Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu Luận Tình Hình Tắc Nghẽn Giao Thông Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội Và Biện Pháp Giảm Thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.89 KB, 20 trang )

Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
BÁO CÁO KHOA HỌC:
TÌNH HÌNH TẮC NGHẼN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
LỜI MỞ ĐẦU


Giao thông vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, giao thông phát
triển, an toàn, thuận lợi tạo điều kiện tốt cho sự trao đổi về kinh tế, chính trị, văn
hoá, kỹ thuật giữa miền xuôi với miền ngược, giữa thành phố với nông thôn, giữa
nước này với nước khác. Ngày nay giao thông vận tải là nhu cầu không thể thiếu
được của con người, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các phương tiện
giao thông ngày càng đa dạng, phát triển mạnh và có những bước tiến bộ đáng kể.
Trong hơn mười năm năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước
về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, với các
thành tựu của sự nghiệp công nghiêp hoá, hiện đại hoá, đời sống xã hội đã có
những bước phát triển tích cực, điều kiện sinh sống của nhân dân ngày càng được
nâng cao, giao lưu kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, nhu cầu đi lại của
nhân dân tăng lên.
Tuy nhiên bên cạnh đó sự tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường lại làm
phát sinh những mặt tiêu cực về mặt xã hội, trong đó trên lĩnh vực quản lý an toàn
giao thông đô thị đã bộc lộ nhiều vấn đề ,và vấn đề bức xúc nhất hiện nay và cần
phải giải quyết gấp rút đó ùn tắc giao thông tại các đô thị.
Mục đích của chuyên đề là trên cơ sở đánh giá thực trạng ùn tắc giao thông tại
các đô thị, sẽ tìm ra những nguyên nhân ,nhân tố tác động gây ra nạn ùn tắc giao

1|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
thông và từ đó xin kiến nghị một số giải pháp thích hợp, nhằm kiềm chế gia tăng


và tiến tới giảm dần ùn tắc giao thông.
Nội dung của nhóm mình xin đề cập đến 3 vấn đề :
+ Lý luận về một số vấn đề chung về giao thông đô thị.
+ Thực trạng tình hình tình hình tắc nghẽn giao thông đô thị trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
+ Một số giải pháp tắc nghẽn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

2|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
CHUYÊN ĐỀ 1: KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1 XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với đề tài là “Tình trạng tắc đường ở khu vực thành phố Hà Nội và giải
pháp” thì đối tượng nghiên cứu ở đây chính là nạn ùn tắc giao thông
1.2 TÍNH CẤP THIẾT
Ùn tắc giao thông, tắc đường trên địa bàn Hà Hội vẫn luôn là vấn đề gây đau
đầu cho các bộ phận cơ quan chức năng tại Thủ Đô. Theo thống kê Hà Nội: 1120
điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Hiện nay hiện tượng ùn tắc giao thông tại Hà
Nội xảy ra ngày càng nhiều với mật độ dày đặc, nhất là trên các tuyến đường chính
như: đường Hồ Tùng Mậu, Lê La Thành, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Phạm Văn Đồng,
TRần Phú….Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hồ Tây….. vào các giờ cao điểm. Theo như
con số mà công an thành phố Hà Nội thống kê thì trong 3 tháng đâu năm 2011 đã
có 40 vụ ùn tắc giao thông trên địa bàn thủ đô. Thời gian của mỗi vụ ùn tắc cũng
được kéo dài ra, mỗi vụ tắc nghẽn giao thông hiện nay phải kéo dài trong khoảng
thời gian từ 15-30 phút. Mỗi ngay trung bình có thể xảy ra 2-3 lần tắc nghẽn giao
thông tại các tuyến đường chính, các phương tiện tham gia giao thông không thể
lưu thông được, chèn ép lẫn nhau….Việc liên tục xảy ra tắc nghẽn giao thông như

vậy đã dẫn đến những hậu quả xấu vô cùng nghiêm trọng,không chỉ nói đến tắc
nghẽn giao thông làm người tham gia giao thông bị trễ giờ, gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng sức khỏe người tham gia giao thông…. mà nó còn là nguyên
nhân sâu xa hơn,đó là làm tổn hại nặng nề đến nền kinh tế, năm 1997, một tổ chức
đã công bố mỗi giờ ách tắc giao thông đã gây thiệt hại chừng 2 tỷ đồng riêng tại
3|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
Ngã Tư Sở; "tính bèo", cả năm con số này là 720 tỷ đồng (ở riêng Ngã Tư Sở - xin
nhấn mạnh),mà hiện nay là năm 2012,với mật độ dân số ngày càng tăng, Hà Nội
ngày càng phát triển, thử hỏi,ách tắc giao thông đã và đang gây thiệt hại nặng nề
đến như thế nào .
Việc liên tiếp xảy ra các vụ ách tắc giao thông hiện nay,với tần suất ngày càng
lớn là tình hình đáng báo động cho chúng ta,vì vậy,đòi hỏi chúng ta cần tìm mọi
hướng giải quyết, nằm hạn chế sự gia tăng cũng như làm giảm hiện tượng ùn tắc
giao thông như hiện nay.
1.3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về thực trạng giao thông ,tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến thực
tình trạng tắc đường và hệ quả của nó gây ra.
Để giải quyết những vấn đề sau đây:
-

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng giao thông,

nâng cao tỷ lệ diện tích dành cho giao thông. Huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân bằng hình thức phát hành trái
phiếu và cổ phiếu. Tiến hành thu phí lưu thông, để đầu tư ngược lại cho hạ tầng
giao thông. Áp dụng nhiều phương thức thực hiện các dự án giao thông khác nhau.
-


Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, nâng cao chất lượng và tỷ lệ

sử dụng giao thông công cộng.
-

Đẩy nhanh tiến độ các dự án đào đường, lập kế hoạch thi công theo

hình thức cuốn chiếu, làm tới đâu dứt điểm tới đó. Nghiệm thu, thanh quyết toán
khối lượng thi công cho các đơn vị, giải ngân nhanh sẽ tạo thuận lợi cho dự án sớm
được hoàn thành.
4|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
-

Nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân bằng cách tích cực

tuyên truyền luật giao thông, xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm. Đưa việc
dạy học luật giao thông thành giáo trình bắt buộc cho học sinh sinh viên.
-

Phân tích các giải pháp đưa ra để nâng cao chất lượng giao thông đuờng

bộ hiện nay và tìm hiểu tính khả thi thực tế của những giải pháp đó.
1.4 NHIỆM VỤ
* Cơ sở lý thuyết.
- Tắc đường là tình trạng không thể lưu thông được của xe cộ do hệ thống
giao thông bị quá tải hay do những nguyên nhân bất khả kháng. Tắc đường là căn

bệnh trầm kha của các đô thị hiện đại.
- “Giờ cao điểm”: Gồm các ngày tứ thứ 2 đến thứ 7
• Từ 9h30 đến 11h30 (2 giờ)
• Từ 17h00 đến 20h00 (3 giờ)
Đây là khoảng thời gian hay xảy ra tình trạng tắc đường nhất tại Hà Nội
- Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ: Toàn bộ các công trình cầu cống, đường
sá, biển hiệu giao thông,...
- Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là những loại xe được phép tham
gia giao thông theo luật giao thông đường bộ và quy định về bảo vệ môi trường.
Tại địa bàn Hà Nội hiện nay thì xe máy và xe đạp đang là các loại xe được sử dụng
nhiều nhất rồi mới đến các loại xe ô tô.
* Nguyên nhân
5|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
1.

Sự lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Mươi, mười lăm năm trước, Hà Nội có những nút thắt cổ chai kinh hoàng như
Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, nay Hà Nội ngày càng phát triển, trong quá trình đó,
nhiều khi quy hoạch đô thị yếu kém vô tình biến những con đường đang có thành
nút thắt giao thông như phố Lê Trọng Tấn, Định Công… Cũng có nhiều nút thắt
hình thành do quá trình giải phóng mặt bằng, thi công không đến nơi đến chốn,
chẳng hạn đoạn đầu dốc đường Bưởi - Đào Tấn, ngã tư Trần Quốc Hoàn - Phan
Văn Trường. Một loại nút thắt khác phát sinh do buông lỏng quản lí trật tự đô thị
như đoạn cửa ra hầm chui Kim Liên về phía đàn Xã Tắc bị hàng quán, bãi rửa xe,
nhà dân "chèn ép" và vô số nơi khác bị hàng quán "cướp" lòng đường thành bãi đỗ
xe… Thậm chí, ngay cả cầu vượt Ngã Tư Vọng, Ngã Tư Sở vốn có công năng tạo

ra điểm giao cắt khác mức nhằm giảm thiểu ùn tắc cũng bị tận dụng gầm cầu làm
điểm trông giữ xe, thử hỏi,đường Hà Nội đã chật như thế, lại còn bị lấn chiếm đất,
mất đất giao thông, thì tắc đường xảy ra là chuyện đương nhiên.
2.Ý thức kém,giải pháp bị động
- Chúng ta luôn có câu, "Đường đi xe, hè đi bộ", thế nhưng ở Hà Nội lại đang
tồn tại nghịch lý "đường trông xe, hè để bán hàng",ý thức người dân quá kém,
không những thế lại còn quá kém trong việc chấp hành luật lệ giao thông, chèn ép
lẫn nhau, vượt đèn đỏ,không ai chịu nhường,cũng là nguyên nhân gây nên ùn tắc
giao thông.
- Giải pháp của chính phủ thì bị động: tháng 4-2009, Sở GTVT Hà Nội
thực hiện kế hoạch tổ chức lại giao thông nội đô tại 66 nút ngã ba, ngã tư. Giải
pháp lần này là sử dụng hệ thống dải phân cách và "barie" bịt tất cả các ngã ba, ngã
tư có nguy cơ ùn tắc, theo cách lý giải của cơ quan chuyên môn là để "cưỡng bức
giao thông". Tổng kinh phí để thực hiện giải pháp này là 27 tỷ đồng. Hà Nội không
6|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
còn "ngã tư đường phố" với đèn đỏ, đèn xanh như bài hát thưở nào. Thay vào đó,
người ta thấy một hệ thống hàng rào inox sáng lóa. Toàn bộ hệ thống đèn tín hiệu
hiện đại được lắp đặt trước đây trở nên vô tác dụng. Cùng với đó là hàng chục
điểm dải phân cách đang trồng hoa, cây cảnh xanh tốt bị "chém" đi để mở điểm
quay đầu xe. Tuy nhiên giao thông Hà Nội lại hỗn loạn hơn trước. Giải pháp tiêu
tốn 27 tỷ đồng xem ra không phát huy tác dụng, bộc lộ nhiều bất cập, rối rắm, gây
khó khăn cho người đi đường. Trước sức ép của dư luận, sau một thời gian ngắn,
Sở GTVT lại quyết định "cởi trói" cho các ngã tư bằng cách dỡ bỏ rào chắn.
20-9-2011, Hà Nội thực hiện việc cắm biển phân làn tại một số tuyến phố.
Mục tiêu của dự án nhằm tách dòng phương tiện ô tô với xe máy để tránh xung
đột. Vừa thực hiện được mươi ngày, hàng loạt biển báo đặt giữa đường bị húc đổ.
Có những vị trí phân làn trong một ngày xảy ra 4-5 vụ tai nạn giao thông. Sau 21

ngày tổ chức phân làn, Hà Nội lại tiêu tốn 23,8 tỷ đồng.
Chính những giải pháp của nhà nước đưa ra, không những không đáp ứng
được nhu cầu giảm thiểu ùn tắc giao thông, mà ngày càng làm giao thông trở nên
hỗn loạn, ùn tắc hơn rất nhiều.
3. Quy hoạch
Có thể khẳng định nguyên nhân gốc gây ra tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà
Nội chính là do sự yếu kém trong công tác xây dựng quy hoạch từ tổng thể phát
triển KT - XH, sử dụng đất, xây dựng đô thị đến hạ tầng giao thông vận tải. Việc
không có những quy hoạch chuẩn đã khiến cho quá trình xây dựng và phát triển
không khác gì một phép thử sai trong khoa học, cứ mò mẫm trong lúc tranh sáng
tranh tối...
Thực tế là dân số tập trung quá đông vào khu vực nội đô. Theo thống kê của
Chương trình Phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP) năm 2005, 4
7|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
quận nội thành cũ có mật độ dân số lên đến 316 người/ha. Ở khu vực nội thành
mới, mật độ dân số duy trì ở mức trung bình là 62 người/ha, ngoại trừ quận Thanh
Xuân có mật độ dân số là 215 người/ha và quận Cầu Giấy có mật độ là 142
người/ha. Đây là những con số được thống kê cách đây 6 năm. Hiện tại, con số
thực tế lớn hơn rất nhiều. Đó là chưa kể đến sự tăng dân số cơ học do người dân từ
nông thôn và các địa phương khác đổ về Hà Nội sinh sống mỗi năm một nhiều
khiến cho mọi nỗ lực phát triển mạng lưới giao thông trở nên ít có nghĩa.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị lại yếu kém, không bắt kịp với đòi
hỏi của thực tế. Chỉ có 8% diện tích đất dành cho giao thông, trong nội thành chỉ
có 5%, trong khi tiêu chuẩn quốc tế phải là từ 20 đến 25% diện tích đất dành cho
giao thông. Quy mô đường hiện nay, tính tất cả các loại đường chính chỉ là 0,74km
đường/km2, nếu tính cả đường cấp quận, huyện cũng chỉ là 1,24km đường/km2,
trong khi quy chuẩn quốc tế yêu cầu là từ 6,5 đến 8km đường/km2. Chỉ tiêu mét

dài đường trên người cũng rất thấp, hiện nay con số này là 0,15 mét đường/người
dân, trong khi tiêu chuẩn phải là 0,45 mét đường/người dân. Những con số này cho
thấy Hà Nội đang rất thiếu đường. Với hạ tầng giao thông như hiện nay, Hà Nội
chỉ đáp ứng được hơn 40% lưu lượng giao thông. Thế nhưng, trước tình hình đó,
có không ít những công trình ì ạch vẫn chưa quy hoạch xong,có rất nhiều những
công trình đầu tư,cứ duyệt quy hoạch và cấp phép xây dựng cho những tòa nhà
kiểu này mà không tính toán đến hệ lụy của nó,tiêu biểu là tòa nhà Keangnam, nằm
ngay cạnh đường Vành đai 3.
Đường Vành đai 3 có từ năm 1981 nhưng đến giờ vẫn chưa hoàn chỉnh; tuyến
đường từ Lò Đúc đến đền Nguyễn Khoái đã 20 năm vẫn chưa xong; đường 32 có
kế hoạch mở rộng từ rất lâu giờ vẫn đang thi công ì ạch, Ngã năm Trần Hưng Đạo
đã phải làm đi làm lại, nút Thanh Xuân cũng lúng túng. Quy hoạch đã đặt ra mà
không làm được hoặc làm chưa ổn cũng gây ra tình trạng ùn tắc giao thông
8|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
* Bốn nhóm biện pháp giảm ùn tắc giao thông:
Nhóm các giải pháp kỹ thuật
Để hạn chế ùn tình trạng tắc giao thông một cách vững chắc, Hà Nội nên xây
dựng kết cấu giao thông đồng bộ về mạng, tách các dòng xe, giảm giao cắt của các
dòng xe tại các nút giao thông.
Trước mắt, thành phố sẽ phải tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao
thông: Đường vành đai 3, đường 32 (đoạn Cầu Diễn - Nhổn), Cầu Chui - Cầu
Đuống, đường vành đai 1 (Ô Đông Mác - Đê Nguyễn Khoái, Trung Tự - Ô Chợ
Dừa - Giảng Võ - Cầu Giấy). Đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu vượt Ngã
Tư Sở, Kim Liên, Cầu Nhật Tân, Thanh Trì, Đường 5 kéo dài.
Bên cạnh việc phát triển kết cấu hạ tầng, Hà Nội tiếp tục phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt và các hình thức vận tải công cộng có khối
lượng lớn như tầu điện ngầm, đường sắt trên cao.

Nhóm các giải pháp hành chính
Sở nên giao trách nhiệm đến tận từng chính quyền cấp phường, xã. Nơi nào để
xảy ra nhiều hành vi vi phạm trật tự đô thị sẽ phải chịu trách nhiệm trước HĐND
cùng cấp. Sẽ tăng cường xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Cùng đó, thành phố kiên quyết giải toả và phá dỡ các trường hợp vi phạm về
trật tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè gây cảm trở giao thông. Đồng thời, tăng cường lực
lượng cảnh sát giao thông, thanh tra GTCC để xử lý kịp thời khi có hiện tượng ùn
tắc giao thông.
Nhóm các giải pháp kinh tế
9|Page


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
Thực hiện việc thu phí sử dụng đường các phương tiện cá nhân, bao gồm cả
xe máy, kết hợp với tăng lệ phí đăng ký mới xe máy, ôtô…
Nhóm các giải pháp tuyên truyền
Song song với các giải pháp trên, Nhà nước cũng nên có kế hoạch đẩy mạnh
tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa ý thức người dân trong việc chấp hành luật lệ
giao thông.
Cụ thể như sau:
- Trong quy hoạch tổng thể dài hạn nên chú ý phân bổ các khu công nghiệp,
thương nghiệp, dân cư, các tổ chức hành chính, trường học, bệnh viện... một cách
hợp lý và giãn dần ra khỏi các khu trung tâm, các khu phố cổ.
- Xây dựng mới và cải tạo các hệ thống đường giao thông cũ có tính toán hợp
lý đến quy hoạch tổng thể dài hạn của đô thị. Việc này sẽ làm giảm mật độ giao
thông nhưng đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn.
- Phát triển các loại hình phương tiện giao thông công cộng (xe buýt, tàu điện
ngầm v.v) cũng như phân bổ số lượng phương tiện cho mỗi tuyến và số lượng
điểm dừng, điểm đỗ một cách hợp lý để người sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng thấy có nhiều tiện lợi hơn.

- Khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng và hạn chế sử
dụng phương tiện giao thông cá nhân bằng các biện pháp kinh tế cũng như giáo
dục, hợp lý hóa cơ cấu phương tiện vận chuyển như phân bổ nhu cầu đi lại theo các
phương thức vận tải.
- Phân luồng giao thông để hạn chế phương tiện giao thông trong một số giờ
cao điểm nhất định.
10 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
- Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong điều khiển giao thông vận tải để tổ
chức điều hành giao thông đô thị (sử dụng GPS).
- Hạn chế nhu cầu đi lại trong giờ cao điểm bằng các phương pháp hợp lý như
quy định lại giờ làm việc của một số bộ ngành và có biện pháp thu hút nhu cầu đi
lại của người dân trong giờ thấp điểm.
- Quy hoạch, phân bổ, xây dựng thêm một số công trình công cộng như
trường học, chợ, bệnh viện, công viên, khu vui chơi giải trí... để hạn chế cự ly đi lại
của người dân.
- Người dân tăng cường việc đi chung xe để giảm lưu lượng giao thông trên
đường, từ đó giảm tắc đường.
Điều quan trọng nhất là làm sao phải đánh được vào ý thức của người tham
gia giao thông và cả người có quản lý về lĩnh vực giao thông.
Lâu nay, chúng ta mới chỉ tập trung vào đối tượng người tham gia giao thông,
coi nhẹ trách nhiệm của những người thừa hành nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý
giao thông như: Công an, Thanh tra giao thông, các cơ quan chức năng quản lý về
giao thông. Chính vì vậy mà tính khả thi của pháp luật đã giảm hiệu lực đi rất
nhiều. Kết quả tất yếu là Luật đưa ra không đạt được hiệu quả như mong muốn.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Thời gian: 2010-2012
- Phạm vi : địa bàn thành phố Hà Nội

- Những chỉ số cần điều tra, quan sát :
+ Các tuyến phố thường xảy ra tắc đường

11 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
+ Số lượng ùn tắc giao thông trên từng tuyến phố trong 1 ngày, và khoảng
thời gian ùn tắc trên mỗi tuyến phố đó
+ Số lượng người sử dụng xe gắn máy,số lượng xe giao thông công cộng…
trên địa bàn Hà Nội…
1.6 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Cơ sở phương pháp luận :
- Các định nghĩa liên quan đến giao thông: hạ tầng giao thông, đường
giao thông,phương tiện giao thông, giờ cao điểm…
- Định nghĩa liên quan đến nạn ùn tắc giao thông
- Những nhân tố ảnh hưởng và tác động đến tình trạng ùn tắc giao
thông

 Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : phục vụ cho quá trình tìm hiểu
những khái niệm cơ bản về giao thông,những tính chất cũng như những khái
niệm những nhân tố có liên quan, ảnh hưởng đến giao thông, và cụ thể hơn
nữa là những sự tác động, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông
ở thành phố Hà Nội
- Phương pháp quan sát :phục vụ cho quá trình tìm hiểu và xem xét
những tuyến phố hay bị ùn tắc giao thông, cũng như xem xét những tác động
nào làm cho tắc đường ở những tuyến phố đó,từ đó mới đưa được ra những
giải pháp thích hợp


12 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
1.7 DÀN Ý NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I. Một số vấn đề chung về giao thông đô thị
1. Trật tự an toàn giao thông đô thị.
1.1. Giao thông đô thị.
1.1.1. Khái niệm giao thông đô thị.
1.1.2. Các công trình giao thông đô thị và các hình thức đi lại.
1.1.3. Phương tiện giao thông đô thị.
1.1.4. Giao thông tĩnh.
1.1.5. Tổ chức giao thông.
1.1.6. Vai trò của giao thông đô thị tới phát triển kinh tế xã hội
1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.1. khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.2. phân loại cơ sở hạ tầng đô thị.
1.2.3. giao thông đô thị là một phần của cơ sở hạ tầng đô thị.
2.Ùn tắc giao thông
2.1..Khái niệm
2.2.. Tổn thất về kinh tế do ngừng trệ các hoạt động giao thông.
Chương II. Thực trạng tình hình ùn tắc giao thông
1. Tình hình giao thông.
1.1 Hệ thống giao thông.
1.2. Phương tiện tham gia giao thông.
1.3. Người tham gia giao thông.
2. Thực trạng tình hình ùn tắc giao thông
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông

13 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
3.1Ý thức chấp hành luật lệ giao thông và trách nhiệm của người dân chưa
cao
3.2. Số phương tiện giao thông tăng quá nhanh
3.3. Vận tải hành khách công cộng còn yếu.
3.4. Quy hoạch giao thông kém.
3.5. Chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, ngành trong quản lý giao
thông đô thị, các giải pháp còn bị động

Chương III.Một số kiến nghị và giải pháp của Thanh tra Sở Giao thông Công
chính nhằm tăng cường công tác giảm thiểu ùn tắc giao thông ở đô thị.
1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao nâng lực quản lý của Thanh tra Sở Giao
thông công chính.
1.1 Về công tác tổ chức.
1.2. Về cán bộ, thanh tra viên.
1.3. Về chế độ chính sách.
1.4. Về công tác chuyên môn.
2. Nhóm giải pháp đề xuất, kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước trong
lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống tắc nghẽn giao thông, đưa
kết quả vào thực tiễn.
2.1.Các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật cho các cơ
quan quản lý Nhà nước.
2.1.1. Đôí với Ủy ban Nhân dân các cấp
2.1.2. Đối với các ngành chức năng.
2.1.3. Xây dựng chuyên trách nòng cốt Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự
và Thanh tra giao thông vững mạnh, trang bị đầy đủ các phương tiện, công cụ


14 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
hoạt động để chủ động trong việc đấu tranh phòng chống các vi phạm về trật tự an
toàn giao thông.
2.2. Các giải pháp tổng hợp làm thay đổi căn bản cơ sở hạ tầng giao thông.
3. Một số giải pháp đề xuất với đơn vị chủ quản là Sở Giao thông Công chính
Thành phố Hà Nội.
KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo:
1.8 TÀI LIỆU THAM KHẢO.
- Báo Hà Nội mới
- Trang web vnexpress.net
- Một số bài luận, nghiên cứu khoa học trên tailieu.vn

15 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2

CHUYÊN ĐỀ 2: LẬP KẾ HOẠCH VỀ NHÂN LỰC VÀ TÀI CHÍNH
2.1. Kỹ năng lập kế hoạch về nhân lực nghiên cứu.
2.2.1 Xác định nhân lực nghiên cứu
- Các chuyên gia về quy hoạch đô thị
- Các chuyên gia về kết cấu hạ tầng, đường sá.
- Các chuyên gia về dân số Xã hội
- Các chuyên gia khảo sát và điều tra
- Các chuyên gia giáo dục ý thức
2.2.2 Lập danh sách nhân lực nghiên cứu

- Nhân lực chính nhiệm: lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, các chuyên gia
trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và quy hoạch giao
thông đô thị
- Nhân viên phụ trợ: sinh viên các khối trường đại học, cao đẳng; Ủy ban nhân
dân phường…
2.2.3 Tổ chức nhóm nghiên cứu
- Lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, các chuyên gia trong và ngoài nước có
kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và quy hoạch giao thông đô thị tiến hành
nghiên cứu tình trạng tắc đường của thành phố Hà Nội.
+ Các chuyên gia về dân số xã hội sẽ điều tra về số lượng người tham gia giao
thông tang lên trong 1 năm, 5 năm.
16 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
+ Tổng công ty thiết kế giao thông vân tải nghiên cứu số lượng phương tiện
tham gia giao thông tăng lên trong 1 năm, 5 năm.
+ Sở Giao Thông Công Chính nghiên cứu để đưa ra các văn bản pháp quy của
thành phố về ưu tiên phát triển phương tiện công cộng, hạn chế sử dụng phương
tiện cá nhân, nghiên cứu đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trong tương
lai; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ về mạng, tách được các
dòng xe, giảm các giao cắt của các dòng xe tại các nút giao thông.
+ Bộ GTVT nghiên cứu thực hiện các giải pháp về tổ chức giao thông như
phân luồng từ xa, quy định hoạt động trên địa bàn thành phố theo giờ và theo tải
trọng xe nhằm giảm lưu lượng xe trong giờ cao điểm; nghiên cứu tổ chức thêm các
cặp đường một chiều đối với các loại phương tiện và đối với xe ô tô phân luồng từ
xa để giảm ùn tắc giao thông, tổ chức thí điểm các tuyến đường dành riêng cho xe
buýt tại những tuyến phố có điều kiện.
+ Bộ GT nghiên cứu tăng cường xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông,
tăng cường sử dụng các chế tài xử lý phương tiện vi phạm, giao trách nhiệm cho

chính quyền, đặc biệt cấp phường xã.
+ Chủ tịch địa phương nghiên cứu để xử phạt các trường hợp vi phạm trật tự
đô thị, trật tự an toàn giao thông, lấn chiếm lòng lề đường, hành lang đường bộ để
xảy ra tai nạn giao thông.
+ Địa phương, nhà trường nghiên cứu để tăng cường công tác tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục và phổ biến luật giao thông
đường bộ cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các em học sinh từ cấp tiểu học
trở lên. Vận động và tổ chức cho học sinh, sinh viên ký cam kết nếu không đủ tuổi
quy định hoặc không có bằng lái xe mô tô, xe máy thì không được sử dụng xe máy
đi trên đường.
17 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
2.2.4 Xác định tài lực để nghiên cứu:
- Phải chuẩn bị ngân sách lớn để nghiên cứu và thực hiện các giải pháp để tình
trạng tắc đường ở khu vực Hà Nội được cải thiện.
2.3 Lập ngân sách nghiên cứu
ST
T

Nội dung

Số

Đơn giá

Thành tiền

10


1 tỷ

10 tỷ

10

1000 tỷ

10000 tỷ

lượng

Dành cho
1

2

các bộ phận
nghiên cứu
Xây dựng
cầu vượt nhẹ

CHUYÊN ĐỀ 3 : KỸ NĂNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
NGHIÊN CỨU
18 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2
I. Nội dung công việc

1.1 Thu thập và sử lý thông tin
Thu thập các thông tin trên báo, mạng, các công trình khoa học đã nghiên
cứu rồi…. Chon những thông tin quan trọng cần thiết để làm dẫn chứng. Phân xử
lý các thông tin thu thập được, phân tích làm sang tỏ những sự kiện , đưa ra những
kết luận kiến nghị về tình trạng tắc đường trên địa bàn Hà Nội.
1.2 Xây dựng kế hoạch viết báo cáo tổng kết
- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho tình trạng tắc đường ở Hà Nội.
- Phân tích chỉ ra thực trạng của “tắc đường” bằng phương pháp nghiên cứu
thực tiễn
- Dùng cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở trên để kiểm chứng và lý giải thực trạng
của “tắc đường”
- Phân tích dựa trên nhiều góc độ khác nhau để làm sang tỏ vấn đề nghiên cứu
“tắc đường”
- Trình bày và bảo vệ bài báo cáo tổng kết trước hội đồng nghiệm thu
II. Thời gian thực hiện sản phẩm nghiên cứu
2.1 Thời gian nghiên cứu : 2 tuần
2.2 Sản phẩm của nghiên cứu : báo cáo khoa học

19 | P a g e


Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu vấn đề...........................................Nhóm 2

20 | P a g e



×