Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bài giảng Chương 3 Các phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường ThS. Văn Hữu Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.39 KB, 61 trang )

Chương 3
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

GV: ThS. Văn Hữu Tập
1


• Môi trường có ba chức năng cơ bản là cung cấp
tài nguyên, hấp thụ chất thải, là không gian
sống và tạo cảnh quan. Chức năng nào cũng có
giá trị.
• Tuy nhiên, chức năng kinh tế như cung cấp tài
nguyên có giá trên thị trường trong khi các chức
năng hấp thụ chất thải, là không gian sống và
tạo cảnh quan tuy có giá trị nhưng lại không có
giá trên thị trường.

2


Mục tiêu
+ Lượng giá các yếu tố tài nguyên thiên nhiên.
+ Đưa các giá trị tài nguyên và yếu tố môi
trường vào trong phân tích kinh tế.

3


Phần I
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ


GIÁ TRỊ CỦA NHỮNG TÀI NGUYÊN VÀ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG KHÔNG CÓ GIÁ
THỊ TRƯỜNG

4


MỤC TIÊU
Phần này cung cấp cho các bạn một số
phương pháp đánh giá giá trị của những
tài nguyên và dịch vụ môi trường không
có giá thị trường, từ đó đánh giá chính xác
hơn lợi ích xã hội ròng và có cách khai
thác sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên và
các dịch vụ môi trường.
5


1.1. Tổng giá trị kinh tế
• hàng hóa và các dịch vụ môi trường thường
không có giá thị trường và do đó khó xác định
được giá trị đích thực và tầm quan trọng của
chúng.
Ví dụ 1: Một hồ nước công cộng
Ví dụ 2: Một công viên quốc gia được xây dựng để
bảo tồn môi trường thiên nhiên
Ví dụ 3: Tiếng ồn, ô nhiễm không khí và tắc nghẽn
giao thông
(không có giá thị trường)
6



• Khái niệm tổng giá trị kinh tế (TEV: total
economic value) của các tài sản môi
trường giúp xác định giá trị kinh tế của các
tài sản môi trường phi thị trường.
• Tổng giá trị kinh tế bao gồm giá trị sử
dụng và giá trị không sử dụng.

7


• Giá trị sử dụng được hình thành từ sự thực sự
sử dụng môi trường.
• gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián
tiếp và giá trị nhiệm ý.
• Giá trị nhiệm ý thể hiện bằng việc chọn lựa các
cách sử dụng môi trường trong tương lai
• Ví dụ: một người sẵn sàng đóng góp vào việc
duy trì công viên của địa phương dù rằng hiện
nay họ ít lui tới, nhưng họ nghĩ trong tương lai
khi họ về hưu họ sẽ nghỉ ngơi, đi dạo trong công
viên này.
8


• Giá trị không sử dụng thể hiện các giá trị phi
phương tiện nằm trong bản chất của sự vật,
nhưng nó không liên quan đến việc sử dụng thực
tế, gồm:

• – Giá trị tồn tại là giá trị mà một cá nhân đánh giá
việc giữ gìn một tài sản mà người đó hay các thế
hệ tương lai không trực tiếp sử dụng.
• Vi dụ: có người trả tiền cho bảo tồn động vật
hoang dã mặc dù họ không sử dụng chúng.
9


– Giá trị kế thừa là giá sẵn lòng trả để bảo
tồn môi trường vì lợi ích của các thế hệ
sau.

10


• Ví dụ:
TEV của một khu rừng = giá trị sử dụng + giá trị
không sử dụng
• Giá trị sử dụng
 giá trị sử dụng trực tiếp (lợi tức từ gỗ)
 giá trị sử dụng gián tiếp (khu thắng cảnh)
 giá trị nhiệm ý (thắng cảnh thuộc cá nhân trong tương
lai).
• Giá trị không sử dụng
 giá trị kế thừa (thắng cảnh cho các thế hệ tương lai
hoặc ý muốn bảo tồn thiên nhiên)
 giá trị tồn tại (bảo tồn tính đa dạng sinh học).
11



1.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
(CVM: contingent valuation method)

sử dụng các cuộc điều tra để tìm kiếm thông tin
• Bước 1: Chọn ngẫu nhiên một số người để hỏi
về đánh giá của họ đối với một hàng hóa hay
một dịch vụ môi trường nào đó.
• Bước 2: các nhà phân tích ước lượng WTP của
những người được hỏi thông qua các câu trả lời
• Bước 3: Ngoại suy số lượng WTP đối với toàn
bộ dân cư.
12


Một số
số cách
cách đặ
đặt câu hỏ
hỏii
• Phương pháp đặt các câu hỏi mở
• Phương pháp đặt các câu hỏi đóng
• Phương pháp xếp loại ngẫu nhiên
Những người được hỏi được yêu cầu xếp thứ tự các cặp kết hợp
hàng hóa và tiền phải trả

Ví dụ: Những người được phỏng vấn được yêu cầu chọn
trên một chuỗi liên tục giữa mức thấp của chất lượng
nước tương ứng với mức thuế thấp cho đến mức chất
lượng nước cao tương ứng với mức thuế cao. Các sự kết
hợp được xếp thứ tự từ ưa thích nhất đến ghét nhất. Các

xếp loại sau đó được tổng hợp thống kê và sử dụng để
ước lượng WTP.
13


1.3. Phương pháp chi phí du hành
(TCM: travel cost method)
Dùng để ước lượng nhu cầu đối với các cảnh quan, nơi vui
chơi giải trí, từ đó xác định giá trị cho những cảnh quan này.

Nhu cầu (Q) của một người đối với hàng hóa phụ thuộc:
• giá của hàng hóa đó (P),
• giá của hàng hóa thay thế (PY),
• thu nhập của người đó (I),
• biến số giải thích thị hiếu Z.

Q = f(P, PY, I, Z)

14


• Chi phí du hành gồm:
 giá vé vào thăm quan,
 chi phí đi và về,
 chi phí cơ hội của thời gian đi,
 chi phí cơ hội của thời gian lưu lại điểm tham
quan…
Giá trị nào cố định? Giá trị nào thay đổi với từng
người?
15



• Số lần tham quan:
Q = f(P)
Q: số lần tham quan
P: giá vé

• Tổng chi phí tham quan là hàm số của số lần
tham quan
TC = f(Q)
Đường cầu này cho thấy người ta sẵn sàng trả
bao nhiêu cho một chuyến tham quan.
16


• Các bước tiến hành như sau:
• (1) Chọn ngẫu nhiên một số người tại điểm tham
quan.
• (2) hỏi:
☻ số lần tham quan trung bình trong một năm,
☻thời gian đi lại,
☻chi phí cơ hội của thời gian,
☻chi phí của điểm tham quan thay thế,
☻thu nhập của họ… ảnh hưởng đến nhu cầu.
17


• Giả định các yếu tố như thu nhập, thị hiếu... gọi
chung là các yếu tố phi giá được giữ nguyên.
• Xác định mối tương quan giữa chi phí tham quan

và số lần tham quan.
• Từ đó thiết lập đường cầu bằng cách thay đổi giá
cả cho một cuộc tham quan và xem trung bình một
du khách có bao nhiêu cuộc tham quan.
• Nhân nó với số lượng du khách hàng năm cho
phép chúng ta ước lượng được tổng giá trị giải trí
hàng năm của cảnh quan.
18


Số lần tham
quan (1)

WTP
(2)

Giá phải trả
(ngàn đồng) (3)

Giá trị thặng dư tiêu
dùng (ngàn đồng) (4)

1

15

0

15


2

8,5

0

8,5

3

4

0

4

4

2

0

2

5

0,5

0


0,5

6

0

0

0

Tổng cộng

30

0

30

•Tổng giá trị = tổng giá phải trả + tổng giá trị thặng dư tiêu dùng

19


• Tổng giá trị:
15 + 8,5 + 4 + 2 + 0,5 + 0 = 30 ngàn đồng.
• Trên thực tế, mọi người được tự do vào tham quan
không tốn tiền
• Tổng giá trị thặng dư tiêu dùng :
30 – 0 = 30 ngàn đồng.
Như vậy, đối với các hàng hóa không có giá, tổng giá

trị thặng dư bằng với tổng giá trị của hàng hóa đó.
20


Tổng giá trị luôn luôn được biểu thị bằng diện
tích nằm dưới đường cầu AB, khi đó, chỉ đối với
các hàng hóa không có giá, tổng giá trị này cũng
bằng với tổng giá trị thặng dư tiêu dùng.
21


•Các hạn chế của
phương pháp chi phí du hành:
1. Đối với những người thích đi du lịch thì thời gian đi
không phải là chi phí mà là lợi ích. Khi đó phải trừ chi phí
thời gian ra khỏi TC, như thế giá trị khu giải trí sẽ được
đánh giá cao lên.
2. Một hành trình cho nhiều nơi tham quan: nếu một cá
nhân tham quan một vài điểm trong cùng một ngày
nhưng chỉ được phỏng vấn theo phương pháp TCM tại 1
điểm thì các nhà phân tích sẽ phân bổ chi phí du hành
của cá nhân này nhưng không chính xác
3. Các du khách không tốn chi phí: phương pháp TCM bỏ
qua những khách tham quan ở rất gần khu giải trí, họ có
thể đi bộ đến đó nhưng họ có thể đánh giá cao về khu
giải trí.
22


1.4. Phương pháp định giá hưởng thụ

(HPM: hedonic pricing method)

• đánh giá các dịch vụ môi trường mà sự hiện
diện của nó ảnh hưởng trực tiếp đến một số giá
thị trường nào đó
• Thường sử dụng phương pháp này trong việc
đánh giá tác động của môi trường lên thị trường
bất động sản.
• Ví dụ, ở các nước phát triển trên thế giới, người
ta ước tính được tỷ lệ tăng giá nhà ở so với diện
tích nước lộ thiên ở gần đó.
• (từ đó lượng giá được giá trị của diện tích nước
mặt)
23




phương pháp này cũng có một số trở ngại
như:

1. Việc ước tính mối tương quan giữa giá nhà
và chất lượng môi trường đòi hỏi một kỹ
năng cao về thống kê…
2. Thị trường nhà có thể bị tác động bởi những
ảnh hưởng bên ngoài như chính phủ điều
chỉnh chế độ miễn giảm hay thuế, lãi suất...
24



1.5. Phương pháp chi phí cơ hội
• sử dụng để xem xét khả năng lựa chọn
trong các quyết định sản xuất, tiêu dùng.
• Đây là phương pháp khảo sát thị trường
cần được thông qua trước khi sử dụng
một nguồn tài nguyên.

25


×