Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

TL TT HCM về Đảng chân chính cách mạng -Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.17 KB, 21 trang )

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TƯ CÁCH CỦA MỘT ĐẢNG CHÂN
CHÍNH CÁCH MẠNG
1.

Bản chất Cách mạng của Đảng chân chính

Bác đề cập bản chất của Đảng ngay trong “Tư cách của một đảng chân chính
cách mạng”, “Tư cách và bổn phận đảng viên”.
Tư cách của đảng chân chính cách mạng
Theo Hồ Chí Minh, đảng vững là một đảng chân chính cách mạng, có tư cách. Sự
phân biệt rạch ròi giữa một đảng chân chính cách mạng với tất cả các đảng phái khác,
là ở điều thứ nhất trong hệ chuẩn mực tư cách của Đảng mà Người xác định trong một
câu: “Đảng không phải là một tổ chức để thăng quan phát tài” và một câu khẳng định
mang tính bắt buộc: “Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc
giàu mạnh, đồng bào sung sướng”(2).
“Tư cách của đảng chân chính cách mạng” hoặc “Đạo đức cách mạng” mà nội
dung cơ bản là trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, trí, dũng, chí công
vô tư. Đó cũng chính là vấn đề mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã xác định
một trong 3 vấn đề cơ bản, cấp bách có tính sống còn trong công tác xây dựng đảng
hiện nay là xây dựng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Về tư cách, bản chất của Đảng trước hết và trên hết đó là mối quan hệ trong bản
thân Đảng và mối quan hệ của Đảng với xã hội, với Tổ quốc. Người khẳng định:
“Đảng không phải là một tổ chức để làm quan, phát tài”. Bác đặt mệnh đề này ở câu
thứ nhất, vị trí thứ nhất của phần tư cách của Đảng chân chính cách mạng. Bởi vì,
trong điều kiện đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, đảng viên được giao
những trọng trách trong bộ máy chính quyền, một số người, trong đó có một số đảng
viên coi đó là “miếng mồi béo bở” có thể thao túng, làm giàu, có thể “cả họ được nhờ”
có thể làm cho thiên hạ phải khúm núm, sợ sệt… Do có tư tưởng như vậy, cho nên một
bộ phận đó coi việc được vào Đảng như được vào một tổ chức của guồng máy quan lại
thời phong kiến, thực dân. Đảng chân chính, cách mạng, Đảng của Bác Hồ không phải
là một tổ chức làm quan, vụ lợi, không phải là nơi kiếm chác, chia nhau bổng lộc mà là


một tổ chức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân “Nó phải làm tròn nhiệm vụ
giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, “Ngoài lợi ích
1


của dân tộc, của Tổ quốc thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức
tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt,
văn hóa, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải
phóng”. Người đảng viên, do đó, phải đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc và dân tộc lên
trước hết và trên hết, đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng.
Đòi hỏi đối với một Đảng chân chính cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn
được biểu hiện sinh động trong mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với quần chúng. Đảng
từ trong quần chúng mà ra, tổ chức quần chúng làm cách mạng để đem lại lợi ích cho
quần chúng. Đảng viên phải gắn bó với quần chúng. Đó chính là môi trường để Đảng
và đảng viên, tự rèn luyện. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải lãnh đạo dân chúng,
đồng thời học hỏi dân chúng, lắng nghe ý kiến từ dân chúng.
Đảng phải giữ nghiêm kỷ luật từ trên xuống dưới. Đây chính là điều Bác coi là
cốt tử đối với hệ thống tổ chức của Đảng. Tổ chức càng cao, đảng viên có vị trí trong
tổ chức càng cao thì ý thức chấp hành kỷ luật càng chặt chẽ, càng mẫu mực, càng tự
giác. Điều đó không có nghĩa là kỷ luật nghiêm chỉ thực hiện đối với cấp trên, còn cấp
dưới thì ít nghiêm hơn. Đã là tổ chức đảng thì trên, dưới đều phải nghiêm, nhưng càng
lên trên, càng phải gương mẫu, càng phải trong sáng để bên dưới và cấp dưới soi vào
thực hiện. Cấp trên mà chưa nghiêm hoặc không nghiêm thì không thể đòi hỏi cấp
dưới nghiêm.
Để giữ nghiêm kỷ luật của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng và đảng
viên phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình. Người đặt vấn đề tự phê
bình thì thực hiện từ trên xuống, phê bình thì thực hiện từ dưới lên. Phê bình cả ưu
điểm và khuyết điểm một cách chân thành, có lý, có tình, vì sự tiến bộ, trên cơ sở của
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.
Đối với mỗi đảng viên phải rèn luyện đạo đức cách mạng, “ham học tập để nâng

cao trình độ của mình. Làm đúng, cần, kiệm, liêm, chính để cho dân tin, dân phục, dân
yêu. Những lợi ích cá nhân đó rất chính đáng, Đảng mong cho đảng viên và cán bộ
như thế”.
Hồ Chí Minh phân tích những khuyết điểm và nguyên nhân những khuyết điểm
của Đảng và của đảng viên một cách chân tình. “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, gồm
đủ các tầng lớp trong xã hội, mặt khác Đảng không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong
2


xã hội mà ra cho nên bên cạnh những đảng viên tốt, hết lòng vì Đảng, vì dân thì vẫn
còn những phần tử tự tư, tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa… thậm chí, có người còn coi việc
vào Đảng để thực hiện mục đích vụ lợi. Chính vì vậy, Đảng phải thường xuyên giáo
dục đảng viên và cán bộ, kiên quyết cảm hóa và sửa chữa những thói hư tật xấu”,
“phải cố sửa chữa cho tiệt nọc các chứng bệnh, khiến cho Đảng càng mạnh khỏe, bình
an”. Cách chữa những khuyết điểm, sai lầm ấy là bài thuốc “Tự phê bình và phê bình”
là kỷ luật chặt chẽ, tự giác nghiêm minh. Nếu “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm
của mình là một đảng hỏng”, chỉ có thừa nhận khuyết điểm, tìm ra nguyên nhân và
mọi cách để sửa chữa khuyết điểm, như thế mới trở thành một đảng cách mạng chân
chính.
Trong “Sửa đổi lối làm việc” Bác nêu 12 điều tư cách của đảng cách mạng. Người
dặn:
“Muốn cho Đảng được vững bền
Mười hai điều đó, chớ quên điều nào”.
Mười hai điều đó, thực chất là những mối quan hệ biểu hiện bản chất của một
đảng cầm quyền, một đảng cộng sản chân chính. Xa rời một trong những điều Bác dạy
là ít nhiều xa rời cái chất chân chính của một đảng cách mạng.
Đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo cách mạng, đảng viên có chức, có quyền là điều
tất yếu. Nhưng có chức, có quyền trong phạm vi lương tâm, đạo đức và trí tuệ của
người cộng sản khác với có chức, có quyền để sử dụng chức quyền đó vào mục đích cá
nhân. Cùng một nội dung, nhưng cách thức biểu hiện và mục đích hoàn toàn đối lập

nhau, ranh giới của nó chỉ cách nhau gang tấc. Trong thực tế lãnh đạo chính quyền của
Đảng, đã có không ít tổ chức đảng và đảng viên sa vào chủ nghĩa cá nhân. Tuy bên
ngoài họ mang màu cờ, sắc áo của Đảng, nhưng bên trong đã bị biến chất thành những
âm mưu, thủ đoạn để thực hiện mưu đồ vì lợi ích cá nhân. Chính biểu hiện đó của một
số người và một vài tổ chức đảng đã làm cho quần chúng hiểu sai về bản chất của
đảng, các thế lực thù địch lợi dụng điều đó để khuếch đại, thổi phồng, bôi nhọ để đánh
vào lòng tin của dân đối với Đảng.
Ở tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác đã chỉ ra cách làm, cách chữa bệnh,
thuốc chữa bệnh. Có thuốc, có cách chữa nhưng đòi hỏi Đảng và mỗi đảng viên “phải
cố sửa chữa” cho tiệt nọc các thứ bệnh hoạn trong cơ thể. Có làm được như vậy, Đảng
3


mới thật sự là một đảng chân chính cách mạng - đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính
yêu.
2.

Đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên

Khi nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh đã đặt trong mối tương quan giữa
mới và cũ, Người chỉ ra đạo đức cách mạng là đạo đức mới, nó khác hẳn về chất so với
đạo đức cũ, nó không vì danh vọng, không vì lợi ích của một cá nhân nào, mà vì lợi
ích chung của Đảng, của dân tộc và của loài người. Hồ Chí Minh chỉ ra đạo đức của xã
hội cũ là sự phản ánh lợi ích của giai cấp bóc lột, là công cụ tinh thần để nô dịch nhân
dân, củng cố địa vị thống trị của các giai cấp bóc lột và vì lợi ích của thiểu số, trong
khi đạo đức cách mạng phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
của toàn nhân loại, là vũ khí tinh thần để giai cấp công nhân và nhân dân lao động giải
phóng mình và giải phóng nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy rõ đạo
đức cách mạng gắn bó một cách chặt chẽ, hữu cơ với sự nghiệp giải phóng giai cấp,
giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam và mỗi đảng viên của Đảng phải

tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, suốt đời hy sinh cho sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc, ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu, lý tưởng của Đảng,
phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh chỉ ra, đạo đức cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc. Người chỉ rõ, đạo đức cách mạng hoàn toàn đối lập
với chủ nghĩa cá nhân - một thứ vi trùng rất độc, rất nguy hiểm đối với sức mạnh của
Đảng. Từ chủ nghĩa cá nhân sinh ra biết bao các bệnh khác, như bệnh tham lam, bệnh
lười biếng, bệnh kiêu ngạo bệnh hiếu danh, thiếu kỷ luật,… hoàn toàn trái với bản chất
cách mạng của Đảng, đi ngược lại lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng còn là ra sức học tập Chủ nghĩa MácLênin, luôn tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao phẩm chất cách mạng và năng
công tác của mình và đồng chí mình, luôn tôn trọng kỷ luật Đảng, tuyệt đối chấp hành
sự phân công của Đảng, đồng thời phải hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng giao, tích
cực hăng hái trong công việc, giữ gìn mối đoàn kết trong Đảng, toàn đảng phải là một
khối thống nhất, cả ý chí và hành động.

4


Trong “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh nhấn mạnh, để có được những đức
tính tốt người cán bộ, đảng viên cần thược hiện năm điều đó là: nhân - nghĩa - trí dũng - liêm. Theo Hồ Chí Minh:
- Nhân là thật thà, yêu thương con người, hết lòng giúp đỡ đồng chí đồng bào;
kiên quyết chống lại những người, nhưng việc có hại đến Đảng, đến nhân dân; sẵn
lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ; không ham làm
giàu, không e cực khổ, không sợ oai quyền.
- Nghĩa là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy, không có việc gì
phải giấu Đảng. Ngoài lợi ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc đảng
giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy
việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng phải
đúng đắn. Như vậy, nghĩa là một phẩm chất cơ bản của người cách mạng. Hiểu nghĩa
và làm theo nghĩa, người cách mạng sẽ có phương châm sống và hành động đúng đắn

vì lợi ích chung của Đảng, của Tổ quốc.
- Trí là không bị mù quáng, đầu óc trong sạch, sáng suốt, dễ hiểu lý luận, dễ tìm
phương hướng. Biết xem người, biết xét việc. Biết làm việc có lợi, tránh việc có hại
cho Đảng, biết vì Đảng mà cất nhắc người tốt, đề phòng người gian. Trí là hiểu biết,
nhưng những hiểu biết ấy phải gắn với nhiệm vụ cách mạng, phải giúp cho người cách
mạng hoàn thành nhiệm vụ, bổn phận của mình.
- Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan
sửa chữa. Cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại vinh hoa phú quí
không chính đáng. Nếu cần thì có gan hy sinh cả tính mệnh cho đảng, cho Tổ quốc.
Không bao giờ rụt rè, nhút nhát. Như vậy người cách mạng phải có dũng, không có
dũng thì không làm được cách mạng. Dũng giúp người cách mạng vượt qua khó khăn
thử thách, giám hy sinh bản thân mình vì cách mạng. Tuy nhiên, dũng phải đi đôi với
trí thông minh, chứ chỉ có dũng thôi thì không thể thành công, bởi vũ dũng vô mưu thì
chỉ có thất bại mà không có thành công.
- Liêm là không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Không ham người tâng bốc mình, là quang minh chính đại, không hủ hoá.

5


Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ, đảng viên mà có đầy đủ những đức tính tốt
đẹp ấy, họ sẽ có nền tảng tinh thần vững chắc, giúp họ đủ sức vượt qua mọi khó khăn
thử thách hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc, nhân dân giao phó.
Theo Hồ Chí Minh đạo đức là gốc của người cách mạng. Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng. Có đạo đức cách mạng thì người cán bộ mới được dân tin, dân
phục, dân yêu, từ đó thì người cán bộ mới có thể lãnh đạo được dân chúng làm cách
mạng. Hồ Chí Minh chỉ ra đối với người cán bộ, đảng viên không có đạo đức cách
mạng thì tài giỏi mấy cũng không thể lãnh đạo được dân chúng. Người coi đạo đức
cách mạng là gốc, là nền tảng vững chắc, là lý tưởng sống của người cách mạng. Nó là
động cơ bên trong, tạo ra sự thôi thúc to lớn để người cách mạng thực hiện, nó tăng

thêm sức mạnh bền bỉ giúp người cách mạng có đủ sức mạnh để suốt đời hy sinh phấn
đấu cho mục tiêu lý tưởng của đảng. Đạo đức cách mạng còn là nền tảng cho những
năng lực, tài năng của người cán bộ đảng viên phục vụ lợi ích cho cách mạng, cho Tổ
quốc, cho nhân dân. Hồ Chí Minh viết: Cũng như sông có nguồn mới có nước, không
có nguồn thí sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng
phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to
tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì
làm nổi việc gì.
Hồ Chí Minh cho rằng làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là
một sự nghiệp hết sức vẻ vang, đồng thời đó cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó là
một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, gian khổ, cũng như người có sức mạnh mới gánh
được xa, người cách mạng có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm
vụ một cách vẻ vang. Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ, hoặc thậm
chí bị thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè hoặc lùi bước. Cũng nhờ có đạo đức cách mạng
mà người cách mạng không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình,
khi cần sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mình cho Đảng, Tổ quốc, cho nhân dân. Có đạo
đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi, thành công, khó khăn hay thất bại đều một lòng
quyết tâm vì lợi ích của đảng, của dân tộc.
Đạo đức cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là quyết tâm suốt đời đấu tranh
cho Đảng, cho cách mạng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc giải phóng giai cấp, giải
6


phóng toàn nhân loại. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện tốt
đường lối chính sách của đảng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên,
lên trước lợi ích của cá nhân mình. Vì sự nghiệp của đảng mà hy sinh quên mình,
gương mẫu trong mọi việc, là không ngừng nâng cao phẩm chất năng lực bản thân,
phải làm cho mình là tấm gương để mọi người noi theo.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm

việc” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn to lớn, là một tài sản vô giá của toàn Đảng,
toàn dân ta. Tác phẩm là một trong những cơ sở cơ bản để định ra những nguyên tắc,
chuẩn mực của đạo đức cách mạng và định ra đường hướng đúng đắn trong xây dựng
nền đạo đức xã hội, xã hội chủ nghĩa.
Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Hồ Chí Minh là một cuốn sách học tập mà
nội dung của nó đã thấm sâu vào lớp lớp cán bộ, đảng viên của Đảng, trở thành vũ khí
lý luận, vũ khí tinh thần sắc bén của các thế hệ cán bộ cách mạng. Tác phẩm đã góp
phần không nhỏ vào sự khắc phục những sai lầm, khuyết điểm về mặt đạo đức trong
cán bộ đảng viên, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch vững mạnh. Cho đến nay,
những nội dung của tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và mang một ý nghĩa to lớn về
thực tiễn trong cuộc đấu tranh chống suy thoái tư tưởng, chống chủ nghĩa cá nhân, tình
trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Xây dựng
Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, trong đó, nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân là
nhiệm vụ cấp bách trước mắt và lâu dài, đòi hỏi sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống
chính trị, toàn xã hội.
1.

Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa

cách mạng Việt Nam đến thắng lợi
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác
- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
3. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam
4. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư
tưởng, kim chỉ nam cho hành động
7



5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc
Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
6. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng vừa là
người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân
7. Thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng
viên, trước hết là về đạo đức cách mạng
8. Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh
9. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa
quốc tế vô sản
10. Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng
6. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng vừa là
người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân
Mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng không chỉ là tiêu chuẩn của một đảng
chân chính mà còn là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vấn đề cơ bản trong
xây dựng Đảng, là nguồn gốc mọi sức mạnh của Đảng. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về
mối liên hệ giữa Đảng với quần chúng là sự kế thừa những luận điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử kết hợp nhuần nhuyễn với truyền
thống văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Hồ Chí Minh cho rằng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng quần
chúng cần phải được giác ngộ, được tổ chức, được lãnh đạo thì mới trở thành lực
lượng cách mạng thực sự. Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng cách mạng,
đó là nhân dân và có người lãnh đạo cách mạng, đó là Đảng Cộng sản. Theo Người,
muốn quy tụ được lực lượng cách mạng để giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân
dân ở một nước thuộc địa cần phải có quan niệm rộng rãi hơn về nhân dân cho phù
hợp với đặc điểm truyền thống dân tộc và cách mạng Việt Nam.
Với Hồ Chí Minh, nhân dân là “quốc dân”, là “đồng bào”, là người trong một
nước, là con Lạc, cháu Hồng. Mà “đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều
lòng ái quốc”. Dù ai đó là thân hào, là người trong hoàng tộc, quốc thích, trí thức tiểu
tư sản, tư sản dân tộc, địa chủ... dù họ thuộc giai cấp, tầng lớp nào nhưng có lòng yêu
nước, thương nòi, có chung mối thù với thực dân đế quốc và bè lũ tay sai thì đều là

thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc. Người cho rằng sự áp bức giai cấp và áp bức
8


dân tộc đều có chung một nguồn gốc là chủ nghĩa đế quốc. Người đã rút ra cái bản
chất chung nhất của mỗi con người Việt Nam là nỗi đau mất nước, nỗi nhục làm nô lệ.
Người đã làm thức tỉnh khát vọng giải phóng dân tộc và biến khát vọng của mọi giai
cấp, tầng lớp trong xã hội thành sức mạnh đoàn kết vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh đã giúp cho Đảng quy tụ được lực lượng của cả dân tộc
làm cho mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trở nên gần gũi, gắn bó máu thịt.
Hồ Chí Minh quan niệm Đảng ra đời là vì lợi ích của nhân dân, do dân tổ chức
lên. Một Đảng như vậy phải trở lại phục vụ cho dân, cho Tổ quốc. Người yêu cầu
Đảng muốn lãnh đạo được nhân dân thì phải hiểu dân, phải học dân, phải nâng đỡ dân
bởi “Có biết làm học trò nhân dân mới làm được thầy học dân” 1. Rất nhiều lần Người
đã nói, Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Hai tư cách người lãnh đạo, người đầy tớ luôn thống nhất với nhau trong hoạt động
lãnh đạo của Đảng.
Theo Hồ Chí Minh - với tư cách là người lãnh đạo, Đảng phải thuyết phục, thu
phục được quần chúng. Muốn vậy, đường lối, chính sách của Đảng phải thực sự đúng
đắn, cách mạng và khoa học, phản ánh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, thực
sự là ngọn đèn dẫn lối, soi đường cho nhân dân hành động. Đội ngũ cán bộ, đảng viên
phải thực sự gương mẫu trước nhân dân, nói đi đôi với làm, phải có cái tâm, cái trí, cái
đức. Người cho rằng quan điểm quần chúng là đạo đức cách mạng, là thước đo lòng
trung thành của cán bộ, đảng viên đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đảng chỉ
thực sự là người lãnh đạo khi Đảng luôn tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của
dân tộc, đạo đức, văn minh của toàn xã hội. Đảng phải là người lãnh đạo xứng đáng
của nhân dân chứ không phải theo đuôi quần chúng, Đảng là người đầy tớ trung thành
của nhân dân, là “công bộc” tin cẩn của nhân dân. Đây chính là sự phát triển sáng tạo
của Người đối với học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng ở Việt Nam. Tư tưởng
này xuyên suốt cuộc đời của Người. Người coi mình như một người lính vâng lệnh

quốc dân ra trận. Khi phải từ biệt thế giới này Người vẫn còn nuối tiếc là không được
phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Quan điểm về Đảng là đầy tớ của dân có giá trị to lớn trong việc loại trừ những
căn bệnh tự kiêu, tự đại, công thần, quan liêu, tham nhũng, xa rời quần chúng khi
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 88

9


Đảng trở thành Đảng cầm quyền. Quan điểm đó phản ánh mục đích hoạt động lãnh
đạo của Đảng là phục vụ nhân dân, đem lại quyền lợi cho nhân dân chứ không nhằm
mục đích nào khác. Đó là đạo lý chí công vô tư, mình vì mọi người. Đó cũng là truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta từ trong lịch sử dựng nước và giữ nước, lòng nhân ái bao
la, lòng yêu nước thương nòi sâu đậm được nhân lên gấp bội khi kết hợp với chủ nghĩa
nhân đạo cộng sản.
Để làm tròn vai trò người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân, Hồ Chí Minh yêu
cầu Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư
tưởng, tổ chức; chăm lo xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi cán bộ của
Đảng, của Nhà nước phải thực sự là công bộc của nhân dân. Đảng chăm lo xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên “vừa hồng vừa chuyên” và kiên quyết đấu tranh loại trừ chủ
nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh coi là thứ giặc nội xâm, là nguồn gốc của các căn bệnh
kiêu ngạo cộng sản, bệnh dốt nát, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc của cải của
nhân dân, quan liêu, hống hách, xa rời nhân dân. Người yêu cầu Đảng phải thường
xuyên làm trong sạch nội bộ Đảng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tận trung với Đảng,
phải tận hiếu với dân, phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm.
Việc gì có lợi cho dân phải làm hết mình, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Có
như vậy mới làm tròn vai trò của người lãnh đạo, người đầy tớ của nhân dân.
Nghiên cứu, làm sáng tỏ và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về mối

liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân để khắc phục những thiếu sót khuyết điểm,
củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng là một đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi
mới, là lương tâm trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với nhân dân và là tình cảm
kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh của mỗi chúng ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người là
một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người là
một trong những nhà tư tưởng, lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều đến vấn đề đạo đức. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức bao gồm những quan điểm cơ bản của Người về vai
trò, nội dung và những vấn đề nguyên tắc trong xây dựng đạo đức mới. Đạo đức cách
10


mạng mang bản chất giai cấp công nhân, kết hợp chặt chẽ với truyền thống đạo đức
dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại để đấu tranh nhằm giải phóng dân
tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Khi bàn về vai trò quan trọng của đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là yếu
tố không thể thiếu trong đời sống xã hội loài người và đối với cá nhân con người xã
hội, ví như :
"Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người"(1)
Vai trò trên lại càng quan trọng, chiếm vị trí hàng đầu trong những phẩm chất của
người cách mạng, người cán bộ, đảng viên. Nếu người cách mạng mà không có đạo
đức thì như "sông không có nguồn", như "cây không có gốc", dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân. Sự quan tâm của Hồ Chí Minh về đạo đức thể hiện sự

nhất quán, xuyên suốt từ cách mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Trong Di chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức.
Người không chỉ yêu cầu mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, mà còn dặn dò đảng viên phải quan tâm chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng
chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".
Hồ Chí Minh quan tâm đến đạo đức trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu sắc và toàn diện về
đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức là một mặt không thể thiếu
của người cán bộ, đảng viên.
Người coi đạo đức của người cán bộ, đảng viên là gốc, là nền tảng. Vì GPDT,
giải phóng nhân loại là một công việc to lớn, nặng nề nhưng rất vẻ vang, mà mỗi người
không giữ được đạo đức, tính nhân văn thì không thể nói tới việc tự giải phóng cho
mình, cho nhân loại được.

11


TT HCM về những phẩm chất đạo đức cơ bản của cán bộ, đảng viên thời đại
mới là :
- Trung với nước, hiếu với dân :
Theo quan niệm xưa trung và hiếu là những khái niệm đạo đức chứa đựng nội
dung hết sức hạn hẹp, thể hiện ở mệnh đề "trung với vua, hiếu với cha mẹ". Nội dung
đó phản ánh bổn phận, trách nhiệm của thần dân đối với vua, con cái đối với cha mẹ.
Hồ Chí Minh không gạt bỏ khái niệm trung và hiếu đó, mà phát triển thành khái
niệm có nội dung mới, mang tính cách mạng, phản ánh một nội dung đạo đức cao rộng
hơn đạo đức cũ. Đó là trung với nước, hiếu với dân. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý
nghĩa quan trọng hàng đầu.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, nước là nước của dân và dân là chủ nhân của
nước. Vì vậy, "Trung với nước, hiếu với dân" là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp

dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên và phát triển của đất nước. Nội dung
trung với nước được thể hiện trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội,
phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
Quyết tâm phấn đấu để thực hiện và hoàn thành mục tiêu con đường cách mạng, đưa
đất nước phát triển theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thực hiện tốt
mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nội dung hiếu với dân được thể
hiện: khẳng định sức mạnh, vai trò thực sự của nhân dân. Dân là gốc của nước, sáng
tạo ra của cải vật chất, làm nên lịch sử. Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân,
hoà mình với dân thành một khối, tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: là những khái niệm đạo đức cũ, được
Hồ Chí Minh tiếp thu, chọn lọc, đưa vào những yêu cầu và nội dung mới.
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là một biểu hiện sinh động của phẩm chất
"Trung với nước, hiếu với dân", việc thực hiện phẩm chất này đặt ra với tất cả mọi
người, khi cách mạng thuận lợi cũng như lúc gặp khó khăn.
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai.
Kiệm là tiết kiệm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ, không hoang
phí.
12


Liêm là trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng.
Chính là không tà, là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn,
tức là tà.
Các đức tính đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cần mà không kiệm giống
như một chiếc thùng không đáy. Kiệm mà không cần thì lấy gì mà kiệm. Cần, kiệm,
liêm, là gốc rễ của chính. Như một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới
là hoàn thiện.
Cần, kiệm, liêm, chính cần thiết với tất cả mọi người. Nó là thước đo bản chất

"người" của một con người.
Cần, kiệm, liêm, chính càng cần thiết đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì, nếu cán
bộ, đảng viên mắc sai lầm, khuyết điểm thì sẽ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung của cách
mạng, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng.
Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi sau, là lòng mình chỉ
biết có Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào, là đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên
trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa là phải kiên quyết quét
sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bởi vì chủ nghĩa cá nhân là trái
đạo đức cách mạng.
Nghiên cứu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ giúp chúng ta thấy rõ giá
trị to lớn của nền đạo đức mới của dân tộc Việt Nam mà đó còn là cơ sở để rèn luyện
phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, là cơ sở để giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong xây dựng nền đạo đức mới Việt Nam trong sự nghiệp
hiện nay.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “là
đạo đức, là văn minh”
- Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, để Đảng xứng đáng “là đạo đức, là văn
minh” chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Việc vận dụng tư tưởng của Người vào
công tác xây dựng Đảng hiện nay sẽ góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước
Việt Nam giàu mạnh.
Xây dựng Đảng chính là yêu cầu để Đảng tồn tại và phát triển

13


Trong Bài nói tại lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương (ngày 11-5-1952),
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra rằng “vì điều kiện khó khăn, mà số đông cán bộ và đảng
viên chưa được huấn luyện hẳn hoi cho nên tư tưởng và trình độ chính trị còn thấp
kém và lệch lạc. Điều đó tỏ rõ ra ở mỗi khuyết điểm như: không nắm vững chính sách

trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh; không phân biệt rõ ràng bạn và địch, bệnh
quan liêu, công thần và nạn tham ô hủ hóa khá nặng, v.v… (1). Từ đó có thể thấy, xây
dựng Đảng là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng,
ngày một tiến bộ hơn, trở thành người cách mạng chân chính.
Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người căn
dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn
Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung
thành của nhân dân” (2). Câu nói đó, Bác đã đưa ra yêu cầu cơ bản về đạo đức của
cán bộ, đảng viên và yêu cầu xuất phát từ bản chất cách mạng của Đảng ta, từ mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân trong sự nghiệp cách mạng. Đất nước đã đạt
được nhiều thành tựu rất to lớn, đồng thời đang phải đối mặt với không ít khó khăn,
nguy cơ, thách thức. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn liền với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong Đảng, bộ máy Nhà nước vẫn đang diễn ra nghiêm trọng chưa được ngăn
chặn có hiệu quả. Đây là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, là một trong những
nguy cơ tiềm ẩm đe doạ thắng lợi của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng,
Nhà nước ta.
Hội nghị Trung ương 4 khóa XI đã đề ra nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách
hiện nay về xây dựng Đảng”. Nghị quyết chỉ rõ: “Bên cạnh những kết quả đã đạt
được, công tác xây dựng đảng còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu
kém, khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm khắc phục, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ” (3). Cùng với đó là lời khẳng
định: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo
đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, tham nhũng
lãng phí, tùy tiện vô nguyên tắc” (4).
14



Những nội dung trong công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam mà Người đề
ra, nếu được toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là những người cán bộ, đảng viên nghiên
cứu và học tập chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc làm cho toàn Đảng trở
thành một khối thống nhất về nhận thức và tư tưởng, làm cơ sở cho sự thống nhất về
hành động, đủ sức lái con thuyền cách mạng Việt Nam tiến về phía trước, vượt qua
được những khó khăn thử thách đó.
Một là, Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lê-nin
làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
Mở đầu tác phẩm Đường cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn luận điểm nổi
tiếng của V. Lê-nin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động...
Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm
cách mệnh tiền phong” (5). Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (năm 1947), Người
viết: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công tác
thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” (6). Như vậy, bên cạnh
việc khẳng định Cách mạng Việt Nam “trước hết phải có Đảng cách mệnh” (7),
Người còn muốn nhắc đến một điều đặc biệt quan trọng: dẫn đường cho mọi hoạt động
của cách mạng đều cần thiết phải có một học thuyết, một chủ nghĩa cách mạng. Chủ
tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới
đúng đắn, mới phát hiện được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình” (8).
Trong các bài giảng huấn luyện cho cán bộ cách mạng từ năm 1925 đến năm
1927 (sau được in thành tác phẩm Đường cách mệnh) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ
rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải theo
chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu
không có bàn chỉ nam” (9). Nhưng, Người cũng phát hiện ra rằng “Bây giờ học thuyết
nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất
là chủ nghĩa Lê-nin” (10).
Có chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, soi đường, dẫn lối, Đảng đã
đạt được những mục tiêu nhất định, đã lãnh đạo được giai cấp công nhân thực hiện
được xứ mệnh lịch sử của mình, đưa dân tộc ta vượt qua những khúc quanh của lịch
sử, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong bài Chủ nghĩa Lê-nin và công cuộc

giải phóng các dân tộc bị áp bức (tháng 4-1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
15


định: “Lê-nin đã để lại cho chúng tôi một kho tàng quý báu vô ngần: học thuyết của
Người về cơ sở tư tưởng, về những nguyên tắc tổ chức, về lý luận và sách lược của
đảng cách mạng. Chủ nghĩa Lê-nin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng
chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của
quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng
tôi” (11).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải gắn lý luận với hành động thực tiễn.
Phải có phương pháp học tập đúng đắn, học phải đi đôi với hành, nếu không, chưa
khắc phục được bệnh kinh nghiệm thì đã mắc phải bệnh giáo điều, bệnh sách vở.
Người chỉ rõ, “lý luận rất cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng thì sẽ không
có kết quả. Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: lý luận phải
liên hệ với thực tế” (12). Người luôn phê phán kiểu học thuộc lòng chủ nghĩa Mác Lê-nin, và yêu cầu “Đảng kết hợp lý luận với kinh nghiệm và thực hành của cách
mạng Việt Nam. Đảng áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp Mác - Lê-nin
mà giải quyết các vấn đề thực tế của cách mạng Việt Nam… không phải chỉ học thuộc
lòng vài bộ sách của Mác - Lê-nin mà làm được như vậy. Đảng phải có tinh thần khoa
học và tinh thần cách mạng rất cao, phải hiểu rõ lịch sử xã hội, phải quyết tâm phấn
đấu cho giai cấp và nhân dân, phải tin tưởng vào lực lượng và sáng kiến của quần
chúng, phải gom góp tư tưởng, kinh nghiệm, sáng kiến và ý chí của quần chúng, sắp
xếp nó thành hệ thống, rồi lại áp dụng vào trong quần chúng” (13). Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng căn dặn cán bộ, đảng viên “học tập lý luận thì nhằm mục đích để vận dụng
chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc để tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau
này đưa ra mặc cả với Đảng” (14).
Hai là, thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng
Nguyên tắc tập trung, dân chủ: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đảng tổ chức theo
nguyên tắc dân chủ tập trung. Nghĩa là: có đảng chương thống nhất, kỷ luật thống
nhất, cơ quan lãnh đạo thống nhất. Cá nhân phải phục tùng đoàn thể, số ít phải phục

tùng số nhiều, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung
ương. Trong Đảng, bất kỳ cấp trên hoặc cấp dưới, đảng viên cũ hoặc đảng viên mới,
đều nhất định phải giữ kỷ luật của giai cấp vô sản” (15). Đây là nguyên tắc rường cột,

16


quan trọng nhất để xây dựng Đảng chặt chẽ, vững chắc, phát huy được sức mạnh tổng
hợp.
Theo Người, “dân chủ” và “tập trung” luôn luôn đi đôi với nhau. Giữa “dân
chủ” và “tập trung” có mối quan hệ khăng khít với nhau, đó là hai vế của một nguyên
tắc. Trong Bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học nhân
dân Việt Nam, ngày 21-7-1956, Bác viết về mối quan hệ đó như sau: “Chế độ ta là chế
độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Ðối với mọi vấn đề, mọi
người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Ðó là một quyền lợi mà
cũng là một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy
chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý. Chân lý là
cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân. Cái gì trái với lợi ích của Tổ quốc, của nhân
dân tức là không phải chân lý. Ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân - tức là
phục tùng chân lý” (16). Thực hiện nguyên tắc này, nghĩa là phòng và chống các biểu
hiện chuyên quyền, độc đoán, thói hách dịch, chụp mũ, trù dập. Đồng thời cũng cần đề
phòng và chống những biểu hiện của dân chủ “quá trớn”.
Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Người cho rằng, đây là nguyên
tắc lãnh đạo của Đảng. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cần phải luôn đi đôi với
nhau.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích về tập thể lãnh đạo như sau: “Vì sao cần phải
có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm
đến đâu, cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề,
không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có
nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì

trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó. Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều
người, thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn
đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm” (17).
Người viết về cá nhân phụ trách: “Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng
rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm ít
người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công
việc mới chạy. Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh cái tệ người này ủy cho

17


người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì
cũng không xong” (18).
Thực hiện nguyên tắc này trong công tác xây dựng Đảng phải chú ý khắc phục
những biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, đồng thời phải chống lại tình trạng dựa dẫm
tập thể, khống dám quyết đoán và chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc tự phê bình và phê bình: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi đây là quy luật
phát triển của Đảng, là vũ khí để rèn luyện Đảng viên nhằm làm cho mỗi người tốt
hơn, tiến bộ hơn, và tăng cường đoàn kết trong nội bộ. Mục đích của tự phê bình và
phê bình là để làm cho phần tốt trong mỗi người nảy nở như hoa mùa xuân, làm cho
mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị loại bỏ, vươn tới một sự hoàn thiện.
Người nói về nguyên tắc tự phê bình và phê bình: “một Đảng mà giấu giếm
khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm
của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh
ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một
Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính” (19). Chức càng cao, quyền càng
lớn, khi mắc phải sai lầm hậu quả sẽ rất lớn, do đó, tự phê bình và phê bình sẽ khiến
cho mỗi người cán bộ, Đảng viên luôn nhận thức đúng về những hành động của mình
và tiến bộ hơn, sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự phê bình và phê bình phải tiến hành thường

xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày; phải thẳng thắn, trung thực, “không đặt
điều”, “không thêm bớt”, không che giấu,. Tự phê bình và phê bình phải kiên quyết,
“ráo riết”. Người cũng yêu cầu: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát
triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn
nhau” (20).
Kỷ luật nghiêm minh, tự giác: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu không có kỷ
luật, “Đảng sẽ xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo, công việc bê trễ” (21). Có
kỷ luật nghiêm minh, tự giác, Đảng ta sẽ có một sức mạnh vô cùng to lớn: “Sức mạnh
vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán
bộ và đảng viên” (22). Theo Người, bên cạnh việc chấp hành nghiêm kỷ luật của

18


Đảng, cần biến kỷ luật thành ý thức và hành động tự giác trong mỗi người cán bộ,
đảng viên.
Đoàn kết, thống nhất trong Đảng: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết thống
nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh
tổng hợp. Người khẳng định: “Với sự đoàn kết nhất trí và lòng cương quyết quật
cường của Đảng, của Chính phủ và của toàn dân, chúng ta nhất định khắc phục được
mọi khó khăn để đi đến hoàn toàn thắng lợi” (23).
Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong
Đảng: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng
như giữ gìn con ngươi của mắt mình” (24). Theo Người, muốn đoàn kết, thống nhất
trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên nghiêm chỉnh tự phê bình
và phê bình, tu dưỡng đạo đức cách mạng, “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” và các biểu
hiện tiêu cực khác, phải yêu thương lẫn nhau, “sống có tình, có nghĩa”.
Ba là, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân

Trong một bài viết trên báo Sự thật số 120, ngày 15-10-1949, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng khẳng định:
“Bao
Bao

nhiêu

lợi

nhiêu

Công
Sự

việc
nghiệp

Chính

quyền

Đoàn

thể

quyền

đổi

mới,


kháng
từ
từ

ích



đến

Trung

hạn

xây

chiến,

đều
đều

dựng
kiến

Chính
ương




quốc
phủ

đến

trách


công

Trung

ương



do

dân



dân

của

dân

nhiệm


của

dân

việc

của

dân

do
tổ

dân

cử

chức

ra.
nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” (25).
Như vậy, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân. Dựa vào dân, gắn bó mật thiết
với nhân dân là điều kiện tồn tại và phát triển của Đảng. Mục tiêu lãnh đạo của Đảng
chính là đem lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân. Muốn vậy, Đảng phải trở
thành “người đầy tớ” của nhân dân. Để tăng cường sự gắn bó giữa Đảng với nhân dân,
Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thường xuyên đi sâu vào đời sống quần chúng
nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân nhưng tuyệt đối không được theo đuổi quần
chúng.

19


Bốn là, quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có
tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của người cán bộ trong sự
nghiệp cách mạng. Theo Người, “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng,
của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình
của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt ra chính sách đúng.
Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc
gốc của Đảng” (26).
Do đó, theo Người, Đảng ta cần quan tâm tới việc xây dựng, phát hiện và sử
dụng cán bộ: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy,
Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.
Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung
của chúng ta” (27). Tuy nhiên, Người cũng yêu cầu, “Khi cất nhắc một cán bộ, cần
phải xét rõ người đó có gần gụi quần chúng, có được quần chúng tin cậy và mến phục
không. Lại phải xem người ấy xứng với công việc gì. Nếu người có tài mà dùng không
đúng tài của họ, cũng không được việc. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem
người bô bô la la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất
có hại” (28).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra tiêu chí của một người cán bộ tốt, đó là người cán
bộ đó phải vừa có đức, vừa có tài. Trong đó, đạo đức là gốc, Người viết: “Cũng như
sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài
giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (29).
Năm là, thường xuyên chỉnh đốn và đổi mới Đảng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng, bởi
lẽ, bên cạnh số đông đảng viên ưu tú, thì vẫn còn không ít đảng viên chưa thật sự trong
sạch, vững mạnh. Chỉnh đốn để gột rửa tất cả những lỗi lầm, sai trái. Trước lúc đi xa,

trong Di chúc, Người căn dặn: “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng,
làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng
giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân” (30). Người cũng từng nhấn
mạnh: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp
20


dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca
ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân” (31).
Người chỉ rõ: “Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ
phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy,
thì các cấp uỷ đảng phải tăng cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc
đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà
nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố đảng về
tư tưởng, về tổ chức” (32).
Trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay, bên cạnh những thời cơ mới, vận hội
mới, dân tộc ta cũng đứng trước không ít những khó khăn, thách thức. Vai trò lãnh đạo
của Đảng càng phải được khẳng định, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng
cần được nâng cao hơn bao giờ hết để xứng tầm với các yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử
dân tộc giao phó. Đảng cần xác định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó,
quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ góp phần làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh,
“là đạo đức, là văn minh”, vững vàng trước mọi thử thách của lịch sử./.

21



×