Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

44 tháo khí cụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.66 MB, 0 trang )







SSO -Tự học chỉnh nha
sso.
ysem
www
inar
.bsc
.vn
hinh
nha
.com

© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 1: Tháo khí cụ
"Cuối cùng thì ngày ấy cũng tới", ngày tháo khí cụ. Đây là một ngày đáng
để ăn mừng với mọi người trong cuộc, gồm có bệnh nhân, cha mẹ và cả
nha sĩ nữa.

1. Quy trình tháo khí cụ.
1.1. Tháo mắc cài và khâu.
Trước tiên, tháo mắc cài bằng kìm tháo mắc cài trực tiếp, và tháo khâu
bằng kìm tháo khâu phía sau.

Tháo mắc cài bằng kìm tháo mắc cài trực tiếp. Nhẹ nhàng nghiêng kìm cho
đến khi nghe tiếng mắc cài "bong" khỏi răng. Chú ý giữ nguyên dây cung


khi tháo cả loạt mắc cài để tránh rớt mắc cài khắp nơi.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 1: Tháo khí cụ


PAGE

2

Tip: Nói bệnh nhân cắn chặt hai hàm, khi kìm tác dụng sẽ khiến răng đỡ đau hơn.

Tháo khâu bằng kìm tháo khâu phía sau. Đầu tiên làm lỏng khâu ở mặt ngoài,
sau đó làm lỏng hoàn toàn khâu ở mặt trong.
Tip: Đôi khi cần phải dùng mũi khoan cắt bỏ khâu (giống như cắt mão răng) rồi
tháo từ phía bên, với các trường hợp không tháo được theo cách truyền thống.

1.2. Làm sạch và đánh bóng
Sau khi tháo khâu, lấy bỏ chất gắn dư bằng mũi khoan mịn bằng tay khoan
nhanh.
Tip: Dùng mũi khoan cùn, cũ. Chú ý lấy chất dư từ từ để tránh gây tổn thương
mô răng.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 1: Tháo khí cụ

Dùng mũi khoan kim cương để mài tạo lại đường viền và làm thẳng các gờ
răng lồi lõm ở vùng răng cửa. Cũng có thể sử dụng mũi khoan đó làm ráp bề
mặt trong của 6 răng cửa trên và dưới để chuẩn bị gắn dây duy trì mặt lưỡi từ
răng 3 đến răng 3. Kỹ thuật này cũng giúp giảm bong dán.

Sau đó sử dụng cốc đánh bóng để lấy bỏ các vết bám mầu và làm bóng bề mặt
men răng.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 1: Tháo khí cụ!

PAGE

4

2. Kiểm tra sau điều trị
Trước khi bệnh nhân rời khỏi phòng mạch, hãy yêu cầu bệnh nhân tới để thảo
luận về kết quả điều trị của họ. Cần so sánh mẫu hàm và ảnh chụp trước và
sau điều trị. Đây là dịp thích hợp để ăn mừng việc điều trị hiệu quả.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 1: Tháo khí cụ!

PAGE

5

Cần có phim panorama sau điều trị để lượng giá về răng khôn. Cuối kì điều
trị tích cực, cần chú ý các vấn đề tiềm ẩn của răng khôn. Điều này rất dễ bị
bỏ qua sau cả quá trình chỉnh nha dài khiến bác sỹ và bệnh nhân đều mệt
mỏi.
Phòng khám, bác sỹ và các nhân viên, bệnh nhân và người bệnh cần có
một cách nào đó để chúc mừng bệnh nhân đã vượt qua quá trình điều trị
vất vả, và cha mẹ đã đầu tư một khoản hiệu quả cho con. Bác sỹ cần nhắc
để bệnh nhân và gia đình nhớ về điều này. Đây thường là dịp để chúng ta
chứng kiến những cung bậc cảm xúc của bệnh nhân. Hãy nhắc bệnh nhân
"cười hết cỡ để khoe", như là bằng chứng nhận của nha sĩ cấp. Hãy chụp
lại ảnh sau điều trị, và nếu có thể, hãy tặng họ một bộ ảnh, cũng như lấy
tấm ảnh của họ để vào tấm bảng thành tích bạn đặt ở phòng khám, để
khuyến khích các bệnh nhân khác.

3. Khí cụ duy trì
Đúng như tên gọi, mục đích của khí cụ là "duy trì" răng ở vị trí khi kết thúc
điều trị. Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều loại và kỹ thuật duy trì đã ra
đời cũng như các bác sỹ cố gắng tìm ra cách duy trì hiệu quả nhất. Thực tế
là không có khí cụ nào là hoàn hảo cho mọi bệnh nhân. Khí cụ duy trì cho
bộ răng hỗn hợp sẽ khác so với bộ răng vĩnh viễn. Vì một lý do đặc biệt,
mà một vài bệnh nhân có thể cần khí dụ duy trì vĩnh viễn. Một vài trường

hợp đặc biệt cần phải có khí cụ định vị (postioner).
Thường thì máng ép
chân không trong suốt là
loại khí cụ hay được sử
dụng nhất. Đây là khí cụ
làm nhanh và không đắt.
Vấn đề chính của khí cụ
này là, nếu răng di
chuyển một chút thì
máng sẽ không còn sát
khít răng nữa. Khí cụ
này có thể gây khó chịu
khi bệnh nhân mang lại
sau một thời gian ngắn
không mang. Thêm nữa,

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |


© Bản quyền thuộc Y company

Tháng 12 - Tuần 1: Tháo khí cụ!

PAGE

6

máng này có tuổi thọ không cao. Vật liệu này có thể mòn, gẫy vỡ.

Một vài năm trước, nhiều chuyên gia sử dụng khí cụ định vị trong một số

trường hợp đặc biệt khi họ muốn đạt kết quả sát với lý tưởng hoặc với
những bệnh nhân cắn hở. Các khí cụ định vị này sẽ được sử dụng 3 tháng
trước khi đeo khí cụ duy trì truyền thống.
Phần bài sau sẽ đề cập cách
thiết kế khí cụ duy trì để giữ
răng gần như ở vị trí sau điều
trị, và cho phép răng "đặt lại"
vào vị trí cân bằng sinh lý của
nó. Có một hiện tượng cần
biết đó là "tự di răng trong
chỉnh nha- Driftodontics". Đây
là kiểu di chuyển tự nhiên theo
hướng gần xa của răng vào
khoảng nhổ răng. Tương tự
như vậy, khi tháo khí cụ, sẽ có
tự di răng theo hướng đứng.
Nếu không để ý, răng trên và
dưới sẽ di chuyển theo hướng
đứng cho đến khi chúng gặp nhau. Hiệu ứng tự lập vị trí này sẽ cho bệnh
nhân một vị trí răng trong khớp cắn tốt hơn.

Chịu trách nhiệm chương trình: Y company | BS. Lê Yến Minh | BS. Hồ Mộng Thùy Dương |



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×