BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
-------Lê Thị Bảo Thư
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO
TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
-------Lê Thị Bảo Thư
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO
TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành : Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số
: 62.58.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS.KTS.BẠCH NGỌC PHONG
2. PGS.TS.KTS.NGUYỄN THANH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào.
Tác giả luận án
i
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . .......................................................................................................1
LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................ 3
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 4
PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 4
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
CẤU TRÚC LUẬN ÁN .............................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG . ...................................................................................................7
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN
LÚA GẠO . .................................................................................................................7
1.1
ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ......................................... 7
1.1.1
Thuật ngữ trong các tài liệu nghiên cứu liên quan ......................................... 7
1.1.2
Các thuật ngữ trong luận án ............................................................................ 7
1.2
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO
Ở MỘT SỐ NƢỚC XUẤT NHẬP KHẨU GẠO TRÊN THẾ GIỚI ......................... 9
1.2.1
Không gian CN chế biến lúa gạo ở một số nƣớc CN phát triển ..................... 9
1.2.1.1 Không gian CN chế biến lúa gạo ở Mỹ ......................................................... 9
1.2.1.2 Không gian CN chế biến lúa gạo ở Nhật .................................................... 11
1.2.2
Không gian CN chế biến lúa gạo ở một số nƣớc châu Á ............................. 12
1.2.2.1 Không gian CN chế biến lúa gạo ở các nƣớc xuất khẩu gạo ...................... 12
1.2.2.2 Không gian CN chế biến lúa gạo ở nƣớc nhập khẩu gạo ............................ 14
1.2.2.3 Không gian CN chế biến lúa gạo ở một số nƣớc khác ................................ 15
1.3
TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................................... 17
ii
1.3.1
Hiện trạng không gian CN chế biến lúa gạo ở ĐBSCL................................ 17
1.3.1.1 Không gian của hoạt động chế biến lúa gạo ở Việt Nam ............................ 17
1.3.1.2 Không gian của hoạt động chế biến lúa gạo ở ĐBSCL .............................. 18
1.3.1.3 Không gian CN chế biến lúa gạo ở ĐBSCL ............................................... 21
1.3.1.4 Hiện trạng cơ sở sản xuất CN CB LG ở ĐBSCL ........................................ 22
1.3.2
Tổng quan về cấu trúc liên kết trong không gian CN chế biến lúa gạo vùng
ĐBSCL ...................................................................................................................... 25
1.3.2.1 Liên kết giữa các cơ sở sản xuất CN chế biến lúa gạo ở ĐBSCL ............... 25
1.3.2.2 Bất cập trong cấu trúc liên kết các cơ sở sản xuất CN CB LG ở ĐBSCL .. 27
1.4
TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHÔNG GIAN CN
CHẾ BIẾN LÚA GẠO.............................................................................................. 33
1.4.1
Vùng sản xuất nguyên liệu của CN chế biến lúa gạo ................................... 33
1.4.1.1 Hiện trạng và xu hƣớng thay đổi từ phân tán thành tập trung của vùng sản
xuất nguyên liệu của CN chế biến lúa gạo ................................................................ 33
1.4.1.2 Quy hoạch của ngành nông nghiệp ............................................................. 34
1.4.2
Hệ thống giao thông ..................................................................................... 35
1.4.2.1 Vai trò của giao thông đối với sự hình thành và hoạt động của cơ sở sản
xuất CN ở ĐBSCL .................................................................................................... 35
1.4.2.2 Hệ thống hạ tầng giao thông đƣờng thủy ở ĐBSCL ................................... 36
1.4.2.3 Các luồng giao thông quốc tế ...................................................................... 37
1.4.3
Mạng lƣới điểm dân cƣ-đô thị ...................................................................... 39
1.4.3.1 Hiện trạng điểm dân cƣ - đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long ................... 39
1.4.3.2 Quy hoạch phát triển đô thị đến năm 2020, định hƣớng đến 2050 ............. 41
1.4.4
Tiến trình phát triển theo định hƣớng CN hóa ở ĐBSCL ............................ 42
1.4.4.1 Sự hình thành các khu công nghiệp ở ĐBSCL ........................................... 42
iii
1.4.4.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cấu trúc kinh tế - xã hội ở ĐBSCL
theo định hƣớng CN hóa ........................................................................................... 43
1.5
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................................. 45
1.5.1
Nghiên cứu về sản xuất - tiêu thụ lúa gạo ở Đồng bằng s.Cửu Long ........... 45
1.5.1.1 Công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài ......................................................... 45
1.5.1.2 Nghiên cứu của Việt Nam ........................................................................... 46
1.5.2
Những vấn đề cần nghiên cứu về không gian công nghiệp chế biến lúa gạo
vùng Đồng bằng sông Cửu Long .............................................................................. 47
1.5.2.1 Các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG phù hợp với giai đoạn phát triển
theo định hƣớng CN hóa - Đô thị hóa vùng ĐBSCL ................................................ 47
1.5.2.2 Không gian CN CB LG trong không gian vùng ĐBSCL ........................... 48
CHƢƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG
NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG ĐBSCL ................................................49
2.1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 49
2.1.1
Lý thuyết về vị trí cơ sở sản xuất CN và hệ sinh thái CN ............................ 49
2.1.1.1 Lý thuyết vị trí cơ sở CN ............................................................................. 49
2.1.1.2 Xu hƣớng hệ sinh thái CN ........................................................................... 52
2.1.2
Lý luận về phạm vi bố trí cơ sở CN ở các nƣớc vùng Đông Nam Á ........... 53
2.1.2.1 Khái niệm dekasota và peri-urban ............................................................... 53
2.1.2.2 Vai trò của CN CB LG trong quá trình đô thị hóa vùng ĐBSCL ............... 55
2.2
MÔ HÌNH THỰC TIỄN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ
BIẾN LÚA GẠO....................................................................................................... 58
2.2.1
Kinh nghiệm các nƣớc trong tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo ....... 58
2.2.1.1 Tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo ở Mỹ ......................................... 58
2.2.1.2 Tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo ở Thái Lan ................................ 59
iv
2.2.1.3 Tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo ở Ấn Độ .................................... 61
2.2.2
Kinh nghiệm thực tiễn trong tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo vùng
ĐBSCL ...................................................................................................................... 63
2.2.2.1 Kinh nghiệm lựa chọn vị trí cơ sở sản xuất thích nghi với đặc thù sông
nƣớc và cao độ tự nhiên thấp của ĐBSCL ................................................................ 63
2.2.2.2 Mô hình nhà máy dây chuyền khép kín gắn với vùng nguyên liệu ............ 66
2.3
CƠ SỞ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................................... 67
2.3.1
Mục tiêu và định hƣớng phát triển CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL ....... 67
2.3.1.1 Mục tiêu phát triển CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL .............................. 67
2.3.1.2 Định hƣớng phát triển không gian CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL ...... 68
2.3.2
Điều kiện tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL .............. 69
2.3.2.1 Ƣu thế về vị trí địa lý .................................................................................. 69
2.3.2.2 Xu hƣớng phát triển bền vững và yếu tố kinh tế thị trƣờng ........................ 69
2.3.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu-nƣớc biển dâng đối với ĐBSCL ................ 71
2.3.3
Đặc điểm của các loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến lúa gạo
vùng ĐBSCL ............................................................................................................. 73
2.3.3.1 Quá trình biến đổi của các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG ở ĐBSCL 73
2.3.3.2 Hệ thống hóa các đặc điểm của cơ sở sản xuất CN CB LG vùng ĐBSCL . 74
2.3.4
Các mô hình phát triển không gian vùng ĐBSCL ........................................ 76
2.3.4.1 Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long ............................................................. 76
2.3.4.2 Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 205079
2.4
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG............................................................. 84
2.4.1
Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL ...... 84
v
2.4.1.1 Hệ thống giao thông thủy- bộ vùng ĐBSCL ............................................... 84
2.4.1.2 Quy hoạch phân vùng chức năng ................................................................ 85
2.4.1.3 Phân vùng chịu tác động biến đổi khí hậu-nƣớc biển dâng ........................ 86
2.4.1.4 Tác động từ phát triển ngoại biên đến vùng ĐBSCL .................................. 88
2.4.2
Phƣơng án tổ chức không gian CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL ............ 89
2.4.2.1 Phƣơng án phát triển mạng lƣới các nhà máy gắn với vùng nguyên liệu và
điểm dân cƣ nông thôn .............................................................................................. 89
2.4.2.2 Phƣơng án phát triển các khu cụm CN chế biến lúa gạo ............................ 91
2.4.2.3 Phƣơng án kết hợp nhà máy - khu CN và TT logistics CN chế biến lúa gạo91
2.4.2.4 Không gian CN CB LG tổ chức theo phƣơng án kết hợp 3 loại hình cơ sở
CN CB LG trong cấu trúc không gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................. 92
2.4.3
Cơ sở thiết kế quy hoạch khu CN và Trung tâm logistics CN CB LG vùng
Đồng bằng sông Cửu Long ....................................................................................... 94
2.4.3.1 Nhu cầu phát triển CN ở vùng ĐBSCL....................................................... 94
2.4.3.2 Cơ sở thiết kế quy hoạch khu CN và TT logistics CN CB LG vùng ĐBSCL95
2.5 KẾT LUẬN CHƢƠNG....................................................................................... 98
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA
GẠO VÙNG ĐỒNG BẰNG S. CỬU LONG ........................................................99
3.1
CẤU TRÚC LÃNH THỔ CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG ĐBSCL .... 99
3.1.1
Cấu trúc các loại hình cơ sở CN chế biến lúa gạo ........................................ 99
3.1.1.1 Mô hình liên kết các loại hình cơ sở CN CB LG ........................................ 99
3.1.1.2 Cấu trúc các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG ..................................... 101
3.1.2
Cấu trúc không gian CN chế biến lúa gạo trong cấu trúc không gian vùng
Đồng bằng sông Cửu Long ..................................................................................... 105
vi
3.1.2.1 Cấu trúc hạt nhân - vệ tinh của không gian CN CB LG trong cấu trúc “vùng
đô thị Trung tâm và các vùng đô thị đối trọng” của ĐBSCL ................................. 105
3.1.2.2 Không gian CN CB LG trong khung định hƣớng phát triển không gian
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................................................................ 106
3.1.3
Vai trò của không gian CN chế biến lúa gạo trong định hƣớng phát triển
không gian vùng ĐBSCL ........................................................................................ 108
3.1.3.1 Vai trò “điểm CN” tạo động lực thúc đẩy quá trình CN hóa - đô thị hóa ở
địa bàn vùng nông thôn ........................................................................................... 108
3.1.3.2 Vai trò của Trung tâm logistics CN CB LG trong đô thị hạt nhân của các
vùng đô thị vùng ĐBSCL ........................................................................................ 110
3.2
DỰ BÁO CÁC LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT CN CB LG PHÙ HỢP
VỚI ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÙNG ĐBSCL ............................................ 111
3.2.1
Cơ sở dự báo các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG vùng ĐBSCL ....... 111
3.2.1.1 Mục tiêu và định hƣớng phát triển vùng ĐBSCL ..................................... 111
3.2.1.2 Mô hình phát triển không gian vùng ĐBSCL và mô hình tổ chức không
gian CN CB LG ....................................................................................................... 112
3.2.2
Phƣơng pháp dự báo ................................................................................... 112
3.2.2.1 Dự báo định tính ........................................................................................ 112
3.2.2.2 Dự báo định lƣợng..................................................................................... 113
3.2.3
Dự báo các loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến lúa gạo ........... 114
3.2.3.1 Nhà máy gắn với vùng nguyên liệu........................................................... 114
3.2.3.2 Khu cụm công nghiệp chế biến lúa gạo .................................................... 115
3.2.3.3 Trung tâm logistics CN chế biến lúa gạo .................................................. 118
3.3
QUY HOẠCH KHU CỤM CN VÀ TRUNG TÂM LOGISTICS CN CHẾ
BIẾN LÚA GẠO VÙNG ĐBSCL .......................................................................... 119
vii
3.3.1
Khu cụm công nghiệp chế biến lúa gạo ...................................................... 119
3.3.1.1 Đề xuất thiết kế quy hoạch khu cụm CN CB LG ...................................... 119
3.3.1.2 So sánh thiết kế quy hoạch khu cụm CN CB LG với quy định thiết kế khu
CN trong Quy chuẩn hiện hành ............................................................................... 123
3.3.2
Trung tâm logistics CN chế biến lúa gạo ................................................... 124
3.3.2.1 Đề xuất thiết kế QH Trung tâm logistics CN CB LG BBSCL ................. 124
3.3.2.2 So sánh Trung tâm logistics và khu CN CB LG vùng ĐBSCL ................ 126
CHƢƠNG IV: BÀN LUẬN ..................................................................................128
4.1
CƠ SỞ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO VÙNG
ĐBSCL TRONG KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƢỚC BIỂN DÂNG ......... 128
4.1.1
Các yếu tố tác động đến không gian CN CB LG vùng ĐBSCL trong kịch
bản biến đổi khí hậu-nƣớc biển dâng ...................................................................... 128
4.1.1.1 Kịch bản biến đổi khí hậu-nƣớc biển dâng ở ĐBSCL .............................. 128
4.1.1.2 Các yếu tố tác động đến không gian CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL
trong kịch bản Biến đổi khí hậu-Nƣớc biển dâng ................................................... 129
4.1.2
Các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG trong kịch bản biến đổi khí hậu-
nƣớc biển dâng ........................................................................................................ 131
4.1.2.1 Nhà máy gắn với vùng nguyên liệu ............................................................ 131
4.1.2.2 Trung tâm logistics công nghiệp chế biến lúa gạo .................................... 132
4.1.2.3 Khu công nghiệp chế biến lúa gạo ............................................................ 133
4.2
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CB LG VÙNG ĐBSCL TRONG ĐIỀU
KIỆN TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƢỚC BIỂN DÂNG ................ 134
4.2.1
Quan điểm ................................................................................................... 134
4.2.1.1 Về tác động của Biến đổi khí hậu-Nƣớc biển dâng đối với không gian công
nghiệp chế biến lúa gạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long ..................................... 134
viii
4.2.1.2 Về loại hình cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến lúa gạo trong tình hình
Biến đổi khí hậu-Nƣớc biển dâng ........................................................................... 135
4.2.2
Tổ chức không gian công nghiệp chế biến lúa gạo trong điều kiện biến đổi
khí hậu-nƣớc biển dâng ........................................................................................... 138
4.2.2.1 Xác định phạm vi không gian CN chế biến lúa gạo chịu tác động của biến
đổi khí hậu-nƣớc biển dâng ..................................................................................... 138
4.2.2.2 Đánh giá tác động của BĐKH-NBD đến các loại hình cơ sở sản xuất CN
chế biến lúa gạo ....................................................................................................... 139
4.2.3 Bàn luận ......................................................................................................... 141
4.2.3.1 Các giải pháp kiến trúc quy hoạch thích ứng với Biến đổi khí hậu-Nƣớc biển
dâng ở Đồng bằng sông Cửu Long ......................................................................... 141
4.2.3.2 Tác động của tình hình BĐKH-NBD đối với các dòng lƣu thông trong
không gian CN CB LG ............................................................................................ 141
4.3
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA TRUNG TÂM LOGISTICS CN CB LG Ở TP
MỸ THO VÀ TP LONG XUYÊN TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ....................................................................... 143
4.3.1 Trung tâm logistics CN CB LG ở Mỹ Tho .................................................... 143
4.3.1.1 Đề xuất tổ chức cảng Mỹ Tho thành Trung tâm logistics CN CB LG ....... 143
4.3.1.2 Đánh giá hiệu quả khai thác cảng Mỹ Tho trong vai trò Trung tâm logistics143
4.3.2 Trung tâm logistics CN CB LG ở Long Xuyên ............................................. 144
4.3.2.1 Đề xuất tổ chức Cảng Mỹ Thới thành Trung tâm logistics CN CB LG ..... 144
4.3.2.2 Đánh giá hiệu quả khai thác cảng Mỹ Thới trong vai trò TT logistics ....... 145
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................146
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BDKH-NBD
Biến đổi khí hậu-Nước biển dâng
CN
Công nghiệp
CN CB LG
Công nghiệp chế biến lúa gạo
CNH
Công nghiệp hóa
DV
Dịch vụ
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐT
Đô thị
ĐTH
Đô thị hóa
KCN
Khu công nghiệp
NN
Nông nghiệp
QH
Quy hoạch
TT
Trung tâm
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Tiếng Anh
GDP
Gross Domestic Product: Tổng sản lượng quốc nội
IDA
International Development Association: The World Bank’s
Fund for the Poorest
IPCC
Intergovernmental Panel on Climate Change
UNESCAP
Economicand social Commission for Asia and the Pacific
WB
World Bank: Ngân hàng thế giới
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
PHẦN MỞ ĐẦU
Hình 0.1
Lý do-đối tượng-phạm vi-phương pháp nghiên cứu đề tài
Chƣơng I
TỔNG QUAN
Hình 1.1
Tổng quan về không gian sản xuất lúa gạo trên thế giới và ĐBSCL
Hình 1.2
Tổng quan về công trình CN CB LG của Mỹ
Hình 1.3
Tổng quan về công trình CN CB LG của Ấn Độ
Hình 1.4
Tổng quan về công trình CN CB LG của Thái Lan
Hình 1.5
Tổng quan về công trình CN CB LG của Myanmar
Hình 1.6
Hạ tầng sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL: Vùng nguyên liệu
Hình 1.7
Hạ tầng sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL: Hệ thống giao thông đường thủy
Hình 1.8
Địa bàn bố trí công trình CN CB LG ở ĐBSCL và vùng lân cận
Hình 1.9
Hiện trạng phân bố công trình CN CB LG ở ĐBSCL
Hình 1.10
Hệ thống cảng biển vùng ĐBSCL
Hình 1.11
Giao thông tác động đến cấu trúc không gian CN CB LG
Hình 1.12
Mô hình đô thị với các trục phát triển
Hình 1.13
Đặc điểm công trình CN CB LG ở ĐBSCL & vùng lân cận
Chƣơng II CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 2.1
Lý thuyết của Renner, Rawstron, J.H.Thompson
Hình 2.1a
Lý thuyết vị trí trung tâm củaW.Christaller
Hình 2.1b
Lý thuyết của A.Weber
Hình 2.2
Cơ sở lý thuyết: Lõi và giới hạn biên trong tổ chức không gian CN
Hình 2.3a
Sơ đồ cấu trúc phát triển không gian vùng đô thị cực lớn ở Đông
Nam Á
Hình 2.3b
Dekasota – Periurban: Vùng đệm giữa nông thôn và đô thị
Hình 2.4
Vùng đệm giữa nông thôn và đô thị của ĐBSCL
Hình 2.5
Vùng đệm giữa Tp Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL
Hình 2.6
Kinh nghiệm của Ấn Độ trong tổ chức không gian CN CB LG
Hình 2.7
Quá trình dịch chuyển cơ sở sản xuất CN CB LG ra khỏi Tp HCM
Hình 2.8
Mô hình thực tiễn: Nhà máy dây chuyền khép kín gắn với vùng
nguyên liệu
Hình 2.9
Ưu thế vị trí địa lý của ĐBSCL trong tổ chức không gian CN CB LG
Hình 2.10
Không gian CN CB LG ở ĐBSCL
Hình 2.11
Các yếu tố tác động đến tổ chức không gian CN CB LG
Hình 2.12a Tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL: phương án phát triển
mạng lưới nhà máy CN CB LG gắn với vùng nguyên liệu
Hình 2.12b Tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL: phương án phát triển
mạng lưới Khu CN CB LG
Hình 2.12c Tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL: Phương án mạng lưới
kết hợp Nhà máy-khu CN-TT logistics
Hình 2.13
Không gian CN CB LG trong cấu trúc không gian vùng ĐBSCL
Chƣơng III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hình 3.1
Xu hướng liên kết các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG
Hình 3.2
Cấu trúc không gian CN CB LG theo liên kết chuỗi
Hình 3.3
Cấu trúc không gian CN CB LG theo liên kết hạt nhân-vệ tinh
Hình 3.4
Cấu trúc không gian CN CB LG trong không gian vùng ĐBSCL
Hình 3.5
Dự báo các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG
Hình 3.6
Dự báo địa bàn bố trí các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG
Hình 3.7
Đề xuất thiết kế quy hoạch khu CN chế biến lúa gạo vùng ĐBSCL
Chƣơng IV BÀN LUẬN
Hình 4.1
Tác động của BĐKH-NBD đến không gian CN CB LG
Hình 4.2
Cấu trúc không gian CN CB LG trong tình hình BĐKH-NBD
Hình 4.3
Xu hướng phát triển không gian CN CB LG vùng ĐBSCL
Hình 4.4
Vai trò của TT logistics CN CB LG trong QH phát triển tổng thể
vùng ĐBSCL
1
PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bốn vùng kinh tế trọng điểm
quốc gia, có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp (NN), đóng góp 90% sản lƣợng lúa,
70% sản lƣợng thủy sản xuất khẩu. Ngành NN trồng trọt lúa gạo có bề dày lịch sử
đồng hành suốt 300 năm hình thành và phát triển vùng ĐBSCL; đóng vai trò quan
trọng trong định hình đặc trƣng lúa nƣớc của đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội vùng
ĐBSCL. Diện tích trồng lúa chiếm 50% diện tích vùng; cơ sở sản xuất công nghiệp
chế biến lúa gạo (CN CB LG) có số lƣợng hàng trăm ngàn đơn vị với quy mô lớn
nhỏ đa dạng, không gian của hoạt động sản xuất lúa gạo là một bộ phận quan trọng
trong không gian vùng ĐBSCL.
Với quy mô về tài nguyên đất đai, lao động, hạ tầng của ngành sản xuất lúa gạo, CN
CB LG có vai trò quan trọng trong định hƣớng phát triển không gian kinh tế xã hội
vùng ĐBSCL. Nghiên cứu về không gian CN CB LG trong các mô hình phát triển
không gian của “Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2050”; và trong định hƣớng của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
vùng ĐBSCL đến năm 2020” là yêu cầu cấp thiết.
Ngành NN vùng ĐBSCL đang triển khai quy hoạch đến năm 2020 [1], một trong
các mục tiêu là định hình nền sản xuất lúa gạo hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cơ
giới hóa. Cần thiết nghiên cứu khai thác kết quả đạt đƣợc từ ngành NN để phát triển
CN sau thu hoạch và Dịch vụ logistics, góp phần thúc đẩy đô thị hóa ở ĐBSCL.
Trong cả nƣớc, vùng ĐBSCL chiếm 12% diện tích, 21% dân số, đóng góp 18% vào
GDP. Tuy nhiên, các chỉ số về thu nhập đầu ngƣời, mật độ hạ tầng, lao động có tay
nghề, đều thấp hơn trung bình cả nƣớc. Một trong các nguyên nhân là tỉ lệ đô thị
hóa thấp, tốc độ đô thị hóa chậm. Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2050 xác định mô hình phát triển vùng đô thị và CN phù hợp với
điều kiện và mục tiêu phát triển vùng [5]. Theo quy hoạch, cơ sở CN đóng vai trò
nguồn động lực thúc đẩy CN hóa (CNH), lan tỏa tác động đô thị hóa (ĐTH) ở các
2
điểm chuyển tiếp nông thôn-đô thị; ở các đô thị hạt nhân của vùng đô thị trung tâm
và chùm đô thị đối trọng; ở hạt nhân của hành lang kinh tế đô thị-CN.
Là ngành CN có cơ sở hạ tầng liên quan đến vùng nông thôn- nơi sản xuất nguyên
liệu; liên quan đến đô thị - nơi cung cấp nguồn lực cho nhà máy, khu CN; và liên
quan đến cảng, ga - đầu mối xuất khẩu gạo hàng hóa; nên CN CB LG đóng góp
đáng kể vào mục tiêu thúc đẩy CNH, đô thị hóa vùng ĐBSCL. Do đó, cần thiết
nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức không gian CN CB LG trên cơ sở lồng ghép
vào các mô hình phát triển không gian vùng đô thị-CN, nhằm khai thác hiệu quả vai
trò của ngành CN có lợi thế so sánh của ĐBSCL.
Vùng ĐBSCL có vị trí địa lý là trung tâm vùng Đông Nam Á, cửa ngõ từ 5 nƣớc
lục địa ra 5 nƣớc đảo-quần đảo của Đông Nam Á 1; nằm trên luồng hải quốc tế ÁÂu trên biển Đông; có tuyến “Duyên hải phía Nam” qua Cà Mau-Rạch Giá-Hà Tiên
đến Campuchia-Thái Lan, thuộc hành lang kinh tế các nƣớc tiểu vùng Mekong [45].
“Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics quốc gia” 2 hƣớng tới mục tiêu
khai thác lợi thế vị trí địa lý của các địa phƣơng trong cả nƣớc. Trong đó, ĐBSCL
đƣợc xác định trở thành trung tâm giao nhận-hậu cần của cả khu vực. Với khối
lƣợng lƣu thông vận chuyển 40 triệu tấn lúa sản xuất nội địa; tƣơng đƣơng 25 triệu
tấn gạo; 15 triệu tấn phụ phẩm hàng năm, TT logistics CN CB LG thu hút các hoạt
động sản xuất và dịch vụ thứ cấp, tích tụ nền tảng để hình thành và liên kết, hỗ trợ
cho TT logistics cấp quốc gia ở Cần Thơ và TT logistics cấp vùng ở Mỹ Tho phát
triển đúng quy hoạch, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ CN sang
dịch vụ ở các đô thị này, khẳng định vai trò TT động lực phát triển vùng ĐBSCL
của Tp Cần Thơ; TT động lực phát triển vùng đô thị Đông Bắc của Tp Mỹ Tho.
Trong tình hình biến đổi khí hậu-nƣớc biển dâng (BĐKH-NBD), Tổ chức liên
chính phủ về biến đổi khí hậu-IPCC dự báo vùng ĐBSCL là 1 trong 5 vùng lãnh thổ
chịu tác động nặng nề nhất. Các yếu tố đất đai, nguồn nƣớc, hạ tầng, dân cƣ thay
đổi do ngập nƣớc, xâm nhập mặn, tác động trực tiếp đến sản xuất CN CB LG. Cần
1
Các nƣớc “bán đảo-lục địa” của Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Myanma, Lào, Campuchia
Các nƣớc “đảo-quần đảo” của Đông Nam Á: Brunei, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia
2
Phê duyệt tại Quyết định Số 1012/QĐ-TTg, ngày 3/7/2015
3
có nghiên cứu tổ chức không gian CN CB LG, từ cấu trúc lãnh thổ đến loại hình cơ
sở sản xuất, phù hợp với các giải pháp thích ứng với BĐKH-NBD của đô thị vùng
ĐBSCL.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Quy hoạch phát triển sản xuất là tổ chức trong không gian vùng các hệ thống sản
xuất của nền kinh tế -là các địa điểm của cơ sở sản xuất, có sự khác nhau về chuyên
môn hóa, về quy mô và chức năng, trong mối quan hệ đan xen của chúng và trong
quan hệ với các thành phần khác của vùng (cơ cấu cư dân, cơ cấu hạ tầng,..) [14].
Theo định nghĩa này, “Tổ chức không gian CN CB LG ở ĐBSCL” là sắp xếp phối
hợp các cơ sở sản xuất CN CB LG trên lãnh thổ vùng, bố trí ở địa điểm thích hợp,
sử dụng hợp lý các nguồn lực để đạt hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng.
Mục đích của đề tài luận án nhằm đề xuất cơ sở khoa học để quy hoạch không gian
CN CB LG hài hòa trong cấu trúc không gian vùng; phù hợp với định hƣớng QH
xây dựng vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
Luận án xác định các mục tiêu nghiên cứu sau đây:
Mục tiêu 1: Đề xuất cấu trúc lãnh thổ CN CB LG vùng ĐBSCL.
Cấu trúc các địa bàn bố trí loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG phù hợp với định
hƣớng phát triển không gian vùng ĐBSCL và vai trò của cấu trúc đó trong cấu trúc
khung phát triển không gian vùng ĐBSCL.
Mục tiêu 2: Dự báo các loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG ở vùng ĐBSCL.
Dự báo về vị trí, quy mô, chức năng của loại hình cơ sở sản xuất CN CB LG phù
hợp với định hƣớng phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050. Dự
báo về xu hƣớng liên kết giữa các loại hình tƣơng ứng với các giai đoạn trong quy
hoạch xây dựng vùng và QH ngành NN.
Mục tiêu 3: Đề xuất nguyên tắc thiết kế quy hoạch khu cụm CN CB LG và Trung
tâm logistics CN CB LG vùng ĐBSCL.
4
ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài luận án là Không gian công nghiệp chế biến lúa
gạo ở ĐBSCL. Các nội dung nghiên cứu về đối tƣợng gồm có: cơ cấu các loại hình
cơ sở CN CB LG; cấu trúc các địa bàn bố trí cơ sở CN CB LG và cấu trúc lƣu thông
giữa các cơ sở, và vai trò của đối tƣợng trong cấu trúc không gian vùng ĐBSCL
trong QH xây dựng vùng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi không gian nghiên cứu là vùng ĐBSCL với diện tích trên đất liền khoảng
3.8 triệu ha.
Phạm vi thời gian nghiên cứu căn cứ vào mốc thời gian trong các quy hoạch liên
quan là quy hoạch NN đến năm 2020, quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến 2020
tầm nhìn đến năm 2050.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án nghiên cứu về quy luật hình thành, phát triển dẫn đến các đặc điểm của cơ
sở sản xuất CN CB LG ở ĐBSCL, do đó, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử
dụng là: Phƣơng pháp lịch sử; phƣơng pháp bản đồ; phƣơng pháp phân tích, so
sánh; phƣơng pháp hệ thống; phƣơng pháp định lƣợng.
Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh
Vấn đề nghiên cứu: quá trình dẫn đến hình thành CN; điều kiện tác động để hình
thành CN; tác động của CN đối với cấu trúc không gian, kinh tế, xã hội.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng để phân tích vấn đề nghiên cứu theo hai chiều:
- Chiều lịch đại: Xây dựng dữ liệu theo trình tự thời gian với các cột mốc liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Phân tích sự thay đổi qua từng giai đoạn để tìm quy luật vận
động dẫn đến các kết quả nhƣ là tất yếu của lịch sử.
- Chiều đồng đại: Liệt kê những sự kiện của bối cảnh tại các cột mốc đã xác định
trong chiều lịch đại. Phân tích các sự kiện để đánh giá vai trò của chúng trong việc
tạo ra bƣớc ngoặt trong lịch sử.
5
Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để so sánh trƣờng hợp nghiên cứu - là ĐBSCL,
với một số điển hình tham khảo - là các nƣớc sản xuất và xuất khẩu gạo trong khu
vực và trên thế giới, để tìm điểm chung, điểm đặc thù và dự báo xu hƣớng phát triển
trong tƣơng lai dựa trên quy luật lịch sử.
Phương pháp bản đồ
- Sử dụng các bản đồ liên quan: bản đồ phân vùng sinh thái NN, bản đồ quy hoạch
các tiểu vùng NN, bản đồ quy hoạch hạ tầng NN, thủy lợi; bản đồ quy hoạch định
hƣớng phát triển vùng ĐBSCL. Chồng lớp các bản đồ để xác định mối liên hệ giữa
địa hình, địa mạo và hệ thống hạ tầng giao thông với hình thái phân bố sản xuất, dân
cƣ, hạ tầng xã hội.
- So sánh hình thái phân bố CN của ĐBSCL với các điển hình tham chiếu, rút ra
nguyên nhân của sự khác biệt/tƣơng đồng.
Phương pháp định lượng, thống kê, phân tích, tổng hợp
Nghiên cứu định lƣợng thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu đƣợc
từ thực tiễn. Mục đích của việc nghiên cứu định lƣợng là đƣa ra kết luận liên quan
đến đối tƣợng nghiên cứu thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp thống kê để xử
lý dữ liệu và số liệu. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, phƣơng pháp định lƣợng
đƣợc sử dụng để phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa năng suất của vùng nguyên
liệu với quy mô (diện tích, công suất, công nghệ) của cơ sở sản xuất CN CB LG
trong điều kiện của hệ thống hạ tầng tại địa bàn bố trí.
Số liệu thống kê: diện tích đất đai, dân số, sản lƣợng, giá trị, số lƣợng cơ sở sản xuất
CN CB LG ở ĐBSCL, tƣơng ứng với các giai đoạn lịch sử vùng.
Mục đích thống kê: tìm mối liên hệ giữa sự kiện, bối cảnh lịch sử với sự thay đổi
của các số liệu.
- Thống kê dữ liệu theo chủ đề, sắp xếp theo trình tự thời gian tƣơng ứng với các
cột mốc trong chiều lịch đại.
- Vẽ biểu đồ biểu thị sự biến thiên.
- Phân tích, đối chiếu với sự kiện tại cột mốc lịch sử để liên hệ vai trò tác động của
chúng đối với trạng thái biến thiên trong đồ thị.
Phần MỞ ĐẦU
LÝ DO - MỤC TIÊU - GIỚI HẠN & PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
LÝ DO
CN HÓA
NGHIÊN CỨU
PHÁT TRIỂN
ĐỒNG BỘ
MỤC TIÊU
DỰ BÁO
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ SẢN XUẤT
CN CB LG
ĐỊNH HƯỚNG
NGHIÊN CỨU
TỔ CHỨC
KHÔNG GIAN
PHÁT TRIỂN CN
NÔNG THÔN
CN CB LG
LIÊN KẾT VÙNG
CẤU TRÚC
LÃNH THỔ
THIÊT KẾ QUY HOẠCH
KHU CN CB LG – TRUNG TÂM
LOGISTICS CN CB LG
CN CB LG
VẤN ĐỀ NC
TỔNG QUAN
CƠ SỞ K.HỌC
- BẤT CẬP
TỒN TẠI
- YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN
- ĐBSCL
- THẾ GIỚI
- LÝ THUYẾT
- THỰC TIỄN
KẾT QUẢ
BÀN LUẬN
- LUẬN CỨ K.H
- MỤC TIÊU NC
LOẠI HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT
CN CB LG TRONG BĐKH-NBD
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
• BẢN ĐỒ • LỊCH SỬ • SO SÁNH • HỆ THỐNG
• ĐỊNH LƯỢNG • PHÂN TÍCH • CHUYÊN GIA
LÝ THUYẾT: VỊ TRÍ CN HỆ SINH THÁI CN
THỰC TIỄN: THẾ GIỚI KHU VỰC TRONG NƯỚC
PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
2020
2030
2050
QH NÔNG NGHIỆP
QH ĐỊNH HƯỚNG P TRIỂN TỔNG THỂ VÙNG
VÙNG ĐBSCL
- DIỆN TÍCH: 3.8 triệu ha
- 13 ĐƠN VỊ H.CHÍNH
- DÂN SỐ: 17.3 triệudân
- GIỚI CẬN: TÂY NINH,
TP HỒ CHÍ MINH, CAM
PUCHIA, BIỂN ĐÔNG,
VỊNH THÁI LAN
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO
TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
H 0.1
6
- Tổng hợp các phân tích để rút ra kết luận về những yếu tố tác động đến đối tƣợng
nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 3 phần: (1) Mở đầu, (2) Nội dung, (3) Kết luận và kiến nghị
(1) Phần mở đầu: có 6 trang, giới thiệu lý do nghiên cứu đề tài, xác định mục tiêu,
đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu.
(2) Phần nội dung: có 139 trang, gồm 4 chƣơng
Chƣơng I: Tổng quan về không gian CN CB LG, 42 trang, gồm các nội dung: định
nghĩa thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận án; trình bày các vấn đề tổng quan về
không gian CN CB LG thông qua thực tiễn vị trí, chức năng, quy mô của cơ sở sản
xuất CN CB LG ở ĐBSCL; so sánh với trƣờng hợp điển hình ở các nƣớc và nêu ra
những vấn đề đã nghiên cứu và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Chƣơng II: Cơ sở khoa học Tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL; 50 trang,
trình bày lý thuyết và thực tiễn làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. Lý
thuyết gồm có lý luận về vị trí CN và cấu trúc hệ sinh thái CN; các đồ án QH liên
quan. Cơ sở thực tiễn gồm có kinh nghiệm tổ chức không gian CN CB LG của các
điển hình trong khu vực và trên thế giới; kinh nghiệm thích nghi với điều kiện sông
nƣớc, chịu tác động của ngập lũ và xâm nhập mặn của vùng ĐBSCL thông qua hình
thái tụ cƣ, quá trình hình thành các yếu tố thị tứ; nghiên cứu loại hình cơ sở sản xuất
CN CB LG phù hợp với định hƣớng phát triển vùng và hệ thống hóa đặc điểm của
các loại hình này để làm cơ sở đề xuất giải pháp tổ chức không gian.
Chƣơng III: Giải pháp tổ chức không gian CN CB LG vùng ĐBSCL, 29 trang; trình
bày ba kết quả tƣơng ứng với ba mục tiêu nghiên cứu đã xác định.
Chƣơng IV: Bàn luận, 18 trang; bàn luận về xu hƣớng của các cơ sở sản xuất CN
CB LG và cấu trúc không gian CN CB LG vùng ĐBSCL trong điều kiện chịu tác
động của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.
(3) Phần kết luận và kiến nghị: 5 trang
7
PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN
CHẾ BIẾN LÚA GẠO
1.1 ĐỊNH NGHĨA VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1.1.1 Thuật ngữ trong các tài liệu nghiên cứu liên quan
Cơ sở sản xuất CN chế biến lúa gạo
- Dryer: cơ sở sản xuất có chức năng sơ chế và bảo quản lúa nguyên liệu.
- Rice mill: cơ sở sản xuất có chức năng sử dụng máy móc để xay xát lúa nguyên
liệu thành gạo thành phẩm.
- Establishment: gồm cơ sở sản xuất có chức năng xay xát (rice mill) và diện tích hỗ
trợ tiếp nhận và lƣu trữ lúa (paddy receiving and storage); có chức năng sấy khô,
làm sạch, bóc vỏ trấu, lau bóng, phân loại, đóng gói và lƣu trữ; kho nguyên liệu, hóa
chất, và các diện tích khác trong phạm vi xung quanh.
1.1.2 Các thuật ngữ trong luận án
Quy trình sản xuất CN CB LG
Là trình tự các hoạt động diễn ra kế tiếp nhau để biến đổi từ nguyên liệu lúa mới thu
hoạch từ cánh đồng đến thành phẩm chính là gạo.
Trong phạm vi luận án, quy trình sản xuất của CN CB LG là cơ sở quy định trật tự
của các cơ sở sản xuất với nguyên tắc mỗi cơ sở sản xuất đều có mối liên hệ với
thƣợng nguồn (upstream) và hạ nguồn (downstream).
* Thượng nguồn / hạ nguồn đƣợc sử dụng để chỉ hai nhóm công đoạn trong quy
trình sản xuất của CN CB LG. Nhóm thƣợng nguồn phụ trách xử lý và lƣu trữ
nguyên liệu; hạ nguồn phụ trách chế biến và lƣu trữ thành phẩm.
Không gian CN CB LG
Tổ chức lãnh thổ CN là sự sắp xếp phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất
CN trên một lãnh thổ xác định, để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt
hiệu quả cao về kinh tế/xã hội/môi trường. Các hình thức chủ yếu trong tổ chức
lãnh thổ CN là: “Điểm CN- là các Xí nghiệp CN phân bố riêng lẻ, phân tán”;
8
“Khu CN-tập trung nhiều XNCN, có tính hợp tác cao”; “Trung tâm CN-khu vực
tập trung CN gắn với đô thị vừa và lớn”; “Vùng CN, có vùng đơn ngành và vùng
đa ngành tổng hợp gồm xí nghiệp, khu cụm CN, trung tâm CN có mối quan hệ chặt
chẽ” [Sách địa lý lớp 12, NXB GD 2015]
Trong tài liệu nói trên, không gian CN đƣợc đề cập đến dƣới hình thức kiến trúc từ
công trình đơn lẻ đến một khu vực tập trung nhiều công trình, đến phạm vi đô thị
vừa-lớn, đến phạm vi vùng- có tất cả các hình thức kiến trúc CN đã đề cập.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, thuật ngữ Cơ sở sản xuất CN CB LG đƣợc
sử dụng để bàn về “không gian CN CB LG”, bao gồm các loại hình :
- Nhà máy: đƣợc phân bố riêng lẻ, phân tán, gắn với vùng nguyên liệu.
- Khu CN CB LG: là khu vực có ranh giới xác định, phù hợp QH đƣợc duyệt, tập
trung nhà máy, kho bãi và hạ tầng chuyên dụng của ngành CN CB LG.
- Trung tâm logistics CN CB LG: phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt, tập trung các
công trình kho và hạ tầng chuyên dùng cho phân phối sản phẩm lúa gạo.
Cấu trúc lãnh thổ của CN CB LG
“Sự liên kết và gắn kết không gian của mỗi quá trình xã hội hoặc nhân tạo thể hiện
ở vị trí của nó trên mặt đất; ở các mối quan hệ với môi trường mà nó được tạo
dựng… Việc lựa chọn địa điểm đầu tư xây dựng trong QH vùng phải để ý đến sự
mở rộng và phục vụ của cơ sở sản xuất và đến mối quan hệ địa điểm với mạng lưới
giao thông và các yếu tố khác…”
“Liên kết sản xuất lãnh thổ vùng là yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định địa điểm
của các cơ sở sản xuất… Địa điểm thích hợp hay không, phụ thuộc vào khoảng
cách và tiếp nối chức năng của địa khu này đến địa khu khác” [14, tr.8]
“Bố cục không gian lãnh thổ vùng phân tách thành cơ cấu các thành phần riêng rẽ:
cơ cấu sản xuất, tài nguyên, cơ cấu hạ tầng, cơ cấu cảnh quan… Việc phân tích, dự
báo và QH cơ cấu thành phần cân đối trong phạm vi lãnh thổ từng vùng là cần thiết
nhằm đảm bảo mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần”. [Trang 12, sđd]
Căn cứ khái niệm trong tài liệu “Quy hoạch vùng” [14] nhƣ trích dẫn ở trên, liên
quan đến đề tài nghiên cứu, thuật ngữ Cấu trúc lãnh thổ của CN CB LG trong
9
phạm vi luận án đƣợc sử dụng để bàn về cơ cấu các địa bàn, nơi bố trí loại hình cơ
sở sản xuất CN CB LG thích hợp. Trong cơ cấu này, giữa các địa bàn có mối tác
động tƣơng hỗ thông qua khoảng cách và tiếp nối chức năng của chúng.
1.2 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CN CHẾ BIẾN LÚA GẠO
Ở MỘT SỐ NƢỚC XUẤT NHẬP KHẨU GẠO TRÊN THẾ GIỚI
Lúa nƣớc đƣợc trồng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, sản lƣợng 742 triệu tấn lúa
mỗi năm, tƣơng đƣơng 493 triệu tấn gạo thành phẩm. [FAOstat 2015]
Khoảng 90% sản lƣợng lúa gạo của cả thế giới đƣợc trồng trọt và chế biến ở 15
quốc gia châu Á gồm các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á nhƣ Việt Nam,
Indonesia, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Campuchia, và các nƣớc trong khu vực
Nam Á nhƣ Nepal, Sri Lanka, … trong đó Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 50%. Các
quốc gia ngoài châu Á nhƣ Brasil, Madagasca, Mỹ, Ai Cập, đóng góp 5% sản lƣợng
gạo thế giới. [Hình 1.1]
Chế biến lúa gạo là quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn. Tùy theo điều kiện của
mỗi nƣớc, các công đoạn trong quy trình đƣợc tổ chức kết hợp hay rời rạc. Tƣơng
ứng với cách thức tổ chức quy trình sản xuất là hình thức kiến trúc và giải pháp tổ
chức không gian CN CB LG phù hợp.
1.2.1 Không gian CN chế biến lúa gạo ở một số nƣớc CN phát triển
1.2.1.1 Không gian CN chế biến lúa gạo ở Mỹ
Mỹ sản xuất 8.6 triệu tấn gạo mỗi năm, chiếm 1.5% thị trƣờng xuất khẩu gạo thế
giới [Faostat.2015]. Gạo không phải là lƣơng thực chủ lực của đa số dân số của Mỹ.
Nhu cầu tiêu thụ nội địa chiếm tỉ lệ ít, chủ yếu dùng để sản xuất sản phẩm chế biến
khác, nên Mỹ là quốc gia thƣờng xuyên xuất khẩu gạo.
Vùng nguyên liệu trồng lúa gạo của Mỹ tập trung ở các bang Arkansas, Mississipi,
Missouri, Louisana, Texas và California [84].
Cánh đồng nguyên liệu ở Mỹ có quy mô từ 100 ÷ 1.000 acre (tƣơng đƣơng 40 ÷
400ha), canh tác 2 vụ/năm, năng suất trung bình 3 tấn/acre. Sản xuất lúa gạo ở Mỹ
áp dụng phƣơng thức canh tác quy mô lớn, cơ giới hóa. Lúa sau khi thu hoạch đƣợc
Chương I
TỔNG QUAN
TỔNG QUAN VỀ KHÔNG GIAN SẢN XUẤT
LÚA GẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐBSCL
THẾ GIỚI
Sản lượng gạo thế giới 2014
Đơn vị: Tấn. Nguồn: FAOstat
ĐÔNG NAM Á
(2014 - triệu tấn)
Nguồn: MundiRice
1. Indonesia 36.3
2. Việt Nam 28.05
3. Thái Lan 19.15
4. Philippines 12.2
5. Myanmar 12.15
6. Cambodia 4.7
7. Malaysia 1.8
8. Lào
1.55
9. Singapore 0.00
10. Brunei
0.00
ĐÔNG
NAM Á
2
ĐBSCL
1
3
4
4
5
ĐBSCL 2014: 25.2 triệu tấn (Niên giám TK)
1. Tứ giác Long Xuyên
2. Đồng Tháp Mười
3.Tây sông Hậu
4. Cửa sông ven biển Đông
5. Bán đảo Cà Mau
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN LÚA GẠO
TRONG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
H 1.1