Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

phân tích công ty cổ phần sữa vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH .....................................................................1
A.

TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ ............................................................................................................5
I.

KINH TẾ THẾ GIỚI .........................................................................................................................5

II.

KINH TẾ VIỆT NAM........................................................................................................................5

B.

1.

Tăng trưởng kinh tế..................................................................................................................5

2.

Tình hình xuất nhập khẩu .........................................................................................................6

3.

Chỉ số giá tiêu dùng ..................................................................................................................7

4.

Tỷ lệ thất nghiệp .......................................................................................................................8



5.

Tỷ giá ........................................................................................................................................8

MÔ HÌNH MICHAEL PORTER.......................................................................................................... 10
I.

RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH ..................................................................................................... 10
1.

Lợi thế kinh tế từ quy mô lớn ở mức cao.............................................................................. 10

2.

Dị biệt hóa sản phẩm ở mức cao .......................................................................................... 10

3.

Khả năng tiếp cận các kênh phân phối mạnh........................................................................ 10

4.

Yêu cầu về vốn rất lớn ........................................................................................................... 10

5.

Chi phí chuyển đổi khá lớn .................................................................................................... 11

6.


Chính sách của Chính Phủ ..................................................................................................... 11

7.

Công nghệ ở mức cao:........................................................................................................... 11

II.

CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH SỮA ........................................ 12
1.

Số lượng và quy mô các doanh nghiệp trong ngành............................................................. 12

2.

Tốc độ và khả năng tăng trưởng của một ngành .................................................................. 12

3.

Định phí và chi phí lưu kho .................................................................................................... 13

4.

Tính đặc trưng hóa sản phẩm và chi phí chuyển đổi ............................................................ 13

5.

Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư lớn ........................................................................ 14


6.

Hàng rào rút khỏi ngành........................................................................................................ 14

7.

Mức độ quyết tâm đạt thành công của các doanh nghiệp trong ngành .............................. 15

III.

ÁP LỰC TỪ NHÀ CUNG CẤP ................................................................................................... 15

IV.

KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG .................................................................................. 16

V.

1.

Đối tượng khách hàng ........................................................................................................... 16

2.

Đặc điểm của khách hàng...................................................................................................... 16

3.

Áp lực tạo ra .......................................................................................................................... 17


4.

Doanh thu và lợi nhuận ngành sữa mang lại ........................................................................ 17
TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ ...................................................................................... 18


MỤC LỤC

C.

1.

Giá cả ..................................................................................................................................... 18

2.

Chất lượng. ............................................................................................................................ 19

3.

Thị hiếu. ................................................................................................................................. 19

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM ............................................................................................... 22
I.

GIỚI THIỆU CÔNG TY ................................................................................................................. 22

II.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................................ 22


III.

TẦM NHÌN.............................................................................................................................. 24

D.

PHÂN TÍCH SẢN PHẨM .................................................................................................................. 25
I.

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA SẢN PHẨM ................................................................................................ 25

II.

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ................................................................................... 25

III.

THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG TRONG TƯƠNG LAI ..................................................................... 26

E.

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY..................................................................... 27
I.

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN .............................................................................. 27
1.

Sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến ............... 27


2.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm ...................................................................................... 27

3.

Phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi .................................................................................... 27

4.

Chứng nhận về chất lượng & hệ thống quản lý .................................................................... 28

II.

HOẠT ĐỘNG MARKETING ......................................................................................................... 29
1.

Hệ thống kênh phân phối: ..................................................................................................... 29

2.

Tình hình hoạt động của các công ty con, liên kết và chi nhánh ở nước ngoài .................... 30

III.

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA BỘ MÁY QUẢN TRỊ ................................ 32

IV.

MỨC ĐỘ TRUNG THÀNH CỦA BỘ MÁY QUẢN TRỊ CAO CẤP ĐỐI VỚI CÔNG TY ................... 32


V.

ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC THÍCH NGHI ĐỐI VỚI NHỮNG THAY ĐỔI THỰC TẾ CỦA CÔNG TY ..... 33

VI.

PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO CỦA CÔNG TY ........................................................................... 33

VII.

PHÂN TÍCH NHỮNG TRIỂN VỌNG CỦA CÔNG TY .................................................................. 35

F.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY.................................................................................................... 36
I.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ...................................................................... 36

II.

PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY...................................................................... 37
1.

Phân tích cơ cấu tài sản của công ty ..................................................................................... 37

III.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn .................................................................................................. 41


IV.

PHÂN TÍCH LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ......................................................................................... 47

V.

1.

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh. ...................................................................... 47

2.

Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư............................................................................... 49

3.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính ................................................................................ 50
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH ............................................................................................ 52


MỤC LỤC
G.

ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ........................................................................................................................ 58

H.

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT ..................................................................................................................... 64
I.


PHÂN TÍCH CHUNG .................................................................................................................... 64

II.

ĐƯỜNG XU HƯỚNG .................................................................................................................. 65

III.

PATTERNS .............................................................................................................................. 66

1.

Double Top ............................................................................................................................ 66

2.

Retangles ............................................................................................................................... 67

3.

Falling Wedge ........................................................................................................................ 67

IV.

CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KĨ THUẬT ..................................................................................... 68

1.

MA – ĐƯỜNG SMA................................................................................................................ 68


2.

MACD .................................................................................................................................... 69

3.

RSI .......................................................................................................................................... 70

V.

PHÂN TÍCH VOLUME VÀ DÒNG TIỀN......................................................................................... 70

VI.

NHẬN ĐỊNH CUỐI CÙNG ....................................................................................................... 72

TỔNG KẾT .............................................................................................................................................. 74
NHÓM TÁC GIẢ...................................................................................................................................... 76


KINH TẾ VĨ MÔ
A. TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ
I.

KINH TẾ THẾ GIỚI

Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ trì hoãn nâng lãi suất do quan ngại
rằng, động thái trên sẽ làm USD tăng giá và ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của
Mỹ. Trung Quốc thì đang tái cơ cấu nền kinh tế nhằm giảm phụ thuộc vào xuất

khẩu. Châu Âu cũng đang phải vật lộn khắc phục những hậu quả của sự kiện Brexit
nhằm tránh nguy cơ tan rã của khối này.
Kết quả của tình trạng trên là tăng trưởng của kinh tế thế giới sẽ vẫn mắc kẹt
trong mức từ 2-3%, kéo dài từ năm 2010 đến nay. Con số này thấp hơn mức tăng
trưởng trung bình 3,6% trong 5 năm trước khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008-09 xảy ra.
Trong cuộc đua vào chiếc ghế nhà trắng, cả Hillary Clinton và Donald Trump
đều cam kết thực hiện đường lối cứng rắn hơn để bảo vệ quyền lợi thương mại của Mỹ
nếu đắc cử tổng thống vào tháng 11 tới. Bà Clinton tuyên bố sẽ bổ nhiệm một công tố
viên thương mại để rà soát các hiệp định bất lợi với kinh tế Mỹ. Trong khi đó, ông
Trump đã đe dọa áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa của Trung Quốc và Mexico.

II.
1.

KINH TẾ VIỆT NAM
Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước
(GDP) 9 tháng năm 2016 ước tính
tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước,
tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng
GDP quý sau cao hơn quý trước
(Quý I tăng 5,48%, quý II tăng 5,78%
và ước tính quý III tăng 6,40%)
nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 6,53%

của cùng kỳ năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu do ngành công nghiệp khai khoáng tiếp
tục giảm sút và nông nghiệp tăng trưởng thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Trong



KINH TẾ VĨ MÔ
mức tăng 5,93% của toàn nền kinh tế 9 tháng năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 0,65%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 6 năm gần đây, khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 7,50%, khu vực dịch vụ tăng 6,66%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,19% so với
cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 9,86% của 9 tháng năm 2015, trong đó
công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng 11,22%.
2.

Tình hình xuất nhập khẩu

Tính chung 9 tháng năm
2016, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu ước tính đạt 128,2 tỷ USD,
tăng 6,7% so với cùng kỳ năm
trước, về thị trường xuất khẩu 9
tháng năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là
thị trường dẫn đầu với 28,3 tỷ
USD.
Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 9 tháng năm nay ít biến động so với cùng kỳ năm
trước, theo đó nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 51,2 tỷ USD,
tăng 6,6% so với cùng kì.
Tính chung 9 tháng năm 2016, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 125,4 tỷ USD,
tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước, về thị trường hàng hóa nhập khẩu 9 tháng, Trung
Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 36 tỷ USD
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng: nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu đạt
63,4 tỷ USD, tăng 1,2% và chiếm 50,6% ; nhóm hàng tiêu dùng đạt 10,9 tỷ USD, tăng
2,8% và chiếm 8,7% kim ngạch nhập khẩu.
Như vậy, cán cấn thương mại tính chung 9 tháng năm 2016 xuất siêu 2,76 tỷ
USD..



KINH TẾ VĨ MÔ

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

3.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt
Nam

Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tháng 9/2016 tăng 0.54% so với
tháng trước, tăng 3.34% so với cùng
kỳ năm trước; tăng 3.14% so với

Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Việt
Nam

tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9
tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ
năm trước tăng 2.07%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và
dịch vụ chính, có 10 nhóm tăng với mức tăng như sau: Giáo dục tăng 7.19%; Giao
thông tăng 0.55%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.18%; May mặc, mũ nón, giầy dép
tăng 0.14%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.11%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống
tăng 0.09%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0.09 %; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng
0.05%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0.04%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.02%. Riêng

nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0.07%.
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước,
lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động
giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực phẩm, giá xăng
dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục.


KINH TẾ VĨ MÔ
4.

Tỷ lệ thất nghiệp

Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý
1/2016 là 2.25%; quý 2 là 2.29%; ước tính quý 3 là 2.34%. Tính chung 9 tháng năm
nay, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2.29%, trong đó khu vực thành thị
là 3.23%; khu vực nông thôn là 1.82%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 9 tháng đầu năm là 7.04%, trong đó
khu vực thành thị là 11.65%; khu vực nông thôn là 5.27%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý 1 là 1.76%; quý 2 là 1.55%; quý 3
ước tính là 1.68%. Tính chung 9 tháng năm 2016, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi là 1.66%, trong đó khu vực thành thị là 0.70%; khu vực nông thôn là
2.11%.
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản quý 2
là 56.1%; quý 3 ước tính là 55.8%. Tính chung 9 tháng năm 2016 cả nước có 55.9%
lao động có việc làm phi chính thức, trong đó khu vực thành thị là 47.1%; khu vực
nông thôn là 63.9%./.
→ Tỷ lệ thất nghiệp liên tục tăng trong 9 tháng đầu năm (quý 3 tăng 0.09% so với quý
1), số người lao động mất việc tăng lên đồng nghĩa với thu nhập giảm dẫn đến nhu
cầu mua sắm giảm.
5.


Tỷ giá

Tỷ giá ổn định trong 9 tháng qua và sẽ tiếp tục ổn định trong quý 4.
Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt
(BVSC), trong 9 tháng đầu năm, tỷ
giá trung tâm khá ổn định. Tính đến
ngày 24/9/2016 tỷ giá trung tâm
VND/USD là 21.942 đồng giảm 2
đồng so với phiên liền trước và chỉ
tăng nhẹ 0,3% so với thời điểm cuối
năm 2015.
Lý giải nguyên nhân, tổ chức này cho
biết, một phần do USD có xu hướng
giảm giá trên thị trường quốc tế. Theo
số liệu của Bloomberg, chỉ số đo
lường giá trị của USD so với một số đồng tiền chủ chốt thậm chí giảm gần 4% so với
cuối năm 2015.
Tương tự như tỷ giá trung tâm, tỷ giá trung bình mua vào-bán ra trên thị trường cũng
khá ổn định; giảm nhẹ 0,8% so với thời điểm cuối năm 2015.


KINH TẾ VĨ MÔ
Một nguyên nhân quan trọng hỗ trợ tỷ giá ổn định trong thời gian qua là thặng dư
trong cán cân thanh toán tổng thể. Theo BVSC đây cũng là cơ sở quan trọng để tỷ giá
tiếp tục ổn định trong quý 4/2016.


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
B. MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

I.

RÀO CẢN GIA NHẬP NGÀNH

Rào cản gia nhập ngành là những yếu tố ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp
mới gia nhập ngành.
Rào cản gia nhập vào ngành sữa gồm có:
1.

Lợi thế kinh tế từ quy mô lớn ở mức cao

Ngành sữa là ngành có rào cản về lợi thế kinh doanh từ quy mô lớn bởi vì khi
doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành thì cần phải có: nhà máy, dây chuyền sản xuất,
mạng lưới phân phối,... Do đó không phải bất kỳ doanh nghiệp nào muốn gia nhập vào
ngnh sữa cũng được.
2.

Dị biệt hóa sản phẩm ở mức cao

Hiện nay, ở Việt Nam đã có nhiều thương hiệu nổi tiếng, đã tạo được lòng tin nơi
khách hàng như Vinamikl, Dutch Lady, Elovi Việt Nam, sữa Ba Vì, Hà Nội mikl,...các
nhãn hiệu trên đều có những thế mạnh riêng sản hẩm độc đáo phân biệt với các sản
phẩm khác đã được xây dựng bằng những chiến lược định vị thương hiệu riêng của
từng doanh nghiệp. Việc xâu dựng một thương là không hề dễ dàng do cần nhiều thời
gian và công sức, bởi vậy đây là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp muốn gia
nhập ngành sữa.
3.

Khả năng tiếp cận các kênh phân phối mạnh


Hệ thống kênh phân phối có thể gọi là mạch máu, thông qua đó để hàng hóa đi từ
nhà sản xuất dịch vụ tới người tiêu dùng cuối cùng thấp nhất, thông qua cơ chế cạnh
tranh. Hiểu rõ thế mạnh của một hệ thống phân phối rộng khắp, các doanh nghiệp hiện
đang hoạt động trong ngành sữa đều có một hệ thống phân phối mạnh do đó nó tạo ra
rào cản cho các doanh nghiệp muốn gia nhập vào ngành.
4.

Yêu cầu về vốn rất lớn

Doanh nghiệp khi tham gia ngành sữa đều phải đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm
máy móc, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất...nó đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn. Một


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu
tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng chi phí nhân công , chi phí nguyên
liệu,...
5.

Chi phí chuyển đổi khá lớn

Ngành sữa là một ngành có chi phí chuyển đổi khá lớn do dây chuyền sản xuất,
đội ngủ nhân viên có tính chuyên môn hóa cao do đó khi chuyển đổi qua ngành mới
thì phải thay đổi dây chuyền sản xuất, đào tạo lại nhân viên,...
6.

Chính sách của Chính Phủ

Nhà nước đã có chính sách thúc đẩy ngành sữa phát triển như khuyến khích mở
trang trại bò sữa, hổ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần các nguyên liệu

đầu vào nhập từ nước ngoài. Một số chính sách khác khuyến khích xuất khẩu cũng
giúp cho ngành có cơ hội tăng trưởng và đã từng có chính sách bảo hộ trong một thời
gian cho đến năm 2005 không cấp phép vào lĩnh vực chế biến sữa hộp, chính sách này
tạo ra rào cản gia nhập ngành.
Luật chất lượng sản phẩm được Chính Phủ ban hành và có hiệu lực thực thi từ
ngày 01/07/2008, theo luật thì chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một vấn đề hết sức
cấp bách và thiết thực, vì vậy nó cũng là một trong các rào cản mà các doanh nghiệp
muốn gia nhập vào ngành sữa.
7.

Công nghệ ở mức cao:

Đây là rào cản nhập cuộc cao đối với các đối thủ nhập cuộc. Sản phẩm sữa là sản
phẩm dinh dưỡng các thành phần của nó rất phức tạp đòi hỏi công nghệ hiện đại, khả
năng xử lý chất độc hại mức tối ưu nhất, các sản phẩm mới khi đưa ra phải có tính ưu
việt mới đủ thuyết phục khách hàng.


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
II.

CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH GIỮA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
SỮA
1.

Số lượng và quy mô các doanh nghiệp trong ngành

Theo số liệu thống kê ngành : Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, Có tổng số
6.085 doanh nghiệp khu vực Cả nước. Nhưng mức độ cạnh tranh trong ngành sữa này
thật sự là không cao, vì tại Việt Nam hiện nay có Vinamilk là một doanh nghiệp sữa

hàng đầu và được đánh giá là “con cá mập” trong ngành sữa nội địa, phần lớn các
doanh nghiệp khác chỉ thực hiện công việc kinh doanh sữa, Vinamilk đi từ sản xuất
đến tiêu dùng.
Nhưng chúng ta vẫn còn các công ty khác cũng cạnh tranh với Vinamilk đó là:
TH True Milk, Nutifood, Dutchlady, Nestl. Đây là những doanh nghiệp cũng đi từ sản
xuất đến tiêu dùng
Vinamilk so sánh với các công ty TH Truemilk, Nutifood trong ngành sữa nội địa
được cho là công ty đứng đầu ngành.
2.

Tốc độ và khả năng tăng trưởng của một ngành

Tốc độ và khả năng tang trưởng của ngành sữa hiện nay theo số liệu của
Euromonitor International là 20% được cho là cao so với sự tang trưởng GDP (5-6%).
Theo đánh giá của Euromonitor International, Công ty nghiên cứu thị trường toàn
cầu, năm 2014 doanh thu ngành sữa Việt Nam đạt 75.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% và
và năm 2015 ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23%.
Vinamilk là doanh nghiệp Việt Nam có quy mô sản xuất lớn, hiện nắm giữa gần
30% thị phần sữa bột.
Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được
dự báo tăng trưởng 9%/năm, đạt mức 27 - 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, trong
khi ở thời điểm 2014 là 19 - 20 lít sữa/người/năm.


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
3.

Định phí và chi phí lưu kho

Phần chi phí lưu kho chiếm tỷ trọng thấp, vì hầu như các công ty lớn trong

nghành sữa đã chiếm dụng phần này từ người nông dân. Nhà chế biến là khâu trung
tâm trong chuỗi giá trị. Họ chiếm từ 28% đến 40,7% trong tổng giá trị gia tăng của
chuỗi. Người nông dân mặc dù chiếm giá trị gia tăng cao thứ hai, nhưng chi phí sản
xuất nông dân bỏ ra rất cao (40-50%), và người thu gom sữa chiếm khiêm tốn trong
toàn bộ chuỗi giá trị (3-6%). Chi phí lưu kho thấp.
Định phí trong ngành cao, Công nghệ kỹ thuật của các công ty trong ngành sữa
hầu hết rất tiên tiến, hiện đại. TH True Milk có hệ thống trang trại quy mô lớn nhất
Đông Nam Á với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ USD (2010), Mead Johnson dành hàng chục
triệu USD để phát triển khoa học, thiết lập một mạng lưới các trung tâm công nghệ
MJPNI toàn cầu với số vốn đầu tư hơn 40 triệu đô la Mỹ, chưa bao gồm chi phí cơ bản
cho nghiên cứu và phát triển. Nhà Máy NutiFood Việt Nam tại Cụm Công Nghiệp
Kiện Khê, Hà Nam với công suất chế biến 200 triệu lít sữa tươi và 31.000 tấn sữa bột,
là Nhà Máy có quy mô lớn nhất Miền Bắc(2015) với dự kiến chi phí 1600 tỷ đồng
VNĐ, Nhà máy NutiFood Cao Nguyên tại Khu CN Trà Đa TP. Pleiku có công suất
chế biến 500 triệu lit sữa/năm (2014) tổng vốn đầu tư 5000 tỷ đồng VNĐ….
Vài tin tức được nêu trên cho thấy các đối thủ cạnh tranh trong ngành sữa với
Vinamilk đều phải bỏ vốn đầu tư rất lớn vào xây dựng kỹ thuật công nghệ. với chi phí
bỏ ra đầu tư này cho thấy áp lực cạnh tranh về ngành sữa không cao, vì vốn rất lớn,
trên thị trường ít có nhiều đối thủ có thể nhảy vào được.
4.

Tính đặc trưng hóa sản phẩm và chi phí chuyển đổi

Tính đặc trưng hóa sản phẩm: đa số các sản phẩm sữa tại Việt Nam được sản
xuất cho trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi, trong khi thị trường lớn cho sữa tiêu
dùng hàng ngày hay sữa cho người trưởng thành bị quên lãng. Nghiên cứu của Nguyễn
Việt Khôi (2013) cho thấy, 10% dân số tại 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và
TP.HCM tiêu dùng đến 78% các sản phẩm về sữa. Đây là sự mất cân bằng trong nhu
cầu các sản phẩm về sữa.



MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
Chi phí chuyển đổi: được đánh giá cao, để có thể chuyển đổi từ bất kỳ ngành nào
khác, thanh ngành sữa thật sự không dễ, vì phải bỏ lượng chi phí rất lớn, ta có thể xem
xét phần định phí ở trên, và hơn nữa, còn rất nhiều yếu tố khác như, kỹ thuật, kiến thức,
thương hiệu… để có thể chuyển đổi va bước vào ngành sữa.
5.

Công suất tăng nhanh thông qua đầu tư lớn

Nhà máy sữa Việt Nam (Vinamilk) xây dựng trên diện tích 20 ha với tổng vốn
đầu tư 2.400 tỷ đồng, đặt tại tỉnh Bình Dương và tập trung vào các sản phẩm sữa nước.
Với công suất thiết kế giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/năm, giai đoạn 2 (dự kiến triển
khai vào 2017) là 800 triệu lít.
Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel Việt Nam, thì các sản phẩm sữa nước
giữ vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm đồ uống với mức tăng trưởng 12 % ở thành
thị và 20% ở nông thôn, sữa chua men sống tăng 15 %...là những mặt hàng sản xuất
chủ yếu trong nước. Riêng mặt hàng sữa bột, theo thống kê của Bộ Công Thương thì 5
tháng đầu năm 2014 sản lượng sản xuất tăng 5,52 % so với cùng kỳ năm 2013 cho
thấy mặt hàng này đã dần chiếm thị trường trong nước với sản lượng ngày càng tăng .
6.

Hàng rào rút khỏi ngành

Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư:Doanh nghiệp khi tham gia ngành sữa đều
phải đầu tư cơ sở hạ tầng bao gồm máy móc,nhà xưởng,dây chuyền sản xuất…nó đòi
hỏi phải có nguồn vốn lớn nên việc rut lui khỏi ngành là khó khăn.
Ràng buộc với người lao động :Đội ngũ lao đông khi tham gia vào sản xuất của
doanh nghiệp,họ đều ký kêt với doanh nghiệp hợp đồng lao động.Nếu doanh nghiệp
phá hợp đồng sẽ phải chịu gánh nặng bồi thường lớn.

Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder) :Doanh nghiệp
muốn hoạt động được ,họ phải đăng kí giấy phép kinh doanh,rùi bản quyền sản
phẩm,Họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi của mình,cũng như
phải tuân theo những quy định mà tổ chức mình tham gia.DN muồn rút lui cũng không
phải là dễ dàng.


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
7.

Mức độ quyết tâm đạt thành công của các doanh nghiệp trong
ngành

Mức độ quyết tâmđạt thanh công của các doanh nghiệp cùng ngànhđượcđánh giá
là rất cao, đối với những doanh nghiệp như: TH True Milk, Nutifood… ngoài ra cònáp
lực khá lớn từ cácđối thủ cạnh tranh sữa nhập khẩu nước ngoài: Mead Johnson,
Abbotts và Friesland Campina…
Hơn nữa, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành sữa tại Việt Nam
diễn ra sôi động ngay từ đầu những năm 2000 và phát triển hơn trong những năm gầy
đây, với chủ trương chiến lược rõ ràng của các doanh nghiệp thâu tóm và bị thâu tóm.
Điều này chứng tỏ mức độ cạnh tranh đến từ các đối thủ là rất cao.

III. ÁP LỰC TỪ NHÀ CUNG CẤP
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng đó chính là khả năng năng ép giá nhà
cung cấp. Nhìn chung thì áp lực từ nhà cung cấp dối với công ty Vinamilk là thấp. Do
những nhận định sau đây:
Nguồn nguyên liệu sữa của Vinamilk đến từ 3 nguồn chính, đó là: Sản lượng sữa thu
từ các trang trại của công ty, thu mua từ các hộ nông dân và từ việc nhập khẩu của
nước ngoài. Đối với mỗi nguồn cung ứng nguyên liệu để sản xuất thì công ty có những
thuận lợi và khó khăn riêng, cụ thể:

 Nguồn nguyên liệu từ các trang trại Vinamilk: Với hệ thống trang trại được
chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực Hành Nông Nghiệp Tốt Toàn cầu (Global
G.A.P.) giúp công ty thu được nguồn nguyên liệu với sản lượng lớn, chất lượng
cao. Với mục tiêu mở rộng và quyết tâm đầu tư thêm nữa cho các trang trại
trong thời gian sắp tới sẽ giúp Vinamilk dần làm chủ được nguồn nguyên liệu
và giảm phụ thuộc và các đơn vị cung cấp khác.
 Nguồn nguyên liệu thu mua từ các hộ nông dân: Để ngành khai thác bò sữa
tại Việt Nam được phát triển, Vinamilk đồng hành với người nông dân chăn
nuôi bò sữa Việt Nam từ các chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng con
giống, tăng năng suất và tăng quy mô đàn để phát triển bền vững đến khâu bao
tiêu sản phẩm nếu nguồn nguyên liệu đạt đủ tiêu chuẩn. Việc hỗ trợ vốn và kỹ
thuật cho các hộ nông dân đã giúp Vinamilk thu mua được nguyên liệu chất
lượng với giá cả rất phải chăng.
 Nguồn nguyên liệu từ việc nhập khẩu: Nhu cầu của thị trường còn rất lớn,
nguồn cung không đủ đáp ứng cho thị trường, đó là tình trạng chung của các
doanh nghiệp sữa tại Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp sữa phải nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngoài, trong đó có Vinamilk, mỗi năm nhập khẩu đến 40%
tỷ trọng nguyên liệu sản xuất, phần lớn nhập khẩu từ New Zealand và Mỹ. Nhà
cung cấp sẽ bán cho khách hàng nào trả giá cao hơn, chính vì vậy nên có sự


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
cạnh tranh về giá đối với những doanh nghiệp nhập khẩu sữa như Vinamilk.
Nhưng hiện nay, chính sách phát triển theo quy trình khép kín của Vinamilk
phần nào giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài, có vị thế cao hơn
trong việc thương lượng giá với nhà cung cấp, và dự kiến sẽ tiếp tục cải thiện
để chủ động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất.

IV. KHẢ NĂNG ÉP GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG
1.


Đối tượng khách hàng

Khách hàng mua sản phẩm của ngành sữa chủ yếu là người nội trợ cho gia
đình.Nhu cầu về sữa ở Việt Nam còn rất lớn. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, mức tiêu thụ các sản phẩm từ sữa của người Việt
Nam là 14,81 lít/ người/ năm, còn thấp so với Thái Lan (23 lít/ người/ năm) và Trung
Quốc (25 lít/ người/ năm). Trẻ em tại thành phố lớn tiêu thụ 78% các sản phẩm sữa,
hứa hẹn thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam. Thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết
hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao (20-25% một
năm.
2.


Đặc điểm của khách hàng

Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề chi tiêu, họ có thói quen lập

danh sách trước khi mua sắm cũng như theo dõi quảng cáo truyền hình và các kênh
thông tin khác nhau. Chất lượng sản phẩm sữa tác động đến sự chung thủy của họ đối
với một thương hiệu.


Phụ nữ trong độ tuổi 30 có hành vi mua sắm bốc đồng nhất thường xuyên sử

dụng các phương tiện truyền thông hơn, trong khi đó các phụ nữ ở độ tuổi trung bình
47 có thói quen hay lập danh sách mau sắm hơn, có ý thức về giá trị hàng hóa tốt và ưa
chuộng quảng cáo thương mại. Phụ nữ trong độ tuổi 67 thì họ luôn đánh giá cao tầm
quan trọng của truyền miệng.



Những yếu tố của sản phẩm ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm sữa của

họ là thành phần đầy đủ dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giá cả hợp lý, được sự
chứng nhận của các chuyên gia y tế


Khách hàng sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn cho thương hiệu sữa danh tiếng

trên thị trường, loại sữa ngoại nhập


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
3.

Áp lực tạo ra

Bằng việc nhấn mạnh sự hiệu quả của một số chất chẳng hạn như DHA đối với
sự phát triển của trẻ, các nhà bán sữa có thể bán với giá cao hơn rất nhiều so với sản
phẩm sữa thông thường. Sữa bột chính là sản phẩm có mức sinh lợi cao nhất trong các
mặt hàng sữa. Cho ta thấy được tính dị biệt hóa khá cao của ngành sữa, áp lực của
khách hàng tạo ra cho ngành là thấp. Các công ty sữa có khả năng đưa ra các mức giá
bán cao mà người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận
4.

Doanh thu và lợi nhuận ngành sữa mang lại

Lợi nhuận của công ty chế biến sữa. Nhà máy mua vào sữa tươi với giá cao nhất
khoảng 7,500đ/kg sau khi tiệt trùng giá bán 20,000đ/kg. Do đó tỷ suất lợi nhuận của
khâu chế biến cao hơn nhiều so với người chăn nuôi.

Sữa bột: Giá trị mặt hàng này chiếm 45% thị trường sữa Việt Nam, với tốc độ
tăng trưởng bình quân 10,1% giai đoạn 2010-2013. Tuy nhiên doanh nghiệp nước
ngoài như Abbott, Friesland Campina Vietnam và Mead Johnson chiếm phần lớn thị
phần sữa bột do người tiêu dùng Việt Nam vẫn sẵn sàng trả giá cao cho thương hiệu
ngoại. Doanh nghiệp nội như Vinamilk chiếm khoảng 25% thị phần.
Sữa nước: Mặt hàng sữa nước chiếm 29% giá trị toàn ngành với sự cạnh tranh
chủ yếu của 2 doanh nghiệp lớn là Vinamilk và Friesland Campina Vietnam (FCV).
Theo VPBS, hiện Vinamilk chiếm 49% thị phần sữa nước, tiếp theo là FCV chiếm
26%. Ngoài 2 doanh nghiệp kỳ cựu trên, cuộc đua ngành hàng sữa nước còn có sự góp
mặt của nhiều doanh nghiệp khác như TH Milk, Nutifood, IDP, Hanoi Milk,…
Sữa chua: Đây là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới khi tốc
độ tăng đạt 34,3%, đạt 7,7 nghìn tỷ đồng năm 2013. Đồng thời về cơ cấu, sữa chua
chiếm 20% so với sữa uống là 80%, thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế giới.
Vinamilk là doanh nghiệp dẫn đầu về mặt hàng sữa chua, chiếm 73% thị phần, ngoài
ra có sự tham gia cạnh tranh của Sữa Ba Vì, TH Milk và các thương hiệu sữa chua
nước ngoài khác.
Sữa đặc: Với sự gia tăng của sữa nước và sữa bột, sữa đặc dần tới ngưỡng bão
hòa với tốc độ tăng trưởng thấp chỉ đạt 2,5% năm 2010 và 3% năm 2013. Vinamilk


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
(chiếm 80%) và FCV tiếp tục là hai doanh nghiệp chi phối ngành hàng này với những
nhãn hiệu nổi tiếng như Sữa Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Cô gái Hà Lan và
Completa.
Sữa đậu nành: Việt Nam là nước tiêu thụ sữa đậu nành nhiều nhất thế giới với
mức 500 triệu lít năm 2012. Trong năm 2013, tiêu thụ tiếp tục tăng 17%, cao hơn cả
sữa nước và sữa bột. Tuy nhiên có ít công ty gia nhập vào thị trường này, trong đó
Đường Quảng Ngãi chiếm 81,5% thị phần với hai thương hiệu Fami, Vinasoy, phần
còn lại thuộc về Vinamilk (thương hiệu Goldsoy) và Tân Hiệp Phát (thương hiệu Soya
Number One).

Ngành sữa đạt doanh thu 62.2 nghìn tỷ đồng (2.9 tỷ USD) vào năm 2013 tăng
16.5% so với năm 2012, là một trong số các ngành hàng phát triển nhanh nhất trong
lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR)
của ngành sữa là 14% trong giai đoạn 2010- 2013. Doanh thu ngành sữa Việt Nam chủ
yếu đến từ 2 phân khúc, sữa bột và sữa uống. Hai phân khúc này chiếm 74% trong thị
trƣờng sữa với 45.9 nghìn tỷ đồng (2.2 tỷ USD)

V.

TÁC ĐỘNG CỦA SẢN PHẨM THAY THẾ

Sản phẩm sữa dần dần đã trở thành sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày.
Nó không chỉ là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn chính với trẻ em,
thanh thiếu niên mà còn như là một sản phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe đối với
những người trung tuổi. Nhưng không có sản phẩm nào tuyệt đối, ngành sữa đang dần
dần phải đối mặt với những sản phẩm thay thế có tính cạnh tranh lớn hiện rõ nhất ở
những điểm:
1.

Giá cả

Giá của sản phẩm sữa và chế biến từ sữa hiện tại được coi là khá “cao”, đặc biệt là
những sản phẩm sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi có những hộp sữa giá đến vài trăm nghìn
thậm chí vài triệu. Mức giá đó là quá sức đối với những gia đình có thu nhập trung
bình và những gia đình có thu nhập thấp.
Trong khi đó giá của các sản phẩm thay thế lại tương đối thấp như sản phẩm bột
ngũ cốc Nestle Nesvita 25g giá 70 000 đồng, nước hoa quả Malee 330ml giá 17 700


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

đồng ,1000ml giá 47 800 đồng,... hay các sản phẩm tự hiên như hoa quả, các loại hạt,
đậu,... rất dễ tìm kiếm, chế biến mà giá cả lại thấp, thuận tiện cho người tiêu dùng. Vì
thế một số gia đình đã đổi sang dùng song song nhiều loại sản phẩm vừa sữa, các sản
phẩm chế biến từ sữa và những sản phẩm thay thế để tiết kiệm chi phí mà vẫn đủ dinh
dưỡng khiến thị phần của sản phẩm thay thế ngày càng tăng. Như vậy áp lực của sản
phẩm thay thế ở ngành sữa là rất mạnh.
2.

Chất lượng.

Trên thị trường hiện nay đang xuất hiện nhiều loại sản phẩm có đặc tính gần giống
với sữa như bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe, thực phẩm chức năng ...hay
những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao như trà xanh, các loại nước ngọt, nước hoa
quả … nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay
thế được sữa.
Song nó cũng cung cấp những chất dinh dưỡng tương đương như sữa, hương vị thì
lại rất đa dạng và thậm chí nó còn kèm theo một số tác dụng như chữa bệnh, hoặc
giuos hập thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn,.... Điều đó sẽ làm cho người tiêu dùng đễ
dàng thay đổi suy nghĩ và khẩu vị, đó cũng là một trong những lý do khiến người tiêu
dùng phải đắn đo suy nghĩ khi chọn mua những sản phẩm sữa.
3.

Thị hiếu.

Có thể thấy do đặc điểm văn hóa và nhu cầu về sức khỏe của người Việt Nam,
không sản phẩm nào có thể thay thế triệt để được sản phẩm sữa. Song các sản phẩm
thay thế thì rất bất ngờ và không thể dự đoán trước được nên ngành sữa vẫn phải đối
mặt với các áp lực sản phẩm thay thế nên luôn có gắng cải tiến những sản phẩm của
mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đặc biệt đối với những đối tượng là thanh thiếu niên, thị hiếu chưa được phân biệt

một cách rõ ràng nên sẽ có xu hướng luôn muốn tìm cái mới mẻ. Và điều đó gây khó
khăn cho ngành sữa khi đây gần các sản phẩm thay thế trở nên lớn mạnh.


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER

MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
YẾU TỐ

MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐIỂM
NGÀNH

Rào cản gia nhập ngành

Rất cao

5

Khả năng ép giá của nhà cung cấp

Thấp

1

Khả năng ép giá của khách hàng

Thấp

1


Mức độ tác động của sản phẩm thay Cao

4

thế
Mức độ cạnh tranh trên thị trường

Mô hình kim cương theo Michael Porter

Cao

4


MÔ HÌNH MICHAEL PORTER
Cạnh tranh nội
bộ
5
4
3

áp lực từ sản
phẩm thay thế

2
1

Rào cản gia
nhập ngành


0

áp lực từ khách
hàng

áp lực từ nhà
cung cấp


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
C. CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
I.

GIỚI THIỆU CÔNG TY

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Tên giao dịch đối ngoại: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company
Mã cổ phiếu: VNM
Vốn điều lệ: 12006621930000 VND
Vốn chủ sỡ hữu: 20692566222418 VND
Giấy CNKD số:
Địa chỉ trụ sở chính: Số 10, đường Tân Trào, P.Tân Phú, Quận 7, Tp.HCM
Điện thoại: 84-(8) 54 155 555 - Fax: 84-(8) 54 161 230
Website: www.vinamilk.com.vn

II.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam được thành lập dựa trên quyết định số 155/2003

QĐ-BCN ngày 01/10/2003 của Bộ Công nghiệp về việc chuyển Doanh nghiệp Nhà
nước Công ty Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp thành công ty cổ phần Sữa
Việt Nam. Tiền thân là Công ty Sữa, Café miền Nam,trực thuộc Tổng Cục Công
nghiệp Thực phẩm, với 2 đơn vị trực thuộc là Nhàmáy Sữa Thống Nhất và Nhà máy
SữaTrường Thọ.
Tháng 04/2004: Công ty sáp nhập nhà máy sữa Sài Gòn (SAIGONMILK), nâng
tổng vốn điều lệ của Công ty lên 1.590 tỷ đồng.
Tháng 06/2005: Công ty mua lại phần vốn góp của đối tác trong Công ty Sữa
Bình Định và sáp nhập vào Vinamilk.


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên trung tâm giao dịch chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19/01/2006 với khối lượng niêm yết là 159 triệu cổ
phiếu.
Năm 2007 Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Sữa Lam Sơn vào
tháng 9/2007, có trụ sở tại Khu Công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa và đổi tên
thành Công ty Cổ phần Sữa Lam Sơn
Năm 2008 Khánh thành và đưa Nhà máy Sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào
hoạt động.
Năm 2009: Tháng 9, khánh thành trang trại bò sữa Nghệ An. Đây là trang trại bò
sữa hiện đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa
Năm 2010: Công ty thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên
doanh xây dựng một Nhà máy chế biến sữa tại New Zealand với vốn góp 10 triệu USD,
bằng 19,3% vốn điều lệ. Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt
Nam và đổi tên thành Nhà máy Sữa bột Việt Nam. Đây là dự án xây mới 100% Nhà
máy Sữa bột thứ hai của Công ty. Mua thâu tóm 100% cổ phần còn lại tại Công ty Cổ
phần Sữa Lam Sơn để trở thành Công ty TNHH MTV Sữa Lam Sơn. Khánh thành và
đưa Nhà máy Nước giải khát tại Bình Dương đi vào hoạt động. Công ty Cổ phần Sữa
Việt Nam - Vinamilk đã được Forbes Asia vinh danh và trao giải thưởng Top 200

Doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á năm 2012. Đây là lần đầu tiên và duy
nhất một công ty Việt Nam được Forbes Asia ghi nhận trong danh sách này.
Năm 2012: Tháng 6/2012, Nhà máy Sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động và chính
thức sản xuất thương mại.
Năm 2013: Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh
Hóa. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ
nắm quyền

chi

phối

tại

doanh nghiệp

này. Ngày

6/12/2013,

Bộ

Kế

hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về
việc

Công


ty mua

cổ

phần

chi

phối (70%)

Holdings Corporation, tại bang California, Mỹ.

tại

Driftwood

Dairy


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Năm 2014: Ngày 21/10/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh
Hóa. Trong đó, Vinamilk nắm giữ 96,11% vốn điều lệ và trở thành Công ty mẹ
nắm quyền chi phối tại doanh nghiệp này. Ngày 6/12/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 663/BKHĐT-ĐTRNN cho Công ty về việc Công
ty mua cổ phần chi phối (70%) tại Driftwood Dairy Holdings Corporation, tại bang
California, Mỹ.
Năm 2015: Ngày 6/7/2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài số 201500001, chấp nhận cho Vinamilk tăng vốn
đầu tư tại Miraka Limited từ 19,3% lên 22,81%.


III. TẦM NHÌN
Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và
sức khỏe phục vụ cuộc sống con người.
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh
thổ. Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành
của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh,
tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
D. PHÂN TÍCH SẢN PHẨM
I.

TÍNH ĐẶC THÙ CỦA SẢN PHẨM

Mẫu mã sản phẩm: Vinamilk rất chú trọng đến bề ngoài sản phẩm của họ, những
sản phẩm có bao bì đẹp mắt, thu hút luôn nhận được sự quan tâm của khách hàng. Chi
phí Vinamilk bỏ ra cho các chương trình thay đổi mẫu mã như thế chiếm đến 10%
tổng chi phí.
Chất lượng sản phẩm: với công nghệ sản xuất hiện đại, cho ra những sản phẩm
phù hợp với quy định về an toàn vệ sinh, cùng khẩu vị sản phẩm dễ được nhiều người
tiêu dùng đón nhận. Chính vì thế mà các sản phẩm của Vinamilk luôn được đánh giá
cao. Được thể hiện qua các danh hiệu công ty đạt được như: Hàng Việt Nam chất
lượng cao, Doanh nghiệp xanh-sản phẩm xanh được yêu thích nhất do người tiêu dùng
bình chọn.


II.

KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY

Thương hiệu: Vinamilk là doanh nghiệp trong nhiều năm liền được đánh giá là
một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, là thương hiệu quốc gia và được
người tiêu dùng bầu chọn là doanh nghiệp được yêu thích nhất. Vì vậy, thương hiệu và
uy tín của Vinamilk trong ngành sữa nói riêng và các ngành công nghiệp khác nói
chung là rất lớn, tạo được lòng tin và sự an tâm cho khách hàng mỗi khi chọn mua sản
phẩm của công ty.
Bí quyết trong kinh doanh: Hơn 38 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh
mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón đầu áp dụng công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy
tính sáng tạo và năng động. Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp
hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất
nước và con người Việt Nam.
Sự chuyển đổi: Với các danh mục sản phẩm là những mặt hàng thiết yếu, được
sử dụng thường xuyên thì Vinamilk vẫn luôn duy trì và củng cố được lòng tin của
người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình so với những nhà sản xuất khác thông qua
chất lượng sản phẩm và chăm sóc khách hàng.


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
Giá cả: Tuy là một doanh nghiệp lớn, sở hữu nhiều sản phẩm trở thành nhu cầu
thiết yếu và được chứng minh về chất lượng nhưng giá sản phẩm của Vinamilk là
tương đối rẻ, nhất là khi so sánh với các sản phẩm nước ngoài khác. Chính vì vậy mà
Vinamilk vẫn luôn duy trì được lượng khách hàng quen dùng sản phẩm của mình và
thu hút được người tiêu dùng mới.

III. THỊ TRƯỜNG TIỀM NĂNG TRONG TƯƠNG LAI
Trong thực thế, sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 28% nhu cầu sữa, hơn

70% còn lại dựa vào nhập khẩu. (số liệu được tính đến đầu năm 2015, nguồn:
CafeF.vn). Trong khi Việt Nam là nước đang trên đà phát triển kinh tế ổn định, mức
sống của người dân ngày càng cao và nhu cầu đối với những sản phẩm dinh dưỡng
như sữa là rất lớn.
Dễ dàng nhận thấy, nhu cầu thì ngày càng tăng mà dư địa thị trường còn rất lớn.
Đây là cơ hội lớn để Vinamillk tiếp tục phát triển và mở rộng trong tương lai.


×