Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

KẾ TOÁN DOANH THU bán HÀNG TRONG GIAO DỊCH bán HÀNG đại lý và bán HÀNG TRẢ CHẬM TRẢ góp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.11 KB, 21 trang )

BÀI THẢO LUẬN

Chủ đề 1: KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG TRONG GIAO DỊCH
BÁN HÀNG ĐẠI LÝ VÀ BÁN HÀNG TRẢ CHẬM TRẢ GÓP

Danh sách nhóm < Lớp C10B – Thứ 4 ca 2>
1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (Nhóm Trưởng)
2. Bùi Văn Luân
3. Đào Đức Anh
4. Đỗ Thị Phương
5. Nguyễn Bá Hoàn
6. Nguyễn Thị Thu Hà
7. Nguyễn Mạnh Cường



Mục lục

A. Kế toán doanh thu bán hàng trong giao dịch bán hàng đại lý
I. Phân tích bản chất của hoạt động bán hàng trong giao dịch bán hàng
đại lý
II. Trình bày và phân tích phương pháp kế toán bán hàng trong giao dịch
bán hàng đại lý
III. Ví dụ liên hệ
B. Kế toán doanh thu bán hàng trả góp trả chậm
I. Phân tích bản chất của hoạt động bán hàng trả góp trả chậm
II. Trình bày và phân tích phương pháp kế toán bán hàng trả góp trả
chậm
III. Ví dụ liên hệ

A. Kế toán doanh thu bán hàng trong giao dịch bán hàng đại lý


I. Phân tích bản chất của hoạt động bán hàng cụ thể
1.Đặc điểm của bán hàng đại lý
Điều 166 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Đại lý thương mại là hoạt
động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý
nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch
vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”.
Thực chất hoạt động bán hàng đại lý là hình thức bán hàng gián tiếp, doanh
nghiệp (người giao đại lý) bên thuê đại lý tiêu thụ hộ thành phẩm hoặc hàng hóa


lệch nhằm tiêu thụ sản phẩm của mình và chấp nhận trả thù lao cho bên đại lý theo
thỏa thuận giữa hai bên. Còn bên đại lý là cơ sở cung cấp dịch vụ đại lý, hưởng thù
lao từ bên giao theo hình thức hưởng hoa hồng hoặc hưởng chênh. Đặc điểm:
-

-

DN xuất giao hàng cho các đại lý hoặc đơn vị nhận bán hàng ký gửi nhờ
tiêu thụ.
Khi số hàng bán được, DN sẽ trả cho các đại lý một khoản hoa hồng tính
theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán (hoặc giá thanh toán) của số hàng đã
bán được.
Nếu không tiêu thụ được bên nhận đại lý có quyền trả lại số hàng gửi cho
bên giao đại lý

Chứng từ sử dụng
-

-


-

Bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi dùng để phản ánh tình thanh toán hàng
đại lý ký gửi giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng, là chứng từ để
đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng đại lý thanh toán tiền và ghi sổ kế
toán. Bảng này do bên đại lý lập.
Hóa đơn giá trị gia tăng: được sử dụng cho các tổ chức, cá nhân tính thuế
the phương pháp khấu trừ. Hóa đơn do người bán hàng lập khi bán hàng.
Trên đó ghi rõ thông tin chi tiết của đơn vị bán hàng lập và người mua hàng.
Phiếu xuất kho hàng đại lý ký gửi
Thẻ quầy hàng
Bảng kê hóa đơn
Chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra kèm theo tờ khai thuế GTGT

Khi xuất kho thành phẩm hàng hóa giao cho các đại lý, bên giao đại lý lập
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm hiệu Lệnh nội bộ, phiếu xuất kho
hàng gửi bán đai lý theo quy định đối với hàng háo xuất cho cơ sở làm đại lý kèm
theo hiệu lệnh nội bộ. Căn cứ theo đó để mở tài khoản chi tiết cho từng loại hàng
gửi bán trên tài khoản 157 – hàng gửi bán theo quy định tại thông tư 200/2014/TTBTC
Khi đại lý bán được hàng và lập hóa đơn theo quy định giao cho người mua,
đồng thời lập Bảng kê hàng hóa bán ra gửi cho doanh nghiệp giao hàng (bên giao
đại lý) để làm căn cứ ghi nhận doanh thu đồng thời làm căn cứ lập hóa đơn giá trị
gia tăng cho hàng hóa tiêu thụ giao cho đại lý.


Doanh thu được xác định dựa trên số lượng hàng hóa thực tế bán ra, căn cứ
vào đó mà doanh nghiệp xác định hoa hồng cho đại lý.
2. Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích
gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa cho người mua trong từng trường hợp cụ thể.

Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro trùng với thời
điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm
soát hàng hóa cho người mua.
Tại bên giao đại lý: Phản ánh doanh thu vào ngày bên đại lý bán được hàng
hoặc ngày nhận được hồ sơ thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán từ bên đại lý
hoặc ngày nhận được tiền bán hàng từ bên đại lý, khi nhận được bảng kê từ đại lý
về hàng hóa đã tiêu thụ.
Tại bên nhận đại lý: Thời điểm ghi nhân doanh thu là thời điểm bán được hàng
hóa và nhận hoa hồng.
3. Cách xác định doanh thu trong từng hoạt động bán hàng
a. Tại bên giao đại lý: Ghi nhận doanh thu của toàn bộ hàng hóa mà đại lý gửi
bảng kê lên thanh toán, khi đáp ứng đủ 5 điều kiện:
-

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Tiền hoa hồng trả cho đại lý:
-

Tính vào chi phí bán hàng
Thanh toán riêng hoặc khấu trừ trực tiếp trên tiền bán hàng các đại lý
chuyển về
Phản ánh giá vốn hàng bán. Khi ghi nhận doanh thu => tương tự trường hợp

chuyển hàng


b, Tại bên nhận đại lý: theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch
toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà
doanh nghiệp được hưởng.
Khi nhận hàng ký gửi: không chuyển quyền sở hữu => chỉ theo dõi ở ngoại
bảng TK 003
Khi bán hàng:
-

Chỉ ghi nhận doanh thu và VAT đầu ra tương ứng với hoa hồng được
hưởng.
Ghi nhận số tiền thu được từ bán hàng tương ứng với nợ phải trả bên gửi
đại lý
Không phản ánh giá vốn hàng bán chỉ ghi xuất ngoại bảng giá trị lô hàng
nhận bán hộ

II. Trình bày và phân tích phương pháp kế toán bán hàng cụ thể
1. Phương pháp hạch toán tại bên giao đại lý
Bên giao đại lý thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuyển giao hàng cho đại lý
a, Khi xuất kho hàng hoá chuyển giao cho bên nhận đại lý, kế toán phải lập phiếu
kho hàng gửi bán đại lý
Căn cứ vào phiếu kho hàng gửi bán đại lý kế toán ghi:
Nợ TK157: Trị giá thực tế của hàng giao cho đại lý
Có TK155,156: Trị giá thực tế của hàng xuất kho
Nếu có bao bì đi kèm tính tiền riêng, kế toán cũng sẽ theo dõi trị giá bao bì
xuất kho giao cho đại lý:
Nợ TK138(1388): Số tiền bao bì phải thu

Có TK153(1532): Trị giá bao bì xuất kho


b, Khi mua hàng chuyển giao thẳng cho bên nhận đại lý, kế toán ghi:
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK157: Trị giá thực tế của hàng mua chuyển giao thẳng cho đại lý
(chưa gồm thuế GTGT)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT đầu vào của hàng mua
Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối
với các đối tượng không chịu thuế GTGT:
Nợ TK157: Trị giá thực tế của hàng mua chuyển giao thẳng cho đại lý
(gồm cả thuế GTGT)
Có TK111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán của hàng mua
Nếu có bao bì đi kèm tính tiền riêng, kế toán sẽ phản ánh như sau:
Nợ TK138(1388): Số tiền bao bì phải thu
Nợ TK1331: Thuế GTGT đầu vào của bao bì
Có TK111, 112, 331…:Số tiền bao bì đã thanh toán hay còn phải thanh
toán cho người bán
Bước 2: Khi hàng gửi đại lý được xác định là tiêu thụ và bên nhận đại lý đã thanh
toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng, kế toán ghi các bút toán sau:
a, Phản ánh doanh thu bán hàng và khoản hoa hồng dành cho bên nhận đại lý:
<a1> Phản ánh doanh thu
-

Trường hợp không tách rời doanh thu và hoa hồng đại lý (bên nhận đại lý
trừ ngay tiền hoa hồng khi thanh toán tiền hàng), kế toán phản ánh như sau:

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: kế toán
phản ánh doanh thu bán hàng với giá chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ TK111, 112: Tổng số tiền hàng đã thu từ đại lý


Nợ TK641: Khoản hoa hồng đại lý được hưởng (không gồm thuế
GTGT)
Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của số hoa hồng đại lý
Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng (không gồm thuế GTGT)
Có TK333(33311): Thuế GTGT phải nộp của hàng bán
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với
các đối tượng không chịu thuế GTGT:
Nợ TK111, 112…: Tổng số tiền hàng đã thu từ đại lý
Nợ TK641: Khoản hoa hồng đại lý được hưởng (gồm cả thuế GTGT)
Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng (gồm cả thuế GTGT)
-

Trường hợp thanh toán và hạch toán riêng biệt tiền bán hàng với hoa hồng
gửi đại lý, kế toán sẽ hạch toán theo các bút toán sau:

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK111, 112, 131…: Tổng số tiền hàng phải thu từ đại lý
Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng (không gồm thuế GTGT)
Có TK333(33311): Thuế GTGT phải nộp
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc đối với
các đối tượng không chịu thuế GTGT:kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo
giá thanh toán
Nợ TK111, 112, 131…: Tổng số tiền hàng phải thu từ đại lý
Có TK511(5111): Doanh thu bán hàng (gồm cả thuế GTGT)
<a2> Khi thanh toán tiền hoa hồng cho đại lý, kế toán ghi:
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK641: Hoa hồng đại lý được hưởng (không gồm thuế GTGT)



Nợ TK133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ của số hoa hồng đại lý
Có TK111, 112, 131…: Tổng số tiền hoa hồng đã thanh toán hay chấp
nhận giảm nợ cho bên nhận đại lý
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Nợ TK641: Hoa hồng đại lý được hưởng (gồm cả thuế GTGT)
Có TK111, 112, 131…: Tổng số tiền hoa hồng đã thanh toán hay chấp
nhận giảm nợ cho bên nhận đại lý
b, Phản ánh trị giá vốn của hàng đã tiêu thụ:
Nợ TK632: Trị giá vốn của hàng gửi đại lý đã tiêu thụ
Có TK157: Trị giá thực tế của hàng gửi đại lý đã tiêu thụ
Trường hợp hàng gửi đại lý không bán được, đơn vị chuyển về nhập lại kho, kế
toán ghi:
Nợ TK156(1561): Trị giá hàng nhập kho
Có TK157: Trị giá hàng gửi đại lý không tiêu thụ được đã chuyển về
nhập kho
Các bút toán khác liên quan đến hàng tiêu thụ (nếu có phát sinh) sẽ được hạch
toán tương tự các hình thức bán hàng thông thường.

2. Phương pháp hạch toán tại bên nhận bán hàng đại lý
Khi nhận hàng do bên giao đại lý chuyển đến, kế toán ghi nhận trị giá hàng đã
nhận theo tổng giá thanh toán bằng bút toán ghi đơn:
Nợ TK003: Tổng giá thanh toán của hàng nhận bán đại lý, ký gửi
Khi bán được hàng, kế toán ghi nhận các bút toán sau:
<1> Phản ánh khoản tiền hàng phải trả cho bên giao đại lý:


Trường hợp bên nhận đại lý khấu trừ luôn khoản hoa hồng đại lý được hưởng
khi xác định khoản phải trả cho bên giao đại lý, kế toán phản ánh như sau:

-

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán
ghi:
Nợ TK111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán
Có TK511(5113): Khoản hoa hồng đại lý được hưởng (không gồm thuế

GTGT)
Có TK333(33311): Thuế GTGT phải nộp của số hoa hồng đại lý
Có TK331: Số tiền hàng còn phải trả cho bên giao đại lý
-

Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán
ghi:
Nợ TK111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán của hàng bán
Có TK511(5113): Khoản hoa hồng đại lý được hưởng (gồm cả thuế

GTGT)
Có TK331: Số tiền hàng còn phải trả cho bên giao đại lý
Trường hợp đơn vị nhận đại lý ghi nhận số hoa hồng đại lý được hưởng sau khi
thanh quyết toán với bên giao đại lý, thì khi bán được hàng, kế toán ghi nhận như
sau:
Nợ TK111, 112, 131: Tổng giá thanh toán của hàng bán
Có TK331: Tổng số tiền hàng phải trả cho bên giao đại lý
<2> Đến khi nhận được tiền hoa hồng hoặc được bên giao đại lý chấp nhận
giảm nợ phải trả, kế toán mới phản ánh khoản hoa hồng đại lý mà đơn vị được
hưởng:
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK111, 112, 331: Số tiền hoa hồng đại lý đã nhận hay được chấp
nhận giảm nợ



Có TK511(5113): Hoa hồng đại lý được hưởng (không gồm thuế GTGT)
Có TK333(33311): Thuế GTGT phải nộp của số hoa hồng đại lý
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:
Nợ TK111, 112, 331: Số tiền hoa hồng đại lý đã nhận hay được chấp
nhận giảm nợ
Có TK511(5113): Hoa hồng đại lý được hưởng (gồm cả thuế GTGT)
<3> Phản ánh trị giá hàng nhận đại lý đã tiêu thụ:
Có TK003: Trị giá thanh toán của hàng nhận đại lý đã bán được
Khi trả tiền cho bên giao đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK331: Số tiền hàng đã thanh toán cho bên giao đại lý
Có TK111, 112…: Tổng số tiền đã xuất chi trả
<4> Trường hợp hàng nhận bán đại lý không bán được phải trả lại cho bên giao
đại lý. Khi xuất trả hàng, kế toán ghi:
Có TK003: Tổng giá thanh toán của hàng xuất trả lại cho bên giao đại lý
Sơ đồ - Kế toán bán hàng thông qua đại lý (phương thức bán đúng giá
hưởng hoa hồng)



Đơn vị giao đại lý (gửi hàng)

Đơn vị nhận đại lý, ký gửi

III. Ví dụ liên hệ
Một doanh nghiệp xuất kho hàng hóa trị giá 80 triệu đồng, tổng giá thanh toán
110 triệu đồng, thuế GTGT 10% . DN gửi bán đại lý hoa hồng đại lý 5%, thuế suất
của hoa hồng 10%. Đại lý thông báo đã bán 70% số hàng, doanh nghiệp nhập kho
số hàng còn lại không bán được, sau khi trừ hoa hồng đại lý chuyển TGNH cho



doanh nghiệp hạch toán tại bên giao hàng (biết hạch toán theo pp KKTX, pp khấu
trừ)
Bài làm

(ĐVT – Triệu đồng)

1. Khi DN mang hàng sang đại lý gửi bán :
Nợ TK 157 : 80
Có TK 156 : 80
2. Khi đại lý bán được hàng :
- Hạch toán giá vốn :
Nợ TK 632 : 70%*80 = 56
Có TK 157 : 56
-

Hạch toán doanh thu :

Vì lô hàng có tổng giá thanh toán là 110 nên trị giá bán chưa bao gồm thuế
VAT 10% của lô hàng là : 100
Nợ TK 112 : 73.15
Nợ TK 641 : 70*5% = 3,5
Nợ TK 133 : 3,5*10% = 0,35
Có TK 3331 : 70*10% = 7
Có TK 511 : 100*70% = 70
3. DN nhập kho lại số hàng không bán được :
Nợ TK 156 : 30%*80 = 24
Có TK 157 : 24



B. KẾ TOÁN BÁN HÀNG THEO PHƯƠNG THỨC TRẢ CHẬM, TRẢ
GÓP.
I. Phân tích bản chất của hoạt động bán hàng trả góp trả chậm.
1. Đặc điểm của hoạt động bán hàng trả góp trả chậm
Việc bán hàng trả chậm, trả góp được doanh nghiệp hạch toán giá vốn hàng
bán giống trường hợp bán hang trực tiếp. Bản chất nghiệp vụ này là bán hàng
thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số
tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ
lãi suất nhất định.
- Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua
thanh toán lần đầu tại thời điểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần cho các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.
Thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền
hàng. Nhưng khi hoạch toán, khi giao hàng cho khách và khách hàng chấp
nhận thanh toán, hàng hóa bán trả góp được coi là đã bán. Phương thức trả
góp thường được áp dụng trong các doanh nghiệp bán các loại hàng hóa có
giá trị lớn như máy móc….
- Bán hàng trả chậm: Tương tự bán hàng trả góp nhưng trả chậm DN được
thanh toán tiền mua sản phẩm chậm một thời gian theo thỏa thuận giữa hai
bên.
2. Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh thu được ghi nhận ngay tại thời điểm hàng được giao cho người
mua và đáp ứng đủ các điều kiện ghi nhận doanh thu:
-

Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền
sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.


3. Cách xác định doanh thu
Được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu
được. Đối với các khoản tiền mặt hoặc tương đương tiền không được nhận
ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của
các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận
doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành.
DN chỉ hạch toán vào TK 511 - Doanh thu bán hàng, phần doanh thu bán
hàng thông thường (bán hàng trả tiền ngay). Phần lãi trả chậm được coi như
một khoản thu nhập hoạt động tài chính và hạch toán vào bên Có TK 515 Thu nhập từ hoạt động tài chính

II. Trình bày và phân tích phương pháp kế toán bán hàng cụ thể đó
1. Đối với hàng bán trả chậm, trả góp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ:
Phản ánh doanh thu của hàng bán trả góp: Kế toán ghi nhận doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay. Phần
chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay sẽ được theo
dõi trên tài khoản 3387 “doanh thu chưa thực hiện”.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay chưa có
thuế GTGT :
Nợ TK 131 – Số tiền còn phải thu
Nợ TK 111,112 – Số tiền trả lần đầu
Có TK 511 - Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT
Có TK 3331 : – Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3387: – Lãi trả chậm, trả góp

Đồng thời phản ánh giái vốn hàng bán:
Nợ Tk 632: Giá vốn hàng bán


Có TK 155,156, 157: Giá vốn hàng bán
Định kỳ, khi thu tiền:
Nợ TK 111,112: Số tiền còn phải thu về từ bán trả chậm, trả góp
Có TK 131:
Đồng thời phân bổ dần lãi trả chậm, trả góp vào doanh thu tài chính từng
kỳ
Nợ TK 3387: Tổng số lãi thu được/ tổng số tháng trả góp
Có TK 515: tổng số lãi thu được/ tổng số tháng trả góp
Sơ đồ hạch toán

2. Đối với hàng bán trả chậm, trả góp không thuộc đối tượng chịu thuế
GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực
tiếp


Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa
giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay ghi nhận là doanh thu chưa
thực hiện, ghi:
Nợ các TK 111, 112,131,. . .
Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả
ngay có thuế GTGT)
Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá
bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay có thuế GTGT).
Đối với ghi nhận giá vốn hàng bán:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 154 (631), 155, 156, 157,. . .
Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực
tiếp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả
chậm, trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh
lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
III. Ví dụ liên hệ


Hệ thống siêu thị điện máy Trần Anh có chính sách bán hàng trả góp với
phương thức bán trả góp thông qua ngân hàng đối với các mặt hàng có giá trị cao
như điện thoại, laptop, tủ lạnh ,tivi,…. Công ty áp dụng đối với tất cả các khách
hàng có nhu cầu mua trả góp, theo hình thức khách hàng chứng minh được khả
năng tài chính của mình với Ngân Hàng mình đăng ký. Khi khách hàng và Ngân
hàng hoàn tất thủ tục thanh toán với công ty thì nhân viên sẽ giao hàng cho khách
hàng theo hợp đồng đã ký kết. Định kỳ khách hàng trả cả lãi với gốc cho Ngân
hàng theo hợp đông tín dụng đã ký kết.
Ngày 28/02/2015 Hệ thống siêu thị điện máy Trần bán trả góp cho khách hàng
một chiếc Ipad mini 1 - wifi, với giá bán thu tiền ngay đã VAT là 5 500 000 đồng,
thuế GTGT 10%, giá vốn 3 triệu đồng. Thu tiền trong 24 tháng, mỗi tháng 1 lần
thu vào cuối mỗi tháng . Hiện hệ thống đang có chính sách KM trả trước 0 đồng
với lãi suất trả góp 0 đồng/tháng trong 1 năm đầu, 3%/tháng trong các năm tiếp
theo. Kế toán hạch toán theo chế độ như sau:



Ngày 28/02/2015, khi bán hàng :
Phản ánh giá vốn:
Nợ TK 632: 3 000 000
Có TK 156: 3 000 000
Phản ánh doanh thu :
Nợ TK 131: 7 300 000
Có TK 511: 5 500 000/1.1= 5 000 000
Có TK 33311: 5 000 000*10% = 500 000
Có TK 3387 : 5 000 000*3%*12= 1 800 000

• Do chính sách KM nên không phải trả tiền ban đâu và trong 1 năm đầu, cuối
mỗi tháng chỉ phải trả nợ gốc, hạch toán:
Thu tiền trả góp :
Nợ TK 112: 5 000 000/24 = 208 400


Có TK 131: 208 400


1 năm cuối, cuối mỗi tháng doanh nghiệp hạch toán 2 bút toán:
-

Phân bổ lãi trả góp vào doanh thu kỳ này:
Nợ TK 3387: 5 000 000*3% = 150 000
Có Tk 515 : 150 000

-


Thu tiền trả góp:
Nợ TK 112: 5 000 000/24 = 208 400
Có TK 131: 208 400



×