Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.6 KB, 2 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
I. CÁCH LÀM MỘT BÀI NGHỊ LUẬN vè MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
1. Dạng đề bài (xem SGK)
- Đề bài nêu lên một hiện tượng trong đời sống qua một số thông tin vắn tắt về một câu
chuyện lạ lùng của một con người có thật (chàng thanh niên trẻ tiêu biểu Thành phố Hồ
Chí Minh 2007 Nguyễn Hữu Ân).
- Yêu cầu của đề: bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng đó.
2. Các bước thực hiện
Có thể thực hiện theo 3 bước sau đây:
a) Tìm hiểu đề bài
- Xác định hiện tượng cần bàn luận: một tấm gương tốt của tuổi thanh niên rất đáng học
tập.
- Suy nghĩ về nội dung bàn luận:
+ Bàn luận những ý gì: (luận điểm)
+ Minh họa những dẫn chứng nào? (luận cứ)
- Xác định cách lập luận: vận dụng những thao tác lập luận nào?
b) Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu hiện tượng cần nghị luận, nhấn mạnh đặc điểm của nó.
- Thân bài: bàn luận về hiện tượng đó:
+ Đúng, đẹp như thế nào? vì sao lại là câu chuyện lạ lùng?
+ Đáng ghi nhận, ngợi ca, đáng học tập như thế nào?
+ Ớ góc độ riêng của mình (học sinh lớp 12), sẽ đi sâu bàn luận điều gì đặc biệt?
+ Có cho đó là hiện tượng “phi thường”, cá biệt, khó có thể học tập không?, vv...
- Kết bài: Nêu suy nghĩ sâu sắc nhất của bản thân trước hiện tượng đó.
c) Viết bài
- Dựa vào dàn ý đã lập (có thể khác dàn ý này) để viết thành bài văn mang suy nghĩ riêng
của mình.
- Có thể bàn luận toàn diện, cũng có thể chỉ đi sâu vào suy nghĩ tâm huyết nhất của mình.
(Để bài viết cập nhật, cần đọc kĩ tư liệu tham khảo về câu chuyện của Nguyễn Hữu Ân).




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

3. Rút ra kết luận
Có thể rút ra hai kết luận sau:
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng có ý nghĩa đối với xã
hội.
- Bài nghị luận cần nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra
nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết bằng các thao tác lập luận
phù hợp; cần chọn góc độ riêng để bàn luận nhằm nêu lên những suy nghĩ của riêng mình.
II. LUYỆN TẬP
1. Đọc văn bản của Nguyễn Ái Quốc và trả lời câu hỏi.
a) Điều mà tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn là hiện tượng thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ
(những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chí tiến
thủ, chỉ biết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập cho bản thân, cho nước
nhà, cho dân tộc. Ngày nay, hiện tượng đó không phải không còn ở một số thanh niên
nhất định, cần phải cảnh báo và chấn chỉnh lại.
b) Trong văn bản, Bác Hồ đã sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích và bình
luận.
c) Cách viết của Bác rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy
thuyết phục.
2. Bàn về hiện tượng “nghiền” ka-ra-o-kê và in-tơ-net trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Bài này anh (chị) tự làm và cần nêu rõ chủ kiến của mình trước hiện tượng đời sống đó.
III. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Tư liệu tham khảo này là một tài liệu tốt, giúp ích thiết thực cho việc làm đề tài trên đây.
cần đọc kĩ, tự rút ra những điều cần thiết (về ý, về dẫn chứng) cho bài làm của mình.




×