Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Nhom1 - PP giao duc tre chua ngoan tuoi tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.88 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

MÔN
SINH LÝ HỌC THẦN KINH
Đề tài

GIÁO DỤC TRẺ CHƯA NGOAN
ĐỘ TUỔI TIỂU HỌC

GVHD

: BS. Lâm Hiếu Minh

Lớp

: Tâm lý học VB2 K02

Nhóm

:1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2014
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 1


DANH SÁCH NHÓM 1

STT Họ và tên



MSSV

1

Đồng Bạch Ánh Loan

1366160056

2

Nguyễn Thị Hương Trà

1366160094

3

Nguyễn Thị Thanh Dung

1366160019

4

Nguyễn Thị Mộng Tiền

1366160091

5

Dương Thanh Tú


1366160107

6

Bùi Phi Hùng

1366160044

7

Hứa Chấn Việt

1366160116

8

Nguyễn Tuấn Anh

1366160003

9

Vũ Gia Hân

1366160030

10

Đỗ Thị Kim Hoa


1366160038

11

Trần Đình Quang

1366160070

12

Vũ Đức Hưng

1266160024

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Ghi chú

Lớp TLH Vb2 K01

Trang 2


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
I. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI TIỂU HỌC......................................6
1. Hoạt động học tập và giao tiếp của tuổi nhi đồng ............................................6
1.1 Hoạt động học tập của tuổi nhi đồng.........................................................6
1.2 Các hoạt động khác của nhi đồng..............................................................6

1.3 Giao tiếp của nhi đồng...............................................................................7
2. Phát triển nhận thức và trí tuệ............................................................................7
2.1 Sự hình thành khả năng tổ chức hành động nhận thức..............................7
2.2 Phát triển nhận thức ..................................................................................8
2.3 Ảnh hưởng của các phương thức dạy học tới sự phát triển hoạt động nhận
thức và trí tuệ của nhi đồng........................................................................................8
3. Sự phát triển đạo đức..........................................................................................9
3.2 Sự phát triển nhận thức và hình thành các hành vi đạo đức của lứa tuổi
nhi đồng....................................................................................................................10
II. TRẺ CHƯA NGOAN, CÁC BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN ................10
1. Định nghĩa: “Trẻ chưa ngoan”.........................................................................10
2. Những biểu hiện của trẻ chưa ngoan:..............................................................11
3. Nguyên nhân của trẻ chưa ngoan.....................................................................13
1. Định nghĩa “giáo dục”.......................................................................................21
2. Các học thuyết ứng dụng trong giáo dục trẻ...................................................22
2.1 Thuyết điều kiện hóa thao tác Skinner.....................................................22
2.1.1 Đôi nét về Skinner..........................................................................................22
2.1.2 Nội dung của học thuyết................................................................................23
2.1.3 Ứng dụng thuyết trong việc giáo dục trẻ......................................................23
a) Tác nhân củng cố hành vi....................................................................................................... 23
b) Tạo nếp.................................................................................................................................. 26
c) Dạy học chương trình hoá...................................................................................................... 27
d) Hành vi ngôn ngữ................................................................................................................... 27

2.2 Nguyên lý Premack..................................................................................28
3. Ứng dụng học thuyết trong việc xây dựng môi trường xung quanh trẻ.......28
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 3



3.1 Môi trường gia đình.................................................................................29
3.1.1 Xây dựng gia đình văn hóa tiến bộ...............................................................29
3.1.2 Xây dựng kỹ năng làm cha mẹ......................................................................29
3.1.3. Giáo dục trong gia đình................................................................................30
a) Tập nhiễm............................................................................................................................... 30
b) Bắt chước............................................................................................................................... 30
c) Phương pháp “Không roi vọt-kỷ luật không nước mắt”...........................................................31
d) Phương pháp “uốn nắn”......................................................................................................... 32
e) Nhịp củng cố........................................................................................................................... 32

3.2 Đối với giáo dục của nhà trường..............................................................32
3.2.2 Hoạt động Đội thiếu niên Tiền phong:.........................................................34

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 4


LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em là chồi non hy vọng, là thế hệ tương lai của đất nước. Tất cả chúng ta
đều muốn trẻ trở thành người trò giỏi, con ngoan. Thế nhưng, người lớn chúng ta
thường phân loại trẻ theo 2 khuynh hướng: trẻ ngoan và trẻ hư mà chưa quan tâm đến
đối tượng trẻ chưa ngoan cũng như các biện pháp giáo dục trẻ chưa ngoan.
Lứa tuổi tiểu học là giai đoạn học sinh bắt đầu tham gia vào hoạt động mang
tính xã hội hóa mạnh mẽ để tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học của loài người. Dưới
ảnh hưởng của hoạt động học tập, nhân cách của học sinh có nhiều biến đổi phong phú
và sâu sắc. Vì thế, giáo dục trẻ độ tuổi tiểu học có vai trò quan trọng trong việc hình
thành năng lực trí tuệ cũng như nhân cách của các em sau này.
Vấn đề giáo dục trẻ trong xã hội hiện đại ngày nay khó hơn ngày xưa rất nhiều.

Nếu như trẻ con ngày xưa chỉ quanh quẩn trong nhà, không có điều kiện giao lưu với
thế giới bên ngoài thì trẻ em ngày nay đã khác. Các em ngoài những mối quan hệ
trong gia đình, chúng còn có nhiều mối quan hệ ngoài xã hội cũng như cơ hội tiếp cận
thông tin từ khắp nơi trên thế giới qua các phương tiện thông tin khác nhau. Mọi
phương pháp giáo dục cần dựa trên thái độ tôn trọng và tình yêu thương. Đặc biệt,
trong giáo dục trẻ em độ tuổi tiểu học cần chú ý: không nên nôn nóng mà phải biết chờ
đợi sự phát triển, đặc biệt là tận dụng thuộc tính tâm lý đã có để hình thành các thuộc
tính tâm lý mới hơn trong nhân cách các em.
Muốn giáo dục cũng như tìm ra phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ, đòi hỏi
các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ phải thật sự thông hiểu trẻ. Để tiếp cận và đưa ra giải
pháp cho đề tài “Giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học”, trước hết nhóm chúng tôi
tiến hành tìm hiểu sự phát triển tâm lý lứa tuổi này. Chính trong quá trình phát triển
tâm lý sẽ nảy sinh ra những khó khăn tâm lý ở lứa tuổi tiểu học mà người lớn chúng ta
thường nhầm lẫn rằng đó là những biểu hiện chưa ngoan ở trẻ. Từ đó, nhóm chúng tôi
rút ra những phương án giáo dục trẻ chưa ngoan cơ bản dựa trên ứng dụng nguyên lý
điều kiện hóa vào giáo dục và các phương pháp giáo dục trong gia đình, nhà trường,
ngoài xã hội cũng như yếu tố tự giáo dục (tự thân vận động) của trẻ.
Với quan niệm “Những điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước, những điều
chúng ta không biết là cả một đại dương”. Mặc dù đã cố gắng bám sát đề tài nhưng
nhóm thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chia sẻ của thầy và
các bạn để chúng ta cùng nhau hoàn thiện kiến thức và tìm ra được những phương án
tốt nhất giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học nói riêng cũng như sẽ mở rộng đề tài
ở các lứa tuổi khác.

Trân trọng cảm ơn!
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 5



Tập thể các thành viên Nhóm 4
I. SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI TIỂU HỌC
Tuổi nhi đồng được xác định từ 6 đến 11 tuổi (tương ứng với thời kì học tiểu
học ở nước ta).
1. Hoạt động học tập và giao tiếp của tuổi nhi đồng
1.1 Hoạt động học tập của tuổi nhi đồng
Bước ngoặt lớn nhất của trẻ em giai đoạn này là thay đổi hoạt động chủ đạo,
từ chơi sang hoạt động học. Hoạt động học của lứa tuổi nhi đồng có các đặc điểm
sau:
- Thứ nhất: hoạt động học của lứa tuổi nhi đồng khác hoàn toàn với hoạt
động chơi của trẻ ở giai đoạn mẫu giáo.
- Thứ hai: hoạt động học là hoạt động kép, gồm hai hoạt động có quan hệ
hữu cơ với nhau như hoạt động học, và các hoạt động tu dưỡng. Hoạt động học
được thực hiện thông qua việc học các môn học, còn hoạt động tu dưỡng được thực
hiện thông qua nhiều hoạt động phong phú bao gồm cả hoạt động học; có nội dung
gần gũi với cuộc sống thực của học sinh chứ không nhất thiết phải sắp xếp theo
logic chặt chẽ.
- Thứ ba: hoạt động học của tuổi nhi đồng không phải được hình thành ngay
từ đầu, nó được hình thành và phát triển dần trong suốt quá trình phát triển ở
trường tiểu học.
1.2 Các hoạt động khác của nhi đồng
Ngoài hoạt động học được tổ chức từ nhà trường, trong cuộc sống thường
ngày, trẻ còn tham gia vào nhiều hoạt động được tổ chức hoặc có tính tự phát như:
hoạt động chơi, hoạt động xã hội, hoạt động xã hội và hoạt động tập thể, hoạt động
thể thao - nghệ thuật v.v.
Lứa tuổi nhi đồng có nhiều loại hoạt động có chức năng nhất định tạo nên sự
phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trẻ được hoạt động như thế nào và có ảnh hưởng đến
sự phát triển ra sao lại tuỳ thuộc vào điều kiện sống của trẻ, tuỳ thuộc vào trình độ
văn minh, văn hoá của nhà trường, gia đình và xã hội. Điều cần quán triệt là mọi
hoạt động của trẻ ở lứa tuổi này dù là tự giác hay tự phát đều cần sự quan tâm định

hướng, giúp đỡ của người lớn, cần được sự bảo vệ của người lớn để các em tránh
được các tác hại và ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường đối với các em.
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 6


1.3 Giao tiếp của nhi đồng
Giao tiếp của nhi đồng không chỉ được mở rộng hơn về trường giao tiếp
(phạm vi không gian, thời gian, đối tượng giao tiếp và nội dung giao tiếp) mà còn
khác về chất so với giao tiếp của tuổi mẫu giáo.
Trong trường học, quan hệ giữa giáo viên với học sinh khác xa so với quan
hệ cô cháu ở trường mẫu giáo. Giáo viên tiểu học là người đại diện cho phương
thức tác động mới, với những yêu cầu và tính chất hoạt động khác với hoạt động ở
trường mẫu giáo. Dưới con mắt học sinh tiểu học (nhất là các lớp dưới), thầy cô
giáo là người đầy quyền lực, uy tín, ngưỡng mộ và thần tượng. Các em có nhu cầu
cao được tiếp xúc, được bắt chước và noi theo các hành vi ứng xử của thầy, cô
giáo. Các em rất sung sướng, tự hào khi được thầy cô có các cử chỉ thân thiện, giao
việc, đánh giá và khen ngợi.
Từ mối quan hệ giao tiếp đặc biệt này, trẻ em lĩnh hội nhiều từ người thầy cả
về khoa học, nghệ thuật và lối sống. Ngược lại, nếu bị xa cách, bị đối xử quá
nghiêm khắc hoặc bị thiên vị, thiếu mẫu mực từ phía giáo viên (đặc biệt trong
những ngày tháng đầu tiểu học), thì nhiều em sẽ gặp bối rối, lo âu, thậm chí xuất
hiện cảm giác cô đơn hoặc có các phản ứng tiêu cực đối với các thầy, cô giáo.
Trong giai đoạn phát triển này, trẻ em quan hệ với nhau rất hồn nhiên, bình
đẳng, các em chưa phân biệt con nhà khá giả, con nhà nghèo túng, chưa phân biệt
học sinh học khá giỏi hay yếu kém. Nội dung và hình thức quan hệ giao tiếp cũng
chưa phong phú, chủ yếu là qua hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt Sao, sinh
hoạt Đội.
2. Phát triển nhận thức và trí tuệ

2.1 Sự hình thành khả năng tổ chức hành động nhận thức
Đặc trưng nổi bật trong hoạt động nhận thức của trẻ tuổi nhi đồng là khả
năng tổ chức và kiểm soát các hành động nhận thức một cách có ý thức.
Trong giai đoạn tiểu học, dưới sự tác động của hoạt động học, nhận thức của
học sinh đã có bước phát triển mới: Trẻ đã biết tổ chức các hành động nhận thức
của mình một cách có ý thức nhằm hiện thức các nhiệm vụ nhận thức (nhiệm vụ
học). Sở dĩ học sinh tiểu học có khả năng này vì trong hoạt động nhận thức của các
em, thành phần chủ định ngày càng phát triển và chiếm ưu thế.

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 7


2.2 Phát triển nhận thức
Ở tuổi học sinh tiểu học đang hình thành một sự phát triển toàn diện về các
quá trình nhận thức. Trong đó đáng kể nhất là sự phát triển của tri giác, chú ý, trí
nhớ, tưởng tượng và tư duy.
Tác nhân quan trọng dẫn đến sự phát triển nhận thức người khác của lứa tuổi
tiểu học là sự phát triển các thao tác nhận thức và sự trải nghiệm của trẻ thông qua
tương tác với người khác. Sở dĩ trẻ có thể dựa vào cấu trúc tâm lý tương đối ổn
định để đánh giá người khác là nhờ đã phát triển các thao tác trí tuệ cụ thể, đặc biệt
là do trẻ đã có khả năng bảo toàn (phát hiện ra cái tương đối ổn định, ít biến đổi
qua cái dễ biến đổi). Mặt khác, thông qua tương tác xã hội như các hoạt động ngoại
khóa, các trò chơi giữa các bạn cùng lứa, trẻ dần dần tăng hiểu biết của mình về sự
khác biệt quan điểm, tính cách giữa bản thân và người khác.
Nhìn chung, ở tuổi tiểu học là giai đoạn mới bước qua từ tuổi mẫu giáo,
chuyển từ hoạt động chơi sang hoạt động học tập, từ một môi trường chỉ biết vui
chơi sang môi trường học tập tính kỉ luật, nề nếp, chịu sự quản lý giáo dục từ giáo
viên v.v. Tư duy của trẻ ở tuổi này vẫn còn bị cái tổng thể chi phối. Tư duy phân

tích bắt đầu hình thành nhưng còn yếu nên các biểu tượng được hình thành ở trẻ
chưa thật chính xác và vững chắc, trẻ có thể bị nhầm lẫn, sai sót trong khi lĩnh hội
giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức của trẻ trước môi trường xã
hội, nơi mà đầy rẫy những cạm bẫy luôn đón chờ bởi chúng chưa phân biệt rõ ràng
đâu là cái tốt, cái xấu nên dễ bị kẻ xấu lợi dụng. Mặt khác, về tình cảm của học sinh
tiểu học mang tính cụ thể trực tiếp và luôn gắn liền với các sự vật hiện tượng sinh
động, rực rỡ v.v. Lúc này khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ còn non nớt, trẻ dễ
xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cười,
rất hồn nhiên vô tư v.v. Vì thế có thể nói tình cảm của trẻ chưa bền vững, dễ thay
đổi.
2.3 Ảnh hưởng của các phương thức dạy học tới sự phát triển hoạt động
nhận thức và trí tuệ của nhi đồng.
Ở giai đoạn tiểu học thì sự phát triển hoạt động của trẻ được quy định bởi
hoạt động dạy của nhà trường thông qua thầy cô giáo. Vì vậy, dạy học quy định
mức độ, tốc độ và hướng phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ tiểu học. Trong thực

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 8


tiễn, dạy học diễn ra theo các phương thức khác nhau, dẫn đến hiệu quả tác động
khác nhau đối với sự phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ.
Xã hội ngày càng phát triển với những công nghệ tiên tiến học mọi lúc mọi
nơi thông qua mạng internet (ở trẻ tiểu học đã có thể trao đổi, tìm hiểu thông tin và
làm bài trên mạng) nên phương pháp dạy học ngày nay rất tiến bộ, linh động dẫn
đến khó kiểm soát nổi chất lượng dạy học, giáo trình dạy học và phương pháp dạy
học trong khi mục đích của việc dạy học chỉ đạt được khi và chỉ khi chúng ta xác
định đúng đắn nội dung và phương pháp.

Thông qua mạng internet không chỉ thầy cô giáo khó kiểm soát việc học của
học sinh mà gia đình cũng không kiểm soát được nhận thức và hành vi của trẻ, mối
quan hệ bạn bè ngoài xã hội, các trang mạng không phù hợp lứa tuổi v.v. Đây là độ
tuổi dễ nghe, dể bảo, dễ dạy và tiếp thu nhanh phương pháp dạy học của thầy cô, do
vậy thầy cô giáo là người trực tiếp truyền cảm hứng cho trẻ để trẻ học tập tốt.
Ngược lại, chỉ vì chạy theo thành tích, phương pháp dạy học không linh động,
không tận tình chỉ bảo, quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của trẻ và phân biệt đối
xử giữa học sinh yếu và học sinh giỏi dẫn đến việc làm trẻ dễ bị mặc cảm, bị bạn bè
thầy cô xa lánh khiến trẻ bị cô lập trong khi nhận thức của trẻ đang trong giai đoạn
hoàn thiện. Do vậy, thầy cô giáo giỏi quyết định chất lượng giáo dục nhưng muốn
giáo dục tốt thì không thể thiếu mối liên kết chặt chẽ gia đình và nhà trường.
3. Sự phát triển đạo đức
Đạo đức cá nhân thường có cấu trúc tổng thể gồm ba thành phần quan hệ
chặt chẽ với nhau: các xúc cảm và tình cảm, nhận thức đạo đức, các hành vi đạo
đức.
3.1 Sự phát triển lĩnh vực xúc cảm và tình cảm đạo đức của nhi đồng
Trong sự phát triển lĩnh vực xúc cảm và tình cảm đạo đức của nhi đồng
không thể không nói đến sự phát triển của lòng vị tha và tính hiếu chiến của trẻ độ
tuổi tiểu học.
Lòng vị tha là cốt lõi của đạo đức, là nền tảng để trên đó xây dựng các hành
vi đạo đức. Những yếu tố ban đầu của lòng vị tha đã xuất hiện ngay từ khi trẻ còn
trong giai đoạn ấu nhi. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp trẻ em nhỏ chưa có khả năng
tự nguyện chia sẻ hoặc có hành động giúp đỡ nếu không có sự gợi ý của người lớn.
Sự giúp đỡ đó vẫn chưa dựa trên sự đồng cảm thực sự.
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 9


Tính hiếu chiến là xu hướng có hành động gây gổ, với dự định làm tổn hại

hay xâm phạm đến đồ vật, sinh vật hay người khác. Hiếu chiến được phân thành
hai loại: hiếu chiến công cụ (cá nhân gây hại người khác với trẻ cách là phương tiện
để đạt mục đích khác: chẳng hạn, đánh bạn để lấy đồ chơi). Hiếu chiến thù địch
(hiếu chiến với mục đích gây thiệt hại cho người khác).
3.2 Sự phát triển nhận thức và hình thành các hành vi đạo đức của lứa
tuổi nhi đồng
 Sự phát triển nhận thức đạo đức
Có thể chia một cách tương đối quá trình hình thành và phát triển nhận thức
về các chuẩn đạo đức của trẻ em diễn ra qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn tiền đạo đức (tương ứng với giai đoạn trẻ mẫu giáo): trẻ có hiểu
biết rất ít về các chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Giai đoạn đạo đức hiện thực (tương ứng với giai đoạn đầu tiểu học): đây là
giai đoạn trẻ rất tôn trọng các chẩn mực đạo đức do người có quyền hành đưa ra.
- Giai đoạn đạo đức tự trị (tương ứng với giai đoạn học sinh cuối tiểu học):
Vào khoảng 10 hay 11 tuổi trẻ đã biết các quy chuẩn xã hội là các thoả thuận và có
thể không được chấp thuận hoặc bị thay thế. Trẻ đã biết các quy chuẩn có thể bị vi
phạm hoặc không được thực hiện nếu hành động đó phục vụ lợi ích con người.
 Sự hình thành các hành vi đạo đức
Để có được hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, ngay từ
nhỏ, trẻ em cần được giáo dục, được hình thành trong cuộc sống thực nhờ thục hiện
các hoạt động phù hợp với lứa tuổi được người lớn tổ chức, giúp đỡ. Cuộc sống của
trẻ nhi đồng diễn ra trong ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội. Đạo đức
lối sống của trẻ được hình thành và hiển hiện ra trong ba môi trường này.
II. TRẺ CHƯA NGOAN, CÁC BIỂU HIỆN VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Định nghĩa: “Trẻ chưa ngoan”
Khó mà có một định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh về loại trẻ em này.
Một bé gái áo quần sạch đẹp, trước mặt bố mẹ, thầy cô giáo thì rất lễ phép,
một điều dạ - hai điều vâng, có khi còn khoanh tay, cúi đầu nữa, nom thì có vẻ
ngoan, nhưng khi vắng bố mẹ, thầy cô thì lại nói tục, văng bậy v.v.
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học


Trang 10


Một bé trai sáng đi học ở lớp, chiều đi học phụ đạo, tối đến nhà bạn học
nhóm v.v. mới nhìn có vẻ rất chăm, nhưng ở lớp thì nói chuyện, đầu óc để tận đâu
đâu; đến lớp phụ đạo thì đùa quậy; đi học nhóm thì xem video, tán gẫu, đánh tá lả,
chơi trò chơi điện tử v.v.
Một bé gái khác, nay xin tiền đóng cho trường, mai xin tiền đóng cho lớp với
nhiều lý do, nhưng tất cả các khoản tiền đó đều để ăn quà, mua những thứ linh tinh,
trò chơi bạo lực, thậm chí mua số đề, đánh bạc v.v.
Tất cả những trẻ em đó đều thuộc loại chưa ngoan, nói một đằng làm một
nẻo.
"Đi nói dối cha, về nhà nói dối chú". Đó không phải là những trẻ em hư,
nhưng không thể gọi là ngoan được.
Vậy có thể nói trẻ chưa ngoan là những trẻ khó bảo, chưa biết nghe và làm
theo lời cha mẹ. Nhìn chung, đó là những đứa trẻ chưa làm cho người lớn hài lòng,
vì không vâng lời người lớn.
Trẻ chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của
học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày, trẻ chưa
ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “chậm tiến” v.v.
2. Những biểu hiện của trẻ chưa ngoan:
Trong quá trình giáo dục trẻ, cùng với sự tăng dần theo năm tháng, phần lớn
các cha mẹ không chờ đợi, không ưa thích một số nét tính cách sau ở con mình,
như: không vâng lời, bướng bỉnh khó bảo, lười học, nói dối, đánh nhau, nghịch
nghợm, ích kỷ, trộm cắp… Căn cứ vào các biểu hiện hành vi của trẻ có thể liệt kê
các biểu hiện thường gặp ở trẻ chưa ngoan như sau:
Không vâng lời, đỏng đảnh, bướng bỉnh: Những đứa trẻ này đa phần là được
sinh ra trong gia đình khá giả, ít anh chị em hay là con một trong gia đình và những
đứa trẻ này được cha mẹ hết mực yêu thương, muốn gì thì cha mẹ sẽ đáp ứng ngay

cái đó (nếu có khả năng). Cho nên trong lớp học hay trong sinh hoạt vui chơi em
luôn cho mình là nhất, mọi người phải nghe mình và em cũng không cần thiết nếu
bạn không chơi với mình và đặc biệt là các em rất thích bạn bè hay thầy cô nói
chuyện nhẹ nhàng với em. Nếu giáo viên có lời nhắc nhở hết sức khéo léo và nhẹ
nhàng thì lại có tác dụng tích cực hơn là quát mắng hay dùng hình thức phạt.
Vô kỷ luật, ngổ ngáo, gây gỗ: Các em hay làm trò nghịch ngợm trong lớp và có cá
tính rất mạnh phản ứng với việc dạy dỗ của các thầy cô. Luôn bất đồng với các bạn,
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 11


các em thường chơi theo nhóm và thích làm người chỉ huy trong các trò chơi hay
trong các hoạt động khác và thường các em hiếu động trong lớp, thường giải quyết
mâu thuẩn bằng bạo lực.
Lười biếng: Những em này nếu không được chăm sóc chu đáo của gia đình
thì các em thường hay luộm thuộm ham chơi hơn ham học, thường xuyên không
làm bài tập ở nhà hay viện lý do này hay lý do khác thi không hoàn thành nhiệm vụ
học tập.
Dối trá: Những học sinh này không phải nói dối một cách thông thường mà
các em thường lên kế hoạch cho lời nói dối của mình. Nếu thầy cô phát hiện ra thì
các em trình bày lý do mang tính chất thuyết phục và trường hợp nói dối này các
em thường xuyên sử dụng.
Dễ xúc động (tự cao, dễ giận hờn, mất lòng…): các em học khá được thầy cô
ưu ái nhiều, thường các em cho mình quan trọng hơn các bạn trong lớp, tự cho
mình luôn tốt, nếu việc gì cảm thấy không vừa lòng thường tỏ ra giận hờn, ích kỷ.
Những trẻ có xúc cảm thuộc dạng tính mạnh, tốc độ nhanh hoặc tính yếu, tốc độ
chậm thường không làm chủ được lời nói và hành động, dễ mất tự tin trong việc
học cũng như trong giao tiếp, không kiềm chế cảm xúc bản thân.
Những trẻ có những phẩm chất, ý chí phát triển sai lệch: Những hoài bão ước

mơ của em thường mang tính tiêu cực hơn tích cực. Bản chất của giáo dục trẻ chưa
ngoan là sự bình thường hóa toàn bộ cuộc sống tâm lý của trẻ, là sự phát triển toàn
bộ nền tảng tích cực của nhân cách trẻ.
Như vậy, từ những nhược điểm có thể chấp nhận được, thông qua sự tác
động của người lớn, của cha mẹ, ở một số trẻ đã dần hình thành một số nét tính
cách chưa ngoan. Tuy nhiên, theo họ những nhược này có thể thay đổi được vì nó
“chưa trở thành thói quen”, “chưa trở thành bản tính”, “chưa phải là tật” của trẻ.
Một vấn đề nữa xuất phát từ những hành vi, thái độ chưa tốt của trẻ cần phải
nói đến là yếu tố nằm ngoài ý muốn chủ quan của cha mẹ và bản thân trẻ là vấn đề
liên quan đến bệnh lý do dị tật bẩm sinh như các bệnh di truyền gây tổn thương
hoặc chậm phát triển trí tuệ. Những trẻ bị rơi vào trường hợp này thường có những
hành vi mà người lớn không mong muốn và không giống những đứa trẻ bình
thường ở cùng lứa tuổi, nên không thể nói những đứa trẻ này là chưa ngoan. Đây là
một phạm trù khác với vấn đề chúng ta đang giải quyết đó là những đứa trẻ sinh ra
đảm bảo về mặt thể chất và thần kinh nhưng có sự phát triển nhân cách theo chiều
hướng không mong muốn của gia đình và xã hội.

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 12


Ngoài ra, còn nhiều bệnh lý liên quan rối loạn cảm xúc, tăng hiếu động… Lẽ
dĩ nhiên, nếu không được đánh giá đúng mức, những nguyên nhân này sẽ dẫn đến
những hành vi và tâm lý không mong đợi ở trẻ, khiến trẻ bị xác định là “trẻ chưa
ngoan”. Một số biểu hiện và trường hợp điển hình như:
- Khó tập trung chú ý, hiếu động thái quá (Hội chứng rối loạn khả năng chú ý)
- Kém trí nhớ tạm thời
- Tính khí bốc đồng, làm việc không hề dự tính hoặc nghĩ đến hậu quả
- Hành động vụng về, lóng ngóng

- Rất cố chấp, ương ngạnh
- Kém tự trọng
- Rối loạn giấc ngủ (khi ngủ hay mớ, hoặc hay gặp ác mộng, hay giật mình
thức giấc).
- Bị rối loạn thèm ăn: ăn uống rất nhiều hoặc chỉ ăn được 1 số ít món.
- Khó khăn trong diễn đạt lời nói.
Đối với các trẻ thuộc nhóm này, giáo viên và gia đình cần phát hiện sớm và
gia đình cần gặp các bác sĩ chuyên về thần kinh hoặc các chuyên gia tâm lý để có
cách chữa trị thích hợp.
3. Nguyên nhân của trẻ chưa ngoan
3.1 Môi trường gia đình
Phần lớn đều tập trung vào lỗi của cha mẹ, những người vì các khả năng và
điều kiện khác nhau đã không dạy dỗ được trẻ “nên người”. Sau đây là các nguyên
nhân chính thường gặp thấy trong cuộc sống, được xếp theo mức độ ảnh hưởng từ
cao xuống thấp:
- Bố mẹ bất hoà, cãi vã, đánh chửi nhau
- Bố mẹ ly dị, ly thân
- Bố mẹ mải làm ăn, không có thời giờ dạy con
- Bố mẹ không quan tâm, coi trọng việc giáo dục con
- Bố mẹ quá nuông chiều con
- Bố mẹ làm ăn bất chính, nghiện hút, cờ bạc v.v.
- Gia đình không điều kiện về vật chất, nghèo khó, vất vả mưu sinh, trẻ con
phải tham gia lao động để kiếm sống qua ngày.
- Bố hoặc mẹ mất
- Trẻ sống trong sợ hãi do bị lạm dụng, bị ngược đãi…
- Quan hệ họ hàng, gia đình lớn có nhiều ảnh hưởng xấu.
3.2 Môi trường nhà trường
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 13



Thực tiễn giáo dục cho thấy phía nhà trường chưa có cách giáo dục đúng đắn,
phù hợp, nhận thức về sự phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội chưa đúng. Khi
các em chưa ngoan thì đổ lỗi cho gia đình không quan tâm và xã hội thì quá nhiều
ảnh hưởng tiêu cực. Một số gia đình xem nhà trường là môi trường giáo dục duy
nhất cho trẻ, vì vậy trẻ hư thì đổ lỗi hoàn toàn cho nhà trường. Việc đổ lỗi cho nhau
của nhà trường - gia đình - xã hội xuất phát từ sự phối hợp quá lỏng lẻo, chỉ là hình
thức, là hiện tượng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Xét về phía nhà trường,
nguyên nhân trẻ chưa ngoan có thể nói như sau:
* Công tác phối hợp với gia đình và xã hội chưa được đầu tư chiều sâu:
Trong các trường học cũng đã thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh tòan trường,
Ban đại diện cha mẹ học sinh từng lớp, nhưng họat động của các tổ chức này mang
tính hình thức hoặc có họat động thì chỉ tập trung vào một số nội dung nhằm hỗ trợ
nhà trường về các điều kiện vật chất.
* Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò nòng cốt trong sự phối hợp với gia đình
và nhà trường, nhưng thực chất vì nhiều lý do khác nhau mà giáo viên chủ nhiệm
chưa thực sự nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc này, chưa có sự liên hệ
chặt chẽ với gia đình và thống nhất với gia đình về nội dung, phương pháp giáo
dục. Đối với các em thì chưa thật sự quan tâm, lắng nghe và hiểu được trẻ để đưa ra
lời khuyên hay hỗ trợ trẻ vượt qua những lúc khó khăn về việc tiếp nhận và nhận
thức thế giới xung quanh. Sự gắn kết rời rạc giữa giáo viên và học sinh dẫn đến trẻ
sẽ mất tin tưởng, cảm giác hụt hẫng.
* Cách giáo dục của nhà trường đối với những em chưa ngoan: có những học
sinh trong suốt quá trình học tập ở trường đã có những biểu hiện chưa ngoan nhưng
nhà trường cũng không phối hợp với gia đình để quản lý, giáo dục mà dùng những
biện pháp mang tính chất trừng phạt, lên án hành vi lỗi lầm, sai trái, kỷ luật trước
toàn trường ... Việc này dẫn đến tâm lý bất ổn nơi các em, nảy sinh chán học, chán
trường lớp, xấu hổ, tự ti, mặc cảm trước bạn bè.
* Nhà trường thì chỉ tập trung cho chất lượng học tập, chỉ chú trọng dạy chữ,

xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức, chú trọng “dạy chữ” mà xem nhẹ việc “dạy
người”, chưa chú trọng nhiều hơn việc cung cấp những tri thức về chuẩn mực đạo
đức, giúp học sinh hiểu rỏ thế nào là hành vi đạo đức tốt, thế nào là chưa tốt.
* Ngòai họat động dạy học trên lớp, nhà trường rất ít tổ chức các họat động
giáo dục ngòai giờ lên lớp cho học sinh và nếu có tổ chức cũng nặng về hình thức.
* Các em bị “quá tải” về giờ học, ngòai giờ học chính khóa học sinh phải
học thêm dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì vậy phần lớn thời gian trong ngày của
học sinh phải dồn cho học tập, thời gian vui chơi, giải trí của học sinh rất ít.
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 14


* Một nguyên nhân khác từ môi trường học đường là trẻ bị bạn bè xấu ảnh
hưởng, lôi kéo mà thực hiện những hành vi không đúng vì bản thân chưa nhận thức
được hết hậu quả của vấn đề.
Chính sự quá tải trong học tập đó đã khiến cho nhiều trẻ học yếu hay trung
bình dễ bi quan, chán nản, chây lười học tập, kết quả học tập sút kém dẫn đến bỏ bê
học tập hoặc bỏ học...
3.3 Môi trường xã hội
Một môi trường khác ngoài gia đình và nhà trường là cộng đồng xã hội còn
tồn tại nhiều điều xấu ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em. Ở tuổi học sinh
tiểu học đang hình thành một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức,
nhất là sự phát triển của tri giác, chú ý, trí nhớ, tưởng tượng và tư duy.
Mặt khác, thông qua tương tác xã hội như các hoạt động ngoại khóa, các trò
chơi giữa các bạn cùng lứa, trẻ dần dần tăng hiểu biết của mình về sự khác biệt
quan điểm, tính cách giữa bản thân và người khác. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
việc nhận thức của trẻ trước môi trường xã hội, nơi mà đầy rẫy những cạm bẫy luôn
đón chờ bởi chúng chưa phân biệt rõ ràng đâu là cái tốt, cái xấu nên dễ bị kẻ xấu
lợi dụng.

Do sự quản lý thiếu chặt chẽ của các ngành chức năng trong việc kiểm duyệt
các phương tiện thông tin đại chúng như các truyện tranh bạo lực, game bạo lực để
cho các em bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết, những phim ảnh
không lành mạnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện
nhiều hơn, thường xuyên hơn trên internet như quảng cáo có sử dụng hình ảnh 18+,
truyện tranh sex… tất cả đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, hình thành nhân
cách và hành vi đạo đức.
Con người không thể tách rời khỏi môi trường xã hội. Đồng thời, con người
cũng được định hình và xác định bởi mối quan hệ đó. Qua một vài liệt kê về các tác
động của môi trường xã hội lên trẻ, ta có thể nhận thấy, vấn đề tác động môi trường
lên trẻ là không thể không chú ý và sự cần thiết của môi trường tốt cùng với sự giáo
dục là điều kiện cần cho sự phát triển và hoàn thiện nhân cách ở trẻ.
Qua phân tích các nguyên nhân, ta nhận thấy môi trường xã hội (bao gồm
môi trường gia đình, nhà trường và môi trường cộng đồng) có tác động lớn đến trẻ.
Mỗi môi trường có đều có những tác động lớn đến nhận thức hành vi và cư xử ở trẻ
theo những phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, cả 3 đều có điểm chung chính là các
yếu tố: hình mẫu bắt chước, quan hệ gắn kết, tác động tâm lý và phương pháp giáo
dục.
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 15


Như vậy, từ những nhược điểm có thể chấp nhận được, thông qua sự tác
động của người lớn, của cha mẹ, ở một số trẻ đã dần hình thành một số nét tính
cách chưa ngoan. Tuy nhiên, những nhược điểm này có thể thay đổi được. Vì nó
“chưa trở thành thói quen”, “chưa trở thành bản tính”, “chưa phải là tật” của trẻ.
3.4 Sự phát triển tâm sinh lý trẻ giai đoạn tuổi tiểu học:
Một nguyên nhân chủ quan khác cũng không kém phần quan trọng trong
việc quyết định hành vi của trẻ là yếu tố tâm sinh lý đang phát triển mạnh mẽ bên

trong trẻ giúp trẻ có sự hiểu biết và tự nhận thức về thế giới bên ngoài dưới sự tác
động của môi trường sống. Dựa vào những biểu hiện của trẻ chưa ngoan, chúng ta
thường quy chụp vào các nguyên nhân như do gia đình, nhà trường hay xã hội mà
chưa tìm hiểu những đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ giai đoạn này. Thực chất, có
những trẻ được cho là “chưa ngoan” có thể xuất phát từ những khó khăn trong thời
kì đầu trẻ chuyển đổi từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, thay đổi trong
nhận thức của trẻ về các chuẩn mực đạo đức. Cụ thể như sau:
3.4.1 Những khó khăn trẻ tiểu học thường gặp trong năm đầu đi học
Bước vào học tiểu học, học sinh lớp 1 thường gặp một số khó khăn trong học
tập như sau:
- Thứ nhất: sự thay đổi chế độ hoạt động và sinh hoạt. Hoạt động học ở
trường tiểu học có yêu cầu cao hơn nhiều so với ở trường mẫu giáo (phải đi học
đúng giờ, không được nghỉ học, bỏ học giữa buổi, trong giờ học phải ngồi theo
đúng quy định, phải học và làm bài tập trên lớp và ở nhà v.v). Sự thay đổi tính chất
của hoạt động học tập buộc trẻ phải nhanh chóng hình thành các thói quen mới. Vì
vậy, nếu trẻ em không được chuẩn bị những yếu tố tâm lí cần thiết để đáp ứng các
yêu cầu trên sẽ thường dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản, ngại đi học và kết quả học
tập không cao.
- Thứ hai: sự “vỡ mộng” và sụt giảm hứng thú và tích cực học tập. Biểu hiện
của sự thất vọng và suy giảm hứng thú, tính tích cực học tập của học sinh lớp 1 là ở
một số học sinh đầu năm học rất thích thú, hăng hái đến lớp (đi học rất sớm), tích
cực thực hiện các yêu cầu của thầy – cô giáo. Nhưng sau vài tháng học, các em bắt
đầu ngại việc đi học, thích được nghỉ, thờ ơ, chểnh mảng với việc học v.v.
Nguyên nhân là về phía học sinh, nhiều em thích thú đi học do sự hấp dẫn bề
ngoài của việc học: được đến trường, được mặc quần áo đẹp, mang cặp sách v.v.
Sau một thời gian học sự thích thú đó giảm, dẫn đến chán, ngại học.Về phía nhà
trường, cách tổ chức dạy học chưa phù hợp với sự phát triển tâm lí lứa tuổi, trong
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 16



giai đoạn mẫu giáo, các hoạt động chơi của các em mang tính độc lập, tự do sáng
tạo. Chuyển sang hoạt động học tập, có kỉ luật phải làm theo những chỉ dẫn của
giáo viên v.v. Hệ quả là các em cảm thấy việc học trở nên kém hấp dẫn, nặng nề.
Đây là những khó khăn cản trở tâm lý đến trường của trẻ, nếu gia đình, nhà
trường không kịp thời phát hiện, động viên, giúp đỡ các em mà quy kết các em
biếng lười, ham chơi, xem đó là biểu hiện của sự hư hỏng… sẽ ảnh hưởng xấu đến
các giai đoạn phát triển sau này của trẻ.
3.4.2 Tính hiếu chiến của trẻ trong giai đoạn phát triển đạo đức
Tính hiếu chiến là xu hướng có hành động gây gổ, với dự định làm tổn hại
hay xâm phạm đến đồ vật, sinh vật hay người khác. Hiếu chiến được phân thành
hai loại: hiếu chiến công cụ (cá nhân gây hại người khác với trẻ cách là phương tiện
để đạt mục đích khác: chẳng hạn, đánh bạn để lấy đồ chơi). Hiếu chiến thù địch
(hiếu chiến với mục đích gây thiệt hại cho người khác).
Mầm mống của sự hiếu chiến đã có từ rất sớm ở trẻ ấu nhi. Biểu hiện rõ nhất
qua sự kiện trẻ 1tuổi đã dùng vũ lực để tranh giành đồ chơi từ người khác. Sự hiếu
chiến ở trẻ em được thay đổi theo lứa tuổi. Trước tuổi tiểu học, hiếu chiến của trẻ
em chủ yếu là công cụ. Trẻ thể hiện các hành vi hiếu chiến để tranh giành cho mình
đồ chơi hoặc vật dụng nào đó. Khi gần 7tuổi, chuyển dần từ hiếu chiến công cụ
sang hiếu chiến thù địch.
Xu hướng chung là giảm dần các ứng xử hiếu chiến từ lứa tuổi nhỏ đến
trưởng thành. Trong các lớp học thường chỉ có vài trẻ thật sự hiếu chiến và khoảng
10 - 15% số trẻ trong lớp hay bị bắt nạt. Những trẻ hiếu chiến thực sự là những em
ý thức việc gây chiến sẽ mang lại lợi ích và nâng cao vị thế ảnh hưởng của mình.
Các em thường dùng bạo lực làm công cụ để đạt mục đích cá nhân. Cũng có những
trẻ hiếu chiến thực sự nhưng không sử dụng bạo lực mà thường nghi ngờ và thận
trọng đối với mọi người xung quanh, coi những người này là thù địch và xứng đáng
bị trừng phạt.
Tính hiếu chiến chịu sự tác động rất lớn bị yếu tố văn hoá của cộng đồng dân

tộc và giai tầng xã hội; yếu tố môi trường gia đình và các phương tiện thông tin đại
chúng. Trong đó sự đối xử bạo lực của gia đình và môi trường xã hội mang tính
bạo lực là những tác nhân mạnh mẽ, nuôi dưỡng và phát triển tính hiếu chiến ở trẻ
em.

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 17


Trẻ hiếu chiến có những ứng xử chống đối, bạo lực và thường sa sút về học
tập, hơn nữa do bị bạn bè xa lánh nên trẻ hiếu chiến thường kết bạn với những
người giống mình, tức là những trẻ hung tính, chống đối và kĩ năng sống thấp.
Vì vậy ngăn ngừa và kiểm soát tính hiếu chiến và các hành vi hung tính của
chúng là rất quan trọng. Để làm được việc này, cần tạo dựng một “môi trường văn
hoá không có bạo lực”, trước hết là trong gia đình, nhà trường và nhóm xã hội trực
tiếp. Đồng thời cần có sự can thiệp sớm của người lớn đối với trẻ có hành vi loại
này, theo cách làm giảm hiếu chiến công cụ ở trẻ nhỏ và tác động vào nhận thức xã
hội đối với trẻ lớn hơn (tiểu học).
3.4.3 Trẻ em tiểu học với chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
Chứng hiếu động thái quá- rối loạn tăng động giảm chú ý thường hay xảy ra
ở lứa tuổi nhi đồng – tiểu học. Trẻ em mắc chứng bệnh này có ảnh hưởng rất lớn và
gây hậu quả nghiêm trọng trong việc học và quá trình hình thành nhân cách ở trẻ.
Trẻ có 2 biểu hiện cơ bản của chứng tăng động – giảm chú ý: Thiếu tập trung chú ý
và hiếu động thái quá.
Chứng hiếu động thái quá- rối loạn tăng động giảm chú ý thường hay xảy ra
ở lứa tuổi nhi đồng – tiểu học. Trẻ em mắc chứng bệnh này có ảnh hưởng rất lớn và
gây hậu quả nghiêm trọng trong việc học và quá trình hình thành nhân cách ở trẻ.
Trẻ có 2 biểu hiện cơ bản của chứng tăng động – giảm chú ý: Thiếu tập trung chú ý
và hiếu động thái quá.

 Về sự thiếu tập trung chú ý:
- Dễ bị kích động và ảnh hưởng từ bên ngoài
- Nếu không có sự đôn đốc thì khó hoàn thành nhiệm vụ một cách suôn sẻ
- Khó tập trung được lâu (bài tập, trò chơi)
- Không nghe người khác nói gì
- Thường đánh mất dụng cụ học tập hoặc đồ sinh hoạt hằng ngày
- Trong lớp không tập trung chú ý, thành tích học tập không tốt, không thể tổ
chức hoạt động học tập có mục đích nhất định.
- Việc này chưa xong đã chuyển sang việc khác
 Về sự hiếu động thái quá:
- Trong lớp thường thay đổi chỗ ngồi, thành tích học tập không tốt
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 18


- Chưa suy nghĩ kĩ đã hành động (làm việc không nghĩ đến hậu quả)
- Trong sinh hoạt tập thể thường không theo thứ tự
- Người ta chưa hỏi xong đã tranh trả lời trước
- Khó mà chơi đùa một cách yên tĩnh
- Làm những hành động quá mức như trèo cao, chạy lung tung
- Tham gia những hoạt động nguy hiểm
- Không ngồi yên một chỗ, tay chân múa máy không ngừng
- Thường quấy rối người khác
- Nói chuyện nhiều.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý:
 Nguyên nhân sinh học: Yếu tố di truyền, giải phẫu sinh lí thần kinh, yếu tố
sinh hóa thần kinh, yếu tố vi lượng và chất phụ gia trong thức ăn.
 Yếu tố xã hội, gia đình và giáo dục: Môi trường xã hội, gia đình và giáo
dục không tốt cũng sẽ dẫn đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ như: kinh

tế gia đình thiếu thốn, không khí tâm lí gia đình căng thẳng, áp lực học tập quá lớn,
cách đối xử của thầy cô và cha mẹ không hợp lý…
Hiểu biết về chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ tiểu học là trách
nhiệm của nhà trường và gia đình nhằm đem lại hiệu quả học tập cũng như sự phát
triển nhân cách của các em. Từ đó, chúng ta có phương án thích hợp để giáo dục
trẻ, tránh thái độ phớt lờ hoặc những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương đến
trẻ. Đây có thể xem là trẻ chưa ngoan do chứng rối loạn tăng động giảm chú ý,
nhưng không phải là đối tượng trẻ hư không thể giáo dục. Như ta biết, nhân vật
Tôttô-chan trong “Tôttô-chan bên cửa sổ”, (đây là quyển tự truyện chứ không phải
một tác phẩm hư cấu của nhà văn Kuroyanagi Tetsuko), theo ngôn ngữ ngày nay,
bà cũng mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý trong giai đoạn học tiểu học.
Chính nhờ có một người mẹ tuyệt vời cùng phương pháp giáo dục đặc biệt của thầy
hiệu trưởng đáng kính Kô-ba-y-a-si tại ngôi trường mang tên Tô-mô-e mà bà có
thành công như ngày hôm nay.
3.5 Yếu tố tự nhận thức của trẻ đối với các tác động tích cực và tiêu cực
bên ngoài xã hội
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 19


Xét 2 nguyên nhân từ phía gia đình và xã hội ảnh hưởng không tốt đến trẻ
nhưng không phải tất cả trẻ có hoàn cảnh gia đình không thuận lợi hay khi tiếp xúc
với môi trường bên ngoài và gặp phải những yếu tố không tích cực đều trở thành
một đứa trẻ mà người lớn gọi là chưa ngoan. Bởi vì không phải tất cả những điều
xung quanh trẻ đều xấu mà vẫn luôn có những điều tốt đẹp và với tính chủ thể của
mình trẻ có thể tự mình phân định, suy xét được là có nên hay không nên làm gì.
Mỗi đứa trẻ bình thường khi sinh ra đều mang trong mình những yếu tố bẩm
sinh di truyền từ các thế hệ trước như kiểu hoạt động thần kinh cấp cao và hệ thống
các giác quan ... đây là các yếu tố thuận lợi, thúc đẩy hoạt động nhận thức, điều

chỉnh và thích nghi với môi trường sống của trẻ, vì yếu tố bẩm sinh di truyền mà
luôn có sự khác biệt đối với mỗi đứa trẻ như kiểu hoạt động thần kinh nhanh, mạnh
hoặc chậm, yếu. Mặt khác, theo cơ chế học của con người thì trẻ cũng sẽ học và
hiểu được từ thế giới xung quanh thông qua cơ chế tập nhiễm, bắt chước (nguyên
mẫu hoặc có chọn lọc) và hoạt động nhận thức. Các cơ chế này không tồn tại riêng
lẻ mà xếp chồng lên nhau, đan xen, kế thừa và hỗ trợ nhau trong suốt quá trình phát
triển của trẻ. Do vậy, dù có thể bị tác động từ thế giới bên ngoài nhưng một phần
suy nghĩ, tình cảm, ý chí bên trong trẻ sẽ quyết định hành vi của trẻ.
Có thể nhận thấy lứa tuổi tiểu học là giai đoạn quan trọng để nhận thức, hình
thành và phát triển tâm lý, trẻ đã có sự nhận thức đạo đức, có các hành vi đạo đức
nên trẻ rất giàu tình cảm với mọi người và sự vật hiện tượng xung quanh, tính tò
mò học hỏi rất cao, đặc biệt rất thương người, đồng cảm và giàu lòng vị tha. Tính
hiếu động, tính tò mò ham học hỏi có thể giúp trẻ ghi nhớ và tiếp nhận rất nhanh
các yếu tố giáo dục của gia đình và nhà trường. Tuy nhiên do tình cảm còn non nớt,
chưa ổn định, khả năng kiềm chế kém, khả năng phân biệt đúng sai còn giới hạn …
nếu trẻ tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực như tranh ảnh, truyện tranh, games và cả
phim và thậm chí là chứng kiến tận mắt các hành động mang tính chất bạo lực, gợi
dục ... thì trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các “hình mẫu” của người lớn và sẽ tác động
không tốt đến nhận thức, thái độ và trẻ sẽ có xu hướng muốn hành động theo để
được giống như nhân vật trong truyện, games, phim ... hoặc muốn như người lớn đã
làm ngoài đời thực.
Vì vậy, vấn đề ở đây là chúng ta không thể không loại bỏ được hết những
yếu tố không tốt xung quanh trẻ, thế giới chúng ta luôn tồn tại với hai mặt đối lập
của nó như tốt và xấu, mạnh và yếu. Cái tốt chưa hẳn là tốt mà cái xấu chưa hẳn là
không tốt. Con người cũng không loại trừ, sẽ luôn có những loại người khác nhau

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 20



với nhu cầu, động cơ, mục đích và hành động khác nhau cùng tồn tại và sinh sống
trong xã hội loại người.
Phần cốt lỏi của vấn đề này là cha mẹ, thầy cô và những người lớn xung
quanh phải luôn lắng nghe, thấu hiểu để giúp trẻ định hướng, nhìn nhận cũng như
cách phản ứng lại một vấn đề nào đó đúng với chuẩn mực chung của xã hội, hình
thành ở trẻ tiểu học hoạt động tự giáo dục mình.
Như vậy, hoạt động tự giáo dục chính là một hành động tự giác của mỗi cá
nhân thực hiện đối với bản thân mình nhằm khắc phục những hành vi trái đạo đức
và củng cố những hành vi đạo đức của bản thân mình.
Muốn cho lứa tuổi tiểu học có hoạt động tự giáo dục, cần giúp các em có điều kiện
sau:
 Giúp các em nhận thức đúng bản thân mình, đánh giá đúng hành vi là tốt
hay chưa tốt.
 Cung cấp cho các em những chuẩn mực đạo đức khách quan để có thể tự
đánh giá mình, tránh đánh giá theo tình cảm chủ quan vì lứa tuổi tiểu học, các em
sống bằng tình cảm nên “yêu nên tốt, ghét nên xấu” rất đậm nét.
 Hình thành và rèn luyện ý chí cho các em để vượt qua những hành vi phi
đạo đức trong các hoàn cảnh cụ thể.
 Xây dựng được dư luận tập thể tốt, tạo điều kiện cho hoạt động tự giáo dục,
tự tu dưỡng của bản thân.
 Hoạt động tự giáo dục phải được sự kiểm tra thường xuyên của gia đình,
giáo viên… để kịp thời điều chỉnh các sai sót trong quá trình hình thành và rèn
luyện các hành vi của chính mình.
 Cung cấp tri thức đạo đức và làm cho trẻ tiểu học hiểu được ý nghĩa việc
mình làm từ đó hình thành tính tự giác và động cơ đạo đức tốt đẹp cho học sinh tiểu
học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRẺ CHƯA NGOAN
1. Định nghĩa “giáo dục”
Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”, đây là một

từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex” và “Ducere” – “Ex-Ducere”. Có nghĩa là
dẫn (“Ducere”) con người vượt ra khỏi (“Ex”) hiện tại của họ để vươn tới những gì
hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.
Theo Từ điển Tâm lý học (GS.TS Vũ Dũng chủ biên, NXB Từ Điển Bách
Khoa, 2008), giáo dục được định nghĩa như sau:
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 21


“Giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm truyền lại cho thế hệ
mới những kinh nghiệm mà thế hệ trước đó đã tích lũy được, hình thành nhân cách
của con người theo những yêu cầu của xã hội, chuẩn bị cho họ có kiến thức, tâm
thế tham gia vào cuộc sống xã hội và hoạt động lao động sản xuất.
Giáo dục được xem là một quá trình tích cực, có sự tác động qua lại giữa nhà
giáo dục với người được giáo dục.”
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày “Giáo
dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử – xã hội của các thế hệ loài người”. Định nghĩa này nhấn mạnh về
sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng
không đề cập đến mục đích sâu xa hơn, mục đích cuối cùng của việc đó.
Như vậy, có thể kết luận rằng, “giáo dục” là sự hoàn thiện của mỗi cá nhân,
đây cũng là mục tiêu sâu xa của giáo dục; người giáo dục, hay có thể gọi là thế hệ
trước, có nghĩa vụ phải dẫn dắt, chỉ hướng, phải truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả
những gì có thể để làm cho thế hệ sau trở nên phát triển hơn, hoàn thiện hơn.Với ý
nghĩa đó, giáo dục đã ra đời từ khi xã hội loài người mới hình thành, do nhu cầu
của xã hội và trở thành một yếu tố cơ bản để làm phát triển loài người, phát triển xã
hội. Giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát
triển con người và phát triển xã hội.
2. Các học thuyết ứng dụng trong giáo dục trẻ

2.1 Thuyết điều kiện hóa thao tác Skinner
2.1.1 Đôi nét về Skinner
Burrhus Frederic Skinner sinh ngày 20 tháng 3 năm 1904 tại Susquehanna,
tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ.
Tốt nghiệp Cử nhân Anh văn (BA. in English) với trường Đại học Hamilton
bắc New York nhưng sự nghiệp viết văn của ông vẫn không như ông mong đợi.
Sau đó ông tiếp tục chuyển ngành và tốt nghiệp thạc sĩ tâm lý năm 1930 ở Đại học
Harvard, tiến sĩ năm 1931, và ở lại trường làm công tác nghiên cứu cho đến năm
1936. Năm 1945, ông trở thành Chủ tịch ban Tâm lý trường Đại học Indiana. Vào
năm 1948, ông được mời đến Đại học Harvard, ở đó ông dạy cho đến khi cuối đời.

Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 22


Công trình nghiên cứu của ông được mang tên “Điều kiện hóa thao tác với
chiếc hộp Skinner (Skinner box)” được cải biên, sáng tạo và kế thừa dựa trên
thuyết thuyết tiến hóa cổ điển của I.P.Pavlov.
2.1.2 Nội dung của học thuyết
Theo B.F.Skinner, cả động vật và người có 3 dạng hành vi: hành vi không
điều kiện (có cơ sở là phản xạ bẩm sinh), hành vi có điều kiện (phản xạ có điều
kiện cổ điển) và hành vi tạo tác (phản xạ có điều kiện tạo tác), gắn với tên tuổi
những người phát hiện ra chúng: R. Descarte, I.Pavlov và B.F.Skinner.
B.F.Skinner cho rằng, sự khác biệt đầu tiên giữa hành vi có điều kiện với
hành vi tạo tác là hành vi có điều kiện xuất hiện nhằm tiếp nhận một kích thích
củng cố, còn hành vi tạo tác nhằm tạo ra kích thích củng cố.
Thí nghiệm được thực hiện như sau: cho con vật đói vào trong "Lồng
Skinner - Lồng được trang bị công tắc mở hộc thức ăn”. Quá trình tìm kiếm, tình cờ
chúng tác động vào công tắc, thức ăn xuất hiện. Ban đầu chúng nghĩ là sự ngẫu

nhiên, nhưng lâu dần chúng cảm nhận thấy việc tác động vào công tắc là xuất hiện
thức ăn.
Vậy thức ăn là tác nhân “củng cố” làm cho con vật tác động vào công tắc.
Mỗi khi đói chúng thực hiện hành vi tác động vào công tắc.
Sau đó ông kết luận: “Một hành vi khi có sự xuất hiện của kích thích tác
nhân củng cố - là thức ăn sẽ tạo một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi ấy và sẽ
diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai”.
Khi con vật (như chuột) không có được thức ăn mỗi khi đạp vào nút, sau vài
lần cố gắng, chuột sẽ ngừng hành vi đạp vào nút. Đây là quá trình triệt tiêu (hay
còn gọi là quá trình quên) hành vi đạp nút của chuột.
Ông kết luận rằng: một hành vi không có sự xuất hiện của tác nhân củng cố
(là thức ăn) sẽ tạo ra một kết quả là khả năng xảy ra của hành vi (đạp nút) sẽ giảm
đi trong tương lai.
2.1.3 Ứng dụng thuyết trong việc giáo dục trẻ
a) Tác nhân củng cố hành vi
Quá trình củng cố có thể được phác hoạ theo sơ đồ sau:
Hành vi à vật củng cố à hành vi được lặp lại hay được củng cố
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 23


Sự khen ngợi có thể là sự củng cố tốt. Nếu giáo viên khen ngợi phản ứng
đúng đắn của học sinh, thì các em biết cô giáo đã củng cố một dạng hành vi đặc
biệt.
Cha - mẹ có thể mua cho con một que kem khi con "cư xử" ngoan ngoãn.
Khi giáo viên củng cố hành vi đúng đắn của học sinh, họ đã làm tăng xác suất việc
học sinh sẽ nhớ phản ứng và sử dụng nó trong tương lai, trong tình huống tương tự.
Cần lưu ý là việc củng cố trở thành có hiệu quả khi áp dụng cho hành vi đặc
biệt. Phải đảm bảo học sinh nhận ra rằng, mình được lời khen (phần thưởng) của cô

giáo vì có cách giải quyết vấn đề hay có câu trả lời đúng cho câu hỏi. Nói cách
khác, nhà tâm lý học, khi sử dụng củng cố phải tuỳ thuộc vào hành vi được củng
cố, phải làm sáng tỏ hành vi được củng cố và tin cậy vào củng cố. Tức là phải làm
cho học sinh nhận thấy giá trị của sự củng cố đối với kết quả của mình.
Một ví dụ đơn giản về củng cố: hãy hồi tưởng lại bạn là một cậu bé 10 tuổi,
cha bạn thường xuyên bắt bạn phải giải một lô bài tập toán trong cả mùa hè, với
cường độ lao động cật lực: làm việc đó hôm nay, làm trước khi cha về nhà v.v.
Nhưng mẹ bạn, với sự hiểu biết hơn về hành vi con người, thấy cửa hàng có bán
một loại kem mà bạn ưa thích, nhưng chúng lại đắt quá. Bà hứa mỗi tuần mua cho
bạn một hộp kem sau khi bạn giải xong một số lượng nhất định bài tập. Đến cuối
kỳ nghỉ hè, bạn sẽ giải bài tập thường xuyên mà không có sự ép buộc hay la rầy, đe
dọa.
Củng tố tích cực và tiêu cực:
 Củng cố tích cực là sự củng cố hành vi bằng cách thể hiện một kích thích
mong muốn sau khi có một hành vi.
Sử dụng kích thích tích cực để kiểm soát hay thay đổi hành vi của cá nhân
hay nhóm. Đây là phương pháp phổ biến nhất trong các nhà trường, bệnh viện tâm
thần, các cơ sở giáo dục cải tạo, nơi nó được sử dụng để thay đổi hành vi bất
thường hay không mong muốn, làm cho hành vi dễ chấp thuận hơn.
Khi trẻ biểu hiện hành vi như dậm chân, lăn lộn, khóc lóc, gào thét để đòi
yêu sách gì đó như thức ăn. Nếu cha mẹ thoả mãn đòi hỏi của trẻ, thì vô tình đã
củng cố hành vi không mong muốn. Còn nếu cha mẹ không thỏa mãn với hành vi
của chúng, qua một thời gian nhất định, chúng nhận thấy việc dậm chân, ăn vạ của
mình không được đáp ứng, chúng sẽ thay đổi hành vi tiêu cực thành hành vi tích
cực để đạt được những điều mình muốn. Cha mẹ cần kiên quyết không được đáp
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 24



ứng nhu cầu trẻ khi có biểu hiện tiêu cực, cha mẹ nên đi ra ngoài một khoảng thời
gian, sau đó quay lại giải thích cho con hiểu và không được tái phạm hành vi tiêu
cực đó, và nếu trẻ đồng ý thì ngay lập tức cha mẹ sẽ đáp ứng nhu cầu đó của trẻ.
Các phương pháp thay đổi hành vi cũng được áp dụng để dạy những kỹ xảo,
thói quen làm việc.
Thể hiện hành vi tích cực trẻ sẽ nhận được phần thưởng dưới hình thức huy
hiệu, chúng có thể được đổi thành một ưu tiên hay tiền; hành vi phá hoại hay tiêu
cực thì không được thưởng. Dần dần sẽ thấy sự thay đổi tích cực trong hành vi trẻ.
 Củng cố tiêu cực (sự trừng phạt): là củng cố liên quan đến các sự kiện
(kích thích khó chịu) bị loại bỏ sau khi phản ứng đã được thực hiện. Chẳng hạn, bà
mẹ có thể quở trách đứa con đang la hét, giáo viên có thể khiển trách học sinh nói
chuyện trong lớp. Trong trường hợp này, một điều gì đó khó chịu theo sau hành vi.
Đứa trẻ mắng một em bé hơn trong khi chơi có thể bị đuổi ra khỏi lớp. Một
cậu thiếu niên vi phạm luật giao thông, có thể không được sử dụng xe máy trong
những buổi sau. Trong cả hai trường hợp, một điều gì đó khó chịu kéo theo hành vi
không mong muốn. Một điều gì đó tích cực như việc được chạy xe sẽ biến mất sau
hành vi vi phạm luật giao thông.
Lưu ý rằng: những học sinh chịu sự kiểm soát bởi trừng phạt thường có các
phương pháp tránh và lẩn trốn các kích thích khó chịu ví dụ như đến muộn, chúng
trở thành người nói dối, phát sinh các chứng sợ nhà trường, giả vờ ốm. Đơn giản là
chúng "tránh gặp mặt" giáo viên và mọi thứ mang tính chất giáo dục chúng.
B.F.Skinner cho rằng sự củng cố tích cực để thay đổi hành vi là có hiệu quả hơn so
với trừng phạt.
Để điều chỉnh lại hành vi, dập tắt một hành vi cần bỏ bằng cách cất bỏ đi
những tác nhân củng cố tiêu cực và thay thế bằng những tác nhân củng cố tích cực
để xây dựng một hành vi mới lành mạnh hơn. Lối điều chỉnh hành vi dược áp dụng
trong nhiều lĩnh vực như chữa trị người nghiện, loạn thần kinh, xấu hổ thái quá, né
tránh xã hội, và bệnh tâm thần phân liệt. Đây cũng là liệu pháp rất có hiệu quả đối
với những trẻ em lười biếng, hay phụ thuộc, ỷ lại vào người lớn có thể tự thay quần
áo, sử dụng muỗng, dao khi ăn, tắm rửa và vệ sinh cá nhân trên mô thức phản xạ có

điều kiện.
Một điểm nổi bật của mô hình điều chỉnh hành vi là tặng thưởng có giá trị
kinh tế. Đây là quá trình được sử dụng chủ yếu trong các gia đình, nhà trường hoặc
Nhóm 4: Làm thế nào giáo dục trẻ chưa ngoan độ tuổi tiểu học

Trang 25


×