Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

rèn luyện kỉ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

RÈN LUYỆN KỈ NĂNG LẬP Ý Ở KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG CHO
HỌC SINH LỚP 12 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, NĂM 2011



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự tận tình chi bao, hướng dẫn của GS.TS Lê A. chúng
tôi cỏn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể và cá nhân:
- Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, khoa Ngữ văn và tổ Phương pháp dạy học Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Ban giám hiệu và tổ Văn trường THPT Quang Trung Hà Đông (Hà Nội), đặc biệt là
đồng chí hiệu trưởng Cao Bạch Vân và đồng chí tổ trưởng tổ Văn Phùng Thị Thanh, đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi có thể vừa học vừa dạy theo qui định của Sở giáo dục Hà Nội.
- Bạn bè và gia đình tôi, đặc biệt là người bố kính yêu và người chồng thân yêu của tôi,
những người luôn khích lệ, động viên tôi.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2011
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Hiền


3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 9
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................... 9
1.1.Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng văn bản chính thức được đưa vào
chương trình Ngữ văn THCS và THPT. ............................................................................... 9
1.2.Lập ý là một trong những điều kiện tiên quyết để viết được bài văn nghị luận nói
chung và bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng. ..................................... 9
2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................................... 10
2.1.Về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống....................................................... 10
2.2.Về chương trình và SGK việc dạy học lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng
đời sống .............................................................................................................................. 11
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 13
3.1.Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 13
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 13
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 14
4.1.Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 14
4.2.Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 15
5.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................................................ 15
5.2.Phương pháp điều tra, khảo sát..................................................................................... 15
5.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................................. 15
6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................................... 15

4



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG LẬP Ý Ở KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. 18
1.1. Cơ sở lí thuyết.................................................................................................................. 18
1.1.1. Quan niệm về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống ................................. 18
1.1.2. Quan niệm về ý trong văn nghị luận xã hội nói chung và văn nghị luận về một hiện
tượng đời sống nói riêng ..................................................................................................... 19
1.1.3. Lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ........................................ 20
1.1.3.1. Cơ sở tâm lí học của việc hình thành kĩ nâng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một
hiện tượng đời sống ........................................................................................................ 20
1.1.3.2. Kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống ....................... 21
1.1.3.3. Mô hình ý trong kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống ...................... 23
1.1.3.4. Quan hệ giữa kĩ năng lập ý và các kĩ năng khác trong quá trình nắm vẫn nghị
luận về một hiện tượng đời sống .................................................................................... 25
1.2.Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................. 26
1.2.1. Thực trạng dạy và học lập ý cho học sinh THPT ở kiểu bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống .................................................................................................................... 26
1.2.1.1. Đối tượng điều tra ............................................................................................. 26
1.2.1.2. Nội dung điều tra .............................................................................................. 27
1.2.1.3. Cách thức đi điều tra......................................................................................... 27
1.2.1.4. Đánh giá kết qủa ............................................................................................... 27
1.2.2. Thực trạng về các tài liệu dạy học dưới góc độ rèn luyện kĩ năng lập ý .................. 36
1.2.2.1. Sách giáo khoa .................................................................................................. 37
1.2.2.2. Sách giáo viên ................................................................................................... 37
1.2.2.3. Sách bài tập ....................................................................................................... 38
Tiểu kết chương 1................................................................................................................... 39

5



Chương 2: HÌNH THÀNH TRI THỨC VÀ XÂY DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP Ý Ở KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN
TƯỢNG ĐỜI SỐNG ...................................................................................................... 40
2.1. Hình thành tri thức về kĩ năng lập ý cho học sinh qua giờ học lí thuyết..................... 40
2.1.1 Căn cứ để lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ......................... 41
2.1.2. Qui trình lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống .......................... 42
2.1.2.1. Bước 1: Tìm ý .................................................................................................... 42
2.1.2.2. Bước 2: Chọn ý ................................................................................................. 46
2.1.2.3. Bước 3: Sắp xếp ý.............................................................................................. 47
2.1.3. Cách lập ý ở kiểu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống ............................ 49
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống ........................................................................................................................ 51
2.2.1 Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập ........................................................... 52
2.2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tình thống nhất ................................................................ 52
2.2.1.2. Nguyên tắc toàn diện ......................................................................................... 52
2.2.1.3. Nguyên tắc đa dạng ........................................................................................... 52
2.2.1.4. Nguyên tắc vừa sức ........................................................................................... 53
2 2.5. Nguyên tắc từ dễ đến khó ......................................................................................... 53
2.2.6. Miêu tả hệ thống bài tập ........................................................................................... 54
2.2.6.1. Cách thức miêu tả ............................................................................................. 54
2 2.6.2. Nhóm bài tập 1 .................................................................................................. 54
2.2.6.3. Nhóm bài tập 2 .................................................................................................. 58
2.2.6.4. Nhóm bài tập 3 .................................................................................................. 59
2.2.6.5. Nhóm bài tập 4 .................................................................................................. 60

6


2.2.6.6. Nhóm bài tập 5 .................................................................................................. 60
2.2.7. Phương hướng sử dụng hệ thống bài tập .................................................................. 61

2.2.7.1. Vận dụng hệ thống bài tập trong tiết lí thuyết .................................................. 61
2.2.7.2. Vận dụng hệ thống bài lập trong tiết viết bài.................................................... 62
2.2.7.3. Vận dụng hệ thống bài tập trong tiết tra bài ..................................................... 62
Tiếu kết chương 2................................................................................................................... 63

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................... 64
3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................................... 64
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm................................................................................. 65
3.3. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................................. 65
3.4. Nội dung thực nghiệm .................................................................................................... 66
3.5. Cách đánh giá kết quả thực nghiệm. ............................................................................. 66
3.5.1. Cách thức đánh giá thứ nhất: .................................................................................... 67
3.5.2. Cách thức đánh giá thứ hai: ...................................................................................... 67
3.6. Giáo án thực nghiệm ...................................................................................................... 67
3.7. K kinh nghiệmà: Sệm ..................................................................................................... 79
3.7.1. Phép đo 1 .................................................................................................................. 79
3.7.2. Phép đo 2 .................................................................................................................. 80
3.7.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm .................................................................. 84
3.7.3.1. Tổng hợp và so sánh tỷ lệ học sinh đạt và không đạt yêu cầu qua 2 phép đo .. 84
3.7.3.2. Tổng hợp và so sánh tỷ lệ các lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải qua 2 phép
đo .................................................................................................................................... 84
3.7.3.3. Tổng hợp kết qủa về mức độ ảnh hưởng của việc lập dàn ý đối với kết qủa của
bài làm Thống kê 1 ......................................................................................................... 85

7


Tiểu kết chương 3................................................................................................................... 85

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 91
PHỊ LỤC.......................................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 1: ........................................................................................................................... 94
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................................ 96

8


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1.Nghị luận về một hiện tượng đời sống là dạng văn bản chính thức được đưa vào
chương trình Ngữ văn THCS và THPT.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống thường đề cập đến những hiện tượng có thật trong
đời sống, được nhiều người quan tâm. Đó có thể là những hiện tượng tích cực, tiêu cực hoặc có
cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống, tạo
cho học sinh ý thức gắn liền với cuộc sống, phản ứng phù hợp với cuộc sống, gắn liền nhà
trường với cuộc sống.
Ví dụ đề bài: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm
hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) được gợi ra từ hiện tượng trên.
Học sinh có thể liên hệ những hiện tượng tồn tại trong cuộc sống con người. Trong môi
trường sống thuận lợi, có người biết tận dụng điều kiện để phát triên, khẳng định bản thân, có
người chỉ biết ỷ lại, không cố gắng. Không gặp được thuận lợi trong cuộc sống, có người chán
nản, buông xuôi, có người vươn lên chiến thắng hoàn cảnh.
1.2.Lập ý là một trong những điều kiện tiên quyết để viết được bài văn nghị luận nói
chung và bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng.
Các Mác viết trong bộ Tư ban ( 1867): “Con nhện thực hiện các thao tác giống các thao
tác của người thợ dệt, con ong xây tô sáp làm cho mỗi nhà kiến trúc phải hỗ thẹn. Nhưng ngay
một nhà kiến trúc tồi từ đầu đã khác một con ong cừ nhất ở chổ trước khi dùng sáp xây tổ, nhà

kiến trúc đã xây nó trong đầu mình rồi. Khi quá trình lao động kết thúc, nhận được kết qủa thì
kết qủa này đã có được dạng tinh thần trong biểu tượng con người từ khi quá trình ấy mới bắt
đầu”.

9


Lập ý quyết định hình thức diễn đạt. Y nào lời ấy, lời phải phù hợp với ý. Vì thế, việc lập
ý vô cùng quan trọng. Một vấn đề thiết yếu và khó khăn đối với cả thầy và trò trên cả hai
phương diện nội dung và phương pháp, đó là kĩ năng lập ý.
1.3. Hiện nay, cả giáo viên và học sinh đều lúng túng trong khâu lập ý văn nghị luận nói
chung và kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống nói riêng. Phần lớn bài làm của học
sinh thường không có ý, thiếu ý, trùng ý, lạc ý, ý lộn xộn... Có nhiều lí do dẫn đến tình trạng đó
nhưng chác chăn có nguyên nhân do chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống các biện pháp
rèn luyện kĩ năng này trong dạy và học lập ý. Hơn nữa, nghị luận về một hiện tượng đời sống
mới được đưa vào nhà trường nên chưa trở nên quen thuộc, chưa có nhiều tài liệu tham khảo.
Đây cũng là một kiểu bài khó. So với việc lập ý ở nghị luận văn học (học sinh đã được học),
lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có cái khó riêng. Hiện tượng đời sống
vốn muôn hình muôn vẻ, vô cùng phức tạp và học sinh phải tự tìm hiểu lấy.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận
về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT" nhằm góp phần nâng cao kĩ năng làm
văn nghị luận cho học sinh, đáp ứng những yêu cầu mới của giáo dục hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề
2.1.Về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Thực ra, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống đã có từ lâu. Thời phong kiến, các
đề thi đã mượn những hiện tượng đời sống để bàn bạc. Sách xưa chép chuyện khoa thi hội năm
Canh Thân, niên hiệu Chính Hòa thứ I (1680) đầu văn sách có câu hỏi về nhân vật lịch sư Hồ
Quý Ly (1330-?), người làng Đại Lại, huyện Tống Sơn, nay là Hà Đông, huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa cùng với việc đoạt ngôi vua, lập nên triều đình mới của ông.

Sau này, nghị luận về một hiện tượng đời sống chưa được xem như một kiểu bài mà các
nhà nghiên cứu chỉ xếp vào thuộc loại nghị luận xã hội nói chung.
Những năm gần đây, nghị luận về một hiện tượng đời sống được đưa vào chương trình
Ngữ văn THCS và THPT, cụ thể là ở lớp 9 và lớp 12.
Khác với nghị luận về một tư tưởng đạo lí, nghị luận về một hiện tượng đời sống thường
nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã

10


hội, hoặc một hiện tượng có mặt tích cực lẫn tiêu cực... Như thế đòi hỏi người viết, bằng nhận
thức của bản thân, phải thể hiện được chủ kiến của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi
và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, vạch trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân.... Tất
nhiên những hiện tượng đời sống nêu trong các dạng đề này vừa phải gần gũi với tuổi trẻ học
đường vừa phải có ý nghĩa lớn lao đối với cộng đồng dân tộc và thế giới.
2.2.Về chương trình và SGK việc dạy học lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời
sống
Nếu chi tính riêng những bài nghiên cứu, những tài liệu dạy học và kĩ năng lập ý ở văn
nghị luận xã hội thì không phong phú. Bởi vì tuy có phân biệt hai loại nghị luận xã hội và nghị
luận văn học nhưng trong thực tế kĩ năng lập ý bao giờ cũng chỉ được trình bày trong phần kĩ
năng làm văn nói chung và chủ yếu ở loại bài nghị luận văn học.
Trong thời kì phong kiến, cách lập ý cho văn nghị luận được tiến hành chủ yếu theo cách:
thầy đưa ra các bài văn mẫu; từ những bài văn mẫu này, thầy căn cứ vào đặc điểm về nội dung
và hình thức của thể loại mà phân tích và giảng giải cho trò. Học trò cứ thế mà luyện tập theo.
Có thể thấy, thực chất của việc lập ý thời phong kiến ở một bài văn nghị luận là giúp người học
nắm vững đặc điểm và những yêu cầu về bố cục của từng loại văn mà thôi.
Ở thời kì Pháp thuộc, việc dạy lập ý trong văn nghị luận cũng chủ yếu là cung cấp bài
mẫu, người học cứ theo đó mà làm, mà luyện tập.
Với yêu cầu đổi mới dạy và học văn trong đó có phần môn Làm văn thì kĩ năng lập ý lại
chu yếu được chú ý ở loại bài nghị luận văn học. Kĩ năng này được đề cập đến nhiều trong các

bộ sách giáo khoa Làm văn cho học sinh, sách giáo viên, sách bồi dưỡng giáo viên dạy môn
Làm văn do trường ĐHSP Hà Nội biên soạn; tài liệu bồi dường dạy SGK cải cách giáo dục
môn Làm văn do Vụ giáo viên biên soạn; sách Làm văn 12 của Trần Thanh Đạm... nhưng tất cả
cũng chỉ chú trọng đến nghị luận văn học.
Kĩ năng lập ý nói riêng và kĩ năng làm văn nói chung chủ yếu được đề cập đến ở các tài
liệu dạy học trong nhà trường (từ phổ thông đến đại học). Ngoài ra một số ít chuyên ngành
cũng đề cập đến kĩ năng làm văn nói chung.

11


Ở dạng văn nghị luận xã hội cũng có một số cuốn sách đề cập tới kĩ năng lập ý, tiêu biểu
là cuốn Làm văn của nhóm tác giả Đỗ Ngọc Thống - Nguyễn Thành Thi - Phạm Minh Diệu có
đưa ra 2 bước để lập ý như sau: Dựa vào yêu cầu và chỉ dẫn của đề để tìm ra vấn đề trọng tâm
và các ý lớn mà bài viết cần làm sáng tỏ; tìm ý nhỏ bằng cách đặt ra các câu hỏi, vận dụng
những hiểu biết về văn học và cuộc sống, xã hội để trả lời các câu hỏi đó.
Trong cuốn Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên THCS). tác giả Lê A cũng đề cập đến
kĩ năng lập ý ở bài văn nghị luận. Cuốn sách Làm văn 11 do tác giả Trần Thanh Đạm chủ biên
cũng nói tới thao tác lập ý trong văn nghị luận, tuy nhiên còn rất chung chung.
Trước đây, do quan điểm xem trọng nghị luận văn học mà nghị luận xã hội có vẻ chưa
được chú ý lắm. Giờ đây, với sự phát triển của đời sống xã hội, nghị luận xã hội ngày càng có
vai trò thiết thực trong cuộc sống.
Nghị luận về một hiện tượng đời sống thuộc thể loại nghị luận xã hội. Nó cũng ra đời, tồn
tại và phát triển cùng với sự ra đời của nghị luận xã hội. Tuy nhiên, trước đây trong nhà trường
phổ thông, nghị luận về một hiện tượng đời sống chưa được đưa vào giảng dạy và chưa được
nhiều người chú ý quan tâm.
Những năm gần đây, nghị luận về một hiện tượng đời sống chính thức được đưa vào
giảng dạy ở chương trình phổ thông, cụ thể là ở kì II lớp 9 THCS và kì I lớp 12 THPT; trong
cấu trúc đề thi môn Ngữ văn (thi học kì, thi tốt nghiệp THPT, thi đại học) có một câu 3 điểm
dành cho một bài nghị luận xã hội ngắn.

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là một loại văn bản rất mới nên chưa có một công
trình cụ thể nào nghiên cứu trực tiếp về loại văn bản này. Các kĩ năng làm kiểu bài này cũng
chưa có nhiều tài liệu đề cập đến. Có một số tài liệu nói về loại bài nghị luận về một hiện tượng
đời sống, cụ thể:
1, Dạy và học nghị luận xã hội: Đỗ Ngọc Thống- NXBGD Việt Nam-2010.
2,Các dạng đề và hướng dẫn làm bài nghị luận xã hội: Lê A, Nguyễn Thị Ngân Hoa
(đồng chủ biên)- NXB GD- 2009.
3,Thực hành làm văn 10, 11, 12: Lê A (chủ biên)- NXB GD- 2009.
4,Các tài liệu luyện tập và luyện thi môn Ngữ văn....
12


Tuy nhiên, chỉ có cuốn "Dạy và học nghị luận xã hội” của tác giả Đỗ Ngọc ThốngNXBGD Việt Nam- 2010 và cuốn "Thực hành Làm văn 12" của tác gia Lê A (chủ biên)- NXB
GD- 2009 là có bàn đến cách làm dạng bài nghị luận về một hiện tượng đời sống nhưng không
nói cụ thể về kĩ năng lập ý ở kiểu bài này.
Kĩ nàng lập ý bài văn nghị luận cũng được đề cập tới trong một số tài liệu nhưng chưa có
tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
cho học sinh lớp 12 THPT.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, học sinh chỉ được học có 1 tiết lí thuyết ở lớp 12.
Đây thực sự là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề đặt ra trong luận văn là tập trung nghiên cứu
rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12
THPT trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học, đề ra biện pháp rèn luyện kĩ
năng ngày một cách toàn diện, khoa học.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tiếp thu thành tựu nghiên cứu, luận văn tổng kết cơ sở lí thuyết và thực tiễn
của việc rèn kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, đề xuất nội dung và
biện pháp rèn luyện kĩ năng này cho học sinh lớp 12 THPT, góp phần nâng cao chất lượng dạy
học kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở khoa học của việc rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT.
Đề xuất nội dung và biện pháp rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống.
Tổ chức thực nghiệm sư phạm để điều chỉnh và đánh giá hiệu qủa cùng như khả năng
thực thi của giải pháp được đề xuất.

13


4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng
đời sống cho học sinh lớp 12 THPT.
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Trong nhà trường THPT hiện nay, văn nghị luận đã và đang được học với nghị luận xã
hội và nghị luận văn học. Tuy nhiên, luận văn này chỉ quan tâm đến nghị luận xã hội, cụ thể là
nghị luận về một hiện tượng đời sống. Bởi vì:
Học sinh học văn nghị luận về một hiện tượng đời sống là học cách trải nghiệm cuộc
sống, cách quan sát, tư duy, cách chia sẻ, cảm thông với người khác...
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là loại văn bản rất đa dạng và phong phú. Hiện
tượng đời sống vốn thiên hình vạn trạng. Thế nên nếu như học sinh còn có thể tham khảo
những bài văn mẫu trong các loại bài nghị luận khác thì ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng
đời sống, học sinh phải tự thân vận động.
Từ trước tới nay, kĩ năng lập ý chủ yếu chỉ triển khai ở phần kĩ năng làm văn nghị luận
nói chung. Luận văn này chú ý tới nghị luận về một hiện tượng đời sống nhằm bổ sung cho
khiếm khuyết đó.
Luận văn này cũng chỉ giới hạn sự xem xét kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
cho học sinh tớp 12 THPT. Rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời

sống cần xuất phát từ căn cứ khoa học, tránh mò mẫm. Nhưng cũng không nên vì thế mà đưa ra
những lí thuyết quá cao siêu, phức tạp không thể áp dụng cho việc dạy và học gây chán nản cho
thầy và trò.
Thế nên, luận văn chỉ chú ý xem xét và đề xuất nhưng biện pháp nhằm rèn luyện nhưng
bước tập dượt ban đầu rất cơ bản và quan trọng để sau nay các em học sinh có thể viết được
những bài văn có chất lượng cao hơn Lớp 12 là giai đoạn học cuối của trung học phổ thông,
các em đang chuẩn bị hành trang để bước vào đời, vì thế luận văn cũng chú ý đến đặc điểm này
để đưa ra được những định hướng và những sự chuẩn bị cần thiết.

14


Muốn viết được bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có chất lượng học sinh cần phải
rèn luyện nhiều kĩ năng. Luận văn này tập trung vào kĩ năng lập ý. Đó là việc tìm ra được các
ý, định ra được nội dung cơ bản của bài viết, tổ chức sắp xếp các nội dung cơ bản của bài viết,
tổ chức sắp xếp các nội dung ấy một cách hợp lí để làm sáng tỏ mục đích cần nghị luận.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khi tiến hành làm luận văn, để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà luận văn đã đề ra
ở trên, chúng tôi sử dụng một số các phương pháp sau:
5.1.Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Chúng tôi tiến hành tập hợp các tài liệu có liên quan đến văn nghị luận xã hội. Đặc biệt,
chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các tài liệu chuyên sâu về kĩ năng lập ý nghị luận xã hội.
5.2.Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra khảo sát là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu đề tài này. Chúng tôi
dùng phương pháp điều tra, khảo sát để tìm hiểu việc dạy học lập ý kiểu bài nghị luận về một
hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT hiện nay. Đặc biệt, với phương pháp này,
chúng tôi đã điều tra được nhận thức của giáo viên và học sinh về kĩ năng lập ý ở kiểu bài văn
nghị luận về một hiện tượng đời sống, để từ đó, chúng tôi có thể đưa ra những giải pháp phù
hợp.

5.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp thực nghiệm giúp chúng tôi bước đầu đưa ra những vấn đề mà luận văn đề
xuất vào thực tế dạy học ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ. Từ những phương
pháp này, chúng tôi có thể rút ra những kết luận cần thiết cho luận văn.

6. Cấu trúc của luận văn
Từ việc xác định mục tiêu, đối tượng, phạm v, phương pháp nghiên cứu luận văn có cấu
trúc như sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết và thực tiễn của việc rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị
luận về một hiện tượng đời sống
Chương này gồm 2 phần:
15


1.1.Cơ sở lí thuyết
Phần này nêu lên những cơ sở khoa học của việc rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị
luận về một hiện tượng đời sống cho học sinh lớp 12 THPT với các nội dung:
- Quan niệm về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Quan niệm về ý trong văn nghị luận xã hội nói chung và nghị luận về một hiện tượng
đời sống nói riêng.
- Lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
1.2.Cơ sở thực tiễn
Phần này nhằm nêu lên thực trạng dạy và học lập ý cho học sinh lớp 12 THPT ở kiểu bài
nghị luận về một hiện tượng đời sống và thực trạng về - các tài liệu dạy học dưới góc độ rèn
luyện kĩ năng lập ý
Chương 2: Hình thành tri thức và xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý bài
văn nghị luận về một hiện tượng đời sống Chương này gồm 2 phần:
2.1. Hình thành tri thúc về kĩ năng lập ý cho học sinh qua giờ học lí thuyết
Phần này nhằm nêu cách thức để hình thành tri thức kĩ năng lập ý cho học sinh ở giờ học
lí thuyết với những nội dung sau:

- Căn cứ để lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Qui trình lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Cách lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện
tượng đời sống
Phần này nhằm nêu cách thức rèn kĩ năng lập ý cho học sinh qua hệ thống bài tập với
những nội dung sau:
- Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập
- Miêu tả hệ thống bài tập
- Phương hướng sử dụng hệ thống bài tập trong tiết lí thuyết, tiết viết bài và tiết trả bài
16


Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Chương này nhằm kiểm tra, đánh giá khả năng thực thi, hiệu qủa của những đề xuất trong
luận văn, với các bước cụ thể:
- Thiết kế giáo án cho các bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống; Bài viết số 2; Tra
bài kiểm tra số 2.
- Đưa ra một số đề nghị luận về một hiện tượng đời sống và hướng dẫn cách lập ý cho
mỗi đề.
- Tổ chức thực nghiệm ở các lớp thuộc lớp theo chương trình chuẩn. Đánh giá kết quả
thực nghiệm

17


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ THỤC TIỄN CỦA VIỆC RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG LẬP Ý Ở KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN
TƯỢNG ĐỜI SỐNG


1.1. Cơ sở lí thuyết
1.1.1. Quan niệm về kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Theo các tài liệu nghiên cứu, văn nghị luận được chia làm hai loại: nghị luận văn học và
nghị luận xã hội. Trước đây, người ta phân loại các kiểu bài dựa vào thao tác lập luận. Cụ thể
là:
Nghị luận văn học gồm: chứng minh một ý kiến văn học, phân tích nhân vật trong tác
phẩm tự sự, phân tích tâm trạng trong thơ trữ tình, bình giảng văn học, bình luận văn học.
Nghị luận xã hội gồm: giải thích, chứng minh một câu tục ngữ, bình luận xã hội. Như
vậy, nghị luận về một hiện tượng đời sống chưa được xem như một kiểu bài mà các nhà nghiên
cứu chỉ xếp vào thuộc loại nghị luận xã hội nói chung.
Căn cứ vào thao tác lập luận để phân loại như thế chưa đảm bảo tính khoa học vì không
có bài văn nghị luận nào chỉ sử dụng một thao tác nghị luận để triển khai vấn đề.
Sách giáo khoa Ngữ văn mới đang lưu hành hiện nay có quan điểm phân loại khác. Người
ta không căn cứ vào thao tác nghị luận để phân loại các kiểu bài mà căn cứ vào đối tượng nghị
luận. Cụ thể là:
Nghị luận văn học gồm:
- Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
- Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
Nghị luận xã hội gồm:

18


- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Vậy theo quan điểm phân chia hiện hành thì nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu
bài thơ thế nào ? Đây là một kiểu bài thuộc nghị luận xã hội. Đối tượng nghị luận của nó là một

hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan
tâm của nhiều người. Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê. Sách
giáo viên Ngữ văn 12 nhận định: Ngoài nhưng nét tương đồng với kiểu bài nghị luận về một tư
tưởng, đạo lí, kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống có những nét khác biệt cần lưu ý.
Kiểu bài này lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, ngoài
nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề
tài để bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh như: tai nạn
giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong
gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn,
nhưng tấm gương người tốt việc tốt...", "nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý
nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tương đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với
thanh niên, học sinh".
1.1.2. Quan niệm về ý trong văn nghị luận xã hội nói chung và văn nghị luận về một hiện
tượng đời sống nói riêng
Ý là nhưng đơn vị tạo nên nội dung cơ bản của một bài viết là hạt nhân cơ bản của bài
văn nghị luận. Đó là hệ thống ý kiến, quan điểm khác nhau được huy động để cùng làm sáng to
ý kiến, quan niệm chung nhất trong bài văn nghị luận.
Ý kiến trong bài văn nghị luận thường là những phán đoán, nhận xét khái quát của người
viết về nội dung nhằm đáp ứng yêu cầu của vấn đề cần nghị luận. Ý kiến thể hiện cách nhìn,
cách đánh giá và cách nghĩ riêng của mỗi người trước một vấn đề được nêu ra.
Ý trong bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống nhằm phân tích, đánh giá để hiểu
được bản chất của hiện tượng đời sống được nêu ra, để thấy rõ mặt tích cực, tiêu cực của vấn
đề và từ đó rút ra bài học về các hiện tượng đời sống ấy. Từ những bài học đó rút ra ý nghĩa,

19


phương hướng hành động cụ thế đối với hiện tượng đời sống đó. Tất cả các ý đều phải được
đưa vào một sự sắp xếp, vào một bố cục cụ thể.
Ví dụ: Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ,

lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,
giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh (chị) hãy bày tỏ suy
nghĩ của mình về hiện lượng đó.
Ý trong bài văn nghị luận thường được nhìn nhận từ nhiều mức độ khác nhau, có thể được
gọi bằng những thuật ngữ khác nhau. Ở ví dụ trên, xét từ phương diện logic lập luận thì ý khái
quát bao trùm toàn bài là luận đề. Nó là ý kiến được nêu ra trong đề bài yêu cầu người viết phải
giải quyết. Đó là: trẻ em lang thang, cơ nhỡ là vấn đề của toàn xã hội. Các ý: 1, Người viết nêu
thực trạng trẻ em lang thang, cơ nhỡ; 2, Người viết nêu những hoạt động giúp đỡ trẻ em lang
thang cơ nhỡ của cộng đồng xã hội là các luận điểm. Đó là các ý kiến chính trong luận đề, được
luận đề bao chứa, được sử dụng để làm sáng tỏ một mặt, một khía cạnh của luận đề. Một luận
đề có thể bao gồm một hoặc nhiều luận điểm, trong mỗi luận điểm lớn lại bao hàm những luận
điểm nhỏ, các luận điểm lớn, nhỏ đều có nhiệm vụ tập trung làm sáng tỏ luận đề. Trong mỗi
luận điểm ấy có thể triển khai tiếp thành những luận cứ.
Luận cứ là các lí lẽ và dẫn chứng được dùng để thuyết minh cho luận điểm và làm sáng tỏ
luận điểm. Các lí lẽ, dẫn chứng có quan hệ tương hỗ soi sáng cho nhau. Lí lẽ làm cho dẫn
chứng có khả năng thuyết minh cho luận điểm; dẫn chứng làm cho lí lẽ có nội dung, có sức
nặng thuyết phục. Ví dụ: từ luận điểm 1 ở trên có thễ cụ thể hóa thành các luận cứ.
Luận cứ 1: Người viết giải thích ngắn gọn khái niệm "trẻ em lang thang, cơ nhỡ".
Luận cứ 2: Người viết nếu lên cuộc sống bất hạnh của trẻ em lang thang cơ nhở.
Luận cứ 3: Nhưng thử thách, nguy hiểm mà trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang phải đối mặt.
1.1.3. Lập ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống
1.1.3.1. Cơ sở tâm lí học của việc hình thành kĩ nâng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một
hiện tượng đời sống
Cơ sơ của việc hình thành kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
dựa trên lí thuyết tâm lí học thần kinh cao cấp của Paplôp và lí thuyết hành vi chủ quan của
20


Skiner. Từ hai thực nghiệm của Paplôp và Skiner, ta thấy cùng là nhũng phản xạ có điều kiện
nhưng ở thực nghiệm của Paplôp thì việc hình thành phản xạ có điều kiện ấy hoàn toàn là thụ

động, không có sự nỗ lực tích cực chủ động của chủ thể mà hoàn toàn phụ thuộc điều kiện bên
ngoài. Còn thực nghiệm của Skiner đã tăng cường được tính chủ động tích cực của chủ thể
không phụ thuộc bên ngoài. Trong quá trình tìm kiếm chủ thể có thể có kết qủa sai nhưng bằng
kinh nghiệm, tự lực tìm kiếm cuối cùng chủ thể tìm đến kết quả đúng. Ta có thể khẳng định
rằng tất cả các hiện tượng tâm lí đều có cơ sở sinh lí là phản xạ có điều kiện. Chính vì vậy hoạt
động học cũng là phản xạ có điều kiện. Dạy học chính là dạy phản xạ có điều kiện. Trong hoạt
động dạy học thì chủ thể học sinh phải tích cực, chủ động hoạt động tìm kiếm kiến thức. Phải
làm đi làm lại nhiều lần một hoạt động nào đó thì mới tạo thành đường hằn trong võ não và từ
đó mới hình thành được kĩ năng mình mong muốn một cách thành thục.
Cũng như vậy, muốn hình thành kĩ năng làm văn nghị luận về một hiện tượng đời sống thì
cá nhân phải chủ động tích cực rèn luyện. Ngoài việc tiếp thu áp dụng những kiến thức về lí
thuyết đã được giáo viên truyền đạt thì điều quan trọng hơn là học sinh phải được làm được
thực hành nhiều. Quá trình thực hành ấy phải được tiến hành ở nhiều hình thức khác nhau như:
Đọc những bài văn mẫu của những tác giả có uy tín; tham khảo nhiều dạng đề khác nhau; làm
nhiều loại bài tập khác nhau. Những hoạt động đó được làm đi làm lại nhiều lần dần dần thành
thục và tạo thành kĩ năng. Tuy nhiên, những hoạt động đó phải được chủ thể chủ động làm, làm
một cách say mê, không gò bó ép buộc cũng không phải đi chép lại của người khác thì mới tạo
thành kĩ năng được.
Như vậy, cơ sở của việc hình thàn kĩ năng nói chung và kĩ năng lập ý nói riêng ở kiểu bài
nghị luận về một hiện tượng đời sống chính là bằng cách tiến hành các hoạt động tích cực chủ
động có định hướng lập đi lập lại nhiều lân thông qua hệ thống bài tập thực hành như một
phương tiện chủ yếu.
1.1.3.2. Kĩ năng lập ý ở kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nêu ý là những nội dung chính cần trình bày trong bài văn thì lập ý là một quá trình suy
nghĩ nhằm định ra nhưng nội dung cơ bản của bài viết trước khi diễn đạt thành văn. Như vậy ý
là kết qủa những dự định sẽ trình bày ra bằng lời được hình thành trong quá trình tư duy có
hướng. Lập ý là định ra nhưng ý kiến chính sẽ được thể hiện ra bằng lời trong văn bản. Đối với

21



học sinh lớp 12 THPT, lập ý cho đề văn là một quá trình suy nghĩ trong một tình huống có vấn
đề (đề văn tạo nên tình huống có vấn đề) nhằm đưa ra những dự định về các nội dung chính mà
mình sẽ viết trong bài. Như vậy, quá trình này bắt đầu từ khi đọc đề (khi đọc đề học sinh đã bắt
đầu hình thành ý) đến khi có được một hệ thống ý ban đầu.
Việc lập ý sẽ giúp người viết có thể bao quát được những nội dung chủ yếu, những luận
điểm, luận cứ cần triển khai và xác định đúng mức độ và phạm vi nghị luận. Mặt khác, lập ý
trước khi viết sẽ giúp người viết có thể điều chỉnh hệ thống luận điểm, có điều kiện cân nhắc để
lược bỏ hết các ý thừa, ý trùng lặp hoặc bổ sung đề khắc phục các ý còn thiếu. Lập ý còn giúp
cho người viết chủ động phân phối thời gian cho từng ý trong bài một cách hợp lí, tránh trường
hợp "đầu voi đuôi chuột" hoặc ý phụ viết quá dài trong khi ý chính lại viết sơ sài vì không đủ
thời gian.
Một bài văn không được lập ý trước khi viết thường mắc phải các lỗi như thiếu ý, thừa ý,
ý lộn xộn, dung lượng viết cho các ý không phù hợp với yêu cầu của đề bài. Lập ý trước khi
viết sẽ giúp người viết khắc phục được các lỗi trên.
Đối với kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, việc lập ý cũng tương tự như vậy,
là quá trình tìm, chọn và sắp xếp các ý thành một hệ thống hợp lí trước khi viết thành một bài
văn hoàn chỉnh.
Ví dụ: Hãy xác lập ý cho đề bài sau: Hiện nay, khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh
hưởng trên phạm vi toàn cầu. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này
Với đề bài trên chúng ta có thể trình bày các ý như sau:
- Người viết giải thích khái niệm khủng bố là gì và nêu thực trạng khủng bố hiện nay.
- Nạn khủng bố đem đến những hậu quả như thế nào.
Người viết cắt nghĩa những nguyên nhân dẫn đến khủng bố
- Người viết nêu những giải pháp để hạn chế nạn khung bố.
Chúng ta có thể khẳng định rằng khi viết một văn bản hoàn chỉnh thì khâu lập ý là một
khâu rất quan trọng. Với nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng vậy, để có một bài văn

22



hoàn chỉnh, không bị thừa hay thiếu ý hoặc mức độ các ý phải được trình bày sao cho hợp lí thì
lập ý là vô cùng quan trọng, là không thể thiếu được.
1.1.3.3. Mô hình ý trong kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống
Mô hình ý là kết qủa của quá trình lập ý được đưa vào bố cục ba phần của văn bản. Có thể
hình dung mô hình ý trong bài văn nghị luận nói chung qua phác thảo của nhà nghiên cứu Đỗ
Ngọc Thống sau đây:
Nêu luận đề khái quát.

Mở bài:
Thân bài:
Luận điểm I
Luận cứ 1

Làm sáng tỏ cho luận điểm I

Luận cứ 2
Luận cứ 3
Làm sáng tỏ
cho luận đề ở
mở bài
Luận điểm II

Làm sáng to cho luận điểm II

Luận cứ 1
Luận cứ 2
Luận điểm III
Luận cứ 1


Làm sáng to cho luận điểm II

Luận cứ 2
Luận cứ 3
Kết bài :

Nêu ý tổng kết toàn bài

23


Vận dụng phác thảo trên, có thể hình dung mô hình ý trong bài văn nghị luận về một hiện
trượng đời sống như sau:
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống và những định hướng nghị luận khái quát
Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích, chứng minh các biểu hiện của sự việc, hiện tượng
+ Luận cứ 1
+ Luận cứ 2
+........
- Luận điểm 2: Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc, hiện tượng
+ Luận cứ 1
+ Luận cứ 2
+........
- Luận điểm 3: Bình luận, nhận xét về hiện tượng Đánh giá hiện tượng tốt xấu, lợi, hại
như thế nào
+ Luận cứ 1
+ Luận cứ 2
+........
- Luận điểm 4: Nêu phương hướng hành động
+ Luận cứ 1

+ Luận cứ 2
+........
Kết bài: Từ hiện tượng đời sống rút ra bài học tư tưởng đạo lí

24


1.1.3.4. Quan hệ giữa kĩ năng lập ý và các kĩ năng khác trong quá trình nắm vẫn nghị
luận về một hiện tượng đời sống
Quá trình làm một bài văn nghị luận nói chung và nghị luận về một hiện tượng đời sống
nói riêng có 5 kĩ năng cơ bản sau:
- Kĩ năng tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết
- Kĩ năng lập ý
- Kĩ năng lập dàn bài
- Kĩ năng diễn đạt, trình bày
- Kĩ năng kiểm tra, hoàn chỉnh bài viết
Mỗi kĩ năng có một vai trò và vị trí riêng nhưng chúng có liên quan chặt chẽ với nhau.
Xét trong sự sắp xếp trình tự các kĩ năng đó, ta nhận thấy kĩ năng lập ý đứng ở vị trí thứ 2 sau
kĩ năng tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết và đứng trước kĩ năng lập dàn ý, kĩ năng diễn đạt,
trình bày và kĩ năng kiểm tra, hoàn chỉnh bài viết.
Có thể thấy rằng mỗi kĩ năng có một vai trò riêng và nếu thiếu 1 trong 5 kĩ năng trên thì
bài văn sẽ thiếu chính xác, thiếu sự đầy đủ. Chúng ta cũng không thể nói kĩ năng nào là quan
trọng nhất bởi mỗi kĩ năng có một chức năng riêng tạo thành một mắt xích trong quá trình viết
một bài văn nghị luận.
1.1.3 4.1. Quan hệ với kĩ năng tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết
Để lập được ý trong bài văn nghị luận nói chung và trong bài văn nghị luận về một hiện
tượng đời sống nói riêng thì chúng ta phải dựa vào kết qủa của kĩ năng tìm hiểu đề, xác định
yêu cầu bài viết.
1.1.3.4.2. Quan hệ với kĩ năng lập dàn ý
Dàn ý chính là sự sắp xếp các ý vào bố cục ba phần theo một trình tự lôgic để tạo sự mạch

lạc, liên kết, thống nhất trong bài văn. Có ý thì mới lập được dàn ý. Như vậy, trong quan hệ với
lập dàn ý thì lập ý là cơ sở để lập dàn ý xây dựng kết cấu của bài văn. Ngược lại, lập dàn ý lấy
kết qủa của lập ý làm tư liệu cho mình.

25


×