Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu hướng dẫn Hướng dẫn phương pháp lượng hóa giá trị kinh tế vườn Quốc gia hệ sinh thái trên cạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.59 KB, 11 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ
VƯỜN QUỐC GIA HỆ SINH THÁI TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số
ngày

tháng

/QĐ-TCMT

năm của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường)


Phần I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này hướng dẫn lượng hóa giá trị kinh tế vườn quốc gia hệ sinh thái
trên cạn.
2. Đối tượng áp dụng
Hướng dẫn này áp dụng đối với các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước về
bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, cán bộ quản lý các vườn quốc gia, khu bảo tồn có hệ sinh thái trên cạn.
3. Giải thích từ ngữ


Trong tài liệu hướng dẫn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
• Vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn là vườn quốc gia đặc trưng với hệ sinh
thái tự nhiên là các quần thể thực vật chiếm sinh khối lớn và gắn liền với khí hậu địa
phương bao gồm: hệ sinh thái rừng nhiệt đới; sa mạc; hoang mạc; đồng cỏ… Cụ thể,
các vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn ở Việt Nam là các vườn quốc gia đặc trưng với
hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
• Giá trị kinh tế vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn là mức độ mà hệ sinh thái
vườn quốc gia thỏa mãn nhu cầu con người, bao gồm giá trị sử dụng và phi sử dụng.
• Giá trị sử dụng là các sản phẩm, dịch vụ mà vườn quốc gia cung cấp cho con
người một cách trực tiếp (giá trị lâm sản, giá trị du lịch…) hoặc gián tiếp (giá trị chống
xói mòn, giá trị hấp thụ cácbon…).
• Giá trị phi sử dụng bao gồm các giá trị mà xã hội bằng lòng chi trả để có thể
được sử dụng các dịch vụ của hệ sinh thái trong tương lai.
• Lượng hóa giá trị kinh tế vườn quốc gia là quá trình phân tích, đánh giá các
giá trị của các thành phần tài nguyên, môi trường của vườn quốc gia và quy đổi các giá
trị này sang đơn vị tiền tệ.
4. Mục đích của lượng hóa giá trị kinh tế vườn quốc gia
- Cung cấp thông tin cho các nhà quản lý nhằm xác định được lợi ích và chi phí
của các phương án sử dụng tài nguyên khác nhau, từ đó lựa chọn được phương án
phân bổ tài nguyên thích hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và cộng đồng.
- Cung cấp thông tin giúp ban quản lý vườn quốc gia lý giải các hạng mục đầu
tư cho bảo tồn vườn quốc gia vì lợi ích chung của xã hội vì thông tin lượng hóa giá trị
cho biết lợi ích bằng tiền của công tác bảo tồn vườn quốc gia.
2


- Cung cấp thông tin về giá trị các dòng lợi ích của môi trường nhằm hỗ trợ quá
trình triển khai cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường.
- Hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách về các vấn đề phát triển, cụ thể là lựa
chọn phương án bảo tồn hay thực hiện các dự án phát triển kinh tế-xã hội trong những

bối cảnh cụ thể.
- Giúp xác định được mức thiệt hại khi có sự cố ô nhiễm, suy thoái tài nguyênmôi trường ở vườn quốc gia.
Phần II
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG HÓA GIÁ TRỊ KINH TẾ VƯỜN QUỐC
GIA HỆ SINH THÁI CẠN
1. Phương pháp lượng hóa giá trị lâm sản
Giá trị lâm sản (bao gồm gỗ và các lâm sản ngoài gỗ như: tre, nứa…) được
lượng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Điều tra trữ lượng và tăng trưởng rừng.
- Thu thập số liệu thống kê hàng năm và kiểm kê rừng 5 năm. Kết quả phân tích
nguồn số liệu này sẽ xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động và trữ
lượng rừng, đồng thời xác định được khu vực rừng có tần suất bị tác động tạo ra sự
biến động các trạng thái và hoàn cảnh rừng của khu vực.
- Ứng dụng kỹ thuật GIS để giải đoán ảnh mới nhất về hiện trạng khu rừng, xác
định vị trí các ô tiêu chuẩn (OTC) đại diện cho mỗi kiểu rừng có định vị GPS để chuẩn
bị cho công tác phúc tra tài nguyên rừng nhằm bổ sung và hiệu chỉnh kết quả phân tích
số liệu thống kê và kiểm kê rừng.
- Đo đếm trữ lượng và tăng trưởng rừng cây gỗ.
Bước 2: Tính trữ lượng lâm phần theo trạng thái rừng.
(a) Xác định trữ lượng rừng trong ô tiêu chuẩn theo công thức

Votc

π n 2
= ∑ Di * H i * Fi
4 i =1

Trong đó:
Votc : Trữ lượng của ô tiêu chuẩn đo đếm
Di : Đường kính ngang ngực cây đo đếm thứ i

Hi : Chiều cao vút ngọn cây đo đếm thứ i

3


Fi : Hệ số độ thon của cây thứ i1
i : Thứ tự cây đo đếm trong OTC (i = 1, 2, 3, ...n)
(b) Tính trữ lượng 01 hecta rừng theo trạng thái rừng.
Ứng dụng kết quả giải đoán ảnh bằng kỹ thuật GIS, diện tích tiểu hoàn cảnh
hay diện tích từng trạng thái rừng được đọc đoán và phúc tra lại bằng kết quả điều tra
OTC điển hình.

M = Votc *

10.000
S otc

Trong đó:
M : Trữ lượng 01 hecta rừng (tính bằng m3/ha)
Sotc : Diện tích OTC đo đếm (tính bằng m2)
(c) Tính trữ lượng rừng tre nứa.
Phân loại và ghép nhóm đường kính theo các cấp kính. Khoảng cách giữa các
cấp kính là 2 cm và các cấp kính nên được phân như sau: 2 – 4 cm; 4 – 6 cm; 6 – 8 cm;
8 – 10 cm; 10 – 12 cm; 12 – 14 cm; 14 – 16 cm; 16 – 18 cm;…
Trữ lượng của khu rừng tre nứa:

S = ∑ Di * N i
Trong đó:
S : Tổng số cây trong OTC
Di : Cấp kính thứ i

Ni : Số cây của cấp kính thứ i
i : 1,2, ... n
Bước 3: Điều tra thị trường lâm sản.
- Thu thập thông tin về giá gỗ và lâm sản ngoài gỗ tại khu vực nghiên cứu hoặc
khu vực lân cận nhất.
- Thu thập thông tin về các quy định về thuế (thuế tài nguyên, thuế giá trị gia
tăng, các loại phí,..).
- Thu thập thông tin về kế hoạch sử dụng rừng; phương án điều chế rừng và các
chi phí liên quan đến đầu tư trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng; các định mức kinh
tế - kỹ thuật liên quan để sản xuất hoặc khai thác một đơn vị sản phẩm hàng năm, các
quy định về sử dụng rừng (khai thác rừng).
1

Với rừng tự nhiên, hệ số này có thể tra từ Sổ tay Điều tra rừng.
4


Bước 4: Điều tra nhu cầu sử dụng và khả năng cung cấp của khu rừng.
- Điều tra nhu cầu sử dụng lâm sản tại khu vực nghiên cứu
- Điều tra khả năng khai thác các loại lâm sản
Bước 5: Lượng hóa giá trị tại thời điểm định giá khu rừng.
(a) Giá trị được khai thác

Ght = B − C
Trong đó:
Ght : Giá trị được khai thác
B : Tổng doanh thu dự kiến từ bán lâm sản tại bãi giao
C : Chi phí khai thác, vận suất, vận chuyển lâm sản và các chi phí khác
(b) Giá trị để lại (giá cây đứng)
n


G đl = ∑ ( M − M kt ) * Pi
i =1

Trong đó:
G đl : Giá trị để lại (giá cây đứng)

M : Trữ lượng 01 hecta rừng
Mkt : Lượng gỗ khai thác hàng năm
Pi : Giá tại bãi giao sau khi trừ đi chi phí khai thác, vận xuất, vận
chuyển và khác
i : Nhóm gỗ được khai thác (i=1; 2; 3…; n)
(c) Tổng giá trị lâm sản.
Gt = Gđl + Ght
Trong đó:
Gt : Tổng giá trị lâm sản bình quân 01 hecta rừng
Gđl : Giá trị lâm sản để lại (giá cây đứng)
Ght : Giá trị lâm sản được khai thác
2. Phương pháp lượng hóa giá trị lưu trữ và hấp thụ cácbon
Giá trị lưu trữ và hấp thụ cácbon của vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn mang
lại được tiến hành lượng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Sử dụng kết quả xác định trữ lượng lâm phần theo trạng thái rừng
(bước 2 của phần lượng giá giá trị trực tiếp)
5


Bước 2: Tính trữ lượng cácbon trên 1 hecta theo trạng thái rừng

M c = ( AGB + BGB ) * CF * 44 / 12
Trong đó:

Mc

: Tổng lượng lưu trữ hấp thụ (tấn CO2/ha)

AGB : Sinh khối trên mặt đất (tấn/ha)
BGB : Sinh khối dưới mặt đất (tấn/ha)
CF
các bon.

: Tỷ lệ (%) dùng để chuyển đổi sinh khối của thảm thực vật rừng sang

AGB = GS * BCEF
GS

: Trữ lượng bình quân trên hecta (bao gồm cả vỏ)

BCEF : Hệ số mở rộng và chuyển đổi sinh khối = AGB/GS

BGB = AGB * R
R

: Tỷ lệ các bon trong rễ = BGB/AGB (%)

3. Phương pháp lượng hóa giá trị phòng ngừa và phòng tránh thiên tai
Giá trị phòng ngừa và phòng tránh thiên tai của hệ sinh thái rừng trên cạn được
lượng giá bằng phương pháp chi phí thay thế để ước lượng giá trị các dịch vụ môi
trường do một hệ sinh thái hoặc rừng cung cấp. Giá trị này được xác định thông qua
việc lượng giá tổn thất tránh được do khả năng phòng hộ của rừng bao gồm các giá trị:
chống xói mòn; bồi lắng các hồ chứa nước cho sản xuất thủy điện và thuỷ lợi; duy trì
và điều tiết dòng chảy (tăng dòng chảy mùa kiệt) phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt

của con người; phòng tránh những thảm họa thiên tai.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định lưu lượng nước thiếu hụt trong mùa kiệt của rừng.
Bước 2: Xây dựng bản đồ lưu vực bao gồm vùng phòng hộ đầu nguồn và khu
vực đất nông nghiệp được cung cấp nguồn nước tưới tiêu hoặc các nhà máy nước có
sử dụng nguồn nước từ rừng.
Bước 3: Xác định giá trị bảo vệ nguồn nước của hệ sinh thái rừng trong vườn
quốc gia mang lại.
Giá trị bảo vệ nguồn nước của rừng được lượng hóa theo công thức:
G= Nbq* Dnn*Nr* Rvqg*P
Trong đó:
G : Tổng giá trị bảo vệ nguồn nước cung cấp cho tổng diện tích sản
xuất nông nghiệp trong khu vực nghiên cứu
6


Nbq : Lượng nước trung bình cần cho một hecta đất nông nghiệp trong
vụ mùa (mùa hạn)
Nr : Tỷ lệ phần trăm khối lượng nước đóng góp của diện tích rừng
trong tổng lượng nước trung bình cần cho sản xuất nông nghiêp trong vụ mùa
Dnn : Tổng diện tích đất nông nghiệp
Rvqg : Tỷ lệ % rừng của vườn quốc gia so với tổng diện tích rừng
P : Chi phí thủy lợi tính cho 1m 3 nước cung cấp cho sản xuất nông
nghiệp trong mùa hạn.
4. Phương pháp lượng hóa giá trị du lịch
Để lượng hóa giá trị du lịch mà vườn quốc gia mang lại sử dụng phương pháp
chi phí du lịch theo vùng (Zone Travel Cost Method – ZTCM).
Các bước tiến hành:
Bước 1: Phân chia khu vực xung quanh địa điểm du lịch được nghiên cứu
thành các vùng xuất phát khác nhau theo khoảng cách địa lý. Các vùng này có thể

được phân chia theo các đường tròn đồng tâm kể từ điểm du lịch nhưng cũng có thể
phân chia theo khu vực hành chính có cùng khoảng cách đến địa điểm giải trí. Thông
thường, số liệu về dân số thu thập theo địa giới hành chính dễ dàng hơn thu thập theo
các đường tròn đồng tâm nên cách phân chia theo khu vực hành chính được sử dụng
nhiều hơn. Số lượng các vùng có thể tương đối lớn tùy theo tính chất của địa điểm
nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập thông tin về tổng số lượng du khách và tổng số lượt tham quan.
Thông tin về lượng khách có thể thu thập từ số liệu thứ cấp tại địa điểm nghiên cứu hoặc
thu thập từ các công ty du lịch, lữ hành. Tính số lượng khách đến từ 1 vùng dựa trên thông
tin tỷ lệ khách đến từ vùng trong tổng số mẫu thu thập và thông tin tổng số lượng du
khách.
Bước 3: Tính tỷ lệ du khách đến tham quan điểm du lịch trên 1000 dân mỗi vùng được
xác định bằng tổng số du khách đến điểm du lịch trong năm của mỗi vùng chia cho tổng
dân số của vùng đó (tính theo đơn vị nghìn người).
Bước 4: Ước lượng khoảng cách trung bình; thời gian di chuyển và chi phí du lịch
từ các vùng tới điểm du lịch.
- Xác định khoảng cách trung bình, thời gian di chuyển từ các vùng đến điểm du
lịch: Giả định tại vùng 0 (vùng kề cận điểm du lịch) thì khoảng cách và thời gian di
chuyển trung bình đến điểm du lịch bằng 0. Khoảng cách trung bình và thời gian di
chuyển sẽ tăng dần theo khoảng cách địa lý.

7


- Xác định chi phí du lịch của du khách: Chi phí này gồm chi phí đi lại đến điểm
du lịch và chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi. Chi phí đi lại có thể xác định
dựa trên thông tin về loại phương tiện sử dụng và mức chi phí trên mỗi km hoặc trên mỗi
giờ. Chi phí cơ hội về thời gian dành cho chuyến đi được tính toán phức tạp hơn, đơn giản
nhất để ước tính chi phí cơ hội về thời gian là xác định chi phí thời gian dựa trên mức
lương theo ngày hoặc theo giờ.

Bước 5: Sử dụng phân tích hồi quy để tìm ra mối liên hệ giữa tỷ lệ du khách với chi phí
du lịch và một số biến xã hội quan trọng khác. Hàm mô tả mối quan hệ này có dạng:
Vzj = V(TCzj, Sz)
Trong đó:
Vzj : Tỷ lệ du khách từ vùng Z tới địa điểm j
TCzj : Chi phí du lịch của du khách vùng Z tới địa điểm j
Sz : Các biến kinh tế - xã hội của du khách vùng Z
Bước 6: Xây dựng đường cầu du lịch cho địa điểm nghiên cứu trên cơ sở kết quả
của phân tích hồi quy. Mức chi phí du lịch sẽ tăng lên cho đến khi số lần tham quan của
khách giảm xuống bằng 0, tức là có ít hơn một khách sẵn sàng bỏ ra mức phí đó để được
tham quan khu du lịch. Điểm đầu của đường cầu là số lượng du khách đến với điểm giải
trí trong trường hợp chi phí du lịch bằng 0. Các điểm khác trên đường cầu được xác định
bằng số lượng du khách ứng với từng mức chi phí khác nhau. Trên cơ sở xác định số lượt
du khách ứng với từng mức phí vào cửa khác nhau sẽ xây dựng đường cầu giải trí.
Bước 7: Ước lượng giá trị cảnh quan của địa điểm nghiên cứu thông qua tính
thặng dư tiêu dùng của du khách hoặc xác định phần diện tích nằm phía dưới đường cầu.
5. Phương pháp lượng hóa giá trị phi sử dụng
5.1 Phương pháp đánh giá phụ thuộc vào tình huống giả định (Contigent
Valuation Method – CVM)
Phương pháp đánh giá phụ thuộc vào tình huống giả định được sử dụng để đánh
giá hàng hóa, chất lượng môi trường bằng cách xây dựng một thị trường giả định và
ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân (WTP - Willingness To Pays) đặt ra trong
một tình huống giả định. CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất
lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của biển, bảo tồn các loài động vật
hoang dã…
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định hàng hoá cần đánh giá và thiết lập thị trường giả định
Đây là bước quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu thập được sau
này. Nội dung của thiết lập thị trường giả định gồm:
8



- Mô tả các dịch vụ được định giá.
- Xác định các tình huống giả định mà trong đó dịch vụ được cung cấp cho
người trả lời phỏng vấn.
- Xác định phương thức chi trả: Thông thường có thể có các phương thức chi
trả như thuế, phí, đóng góp từ thiện hoặc có thể chi trả thông qua tài khoản hay thẻ tín
dụng.
Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và công cụ khảo sát
Đối tượng khảo sát là tất cả các đối tượng có khả năng/tiềm năng hưởng lợi từ
hàng hoá, dịch vụ đó. Đối với lượng hóa giá trị hệ sinh thái rừng trên cạn, đối tượng
phỏng vấn có thể là những du khách tham quan hoặc những người có ý định đến tham
quan.
Công cụ khảo sát tuỳ thuộc vào hàng hoá cần định giá để lựa chọn các hình
thức khảo sát khác nhau như thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi, thư, điện
thoại. Dù lựa chọn hình thức khảo sát nào thì việc xây dựng bảng hỏi và cách thức
phỏng vấn phải đảm bảo sao cho người được hỏi dễ dàng trả lời là rất quan trọng.
Bước 3: Thu nhận các giá được trả
Sau khi đã tiến hành xây dựng thị trường giả định, người nghiên cứu có thể
thực hiện cuộc khảo sát. Mục đích của cuộc khảo sát là xác định mức sẵn lòng chi trả
WTP lớn nhất của đối tượng cho những cải thiện chất lượng môi trường.
Bước 4: Tính WTP trung bình
Sử dụng các kỹ thuật thống kê và kinh tế lượng để tính số trung bình và số trung
vị của giá sẵn lòng trả sau khi loại bỏ các phiếu trả lời không hợp lệ.
Bước 5: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến WTP
Mục đích bước này là khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới WTP. Vì vậy, WTP
được coi là biến phụ thuộc và chúng ta cần xác định hàm hồi quy đối với một loạt các
biến độc lập như thu nhập, giới tính, độ tuổi, hay trình độ học vấn.
Bước 6: Tổng hợp dữ liệu xác định tổng WTP
Tổng hợp dữ liệu nhằm xác định tổng mức sẵn lòng chi trả của toàn bộ các cá

nhân tại địa điểm nghiên cứu cho hàng hóa, dịch vụ môi trường. Để xác định tổng giá
trị WTP cho toàn bộ dân số có thể áp dụng theo một trong hai cách sau:
- Nếu mẫu mang tính đại diện, có thể nhân WTP trung bình của mẫu cho tổng
số dân là một ước lượng điểm tốt cho tổng giá trị.
- Nếu mẫu phản ánh sai lệch tổng thể là dân số liên quan, cần thực hiện các điều
chỉnh bằng các kỹ thuật của kinh tế lượng.
9


Bước 7: Đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành
Để đánh giá cuộc khảo sát CVM đã tiến hành cần trả lời các câu hỏi: Cuộc khảo
sát có nhiều đối tượng trả lời mức sẵn lòng chi trả mang tính chống đối không? Có bao
nhiêu người trả lời phỏng vấn đã hiểu về thị trường giả định? Các mức sẵn lòng chi trả
đưa ra có phù hợp so với các kết quả nghiên cứu trước đó không? Trong trường hợp
này, có thể làm các kiểm định để xác định độ tin cậy của các câu trả lời.
5.2 Phương pháp mô hình lựa chọn (Choice Modelling)
Phương pháp mô hình chọn lựa (CM) là phương pháp lượng hóa căn cứ vào sự
ưa thích được thể hiện. Phương pháp này dựa trên phân tích mức sẵn lòng chi trả cho
từng thuộc tính của hệ sinh thái. Trong phương pháp này, người được hỏi sẽ được yêu
cầu lựa chọn nhiều phương án sử dụng hệ sinh thái khác nhau. Bằng cách đặt cho mỗi
thuộc tính một mức giá hoặc mức chi phí thì các ước lượng về lợi ích biên sẽ được
chuyển thành các ước lượng về tiền tệ đối với mỗi sự thay đổi các mức độ của thuộc
tính.
Phương án này cho phép lựa chọn nhiều phương án thông qua các thuộc tính và
kịch bản có thể lặp lại, kiểm định theo khung logic, do vậy những người trả lời sẽ bộc
lộ một cách khá chính xác sở thích của họ. Phương pháp này cung cấp nhiều thông tin
và tăng tính thực tế, tạo ra sức hấp dẫn đối với người trả lời.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định giá trị cần đánh giá.
Bước 2: Xác định mẫu và đối tượng phân tích.

Bước 3: Xây dựng các kịch bản giả định.
Bước 4: Thảo luận nhóm để xây dựng bảng hỏi.
Bước 5: Điều tra thử để hoàn thiện bảng hỏi.
Bước 6: Xây dựng mô hình tính toán.
Bước 7: Điều tra hiện trường.
Bước 8: Xử lý dữ liệu và ước lượng mô hình (hiệu chỉnh các sai lệch).
Bước 9: Tính toán giá trị của mẫu và suy rộng cho tổng thể.
6. Phương pháp chuyển giao giá trị (Value Transfer)
Phương pháp chuyển giao giá trị là phương pháp được dùng để ước tính các giá
trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách áp dụng kết quả nghiên cứu
đã thực hiện ở một vị trí, địa điểm khác (có những nét tương đồng với địa điểm đang
nghiên cứu). Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp không có đủ nguồn lực
tài chính, thời gian nghiên cứu, thông tin sơ cấp.
10


Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định địa điểm đã thực hiện nghiên cứu về giá trị cần quan tâm.
Bước 2: So sánh các đặc điểm của địa điểm nghiên cứu với địa điểm đang xem
xét.
Bước 3: Xác định các đặc điểm cần hiệu chỉnh và hệ số hiệu chỉnh
Bước 4: Chuyển giao giá trị sử dụng các hệ số hiệu chỉnh.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Viện Khoa học Quản lý môi trường chịu trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn việc triển
khai áp dụng hướng dẫn phân tích chi phí - lợi ích của công tác bảo tồn đa dạng sinh
học tại một số vườn quốc gia hệ sinh thái trên cạn.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân
phản ánh kịp thời về Tổng cục Môi trường để nghiên cứu, sửa đổi bổ sung.


TỔNG CỤC TRƯỞNG

Bùi Cách Tuyến

11



×