MỞ ĐẦU
Văn minh Hy Lạp cổ đại là một trong những nền văn minh huy hoàng và đặt
nền móng cho văn minh thế giới. Karl Marx từng nói: “ Không có cơ sở văn minh
Hy Lạp cổ đại và đế quốc La Mã thì không có Châu Âu hiện đại”. Marx đã khẳng
định vị trí không thể thiếu của văn hóa Hy Lạp trong quá trình phát triển của văn
minh nhân loại. Trong những thành tựu của văn minh Hy Lạp, không thể không kể
đến những thành tựu về văn học và nghệ thuật. Và yếu tố thổi hồn cho nền nghệ
thuật văn chương Hy Lạp chính là thần thoại. Với niềm yêu thích và say mê đặc
biệt đối với văn minh Hy Lạp cũng như những câu chuyện thần thoại, em đã nghiên
cứu và mạnh dạn trình bày vấn đề: “Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học
và nghệ thuật của văn minh Hy Lạp”.
NỘI DUNG
I.
Khái quát về thần thoại Hy Lạp
Thần thoại1 là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy
Lạp, là một hệ thống các truyện kể phong phú, đặc sắc được xếp vào hàng những
câu chuyện hay nhất thế giới, ra đời trước khi có chữ viết trong giai đoạn từ thế kỉ
VIII đến VI TCN.
Thần thoại chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng văn học Hy Lạp cổ đại.
Thần thoại Hy Lạp khá phong phú trong cách thể hiện trong đó cách giải thích của
người Hy Lạp về tự nhiên, nguồn gốc loài người, đồng thời phản ánh cuộc sống
lao động và những hoạt động đời thường của chính người Hy Lạp.
Các câu chuyện thần thoại được chia ra làm ba loại: loại thứ nhất là những
câu chuyện về gia hệ các thần (giải thích sự hình thành của thế giới và loài người);
1 Theo tiếng Hy Lạp, thần thoại là “ mitôlôgia” trong đó được cấu tạo bởi hai từ: Mirôx (truyền thuyết, thần thoại) và
Lôgôx (ngôn từ, truyện kể).
1
loại thứ hai là các câu chuyện về các thành bang và các vị vua (kể về cuộc chiến
đấu giữa các thành bang Hy Lạp) và loại thứ ba là câu chuyện về những người anh
hùng
Đặc điểm của thần thoại Hy Lạp:
Thứ nhất, thần thoại phản ánh một thời đại quan trọng trong lịch sử Hy Lạp –
thời đại chuyển tiếp từ công xã nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước.
Thứ hai, Do được tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp không
phải là những lực lượng xã hội xa vời, có quyền uy tuyệt đối và đáng sợ như các
thần ở phương Đông mà là những hình tượng rất gần gũi với con người.
Thứ ba, thần thoại Hy Lạp ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn minh
Hy Lạp nói riêng và văn minh châu Âu nói chung.
II.
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật của văn
minh Hy lạp cổ đại
Thần thoại Hy Lạp đã hòa vào trong văn học nghệ thuật, cung cấp cho văn
học nghệ thuật những đề tài phong phú, ảnh hưởng tới sử thi, thơ, kịch, điêu khắc,
kiến trúc, hội họa cổ đại Hy Lạp.
1.
Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực văn học
Bản thân thần thoại đã là một yếu tố không thể thiếu trong văn học Hy Lạp,
nó là những câu chuyện kể xuất hiện từ khi chữ viết chưa ra đời. Bên cạnh đó, thần
thoại cũng ảnh hưởng đến các thể loại khác trong lĩnh vực văn học Hy Lạp, tiêu
biểu là sử thi, thơ và kịch.
1.1.
Sử thi.
Đề tài thần thoại được thể hiện xuyên suốt, hiện diện ở hầu hết các tác phẩm
sử thi, tiêu biểu ở hai bộ sử thi đồ sộ Iliát (Iliad) và Ôđixê (Odyssey). Hai tác phẩm
này đều khai thác cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở Hy Lạp với thành Tơroa ở
Tiểu Á; trong đó, các vị thần, những người anh hùng là những nhân vật chính
2
xuyên suốt mạch tác phẩm. Ta có thể lấy điều này hiện diện ở bất cứ phần nào của
tác phẩm, đó là hình ảnh bữa tiệc cưới của nữ thần Têtít và Pêlê, hình ảnh các nữ
thần như vua các vị thần Zeus, nữ hoàng của các vị thần Hera, nữ thần của trí tuệ và
sự uyên bác Athena, nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite, nữ thần bất hòa Eris,
những người anh hùng như Achille, Agamemnon, Hector và rất nhiều vị thần,
người anh hùng khác. Dưới đây, xin tóm tắt một phần của câu chuyện về quả táo
bất hòa và cũng là cội nguồn của cuộc chiến thành Troy để làm sáng tỏ nhận xét
trên.2
1.2.
Thơ ca
Chủ đề thần thoại cũng lặp đi lặp lại trong thi ca Hy Lạp. Đặc biệt là tác phẩm
“Gia phả các thần” của nhà thơ Hêđiốt, bên cạnh đó, hình ảnh các thần cũng lặp đi
lặp lại trong các tác phẩm thơ trữ tình của các thi sĩ tiêu biểu Parốt, Acsilôcút,
Xôlông, Têônít, Xaphô, Panhđa, Anacrêông... Ví dụ, trong bài thơ "Tăng nữ thần
sắc đẹp", nữ sĩ Xaphô đã cầu xin nữ thần tình yêu Aphrodite giúp mình thoát khỏi
sự khổ não được toại nguyện trong tình yêu.3
1.3.
Kịch
Nghệ thuật kịch của Hy lạp bắt nguồn từ các hình thức ca múa hóa trang
trong các ngày lễ hội, nhất là lễ hội thần Rượu nho Điônixốt. Trong những ngày lễ
hội này, người ta múa hát hóa trang, khoác da cừu, đeo mặt nạ diễn lại những sự
tích trong thần thoại. Sau này, kịch của Hy Lạp phát triển trong cả hai khía cạnh bi
kịch và hài kịch với những tác phẩm nổi tiếng như Ơđíp làm vua 4, Ôrextê,
2 Xem Phụ Lục
3 Xem Phụ Lục
4 Xem Phụ lục
3
Prômêtê… Và những nhân vật không thể thiếu trong những vở kịch này chính là
những vị thần.
2. Ảnh hưởng của thần thoại đến lĩnh vực nghệ thuật
Trong các loại hình nghệ thuật ở Hy Lạp cổ đại, điêu khắc, kiến trúc và hội
họa đều mang trong mình bóng dáng của thần thoại và đạt được những thành tựu
rực rỡ.
2.1.
Điêu khắc
Những công trình điêu khắc ở Hy Lạp cổ đại vào thế kỉ V – IV TCn đã đạt tới
trình độ phát triển nhất, và đề tài của những tác phẩm nghệ thuật này không năm
ngoài thần thoại. Đa số những bức tượng điêu khắc đều là hình ảnh các vị thần, có
thể kể đến một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu như: Bức tượng “Aphrodite de
Milos” (Nàng Venus của thành Milo), Bức tượng “Winged Victory of Samothrace”
(Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh), Các bức tượng thần Zeus, thần
Poseidon, thần Athena và Marchiatte … Những công trình sáng tạo găn với tên tuổi
các nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron, Phidias. Những tác phẩm này khắc họa các
vị thần có thần thái, tư thế, tỉ lệ cơ thể rất hòa hợp với nhau và mô phỏng con
người, dường như các vị thần rất gần gũi với con người, là hình ảnh mà con người
luôn muốn hướng tới. “Những bức tượng Hi Lạp cổ đại đúng là được sáng tạo một
cách chính xác và bóng bảy như câu nói của Pythagore: “Con người là thước đo
của vạn vật”.”5
2.2.
Kiến trúc
5
. Nghiêm Thị Thanh Nhã: Vài nét về hình tượng con người trong nghệ thuật điêu khắc, Tạp chí nghiên cứu
văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội .
/>
4
Nhắc đến kiến trúc Hy Lạp không thể không kể đến những công trình mang
đậm tính chất tôn giáo, đó là đền đài. Đền thờ theo người Hy Lạp là nơi ở của thần
thánh, đền thờ Hy Lạp có quy mô không to lớn nhưng lại có sự tuyệt mĩ trong công
trình kiến trúc, đi từ bố cục chung cho đến những chi tiết nhỏ bé. Bố cục kiến trúc
Hy Lạp nói lên sự sung bái các vị thần và thể hiện quan niệm tôn giáo của nhân dân
Hy Lạp. Dường như không ở đâu trên mảnh đất Hy Lạp thiếu vắng những đền đài,
những vị thần, mỗi thành bang Hy Lạp có 1 vị thần bảo trợ và tương ứng với nó là
những ngôi đền tinh tế thờ phụng các thần. Ta có thể kể đến một số ngôi đền tiêu
biểu như: quần thể đền đài Acropolis ở Athen, Đền Erechtheion, Nhà hát
Dionysos… Và đây cũng là điểm khác biệt tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp so với La
Mã cổ đại, nếu như Hy Lạp nghiêng về giá trị tôn giáo, các đường nét cụ thể, tỉ mỉ,
tinh tế thì La Mã lại nghiêng về giá trị quyền lực, oai nghiêm, đồ sộ và thiết thực.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua những điều trình bày trên đây, ta có thể thấy sức ảnh hưởng to
lớn của thần thoại đến lĩnh vực văn học và nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Những câu
chuyện li kì về những vị thần, những cuộc chiến đã in sâu vào mọi ngõ ngách của
thành trì Hy Lạp, là tiền đề cho nghệ thuật Hy Lạp nói riêng và toàn bộ châu Âu
nói chung, đúng như những gì Ăng ghen đã nhận xét: Thần thoại “là tiếng đất màu
mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật Hi Lạp… tiền đề… vật liệu của nghệ thuật Hi Lạp”6.
Cuối cùng, mặc dù đã nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài nhưng không
tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy cô đọc và nhận xét để em ngày càng hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
6 C. Mác – Ph. Enghen, Tuyển tập, tập II, Sđd, tr. 630
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010.
2.
Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2002.
3. Đăng Trường, Lê Minh, Lịch sử phát triển nhân loại thời cổ đại , Nxb. Văn
hóa - thông tin, 2012
4. Amalnach - Những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hoá-thông tin, 1999
5. Nghiêm Thị Thanh Nhã, Vài nét về hình tượng con người trong nghệ thuật
điêu khắc, Tạp chí nghiên cứu văn hóa, Đại học Văn hóa Hà Nội .
/>6. Mortimer Chambers, Barbara Hanawalt, David Herlihy, Theodore K.Rabb,
Isserr Woloch, Raymond Grew, Lịch sử văn minh phương Tây, Nxb. Văn hoáthông tin, Hà Nội, 2004
6
PHỤ LỤC
Những ví dụ tiêu biểu về ảnh hưởng của thần thoại đến văn học và nghệ thuật Hy
Lạp cổ đại
Gia phả các vị thần Hy Lạp
7
1. Sử thi
Tóm tắt câu chuyện quả táo bất hòa:
Trong tiệc cưới của nữ thần Thetis và Peleus, vua của Tetxali tổ chức ở thiên
đình, các thần đều được mời tới dự. Riêng nữ thần bất hòa Irít không được mời.
Tức giận vì việc đó, Eris đã ném vào giữa bàn tiệc một quả táo bằng vàng trên đó
có dòng chữ: "Tặng người đẹp nhất". Ba nữ thần Hera, Athena và Aphrodite tranh
nhau danh hiệu người đẹp nhất và đến nhờ thần Zeus phân xử. Zeus bảo họ đi gặp
chàng trai đẹp nhất châu Á là Paris. Khi gặp Paris, Aphrodite hứa sẽ giúp Paris lấy
được Helen, người phụ nữ đẹp nhất châu Âu nếu xử cho mình thắng cuộc, và Paris
đã thỏa mãn yêu cầu của Aphrodite. Tuy nhiên, rất nhiều mâu thuẫn đã xảy ra và
sau này dẫn đến cuộc chiến thành Troy kéo dài suốt 10 năm. Tập Iliad viết về cuộc
chiến 10 năm này.
1. Thơ ca
Bài thơ "Tăng nữ thần sắc đẹp", Xaphô:
Hỡi Aphrôđit, lệnh nữ thần của thần Dớt,
Ngài là vị nữ thần đầy trí tuệ.
Với nỗi u buồn, con cầu xin ngài
Hãy cứu vớt con, cứu vớt con thoát khỏi buồn đau.
………
Ngài bảo tôi: "hãy nói đi không cần giấu diếm
Con đã yêu ai? Ai đã làm con khổ não?
8
Hỡi Xaphô, con thân yêu của ta!
Chàng lạnh lùng ư? chàng sẽ yêu nồng cháy
Chàng từ chối ư ? chàng sẽ tìm đến con.
Chàng không hôn con ư? Chàng sẽ quay trở lại
Và càng nồng nàn tìm đôi môi của con".
2.
Kịch
Vở kịch “Oedipus làm vua” - Sophocle
Trong thần thoại Hy Lạp, Oedipus là con trai của nhà vua Laius và hoàng
hậu Jocasta thành Thebes (Hy Lạp). Từ trước khi chàng ra đời, có một lời sấm cho
rằng chàng là người sẽ giết vua cha và cưới mẹ chàng. Vì vậy, Laius lo sợ và ông
đã bàn với hoàng hậu là phải giết Oedipus do sợ chàng sẽ giết cha, cưới mẹ. Cuối
cùng, Oedipus lại được giấu đi, và được một người khác nuôi. Khi chàng lớn lên,
lúc đó xứ Thebes gặp một tai họa lớn, có một con nhân sư quái ác thường ra một
câu đố oái oăm, ai không trả lời được thì nó xé xác. Vua Laius nghe tin, ông đi tới
trả lời câu hỏi của nó, ở đây Oedipus gặp Laius, họ tranh cãi về hướng đi rồi
Oedipus giết Laius mà không biết đó là cha của mình, và Creon, anh hoàng hậu
Jocasta lên ngôi. Oedipus gặp nhân sư, nó hỏi: "Con gì sáng đi bằng 4 chân, trưa đi
bằng 2 chân, tối đi bằng 3 chân." Oedipus liền nói: "Đó là con người". Con nhân sư
biết mình đã thua, nó đổ xuống bức tường mà chết. Về hoàng hậu Jocasta nhờ
mang chiếc vòng thanh xuân nên vẫn giữ lại được sự trẻ trung và nhan sắc của
mình. Sau đó Oedipus đã gặp và cưới Jocasta mà không hay biết đó là mẹ chàng rồi
lên ngôi vua Thebes. Lời nguyền về việc Oedipus giết cha, cưới mẹ hoàn tất mà
chàng không hay biết.
Ngày kia, có một hầu cận già của vua Laius đã cho biết Oedipus là kẻ giết vua
cha, ông đau khổ, khi đó hoàng hậu Jocasta tự tử. Oedipus lấy cái trâm trên đầu
9
hoàng hậu mà chọc đui mù mắt ông và bỏ đi. Oedipus sống trong sự đau khổ đến
khi ông chết.
(Theo Vnexpress.net)
3.
Điêu khắc
Những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu:
Bức tượng Aphrodite de Milos
(Nàng Venus của thành Milo)
Bức tượng Winged Victory of Samothrace
(Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có
cánh)
Tượng thần Hermes
Bức Zeus và Ganymede
10
4.
Kiến trúc
11
Một số hình ảnh về các công trình kiến trúc:
Acropolis là một quần thể đền đài gồm có cổng Propylaea đền Erechtheion, đền
Nike và đền Parthenon
12
Đền Parthenon thờ thần Athena
Đền Erechtheion thờ hai Thần Athèna và Poseidon
13
Nhà hát Dionysos, nơi dân chúng tổ chức các ngày hội thờ thần rượu nho
Dionysos
14