Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Quan hệ việt nam liên xô tại hội nghị Genevo 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.95 KB, 9 trang )

Quan hệ Việt – Xô trong Hội nghị Genevo về Đông Dương
Quan hệ Việt -Xô đã có cội nguồn từ trước khi thiết lập quan hệ ngoại giao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú, lãnh tụ của dân tộc Việt Nam, ngưỡng
mộ Lê nin và Cách mạng Tháng Mười lần đầu tiên từ nước Pháp đến Liên Xô.
Người ở lại Liên Xô, công tác tại Quốc tế Cộng sản những năm 20, 30 của thế
kỷ 20 đã đặt nền móng cho quan hệ hữu nghị giữa hai nước hai dân tộc.
Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Việt Nam như Trần Phú, Lê Hồng Phong,
Nguyễn thị Minh Khai đã được đào tạo ở Liên Xô. Trong cuộc Chiến tranh vệ
quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô đã có những người con của dân tộc Việt
Nam chiến đấu trên cùng chiến hào bảo vệ Thủ đô Mátxcơva. Những
người cộng sản Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã luôn lấy lấy
tấm gương Liên Xô, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới để soi đường
và luôn ủng hộ Liên Xô trong Đại chiến thế giới II, trong Chiến tranh vệ quốc
vĩ đại. Tại các cuộc gặp giữa lãnh đạo các cường quốc trong giai đoạn cuối
của Đại chiến thế giới II, Liên Xô đã kiên quyết đấu tranh không để Đông
Dương trở lại chế độ thuộc địa và ủng hộ giải pháp thác quản Đông dương do
Mỹ đưa ra… Điều đó có lợi cho phong trào cách mạng Đông Dương, trong đó
có Việt Nam.
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào ngày 30/1/ 1950,
quan hệ Vịệt - Xô có điều kiện phát triển. Liên Xô đồng tình với đường lối
kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam và cùng với Trung
Quốc tiến hành trang bị vũ khí cho 6 đại đoàn quân Việt Nam . Tháng 4/
1952, Việt Nam khai trương Đại sứ quán tại Matxcơva và cử đại sứ thường
trú. Đại sứ đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Liên Xô là ông
Nguyễn Lương Bằng, sau này là Phó Chủ tịch nước Việt Nam. Tháng 10/1954,
Liên Xô mở Đại sứ quán tại Hà Nội và cử ông Lavrensev làm đại sứ đầu tiên.
Liên Xô chủ động phối hợp với Việt Nam trong tuyên truyền, vận động quốc tế
và đề cao cuộc kháng chiến của Việt Nam. Liên Xô phủ quyết đơn xin gia nhập
Liên hợp quốc của chính quyền miền Nam và luôn khẳng định Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam.


Với sáng kiến của Liên Xô, Hội nghị Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến
tranh Đông Dương đã được triệu tập. Hội nghị có sự tham gia của các nước
lớn là Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
Việt Nam Cộng hoà, Vương quốc Lào, Vương quốc Cămphuchia. Hội nghị khai


mạc ngày 8/5/1954 và kết thúc 21/7/1954. Kết quả của Hội nghị là thoả
thuận chấm dứt chiến tranh Đông Dương với Bản tuyên bố cuối cùng gồm 13
điểm và 3 hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Cămphuchía. Với
chiến thắng Điên Biên Phủ ngày 7/5/1954 và Hiệp định Giơnevơ, cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng
lợi. Miền Bắc Việt Nam được giải phóng, quân Pháp phải rút về nước. Việt
Nam tạm thời chia làm hai miền ở vĩ tuyến 17, hai năm sau sẽ tổng tuyển cử
để thống nhất đất nước. Lực lượng yêu nước Lào có 2 vùng tập kết, còn lực
lượng kháng chiến Cănpuchia bị giải giáp và phục viên tại chỗ.

1.

Bối cảnh

1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Dương
Từ cuối những năm 40 của thế kỷ 20, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi.
Chiến tranh lạnh diễn ra, sự đối đầu gay gắt giữa 2 cực Liên Xô đứng đầu phe
Xã hội chủ nghĩa và Mỹ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa đế quốc do Đế quốc Mỹ cầm đầu đang mở rộng chiến tranh xâm
lược ở nhiều nơi, chúng cố bám lấy Triều Tiên, quyết chiến ở Đài Loan và tích
cực giúp đỡ Pháp tiếp tục xâm lược Đông Dương, chúng đang nhanh chóng
đẩy mạnh triển khai chiến lược toàn cầu phản cách mạng, áp dụng chiến lược
quân sự “trả đũa ồ ạt”, ngăn chặn sự phát triển của phong trào cộng sản. Phe
xã hội chủ nghĩa với nòng cốt là liên minh Xô – Trung đang phát triển ngày

càng vững mạnh. Cách mạng nhân dân Trung Hoa thắng lợi, đặc biệt là sau
chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã trở thành một nước có sức mạnh quân
sự mạnh nhất Châu Á. Chính phủ nhân dân thành lập ở Đông Đức cùng với
việc Liên Xô có bom nguyên tử đã tạo ra thế cân bằng trong so sánh lực lượng
của hai phe.
Tuy nhiên vào cuối năm 1953, đầu năm 1954, khi chiến tranh lạnh đã đi đến
đỉnh cao thì xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn. Về phía Liên Xô, sau
khi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Stalin mất vào tháng 3 năm 1953, ban
lãnh đạo mới của Liên Xô điều chỉnh chiến lược đối ngoại, đẩy mạnh hòa
hoãn quốc tế nhằm củng cố thực lực trong nước, thực hiện thi đua với Mỹ để
giành ưu thế trên tất cả các lĩnh vực. Đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
thực hiện năm đầu của kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần thứ nhất
nhằm đặt nền móng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc; đẩy mạnh


chính sách cùng tồn tại hòa bình, trước hết với các nước châu Á, nhằm phá
thế bao vây cấm vận của Mỹ áp đặt để chống Trung Quốc từ năm 1951. Như
vậy, hai đồng minh trụ cột của ta lúc bấy giờ là Liên Xô và Trung Quốc đều
muốn hòa hoãn với Mỹ và phương Tây, làm dịu tình hình thế giới để tranh thủ
phục hồi và phát triển đất nước. Kết quả lớn nhất của xu thế hòa hoãn này là
các nước lớn: Mỹ, Anh, Pháp và Liên Xô đi đến triệu tập Hội nghị Berlin bàn về
giải pháp chấm dứt căng thẳng ở Đức, Áo. Đây là cuộc gặp đầu tiên của các
nước lớn từ năm 1949. Hội nghị Berlin cũng đi đến thỏa thuận triêu tập tại
Geneva hội nghị bốn nước lớn và chính phủ các bên hữu quan, có sự tham gia
của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để bàn về chấm dứt tình hình căng thẳng
ở Triều Tiên và việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình tại Đông Dương.
Tình hình thế giới như vậy đã mở ra một con đường mới cho khả năng kết
thúc chiến tranh Việt Nam thông qua biện pháp thương lượng hòa bình.
Tiền lệ từ cuộc chiến tranh Triều Tiên cũng thúc đẩy việc giải quyết tình hình
Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng bằng phương pháp đàm phán

hòa bình. Cuộc đàm phán về chiến tranh Triêu Tiên đã dẫn đến việc ký Hiệp
định đình chiến ở Triều Tiên trên cơ sở giữ nguyên trạng hai miền Triều Tiên.
Kết cục của chiến tranh Triều Tiên thúc đẩy xu hướng giải quyết xung đột vũ
trang ở Viễn Đông bằng thương lượng hòa bình và khởi động quá trình các
nước lớn tìm cách giải quyết vấn đề Đông Dương thông qua một giải pháp
quốc tế.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị nước Pháp đang rối ren do những thất bại to
lớn trên chiến trường Đông Dương và chính sách lệ thuộc vào Mỹ của chính
quyền Pháp. Phong trào chống chiến tranh, đòi quân đội rút về nước ngày
một lan rộng trong các tầng lớp xã hội khác nhau của Pháp. Quốc hội Pháp bị
phân liệt trong vấn đề Đông Dương và các nước đồng minh cũng không thực
tâm giúp Pháp.
Tình hình Đông Dương năm 1953 – 1954 cũng đang ở thế có lợi cho Việt Nam
khi bước vào vòng đàm phán hội nghị Geneva.
1.2 Bối cảnh Liên Xô và Việt Nam
1.2.1 Bối cảnh Liên Xô
Là một trong những nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới II,
song Liên Xô đã phải gánh chịu những tổn thất vô cùng nặng nề, trên 30 triệu


người bị chết, hàng chục vạn làng xã, đô thị, cơ sở kinh tế bị tàn phá 1. Phát huy
vai trò trụ cột của mình với cách mạng thế giới, Liên Xô vừa phải ưu tiên khôi
phục đất nước, vừa phải thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, chống nguy
cơ chiến tranh tái diễn. Với uy tín và ảnh hưởng chính trị rất lớn lúc đó, Liên Xô
đã khích lệ, động viên và ủng hộ về tinh thần đối với nhân dân lao động bị áp
bức đang vùng lên đấu tranh để tự giải phóng, nhưng Liên Xô cũng chưa có
điều kiện để giúp đỡ một cách mạnh mẽ về vật chất cho phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, trong đó có Việt Nam.
Do ảnh hưởng to lớn của Liên Xô trên trường quốc tế và lợi dụng tình trạng khó
khăn của các nước Tây Âu thời hậu chiến, với tiềm lực kinh tế quân sự hùng

mạnh, Mỹ đã thực hiện kế hoạch Masshall, lôi kéo, tập hợp các nước tư bản chủ
nghĩa, thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (năm 1949) để bao vây
Liên Xô, ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS ở vùng Tây bán cầu. Lợi dụng cuộc
chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã tăng cường xây dựng quân đội, nâng số quân từ
1.400.000 (năm 1949) lên 3.500.000 quân (năm 1953) và lôi kéo 14 nước cùng
tham gia chiến tranh2 cứu nguy cho chế độ Lý Thừa Vãn. Đồng thời phối hơp
với các nước đồng minh khôi phục chủ nghĩa phục thù Tây Đức và chủ nghĩa
quân phiệt Nhật Bản, thành lập quân đội Tây Âu và khối ANZUS (1951) ở Thái
Bình Dương, xúc tiến thành lập khối SEATO ở Đông Nam Á và khối SENTO
tại Trung Đông… để chống lại các nước XHCN và phong trào đấu tranh giải
phóng dân tộc.
Trước chính sách chạy đua vũ trang của Mỹ, tháng 6-1951, Liên Xô đưa ra sáng
kiến giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên: "Các bên tham chiến cần mở ngay
cuộc thương lượng nhằm thực hiện đình chỉ chiến sự và ký kết hiệp định đình
chiến, quy định việc hai bên cùng rút khỏi vĩ tuyến 38..." 3, mở ra xu hướng giải
quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng.

1 Tổn thất của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II: trên 30 triệu người bị chết, 70.000 làng xã, 1.700

đô thị, 320.000 nhà máy, xí nghiệp, hệ thống thủy điện, 98.000 nông trang tập thể, 1.800 nông trường
quốc doanh, 2.890 trạm máy nông nghiệp, 65.000 kilômét đường sắt, 6 triệu nhà cửa bị tàn phá, 25
triệu người không có nhà ở.
2 Đó là các nước: Australia, Bỉ, Canada, Colombia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Philippines,

Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh
3 Phạm Giảng: Lịch sử quan hệ quốc tế (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1954), Nxb Sử

học, H, 1962, tr. 497



Đầu năm 1953, sau khi Stalin mất, Liên Xô điều chỉnh sâu hơn chính sách đối
ngoại hòa bình thông qua thương lượng. Liên Xô đã nhận lời Anh và Pháp điều
đình với Chính phủ Triều Tiên giải quyết thành công vấn đề tù binh chiến tranh
và ngoại kiều, dẫn đến ký kết Hiệp định đình chiến ngày 27-7-1953 trên cơ sở
giữ nguyên hiện trạng ở vĩ tuyến 38 và không bàn đến vấn đề chính trị. Đồng
thời đưa ra dư luận "đình chiến ở Triều Tiên cần thúc đẩy việc kết thúc chiến
tranh Đông Dương". Ngày 4-8-1953, Liên Xô gửi công hàm cho Anh, Pháp, Mỹ
đề nghị triệu tập hội nghị năm nước lớn (Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc)
để nghiên cứu các biện pháp làm giảm bớt căng thẳng ở Viễn Đông.
Tại Hội nghị Béclin (từ ngày 25-1 đến ngày 18-2-1954), Liên Xô đưa ra sáng
kiến triệu tập Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao giữa Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp
và Trung Quốc "để xem xét các biện pháp khẩn cấp nhằm làm giảm căng thẳng
trong quan hệ quốc tế"4. Sáng kiến này được Anh và Pháp ủng hộ, song Mỹ đã
kịch liệt phản đối, trước hết là vấn đề tư cách đại biểu của Chính phủ Trung
Quốc. Do Liên Xô kiên trì đấu tranh, Anh và Pháp có thái độ thực tế, cuối cùng
đại diện Mỹ đã chấp nhận đề nghị của Liên Xô, đồng ý triệu tập hội nghị quốc
tế có sự tham gia của Trung Quốc. Ngày 18-2-1954, Hội nghị ra thông báo, ghi
nhận sẽ triệu tập Hội nghị Giơnevơ vào ngày 26-4-1954. Tại đó "vấn đề lập lại
hoà bình ở Đông Dương cũng sẽ được xem xét tại hội nghị có sự tham dự của
các đại biểu Mỹ, Pháp, Anh, Liên Xô, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và các
nước hữu quan"5.
Đi đôi với việc đưa ra sáng kiến triệu tập Hội nghị Giơnevơ tìm giải pháp kết
thúc chiến tranh Đông Dương, Liên Xô tiếp tục xúc tiến các hoạt động viện trợ
Việt Nam một số mặt hàng chiến lược về vũ khí, khí tài quân sự. Tất cả các mặt
hàng này đều được Liên Xô giao cho Trung Quốc, để sau đó chuyển tới Việt
Nam.
1.2.2. Bối cảnh Việt Nam
Sau kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Trung ương Đảng và Chính phủ chuyển
lên chiến khu Việt Bắc, tiến hành cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn
diện chống thực dân Pháp. Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến rất khó khăn.

4,5 Ô.P. Gioay: Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Giơnevơ

1954, Nxb Thông tin lý luận, H, 1981, tr. 335, 336, 168.
5


Ngày 5/10/1947, thực dân Pháp huy động hơn 1 vạn quân tinh nhuệ, gần
như toàn bộ máy bay ở Đông Dương, tầu chiến tấn công lên Việt Bắc nhằm 3
mục tiêu; i) Tiêu diệt cơ quan dầu não cuộc kháng chiến; ii) Tiệu diệt chủ lực
quân đội ta; iii) Khóa biên giới Việt-Trung. Chiến lược của Pháp là đánh
nhanh, thắng nhanh. Chúng ta đã cảnh giác cao, chuẩn bị kỹ càng để chống
trả. Sau 75 ngày đêm chiến đấu, chúng ta đã tiêu diệt hơn 6000 quân địch, 16
máy bay và 11 tầu chiến, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của
Pháp và làm thất bại cả ba mục tiêu của Pháp. Pháp buộc phải chuyển sang
chiến lược đánh lâu dài, thực hiện chính sách “dùng người đánh người Việt”
“lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Pháp khẳng định không thể giành thắng
lợi trong chiến tranh. Chúng đẩy mạnh xây dựng ngụy quân, ngụy quyền, lập
chính phủ bù nhìn Bảo Đại, xây dựng hệ thống đồn bốt, bắt lính, củng cố
vùng tế…Kết thúc chiến dịchThu Đông năm 1947, cuộc kháng chiến chuyển
từ giai đoạn phòng thủ sang thế cầm cự, giằng co với địch. Chiến lược của
chúng ta là đánh lâu dài, phá âm mưu mới của địch, tăng cường sức mạnh và
hiệu lực chính quyền nhân dân từ trung ương đến cơ sở, “thực hiện phương
châm chiến lược của giia đoạn mới”, “tích cực chuẩn bị tổng phản công” . Từ
cuối năm 1949, lực lượng của ta phát triển, có cơ hội chuyển sang phản công,
giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường. Về quân sự, 1947-1949
chúng ta phân tán quân chính quy, thành lập các đơn vị độc lập, tiến sâu vào
vùng tạm chiếm dìu dắt lưc lượng vũ trang địa phương, phát triển chiến
tranh du kich, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta. Đến năm
1950 chúng ta chủ trương hợp nhất các đơn vị thành lực lượng quân chính
quy lớn, mạnh đối phó với lực lượng cơ động mạnh của địch. Về kinh tế đi đôi

phá kinh tế địch với xây dựng nền kinh tế của ta có khả năng tự cấp, đẩy
mạnh sản xuất, thực hiện kinh tế tự cấp tự túc lực.
Về đối ngoại, trong kháng chiến trong vòng vây (1947-1949), chủ trương đối
ngoại của chúng ta là: 1)Tổ cáo chiến tranh phi nghĩa; đòi quân Pháp ngừng
bắn, chấm dứt xung đột trên cơ sở thỏa thuận; 2)Thực hiện sách lược tranh
thủ Mỹ, kiềm chế T ưởng trên cơ sở lợi dụng mâu thuẫn Mỹ-Pháp nhằm tập
trung chống xâm lược Pháp; 3) Góp phần hình thành liên minh Việt- MiênLào; 4)Tăng cường hoạt đông đối ngoại, mở rộng vận động quốc tế, phá thế
bị bao vây.
Để triển khai đường lối đối ngoại trên, để cứu vãn nên hòa bình mỏng manh
từ tháng 12/1946-3/1947, Chủ tịch Hồ chí Minh đã 8 lần gửi thư, công hàm
cho chính phủ, quốc hội và nhân dân Pháp, song không kết quả. Đồng thời,


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cố găng tìm cách phá vây ngoại giao ở Tây Nam,
thiết lập liên lạc trực tiếp với một số nước để mở rộng tiếp xúc, tuyên truyền
quốc tế, phát triển ngoại giao nhân dân, tranh thủ sự ủng hộ của các lực
lượng tiến bộ. Chúng ta đã thành lập được Phái viên quán ở Băng Cốc
(8/1946- đầu 1951), tiếp xúc với đại diện nhiều nước kể cả Liên Xô, cử các đại
diện đi liên lạc với một số nước; cử Thứ trưởng Phủ Thủ tướng Phạm Ngọc
Thạch đi dự Lễ Tuyên bố Độc lập của Miến Điện (nay là Miama) (2/1948),
thăm Thái Lan, Ấn Độ và lập Cơ quan đại diện tại Miến Điện. Chúng ta cử
đoàn đi dự Hội nghị liên Á ở New Đêli(4/1947), Hội nghị các nước châu Á ủng
hộ Indônxia chống xâm lược của Hà Lan, dự hội nghị Liên hiệp công đoàn thế
giới ở Tiệp Khắc (2/1948). Chính phủ còn cử đoàn 10 thành niên giỏi ngoại
ngữ từ Việt Bắc đi Băng Côc, Rang Gun và Praha công tác. Giữa năm 1948,
chúng ta cử đặc phái viên Chính phủ và Đại diện Đảng ở hải ngoại chỉ đạo
hoạt động đối ngoại ở Đông Nam Ấ và Châu Âu. Giữa năm 49 ông từ Băng
Cốc đi Praha bắt liên lạc với một số Đảng sau về Băc Kinh. Mặt khác, chúng ta
tổ chức được 11 phòng thông tin ở 4 châu lục(1947-1949).
Một nét mới của tình hình Việt Nam là Pháp đẩy mạnh việc xây dựng chính

quyền bù nhìn Bảo Đại. Cao ủy Đông Dương đã hai lần gặp Bảo Đại
(12/1947) đại diện của Bảo Đại (6/1948) bàn về vấn đề trao trả “độc lập” .
Cuối cùng, ngày 8/3/1949, dưới sự thúc ép của Mỹ, Tổng thống Pháp Ôrion
đã ký Hiệp ước trao trả “độc lập” cho Bảo Đại. Để phá kế hoạch lập chính phủ
bù nhìn, chúng ta đã lên kế hoạch đón Bảo Đại từ Hông Kong về nước
(10/1947), song do quân Pháp tập kích mạnh nên kế hoạch không được thực
hiện được.
Mặc dù, có một số kết quả trong công tác đối ngoại, song cho đến hết 1949,
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chưa được nước nào công nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao. Yêu cầu bức bách của chúng ta là sớm tìm được
bạn đồng minh cho cách mạng Việt Nam, khai thông Việt Nam với thế giới. Đó
là vấn đề chiến lược vừa có ý nghĩa lâu dài vừa phục vụ nhiệm vụ giai đoạn
mới của cuộc kháng chiến, giành thế chủ động trên chiến trường và tổng tiến
công.
Với âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa, thực dân Pháp bội ước nổ súng
đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và đổ bộ hàng nghìn quân lên Đà Nẵng
(20/11/1946). Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Đảng và
Chính phủ, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến đầy gian khổ nhưng


rất anh hùng. Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp, chúng ta đã thực hiện chuyển nền kinh tế
tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập
phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc.
Trong giai đoạn Đông Xuân 1953-1954, Cuộc chiến tranh của nhân dân ta
chống thực dân Pháp đang bước vào giai đoạn chiến đấu ác liệt trên chiến
trường. Đảng và Nhà nước ta mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ
trương mở ra mặt trận đấu tranh ngoại giao bên cạnh mặt trận quân sự,
nhằm đấu tranh đi đến thắng lợi cuối. Ngày 26/11/1953, khi trả lời phỏng
vấn báo Thụy Điển Expressen, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lập trường

và chủ trương của Việt Nam về đàm phán như sau: “…Cở sở của việc đình
chiến ở Việt Nam là chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự
của nước Việt Nam…”6. Cuối tháng 5/1954, tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về
chủ trương đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Ta
kháng chiến, ta đàm phán cũng đều nhằm một mục đích giành độc lập, thống
nhất cho dân tộc… Giải quyết vấn đề là phải có quan điểm toàn cục. Trong Hội
nghị Giơnevơ ít nhất phải tranh thủ được thắng lợi chính trị” 7.
Ngày 26 - 4 - 1954, khi Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch tấn
công đợt 2 ở Điện Biên Phủ thì Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu được khai mạc.
Tham dự hội nghị có đại diện của: Việt Nam, Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp,
Mỹ , chính quyền Bảo Đại, Cam-pu-chia và Lào. Ban đầu Hội nghị không bàn
ngay về vấn đề Đông Dương, mà về vấn đề chiến tranh Triều Tiên trước.
17h30 ngày7-5-1954, tin thất bại của thực dân Pháp ở chiến trường Điện
Biên Phủ gửi về Hội nghị từ Đông Dương. Do đó mà sáng ngày 8-5-1954, vấn
đề Đông Dương sớm được đưa lên bàn nghị sự. Phái đoàn Việt Nam do ông
Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn cùng với 2 phái đoàn của Campuchia và
Lào chính thức tham gia. Đại diện Chính phủ Việt Nam do Phạm Văn Đồng
dẫn đầu đến dự hội nghị với tư thế của một dân tộc chiến thắng. Bản đề nghị
8 điểm nổi tiếng của Phạm Văn Đồng cũng được đưa ra làm cơ sở thảo luận
tại Hội nghị, bởi nó có ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân các nước thuộc địa và
các nước thực dân, đặc biệt là đối với nhân dân vàchính phủ Pháp.Lập
trường cơ bản của ViệtNam là hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủvà toàn
vẹn lãnh thổ. Nước Pháp phải công nhận chủ quyền độc lập của ViệtNamvà
6 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, tập 14, tr518.
7 Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Nxb CTQG, H.2007, tr455.


của Lào, Campuchia. Vấn đề thống nhất nước ViệtNamphải do nhân dân
ViệtNamtự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài... Những đề nghị
hợp tình, hợp lý của Đoàn đại biểu Việt Nam đã được dư luận tiến bộ ở chính

nước Pháp và trên thế giới đồng tình ủng hộ.



×