Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

KẾ HOẠCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.38 KB, 19 trang )

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

CÔNG TY TNHH MTV CTN - MT BÌNH DƯƠNG

DỰ ÁN CẤP NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ (VUWSWP)

(Khoản tín dụng số: Cr.4948-VN)

KẾ HOẠCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT
NƯỚC - MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG

Tháng 10/2015


NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

CÔNG TY TNHH MTV CTN - MT BÌNH DƯƠNG

DỰ ÁN CẤP NƯỚC VÀ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ (VUWSWP)

(Khoản tín dụng số: Cr.4948-VN)

KẾ HOẠCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT
NƯỚC - MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG
Công ty TNHH MTV
Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương

Tháng 10/2015



Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

MỤC LỤC
Các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Trang
1.

Mở đầu

4

2.

Đặc điểm kinh tế và xã hội tỉnh Bình Dương

5

3.

Hiện trạng năng lực hoạt động của Công ty TNHH MTV Cấp thoát
nước - Môi trường Bình Dương

6

3.1.

Đặc điểm về thể chế và nguồn nhân lực


6

3.2.

Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống cấp nước

8

3.3.

Hiện trạng sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính

9

4.

Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Công
ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương

10

4.1.

Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh
vực quản lý

10

4.2.


Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh
vực phát triển cơ cấu tổ chức và thể chế

10

4.3.

Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh
vực kỹ thuật

12

4.4.

Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh
vực tài chính

13

5.

Nội dung các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động

13

5.1.

Tổng hợp các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động theo thứ tự
ưu tiên


13

5.2.

Nội dung chi tiết các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động được
thực hiện bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP

14

5.3.

Phương thức thực hiện các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của
Công ty Biwase bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP

17

1


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

CÁC TỪ VIẾT TẮT
Biwase

Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước-Môi trường Bình Dương

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


Bpwaco

Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Phước

BTC

Bộ Tài chính

BXD

Bộ Xây dựng

BYT

Bộ Y tế

CTN

Cấp thoát nước

GIS

Hệ thống thông tin địa lý

Kiwaco

Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang

Lawaco


Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Lâm Đồng

NBWSSC

Công ty TNHH MTV Kinh doanh nước sạch Ninh Bình

NMN

Nhà máy nước

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QLDA

Quản lý dự án

Qnam Urenco

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Quảng Nam

Quawaco

Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh

SCADA

Hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu


Thoawasco

Công ty TNHH MTV cấp nước Thái Hòa

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TTLT

Thông tư liên tịch

TTTT

Thất thoát thất thu nước sạch

UBND

Ủy ban nhân dân

VNĐ

Đồng tiền Việt Nam

VUWSWP

Dự án cấp nước và nước thải đô thị

WB


Ngân hàng Thế giới

XN

Xí nghiệp

XNCN

Xí nghiệp cấp nước

2


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Biwase
Bảng 3.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật hệ thống cấp nước do Công ty Biwase quản lý
Bảng 3.3. Hiện trạng quản lý, vận hành hệ thống cấp nước của Biwase năm 2014
Bảng 3.4. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Biwase từ 2012 đến 2014
Bảng 3.5. Tình hình tài chính của Biwase tại thời điểm 31/12/2014
Bảng 5.1. Danh mục các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động theo thứ tự ưu tiên của
Công ty Biwase và nguồn vốn thực hiện
Bảng 5.2. Kế hoạch thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công
ty Biwase
Bảng 5.3. Kế hoạch thực hiện đào tạo quan hệ khách hàng của Công ty Biwase kết hợp
với đào tạo cho các công ty khác
Bảng 5.4. Tổng hợp phương thức và chi phí thực hiện các kế hoạch nâng cao hiệu quả
hoạt động của Công ty Biwase bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP

DANH MỤC HÌNH
Hình H-3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Biwase

3


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

I. MỞ ĐẦU
Chính phủ Việt Nam đã tiếp nhận khoản tín dụng số Cr.4948-VN của Ngân hàng
Thế giới (WB) với tổng giá trị là 200 triệu USD để tài trợ kinh phí thực hiện Dự án Cấp
nước và Nước thải đô thị (Dự án VUWSWP). Thời gian thực hiện dự án dự kiến 5 năm,
từ năm 2011 đến năm 2016.
Dự án đề ra mục tiêu cải thiện cơ hội tiếp cận các dịch vụ nước, vệ sinh và nước
thải tại các khu vực đô thị tham gia dự án thông qua các kế hoạch vệ sinh chiến lược, mở
rộng phạm vi thoát nước, mở rộng phạm vi cấp nước, giảm rủi ro ngập lụt và cải thiện
khả năng bền vững về mặt tài chính của các đơn vị cung cấp dịch vụ.
Hợp phần đầu tư của Dự án VUWSWP bao gồm 14 tiểu dự án được thực hiện
nhằm cải thiện mức độ an toàn, chất lượng, độ tin cậy, hiệu quả, khả thi tài chính và bền
vững môi trường của các dịch vụ cấp nước và vệ sinh môi trường tại 10 đô thị: Thành
phố Uông Bí, Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Kỳ, Thành phố Đà Lạt, Thị xã
Đồng Xoài, Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước, Huyện đảo Phú Quốc, Thị xã Bỉm
Sơn, Thành phố Đông Hà và Thị xã Thái Hòa.
Để đảm bảo các công ty quản lý vận hành hệ thống có khả năng vận hành, bảo
dưỡng và phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động của các công trình hiện có cũng
như các công trình được đầu tư bởi dự án VUWSWP; theo yêu cầu của WB, một kế
hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động cho từng công ty sẽ được xây dựng.
Việc đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như kế
hoạch, phương thức thực hiện các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty
TNHH MTV CTN MT Bình Dương (viết tắt là Biwase) được dựa trên các nguyên tắc

sau:
 Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase được xác định dựa trên
năng lực hoạt động hiện có của Công ty và yêu cầu phải đáp ứng các điều kiện cần
thiết để có thể hoàn thành các kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020
và định hướng đến 2030.
 Nhu cầu tăng cường nặng lực của Công ty Biwase được xác định trong các lĩnh
vực: Quản lý; phát triển cơ cấu tổ chức và thể chế; kỹ thuật; tài chính.
 Các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động sẽ bao gồm công tác đào tạo nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ công tác quản
lý vận hành các hệ thống cấp thoát nước của công ty và một số hoạt động khác.
 Không phải tất cả các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Biwase đều được
thực hiện bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP. Công ty Biwase sẽ tự quyết định
kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động nào thì sử dụng nguồn vốn từ dự án
VUWSWP, kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động nào thì sử dụng nguồn vốn
khác. Tuy nhiên, theo quy định của Ngân hàng thế giới, nguồn vốn cho gói thầu
tăng cường năng lực từ dự án VUWSWP chỉ sử dụng cho các dịch vụ tư vấn mà
không sử dụng cho các dịch vụ mua sắm hàng hóa..
 Tùy theo tình hình thực tế, Công ty Biwase sẽ quyết định kế hoạch, thời điểm thực
hiện đối với những kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động chi tiết sử dụng nguồn
vốn do Công ty tự sắp xếp.

4


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

 Trên cơ sở đề xuất của tư vấn, Công ty Biwase sẽ quyết định tự mình thực hiện
những kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động từ nguồn vốn của dự án VUWSWP
hay thông qua Mabutip để kết hợp thực hiện chung cùng với một số công ty quản
lý vận hành hệ thống khác cho những kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động phù

hợp. Chỉ thực hiện những kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động từ nguồn vốn dự
án VUWSWP nếu như kế hoạch này có khả năng hoàn thành trong năm 2016.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây
giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ
Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Tỉnh Bình Dương có diện tích là 2.694,43 km2;
dân số 1.802.500 người (Tổng cục Thống kê- tháng 10/2014); 09 đơn vị hành chính cấp
huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị
xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị
hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).
Trong năm 2014, GDP bình quân đầu người đạt 61,2 triệu đồng; Giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 15,6%; Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp tăng 3,7%; Giá trị gia
tăng ngành dịch vụ tăng 19,2%; Kim ngạch xuất khẩu tăng 17,5%. Tổng thu ngân sách
năm 2014 đạt 32.000 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách đạt 11.500 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư
xây dựng cơ bản là 4.500 tỷ đồng.
Về mặt xã hội: Trong năm 2014, tỉnh Bình Dương tạo việc làm cho 46.100 lao
động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,7%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới của tỉnh còn
1,52%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 9,4%; Số giường bệnh trên vạn dân đạt
24 giường; Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 22,52m2.
Khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước được thành lập vào ngày 12/06/2002, nằm ở
phía Bắc tỉnh Bình Dương, một trong các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là địa
phương tập trung nhiều khu công nghiệp của cả nước, nằm trên tuyến giao thông chính
(quốc lộ 13) thuộc huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.
Tổng thể, khu công nghiệp Mỹ Phước (bao gồm Mỹ Phước 1, 2, 3, Thới Hòa - Mỹ
Phước 4, Bàu Bàng - Mỹ Phước 5) có tổng diện tích 6.200 ha, trong đó 3.000 ha đất công
nghiệp, 3.200 ha đô thị và dịch vụ. Đây là khu công nghiệp kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng
hoàn thiện, được xây dựng theo hướng chú trọng đến bảo vệ môi trường, tạo ra công viên
công nghiệp xanh, sạch theo mô hình thành phố công nghiệp, đô thị hiện đại nhằm hướng
đến sự phát triển lâu dài và bền vững ở phía bắc tỉnh Bình Dương.Hiện nay, khu công

nghiệp Mỹ Phước đã triển khai đến giai đoạn 5 và đã thu hút 380 dự án đầu tư của 24
quốc gia (chủ yếu từ Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) với tổng số vốn ước
tính gần 2,8 tỉ USD tập trung vào các lĩnh vực: công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo,
chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, may mặc, các ngành công
nghiệp phụ trợ,…
Dự án cấp nước được đề xuất năm 2010 bao gồm khu vực đô thị Mỹ Phước và khu
công nghiệp - khu đô thị và khu công nghiệp mới phát triển với diện tích quy hoạch 2.200
ha tại tỉnh Bình Dương. Dân số năm 2010 của khu vực dự án là 126.494 (tương đương)
và dự kiến sẽ được tăng gấp đôi trong năm 2020. Khu vực này đang phát triển nhanh
5


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

chóng trong những năm gần đây và là một khu vực ưu tiên phát triển của tỉnh Bình
Dương trong tương lai gần.
III. HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP
THOÁT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG
3.1. Đặc điểm về thể chế và nguồn nhân lực
Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương có tiền thân là
"Trung Tâm Cấp Thuỷ Bình Dương" từ trước năm 1975; sau đó có tên là : "Xí nghiệp
Cấp nước và Công trình đô thị" trực thuộc UBND thị xã Thủ Dầu Một. Tại thời điểm đó
Công ty chỉ có 4 trạm bơm nước ngầm với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp nước sạch cho
nhân dân. Số lượng khách hàng lúc đó chỉ có 2000 hộ dân và cơ quan.
Ngày 13/04/1997 Công ty Cấp Thoát Nước Bình Dương ra đời với tư cách là
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Công ty chịu sự chỉ đạo của UBND tỉnh
Bình Dương và trực thuộc Sở Xây dựng.
Ngày 21/12/2005, UBND tỉnh Bình Dương có Quyết định số 7547/QĐ-UBND
chuyển Công ty Cấp thoát nước Bình Dương thành Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước
- Môi trường Bình Dương với tên giao dịch là Biwase.

Năm 2010, Công ty Biwase được chuyển đổi thành công ty thành viên của Tổng
công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp theo Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày
4/6/2010 của UBND tỉnh Bình Dương.
Công ty Biwase có các đơn vị trực thuộc: Xí nghiệp cấp nước Dĩ An, Xí nghiệp
cấp nước Khu Liên Hợp, Xí nghiệp cấp nước Thủ Dầu Một, Cụm nhà máy nước Tân
Uyên; NMN Dầu Tiếng; NMN Phước Vĩnh; NMN Bàu Bang; XN xử lý chất thải; XN xử
lý nước thải Thủ Dầu Một; XN quản lý khai thác công trình thủy lợi; XN tư vấn CTN;
XN xây lắp, XN Công trình đô thị và các phòng ban trực thuộc Công ty. Hình H-3.1 thể
hiện sơ đồ tổ chức của Công ty Biwase.
Công ty Biwase đã liên kết với một số công ty và có tỷ lệ quyền biểu quyết sau
đây tại các công ty liên kết:
 43,15% tại Công ty cổ phần Đầu tư - Xây dựng Chánh Phú Hòa.
 26,00% tại Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một.
 21,88% tại Công ty cổ phần Vật Liệu Xanh.
 20,00% tại Công ty cổ phần cấp nước Đồng Nai.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty rất đa dạng với rất nhiều ngành nghề khác nhau.
Trong đó có một số lĩnh vực chính như: Sản xuất và kinh doanh nước sạch; Thoát nước
và xử lý nước thải; Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn
nguy hại; Sửa chữa các công trình thủy lợi; Cung cấp các dịch vụ môi trường đô thị; Mua
bán một số vật tư chuyên ngành; ….
Công ty Biwase có nguồn nhân lực tương đối lớn với hàng trăm nhân viên có trình
độ đại học và trên đại học. Số nhân viên có trên 5 năm kinh nghiệm chiếm tới 67,2% trên
tổng số. Bảng 3.1 cho biết đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Biwase.

6


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

CHỦ TỊCH KIÊM

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PTGĐ VÀ
KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phòng Tổ chức
Hành chính

XNCN
Dĩ An

Phòng Tài chính
Kế toán

XNCN
Thủ Dầu Một

Phòng Kế hoạch
Vật tư

XNCN
Khu Liên Hợp

Phòng Thí
nghiệm

XN Tư vấn
Cấp thoát nước

Phòng Dịch vụ

khách hàng 24 h

XN
Xây lắp

TT dạy nghề & Nâng
cao Nguồn nhân lực

XN Quản lý Khai
thác thủy lợi

Ban QLDA

XN Xử lý
Chất thải

Phòng chống
thất thoát

XN
Công trình đô thị
Cụm NMN
Tân Uyên
NMN
Dầu Tiếng
NMN
Phước Vĩnh

Chuyên viên
kiểm tra ghi, đọc


Tổ kỹ thuật phân vùng
tách mạng, thiết kế

Tổ giám sát thi
công

Các Trung tâm, các Xí
nghiệp, các NMN

NMN
Bàu Bang
XN Nước thải
Thủ Dầu Một

Tổ lưu trữ dữ
liệu, mạng GIS

Tổ kiểm tra rò rỉ & tìm
kiếm thiết bị cũ

Tổ
phân
vùng,
chống
TT

Tổ
quản
lý khu

vực

Tổ
kiểm
tra rò
rỉ

Hình H-3.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty Biwase

7


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

Bảng 3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty Biwase

Số TT

Đặc điểm nhân sự

Số lượng
(người)

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ trung
bình của các
công ty quản lý
vận hành hệ
thống cấp nước

(%)

1.

Tổng số nhân sự

963

100%

-

2.

Đại học và trên đại học

199

20,7%

27,44%

3.

Cao đẳng và trung cấp

254

26,4%


25,19%

4.

Công nhân

510

53%

47,31%

5.

Nhân sự có kinh nghiệm < 5 năm

316

32,8%

31,23%

6.

Nhân sự có kinh nghiệm 5÷10 năm

424

44%


33,96%

7.

Nhân sự có kinh nghiệm >10năm

223

23,2%

34,74%

3.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và quản lý vận hành hệ thống cấp nước
Như đã trình bày ở trên, lĩnh vực hoạt động của Công ty Biwase rất đa dạng; trong
phần này chỉ trình bày hiện trạng kỹ thuật và quản lý về hệ thống cấp nước là lĩnh vực
liên quan đến dự án VUWSWP.
Bảng 3.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật hệ thống cấp nước do Công ty Biwase quản lý
Số TT
1.
2.

Hạng mục công trình

Đơn vị

Giá trị

Số lượng nhà máy nước

nhà máy


4

Công suất thiết kế các NMN; trong đó:

m3/ngày

238.500

3

(1) Nước mặt

m /ngày

192.000

(2) Nước ngầm

m3/ngày

46.500

3.

Công suất phát ra mạng lưới

m3/ngày

224.746


4.

Chiều dài tuyến ống truyền dẫn, phân phối

km

1.605

5.

Chiều dài tuyến dịch vụ

km

962

6.

Số khách hàng năm 2014

Khách hàng

127.570

Bảng 3.3. Hiện trạng quản lý, vận hành hệ thống cấp nước của Biwase năm 2014
Số
TT
1.


Chỉ số
Số nhân viên/1000 m3/ngày

8

Đơn vị

Giá trị

Giá trị trung bình của
các công ty quản lý
vận hành hệ thống
cấp nước

người

4,28

6,26


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

2.

Số nhân viên trên 1km ống truyền dẫn,
phân phối

người


0,6

1,02

3.

Số nhân viên trên 1.000 đấu nối

người

3,5

7,05

4.

Thời gian cấp nước

giờ/ngày

24/24

-

5.

Số lần vỡ ống/rò rỉ trên 1km ống truyền
dẫn và phân phối trong năm

lần


0,50

1,02

6.

Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch

%

7,6

18,79

7.

Tỷ lệ mẫu nước thử đạt QCVN
01:2009/BYT

%

100

100

8.

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước


%

72%

-

9.

Tỷ lệ khách hàng có khiếu nại năm

%

0,08%

-

10.

Phần mềm quản lý tài sản

Đã có

11.

Hệ thống SCADA

Đã có

3.3. Hiện trạng sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính
Bảng 3.4. Hiện trạng sản xuất kinh doanh của Công ty Biwase từ 2012 đến 2014

Số
TT

Chỉ số

Đơn vị

Giá trị
2014

2013

2012

1. Tổng doanh thu

tỷ VNĐ

974,925

790,847

556,884

2. Giá vốn

tỷ VNĐ

667,428


519,078

294,356

3. Chi phí bán hàng

tỷ VNĐ

97,630

80,970

72,355

4. Chi phí quản lý doanh nghiệp

tỷ VNĐ

47,631

26,844

48,071

5. Lợi nhuận trước thuế

tỷ VNĐ

165,653


124,124

104,393

126%

134%

15,7%

18,75%

6. Tỷ lệ giá bán/giá thành

%

7. Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu

%

16,99%

8. Giá nước Cty xây dựng và đề xuất

VNĐ/m3

9.401

9. Giá nước được phê duyệt


VNĐ/m3

9.210

Bảng 3.5. Tình hình tài chính của Biwase tại thời điểm 31/12/2014
Số TT

Hạng mục

31/12/2014

01/01/2014

A

Tổng tài sản (VNĐ)

6.574..927.004.977 5.160.831.214.755

I.

Tài sản ngắn hạn (VNĐ)

1.106.294.970.779

701.016.763.446

1.1.

Tiền và các khoản tương đương tiền

(VNĐ)

161.584.837.666

174.589.529.481

1.2.

Các khoản phải thu ngắn hạn (VNĐ)

425.043.427.155

318.290.964.030

9


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP
1.3.

Hàng tồn kho (VNĐ)

238.389.039.129

139.551.101.848

1.4.

Tài sản ngắn hạn khác (VNĐ)


71.737.666.829

49.585.168.087

II.

Tài sản dài hạn (VNĐ)

5.468.632.034.198

4.459.814.451.309

2.1.

Tài sản cố định (VNĐ)

5.059.588.995.890

4.346.057.417.340

2.2.

Các khoản đầu tư dài hạn (VNĐ)

392.609.409.787

100.580.771.048

2.3.


Tài sản dài hạn khác (VNĐ)

16.433.628.521

13.176.262.921

B

Tổng nguồn vốn

6.574..927.004.977 5.160.831.214.755

I.

Nợ phải trả (VNĐ)

4.213.463.286.636

3.276.716.826.834

1.1.

Nợ ngắn hạn (VNĐ)

1.017.552.123.714

753.266.349.215

1.2.


Nợ dài hạn (VNĐ)

3.195.911.162.922

2.5234.50.477.619

II.

Vốn chủ sở hữu (VNĐ)

2.361.463.718.341

1.884.114.387.921

2.1.

Vốn chủ sở hữu (VNĐ)

2.206.408.259.694

1.737.641.919.904

2.2.

Nguồn kinh phí và các quỹ khác (VNĐ)

155.055.458.647

146.472.468.017


IV. ĐÁNH GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC - MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG
4.1. Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực quản lý

Công ty Biwase là một trong 3 công ty quản lý vận hành hệ thống có hệ thống
quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
được quản lý một cách chặt chẽ và đều tuân theo các quy trình, quy định đã được xác
định trong hệ thống quản lý chất lượng ISO của công ty.
Công ty Biwase hiện đang triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp. Phương
án cổ phần hóa trong đó có phương án sản xuất kinh doanh của Công ty sau khi chuyển
sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần sẽ được xây dựng.
Một kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 đến 2020 cần được xây dựng
vừa để phục vụ công tác xây dựng phương án cổ phần hóa Biwase vừa để phục vụ cho
việc xác định các hoạt động cụ thể của Công ty sau khi cổ phần hóa.
Nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase trong lĩnh vực này
là xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh cho giai đoạn từ 2016 đến 2020. Kế hoạch
sản xuất kinh doanh này bao gồm các nội dung chính như: Cơ sở hoạch định; Mục tiêu
phát triển; Chiến lược phát triển; Phương án sản xuất kinh doanh; Các chỉ tiêu kế hoạch
và Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
4.2. Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực phát
triển cơ cấu tổ chức và thể chế
Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực phát
triển cơ cấu tổ chức và thể chế của các công ty quản lý vận hành hệ thống nói chung cũng
như đối với Công ty Biwase nói riêng được xem xét trên các khía cạnh sau: Thể chế quản
lý của công ty; Phát triển quan hệ khách hàng; Phát triển nguồn nhân lực; Sự tham gia
của khu vực tư nhân.
10


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP


a) Phát triển thể chế quản lý:
Về quản trị doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường
Bình Dương đang hoạt động theo mô hình quản trị của DNNN và là một công ty thành
viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Bình Dương. Trong thời gian
tới, sau khi thực hiện xong công tác cổ phần hóa, thể chế quản lý của Công ty là thể chế
quản lý của một công ty cổ phần. Hiện tại, các quá trình quản lý của Công ty đang được
thực hiện theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO 9001:2008 hiện có của công ty sẽ được điều chỉnh sau khi cổ phần hóa.
b) Phát triển quan hệ khách hàng:
Như đã trình bày ở các phần trước, ngoài lĩnh vực cấp nước, Công ty Biwase còn
hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác như: Thoát nước và xử lý nước thải; Thu gom,
vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại; Sửa chữa các công
trình thủy lợi; Cung cấp các dịch vụ môi trường đô thị; Mua bán một số vật tư chuyên
ngành; …. Vì vậy khách hàng của Công ty rất đa dạng.
Công tác quan hệ khách hàng và quản lý khách hàng của Công ty liên quan đến
các vấn đề chính cần giải quyết như:
- Nghiên cứu thị trường ; lập và trình duyệt phương án mở rộng thị trường, chiến lược
quảng bá sản phẩm, quy trình giao tiếp và chăm sóc khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch doanh thu tiền nước và doanh thu
các hoạt động khác; kế hoạch và định hướng phát triển khách hàng theo các kế hoạch
dài hạn, ngắn hạn, từng tháng, quý, năm cho toàn Công ty.
- Theo dõi quy trình phát triển khách hàng, thẩm định hồ sơ phát triển khách hàng, viết
và cấp hợp đồng mua bán cho các khách hàng, theo dõi và quản lý khách hàng.
- Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giá bán các loại sản phẩm.
- Tiếp nhận thông tin và xử lý các khiếu nại của khách; v.v….
Nhu cầu tăng cường cao năng lực của Công ty Biwase trong lĩnh vực này là
Đào tạo về quan hệ và quản lý khách hàng. Đây cũng là kế hoạch trong năm 2015 mà
Công ty đã xây dựng (đào tạo nhân viên tiếp thị, bán hàng).
c) Quản lý và phát triển nguồn nhân lực:

Công ty Biwase hiện có một nguồn nhân lực tương đối lớn (963 người - năm
2015). Số nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 20,7%; Cao đẳng và
trung cấp 26,4%; Số nhân viên có kinh nghiệm trên 10 năm là 23,2%.
Quản lý và phát triển nguồn nhân lực là một công việc đòi hỏi phải giải quyết
nhiều vấn đề như: Tuyển dụng nhân sự; Xác định nhu cầu, chiến lược nguồn nhân sự; Bố
trí công việc; Quản lý nhân viên; Đánh giá nhân sự; Quản lý đào tạo và phát triển nhân
viên; Quản lý lương - thưởng; Phát triển văn hóa doanh nghiệp; Nghệ thuật và tâm lý
giao tiếp; Chế độ bảo hiểm xã hội, v.v… Công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực
có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty. Hiện Công ty đang
quản lý tốt nguồn nhân lực này. Hiệu quả sử dụng nhân lực của Công ty rất cao được
minh chứng qua doanh thu bình quân đầu người năm 2014 của toàn Công ty là 1,12 tỷ
VNĐ/người. Đây là doanh thu bình quân đầu người cao nhất trong tất cả các công ty hoạt

11


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

động trong lĩnh vực cấp thoát nước, môi trường ở Việt Nam. Công ty cũng đã có phần
mềm quản lý nhân sự và quản lý văn phòng.
d) Sự tham gia của khu vực tư nhân:
Công ty Biwase là một trong những công ty có hiệu quả sản xuất cao, lợi nhuận
trước thuế lớn (974,925 tỷ VNĐ năm 2014). Những lợi thế này sẽ hấp dẫn sự tham gia
của khu vực tư nhân.
Hiện nay, công ty Biwase đang xây dựng phương án cổ phần hóa. Mức độ, phạm
vi tham gia của khu vực tư nhân sẽ được nghiên cứu trong quá trình xây dựng phương án
cổ phần hóa. Sự hấp dẫn nhất đối với sự tham gia của khu vực tư nhân là trong lĩnh vực
đầu tư, quản lý, khai thác kinh doanh nước sạch. Đây là khu vực phát triển công nghiệp,
dịch vụ và là các hộ tiêu dùng nước sạch lớn.
4.3. Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật

Trong phần này, chỉ đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động
liên quan đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Với nguồn nhân nlực như đã trình bày ở trên, Công ty Biwase có đủ kinh nghiệm
cũng như đủ trình độ để quản lý vận hành các nhà máy nước, các hệ thống mạng lưới
đường ống cấp nước hiện có.
Việc quản lý vận hành các nhà máy nước sạch của Công ty được đảm nhiệm bởi
các cán bộ, công nhân có trình độ và được đào tạo. Theo kết quả kiểm tra của đơn vị có
chức năng quản lý ngành tại địa phương, có 100% tỷ lệ mẫu nước được kiểm tra đạt Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng cho nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT (Bảng 3.3).
Trong lĩnh vực này, Công ty Biwase cũng chỉ xây dựng kế hoạch tập huấn năm 2015 cho
các nhân viên sử dụng máy Jartest để xác định liều lượng hóa chất keo tụ thích hợp để xử
lý nước.
Trong số các công ty tiếp nhận hệ thống cấp nước của dự án VUWSWP thì Công
ty Biwase có tỷ lệ thất thoát, thất thu (TTTT) nước sạch năm 2014 rất thấp, chỉ 7,6%.
Đây là một trong vài công ty ở Việt Nam có tỷ lệ TTTT nước sạch thấp ở mức này và
cũng là một trong những công ty có tỷ lệ TTTT nước sạch thấp nhất trên thế giới. Công
ty cũng đã có hệ thống SCADA, hệ thống GIS để quản lý mạng lưới cấp nước.
Việc hạ được tỷ lệ TTTT nước sạch xuống còn 7,6% là một nỗ lực rất lớn của
Công ty Biwase. Tuy nhiên, để duy trì được tỷ lệ TTTT nước sạch ở mức này lại là một
công việc vô cùng khó khăn và phải có sự quyết tâm của toàn công ty mà đặc biệt là của
cấp lãnh đạo. Các cán bộ, nhân viên của Công ty phải thường xuyên được cập nhật, tái
đào tạo các vấn đề về quản lý chống TTTT nước sạch. Trong kế hoạch đào tạo năm 2015
của Công ty Biwase có các nội dung như: Đào tạo quản lý mạng GIS/Đọc số bằng thiết bị
máy cầm tay/Cách sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm tiền nước; Thực hiện các Seminar
nội bộ về kinh nghiệm "quản lý thất thoát nước", quản lý mạng lưới hiệu quả.
Để duy trì hiệu quả cao trong lĩnh vực quản lý mạng lưới cũng như các nhà máy
xử lý nước, nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty Biwase trong lĩnh vực này
là: Đào tạo nội bộ để duy trì trình độ về quản lý chống TTTT nước sạch (như kế hoạch
của Công ty đã đề ra). Nâng cấp phần mềm hiện có về quản lý tài sản tích hợp với

quản lý khác hàng. Kế hoạch này tự Công ty Biwase có thể thực hiện tốt bằng nguồn
vốn tự có của mình.
12


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

4.4. Đánh giá và xác định nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực tài chính
Trong phần này chỉ đề cập đến các nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động trong lĩnh
vực tài chính liên quan đến kinh doanh nước sạch.
So với các công ty cấp thoát nước khác tại Việt Nam, Công ty Biwase là một trong
những công ty có tiềm lực tài chính lớn. Tổng tài sản của Công ty năm 2014 khoảng
6.575 tỷ VNĐ. Trong đó doanh thu nước sạch đóng góp một phần lớn để tạo nên tiềm lực
tài chính này. Bên cạnh việc cần nghiên cứu giảm đến mức thấp nhất có thể các chi phí
về sản xuất nước thì vấn đề giá bán nước có quyết định quan trọng đến doanh thu và lợi
nhuận của Công ty.
Công ty Biwase xây dựng giá bán nước sạch dựa trên các quy định của Thông tư
liên tịch số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Liên Bộ tài chính,
Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và trên cở sở các quy định, các
định mực hiện hành.
Hiện Công ty có đủ năng lực để tự xây dựng giá nước sạch theo đúng các quy định,
định mức của Nhà nước. Giá nước sạch hiện tại được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt
là 9.210 đ/m3; bằng 98% giá nước sạch do Công ty tự xây dựng và đề xuất là 9.401 đ/m3
(bảng 3.4). Việc xây dựng một giá nước sạch có khả năng thu lại lợi nhuận cao không
phụ thuộc vào khă năng xây dựng giá nước của Công ty Biwase mà phụ thuộc vào các
quy định, định mức do nhà nước ban hành.
Việc đào tạo tăng cường năng lực cho Công ty Biwase trong lĩnh vực xây dựng giá
nước sạch là không cần thiết.

V. NỘI DUNG CÁC KẾ HOẠCH NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

5.1. Tổng hợp các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động theo thứ tự ưu tiên
Bảng 5.1. Danh mục các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động theo thứ tự ưu tiên của
Công ty Biwase và nguồn vốn thực hiện
Số
TT

Tên kế hoạch
nâng cao hiệu quả hoạt động

Dự kiến
thời gian
thực hiện

Nguồn vốn
thực hiện

Khái toán kinh
phí (VND)

1.

Xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh
doanh giai đoạn từ 2016÷2020.

2016

Từ dự án
VUWSWP

294.635.000


2.

Đào tạo nội bộ về quản lý chống
TTTT nước sạch nhằm duy trì tỷ lệ
TTTT nước sạch thấp như hiện nay.

2016

Công ty
Biwase tự
sắp xếp

150.000.000

3.

Đào tạo về quan hệ khách hàng.

2016

Từ dự án
VUWSWP

273.308.750

Trong giai
đoạn 2016
÷
2020


Công ty
Biwase tự
sắp xếp

850.000.000

4.

Nâng cấp phần mềm quản lý tài sản
tích hợp với quản lý khách hàng.
Tổng cộng

1.567.943.750
13


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

5.2. Nội dung chi tiết các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động được thực hiện
bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP
(1). Xây dựng Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn từ 2016÷2020.
a) Mục tiêu: Giúp Công ty Biwase:
- Có định hướng rõ ràng trong phát triển doanh nghiệp.
- Chủ động và linh hoạt trong công tác điều hành sản xuất kinh doanh.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
- Luôn luôn phát triển ổn định.
b) Đầu ra dự kiến:
Một bản Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cho giai đoạn 2016 đến 2020
và tầm nhìn đến 2030, bao gồm các nội dung sau:

- Cơ sở hoạch định; Mục tiêu phát triển.
- Các điểm mạnh, điểm yếu; Thách thức và cơ hội.
- Phương án lao động, chính sách lao động, tổ chức bộ máy, bố trí lao động.
- Các chỉ tiêu về sản phẩm.
- Lao động và thu nhập.
- Nộp ngân sách nhà nước.
- Tổng tài sản; Vốn chủ sở hữu.
- Tổng doanh thu; Chi phí sản xuất; Lợi nhuận trước thuế; Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu; Lợi nhuận sau thuế.
- Phương án tài chính; Giải pháp tài chính.
- Những biện pháp kỹ thuật; Những biện pháp quản lý.
- Biện pháp duy trì và mở rộng thị trường.
- Biện pháp tăng cường quản lý và đào tạo nâng cao trình độ người lao động.
c) Nội dung kế hoạch:
Nội dung của bản kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm các thành phần như
được liệt kê tại mục b nêu trên.
d) Phương pháp thực hiện:
Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động này sẽ được thực hiện cho cả 12 công ty
quản lý vận hành hệ thống. Mabutip sẽ tuyển chọn một hãng tư vấn đủ năng lực để thực
hiện kế hoạch này cho cả 12 công ty.
Nhiệm vụ của Công ty tư vấn như sau: Khảo sát, đánh giá các hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty Biwase; Nghiên cứu định hướng phát triển công ty. Trên cơ sở
phối hợp với các chuyên gia của Công ty Biwase; hãng tư vấn được Mabutip thuê tuyển
sẽ xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 đến 2020, định
hướng đến 2030 với các nội dung chi tiết được nêu tại mục b.
e) Kế hoạch thực hiện:
Kế hoạch thực hiện kế hoạch này của Công ty Biwase sẽ kết hợp với kế hoạch
thực hiện cho 11 công ty còn lại khác. Đơn vị tư vấn sẽ xây dựng kế hoạch đồng thời để
thực hiện kế hoạch chung cho 12 công ty. Thời gian thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu
quả hoạt động này dự kiến từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 11 năm 2016. Chi tiết kế

hoạch xem bảng 5.2.
14


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

Bảng 5.2. Kế hoạch thực hiện việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty
Biwase kết hợp chung với 11 công ty quản lý vận hành hệ thống còn lại khác
Số
TT
1.
2.
3.

Nội dung công việc
Kế hoạch thực hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động bao
gồm cả Điều khoản tham chiếu cho gói thầu này được thống
nhất giữa WB, Mabutip và các PPMUs.
Mabutip chuẩn bị và tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Đơn vị tư vấn thực hiện dịch vụ xây dựng kế hoạch sản xuất
kinh doanh cho Công ty Biwase và 11 công ty còn lại khác

Tiến độ thực
hiện
Tháng
10/2015
Tháng 1112/2015
Tháng 1/2016
- 11/2016


(2). Đào tạo quan hệ khách hàng
a) Mục tiêu:
Trang bị kiến thức, kỹ năng về quan hệ khách hàng cho các đối tượng thường
xuyên tiếp xúc với khách hàng của Công ty.
b) Đầu ra dự kiến:
Các học viên sau khi tham gia khóa đào tạo về quan hệ khách hàng sẽ được trang
bị các kiến thức về quan hệ khách hàng, các phương pháp quản lý khách hàng và các kỹ
năng giao tiếp khách hàng, nắm bắt rõ văn hóa giao tiếp và xây dựng văn hóa doanh
nghiệp.
c) Đối tượng tham gia:
Công ty sẽ cử các cán bộ, nhân viên thuộc các phòng, ban và củacác xí nghiệp cấp
nước thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để tham gia khóa đào tạo. Khóa đào tạo
được phân ra 2 nhóm đối tượng. Nhóm đối tượng cho các cán bộ, nhân viên có trình độ
từ cao đẳng trở lên và nhóm đối tượng cho các nhân viên có trình độ dưới cao đẳng. Số
lượng chính xác học viên tham gia khóa đào tạo sẽ do Công ty Biwase quyết định.
d) Nội dung kế hoạch:
Khóa đào tạo về quan hệ khách hàng bao gồm các bài giảng về mối quan hệ giữa
công ty và khách hàng; phương pháp xây dựng mối quan hệ bền vững và phát triển giữa
công ty và khách hàng; đào tạo kỹ năng ứng xử khách hàng, văn hóa giao tiếp và xây
dựng văn hóa doanh nghiệp. Kế hoạch sẽ bao gồm các nội dung sau:
- Nghiên cứu thị trường; lập và trình duyệt phương án mở rộng thị trường, chiến lược
quảng bá sản phẩm, quy trình giao tiếp và chăm sóc khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch doanh thu tiền nước và doanh thu
các hoạt động khác; kế hoạch và định hướng phát triển khách hàng theo các kế hoạch
dài hạn, ngắn hạn, từng tháng, quý, năm cho toàn Công ty.
- Theo dõi quy trình phát triển khách hàng, thẩm định hồ sơ phát triển khách hàng, viết
và cấp hợp đồng mua bán cho các khách hàng, theo dõi và quản lý khách hàng.
- Kiểm tra theo dõi việc thực hiện giá bán các loại sản phẩm.
15



Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

- Tiếp nhận thông tin và xử lý các khiếu nại của khách hàng.
- Kỹ năng giao tiếp khách hàng, văn hóa giao tiếp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
e) Phương pháp thực hiện:
Kế hoạch đào tạo quan hệ khách hàng sẽ triển khai cho Công ty Biwase và các
công ty khác bao gồm: Công ty Quawaco, Công ty NBWSSC, Công ty Thoawasco, Công
ty Qnam Urenco, Công ty Lawaco, Công ty Kiwaco và Công ty Bpwaco.
Mabutip sẽ tuyển chọn một đơn vị tư vấn/trung tâm đào tạo có kinh nghiệm về đào
tạo quan hệ khách hàng trong lĩnh vực cấp thoát nước.
Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn/trung tâm đào tạo là chuẩn bị kế hoạch đào tạo về
quan hệ khách hàng với các nội dung được nêu ở mục d) và thực hiện công tác đào tạo.
Do số lượng học viên tham gia khóa đào tạo đông và số học viên này khó tách rời
công việc sản xuất tại công ty nên kế hoạch đào tạo này sẽ được đơn vị tư vấn/trung tâm
đào tạo do Mabutip tuyển chọn thực hiện tại từng công ty.
Dự kiến sẽ có 4 lớp đào tạo (2 lớp luân phiên cho nhóm có trình độ trên cao đẳng
và 2 lớp cho nhóm có trình độ dưới cao đẳng).
f) Kế hoạch thực hiện:
Kế hoạch thực hiện kế hoạch này của Công ty Biwase sẽ kết hợp với kế hoạch
thực hiện cho các công ty còn lại khác. Đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo được Mabutip
tuyển chọn sẽ xây dựng kế hoạch đồng thời để thực hiện kế hoạch này chung cho 8 công
ty tham gia kế hoạch. Kế hoạch cụ thể như trong bảng 5.3.
Bảng 5.3. Kế hoạch thực hiện đào tạo quan hệ khách hàng của Công ty Biwase kết hợp
với đào tạo cho các công ty khác
Số
TT
1.
2.
3.


Nội dung công việc
Kế hoạch thực hiện bao gồm cả Điều khoản tham chiếu cho
gói thầu này được thống nhất giữa WB, Mabutip và các
PPMUs.
Mabutip chuẩn bị và tổ chức đấu thầu thầu
Đơn vị tư vấn chuẩn bị tài liệu và thực hiện đào tạo tại các
công ty tham gia kế hoạch (6 công ty quản lý vận hành hệ
thống cấp nước, mỗi công ty 1 tháng, và 2 công ty Thoawasco,
Qnam Urenco mỗi công ty 0,5 tháng)

Tiến độ
thực hiện
Tháng
10/2015
Tháng 1112/2015
Tháng 18/2016

5.3. Phương thức thực hiện các kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty
Biwase bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP
Bảng 5.4. Tổng hợp phương thức và chi phí thực hiện các kế hoạch nâng cao hiệu quả
hoạt động của Công ty Biwase bằng nguồn vốn từ dự án VUWSWP
16


Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Biwase- Dự án VUWSWP

Số
TT


Dự toán chi phí thực hiện

Tên kế hoạch nâng cao
hiệu quả hoạt động

Phương thức
thực hiện

1.

Xây dựng Kế hoạch sản
xuất kinh doanh giai
đoạn từ 2016÷2020.

Thông qua Mabutip
để thực hiện tại chỗ.

294.635.000

13.095

2.

Đào tạo về quan hệ
khách hàng.

Thông qua Mabutip để
thực hiện tại chỗ.

273.308.750


12.147

567.943.750

25.242

Tổng cộng

VNĐ

USD

Ghi chú: Điều khoản tham chiếu và chi tiết khái toán các kế hoạch nâng cao hiệu quả
hoạt động xem trong báo cáo tổng hợp.

17



×