽ đề ra được các
biện pháp cải tạo đất hợp lý và hiệu quả nhất cho giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, qua
đây, em mong rằng, bà con nông dân thôn Trung Hoà biết và tự hào về truyền

thống của quê hương. Từ đó, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà nổi tiếng ngày
xưa. Đây có thể sẽ là một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở Trung Hoà
trong thời gian tới.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔN KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
Tìm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp là trăn trở của người dân quê
hương Trung Hoà. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ đề cập một góc
độ nhỏ của việc cải tạo đất, khôi phục giống cây trồng vốn là thế mạnh quả quê hương.
Để giải quyết tình huống này, em vận dụng kiến thức các môn Ngữ văn,
Lịch sử, Sinh học, Công nghệ, Hoá học,…
- Môn Ngữ Văn:
Sử dụng kiểu văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn chứng minh,…
các bài ca dao, hò vè về giống khoai lang Trung Hoà,…

3


- Môn Lịch sử:
Tái hiện lại thời kỳ vàng son của giống khoai lang Trung Hoà, các biện pháp
cải tạo đất mà cha ông ta đã áp dụng để cải tạo đất bạc màu của quê hương.
- Môn Sinh học:
Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của khoai lang,
- Môn Hoá học:
Cấu tạo, đặc điểm của đất bạc màu
- Môn Địa Lý:
Vị trí địa lý, các điều kiện thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở
Trung Hoà
- Công nghệ:
+ Các biện pháp cải tạo đất.
+ Bài toán kinh tế cho người dân khi khôi phục khoai lang Trung Hoà.

+ Những kiến thức lý thuyết của các môn học trên sẽ giúp em đề ra được
những giải pháp hiệu quả cải tạo đất bạc màu, khôi phục giống khoai lang Trung
Hoà nổi tiếng một thời.
IV. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
a. Lịch sử cải tạo đất, trồng giống khoai lang nổi tiếng của Trung Hoà.
b. Tìm hiểu thực trạng đất nông nghiệp ở địa bàn Trung Hoà, việc trồng
khoai lang hiện nay có điểm gì khác so với trước kia.
c. Các biện pháp cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà.
d. Tính khả thi của vấn đề cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà.
e. Chính sách của địa phương trong việc cải tạo và phát triển sản xuất nông
nghiệp trong giai đoạn mới.
V. THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Từ ý tưởng đến xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện
Xuất phát từ tình yêu, niềm tự hào về truyền thống cách mạng của quê
hương, đứng trước thực trạng đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bạc màu, cằn
cỗi, em nảy ra ý tưởng xây dựng đề tài “Cải tạo đất bạc màu – khôi phục khoai

4


lang Trung Hoà”. Đây có thể sẽ là một hướng đi mới cho phát triển kinh tế nông
nghiệp của quê hương Trung Hoà trong thời gian tới.
Để giải quyết vấn đề trên, em đã lên kế hoạch triển khai thực hiện đề tài với
sự giúp đỡ của bà con thôn Trung Hoà, các thầy cô giáo và các bạn học sinh lớp 8A.
Kế hoạch cụ thể:
STT

NỘI DUNG
CÔNG VIỆC


BIỆN PHÁP

1

Thu thập các kiến
thức bộ môn liên
quan tình huống
cần giải quyết.

- Đọc, nghiên cứu sách giáo
khoa
- Gặp gỡ các thầy cô bộ môn
để học hỏi chuyên sâu hơn

2

Đóng vai phóng
viên nhỏ đi thăm
và tìm hiểu thực
trạng đất nông
nghiệp ở Trung
Hoà, việc cải tạo
đất của bà con
hiện nay

- Tìm hiểu về biện pháp cải
tạo đất của bà con trong
những năm qua. Thực trạng
đất bạc màu ở quê hương
Trung Hoà.

- Gặp gỡ một số nhân chứng
lịch sử để nghe kể về quá
trình cải tạo đất giai đoạn
1960 – 1970 của bà con
nhân dân Trung Hoà

3

Viết bài

4

Xây dựng kế
hoạch, tuyên
truyền để bà con
nhân dân hiểu và
đồng lòng khôi
phục trồng khoai
lang

-Vận dụng năng lực liên
môn để viết bài

- Tuyên truyền, vận động
HS và nhân dân địa phương
khôi phục giống khoai lang
Trung Hoà xưa.

5


NGƯỜI THỰC HIỆN

Môn: Ngữ văn, lịch sử,
địa lý, sinh học, hoá
học, vật lý, công
nghệ….
Người thực hiện:
Nguyễn Nhật Minh

THỜI
GIAN

1
Tuần

3
Ngày

2
tuần
Thực
hiện
trong
thời
gian
dài


2. Bài viết: “Cải tạo đất bạc màu – Khôi phục khoai lang Trung Hoà
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên


Bản đồ vị trí xã Mai Trung trong huyện Hiệp Hòa
Xã Mai Trung nằm ở phía tây huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Phía đông
Mai Trung giáp với xã Bắc Lý, Thường Thắng; phía tây giáp Hợp Thịnh; phía bắc
giáp với xã Hùng Sơn và phía nam giáp xã Xuân Cẩm và một phần sông cầu. Xã
Mai Trung có diện tích tự nhiên khoảng 10 km 2 với dân số hơn 16.000 người. Đời
sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.
Thôn Trung Hoà nằm ở phía Bắc xã Mai Trung với 190 ha đất trong đó có
172 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Thuận lợi:
Trung Hoà là một thôn thuần nông. Bà con nhân dân chủ yếu sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp truyền từ đời này sang đời khác nên có nhiều kinh
nghiệm sản xuất.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, hệ thống kênh mương thuỷ lợi được
thiết kế, xây dựng hợp lý, đảm bảo tiêu thoát nước vào mùa mưa và cung cấp nước
tưới vào mùa khô.
6


Diện tích đất manh mún.
Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất
nông nghiệp làm giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất cây trồng.
Khó khăn:
Sau thời gian dài canh tác, đất nông nghiệp ở thôn Trung Hoà đã bị bạc màu,
cằn cỗi. Nhiều diện tích cho năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo. Việc sử
dụng các biện pháp canh tác hạn chế.
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động khiến cho một bộ phận không nhỏ người lao
động chuyển sang làm công nhân hoặc các công việc khác. Vì vậy, việc chăm lo
cho nghề nông không còn được như xưa nữa.

2.2. Quá trình lịch sử cải tạo đất bạc màu, trồng giống khoai lang nổi tiếng
Trung Hoà là một thôn lớn của xã Mai Trung với diện tích 190 héc-ta trong
đó có 172 héc-ta là ruộng đất canh tác. Ruộng đất thôn Trung Hoà chủ yếu là
ruộng bậc thang, loại đất cát pha, bạc màu nặng, độ chua cao. Người dân Trung
Hoà từng ngán ngẩm mà than rằng:
Trung Hoà nước chảy phân trôi
Sông Cầu nước đục quê tôi bạc màu.
Đời sống vật chất, tinh thần của người dân khá khó khăn. Đất canh tác chủ
yếu độc canh cây lúa nhưng năng suất thấp, chất lượng không đảm bảo.
Từ những năm 1962, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Trung Hoà bắt
đầu tiến hành làm thuỷ lợi, cải tạo đất bạc màu, giành ba mục tiêu trong nông
nghiệp.
Hợp tác xã nông nghiệp Trung Hoà mở hội nghị chuyên đề bàn về sản xuất,
cử người đi học các nơi làm ăn giỏi. Đại hội xã viên xác định phương hướng sản
xuất trọng tâm là bốn loại cây con: Lúa, lang, lạc, lợn. cho năng suất cao. Bà con
xã viên xác định nguyên nhân đất bạc màu là do nước chảy đem cát sỏi đến, mang
đất màu đi vì vậy, phải kiến thiết lại đồng ruộng, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng
đầu.

7


Tuy nhiên, năm 1962, bà con nông dân tích cực cải tạo đất, bón phân chuồng
lên đến 8 tạ/sào mà năng suất lúa cũng không được cải thiện.
Tháng 5/1965, Bộ Nông nghiệp cử đoàn cán bộ kỹ thuật cùng chuyên gia
Trung Quốc là Lưu Bảo Nhiệm về chỉ đạo thâm canh và hoàn chỉnh các khâu kỹ
thuật trồng khoai lang giống mới. Cải tạo đồi trọc, đào kênh mương quanh đồi, dẫn
nước vào kênh mương sông Cầu và các hồ trị thuỷ để giảm tốc độ nước chảy và
cho nước ngấm tại chỗ.
Sau khi cải tạo đồi trọc, hợp tác xã tiến hành làm thuỷ lợi mặt ruộng với

nhận thức: “ruộng đẹp trước, làng nước đẹp sau. Bà con huy động 58.000 ngày
công đào đắp 36,9 vạn m3 đất tu sửa mương chính, làm thêm mương nhỏ. Hợp tác
xã san các ruộng chênh nhau 20 – 30 cm bằng cách thu lớp đất mặt lại, đào lớp cát
phía dưới đi, san chỗ cao xuống chỗ thấp rồi rải đều đất mặt ra. Từ 3000 thửa
ruộng bậc thang nhỏ hẹp của 180 khu đồng xuống còn 400 thửa với kích thước
20x40m của 53 khu đồng.
Bước tiếp theo, hợp tác xã Trung Hoà cải tạo nền ruộng, tăng độ phì nhiêu
cho đất với phương châm: “Lấy đất nuôi ruộng, lấy ruộng nuôi ruộng, lấy đường,
lấy đồi nuôi ruộng. Bà con lấy đất phù sa ở sâu cầu, bùn ở ao hồ, đất sét (theo tỉ lệ)
bón để giữ độ ẩm và tăng độ kết dính cho đất. Tăng công điểm cho bà con làm
buổi trưa và tối. Tất cả phù sa, bùn, đất cát, đất sét đều phơi ải, đập nhỏ rồi trộn tro
bếp, nước giải, phân lân, phân chuồng, vôi…đem bón cho ruộng với khối lượng
khoảng 9000 tấn.

8


Ông Xiêm Văn Hạng
Chủ nhiệm hợp tác xã Trung Hòa Thập kỉ 60
của thế kỉ 20

Tăng nguồn phân xanh làm bằng cây cốt khi, điềm thanh, cây lạc, cây đỗ,
bèo hoa dâu để lấy ruộng nuôi ruộng. Các đội sản xuất đều làm bèo hoa dâu quanh
năm. Hợp tác xã Trung Hoà cử tổ chuyên gồm 14 người đảm bảo mỗi sào phải có
6 tạ bèo hoa dâu trước khi cấy….

Cây bèo hoa dâu
9



Nhờ các biện pháp trên, năng suất lúa được tăng lên rõ rệt, đất đã không còn
bạc màu.
Để tăng sản lượng, hợp tác xã Trung Hoà tiến hành thâm canh gối vụ theo
công thức: lúa mùa sớm + Khoai lang mùa + lạc xuân,… Các biện pháp cải tạo đất
giúp Trung Hoà phá được thế độc canh cây lúa, có cơ cấu cây con phù hợp, sản
phẩm hàng hoá tăng và phân công quản lý lao động hợp lý.
Trong quá trình cải tạo đất, bà Nguyễn Thị Song nổi lên như một tấm gương
tiêu biểu. Bà là người phụ nữ Trung Hoà đảm đang, cần cù, kiên trì, khiêm tốn,
làm nhiều, nói ít. Bà con xã viên thời đó thường nhắc đến bà với niềm tin tưởng:
“Có chị Song thì xong mọi việc”. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lao động năm 1967 và trở thành đại biểu Quốc hội khoá IV, V.

Anh hùng lao động Nguyễn Thị Song

Đến 1972, hợp tác xã Trung Hoà vẫn là điển hình tiên tiến về cải tạo đất, áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Khoai lang Trung Hoà trở thành niềm
tự hào của những người con quê hương. Những củ khoai lang nặng 5 kg – 10 kg
được đem đi triển lãm tại các hội chợ, hội thảo về nông nghiệp được tổ chức trên
toàn quốc. Hợp tác xã Trung Hoà trở thành một trong những mô hình hợp tác xã
nông nghiệp được rất nhiều địa phương học hỏi kinh nghiệm cải tạo đất và trồng
cây khoai lang.
10


2.3. Thực trạng đất nông nghiệp ở Trung Hoà hiện nay
Trong vài năm trở lại đây, sản xuất nông nghiệp ở thôn Trung Hoà có nhiều
thay đổi. Nhiều lao động chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ nên việc đầu tư
cho sản xuất nông nghiệp hạn chế. Ngoài hai vụ lúa, nhiều diện tích đất, bà con
không tiến hành trồng xen canh các loại rau màu. Do đó, lượng phân xanh bón cho
ruộng giảm đi đáng kể. Điều này khiến cho ruộng đất xuống cấp nhanh chóng.

Việc trồng khoai lang xen lẫn vụ lúa để “lấy ruộng nuôi ruộng” gần như bị lãng quên.

Đất nông nghiệp ở Trung Hoà đang ngày càng bạc màu, năng suất giảm

Thêm vào đó, chăn nuôi phát triển theo hướng công nghiệp hoá nên không
có nhiều phần chuồng bón ruộng cũng không còn. Trong khoảng 10 năm trở lại
đây, bà con nông dân hầu như không bón phân cho ruộng.. Việc lạm dụng các loại
thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, xả thải bừa bãi ra hệ thống kênh mương tiêu thoát
nước làm ô nhiễm nguồn nước dẫn đến ô nhiễm đất canh tác.

Nông dân sử dụng thuốc trừ sâu một cách tràn lan trong nông nghiệp

11


Diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ cũng làm ảnh hưởng đến việc thâm canh, cải
tạo đất. Thêm vào đó, việc chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp sang các
mục đích khác cũng làm cho diện tích đất sản xuất bị thu hẹp.
Đất nông nghiệp bị chuyển đổi sang các mục đích khác

Những yếu tố trên làm cho đất nông nghiệp ở Trung Hoà bạc màu, xuống
cấp nhanh chóng. Năng suất lúa giảm rõ rệt so với thời kỳ trước. Diện tích đất cho
năng xuất thấp ngày càng nhiều. Việc sử dụng nhiều loại phân bón hoá học cũng
làm cho đất và nước bị ô nhiễm. Các loài thiên địch không còn nhiều làm cho sâu
bệnh ngày càng phát triển.
Tóm lại, đất sản xuất nông nghiệp ở Trung Hoà đang ngày càng xuống cấp,
bạc màu. Việc cải tạo đất, tìm hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp được đặt ra
bức thiết hơn lúc nào hết.
2.4. Các biện pháp cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
2.4.1. Các biện pháp cải tạo đất bạc màu thôn Trung Hoà

Đất bạc màu thường mang nhược điểm gây hại cho cây trồng như mất tầng
canh tác, nghèo chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất hữu cơ. Vì vậy, để cải tạo đất bạc
màu cần tiến hành tổng hợp các biện pháp sau:
a. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong việc cải tạo đất bạc màu. Việc xây dựng
hệ thống tưới tiêu hợp lý sẽ là yếu tố quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo
đất, làm tăng độ ẩm, cải thiện các đặc tính lý hoá của đất. Tăng độ ẩm, làm đất kết
dính hơn, tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật sinh trưởng và phát triển.

12


Để áp dụng biện pháp thuỷ lợi, bà con Trung Hòa cần tiến hành nạo vét kênh
mương, thu dọn các loại rác thải sinh hoạt, tiến hành quy hoạch hệ thống thoát
nước sinh hoạt cho hợp lý, tránh tình trạng xả thẳng ra đồng ruộng gây ô nhiễm
môi trường. Đồng thời, bê tông hoá phần kênh mương dẫn nước vào các khu đồng,
đảm bảo đủ nước cho các vụ sản xuất.
Hiện nay, đa số các đoạn kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng
Trung Hòa đã được bê tông hóa. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành các biện
pháp thủy lợi nhằm cải tạo đất bạc màu

Hệ thống thủy lợi trên cánh đồng Trung Hòa

b. Biện pháp hữu cơ:
Tăng cường xen canh với cây họ đậu, với cây lạc, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng. vừa tiết kiệm đất, tăng sản lượng nông sản vùa có tác dụng cải tạo đất, bổ
sung lượng đạm do vi khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu và cây lạc cố định được
cho đất.
Có thể tận dụng rơm, rạ để làm phân bón hữu cơ cho cây trồng. Trung bình
mỗi ha lúa sẽ có 7 tấn rơm rạ. Như vậy, sau mỗi vụ lúa, đồng ruộng Trung Hòa sẽ
được bổ sung thêm khoảng 1204 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ. Việc tận dụng rơm rạ

làm phân bón sẽ góp phần cải tạo đất, tránh ô nhiễm môi trường. Bởi trên thực tế,
đa số người dân Trung Hòa đốt bỏ rơm rạ ngay ngoài đồng gây ô nhiễm khói, bụi.
Đây cũng là một trong những cách làm cho môi trường trở nên trong sạch hơn.

13


Xen canh tăng vụ

Xen canh giữa đỗ côve và bắp cải

Xen canh giữa lạc và ngô

Xen canh giữa lạc và sắn

Ngoài ra, có thể sử dụng thân của các loài cây màu như khoai lang, lạc, đỗ
tương, bèo…làm phân hữu cơ. Tăng cường bón lót bằng các loại phân hữu cơ đã
được ủ hoai mục như rơm, rạ, lá cây,….

Ủ rơm làm phân hữu cơ

14


c. Đa dạng hoá cơ cấu cây trồng: Đa dạng hoá các loại cây trồng. Đặc biệt, cần
khôi phục giống khoai lang Trung Hoà vốn trở thành thương hiệu của mảnh đất
quê hương.
+ Công thức 2 vụ: gồm 1 vụ lúa và 1 vụ khoai lang xen lạc, đậu đỗ
+ Công thức 3 vụ: gồm 1 vụ lúa, 1 Khoai lang và 1 vụ rau đông xuân.
d. Biện pháp làm đất: Đất bạc màu ở thôn Trung Hoà có đặc điểm là khô, cứng,

tầng canh tác mỏng và rời rạc, việc tăng dần độ cày sâu, bừa kĩ là để mở rộng
phạm vi hoạt động của bộ rễ, tăng hàm lượng Fe cho tầng mặt là hết sức quan
trọng. Vì vậy, cần cày sâu từ 15-18cm kết hợp với tăng cường trồng rau màu và
bón phân có hiệu quả để tăng độ tơi xốp cho đất.

2.4.2. Khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
a. Đặc điểm của giống khoai lang
-

Dạng thân: thân nửa đứng, thân cây mập, phân cành tốt và có màu xanh.

- Dạng lá: lá hình tim, có khía mép lá; màu xanh; gân màu xanh; ngọn và lá non
màu xanh.
- Dạng củ: dạng củ thuôn dài, nhẵn, vỏ củ màu hồng nhạt, màu thịt củ màu vàng.
- Thời gian sinh trưởng: vụ đông 110 – 120 ngày, vụ xuân từ 130 – 140 ngày.

15


- Khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, khả năng tái sinh thân lá tốt.
- Năng suất: năng suất củ tươi đạt 19,7 tấn/ha – 22,1 tấn/ha (vụ đông); đạt 20,2 –
24,5 tấn/ha (vụ xuân).
- Hàm lượng chất khô đạt từ 29 – 30% (vụ đông); 31,4% trong vụ xuân; Hàm
lượng tinh bột đạt 20,9%.
- Chất lượng ăn nếm: độ bở đạt 2,4 điểm và độ ngọt 1,3 điểm.
b. Tiềm năng của khoai lang Trung Hoà
Việc trồng khoai lang là một trong những biện pháp góp phần cải tạo đất
nông nghiệp. Không chỉ thế, đây cũng có thể là một hướng mới trong sản xuất
nông nghiệp.
Khoai lang có thể trồng quanh năm nhưng thường được trồng tập trung từ

tháng 1 đến tháng 5 hàng năm. Loại khoai lang trồng trên đất Trung Hoà thường
dẻo, có vị thơm rất có giá trị kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Khoai lang có khối lượng đường bột (cacbonhydrat), vitamin A và năng
lượng cao hơn so với lúa mì, lúa nước, sắn. Khoai lang là nguyên nhiệu quan trọng
làm bánh kẹo, chế biến rượu cồn,… Đặc biệt, gần đây khoai lang đang được
nghiên cứu để làm màng phủ sinh học.
Với giá thị trường khoảng 15.000 đến 18.000 đồng/1 kg củ, ước tính, mỗi vụ
khoai lang, bà con nông dân Trung Hòa thu được từ 18 đến 21 tỷ đồng từ trồng
khoai lang. Đây sẽ là một hướng xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho bà con nhân dân
đồng thời góp phần quan trọng vào việc xây dựng nông thôn mới.
Cả thân và rễ của khoai lang đều có thể tận dụng cho chăn nuôi hoặc làm
phân xanh bón cho ruộng. Điều này sẽ góp phần quan trọng làm tăng độ phì nhiêu
cho đất, phát triển nghề nông nghiệp.
c. Biện pháp khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
Để phát triển giống khoai lang Trung Hoà theo hướng hàng hoá cần tiến
hành đồng loạt các biện pháp:

16


- Dồn điền đổi thửa, xây dựng các khu tập trung trồng khoai lang xen với vụ
lúa. Tạo lập được các khu trồng khoai lang tập trung sẽ giúp bà con nhân dân chăm
bón thuận tiện hơn. Đây là yếu tố quan trọng giúp tăng năng suất và chất lượng của
nông sản.
- Khôi phục giống khoai Hoàng Long củ to, đỏ, khá dẻo và thơm ngon. Đây
là giống khoai lang đã làm nên một Trung Hoà anh hùng trong những năm tháng
chiến tranh. Nó cũng rất có thể trở thành món ăn yêu thích của nhiều người hiện nay.
- Phối hợp với trung tâm KNKH Bắc Giang xây dựng mô hình sản xuất
khoai lang giống mới cho năng suất cao và chất lượng tốt hơn. Xây dựng vườn ươm
giống khoai lang. Lai tạo giống khoai lang Hoàng Long truyền thống với một số giống mới

như giống Tím Nhật, Tàu Nghẹn, Bí Đường Xanh, Bí Đường Đỏ, Nghệ Nhật, Viên Ngọc,
Khoai Sữa… Việc lai tạo giống Hoàng Long với các giống khoai lang mới sẽ tận dụng
được các đặc tính nổi trội của giống truyền thống cũng như các loại giống mới nhằm tạo ra
giống khoai lang có năng suất cao, chất lượng tốt đảm bảo cung cấp cho thị trường.
- Khắc phục tình trạng trồng khoai lang manh mún, xây dựng sản xuất nông
nghiệp của thôn theo mô hình hợp tác xã nông nghiệp Trung Hoà xưa. Trồng khoai
lang theo hướng hàng hóa. Trồng khoai lang đồng thời với việc tìm đầu ra cho
khoai lang.

17


- Xây dựng và đăng ký thương hiệu khoai lang Trung Hòa. Xây dựng trang
web nhằm quảng bá hình ảnh, khẳng định thương hiệu và tìm kiếm bạn hàng cho
khoai lang Trung Hòa. Từ đó, tiến hành sản xuất trên diện rộng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền để bà con nông dân thấy được lợi ích
kinh tế của việc trồng khoai lang. Đồng thời, tuân thủ tuyệt đối các biện pháp canh
tác nhằm phát triển giống khoai lang có năng suất và chất lượng cao nhất.

Đoàn đại biểu thăm quan mô hình khoai
lang giống mới KLC 3, 97-1-1 tại xã Mai

Giống khoai lang KLC3 được trồng trên
thử nghiệm trên cánh đồng Trung Hòa

Trung- Hiệp Hòa

- Xây dựng thương hiệu khoai lang Trung Hoà. Biến Trung Hoà trở thành
nơi trồng khoai lang hàng hoá, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
2.5 Tiềm năng của việc khôi phục giống khoai lang Trung Hoà

Trong vài năm trở lại đây, khoai lang trở thành nguyên liệu cho nhiều ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm. Việc phát triển mở rộng giống khoai lang có
năng suất cao, thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng sẽ trở thành nguồn thu nhập ổn
định cho bà con nhân dân. Thực tế cho thấy, ở nhiều địa phương trong cả nước như
Ninh Bình, Bình Phước, Vĩnh Long Quảng Nam,…người dân đã tiến hành trồng
khoai lang theo hướng hàng hóa và đã thành công.

18


Ngoài ra, nhu cầu thưởng thức khoai lang như một món ăn vặt của người
dân hiện nay đang ngày một tăng cao. Vì vậy, khoai lang Trung Hoà với đặc tính
thơm ngon, đậm đà sẽ là một lựa chọn của rất nhiều người tiêu dùng.
Các món ăn làm từ nguyên liệu khoai lang

Khoai lang nướng

Khoai lang kén

Chè khoai lang sữa dừa

Phát triển trồng khoai lang hàng hoá sẽ là một hướng đi rất khả quan cho bà
con nông dân. Thậm chí, khoai lang sẽ trở thành một hướng để xoá đói giảm
nghèo, xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay. Với giá thị trường
khoảng 15.000 đến 18.000 đồng/1 kg củ, ước tính, mỗi vụ khoai lang, bà con nông
dân Trung Hòa thu được từ 18 đến 21 tỷ đồng từ trồng khoai lang.
Các sản phẩm hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu khoai lang

19



Với truyền thống và sự nổi tiếng vốn có, khoai lang Trung Hoà sẽ rất dễ
chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Thêm vào đó, bà con nông dân trong
thôn đã có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất khoai lang thương phẩm. Đây là
một trong những thuận lợi để phát triển khoai lang trở thành một loại cây chủ lực
trên đồng đất Trung Hoà thân yêu.

20


VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Đối với bản thân
- Sau khi giải quyết tình huống này, em hiểu hơn về mảnh đất quê hương
mình. Em thấy thêm yêu và tự hào về truyền thống của quê hương Trung Hòa nơi
em sinh ra và lớn lên. Thấy được ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc bảo
vệ cải tạo nguồn tài nguyên đất ở địa phương và gìn giữ phát huy nghề trồng khoai
lang truyền thống.
- Rèn cho em kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, vận dụng tri thức nhiều
môn học phát triển thành các năng lực của bản thân để xử lý tốt các tình huống
trong cuộc sống.
- Giải quyết tình huống này cũng giúp em có cơ hội vận dụng kiến thức
nhiều môn học vào thực tế. Nó giúp em có tự tin hơn khi vận dụng những kiến
thức được học trong sách vở nơi trường học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong
cuộc sống.
2. Đối với xã hội
Tình huống này có thể giúp bà con Trung Hòa nhìn nhận lại lợi ích của cây
khoai lang trong phát triển kinh tế gia đình và cải tạo đất bạc màu trên cánh đồng
Trung Hòa.
Tình huống này sẽ là một gợi ý tốt cho các cấp quản lý trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nông thôn mới phù hợp với giai đoạn hiện nay.

3. Khả năng áp dụng
Các giải pháp đề ra trong việc giải quyết tình huống này có tính khả thi rất
cao. Việc áp dụng các biện pháp cải tạo đất, tăng cường trồng khoai lang theo
hướng hàng hoá rất phù hợp với chủ trương đổi mới nông thôn của Đảng và nhà
nước ta hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn Đảng và nhân dân Xã Mai Trung đang
thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
4. Kiến nghị - đề xuất
Em rất mong các cấp uỷ đảng, chính quyền của thôn Trung Hoà – xã Mai
Trung quan tâm đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo đất bạc màu để nâng
cao đời sống của nhân dân.
Em cũng rất mong các nhà khoa học, các con em của Trung Hoà – Mai
Trung đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng nông thôn mới trên mảnh đất Mai
Trung giàu truyền thống cách mạng.

21


LỜI KẾT
Em vô cùng tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trung Hoà
giàu truyền thống cách mạng. Điều đó thôi thúc em phải không ngừng phấn đấu,
học hỏi để có cơ hội đóng góp vào sự phát triển của quê hương.
Vì vậy, em vô cùng sung sướng và hạnh phúc khi nhà trường và Phòng Giáo
dục và Đào tạo tổ chức cho chúng em sân chơi Vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra của quê hương mình. Em hi vọng rằng, sân
chơi này sẽ giúp em đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát
triển của quê hương Trung Hoà nói riêng, xã Mai Trung nói chung.
Em xin được gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo,
các bậc cao niên trong làng và bà con nhân dân thôn Trung Hoà đã giúp em giải
quyết tình huống này.
Dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên việc triển khai

giải quyết vấn đề này chắc hẳn vẫn còn thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các
bạn học sinh và bà con nhân thôn Trung Hoà bổ sung để bài viết của em được hoàn
thiện hơn; để em có cơ hội được góp tâm sức của mình xây dựng quê hương khi
tuổi đời còn rất nhỏ.
Hiệp Hòa, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Nhật Minh

22


MỤC LỤC
Nội dung
I. TÊN TÌNH HUỐNG: CẢI TẠO ĐẤT BẠC MÀU – KHÔI PHỤC
KHOAI LANG TRUNG HOÀ
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC MÔN KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN

Trang
2
3
3

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
IV. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
V. THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Từ ý tưởng đến xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện
2. Bài viết: “Cải tạo đất bạc màu – Khôi phục khoai lang Trung Hoà
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

2.2. Quá trình lịch sử cải tạo đất bạc màu, trồng giống khoai lang nổi

4
4
4
6
6
7

tiếng
2.3. Thực trạng đất nông nghiệp ở Trung Hoà hiện nay
2.4. Các biện pháp cải tạo đất, khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
2.4.1. Các biện pháp cải tạo đất bạc màu thôn Trung Hoà
2.4.2. Khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
2.5 Tiềm năng của việc khôi phục giống khoai lang Trung Hoà
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Lời kết
Mục Lục

11
12
12
15
18
21
22
23

23




×